Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Tăng trưởng GDP 1%, ô nhiễm môi trường làm thiệt hại 3% GDP

Tăng trưởng GDP 1%, ô nhiễm môi trường làm thiệt hại 3% GDP

Tăng trưởng GDP 1%, ô nhiễm môi trường làm thiệt hại 3% GDP


SGTT.VN - Theo ước tính, nếu GDP Việt Nam trong 10 năm tới tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 3 lần so với hiện nay, đến năm 2025 có thể gấp 4 đến 5 lần.


GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP.











Ngày 11.10, tại hội thảo về bảo vệ môi trường, thứ trưởng bộ Tài nguyên - môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết, Việt Nam đang đối mặt với thách thức từ suy thoái môi trường, có nguy cơ đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội.


Ngoài tổn thất kinh tế thì ô nhiễm môi trường cũng sẽ tác động tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người với tỷ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2010 khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


Theo nhận định của các chuyên gia môi trường, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường. Điều đáng nói, dù đã có nhiều giải pháp mạnh tay, nhưng tình trạng này vẫn đang gia tăng ở nhiều nơi, đe dọa trực tiếp tới thành quả về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Các chuyên gia cũng đề nghị bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải xử lý kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách trong thời gian tới; tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược quy hoạch, dự án phát triển; tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề, các thành phố lớn và lưu vực sông. Các hoạt động nhập khẩu phế liệu phải được kiểm soát chặt chẽ; ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của các hệ sinh thái...


T.Tuyền






Thành lập khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên – Huế

Thành lập khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên – Huế

Thành lập khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên – Huế


SGTT.VN - Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa phát đi thông cáo cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định thành lập khu Bảo tồn sao la - một loài thú quý hiếm chỉ tìm thấy tại trung Trường Sơn, khu vực biên giới Lào - Việt Nam.










Sao La được tìm thấy ở rừng núi khu vực Thừa Thiên - Huế Ảnh:



Khu bảo tồn sao la Thừa Thiên - Huế có diện tích 15.519 ha, kết nối với khu bảo tồn sao la Quảng Nam, vườn quốc gia Bạch Mã và khu bảo tồn quốc gia Xê Sáp của Lào, tạo thành một hành lang bảo tồn rộng lớn.


Khu bảo tồn sẽ được khoanh vùng bảo vệ với các phân khu: phân khu chức năng riêng biệt, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ. Đây là khu vực tập trung phần lớn diện tích rừng nguyên sinh tự nhiên còn sót lại ở Trung Trường Sơn - nơi có độ đa dạng sinh học bậc nhất trong khu vực và trên toàn thế giới.


T.Tuyền






Cước 3G sẽ tăng 20% từ 16.10

Cước 3G sẽ tăng 20% từ 16.10

Cước 3G sẽ tăng 20% từ 16.10


SGTT.VN - Từ 16.10, các nhà mạng sẽ đồng loạt điều chỉnh giá cước 3G, tùy thuộc từng gói mà có mức tăng hoặc giảm khác nhau.











Cục Viễn thông cho biết vừa phê duyệt các gói cước 3G của 3 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone và Vinaphone. Theo đó, cước mới sẽ được thực hiện theo lộ trình để tránh gây xáo trộn cho khách hàng, tùy theo từng gói dịch vụ khách hàng sử dụng mà có điều chỉnh tăng hoặc giảm khác nhau.


"Nếu tính trung bình thì các gói cước sẽ tăng dưới 20%, trong đó điều chỉnh giá khoảng 10% - 13%, điều chỉnh phương thức tính chiếm tầm 6%", đại diện Cục nói. Bà cho biết thêm cơ quan chủ quản không quy định thời gian điều chỉnh mà cho các doanh nghiệp tự quyền quyết định, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng chuẩn bị riêng. Giá 3G Việt Nam hiện thấp hơn mức trung bình trong khu vực ASEAN và thế giới 35% - 68%. Đợt tăng giá lần này chưa đưa 3G lên mặt bằng chung nhưng cũng tránh việc nhà mạng bán dưới giá thành như hiện nay.


Trước khi nhà mạng tiến hành điều chỉnh cước phải thông báo rộng rãi cho khách hàng để khách nắm được thông tin, lựa chọn các gói cước phù hợp. Nếu người dùng không thay đổi dịch vụ đang sử dụng thì nhà mạng sẽ tự động chuyển sang các gói cước được điều chỉnh mới.


Trao đổi với Vnexpress.net,Vinaphone dự tính ngày 16.10 sẽ công bố giá mới. "Có nhiều gói được điều chỉnh cả tăng lẫn giảm. Chúng tôi sẽ đơn giản hóa gói cước, tăng số lượng các gói không giới hạn dung lượng. Bên cạnh đó Vinaphone cũng giảm cước trần xuống còn 500.000 đồng thay vì khoảng một triệu đồng như hiện nay", đại diện nhà mạng nói.


Mobifone và Viettel cũng điều chỉnh cùng ngày 16.10 và có thêm một số gói cước mới. Đại diện nhà mạng quân đội cho biết thêm sẽ ngừng áp dụng các chính sách quy định mức cước tối đa cho dịch vụ Dcom. Ngoài việc điều chỉnh giá 3G, các nhà mạng đều hứa nâng cao chất lượng dịch vụ như từng cam kết trước khi đề xuất tăng giá với bộ Thông tin và truyền thông.


Theo VnExpress






Hồi hộp, đau ngực trái có phải bệnh tim?

Hồi hộp, đau ngực trái có phải bệnh tim?

Vui sống


Hồi hộp, đau ngực trái có phải bệnh tim?


Gần một tháng nay tôi hay có cảm giác mệt mỏi, đau ngực phía trên vú trái, hay hồi hộp dù cuộc sống không có chuyện gì áp lực. Xin hỏi đó có phải là dấu hiệu của bệnh tim?


Nguyễn Văn Phương (TP.HCM)


GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, viện trưởng viện Tim mạch; phó chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam:











Đau ngực do rất nhiều nguyên nhân chứ không cứ do bệnh tim. Tất nhiên, khi đau vùng ngực bên trái, nhất là đau thắt ngực thì nên nghĩ đến bệnh lý của động mạch vành.


Nhiều trường hợp đau ngực nhưng có thể do nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, do bệnh lý của màng ngoài tim, do hở động mạch chủ, do tách thành động mạch chủ, do bệnh lý của phổi (u phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi) hoặc bệnh lý của hệ cơ hoặc thần kinh ở lồng ngực.


Rất nhiều trường hợp đau ngực còn do các bệnh lý dạ dày (viêm, loét dạ dạy hoặc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản)... Bạn nên đến các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch để được làm một số thăm dò cần thiết và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.






Cách tránh bệnh đau cột sống cho tài xế

Cách tránh bệnh đau cột sống cho tài xế

Vui sống


Cách tránh bệnh đau cột sống cho tài xế











Chồng tôi làm nghề lái xe liên tỉnh. Gần đây anh ấy có biểu hiện bị đau cột sống từ thắt lưng xuống, nghỉ ngơi vài ngày thì khoẻ. Xin hỏi có cách nào giúp chồng tôi phòng tránh được bệnh đau cột sống do công việc lái xe gây ra?


Cẩm Tú (TP.HCM)


GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương, chủ nhiệm bộ môn nội thần kinh, viện Quân y 103: Lái xe là một nghề rất ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng.


Các bác tài nên lưu ý, những lúc nghỉ ngơi phải nằm thư giãn cho thoải mái, vì lái xe thường ngồi là chủ yếu, nhưng lúc nằm nghỉ có khi không được thoải mái, nằm ngửa tạm ở ghế để nghỉ cũng không tốt (cột sống vẫn phải chịu tải quá nhiều).


Bên cạnh đó, những lúc rảnh rỗi, chồng bạn nên dành thời gian luyện tập cho cột sống thắt lưng được dẻo dai. Ngoài ra, chồng bạn nên sử dụng một cái đai, khi lái xe nên đeo vào để giảm tải cho cột sống thắt lưng. Trong trường hợp bị đau đột ngột, khó chịu thì buộc phải điều trị. Quá trình điều trị phải từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ, đau đớn không đi lại được, đau lan xuống chân... thì phải đến gặp bác sĩ ngay, còn trường hợp vẫn đi lại được, chỉ đau nhẹ thì có thể điều trị bằng phương pháp vật lý, các lá rang như ngải cứu chườm lên... làm giảm đau thắt lưng.






Loa di động X-mini Max v1.1 – âm thanh “tròn trĩnh”

Loa di động X-mini Max v1.1 – âm thanh “tròn trĩnh”

Dùng thử


Loa di động X-mini Max v1.1 – âm thanh “tròn trĩnh”











SGTT.VN - Loa X-mini Max v1.1 gắn vào nhau bằng cục nam châm được thiết kế dưới đế của hai loa rời. Loa sử dụng pin gắn trong, có thể sử dụng 12 giờ liên tục mới xạc lại với thời gian xạc pin từ 6 – 7 tiếng thông qua cổng mini USB. Dòng loa này có thiết kế nút tăng giảm âm thanh trên sợi cáp.


Theo nhà sản xuất, mỗi loa có chức năng hỗ trợ âm trầm Bass Xpansion System (BXS), giúp âm lượng của loa không bị rè khi mở âm thanh tối đa (công suất âm thanh là 3.5W). Qua trải nghiệm, X-mini Max cho ra âm thanh stereo, trong trẻo, trong điều kiện im lặng. Vì lẽ đó mà những ai thích âm bass sẽ không hài lòng lắm với âm thanh của Max v1.1. Loa X-mini do hãng Xmi (Singapore) thiết kế nhưng đóng gói tại Trung Quốc. Ngoài X-mini Max v1.1 (giá 849.000đ, có trọng lượng 104,8gram), hiện X-mini được bán nhiều tại thị trường với các dòng X-mini v1.1/ Max II/ Rave/ Kai với giá từ 469.000 đồng đến 1,59 triệu đồng. Qua đối chiếu giá và chất lượng âm thanh của nhóm loa “di động”, X-mini Max có chỗ đứng, nhưng chỉ nên chọn những mẫu có giá dưới 1 triệu đồng. Còn nếu chọn loa với mức giá hơn 1 triệu đồng, nên chọn những thương hiệu khác.


Song Minh






Cái alô trong nhịp sống đời thường

Cái alô trong nhịp sống đời thường

Cái alô trong nhịp sống đời thường


SGTT.VN - Vừa dứt lời mời: “Anh ơi! Mua giùm tờ vé số. Cả ngày nay mới bán được mấy tờ”, ông Tuấn (sau này mới biết tên họ đầy đủ là Trương Văn Tuấn, quê An Nhơn, Bình Định) đã lấy chiếc điện thoại đang đổ chuông, tế nhị quay ra đường, nói: “alô, cha nè, có gì không con?” Đầu dây bên kia nói gì đó, ông trả lời ngắn gọn: “Vài hôm nữa cha gởi về”. Ông cười khổ sở: “Ở nhà đang kẹt tiền”.










Chiếc điện thoại là cầu nối giữa người “tha phương cầu thực” với người thân ở quê. Trong ảnh: tranh thủ không có khách, chơi game đỡ buồn. Ảnh: Minh Phúc



Với những người nghèo “tha phương cầu thực”, chiếc điện thoại di động là cầu nối giữa người xa xứ và người thân ở quê nhà.


Thiết bị kết nối tình thân


Ông Tuấn khoe vừa mua chiếc điện thoại với giá 500.000 đồng. “Mình có rành đâu, nhờ mấy đứa nhỏ ở chung nhà trọ mua giùm. Nó nói, điện thoại Nokia nhưng là hàng nhái nên mới có giá đó. Tui có biết gì đâu, chỉ nghe và gọi là được rồi”, ông Tuấn kể. Từ khi có điện thoại, ông Tuấn và gia đình thường xuyên gọi cho nhau, từ chuyện hỏi thăm sức khoẻ, nhắc nhở những chuyện ở quê như đi đám giỗ, đám cưới, nhất là chuyện gởi tiền cho con đi học… Theo ông Tuấn, mỗi tháng ông tiêu hết 50.000 đồng cho điện thoại, cứ lựa lúc nhà mạng nhắn tin khuyến mãi, ông mua thẻ 50.000 đồng là đủ gọi một tháng.


Ông Nguyễn Văn Thương và bà Võ Thị Lan (quê ở huyện Tây Hoà, Phú Yên) là “cặp đôi hoàn hảo” xa quê đã hai năm nay. Chồng làm nghề đánh giày. Vợ bán vé số. Chồng xài điện thoại Trung Quốc, nhưng là hàng mua lại với giá 300.000 đồng. Còn vợ sang hơn, xài Nokia C2-03 giá 2,15 triệu đồng, mua cách đây hai năm khi còn đi chặt mía thuê và làm công nhân chế biến hạt điều ở Phú Yên. Bà Lan kể, từ khi hai vợ chồng đặt chân vào đất Sài Gòn, chiếc điện thoại dùng để gọi cho chồng với những thông tin thường ngày của một gia đình tha phương: hôm nay ai nấu cơm, vé số đã bán hết hay chưa… “Cả hai vợ chồng đi suốt ngày, có chiếc điện thoại tiện lắm. Hôm nào bán chưa hết thì gọi cho ổng để bán giúp. Có hôm tui bán được, ổng ế thì gọi ổng về nhà nấu cơm trước”, bà Lan cười kể. Theo lời bà Lan, một tháng, mỗi máy xài hết 20.000 đồng, hễ canh có khuyến mãi là nạp thẻ. “Thỉnh thoảng, cả hai thay phiên nhau gọi về cho cha mẹ ở quê. Mà có gọi gì nhiều đâu, hỏi thăm vài câu là cúp máy. Tiết kiệm mà”, bà Lan kể thêm.


Vợ chồng ông Toàn (Buôn Ma Thuột) làm nghề bán càphê dạo ở đất Sài Gòn gần một năm nay cũng vậy, sử dụng chiếc điện thoại để “hỗ trợ” nhau bán hàng. Từ sáng sớm, chồng một nơi, vợ một nẻo. Theo ông Toàn, hễ chỗ của người nào bán đắt hàng thì gọi để người kia kịp thời “ứng cứu” phục vụ khách. “Vì cả hai vợ chồng cùng chung nghề bán càphê dạo nên có điện thoại tiện lắm. Số điện thoại dán trên xe để cho khách hàng biết. Có nhiều người uống quen, ghi số điện thoại, họ cần gọi cho mình, tui chạy tới”. Còn chuyện gia đình, ông Toàn cười nói: “Thường buổi chiều tui gọi cho vợ để kêu vợ về trước nấu cơm, mình bán trễ hơn”.


Có tiền sẽ mua cái alô


Ông Trịnh Văn Khương, quê ở Đông Hoà (Phú Yên) bước chân vào Sài Gòn, bán vé số cách đây một năm. Ông Khương than thở: “Già rồi, nhớ quê lắm nhưng ở ngoải làm ăn khó khăn quá nên mới vào trong này bán vé số để kiếm tiền nuôi gia đình”. Mấy tháng mùa mưa bán ế, mỗi tháng được 3 triệu đồng, còn mấy tháng trước, có tháng kiếm được 5 triệu đồng. Được chủ bao ăn ở nên ông yên tâm, còn khi nhớ con cháu, ông mượn điện thoại của cô cháu họ cũng đi bán vé số, ở chung nhà để gọi về quê. “Dù là con cháu nhưng mượn hoài cũng kỳ, thỉnh thoảng mới mượn. Mỗi lần gọi được mấy câu rồi thôi. Muốn mua cái alô mà không có tiền”. Ông Khương tâm sự tiếp, ông sẽ cố gắng dành dụm rồi mua một chiếc điện thoại để có cái mà gọi về quê, lỡ có chuyện gì bất trắc còn có cái để gọi về cho chủ nhà. “Bây giờ trong túi tui lúc nào cũng có miếng giấy ghi số điện thoại của đứa cháu, mình có chuyện gì cũng có người biết mà giúp mình”.


Bà Nguyễn Thị Sáu (quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi) bán dạo gương lược, quẹt, kính... ở Sài Gòn đã được ba năm. Cũng như ông Khương, trong túi bà Sáu lúc nào cũng có một miếng giấy ghi sẵn mấy số điện thoại của những đứa con ở quê. Bà nói rằng, bà không biết xài điện thoại. Có gì cần, bà nhờ mấy đứa nhỏ trong phòng gọi giùm. “Tui đưa miếng giấy, tụi nó bấm số rồi tui nghe. Mấy đứa con nói tui mua một chiếc điện thoại nhưng tui không có tiền và sợ bọn cướp giựt”, bà Sáu cười vui. Bà xốc quầy hàng “lưu động” trên vai rồi chậm chạp lê từng bước chân trên đường phố chật ních người và xe…


Trọng Hiền






Chợ bệnh viện, đời bệnh nhân

Chợ bệnh viện, đời bệnh nhân

Chợ bệnh viện, đời bệnh nhân


SGTT.VN - Quá tải bệnh viện vẫn mãi mãi là chuyện thường ngày. Quá tải, bệnh viện đôi khi không khác gì cái chợ – theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong chợ bệnh viện đó, đời bệnh nhân sao quá chua chát!










Khuôn viên BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM với 4.000 bệnh nhân khám mỗi ngày. Ảnh: TNO



1. Đến bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, người ta có cảm giác đây là cái “chợ” chứ không phải là bệnh viện. Cái mà ai nhìn bằng mắt thường cũng thấy và... sợ, đó là sự quá đông đúc, quá ồn ào, quá xô bồ. Còn là “chợ” bởi có nhiều thứ bệnh nhân không nhìn thấy, nó được xuất phát từ sự buông lỏng quản lý. Không ai biết nạn gian lận phim X-quang có từ bao giờ, nhưng ít ra cũng từ năm 2007 và không thể nói ban giám đốc không hề hay biết! Nhưng làm sao chấn chỉnh vì ngay cả thành viên ban giám đốc cũng có vấn đề. Trong chín trường hợp bác sĩ ở các khoa tham gia phẫu thuật dịch vụ khi có lịch phân công trực, thanh tra sở Y tế phát hiện có hai phó giám đốc và bốn trưởng, phó khoa! Vậy còn gì để nói? Phát biểu trên báo chí, ông giám đốc bệnh viện cho biết: “Lượng mổ dịch vụ chỉ chiếm 40 – 45 ca/ngày”, và “đây là cách để cải thiện đời sống nhân viên”. Nhưng thực tế lại khác, có thời điểm mỗi ngày bệnh viện mổ đến 70 ca dịch vụ nhưng chỉ có 30 ca chương trình!


Không chỉ loạn như thế, việc cung cấp vật tư tiêu hao ở đây cũng không theo quy định nào: đại diện các công ty cung cấp vật tư tiêu hao (khớp nhân tạo, đinh, vít...) tuỳ tiện mang sản phẩm đến phòng mổ để cung cấp, thậm chí vào tận các phòng mổ, tham gia phụ bác sĩ, khi bác sĩ phẫu thuật yêu cầu loại dụng cụ nào thì sẽ được cung cấp. Ai lợi, ai thiệt quá rõ!


2. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là một trong số ít bệnh viện được thành phố chọn xây dựng khoa vệ tinh ở những nơi khác để giảm tải. Nhưng cả năm qua chương trình này dường như chỉ làm lấy tiếng. Ở khoa vệ tinh của bệnh viện An Bình, bệnh nhân nằm ở đây để giữ chỗ trước mổ và nghỉ dưỡng sau mổ. Nếu mổ, bệnh nhân cũng phải qua bệnh viện chính, như thế có khá gì? Hỏi tại sao, người ta đổ thừa không có phòng mổ. Khoa vệ tinh của bệnh viện Tân Phú còn thê thảm hơn, chỉ lèo tèo chục bệnh nhân. Ở đây có phòng mổ hẳn hoi, nhưng không bệnh nhân nào được mổ vì không có trang thiết bị. Như thế có mở khoa vệ tinh cũng chẳng giải quyết được quá tải bệnh Chấn thương chỉnh hình, bệnh nhân ở đâu cũng phải về bệnh viện chính để mổ!


Câu chuyện thất bại (đến thời điểm này) của chương trình khoa vệ tinh chấn thương chỉnh hình có thể được nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau, nhưng có một góc cạnh cần nhìn thẳng: Quá tải bệnh viện là nỗi khổ của người này nhưng lại là “niềm vui” của người khác. Bởi có quá tải mới có chuyện chụp X-quang bát nháo (để nhân viên khoa chẩn đoán hình ảnh mỗi năm có thể bỏ túi đến 3,3 tỉ đồng – theo đánh giá của cơ quan chức năng), có chuyện bệnh nhân xin mổ dịch vụ vì sợ chờ quá lâu, từ đó tạo cơ hội cho một nhóm nhân viên y tế lừa gạt.


Quá tải bệnh viện, câu chuyện gây nhiều bức xúc vì tạo ra quá nhiều hệ luỵ cho người dân, nhưng thực tình chẳng biết khi nào mới được giải quyết. Mới nhất, trong cuộc họp với ban Kinh tế – ngân sách, HĐND TP.HCM ngày 8.10 về tiến độ thực hiện các dự án công trình trọng điểm và dự án chuyển tiếp của ngành y tế thành phố năm 2013, đại diện sở Y tế cho biết trong chín dự án trọng điểm y tế, hầu hết đều vướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng. TP.HCM sắp tròn 40 năm giải phóng, nhưng trong chừng ấy năm đó không một bệnh viện tầm cỡ nào được xây dựng, những bệnh viện nhi đồng, ung bướu, chấn thương chỉnh hình hoành tráng hoàn toàn chỉ nằm trên giấy.


Vì thế, quá tải bệnh viện vẫn mãi mãi là chuyện thường ngày. Quá tải, bệnh viện đôi khi không khác gì cái chợ – theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong chợ bệnh viện đó, đời bệnh nhân sao quá chua chát!


Bình Yên






Dịch vụ đi chợ thuê đã chuyên nghiệp hơn

Dịch vụ đi chợ thuê đã chuyên nghiệp hơn

Dịch vụ đi chợ thuê đã chuyên nghiệp hơn


SGTT.VN - Đi chợ thuê là loại dịch vụ đã xuất hiện ở TP.HCM từ hơn chục năm nay khi mà thời gian của người dân đô thị càng ngày càng ít ỏi. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, người dân thắt chặt chi tiêu, nhưng dịch vụ này vẫn tồn tại được, khẳng định đã có bước tiến dài chuyên nghiệp.










“Đi chợ thuê” giúp giải phóng chị em phụ nữ nhưng chưa được nhiều người ưa dùng vì nhiều lý do (ảnh mang tính minh hoạ). Ảnh: Thanh Hảo



Trước đây một tháng, chị Thuỳ Linh, giám đốc một công ty giao nhận ở quận 1 được người quen giới thiệu dịch vụ cung cấp bữa ăn gia đình ở Tân Bình. Đặt vài món ăn thử, gia đình chị Linh thấy ổn vì cơ sở này nấu ăn hợp khẩu vị. Một, hai, rồi ba tuần sau đó, chị Linh thấy nhẹ gánh nặng lo phần cơm nước cho chồng con rất nhiều vì chỉ cần bắc nồi cơm là đã có bữa cơm nhà. Tuy nhiên, sau đúng một tháng sử dụng dịch vụ, con trai chị đã bắt đầu thấy ngán và thèm món ăn mẹ nấu… Ở TP.HCM, nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng như chị Linh. Việc đi chợ, nấu ăn cho gia đình quả thật là một gánh nặng. Hiện giờ, chị Linh không còn dùng thực phẩm nấu sẵn của cơ sở kia nữa, chị chọn giải pháp thuê dịch vụ đi chợ, giảm được công đi chợ, còn nêm nếm chế biến thì chị tự tay làm.


Từ nhu cầu thực tế


Dịch vụ đi chợ thuê thực ra đã xuất hiện ở TP.HCM từ năm 2002 do DNTN Vĩnh Thái thực hiện, nhưng sau đó hoạt động gặp nhiều khó khăn nên phải đóng cửa. Những năm sau này, đã có nhiều công ty mở lại dịch vụ với những cách làm mới, dần dần chuyên nghiệp hơn và có được lượng khách ổn định.


Chị Cẩm Hà, giám đốc công ty Sen Vàng cho biết, thông thường tỷ lệ mất khách hàng khoảng 15% nhưng không phải do biến động kinh tế mà vì những lý do khác như nhà đã có người giúp việc, chán những món trong thực đơn hoặc là chuyển nơi cung cấp vì lý do chủ quan nào đó. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền đi chợ của khách cũng không giảm, lý do đơn giản là người ta có thể nhịn các nhu cầu khác chứ rất khó để nhịn ăn. Vả lại, khách hàng chọn các dịch vụ đi chợ thuê thường là những người bận rộn và có thu nhập khá. Họ có thể ưu tiên thời gian kiếm tiền hơn là tìm cách tiết kiệm tiền. Trung bình, một đơn đặt hàng cho Sen Vàng dao động từ 100.000 – 200.000 đồng.


Chị Diệu ở Lifesimple.vn cho biết tuy có nhiều công ty xuất hiện nhưng tình hình cạnh tranh vẫn lành mạnh, công ty chị vẫn có những khách hàng ruột, ổn định. Khách của Lifesimple thường đi chợ ba lần/tuần hoặc mỗi ngày. Trung bình cho một hộ 3 – 4 người, chi tiêu khoảng 190.000 – 250.000 đồng/ngày.


Chị Hồ Thị Diệu ở công ty Health cũng cho biết, dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng hoạt động công ty không ảnh hưởng gì nhiều, vì phần đông khách của công ty sống ở các quận trung tâm, thu nhập khá. Do đó, để giữ được khách hàng và phát triển nguồn khách mới, công ty xác định điểm mạnh của mình sẽ là chất lượng hàng hoá. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề mà hầu hết người tiêu dùng quan tâm, nhất là khi hàng hoá giao đến tay mình đều đã được sơ chế qua (gọt vỏ, tẩm ướp chẳng hạn) thì việc nhận biết hàng kém phẩm chất rất khó. Đây cũng là mối quan tâm chung của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đi chợ thuê. Có công ty công bố rõ ràng luôn hàng hoá mình lấy từ đâu và xử lý rau quả bằng cách nào (lấy từ Metro, Vissan, xử lý bằng ozone, bảo quản lạnh trong toàn quy trình chẳng hạn) để tạo sự yên tâm cho khách.


Chuyển hướng chuyên nghiệp hơn


Đại diện công ty Nguyên Khang cho rằng có rất nhiều người đã biết đến dịch vụ đi chợ thuê nhưng họ vẫn còn ngần ngại vì sợ chi phí cao. Trên thực tế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã tìm cách giải toả tâm lý này. Chẳng hạn, công ty Sen Vàng thuyết phục khách hàng rằng họ lấy giá sỉ, chủ yếu lấy công làm lời bằng cách tăng thêm các dịch vụ cộng thêm như sơ chế, giao hàng.


Thực tế, đây là kinh doanh dịch vụ, nhận được đơn hàng thì công ty mới đi chợ. Nguy cơ hàng tồn đọng ít xảy ra nếu khéo biết thu xếp. Không dừng lại ở đi chợ thuê là mua gì giao đó, nhiều công ty tìm cách giảm những công đoạn gây mất thời gian cho khách. Tuỳ theo quỹ thời gian, khách có thể chọn mua nguyên vật liệu hoặc nguyên liệu thực phẩm đã sơ chế hoặc gấp quá, chọn luôn thực phẩm đã nấu chín, như dịch vụ của ilovefood.com.vn. Dĩ nhiên, đỡ cực đoạn nào thì phải thêm tiền đoạn đó.


Công ty Nguyên Khang sau một thời gian lấy dịch vụ đi chợ thuê làm ngành kinh doanh chính thì cũng đã bắt đầu chú trọng đối tượng khách hàng là các trường mầm non, cung cấp suất ăn sẵn cho doanh nghiệp… Còn công ty Sen Vàng, bên cạnh cung cấp nguyên liệu sơ chế theo thực đơn gia đình với hơn 300 món, công ty cũng phát triển mạnh dịch vụ giúp việc nhà trọn gói, chăm sóc người già hay gia sư tại gia. Để thu hút và giữ khách, các công ty đều nỗ lực cung cấp thực phẩm càng phong phú càng tốt. Thậm chí, công ty Sen vàng còn lên cả thực đơn cho người ăn kiêng, thực đơn chay.


Gia Hoà






Sài Gòn câu đêm

Sài Gòn câu đêm

Phóng sự


Sài Gòn câu đêm


SGTT.VN - 5 giờ chiều, tranh thủ lúc nghỉ ca, một nhóm công nhân xây dựng tại công trình Everich II, quận 7 háo hức rủ nhau xách cần câu ra một miệng cống trên đường Đào Trí. Ngày nước lên, cái ao trước miệng cống rộng chừng 20m2 đối diện công trình ngầu đục, phủ kín lục bình, vậy mà thập diện mai phục đến hơn chục chiếc cần câu máy, câu rút, câu trúc các kiểu.










Câu đêm ở cầu Tân Thuận. Ảnh chụp lúc 11 giờ đêm 9.10.



Một tiếng rưỡi sau, dãy đèn cao áp trước khối chung cư đang xây dang dở được bật sáng, là lúc nhóm công nhân ngồi phân công người đi mua rau, gia vị, mấy xị rượu cho bữa lẩu hơn 2kg cá đồng đủ loại: rô, trê, lóc... họ vừa giật được.


Một đêm, một xe máy một cần câu


Cách đó chừng một cây số, nhánh nước thải khu dân cư quanh miễu Bà Cố đổ vào con rạch cạnh khu Nam Long ngày nước rút rậm rịt muỗi mòng, bốc mùi hôi “điếc mũi” vậy mà hôm nước lên, cũng tụ tập mấy tay câu đêm. Tú, 32 tuổi, nhà ở đường Nguyễn Văn Quỳ, quận 7 vừa gỡ con cá lau kiếng mới cắn câu, vừa lầm bầm: “Sao cái rạch này giờ toàn cá lau kiếng. Có hôm ngồi một chút giật năm con”. Theo kinh nghiệm của Tú, thì mấy ông mê nhậu thích con cá lau kiếng. Vì chế biến cực chút, nhưng nếu biết cách, thịt nó thơm và dai như thịt gà.


Tú là thợ sửa xe, cả ngày loay hoay, chân tay lấm lem dầu nhớt, vậy mà chiều về, có khi không kịp tắm rửa, đã ôm cần, cưỡi xe đi tìm một khúc sông, rạch nước nào đó buông câu. “Vì chuyện mê câu đêm mà vợ chồng tui lục đục suốt. Nhưng đã mê rồi khó bỏ”, Tú nói.


Mắt sáng rỡ, đầy hứng khởi, Tú say sưa kể chuyện tuần trước giằng co với con cá bông lau ba ký dưới chân cầu Phú Mỹ, tháng trước giật được con cá tra muốn gãy cần câu ở rạch gần cầu Phú Xuân, vài tháng trước, ông bạn câu của anh “quất” được con cá chẻm nặng 5kg ở sông Nhà Bè... Chuyện câu kéo với dân mê câu đêm như Tú, nếu chịu khó ngồi lại nghe, sẽ nhiều tập như chuyện... ngàn lẻ một đêm.


Cũng như Tú, nhiều người Sài Gòn ngày bận rộn trăm công ngàn việc mưu sinh, đêm mới được nuông chiều cơn ghiền câu kéo. Dọc bến Bạch Đằng (quận 1) cho đến bờ kè đại lộ Đông Tây, những khúc kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè sáng đèn cho đến các chân cầu kênh Tẻ, cầu Bình Triệu... đâu đâu cũng thấy những tay câu đêm lọ mọ tẩn mẩn với mồi giun, mồi dế, mồi tự chế, ra tay sát cá. “Câu không có thì buồn, câu được con cá lên thì mừng. Mà mấy hôm câu trúng nhiều cá, xách về nhà còn bị vợ la, lại mất công đem đi cho hàng xóm. Vậy mà mê không bỏ được. Chắc tại nó cho mình sự thoải mái đầu óc”, Việt, một nhân viên văn phòng đang buông câu ở chân cầu Khánh Hội, nói.


Tính sơ sơ, ba chiếc cần câu máy, mấy phụ kiện như vợt, ghế xếp... Việt đầu tư gần một triệu rưỡi. “Cái chính là vui”, Việt nói, “Nhiều lúc làm việc căng thẳng, chỉ trông đêm xuống để kiếm lon bia, xách cái cần ra sông ngồi cho nó thanh thản”.


Nhậu hay không nhậu?


Nhưng chuyện một mình uống lon bia ngồi ngắm phố lên đèn, chờ cá cắn câu như Việt xem ra hơi cá biệt. Vì mười người câu đêm thì đến chín nói rằng, đi câu phải có bạn, có nhóm mới vui. Câu cá cũng là một kiểu tụ tập đàn đúm.


Ông Ba, nhà ở phường 3, quận 8, người đi câu đêm thường xuyên hai năm nay ở khu vực cầu kênh Tẻ và dọc đại lộ Đông Tây kể rằng, ngày nào ông ở nhà là y như rằng, bạn bè chòm xóm kéo đến rủ nhậu đến quắc cần câu. Cho nên, với ông, đi câu là cách trốn nhậu. “Nhưng rồi ra đây cũng đâu có thoát. Đi một nhóm chục mạng, nhiều khi trải bạt ngồi nói chuyện một lúc thấy nhạt miệng, kêu mấy đứa bán bia dạo lại, làm vài lon, vậy là sương sương. Có khi mê nhậu không ngó, giở cần câu lên thì con cá cắn câu đã chết ngạt”, ông nói.


Ông Ba phàn nàn rằng, thấy dân câu đêm dọc đại lộ Đông Tây ngày càng đông, các cặp trai gái hẹn hò ngày càng nhiều, nhu cầu càphê, nước ngọt, bia bọt ngày càng lớn, những người bán hàng dạo ở đây tha hồ “chém đẹp”. Không như mấy quán càphê cóc quen dọc bờ bên kênh Tẻ mà ông và nhóm bạn hay lui tới, bao nhiêu năm rồi không tăng giá, có khi để đèn cho dân câu ngồi đến 2, 3 giờ sáng.


“Ngày câu trúng cũng được hai, ba ký. Gặp con nước thuận, cá say mồi, ngồi lại đến trời sáng mới về. Nhưng nay, như ở rạch Bến Nghé, Tàu Hũ, cá to ngày càng hiếm. Kể cả cá phóng sanh, cũng bị chích điện, vớt hết sạch. Nhiều khi mấy mạng mà câu từ 3 giờ chiều đến 9 giờ đêm, không có con nào. Được cái, chỗ nào hay lui tới, dân câu đêm gặp lờn mặt, khi mồi điếu thuốc, lúc xin con giun, rồi quen biết nhau hết à”, ông Ba nói.


Tối 9.10 là một buổi câu không may mắn của ông Ba. Dù vậy, ông cũng vui vẻ. Vì trong lúc câu, ông tranh thủ trải bạt ngồi bấm được nửa ký khuyên nhựa phụ bà vợ làm nghề ráp đồ chơi cho trẻ con.


11 giờ đêm, nhìn con nước rạch Bến Nghé bắt đầu dậy mùi hôi, rác rến lềng bềnh rút về hướng sông Sài Gòn, ông Ba nói: “Cũng nhờ câu kéo mà biết nhiều chuyện, ví dụ thuộc lòng giờ giấc con nước lên xuống ra sao, chứ không câu kéo, thì quan tâm chi chuyện đó”.


Gia vị cho hẹn hò


Dọc bến Vân Đồn, đại lộ Đông Tây hay bên cầu ông Cậy (Thủ Thiêm) là những điểm đêm về dập dìu hò hẹn, hóng gió, tâm sự. Cái cảnh từng cặp từng cặp ngồi tâm sự trên xe máy nhìn ra dòng nước lừ lừ trước mặt hình như sẽ thi vị hơn nếu có thêm một... chiếc cần câu. Quả thật là gần đây nhiều cặp trai gái hò hẹn đã “trang bị” thêm chiếc cần câu cắm hờ hững trước mặt. Chiếc cần câu suốt đêm không được thay mồi. Chúng chỉ đóng vai trò gia vị cho cuộc hẹn khi cả chàng và nàng đều là dân mê câu kéo.


Hẳn là chàng và nàng cũng ngầm hiểu với nhau rằng, chiếc cần câu cắm hờ trong cuộc hẹn hò tình tứ khuya khoắt thì không dùng vào việc câu cá mà để... “câu” thứ khác.


bài và ảnh: Nguyễn Vinh






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ