Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Nếu còn có ngày mai...

Nếu còn có ngày mai...

LTS: Giá trị sống, một trong những chuyên mục làm nên bản sắc Sài Gòn Tiếp Thị từ nay sẽ không còn đến với bạn đọc hàng tuần vào mỗi sáng thứ hai. Trong số cuối này, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, TS Trần Nam Dũng cùng nhìn lại chuyên mục này theo cách của mình.


Nếu còn có ngày mai...











Thưa ông, gần đây có rất nhiều người bàn về sự tử tế. Với tư cách là một nhà nghiên cứu triết học, ông nhìn góc độ này thế nào?


Kitô giáo cũng nói: “Thân thể ta là đền thờ Đức Chúa Trời”! Theo nghĩa gốc, “tử” là nhỏ mà “tế” cũng là nhỏ (như lời giải thích của một nhà giáo trong bộ phim Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thuỷ). “Nhỏ” là từng việc nhỏ nhặt, đồng thời là tế vi, sâu sắc. Tất nhiên, không nên thu gọn triết học vào một định nghĩa nào cả, nhưng quả thật, triết học cố gắng cho ta thấy phần tế vi, sâu kín ấy. Ta thấy những sự kiện, những hành vi, nhưng đâu thấy được “những giá trị” phải không? Nhưng chúng có thật và làm nên tính người đặc sắc của ta. Hàng hoá thì có giá cả, vì thế, có vật ngang giá. Giá trị thì vô giá. Nó là phẩm giá. Sống theo những giá trị, con người sẽ tử tế, với mình, với người, với vạn vật, với cái thiêng liêng. Triết học có môn giá trị học (axiology) để bàn về việc ấy.


Giá trị sống của con người, ngoài sự tử tế còn có rất nhiều: lòng khoan dung, từ bi, hy sinh… Tuy nhiên, theo ông, nếu một người đã lỡ đánh mất những giá trị ấy ngày trước và ngày hôm nay, trong giờ phút này, thì liệu có thể lấy lại?


Rất khó, nhưng về nguyên tắc, không phải không làm được! Nếu không, đã không có câu: ném dao thành Phật, quay đầu là bờ.


Phần lớn cám dỗ ở cuộc đời khiến ta lúng túng khi hành xử làm sao cho tử tế với nhau. Chính sở hữu làm người ta đau khổ. Để từ bỏ nó, chắc phải bắt đầu bằng cái gì ta yêu quý nhất. Tỷ dụ như nếu ta yêu một ai đó, một vật gì đó làm cách nào để ta từ bỏ ý định sở hữu? Và khi từ bỏ được rồi, có thể xem như ta đã làm một điều gì đó thật sự có giá trị đối với đời sống tinh thần của ta hay không?


Trả lời câu hỏi này, chắc cần… vài nghìn trang! Giữa “có” và “là” là cuộc tranh luận bất tận. “Là” mà không “có” thì trống rỗng; “có” mà không “là” thì mù quáng, xin mượn một cách nói nổi tiếng của Kant. Chỉ có điều, trên đường đời, ta luôn từ bỏ một cái “có”, để “có” một cái khác, đẹp hơn, giá trị hơn. Hoặc cũng khi ngược lại, và cái giá của nó là sự đau khổ. Theo tôi, không thể có sự “từ bỏ” nói chung.


Ở trên ta đã đề cập đến những giá trị tốt đẹp rồi. Nhưng ta chưa đề cập đến một vấn đề có thể là nguyên nhân tạo tác khiến chúng ta phải lựa chọn, hoặc hướng thiện, hoặc trở nên hận thù hơn: sự mất mát. Đó có được xem như một giá trị hay không?


Mất một ảo tưởng, một định kiến, một sự mê muội là “giá trị” chứ? Phương Tây gọi đó là “khai minh”. Phương Đông có câu rất hay của Lão Tử: “Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn” (học tập mỗi ngày mỗi đầy, hành đạo mỗi ngày mỗi vơi).


Xin quay lại với những giá trị và sự tử tế, có thể hỏi ông thẳng thắn rằng, nếu không được sống như thế, chúng ta sẽ sống tiếp như thế nào?


Ai trả lời được thay ta? Không sống được như cũ thì… hoá sinh! Với vô vàn khả thể để lựa chọn. Nhân số báo từ biệt, thân chúc SGTT “hoá sinh”, đẹp như cánh bướm! “Chưa vẹn hương thề” mà! “Mai sau dù có bao giờ, đốt lò hương ấy, so tơ phím này”…


Ngân Hà (thực hiện)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ