Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Bút ký: Tiếng sóng vỗ lòng

Bút ký: Tiếng sóng vỗ lòng

Bút ký: Tiếng sóng vỗ lòng


SGTT.VN - Con sông quê tuy không bàng bạc nên thơ nhưng thật nghĩa tình, nó đã kề vai gánh vác, tiếp sức cho cha mẹ, anh em làng xóm mình đi qua được cái thời hoạn nạn của chiến tranh và nghèo đói. Trong từng thớ thịt của ta hôm nay có phần góp công nuôi nấng của dòng sông ấy.










Sông nước Bạc Liêu đã gọi lại những ký ức để tôi yêu quý quê cha đất mẹ.



Ngày bé tôi ngụ tại một xóm nhỏ, nằm dài trên bờ sông Bạc Liêu. Đó là cái xóm nghèo, lưa thưa những mái lá và hiu hắt buồn mỗi khi chiều xuống. Xóm có tên Bờ Xáng vì nằm trên cái bờ cao, do gần 100 năm trước người Pháp đào mở rộng sông Bạc Liêu đắp thành. Nhà cửa xóm đồng loạt hướng ra mặt sông, vì cho đến thập niên 80 của thế kỷ 20, sông là mặt tiền.


Sông Bạc Liêu là một con sông dài, nối liền các tỉnh. Tại triền sông của nó là các chi lưu gồm những sông nhỏ, kênh rạch… dày đặc, lan toả như mạng nhện trên khắp dãy đất tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt sông Bạc Liêu còn nối liền các cửa biển lớn, cá tôm của Biển Đông nổi tiếng và hào phóng đã xâm nhập đất liền bằng con đường này. Tôi nhớ sông Bạc Liêu chảy rất xiết, bên lở bên bồi và dưới làn nước đục ngầu phù sa là tôm cá nhiều không sao kể xiết. Hồi bảy, tám tuổi tôi còn chèo xuồng bơi đua với cá nược.


Những năm chiến tranh ác liệt, không làm ruộng được, dân Bờ Xáng đánh bắt tôm cá mà sinh sống. Mỗi một gia đình tuỳ vào khả năng, kinh nghiệm của mình mà tìm lấy một nghề. Sau những năm thất mùa và chạy giặc, gia sản nhà tôi chỉ còn lại chiếc xuồng tam bản, ba tôi đã giong xuồng ra sông cùng với tấm đăng tre để hành nghề đăng cá. Mỗi lần tiếng bìm bịp dội rền mặt sông báo hiệu nước nhửng lớn là ba tôi bơi xuồng vào một ngọn rạch ven sông Bạc Liêu, dùng tấm đăng tre kéo ngang hàn kín miệng rạch. Cứ thế, chờ nước sông Bạc Liêu ròng sát, nước rút lòi lòng lạch mà bắt tôm, cá. Có những con tôm to bằng nắm tay, những con cá lăng, cá ngát 2 – 3kg, kể cả mấy con cá chẻm nặng 7 – 8kg. Tôi và má tôi lựa cá to chèo xuồng vào chợ Bạc Liêu bán cho vựa, còn cá vụn thì bà gánh bán ở xóm Cả Vĩnh, Sóc Đồn… Hồi đó cá tôm rất rẻ, một xuồng bán đủ mua 1kg mỡ, một tĩn nước mắm, mấy lít dầu lửa và vài chục ký gạo… Ba tôi lặn ngụp dưới sông suốt đêm, má tôi gánh cá bán suốt ngày mới nuôi nổi chúng tôi.


Đến mùa gió bấc về thì tôi lấy lưới giăng cá chẻm, cũng là giăng dưới sông trước nhà thôi. Đó là những đêm bình yên hiếm hoi của chiến tranh, trong ánh trăng thanh khiết của rằm tháng chạp và trong một tiết trời có gió tết lành lạnh, tôi bơi xuồng đi thăm lưới, những con cá chẻm to 5 – 7kg mắc lưới quẫy nước mặn làm nổi lân tinh trắng xoá. Rồi tôi làm một số nghề khác nữa như đi móc cua, chĩa nhái… ở ven sông. Mới sáu, bảy tuổi tôi đã xuống sông Bạc Liêu kiếm ăn trước khi cắp sách đến trường. Tôi đã cùng gia đình dựa vào sông Bạc Liêu để sống khắc khoải mà vượt qua được những năm khốn nạn ấy.


Láng giềng của tôi cũng thế, cứ xuống sông Bạc Liêu mà kiếm sống. Bác Út Sinh thì làm nghề đánh lưới cá úc. Ông đi trên chiếc xuồng to, đục đáy. Tay lưới của ông rất dài, có thể hàn kín cả dòng sông. Vào lúc con sông Bạc Liêu nhửng lớn là lúc Bác Út thả lưới. Cá úc có tập tính là đi thành bầy, vào lúc nước giao hoà giữa ròng và lớn, thả xong lưới tới bờ bên kia bác Út ngồi trên sạp ghe, hút vừa tàn điếu thuốc là ông trở lại bên này sông để dỡ lưới. Ông dỡ đến đâu là cá úc “dính nẹo” đến đó. Một “vác” lưới của ông có thể gỡ cả trăm ký cá úc. Cá úc không to, chỉ bằng cườm tay, đem kho tương ăn tuyệt vời lắm.


Anh Sáu Đực thì làm nghề đóng đáy trên sông Thào Lạng. Hồi đó cá kèo nhiều kinh khủng, vào những con nước rong từ giữa mùa mưa đến tết là cá kèo ở những biền, trảng của cánh đồng hoang lũ lượt kéo ra sông. Chủ đáy phải ngồi canh, nếu đổ đụt trễ, cá vào đáy nhiều làm sập cột đáy và xé rách miệng đáy như chơi. Một đụt đáy có khi đổ ra một xuồng tam bản cá kèo. Thu hoạch một con nước không có lu hũ nào chứa cho nổi, phải đào hầm mà rộng cá. Nhưng hồi đó cá kèo bán rẻ lắm, nên thu không được bao nhiêu tiền.


Cái nghề mà gần như cả xóm cùng làm là chất chà. Hồi đó những đống chà được bố trí ven sông dày đặc, đến nỗi người nơi khác cứ gọi xóm tôi là Xóm Chà. Nghề chất chà bắt đầu từ khi gió chướng sồng (*) thổi cho đến khi gió Nam về mang theo những đám mưa đầu mùa của năm sau. Mỗi nhà chất vài đống chà, họ cào sình non trên bãi sông thành một lõm sâu rồi chất những nhánh cây bần, mắm vào, ngang 10m dài 20m. Đến nửa tháng sau, khi thấy tôm cá ăn móng trong chà nhiều thì dùng đăng tre hoặc lưới bao ví xung quanh, sau đó dỡ chà lên bờ hết rồi ba, bốn người lặn “rạn” đăng, lưới vào thành một cái rọ nhỏ khoảng 5m2 rồi cứ thế mà dùng vợt xúc cá. Loại cá nhiều nhất là cá thát lát, một đống chà thu cả xuồng, kế đến là tôm càng, sau mới là cá lóc, cá chẻm, cá ngát, cá đối… Có một loại cá ngày nay là đặc sản, mỗi ký đến 400.000 đồng là cá mang ếch thì ngày xưa nhiều vô kể, bán không ai mua, cũng không ai thèm ăn.


Nghề chà làm cực lắm, cũng lệ thuộc vào thuỷ triều, có con nước xoay đến 1 – 2 giờ khuya mới ròng thì cũng phải dỡ chà vào lúc ấy. Mỗi lần dỡ chà cần đến năm, bảy thanh niên có sức, một nhà không làm nổi nên năm, bảy nhà luân phiên dỡ chà cho nhau. Những đêm cận tết, gió bấc về lạnh như cắt, chủ chà phải đốt một đống rơm trên bãi rồi lựa những con tôm càng to nhất lùi vào đó nướng trui, lại để sẵn một chai rượu đế, hễ lạnh chịu không nổi thì lên đó sưởi ấm và nhậu lai rai. Mùa dỡ chà là khúc sông làng tôi rộn ràng như vỡ chợ, lại có cả giọng hò và mấy câu vọng cổ hoà cùng tiếng bom rền pháo dội xa xa.


Sau tháng 4.1975, tuy chiến tranh kết thúc nhưng dân xóm Bờ Xáng phải đối diện với một nền kinh tế bao cấp vô cùng khó khăn… Thế là họ lại tiếp tục dựa vào sông Bạc Liêu mà sinh sống. Sông, rạch của hệ thống sông ngòi chằng chịt ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… người ta đều sống như thế. Có biết bao làng xóm mang tên xóm chà, xóm đáy, xóm chài, xóm câu… Các nhà khảo cứu văn hoá nói rằng có một nền văn minh sông nước ở Nam bộ, thì đây: chính các làng xóm ven sông, cư dân của các triền sông đã tạo ra một đời sống sôi động trên sông nước, tạo ra phần hồn cho những dòng sông.


Còn tôi, đến năm 1976 rời khỏi xóm Bờ Xáng cơ cực để làm một chuyến đi dài, mải miết cho tới bây giờ. Thi thoảng tôi cũng có về nhưng về với tư cách một kẻ về thăm. Có những đêm xa quê tôi nằm thổn thức rồi chợt nghe tiếng sóng vỗ ở triền sông trong tiềm thức. Thế là tốc mùng ngồi dậy rồi ngơ ngác kiếm tìm như thể vừa nghe thấy tiếng quê hương. Thế là thảng thốt: mùa này là mùa chất chà dưới quê đây mà… Sau đó thì ngồi thần ra nhớ quê đến quắt lòng quắt dạ. Nhớ con sông quê bên lở bên bồi và những doi, những vịnh thật nhiều tôm cá. Nhớ những đêm tối trời đom đóm lập loè ở hai triền sông soi đường cho mình đi thả câu, giăng lưới. Nhớ đời cha mẹ, anh em mình nghèo xuống sông lặn hụp đi tìm miếng ăn như thân cò lặn lội đồng sâu. Giờ đây cha mẹ đã đi xa, anh em kẻ còn người mất, chỉ còn lại đó con sông quê như một nhân chứng và nó gợi thương gợi nhớ, nó xây đắp trong hồn tôi cái quê hương dịu dàng mà đầy ray rứt dù tôi có đi xa đến cuối đất cùng trời. Thế là không chịu được nữa, như mọi khi, tôi bỏ tất cả những công việc mà về lại với dòng sông, với quê cũ.


Quê cũ tôi bây giờ có thay đổi nhưng nhiều thứ vẫn như xưa, làng vẫn nằm trên bờ sông cũ và dòng sông vẫn bên lở bên bồi, những doi, những vịnh. Xóm Bờ Xáng bây giờ chỉ còn duy nhất vợ chồng em gái tôi xuống sông Bạc Liêu kiếm ăn vặt. Bãi sình đôi bờ sông không thấy một đống chà nào nữa cả. Tên gọi Xóm Chà đã mất trong trí nhớ của con người từ lâu lắm. Cũng không còn ai xuống sông giăng câu thả lưới… Một điều lạ là bây giờ toàn bộ nhà của xóm cất xoay mặt lên bờ, sông trở thành mặt hậu chứ không phải mặt tiền như xưa. Bây giờ con người đã xoay lưng lại với dòng sông, vì nó không còn mang lại lợi ích như xưa. Các bến sông rộn ràng của ngày xưa giờ bần, mắm, dừa nước mọc kín. Đi trên sông rất lâu mới thấy được một cái mặt sau của nhà ai đó, sông trở nên hoang vắng, lạnh tanh và vô hồn.


Chiều, tôi bắc ghế ngồi nhìn ra sông. Ráng chiều phả lên mặt sông màu tím thẫm như trải lên đó một nỗi buồn u uẩn. Rồi nước nhửng lớn, tiếng bìm bịp dội rền mặt sông nghe âm u trầm uất lạ. Tôi lừ mắt nhìn ra sông, bỗng thấy thấp thoáng đời sống rộn ràng của sông 30 – 40 năm trước, thấy cái bóng má tôi chèo xuồng mang cá ra chợ bán để mua cho tôi một bộ đồ vải sọc mặc tết… Thế là tôi ứa nước mắt. Dòng sông đã gọi lại những ký ức để tôi yêu quý quê cha đất mẹ đến thế này đây.


Làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản trên sông rạch là chúng ta tự kết liễu cội nguồn sinh ra đời sống sông rạch, văn hoá triền sông. Chúng ta đã và đang lấy đi ký ức đáng nhớ của nhiều thế hệ sau này về các dòng sông của họ, làm cho cái quê hương trong họ nhạt nhoà và rồi sẽ mất dần tình yêu quê hương của hàng triệu người vốn có gốc rễ từ các dòng sông ấy.


Ngàn đời tiếng sóng vỗ triền sông vẫn thế. Đó là khúc hát thiên nhiên mà sâu thẳm tình đời.


bài và ảnh: Phan Trung Nghĩa


(*) Gió chướng sồng: gió đã tới đỉnh.






Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh


SGTT.VN - Mới đó mà gần nửa đầu thập kỷ 2010 sắp trôi qua. Sóng gió trong những ngày đầu thập kỷ do dư chấn cơn bão khủng hoảng tài chính dữ dội cuối thập kỷ trước cũng dịu dần. Cả trái đất dù chao đảo với bão tài chính, với sóng thị trường năng lượng và lương thực, với lốc biến đổi khí hậu, với những chấn động chính trị – xã hội hay thách thức an ninh ở khu vực này, khu vực khác, đang dần lấy lại thăng bằng. Vậy ta có thể chờ đợi gì ở nửa sau của thập kỷ 2010?










Những khoảng xanh như ở Botanic Restaurant, Malaysia, đang là ước mơ. Ảnh: Trần Việt Đức



Kỳ vọng lớn nhất, tha thiết nhất của tôi cho nửa sau của thập kỷ 2010 này là con người trên khắp hành tinh sẽ thực sự chung tay cùng nhau lấy lại màu xanh cho trái đất. Một trái đất xanh hơn sẽ giúp người dân ở khắp nơi, từ những nước còn nghèo như Việt Nam, Bangladesh, Philippines hay châu Phi tới những nước giàu có như Nhật Bản, Hoa Kỳ… đỡ phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Một trái đất xanh hơn mới có thể trường tồn trong vũ trụ bao la và nuôi dưỡng loài người dù với dân số 7 tỉ hay hơn nữa, để họ có thể cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, đồng thời có thể chung sống an lành với muôn loài khác do trời đất sinh ra hay chính con người tạo ra từ trước tới nay và cả trong tương lai. Một trái đất xanh hơn cũng đồng nghĩa với sự phát triển thông minh hơn, hiệu quả hơn, nhân văn hơn, có trách nhiệm hơn của con người đối với nhau và với vũ trụ của mình.


Phát triển xanh tất nhiên đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của con người ở mọi quốc gia, trên mọi vị trí, nhưng trước hết là ở những người lãnh đạo nhà nước và doanh nghiệp. Lòng tham “phát triển bằng mọi giá” – mà thực chất là cái giá mà đông đảo người dân thường phải trả – cần phải bị kiểm soát, bị dẹp bỏ bằng những công cụ giám sát và trừng trị hiệu quả. Trình độ phát triển của khoa học, công nghệ và năng lực quản lý của con người đã cho phép chúng ta có thể đạt được tăng trưởng xanh ngay trong nửa cuối thập kỷ này. Cũng đừng nói rằng không có tiền để làm việc đó. Rũ bớt đi những thứ đầu tư hoang phí, chỉ phục vụ lợi ích của số ít, thay đổi đi cách phân bổ và sử dụng các nguồn lực, chắc chắn chúng ta sẽ có được những nguồn lực cần thiết để thực hiện tăng trưởng xanh.


Phát triển xanh phải bắt đầu ngay từ bây giờ ở Việt Nam, nếu không sẽ quá trễ. Chỉ cần nhìn vào những gì vừa xảy ra trong năm 2013 thôi, cũng đủ thấy chúng ta không thể để việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh mà Chính phủ đã công bố bị chậm thêm, bị lui lại để nhường cho khát vọng tăng trưởng cao được nữa. Quá đủ rồi những trận lũ kinh hoàng giáng tai hoạ xuống hàng triệu người dân suốt dọc cột xương sống của cơ thể hình chữ S này. Quá đủ rồi những quả bom nước kiểu Sông Tranh 2 treo lơ lửng, những hố chất thải đủ loại có thể bục ra bất cứ lúc nào, những cánh rừng bị chặt trơ trụi, những sông hồ bị đầu độc, những đồng ruộng không còn phù sa, những vùng đất trở thành “làng ung thư”, những thành phố ngổn ngang đầy khói bụi. Quá đủ rồi những công trình khai thác tài nguyên chỉ giúp bọn trục lợi vơ vét cho đầy túi tham và để lại những di hoạ cho cả thế hệ đang sống và những thế hệ mai sau, những quy hoạch phát triển chỉ tính đến bao nhiêu đất sẽ lấy được, bao nhiêu tiền sẽ đổ vào, còn thì bỏ mặc số phận những người dân mất đất, mất nguồn sống lâu dài.


Người dân Việt Nam có quyền và hoàn toàn có khả năng tạo nên sự thay đổi trong cách thức phát triển để làm cho cuộc sống của mình và con cháu mình ngày càng giàu có hơn về vật chất và tinh thần, an toàn, thân thiện hơn với thiên nhiên và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu khoa học khác nhau đã cho thấy nông nghiệp Việt Nam – ngành nuôi sống 90 triệu người Việt và tạo việc làm cho hơn 50% lao động – có hai hướng đi với kết quả hoàn toàn trái ngược. Nếu không làm gì để thay đổi thì sẽ liên tục đi xuống với tốc độ ngày càng nhanh trong nửa cuối thập kỷ này và xuyên suốt thập kỷ 2020. Còn nếu thực hiện các giải pháp cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời cải cách mạnh cách thức phát triển của nông nghiệp, thì sẽ có nhịp độ tăng trưởng ngày càng cao trên tất cả các sản phẩm quan trọng trong nửa cuối thập kỷ này và đặc biệt trong thập kỷ 2020.


Tất cả trong tay ta. Chúng ta có quyền mơ một Việt Nam xanh trong thế giới xanh vào cuối thập kỷ này lắm chứ.


Tại sao không?


Phạm chi lan






iTeacher đưa giáo dục đọc - chép vào lịch sử

iTeacher đưa giáo dục đọc - chép vào lịch sử

iTeacher đưa giáo dục đọc - chép vào lịch sử


SGTT.VN - Từ giảng đường một trường đại học, thậm chí ở nhà, giảng viên có thể dạy không chỉ cho sinh viên của trường đó mà cả sinh viên nhiều đại học cùng lúc. Ở đó khuyến khích sự tương tác giữa người dạy và người học, có thể qua máy tính, gọi điện thoại. Theo đó, lối giáo dục đọc – chép đi vào lịch sử…










Ông Lê Thanh giới thiệu bảng cảm ứng điện tử tương tác iBoard VN cũng như mô hình truyền hình OTT.



ó là một giải pháp công nghệ mới, bắt đầu từ phần mềm iBoard VN mà nay đã nâng cấp thành công nghệ truyền hình OTT (Over The Top), đang áp dụng tại đại học Bình Dương. Chúng tôi muốn gọi đó là giải pháp iTeacher bởi phát huy tối đa vai trò, khả năng người thầy nhờ sinh quyển công nghệ – internet.


Đổi cách dạy và học


Trong căn phòng chừng 20m2 được lấp kín bởi công nghệ, với máy tính, tivi, máy chiếu mà nổi bật là chiếc bảng cảm ứng điện tử 100 inch, ông Lê Thanh, giám đốc trung tâm Học liệu (đại học Bình Dương) giới thiệu về các công cụ hỗ trợ giảng viên mà nhóm ông nghiên cứu: “Mọi thứ phải bắt đầu từ thay đổi quan niệm dạy và học. Bởi giảng xong, giảng viên bước ra cửa, sinh viên ghi và hiểu bài được bao nhiêu thì rất khó kiểm tra vì thiếu sự tương tác”.


Câu chuyện ấy bắt đầu từ năm 1997, khi nhiều người, đặc biệt là ông Cao Văn Phường – hiệu trưởng đại học Bình Dương, trăn trở tìm giải pháp cho mô hình đào tạo từ xa. Tuy nhiên, mọi việc chỉ thực sự bắt đầu vào tháng 4.2008, nhà lập trình Jonny Chung Lee đưa ra mã nguồn mở phần mềm điều khiển con trỏ chuột bằng wii remote, đồng thời công khai mở rộng ý tưởng dự án wiimote trên diễn đàn http://ift.tt/1kIaNrZ, thu hút cả ngàn người tham gia thảo luận và phát triển. Cũng thời điểm đó, Nintendo đã bán được gần 30 triệu wiigame console và wii remote là một trong những thiết bị tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế phát triển, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Từ ý tưởng và sản phẩm sơ khai đó, ông Thanh và nhóm nghiên cứu đã thiết kế và sản xuất thành công bút điện tử cảm ứng hồng ngoại và phát triển phần mềm dùng trong giảng dạy mang tên iBoard VN.


Sau khi cài đặt phần mềm, bảng cảm ứng điện tử tương tác iBoard VN như một máy tính bảng cực đại, kết nối với một máy tính và một máy chiếu, công nghệ hồng ngoại cảm ứng đa điểm, tương tác thực hiện bằng tay không hoặc bút điện cảm ứng. Trên đó là giao diện trực quan, đa ngôn ngữ, đa nhiệm, tương tác được từ xa hay cho phép giảng viên viết, vẽ, trình bày bài giảng trên bảng trắng tương thích với tất cả các định dạng của Microsoft Office (PPT, Word, Excel, PDF…) và ghi chú cùng microphone, ghi video bài giảng tại lớp và tải lên trang web để người học có thể coi trực tiếp trên đó. “Nhờ tự động lưu lại nội dung bài giảng (bằng hình ảnh, âm thanh), giảng viên chỉ cần gửi email tới người học, họ có thể xem lại bài bất cứ lúc nào, hoàn toàn loại bỏ phương pháp đọc- chép. Thời gian trống còn lại, người dạy và học dành để thảo luận, mở rộng kiến thức. Phần mềm còn ứng dụng được cho doanh nghiệp, gia đình”, ông Thanh mô tả.


Siêu thị tri thức và xã hội học tập


Ông Thanh tiếp tục: “Để xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời thì phải làm sao chất lượng bài giảng được nâng cao, thu lại được cả nguồn học liệu (các bài giảng trên lớp của giảng viên – NV) của họ. Nội dung học liệu được truyền tải dưới dạng video (gồm slide, hình ảnh, âm thanh) truyền phát lên hạ tầng viễn thông để mọi người, mọi tầng lớp đều có thể học tập như nhau trong mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị sẵn có như máy tính, set top box TV, điện thoại, máy tính bảng”. Đó là lý do nhóm nghiên cứu chính gồm sáu người tiếp tục nâng cấp iBoard VN với bước tiến công nghệ True Video Conference (hội nghị truyền hình đích thực), đặc biệt là công nghệ truyền hình OTT.









Lê Trung Hiếu (50 tuổi) tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, đại học Bình Dương 2012:


Vì tôi học hệ đào tạo từ xa, tuổi cũng đã cao nên không thể đến lớp thường xuyên. Tôi thấy học qua thư viện và bài giảng trên online rất thuận tiện. Đó là việc không cần đến lớp học nhưng vẫn nghe được bài giảng, có tài liệu đầy đủ môn học. Nhờ đó tôi có thời gian để đến thư viện, học các môn khác hay lo công việc gia đình. Nếu kho tài liệu, các bài giảng phong phú hơn thì sẽ giúp ích được nhiều hơn nữa cho những người học như tôi.



Ưu thế lớn nhất của công nghệ OTT là cho phép cung cấp nguồn nội dung đa dạng (học liệu, video) theo yêu cầu của người sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ đâu chỉ với một thiết bị phù hợp có kết nối internet: “Mảng quan trọng chính là truyền hình trực tiếp (live broadcasting), học liệu, video theo yêu cầu. Hạ tầng internet Việt Nam đã khá hoàn chỉnh, 3G độ phủ rộng đồng nghĩa với việc nội dung bài giảng sẽ đến tận tay mọi người, dù người học ở vùng sâu vùng xa”, ông Thanh khẳng định. Truyền hình OTT đã được đại học Bình Dương phối hợp cùng công ty phần mềm truyền thông VASC (thuộc VNPT) thiết kế, xây dựng thành công và đang vận hành khai thác cho các trường học ở Việt Nam nhằm xây dựng xã hội học tập trên trang www.uonline.vn (tải ứng dụng trên điện thoại và set top box TV Android: MyTVnet.apk; xem trên điện thoại, máy tính bảng iOS: 123.29.75.131:1935/vtsic/vtsic.stream/playlist.m3u8).

Điểm thú vị là khi tham gia sở hữu một kênh truyền hình giáo dục OTT, nhà trường không phải đầu tư vào hạ tầng hệ thống truyền hình mà chỉ cần đưa nội dung học liệu lên đó. Khi áp dụng truyền hình OTT, trong lúc giảng viên giảng bài, học viên không phải ghi chép và có thể theo dõi bài giảng bất cứ nơi đâu. Khi giảng xong, nhà trường hoàn tất nốt phần học liệu lưu trữ để khai thác: “Bằng phương pháp này chúng ta tiếp cận ngay lập tức số lượng sinh viên trong phòng, ngoài phòng học, vượt ra ranh giới nhà trường là cả một xã hội học tập không giới hạn khoảng cách địa lý. Theo đó cũng giúp người học phát triển toàn diện theo phương thức học mọi lúc, mọi nơi, thích ứng với môi trường học và làm việc thay đổi”. Bên cạnh giao diện live broadcasting là phần tương tác, người học gõ câu hỏi vào đó cho giảng viên và được trả lời theo thứ tự ưu tiên. Nếu không, họ có thể gọi điện vào số của người trợ giảng, câu hỏi sẽ được chuyển tới giảng viên vào giờ thảo luận ngay sau đó. Với phương pháp này, những giảng viên có bài giảng sinh động, chuyên môn tốt dĩ nhiên sẽ thu hút đông đảo người học và điều này đo được qua lượt truy cập…


Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ True Video Conference, truyền hình OTT và giải pháp iBoard VN đã được nhiều công ty, tổ chức giáo dục, đặc biệt là một số đài truyền hình đặt vấn đề mua lại bản quyền. Tuy nhiên, trường cung cấp cho các trường học, tổ chức đào tạo, cơ sở giáo dục hoàn toàn miễn phí. Thay vì sở hữu một kênh truyền hình giáo dục rất tốn kém, nhóm nghiên cứu chỉ bỏ công và tri thức, còn lại hạ tầng viễn thông đã có VNPT tài trợ, nguồn học liệu miễn phí từ giảng viên. Vừa qua, ba kỹ thuật viên đã tới nhà GS Trần Văn Khê ghi lại buổi nói chuyện chuyên đề và phát lên uonline.vn. Hàng chục chuyên gia, giảng viên, diễn giả đã có bài giảng trên truyền hình OTT: “Cứ tính trừ thù lao cho giảng viên, nếu thuê đài truyền hình quay, một tiết phải trả 3 triệu đồng trong khi một môn có 50 tiết, với 800 môn nếu nhân lên sẽ ra số tiền 12 con số, có lẽ không trường nào dám đầu tư”.


Những ngày đầu áp dụng phương pháp giáo dục này, nhiều giảng viên, đặc biệt là môn xã hội chưa quen thao tác trên bảng cảm ứng. Tuy nhiên nhờ cải tiến, việc thao tác chuyển qua bằng tay nên những khó khăn này đã được giải quyết. Khi được hỏi, nhiều giảng viên tỏ ra ủng hộ giải pháp này. PGS.TS Nguyễn Văn Út (phó ban cải cách chương trình đào tạo, đại học Bình Dương), cho rằng: “Cách giáo dục này nhiều nước đã áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Ở Việt Nam, đây chỉ là những bước đi đầu tiên và cần phải tiếp tục cải tiến đến mức tối ưu. Điều tôi thấy thích nhất là người học rất chủ động trong việc đặt câu hỏi và thảo luận với giảng viên”. Là giảng viên một môn xã hội, ThS Trần Thế Mạnh, cho rằng mỗi một phương pháp dạy học có một thế mạnh riêng nhưng đây là xu hướng tốt: “Lợi thế là học viên học mọi lúc, mọi nơi và suốt đời từ những tiết dạy trực tiếp hay ghi lại bài giảng, sau đó mới phát trên truyền hình OTT”.


Ông Thanh cho rằng, để thực hiện được xã hội học tập với các giải pháp giáo dục trên, cần thêm sự chung tay của các trường, các giảng viên và nhiều đối tượng khác, nhằm làm phong phú thêm kho học liệu. Tín hiệu vui là nhiều trường tỏ ra hứng thú khi đến tham quan, đặt vấn đề chuyển giao mô hình này. Ông Thanh cho biết thêm, mạng xã hội học tập với tên Siêu thị tri thức đang được xây dựng. Như vậy sẽ có thêm kênh thông tin để chuyển tải tri thức, kết nối tạo cộng đồng người học cho mục tiêu xã hội học tập.


Tất nhiên, để có những con số hơn 8 triệu thành viên như Facebook ở Việt Nam thì còn không ít việc phải làm. Nhưng biết đâu…


bài và ảnh: trung dũng









Trần Khánh Ngân sinh viên đại học Công nghệ Sài Gòn: Tôi không học đại học Bình Dương, nhưng có nhiều môn học trên online nằm trong chương trình học của tôi như môn quản trị chất lượng nên đăng ký. Cái hay là tôi có thể nghe giảng viên giảng bài, có đầy đủ tài liệu môn học mà không phải mất công chạy từ quận 8 đến tận trung tâm hay trường Bình Dương đăng ký, làm thủ tục mất nhiều thời gian. Điều tiện lợi khác là tôi có thể coi trên máy tính hay điện thoại các bài giảng ấy.







Tàu ngầm HQ-183 TP.Hồ Chí Minh lên đường về Việt Nam

Tàu ngầm HQ-183 TP.Hồ Chí Minh lên đường về Việt Nam

Tàu ngầm HQ-183 TP.Hồ Chí Minh lên đường về Việt Nam


SGTT.VN - Trang mạng Nga "klops.ru" cho biết tàu ngầm diesel-điện mang tên HQ-183 thành phố Hồ Chí Minh, đóng tại St. Petersburg, ngày 3.2 đã được một tàu vận tải Hà Lan vận chuyển từ Kaliningrad về căn cứ của tàu ngầm này ở Việt Nam. Thông tin trên do cơ quan báo chí xưởng đóng tàu Yantar cung cấp.


Tin cho biết: “Việc đưa tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh lên tàu vận tải Hà Lan được thực hiện thành công trong khu vực mặt nước nhà máy với sự trợ giúp của 2 tàu kéo và 1 canô”.










Tàu HQ 183 TP. Hồ Chí Minh trong thời gian thử nghiệm tại Nga. Ảnh: Admiralty Verfi



Thư ký báo chí xưởng đóng tàu Yantar, ông Sergei Mikhailov cho biết quyết định chuyển tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh về Việt Nam không phải từ Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St. Petersburg mà từ Kaliningrad là do điều kiện khó khăn do mặt nước đóng băng ở St. Petersburg.


Tàu vận tải Hà Lan rời mặt nước xưởng Yantar bằng kênh biển của Kaliningrad để tới biển Baltic và từ đó thực hiện hành trình về Việt Nam. Theo tính toán sơ bộ thời gian vận chuyển tàu ngầm về tới căn cứ Cam Ranh vào khoảng 1,5 tháng.


Tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh là tàu ngầm thế hệ thứ 3 thuộc Dự án 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo), đồng thời là chiếc thứ hai mà Nga bàn giao cho Việt Nam trong hợp đồng gồm 6 chiếc. Chiếc thứ nhất mang tên HQ-183 Hà Nội đã về quân cảng Cam Ranh hồi tháng trước.


TTXVN






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ