Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Cơ hội đối chiếu

Cơ hội đối chiếu

Interfoods lần thứ 13 - Jakarta, Indonesia


Cơ hội đối chiếu


SGTT.VN - Đoàn doanh nhân Việt Nam tham dự Interfoods lần thứ 13 – Jakarta, Indonesia do hội Doanh nghiệp HVNCL và trung tâm BSA tổ chức, vừa kết thúc cuộc khảo sát thị trường (từ 27.8 đến 31.8).










Nhiều nhà nhập khẩu Indonesia muốn mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam qua nhịp cầu của Đại sứ quán và hội doanh nghiệp HVNCLC. Ảnh: HL



Jakarta tràn ngập hàng hóa, phân lập “đẳng cấp” tiêu dùng khá rõ ràng. Các doanh nhân và các chuyên gia thuộc Trung tâm BSA đã chia thành nhóm khảo sát các kênh phân phối hiện đại: các đại siêu thị, trung tâm mua sắm, chợ truyền thống, điểm bán lẻ tại Jakarta, nơi Alfamart, Indomaret chung sống với Carrefour, Lotte Mart…


Ông Irwan Santo Widdjaja, thành viên Hội các nhà nhập khẩu Indonesia cho biết có 4.633 hội viên hi vọng tìm ra mặt hàng, sản phẩm mới. Trong thời gian qua, 25% khối lượng nhập khẩu trong hiệp hội của ông từ Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ giữa các các doanh nghiệp Indonesia và Việt Nam, bên cạnh bánh phồng tôm, bột là sản phẩm có nhiều cơ hội vào thị trường Indonesia dù Interfood thu hút trên 380 doanh nghiệp ở nhiều châu lục tới Jakarta trưng bày, chào bán sản phẩm.


Nhóm nghiên cứu thị trường của Nutifood gồm ông Trương Hùng, ông Lê Nguyên Hòa, phó chủ tịch HĐQT, bà Trần Thị Lệ, tổng giám đốc cho rằng Indonesia có cách phân phối cho người thu nhập thấp rất tốt.


“Các cửa hàng tiện lợi, giá rẻ hơn cả các kênh truyền thống, sẽ xem lại kênh phân phối để tổ chức lại sản xuất của mình". Theo ông Hòa, ở Indonesia, có câu trả lời: phát triển kênh hiện đại và chăm sóc nhà bán lẻ để họ đẩy hàng ra thị trường. Giá phải rất cạnh tranh, cơ cấu sản phẩm có nhiều loại và sản phẩm cho người thu nhập thấp và trẻ suy dinh dưỡng ( tỷ lệ này chiếm tới 10% số trẻ ở Việt Nam).


Có thể dùng túi thay vì đựng trong lon hoặc làm những gói nhỏ để người tiêu dùng dễ mua hơn”, ông Lê Nguyên Hòa, phó chủ tịch HĐQT Nutifood, cho biết.


Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi (Đồng Tháp) chắc chắn thúc đẩy nhịp tiêu thụ trên 5-6 container/ tháng sau khi đối tác TTS – Bích Chi thỏa thuận ghi thành phần dinh dưỡng bằng tiếng Indonesia trên bao bì. Bún gạo, hủ tíu, bánh phồng tôm, bánh phồng cá…có nhiều cơ hội vào Indonesia.
































Ảnh trái: Khảo sát điểm bán lẻ và cách tính để hàng Việt bước vào hệ thống các cửa hàng tiện lợi. Ảnh phải: các thương nhân của Saudi Abrabia giới thiệu dặc sản từ Trung Đông

Các doanh nhân đã tiếp xúc với Mohamach Abdoula, đại diện Hội liên hiệp nông dân Indonesia và được chia sẻ kinh nghiệm khi tham gia thị trường có khá nhiều người khổng lồ đang ra sức chi phối thị trường.


SG food nhận ra nguồn nguyên liệu cá từ các nông trại tiềm năng của Indonesia, chế biến tại Việt Nam và xuất khẩu thành phẩm trở lại xứ vạn đảo này.


Ông Mohamach Abdoula cho biết đã mười năm liên tục ông đưa sản phẩm của công ty Bùi văn Ngọ sang Indonesia.


Được biết, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập hội Doanh nhân trẻ VN, hội Doanh nhân trẻ TP.HCM đã tổ chức tọa đàm chủ đề: “Indonesia-thị trường tiềm ẩn”,diễn giả gồm: Tổng lãnh sự Indonesia tại TPHCM Dalton Sembiri, lãnh đạo công ty Bùi văn Ngọ và đai diện hội Doanh nghiệp HVNCLC. Ông tổng lãnh sự ca ngợi công ty Bùi văn Ngọ đã có nhiều thiết bị rất đắc dụng giúp nông dân Indonesia.


Công ty Bùi Văn Ngọ cùng là người đồng hành cùng chương trình “hỗ trợ nông gia” do báo Sài gòn Tiếp Thị và hội Doanh nghiệp HVNCLC tiến hành ở ĐBSCL từ 2007 đến nay.


Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch HĐQT/ tổng giám đốc Vinamit đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nhân trước xu hướng doanh nghiệp giữa các quốc gia tương tác đẩy hàng hóa ra thị trường. Đặc biệt chú ý những thị trường láng giềng có thị hiếu và thói quen tiêu dùng không quá khác biệt với Việt Nam.


Ông Trương Cung Nghĩa, công ty nghiên cứu thị trường Trương Đoàn và Trung tâm hội nhập WTO TP.HCM đã cử người tham gia cuộc khảo sát này, cùng các doanh nghiệp đánh giá bối cảnh và cơ hội.


Cơ hội dễ nhìn thấy là các doanh nghiệp xứ vạn đảo rất thân thiện với Việt Nam và sự ổn định chính trị của Việt nam là môi trường tốt cho mọi ý tưởng tương tác đưa hàng ra thị trường toàn cầu phát triển.


Hoàng Lan ảnh H.L






Hồi sinh từng ngày

Hồi sinh từng ngày

Hồi sinh từng ngày


SGTT.VN - Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang hồi sinh từng ngày. Chưa nói đến khách phương xa, người dân Sài Gòn vài ba tuần mới có dịp qua đây cũng thấy những điều mới lạ. Dòng kênh đang hồi sinh từng ngày...


thực hiện: Phan Quang



















































“Cả tháng mới đi qua đây thấy rặng liễu lớn hẳn lên”; “Hôm nay mấy bồn hoa nở rồi”; “Hôm nay có thêm ngôi nhà mới trên đường ven kênh”; “Hôm nay người đi bộ đông lắm”; “Chiều nay ra bờ kênh không, vui lắm...”, dòng kênh đang hồi sinh mỗi ngày qua những câu chuyện bộc lộ niềm vui của cư dân thành phố.


































Khước từ di sản được thừa kế

Khước từ di sản được thừa kế

Khước từ di sản được thừa kế


Tôi là một trong những đồng thừa kế tài sản do cha tôi chết để lại, nay tôi muốn khước từ di sản này, tôi phải làm theo những thủ tục nào?


Phan Thị Kim Ngân, Lê Lợi, Quận 1


Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.


Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.


Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.


Như vậy bà có thể từ chối di sản thừa kế do cha ông để lại nếu đáp ứng các yêu cầu trên (bộ Luật dân sự 2005).


CCV Nguyễn Quốc Thịnh






Mực tuộc nhúng chao khoai môn

Mực tuộc nhúng chao khoai môn

Mực tuộc nhúng chao khoai môn










Mực tươi còn ngời – vật liệu đã ngon, chế biến công phu càng ngon hơn. Ảnh: NK



SGTT.VN - Bạn đã bao giờ thưởng thức hương vị chao ủ từ khoai môn? Bạn đã từng nghe tiếng con mực tuộc, tên gọi loại mực giống bạch tuộc ở Cần Giờ. Mực tuộc Cần Giờ tươi còn ngời nhúng nước lẩu chao khoai môn đem lại một hương vị lạ lẫm.


Nhúng mực chín xong chấm với muối rang nồi đất giã ớt chim xanh. Cái giòn chua chua nồng nồng của miếng mực khi nhai chắc chắn giúp cho bạn khám phá một thứ hương vị mới của quê nhà. Thỉnh thoảng thêm vài cọng rau thiên nhiên (không trồng) càng lành hơn. Có khi món ăn là dòng sông mà không bao giờ bạn tắm lại được lần thứ hai, vì sông trôi là trôi mất biệt.


Ngữ Yên






Nhạt và đậm

Nhạt và đậm

LTS: Việt Nam là một trong những quốc gia có mô hình khép kín về càphê, từ khâu trồng, sản xuất, chế biến đến thưởng thức càphê. Văn hoá càphê cũng bắt rễ, phát triển hơn trăm năm. Thế nhưng, giá trị càphê vẫn chưa được nâng lên xứng tầm. Chuyên đề của báo SGTT hy vọng chuyển tải được phần nào những thay đổi thú vị đang diễn ra ở thị trường càphê


Nhạt và đậm


Đôi khi ly càphê nhạt vẫn có thể làm đậm chút nào đó những giây phút đời mình trong những tháng ngày nhạt nhoà nối tiếp...










Cà phê vỉa hè Sài Gòn ồn ào và râm ran hơn ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hảo



Cùng là càphê vỉa hè, nhưng càphê Hà Nội và Sài Gòn dường như hết sức khác nhau. Ở một nơi nhiều mưa dầm và nhiều cung đường xe cộ loang loáng, người Sài Gòn uống từng giọt càphê loãng và nhiều đá, lắng nghe những câu chuyện thời sự và trò chuyện rôm rả với nhau. Ở một nơi khác, những ly càphê đậm và ít đá, thậm chí dù thời tiết nóng, ly càphê có thể vẫn nghi ngút khói, người Hà Nội ngồi gật gù lắng nghe nhau, chia sẻ những không gian nhỏ và san sát của 36 phố phường, trầm ngâm.


Người Sài Gòn, hay của rất nhiều thành phố của miền Nam thường càphê không nguyên cớ. Sau một đêm, người ta tìm đến nhau, làm đậm đặc lại đời sống, cố sôi động trở lại bầu không khí của từng ngày làm người, dù không có biến cố gì mới. Có lẽ vì vậy ở Sài Gòn người ta hay mua báo. Thời sự và những gì chuyển động quanh cuộc đời mình là điều được xem, đặt ra, mổ xẻ, tranh cãi, cười… thậm chí cãi đến giận nhau rồi dăm ba bữa trở lại vòng quay thường nhật đó. Người Sài Gòn gọi nhau “càphê nghe mày”, đôi khi chỉ là cái cách để ngồi gần nhau, nhìn nhau, thậm chí ngồi kế nhau và... làm thinh.


Người Hà Nội ngày nay thì dường như không có thói quen cà kê ở quán cóc vỉa hè như một thói quen nhìn phố. Khi gọi nhau càphê, thì thường cần gặp nhau để nói chuyện gì đó, thăm hỏi, bàn việc làm ăn lớn nhỏ… Những câu chuyện được nghe từ quán càphê vỉa hè Hà Nội cũng không ồn ào râm ran như Sài Gòn. Báo thường ít bán được ở Hà Nội trong các tiệm càphê, vì hầu như ai nấy cũng đã có chuyện để nói, để bàn. Thời sự thì đã nằm lòng từ đêm qua từ đài truyền hình hay phát thanh. Ly càphê vỉa hè ở Hà Nội đậm hơn ở Sài Gòn và đến giọt cuối vẫn còn vị nguyên, khi người ta chia tay nhau ra về, mỗi người thường mang theo một câu chuyện của nhau để làm quà trong suy nghĩ. Người Hà Nội ít khi ngồi càphê với nhau để lặng im nhìn đời sống.


Cô bạn Hà Nội ở một quán nhỏ thơ mộng kiểu Pháp trên đường Khúc Hạo mời tôi ly càphê rất đậm và ít đường. Khi hỏi xin thêm đường, lại thoáng thấy người phục vụ mỉm cười. Nụ cười như thể nói là “người Sài Gòn vẫn hay thích ngọt nhỉ”.


Quán rất đẹp như vắng khách sáng. “Hà Nội ít người đi càphê sáng như ở Sài Gòn”, cô bạn nói. Làm một người Sài Gòn ngồi càphê ở Hà Nội, có thể bạn sẽ thấy mình ngơ ngác vì thói quen càphê vô nguyên cớ của mình. Thậm chí cách mình ngồi càphê và không biết nói gì với những người bạn Hà Nội cũng sẽ khiến mình chợt cảm thấy vô duyên lạ. Lúc đó, ly càphê đậm bé tí cũng trở nên nhiều đến mức không thể nào uống cạn.


Lại chợt nhớ đến những buổi sáng càphê của nhà thơ Du Tử Lê ở tận trời xa. Ông chia ngày chẵn ngồi ở một quán của các bạn văn nghệ, và ngày lẻ thì ngồi ở một quán nhiều các bạn đời hơn. Ly càphê của ông thường rất đậm, nhưng vẫn là một loại càphê nhạt của người Việt, lại cũng ít khi nào uống hết. Mang theo mình một cảm giác ngồi vỉa hè ở quê nhà, nhà thơ cũng mượn càphê như một loại bán dẫn để nối kết sự sống quanh mình như thói quen đã mang theo bao năm tháng. Và đôi khi ly càphê nhạt đó vẫn có thể làm đậm chút nào đó những giây phút đời mình trong những tháng ngày nhạt nhoà nối tiếp.


Ừ nhỉ, đôi khi nhấp một ly càphê rất nhạt theo kiểu Sài Gòn, vẫn có cái gì đó đậm đà trong đời sống. Lạ thật.


Tuấn Khanh






Nga bắt nghi phạm sử dụng người Việt như "nô lệ"

Nga bắt nghi phạm sử dụng người Việt như "nô lệ"

Nga bắt nghi phạm sử dụng người Việt như "nô lệ"


SGTT.VN - Phóng viên ITAR-TASS đưa tin từ phòng xử án cho biết Tòa án quận Tver của Moskva ngày 2.9 đã ra phán quyết tạm giam hai tháng ông Zhanuko Rafailov, người bị buộc tội sử dụng lao động nô lệ.










Cảnh sát Nga trấn áp một khu chợ sử dụng người nhập cư trái phép hôm 30.7. Ảnh: AFP/TTXVN



Theo số liệu của Cục Điều tra trung tâm thuộc Sở Nội vụ Moskva, Rafailov bị bắt giữ trong khuôn khổ điều tra vụ án hình sự đã khởi tố trước đó về tổ chức nhóm tội phạm, di cư bất hợp pháp và sử dụng lao động nô lệ.


Theo ghi nhận của các nhân viên điều tra, người bị bắt giữ là giám đốc và cổ đông của công ty "ACT Cargo", người đứng tên thuê nhà kho, nơi sinh sống và làm việc bất hợp pháp của ít nhất 700 công dân Việt Nam đang cư trú trái phép trên lãnh thổ Liên bang Nga.


Rafailov, theo lời khai của ông này, là người mang hai quốc tịch Nga và Israel. Còn theo tin tức truyền thông, gần đây ông Rafailov thường sống ở London (Anh), nơi thực hiện tài trợ cho một số tờ báo trực tuyến bằng tiếng Nga.


Tháng trước, cảnh sát Nga đã tiến hành bố ráp và bắt giữ hơn 1.000 lao động nhập cư bất hợp pháp tại các khu chợ và xưởng may trái phép, trong đó đa phần là người Việt Nam.


Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã nhanh chóng liên lạc và tiến hành trợ giúp những người lao động bị bắt giữ, tạo điều kiện cho một số người hồi hương.


Vietnam+






Phú Yên khai thác cầu An Hải bắc ngang đầm Ô Loan

Phú Yên khai thác cầu An Hải bắc ngang đầm Ô Loan

Phú Yên khai thác cầu An Hải bắc ngang đầm Ô Loan


SGTT.VN - Chào mừng 68 năm ngày Quốc khánh, ngày 2.9, công ty cổ phần đầu tư phát triển Hòa Bình, tỉnh Phú Yên đã chính thức đưa vào khai thác cầu An Hải bắc ngang đầm Ô Loan, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.










Cầu An Hải bắc qua đầm Ô Loan.



Đây là chiếc cầu đầu tiên ở Phú Yên được xây dựng theo phương thức BOT (xây dựng-khai thác-chuyển giao) với kinh phí gần 40 tỉ đồng.


Cầu An Hải dài 173m và rộng 8m, với các nhịp cầu được thi công bằng bêtông cốt thép dự ứng lực, cùng đường dẫn thảm bêtông nhựa hai bên cầu dài hơn 650m.


Cầu này cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh lỵ Phú Yên, khoảng 30km về phía Bắc, và là một hạng mục quan trọng trên tuyến đường dọc ven biển.


Việc đưa vào khai thác cầu An Hải không chỉ thuận tiện cho việc đi lại, phát triển kinh tế biển của huyện Tuy An mà còn tạo động lực khai thác các điểm du lịch là những di tích, thắng cảnh quốc gia nằm về phía Bắc tỉnh như gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, thành An Thổ...


TTXVN






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ