Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Trung Quốc: Ngoại giao “đá phản lưới nhà”

Trung Quốc: Ngoại giao “đá phản lưới nhà”

Trung Quốc: Ngoại giao “đá phản lưới nhà”


SGTT.VN - Chuyện đã xảy ra cách đây mấy tháng, là ngưòi theo dõi từ đầu đến cuối tiến trình đó, nhưng tôi chưa đưa ra công luận, vì không muốn mang tiếng là người “bới lông tìm vết” ông láng giềng lớn.


Nay được gợi ý từ bài viết “Ngoại giao sân vận động” - một thuật ngữ dùng để ám chỉ phương pháp mà Trung Quốc sử dụng khá phổ biến để thực hiện lợi ích chiến lược tại lục địa đen (tức châu Phi) đăng trên báo Thanh Niên số 231 ra ngày 19.8.2013, xin nêu ra để bạn đọc cùng thưởng thức.


Như chúng ta đã biết, tháng 6 vừa qua, hai nhà lãnh đạo cao nhất hai nước Trung - Mỹ đã có cuộc gặp mặt không chính thức tại bang California. Nội dung và kết quả cuộc gặp gỡ đó ra sao, không phải là chủ đề của bài viết này. Ở đây chỉ xin phép nói về một câu chuyện bên lề.










Ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viên trong chuyến thăm tới Tanzania



Những ai chú ý theo rõi tình hình quốc tế đều biết bà Bành Lệ Viện, phu nhân Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình là một ca sĩ xinh đẹp, giỏi tiếng Anh lại có tài giao tiếp. Từ khi trở thành đệ nhất phu nhân, bà đã từng tháp tùng đức lang quân trong các chuyến thăm Nga, mấy nuớc châu Phi, mấy nuớc Mỹ La tinh và ở đâu bà cũng “toả sáng” vì sở hữu những cái trời cho và tài năng khả ái nói trên, góp phần rõ rệt trong việc nâng cao vai trò của đức ông chồng. Chính vì vậy, trong chuyến thăm Mỹ lần này dù là không chính thức, ông Tập Cận Bình vẫn mang bà theo với mục đích không nói cũng rõ.


Thế nhưng câu nói nổi tiếng “cao nhân tất hữu cao nhân trị” của người Trung Quốc từ xa xưa lần này đã vận vào chính họ. Biết bà Obama khó địch nổi đối thủ, các nhà ngoại giao Mỹ sau nhiều năm tiếp xúc với nguời Trung Quốc đã “tương kế tựu kế” đưa ra lý do: vì bận rộn trong việc chăm sóc hai cô con gái yêu nhân dịp sắp kết thúc năm học nên bà không thể tới California dự cuộc gặp mặt.


Theo thông lệ ngoại giao thế là bà Bành Lệ Viện đã bị “tước vũ khí một cách rất lịch sự” bà không có đất để “diễn trò”. Hơn nữa để đối phương đỡ mất mặt, trong thư riêng gửi bà Bành Lệ Viện bà Obama ngoài đôi lời giải thích đã nói, sang năm khi sang thăm Trung Quốc bà sẽ mang một con gái đi cùng và thể nào cũng đến chào.


Sau khi rõ chuyện, một mạng chính thống của Trung Quốc đã cay đắng thừa nhận thất bại đó là “ngoại giao đá phản lưới nhà”, một thuật ngữ mà người viết bài này sau hơn nửa thế kỷ theo nghề mới lần đầu tiên nghe thấy và phải hỏi đi hỏi lại mấy bạn trẻ đương chức để xem mình có hiểu lầm không. Kết quả là hiểu đúng nghĩa, tra cứu từ mấy ngoại ngữ thông dụng khác cũng thấy như vậy.


Chính vì thế mới yên tâm kể lại chuyện này.


Dương Danh Dy






Huỷ quy định "cấm quay phim CSGT"

Huỷ quy định "cấm quay phim CSGT"

Huỷ quy định "cấm quay phim CSGT"


SGTT.VN - Sau khi bị Cục Kiểm tra văn bản "tuýt còi", ngày 23.8, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt đã huỷ quy định cấm quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT làm nhiệm vụ.


Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67), Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an nhận thấy trong công văn ra ngày 26/4 hướng dẫn các Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PC67) đã "có một số ý chưa chuẩn xác". Đặc biệt là quy định yêu cầu các đơn vị “luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ".










Ảnh minh hoạ. Ảnh: VNE



Hôm nay, Cục trưởng C67 có công văn số 2315 hủy điểm nội dung gây tranh cãi trong dư luận này. Theo đó, "nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh)".


Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì Thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định.


Cục C67 cũng yêu cầu PC67 công an các địa phương tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của CSGT; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT.


Cục chỉ đạo tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với hành vi chống người thi hành công vụ hoặc giả danh phóng viên báo, đài.








Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) cho rằng nội dung cấm quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ có nhiều điểm sai trái, không đúng quy định của pháp luật và vượt quá thẩm quyền.

Theo VN Express






Việt Nam chưa cấp phép cho thuốc giảm cân gây loạn tim

Việt Nam chưa cấp phép cho thuốc giảm cân gây loạn tim
Việt Nam chưa cấp phép cho thuốc giảm cân gây loạn tim

SGTT.VN - Chiều 23.8, ông Nguyễn Việt Hùng, cục phó cục Quản lý dược bộ Y tế cho biết, cơ quan quản lý dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và công ty Bethel Nutritional Consulting, Inc., NewYork có thông báo và đang tiến hành thu hồi ba lô sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, cai nghiện, ổn định tuyến tiền liệt, giảm cholesterol, tăng cường sinh lực… bao gồm: Bethel 30 (lô SX: 120514, HD: 12.5.2014), Bethel Advance (lô SX: 10092011, HD: 2014), Quick Thin (lô SX: 1003211, HD: 10.2014).


Các sản phẩm trên không được FDA công nhận là thuốc và bị yêu cầu thu hồi do có chứa Sibutramine và Phenolphtalein là các hoạt chất có nhiều tác dụng không mong muốn (Sibutramin làm tăng huyết áp/ nhịp tim, có thể tương tác với thuốc khác gây ra những tác dụng đe dọa đến tính mạng và Phenolphtalein gây nhịp tim không ổn định, co thắt cơ, ung thư, rối loại dạ dày). Cũng theo ông Hùng, cục Quản lý dược không cấp phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành ba sản phẩm trên. Hoạt chất Phenolphtalein thuộc danh mục nguyên liệu và thuốc thành phẩm cấm nhập khẩu để làm thuốc dùng cho người.


Trước đó, cục Quản lý dược đã thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn và rút số đăng ký của tất cả các thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine ra khỏi danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam.


L.Hà






Tuổi già và… máy tính bảng

Tuổi già và… máy tính bảng

Tuổi già và… máy tính bảng


SGTT.VN - Có những cụ ông, cụ bà, tuổi đã ngoài 60 bỗng dưng bị “ghiền” máy tính bảng. Vài tháng đầu, các cụ còn “lóng nga lóng ngóng” khi sờ vào màn hình nhưng riết rồi cũng biết tìm những niềm vui của người già trên thiết bị số hiện đại ấy.










Nhờ con chỉ dẫn, nay ông Miên đã thông thạo tìm thông tin trên “giáo sư” Google. Ảnh: Minh Phúc



“Alô, chỉ giúp ba vào cái gì mà có hình, có phim, có cải lương”, “Alô, sao màn hình bỗng dưng tối thui vậy. Chưa hết, từ sáng đến giờ mẹ không xài được Viber. Chỉ nhanh nhanh lên, hết tiền điện thoại rồi. Mà quên, con nói chậm chậm thôi, làm sao mẹ nhớ kịp”… Những câu hỏi ấy đôi lúc làm cho con cái các cụ bực mình vì đang làm việc mà lại bị quấy rầy. Nhưng nghĩ lại, tuổi già mà, nói trước quên sau, vậy là cười tươi hướng dẫn, phải đánh vần từng chữ cái...


Ông Lý Phong Miên (30A/22, Thích Quảng Đức, P.5, Phú Nhuận, TP.HCM) nay đã 74 tuổi kể. Cách đây ba năm, ông được cậu con trai mua tặng chiếc máy tính bảng iPad 1 với mục đích “đỡ buồn những khi con cháu đi học”. Xài được hai năm, ông cho hai đứa cháu nội chiếc máy tính bảng này vì được một cậu con trai khác tặng chiếc iPad 2 còn nguyên trong hộp. Ông thích lắm. Từ khi có chiếc máy tính bảng, qua một tháng “huấn luyện”, ông đã nhớ được những ứng dụng cần dùng: YouTube – để coi những thước phim tư liệu, cải lương, ca nhạc, những bài thuyết pháp đạo Phật, còn vào Google để tìm kiếm thông tin về bệnh của người già… Theo lời ông Miên, một điểm “sướng” của chiếc máy tính bảng này là xem ở đâu cũng được, vừa nằm trên giường vừa nghe thời sự, xem phim, nghe thuyết pháp, vừa ăn vừa nghe tin tức. “Có những lúc, nghe mấy thầy thuyết pháp, ngủ hồi nào không biết”, ông Miên cười.


Khi nào bận chuyện đi xa, chiếc máy tính bảng được chuyển cho bà, cùng tuổi với ông để nghe cải lương. Ông Miên nói rằng, vợ ông thích xem cải lương trên iPad vì vở nào cũng có (xem trên YouTube – PV). Cũng nhờ thông tin trên chiếc máy tính bảng mà khi gặp bạn già trong xóm, ông Miên thường nói về các chuyên mục sức khoẻ cho người già, bác sĩ gia đình… nhờ ông “xợt” trên Google. Cuối câu chuyện, ông Miên thở dài: “Ước gì mình còn trẻ. Bây giờ có nhiều cái hay quá. Hồi tui còn trẻ, có được cái “cátsét” đã là ngon lắm”. Cũng cần nói thêm, ông Miên là cựu nhà báo của báo Sài Gòn Mới (trước 1975). Năm 1972, ông ngồi ghế chánh khảo cuộc thi Người đẹp và tài tử, do báo này tổ chức.


Với bà Nguyễn Thị Độ (62 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM) tiếp cận với những thiết bị di động thông minh khá sớm. Trước khi dùng chiếc máy tính bảng iPad 4, bà đã sử dụng chiếc điện thoại iPhone 3GS của cô con gái út để dành nghe, gọi và tra tự điển để biết nghĩa của từ và cách phát âm để dạy tiếng Anh cho cháu nội. Song song đó, bà còn sở hữu một chiếc iPhone 4S để dành cho việc nghe nhạc, gọi Skype, Viber và Tango với cậu con trai ở tận bên Mỹ và bạn bè bên Úc. Cách đây hai tháng, nhân dịp sinh nhật, bà được tặng chiếc iPad 4 mà theo lời kể của bà Độ, sở dĩ có món quà trên khi than phiền màn hình iPhone nhỏ quá, khó đọc chữ và không thấy rõ được mặt con trai khi gọi video call… Trên chiếc máy tính bảng này, bây giờ bà không còn đọc báo giấy nữa mà chuyển qua đọc báo mạng, chat trên Yahoo, Viber với con cái, xem phim, tìm kiếm thông tin trên Google, tham khảo cách nấu ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình và cả... chơi game.


Bà Nguyễn Thị Giám (thành phố Huế, Thừa Thiên – Huế), trạc tuổi bà Độ cũng là một người cao tuổi biết sử dụng thành thạo máy tính bảng. Điều ngạc nhiên, bà Giám còn có cả địa chỉ trên Facebook với thành viên là con cái và hàng cháu nội ngoại! Ông con trai lớn của bà (đang sống tại TP.HCM) cười: “Mỗi khi con cháu có niềm vui trên facebook, bà cũng nhảy vào “like” không thương tiếc. Bà còn có cả địa chỉ email và xài các ứng dụng khác”.


Gia Vinh






Sữa tươi tiệt trùng TH true MILK hộp 1 lít mới, món quà tuyệt vời cho gia đình bạn

Sữa tươi tiệt trùng TH true MILK hộp 1 lít mới, món quà tuyệt vời cho gia đình bạn

Sữa tươi tiệt trùng TH true MILK hộp 1 lít mới, món quà tuyệt vời cho gia đình bạn


SGTT.VN - TH true MILK vừa ra mắt bao bì hộp 1 lít tiện dụng cho sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng tươi sạch, tinh túy nhất từ thiên nhiên.











Bạn rất quan tâm đến sức khỏe gia đình mình và luôn tìm kiếm những thực phẩm tươi sạch, tinh túy thiên nhiên để sử dụng như nguồn dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày? Bạn gặp khó khăn trong việc ước tính lượng sữa tươi tiệt trùng mà gia đình mình cần “nạp” vào cơ thể?


Thấu hiểu nhu cầu của bạn, TH true MILK vừa ra mắt bao bì hộp 1 lít tiện dụng cho sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng tươi sạch, tinh túy nhất từ thiên nhiên. Với những chi tiết thiết kế hoàn hảo: nắp nghiêng rộng đến 30mm với 2 cấp độ mở và những rãnh nhỏ rất an toàn, dễ thao tác, hộp vuông vừa vặn bàn tay người Việt, màng PHL tăng hiệu quả trong việc bảo vệ sản phẩm khỏi bị ôxy hóa, bao bì hộp 1 lít mới của TH true MILK sẽ thật sự làm hài lòng những người tiêu dùng khó tính nhất.


Sản phẩm mới có 3 loại cho bạn chọn: Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất (không đường), ít đường và có đường. Giá bán lẻ: 32,000 đồng/hộp.


H.T






Muốn có lợi ích, phải nhìn toàn diện

Muốn có lợi ích, phải nhìn toàn diện

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)


Muốn có lợi ích, phải nhìn toàn diện


SGTT.VN - Nếu không biết phối hợp những lợi ích cũng như yêu cầu từ các khu vực kinh tế đan xen nhau thì chúng ta có thể sẽ quá quan tâm về hiệp định này, lại bỏ quên điểm mạnh ở hiệp định khác, và có khi doanh nghiệp Việt Nam chẳng thụ hưởng được gì.










65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện do đóng góp của đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung Electronics Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc



Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế đã chia sẻ nhận định trên tại toạ đàm cập nhật đàm phán TPP do Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online và trung tâm WTO thuộc phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 21.8 tại TP.HCM.


Theo bà Lan, một diễn biến rất đáng quan tâm đối với doanh nghiệp Việt Nam là trong khi TPP đang thúc đẩy tiến trình đàm phán thì các đối tác riêng lẻ của Asean là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand cũng tiến tới đàm phán thiết lập hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Asean + 6 (RCEP), quyết định thúc đẩy làm sao trong năm 2015 sẽ hoàn tất.


Câu chuyện chính: giá trị gia tăng


TPP theo đuổi cái chính là chất lượng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, kế đến là đưa ra những tiêu chuẩn thống nhất cho hoạt động kinh doanh giữa các nước và cải cách thể chế của các nước cho thuận lợi, phù hợp với yêu cầu chung. Mong muốn RCEP đang hướng tới là tự do hoá thương mại tiếp để các nước mở cửa thị trường cho nhau, tiếp theo là thuận lợi hoá thương mại, kết nối mạng lưới kinh tế trong khu vực. Mục tiêu hai nhóm có khác nhau, nhưng lợi ích bổ sung cho nhau nếu như Việt Nam là thành viên của cả hai bên. Nếu không cẩn thận thì tất cả lợi ích từ mở cửa thị trường được kết nối bên này sẽ làm cho các nước không phải là thành viên TPP tận dụng vị thế của Việt Nam, khi đó Việt Nam danh nghĩa thì có nhưng lợi ích thì không bao nhiêu.


Xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn tăng trưởng, nhưng 65% xuất khẩu của Việt Nam là trong tay các nhà đầu tư nước ngoài và không biết trong thời gian tới sẽ thay đổi như thế nào. Cách đây ba năm, doanh nghiệp trong nước vẫn còn chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, hai năm nay các nhà đầu tư nước ngoài vượt lên, ngày càng lấn sâu về xuất khẩu của Việt Nam và đang vào cả thị trường nội địa.


Tỉnh táo nhìn toàn diện các đối tác. Đối với Việt Nam, câu chuyện chính vẫn là làm sao nâng cao được giá trị gia tăng của mình. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn rất cần, nhưng làm thế nào dung hoà lợi ích, không để Việt Nam biến thành cứ điểm thương mại của các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không còn chỗ đứng.


Hy vọng cú hích mới


Thế giới đang nhìn lại giá trị của những dịch chuyển thương mại xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hoá, dịch vụ, trước hết là sự phân phối lại các giá trị gia tăng là chủ yếu, chứ không phải là kim ngạch, là số lượng. Bản chất thương mại toàn cầu hiện nay là phân phối lại giá trị gia tăng. Rất khó tách biệt giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.


Nếu như WTO chia ra thành những hiệp định khác nhau để đưa ra những điều kiện tự do hoá thương mại thì bây giờ tất cả hàm lượng của công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đan xen nhau. Trong sản phẩm nông nghiệp phải có hàm lượng công nghiệp, dịch vụ thì mới có sức cạnh tranh. Về xuất xứ hàng hoá cũng phức tạp hơn, tách bạch hàm lượng từ đâu, là bao nhiêu.


Định hướng công nghiệp hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là gì đây, phải cần xem lại theo cách hiểu của thế giới hiện nay.


Câu hỏi lớn nhất về TPP đối với Việt Nam, là Việt Nam sẽ có một TPP với kết quả như hiệp định Thương mại song phương Việt – Mỹ (BTA) với Mỹ vào năm 2002, hay như kết quả với WTO vào năm 2007.


Nhìn lại, nền kinh tế Việt Nam đang ở đỉnh cao năm 1996 khi có chính sách đổi mới, nhưng do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính trong khu vực nên đi xuống. Năm 1999, có những thay đổi rất mạnh trong nước bằng việc luật Doanh nghiệp được ban hành và thực hiện từ năm 2000, đã tạo cơ sở cho khu vực kinh tế tư nhân bùng nổ và tạo sức ép cho các doanh nghiệp nhà nước tự cải cách mình. Nhờ đó bắt nhịp được thời cơ BTA, thị trường Mỹ mở ra cho Việt Nam, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.


Cùng với BTA, Nhà nước quyết định tăng cường đàm phán với WTO và đưa ra một loạt cải cách tiếp, sửa đổi các luật thuế, đưa ra hơn 20 luật. Đến năm 2006, các nước thành viên WTO đều chấp nhận là luật pháp Việt Nam đã tương ứng được yêu cầu của WTO và chấp nhận cho Việt Nam gia nhập.


Cải cách rất mạnh của trong nước về thể chế thời gian đó đã đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp, thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Thế nhưng, đến lúc vào được WTO rồi thì dường như không chỉ doanh nghiệp ngộ nhận mà cả những người điều hành nền kinh tế cũng nhầm lẫn nghĩ tất cả đều tốt lắm rồi, các cải cách bị chậm lại và những năm sau này còn bị giảm xuống. Thay vì phải tiếp tục đổi mới doanh nghiệp thì Nhà nước cho những tập đoàn kinh tế ra đời, bơm ra những gói kích cầu mạnh mà không có kiểm soát, để thị trường bất động sản bị đẩy lên vô tổ chức để lại hậu quả hiện nay. Tất cả những điều đó làm cho kinh tế Việt Nam sau WTO lại đi xuống.


Giờ đến cột điểm mới được trông chờ – TPP, hy vọng sẽ là một cú hích, quan trọng là có những thế thua có thể nhìn thấy trước thì cố gắng chạy lên, đừng để phần thua về mình.


Các Ngọc (ghi)









Đang thiếu thông tin ảnh hưởng của TPP đến ngành nông nghiệp


Hội thảo “Tận dụng TPP để phát triển thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam” do hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) phối hợp tổ chức tại TP Cần Thơ diễn ra chiều ngày 22.8.2013.


TS Võ Hùng Dũng, giám đốc phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho rằng đồng bằng sông Cửu Long có ba mặt hàng chủ lực là lúa gạo, thuỷ sản và trái cây, gần như hội thảo nào, hội nghị nào về chủ đề này cũng rất nóng, và thực tế đến nay ba mặt hàng này đang rất lao đao. “Nên có những hội thảo bàn sâu về sự ảnh hưởng của TPP đối với những mặt hàng này để vùng ĐBSCL dễ tiếp cận. Có thể lồng ghép chung để giải quyết vấn đề thu hút FDI vào ĐBSCL đang quá thấp như hiện nay không?”, ông Dũng đề xuất.


Ông Lê Minh Trượng, giám đốc công ty lương thực Sông Hậu thừa nhận: “Thông tin về TPP còn mang tính chung chung, doanh nghiệp còn mơ hồ. Thật sự, chúng tôi rất cần những thông tin cụ thể cho mặt hàng lúa gạo sẽ gặp thuận lợi gì, khó khăn gì thì mới có thể dựa trên cơ sở đó để có thông tin phản hồi”.


Ngọc Bích


Thực chất TPP?


Những cuộc thương thảo trước tới nay về TPP đều diễn ra trong vòng bí mật, ngay cả Quốc hội Mỹ cũng không được biết, dù có yêu cầu. Tuy nhiên, về phía các chính phủ, bí mật là cần thiết trong thương lượng các thoả thuận; và, các chính phủ cũng không muốn từ bỏ các mục tiêu của mình. Có vẻ như bí mật không phải là mối quan tâm thực sự. Cái chính là bản chất của các thoả thuận.


Chúng ta nghĩ gì về những quy định sẽ đưa ra trong thoả thuận này? Không may thay, câu trả lời không luôn luôn là đồng ý hay không đồng ý. Quan điểm về các thoả thuận thương mại có thể biến động tuỳ theo phương diện đặc thù của thoả thuận. Hãy có một quan điểm về những chủ đề có thể được đưa ra.


Vượt lên trên thuế quan về hàng hoá, giải phóng thương mại và dịch vụ mới là một phần quan trọng của TPP. Giải phóng dịch vụ phức tạp hơn tự do thương mại về hàng hoá. Thuế quan dịch vụ đã giảm trong những năm gần đây, nhưng tạo những cơ hội to lớn để mở cửa những nền công nghiệp lâu nay vẫn đóng kín với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Chẳng hạn như dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ pháp lý và bảo hiểm…


K.T (NYT)







Đầu tư cao tốc Biên Hoà – Phú Mỹ theo hình thức PPP

Đầu tư cao tốc Biên Hoà – Phú Mỹ theo hình thức PPP

Đầu tư cao tốc Biên Hoà – Phú Mỹ theo hình thức PPP


SGTT.VN - Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tách đoạn Biên Hoà – Phú Mỹ và đoạn nối với quốc lộ 51 thuộc dự án đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu thành một dự án độc lập để triển khai đầu tư theo hình thức công tư hợp doanh (PPP).


Cụ thể, đoạn từ Biên Hoà tới Phú Mỹ dài 37,6km sẽ được đầu tư với quy mô đường cao tốc bốn làn xe, còn đoạn 9,2km từ Phú Mỹ – quốc lộ 51 tới cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ là đường cấp 2 đồng bằng. Tổng mức đầu tư dự án (gồm hai đoạn nói trên) vào khoảng 11.690 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng trên 2.190 tỉ đồng. Trong số này, phần vốn nhà nước tham gia khoảng 30%, nhà đầu tư dự án sẽ được tuyển chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh. Dự kiến tuyến đường cao tốc này sẽ được hoàn thành trước năm 2020.


Trung Đức






Ăn chay tháng 7: bụng dẫu nhẹ tâm vẫn nặng lo

Ăn chay tháng 7: bụng dẫu nhẹ tâm vẫn nặng lo

Lối sống


Ăn chay tháng 7: bụng dẫu nhẹ tâm vẫn nặng lo


SGTT.VN - Xưa, ăn chay đa phần là chuyện của người già, nay lắm người trẻ ăn chay, khoe đầy trên mạng. Ăn chay từ những tiệm cơm chay nổi tiếng Sài Gòn đến sân chùa, từ quán cơm văn phòng đến cơ quan.


Chuyện ăn chay, xoay tới xoay lui cũng là ba dạng: ăn chay niệm Phật cầu an, ăn chay để giữ eo và ăn chay vì quá sợ thức ăn hàng quán nhiều chất hoá học.


Ăn chay để tịnh tâm với một số người thì chỉ là giản đơn đến mức nghèo dinh dưỡng. Họ ăn chay ngày rằm, mùng 1 hoặc nguyên một tháng nào đó, nhất là tháng Vu lan mưa dầm dề. Ăn chay với những người này nhiều khi chỉ là cơm trắng rau luộc qua bữa, cốt yếu là tu tâm hướng thiện chứ chuyện ăn uống không cầu kỳ.










Ăn buffet chay ở một nhà hàng chay. Ảnh mang tính minh họa. Ảnh: dantri.com.vn



Với những nam thanh nữ tú ăn chay, cứ càng nhiều rau càng tốt. Người trẻ ăn chay để giữ eo và cũng có khi họ thuộc làu cả bảng dinh dưỡng với các thành phần thực vật. Thôi thì kệ, ăn vậy ít nhất là bớt được tiền hút… mỡ bụng, nhất là người trẻ giờ phải mất quá nhiều thời gian ngồi lỳ bên các loại thiết bị kỹ thuật số.


Cũng không ít người ăn chay theo kiểu thời thượng. Ăn chay, nhưng phải cầu kỳ cho con mắt bớt buồn. Nhiều tiệm bán đồ chay nhưng làm theo hình dạng “gà heo vịt quay” hay “tôm cua cá biển”. Một số quán chay tồn tại trong hoặc kề bên sân chùa cũng có kiểu làm như thế. Ngay khu ẩm thực ngoại quốc ở quận 1 TP.HCM, người ta khai trương nguyên cái nhà hàng Nhật Bản bán đồ chay với các kiểu sushi, cá biển, thịt thà… tất nhiên là được làm từ thực vật.


Nội tôi, hồi còn sống, bà hay nói rằng ăn chay là để “tu tâm” trong những ngày của Trời Phật. Cái mong ước “ăn chay niệm Phật và làm điều thiện là để đức cho con cháu” của nhiều người như nội tôi là thật và có từ rất lâu. Hồi đó, làm gì có chuyện ăn chay giữ eo hay ăn chay vì sợ hoá chất như bây giờ. Và với thói quen hàng chục năm trời, cứ trước sau ngày rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng, bà ăn chay vài ngày. Năm thì mười hoạ ngay ngày giỗ, mâm cơm chay nội làm có thêm tàu hũ này kia hoặc vài loại nấm. Vậy mà ông bà nội người nào cũng có đến cháu cố.


Chợt lo, cọng bún, ngọn rau, thớ thịt bây giờ đâu đâu cũng thấy hoá chất trà trộn, báo chí đăng không ngớt, vậy ai dám bảo đảm những thức ăn chế biến cho “tín đồ chay” là không có hoá chất? Bất lương hám lợi thì đâu có phân biệt khách hàng nào chay hay không chay mà né. Một khi người ta dám dùng những chất tẩy trắng công nghiệp để làm thực phẩm cho con người thì đâu có sợ gì chuyện “Trời có mắt”.


Mấy ngày nay, báo chí đưa tin hai cha con ở Quảng Ngãi vì thời cuộc mà chạy vào rừng lánh nạn 40 năm, giờ vẫn sống. Cụ ông đã vào tuổi bát tuần, ông con thì cũng hơn 40. Trà dư tửu hậu, nhiều người vỗ đùi bồm bộp vì nghiệm ra rằng: ăn mặn gặp toàn hoá chất nhưng ăn chay chưa chắc gì rau củ không có độc, chỉ còn sống kiểu rừng, ăn rau rừng, thịt trên núi, cá dưới sông… may ra mới sống lâu.


Nói vậy thôi, sông hay rừng giờ cũng bị đầu độc hết rồi!


Nam Hưng






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ