Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Đề án 911: phải nộp học phí trước khi ra nước ngoài

Đề án 911: phải nộp học phí trước khi ra nước ngoài

Đề án 911: phải nộp học phí trước khi ra nước ngoài


SGTT.VN - Từ năm 2014, nghiên cứu sinh (NCS) trúng tuyển của đề án 911 có trách nhiệm đóng học phí cho bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trước khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài.











Đó là một nội dung trong thông tư liên bộ Tài chính, bộ GD&ĐT vừa ban hành, hướng dẫn quản lý tài chính đối với đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn năm 2010 – 2020” (đề án 911). Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ thực hiện đề án 911, tính trên số NCS nhập học trong chỉ tiêu đào tạo được bộ GD&ĐT giao và mức chi đối với từng chuyên ngành đào tạo.


Cụ thể, đối với nhóm ngành y dược được hỗ trợ 16 triệu đồng/NCS/năm; nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, nông, lâm, thuỷ sản, thể dục thể thao, nghệ thuật: 14 triệu đồng/NCS/năm; nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác: 10 triệu đồng/NCS/năm.Thời gian hỗ trợ tối đa không quá ba năm/NCS. Thông tư có hiệu lực từ ngày 5.11.2013.


Thiên Lam






Triển vọng gia tăng hợp tác

Triển vọng gia tăng hợp tác

Thương mại và đầu tư Việt Nam – Nhật Bản


Triển vọng gia tăng hợp tác


SGTT.VN - Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang sản phẩm đến chào hàng trực tiếp với các doanh nghiệp Nhật tại diễn đàn Xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, do trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) và hiệp hội Các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM tổ chức ngày 9.10. Bên cạnh những mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm chế biến, càphê, thủ công mỹ nghệ… doanh nghiệp Việt Nam cũng trưng bày các sản phẩm cơ khí chính xác, phụ kiện, khuôn mẫu… nhằm giới thiệu năng lực trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.










Nhiều doanh nghiệp đưa sản phẩm đến trưng bày tại diễn đàn. Ảnh: Các Ngọc



Bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng bộ Công thương khẳng định Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ 1.10.2009, cùng các thoả thuận trước đó đã tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong tám tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 16,3 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất vào Nhật Bản 8,8 tỉ USD, tiếp tục xuất siêu với thặng dư 1,3 tỉ USD, tăng 28,4% so cùng kỳ năm 2012.


Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời gian gần đây có thay đổi. Ngoài những mặt hàng đã xuất khẩu mạnh như đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản…, thì máy móc thiết bị cơ khí, điện thoại, máy vi tính, máy ảnh, phương tiện vận tải, sản phẩm thép… cũng dần được xuất khẩu số lượng lớn vào Nhật Bản. Gần đây, nhiều loại nông sản như thanh long, hoa cắt cành, càphê, gạo… và thực phẩm chế biến tuy trị giá xuất khẩu còn nhỏ nhưng bắt đầu có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản.


Về đầu tư, các doanh nghiệp Nhật đang mở rộng hiện diện tại Việt Nam với quy mô đầu tư ngày một lớn. Năm 2012, ghi dấu mốc Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 5,6 tỉ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tính luỹ kế đến ngày 20.9.2013, Nhật Bản có 2.047 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 33,42 tỉ USD. Phần lớn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, đã giúp Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp.


Đối với TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hồng, phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ năm, nhưng riêng chín tháng đầu năm 2013, Nhật Bản đứng đầu về số dự án được cấp phép với 88 dự án có tổng vốn 86,9 triệu USD. Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của TP.HCM, chín tháng đầu năm 2013 đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỉ USD.


Ông Hirotaka Yasuzumi, giám đốc Jetro tại TP.HCM cho biết hiện nay có khoảng 1.200 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó TP.HCM có 654 doanh nghiệp. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật Bản mong Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường tính minh bạch hành lang pháp lý.


Không chỉ doanh nghiệp TP.HCM, diễn đàn còn có sự tham dự của nhiều doanh nghiệp các tỉnh, thành khác, chứng tỏ sự quan tâm thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nghiệp Nhật Bản.


Nguyệt Hồng









Hơn 500 doanh nghiệp tham gia bốn triển lãm về công nghiệp hỗ trợ


Từ ngày 10 – 12.10, tại trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM) diễn ra cùng lúc bốn triển lãm lớn liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo ban tổ chức, bốn triển lãm thu hút hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.


Triển lãm liên minh các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ do ITPC phối hợp Jetro tổ chức với sự hỗ trợ của công ty Reed Tradex (Thái Lan) với hơn 90 gian hàng của 45 doanh nghiệp Việt Nam và 46 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia. Jetro đã sắp xếp một khu vực lớn cho các buổi trao đổi thương mại trong năm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là: khuôn mẫu; ép nhựa và dập; linh kiện điện và điện tử; phụ tùng, máy móc cơ giới; gia công kim loại, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt. Các điều phối viên của Jetro hỗ trợ cho các doanh nghiệp từ khi gặp gỡ đến khi ký hợp đồng.


Metalex Vietnam là triển lãm quốc tế về máy công cụ và giải pháp gia công kim loại. Nepcon là triển lãm về công nghệ SMT và các công nghệ kiểm tra cho ngành chế tạo điện tử. Hai triển lãm này do công ty Reed Tradex (Thái Lan) tổ chức, hơn 300 doanh nghiệp đến từ 25 quốc gia đã tham gia.


Triển lãm Indee Vietnam do tổ chức Xúc tiến thương mại Ấn Độ EEPC tổ chức cho doanh nghiệp Ấn Độ giới thiệu các ngành kỹ thuật và tìm kiếm đối tác tại Việt Nam, nhất là trong ngành cơ khí.







Không quản nổi giá thực phẩm chức năng

Không quản nổi giá thực phẩm chức năng

Không quản nổi giá thực phẩm chức năng


SGTT.VN - Không cần phải ra cửa hàng, chỉ cần vào mạng mua bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào cũng có. Một thế giới thực phẩm chức năng với các chủng loại và dĩ nhiên giá cũng trên trời. Cơ quan chức năng thì không thể quản lý nổi mặt hàng này về giá cũng như chất lượng.


Chất lượng thả nổi


Cũng một hộp Sữa ong chúa Úc Costar Royal Jelly (ảnh) 1450 Mg hàng nhập khẩu chính hãng, nhưng mỗi nơi bán một giá. Theo khảo sát của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, trên trang alo ôla bán 800.000 đồng/hộp, nhưng tại cửa hàng trên mạng khác rao bán giá 900.000 đồng/hộp và có khuyến mãi giảm 30%, còn 630.000 đồng, tuy nhiên, tại cửa hàng thuốc Á Châu ở khu đô thị Mễ Trì, Hà Nội chỉ bán 600.000 đồng/hộp, có lúc hàng giảm xuống còn 570.000 đồng/hộp.











Chị Phương, nhân viên ngân hàng muốn mua một hộp tảo xoắn Spirulina. “Sau khi vào mạng xem khắp các trang, mình không biết mua ở đâu. Cũng là một loại, nhưng giá chênh nhau đến vài trăm ngàn. Cuối cùng, mình phải nhờ một người quen có cửa hàng thuốc lấy hộ. Một hộp tảo xoắn Spirulina 2.200 viên có giá 580.000 đồng/hộp”, chị Phương chia sẻ. Tảo xoắn Spirulina, loại chị Phương mua trên mạng có nơi bán tới cả triệu đồng/hộp, nơi rẻ cũng từ 630.000 – 700.000 đồng/hộp.


Ngay cả về chất lượng của thực phẩm chức năng cũng còn nhiều kẽ hở. Hàng loạt vụ bắt giữ thực phẩm giả, kém chất lượng được cơ quan chức năng tiến hành như: cục An toàn thực phẩm vừa xử phạt hành chính đối với chín doanh nghiệp và nhà thuốc vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, trong đó, đáng chú ý là việc công ty xuất nhập khẩu Thiên Nam Dược quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Kháng Lạc Cao có nội dung liên quan đến người cai nghiện ma tuý. Hay cục An toàn thực phẩm phải thu hồi giấy chứng nhận tiêu chuẩn cấp cho sản phẩm “Hương cảng Canh Công Phu” vì sản phẩm này không chỉ chứa hoạt chất có thể gây tác dụng không mong muốn cho nam giới, mà còn thổi phồng các công dụng như: cải thiện rõ rệt chứng bệnh liệt dương.


Chưa kiểm soát được giá


Theo bộ Y tế, thị trường thực phẩm chức năng đang có những bước tăng trưởng chóng mặt về số lượng đơn vị sản xuất, nhập khẩu (từ 13 đơn vị kinh doanh sản xuất thực phẩm chức năng năm 2000 lên 1.552 cơ sở năm 2012) và số lượng sản phẩm chức năng (từ 63 sản phẩm năm 2000 lên 5.514 sản phẩm năm 2012), nhưng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và nhãn mác đối với dòng thực phẩm này còn chưa đầy đủ. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, phó cục trưởng cục An toàn thực phẩm, mỗi năm, có khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, nhưng có tới 90% số hồ sơ bị yêu cầu chỉnh sửa nội dung quảng cáo phải đúng như tác dụng của sản phẩm.


Ông Nguyễn Xuân Hoàng, phó chủ tịch tịch hiệp hội Thực phẩm chức năng thừa nhận, giá của các loại thực phẩm chức năng đang bị thả nổi. Trên thực tế, giá thực phẩm chức năng do doanh nghiệp tự đăng ký và sau khi đã nằm trên các quầy hàng, lại do người bán quyết định giá. Chuyện thả nổi giá cả đang gây ra không ít hệ luỵ với chất lượng sản phẩm, sự cạnh tranh không lành mạnh và người tiêu dùng phải mua thực phẩm chức năng với giá trên trời.


Lệ Hà






Ghế “cao gót”

Ghế “cao gót”

Ghế “cao gót”


SGTT.VN - Chiếc ghế “cao gót” được thiết kế bởi văn phòng thiết kế Nhật Bản Nendo. Dành cho hãng sản xuất nội thất Italy Moroso, thiết kế của chiếc ghế được lấy cảm hứng từ những chiếc giày cao gót thanh lịch Stilettos. Thay vì mặt phẳng ngồi được đặt trực tiếp lên hai chân sau, ở chiếc ghế “cao gót” hai chân sau được kết nối một cách duyên dáng với lưng ghế.






Alexa Hampton – nhà thiết kế nữ hàng đầu nước Mỹ

Alexa Hampton – nhà thiết kế nữ hàng đầu nước Mỹ

Alexa Hampton – nhà thiết kế nữ hàng đầu nước Mỹ


SGTT.VN - Nói tới những nhà thiết kế nữ nổi bật nhất của nước Mỹ khoảng hai thập niên qua, không thể không nhắc đến Alexa Hampton. Câu chuyện về người phụ nữ này không chỉ là tài năng, đẳng cấp trong nghề mà còn là sự kiên cường, cá tính mạnh mẽ để khẳng định tên tuổi của mình.










Đôi khi nhà thiết kế nữ cũng có những công trình giản dị, nhẹ nhàng và ấm cúng như thế này.



Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Alexa Hampton vào học ngành thiết kế tại đại học Brown. Sau đó cô tiếp tục theo học tại học viện Mỹ thuật thuộc đại học New York. Trong quá trình đó, Alexa bắt đầu trở thành một nhân viên của cha mình. Tới năm 1999 khi Mark Hampton qua đời, cô đã chính thức trở thành chủ nhân mới của một trong những hãng thiết kế nổi tiếng nhất nước Mỹ: Mark Hampton LLC.


Cho tới nay vẫn nhiều người hỏi tại sao Alexa không thay đổi tên công ty sau khi trở thành người chủ mới của nó. Nhưng đối với nhà thiết kế này đó là điều sẽ không bao giờ xảy ra. “Uy tín một thương hiệu không dễ gì có được và nếu bạn thay đổi thương hiệu đó, uy tín đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa với tôi, bố chính là người ảnh hưởng nhiều nhất. Tôi muốn giữ mãi tên ông để ghi nhớ người đã gây dựng nên công ty cũng là để nhắc nhở chính mình luôn phải nỗ lực để duy trì uy tín mà bố mình đã tạo nên”.


Khi một nhà thiết kế nữ chân ướt chân ráo được ngồi vào vị trí cao nhất của công ty thiết kế hàng đầu, ai cũng hoài nghi khả năng của cô ấy. Nhưng không tuyên ngôn ầm ĩ hoặc có những thay đổi gì khủng khiếp, hơn 15 năm qua Alexa Hampton lặng lẽ làm việc, tung ra các bộ sưu tập nội thất bàn ghế, đèn, thảm… trở thành những sản phẩm nội thất cao cấp được những khách hàng khó tính nhất ưa chuộng.


“Sự hài hoà và cá tính chủ nhân công trình là hai tiêu chí lớn nhất trong công việc thiết kế của tôi. Tôi coi nhà thiết kế như một bộ lọc giúp sở thích, thị hiếu và cảm hứng của khách hàng hiện thực thành những không gian họ ưng ý nhất”, Alexa chia sẻ về triết lý thiết kế của cô với tờ Architectural Design năm 2010 khi được bình chọn danh sách 100 nhà thiết kế nổi bật nhất thế giới.


Có thể nói rằng phong cách thiết kế của Alexa khá cổ điển. Cô không hướng tới những tạo hình lập dị hay không gian hiện đại mà trung thành thậm chí “bảo thủ” với những giá trị truyền thống. Trường phái này có phần ảnh hưởng từ phong cách thiết kế mà Mark Hampton đã gây dựng cho công ty từ nhiều thập niên qua. Nhưng mặt khác, Alexa cho rằng nếu nhà thiết kế có cái nhìn tinh tế và cộng hưởng với gu nghệ thuật tốt của khách hàng, mọi giá trị cổ điển đều có thể hài hoà trong thời đại hôm nay.


Trong một bài phỏng vấn với tờ Architectual Design, Alexa chia sẻ: “Mọi ngôi nhà đều cần có hai thứ: sách và những tác phẩm nghệ thuật. Nếu không có hai thứ đó sẽ không phải là ngôi nhà mà là một… phòng trưng bày”.


Thiết kế kiến trúc cũng giống như một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Sự lắng đọng văn hoá như sức sống ẩn ngầm của loại hình sáng tạo này. Đôi khi điều đó vượt qua cả những giá trị biểu đạt bên ngoài để trường tồn theo thị hiếu nhiều thế hệ. Phong cách thiết kế của Alexa Hampton là một điển hình của điều đó.


Dung P.


















Cho đến nay cái tên Mark Hampton LLC vẫn không thay đổi. Bởi nó đã trở thành một trong những thương hiệu thiết kế nội thất uy tín nhất nước Mỹ. Nhưng với giới trong nghề, phía sau cái tên đó không chỉ là hình bóng của huyền thoại quá cố Mark Hampton mà còn là một nhà thiết kế hàng đầu: Alexa Hampton.


Từ năm tám tuổi, cô con gái của Mark Hampton đã được bố đưa đi khắp nơi trên thế giới. “Tôi nghĩ rằng mình sinh ra để là một nhà thiết kế bởi từ nhỏ tôi đã gắn bó với công việc đó của bố tôi. Tôi suốt ngày quanh quẩn nơi ông làm việc, nghịch ngợm rồi mê mẩn với những bút, giấy, với công việc vẽ vời hay các chất liệu mà bố tôi muốn ứng dụng” Alexa kể lại trong cuốn sách bà xuất bản cách đây ba năm. Là một nhà thiết kế nổi bật cuối thế kỷ 20, Mark Hampton luôn nhận được những hợp đồng thiết kế lớn từ các khách hàng và công trình đẹp nhất châu Âu hay Bắc Mỹ. Và cô bé Alexa luôn được “bám càng” bố.











Mặc dù được đánh giá là một nhà thiết kế với phong cách khá “bảo thủ” nhưng Alexa Hampton vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu với những khách hàng cao cấp muốn có những không gian sang trọng, đẳng cấp.


































Alexa Hampton quan niệm rằng một ngôi nhà không có sách sẽ giống một gian trưng bày nội thất. Đây là công trình do cô thiết kế nội thất cho một

gia đình tại Anh quốc.


































Một công trình thiết kế mang nhiều dấu ấn phương Đông của Alexa tại Hà Lan.
















Liên kết đa chiều

Liên kết đa chiều

Liên kết đa chiều


SGTT.VN - Khi bước vào căn nhà cảm giác nhà dường như quá rộng bởi vì nhiều chỗ trống được chừa với một chủ ý rõ ràng. Các không gian liên kết với nhau theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc.










Căn bếp đầy đủ ánh sáng và bài trí đơn giản.



Ở chiều ngang có thể thấy không gian kết nối và hỗ trợ nhau bằng những khoảng trống từ phòng khách nối với giếng trời, từ hồ nước xuyên thẳng vào bếp. Ở kết nối chiều dọc bắt đầu từ hồ nước dưới chân giếng trời kết nối với không gian tầng để cho tầm nhìn từ dưới có thể nhìn thấy gần hết tầng trên và ngược lại.


Ở ngôi nhà này, dường như không có sự ngăn cách rạch ròi giữa các không gian chức năng. Chính điều này tạo cho ta cảm giác thoải mái thoáng rộng và thư giãn.


Bên cạnh các hướng kết nối dọc và ngang, các không gian lại một lần nữa được nối lại bằng các hành lang, cầu thang. Ở đây, các phòng sinh hoạt chung hầu như không có vách ngăn. Từ đó, tạo nên những kết nối đa chiều. Để cho, ngôi nhà trở nên rộng hơn mà lại gắn bó hơn, giúp cho các thành viên trong gia đình khi bước ra khỏi phòng riêng là có thể nhìn thấy nhau, tiếp xúc với nhau. Ở đây, để đạt được ý đồ nói trên, các phòng ngủ cho từng thành viên trong gia đình được thu nhỏ gọn lại nhằm nhường hết diện tích cho không gian sinh hoạt bên ngoài.


Có thể thấy, phòng sinh hoạt rộng trên lầu 1 là một khoảng trống nối thẳng ra giếng trời với một bộ bàn ghế đơn giản và bộ thiết bị nghe nhìn gọn gàng. Chủ đích là tạo sự xuyên suốt trong thiết kế.


Màu sắc cũng làm cho không gian có phần nhẹ nhõm và rộng hơn với tông màu trắng, xám và đen của màu sơn, chất liệu và nội thất. Một lần nữa màu sắc nói lên tính đơn giản trong thiết kế và sở thích của chủ nhân căn nhà.


Bài và ảnh: thuỵ vũ


Thiết kế: KTS Hà Phục Quốc và Trịnh Xuân Đức


QBi Corp, 17A6 toà nhà Copac, 12 Tôn Đản, Q.4, TP.HCM.

































Rất ít chi tiết, trang trí vừa đủ để không che khuất tầm nhìn.











Không gian nghe nhìn sử dụng ít thiết bị.











Màu sắc cũng tuân thủ tính đơn giản.


































Liên kết đa chiều khiến cho tầm nhìn luôn xuyên suốt.











Sử dụng vách ngăn lửng để không gian như rộng hơn.











Mặt bằng trệt.











Mặt bằng lầu 1.











Mặt bằng lầu 2.







Chiều con như thế nào cho hợp lý?

Chiều con như thế nào cho hợp lý?

Chiều con như thế nào cho hợp lý?











SGTT.VN - Ranh giới giữa nuông chiều và chiều chuộng con như thế nào? Làm sao để biết cha mẹ có đang quá bao bọc con hay không?... là một số gợi đề của buổi trò chuyện tâm lý – giáo dục – sức khoẻ chủ đề “Chiều con như thế nào cho hợp lý?”, do hội quán Các bà mẹ tổ chức, diễn giả là ThS.BS Nguyễn Lan Hải, vào lúc 8g ngày 20.10, tại hội trường trường THCS – THPT Đức Trí (742/10 Nguyễn Kiệm, P.4, Phú Nhuận, TP.HCM). Tham dự miễn phí, đăng ký qua điện thoại: 0909003783 hoặc 0949742792.


C. Vân






Thợ xây nay đã có nhà

Thợ xây nay đã có nhà

Công bố kết quả chương trình "Vì mái ấm thợ thi công"


Thợ xây nay đã có nhà


SGTT.VN - Có tên giống với một ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, nhưng nhân vật trong bài viết này là một thợ xây nghèo: Tuấn Vũ. Gia đình bốn người thì hết ba người bệnh, nhưng như tự sự của Bài ca xây dựng: “Anh còn đi xây nhiều nhà khắp nơi… xây cho nhà cao, cao mãi”, người thợ xây ấy vẫn cần mẫn với công việc, cùng ước mơ đeo đuổi bấy lâu là mang lại cho gia đình một mái ấm hoàn chỉnh…










Tuấn Vũ cùng mẹ và người anh kế. Ảnh: Trung Dũng



Mái ấm chông chênh


Từ thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) tới nhà Tuấn Vũ phải đi hơn 30km, trong đó có bốn cây số đường ruộng. Ông Hai Hùng, một người dân tình nguyện dẫn đường cố gắng “trang bị” cho chúng tôi một ít thông tin về nhân vật này: nhà nghèo có tiếng, bốn người sống chung một mái nhà dột nát, cha mất sức lao động, mẹ và anh trai kế bị bệnh, Vũ là lao động chính nuôi cả nhà… Đặc biệt người dân quê này cứ nhắc đi nhắc lại: “Vũ là đứa hiền lành, chịu khó và rất có hiếu”…


Vậy mà khi tới nhà rồi mới thấy, ông Hai đã giảm thiểu tối đa sự túng quẫn của gia đình người thợ hồ này. Trên cái nền được kê cao tránh lũ là căn nhà tôn lụp xụp, không vách trước. Một ống dẫn nước từ con kênh Xáng Mới trước nhà chạy ra phía nhà tắm, đó là nguồn nước sinh hoạt. Một người phụ nữ ngồi bất động trên xe lăn trước thềm. Một thanh niên trẻ lết những bước khó nhọc. Nghe tiếng xe máy, Tuấn Vũ cùng cha, ông Cao Văn Mum từ sau nhà ra đón khách. Vũ cho biết, người phụ nữ ngồi xe lăn là mẹ anh, năm nay 59 tuổi, còn thanh niên tật nguyền là người anh kế. Nhà Vũ có bảy người, anh cả và hai chị đã có gia đình riêng, bốn người còn lại sống trong căn nhà dột trên hở trước này.


Ông Mum nhớ lại, ông về miệt này sau thời gian ở đợ và làm mướn ở trường huấn luyện Kiên Phong (Cao Lãnh). Trong thời gian làm mướn trên những cánh đồng dưa, ông quen bà Đặng Thị Nguyệt và nên chồng vợ. Căn nhà tạm cất trên bờ kênh Công Sự, cũng là nơi năm người con lần lượt ra đời. Hết vụ dưa thì chuyển qua xúc đất, đắp nền cho người ta, nếu không lại dạt qua xứ khác ai thuê gì làm nấy. Rồi một người hàng xóm để lại cho cái nền nhà ngày nay. Từ nhà lá chuyển qua nhà tôn vách gỗ, tưởng yên ổn sống thì mái ấm trở nên chông chênh. Cậu con trai thứ tư mới tám tuổi phát bệnh sốt bại liệt và di chứng để lại là tay chân teo tóp, không đi không nói. Ít năm sau, người vợ lại bị tai biến, nằm viện cả tháng trời nhưng không cứu được, bại liệt hoàn toàn. Ba người con lớn học đến lớp hai thì nghỉ, đi làm mướn phụ cha mẹ, đến tuổi cập kê cũng dựng vợ, gả chồng và ra riêng. Ông Mum, sau những tháng ngày lao lực dần mất sức lao động. Gánh nặng dồn lên vai Út Vũ…










Sau hơn nửa tháng ban tổ chức nhận đơn xin hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, Tuấn Vũ đã được xét duyệt và có nhà mới cho cha mẹ già. Ảnh: Mi Thanh



Hạnh phúc trọn vẹn


Vũ sinh năm 1994, mê học nhưng chỉ trụ đến lớp 6 thì nghỉ để “về mần mướn tiếp cha mẹ”. Trải qua những tháng ngày gian khó, khi mà gạo mua từng lít và phải ăn nhín nhín vì sợ thiếu, còn thức ăn nương vào con nước lớn ròng và những mẻ lưới câu, Vũ thấm cái nghèo. Rồi có cả ám ảnh về ngày mưa dột, mấy anh chị em ôm nhau khóc, thức cả đêm, Vũ hiểu cảnh khó. Điều đó thôi thúc cậu con út trằn ra làm lụng lo cho cả nhà. Và, lòng hiếu thảo cũng định hình trong những ngày tháng gia đình quây quần bên nhau lúc sóng gió đó. Vũ cho biết lúc nhận việc là phải canh thời gian để kịp về tắm rửa cho anh, chăm lo cho mẹ và phụ ba làm bữa ăn. Những hôm đi làm xa quá thì chuẩn bị mọi thứ cho ba hoặc báo người anh cả tới phụ. Nhiều năm nay, cứ theo nếp nhà vậy mà làm.


Cách đây hơn ba năm, Vũ biết nếu cứ bám cái “nghiệp” làm mướn, bươi cào lặt vặt của gia đình thì khốn khó suốt kiếp nên quyết định chuyển nghề. Dựa vào chính nhà mình, Vũ cảm nhận được nhu cầu xây cất nhà cửa sẽ rất lớn. Vậy là anh đi làm thợ hồ, xin vào một tổ thợ địa phương, chịu khó vừa làm vừa học. Học việc năm mấy thì trở thành thợ thi công trần và vách, mỗi tháng thu nhập hơn 3 triệu đồng, tạm đủ xoay xở cho cha mẹ và anh. Thực ra, để có số tiền đó, như nhận định của một người làm chung với Vũ thì “thằng đó chịu khó lắm, không ngại xa xôi nặng nhọc, có khi qua tận Long An, An Giang nó cũng nhận đi”. Vũ thừa nhận: “Muốn kiếm tiền thì phải chịu khó, nhận thêm việc để làm chứ lười thì không đủ tiền xăng đi lại”. Nói công việc rồi lại xoay qua chuyện gia đình, bởi về phần mình những chuyến đi làm xa, ở lại công trình đã có cơm hộp mang theo: “Chỉ lo ở nhà không ai phụ cha lo cho mẹ và anh”…


Nói về cậu em út, người anh cả Cao Thanh Tuấn tự hào: “Cả nhà may nhờ thằng Út gánh vác, nếu không thì rất kẹt. Mấy anh chị có gia đình riêng, cũng phụ nhưng không đủ được”. Anh Tuấn cũng tự hào bởi dù nghèo khó nhưng anh em trong gia đình luôn thương yêu nhau và hiếu thảo với cha mẹ. Và câu chuyện hiếu thuận ấy không chỉ lan toả ở xóm 2 (xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh) mà đã đến tai ban tổ chức chương trình Vì mái ấm thợ thi công. Trên lá đơn lổn nhổn lỗi chính tả là những tâm sự chân thật về một ước mơ, cũng là nỗi chạnh lòng của một người thợ thi công: một căn nhà không còn chịu cảnh gió lùa và mưa dột cho cha, mẹ già...


Ước mơ ấy đã trở thành sự thật sau hơn nửa tháng lá đơn đến tay ban tổ chức. Là người ít nói, ít biểu lộ cảm xúc nhưng hôm nhận nhà mới, Vũ hào hứng khoe: “Em thấy vui vì mái ấm cho cả nhà đã thành hiện thực”.


Trọng Văn









Vì mái ấm thợ thi công là chương trình do công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường thực hiện, báo Sài Gòn Tiếp Thị bảo trợ thông tin. Theo đó chương trình sẽ xây, tặng nhà tình nghĩa cho các thợ thi công trong ngành trần và vách ngăn trên toàn quốc, từ tháng 10 đến hết năm 2013. Nhận đơn từ tháng 7 đến tháng 8, chương trình đã nhận được hơn 100 trường hợp từ khắp mọi miền gửi về. Anh Cao Tuấn Vũ là trường hợp đầu tiên được xây tặng nhà tình nghĩa trong khuôn khổ chương trình ngày 5.10.


Bạn đọc có thể theo dõi thêm “nhật ký chương trình” được cập nhật thường xuyên tại website www.vimaiamthothicong.com. Mọi đóng góp xin liên hệ trực tiếp ban Công tác bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị hoặc qua tài khoản: 0071001333847 (ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh TP.HCM) hoặc 0913110312 (anh Trí).







Ứng phó biến đối khí hậu luôn được ưu tiên hàng đầu

Ứng phó biến đối khí hậu luôn được ưu tiên hàng đầu

Ứng phó biến đối khí hậu luôn được ưu tiên hàng đầu


SGTT.VN - Ngày 10.10, tại Hà Nội, diễn đàn quốc gia về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu năm 2013 đã chính thức khai mạc.











Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, khó khăn rất lớn hiện nay đối với việc triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu là thiếu vốn. Ngân sách chính phủ mới duyệt 62 dự án nhưng có hàng loạt dự án chưa đủ vốn để triển khai. Hiện nay, nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Chính phủ đã tính đến phương án huy động nguồn vốn tư nhân thông qua hình thức đổi cơ sở hạ tầng, khi không đủ vốn thì phải tập trung vào các lĩnh vực bị tác động lớn nhất.


Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, trong 10 năm (2001-2010), các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán…đã làm chết, mất tích hơn 9500 người, thiệt hại về tài sản lên tới 1,5% GDP/năm. Trong khi đó, bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, trong 5 năm qua (2008-2012), thiệt hại về người giảm 8%, tuy nhiên thiệt hại về kinh tế lại có xu hướng tăng lên, chứng tỏ việc phát triển thiếu bền vững, hạ tầng cơ sở dễ bị tổn thương.


T.Tuyền






Bốn người nguy kịch do ăn hoa loa kèn

Bốn người nguy kịch do ăn hoa loa kèn

Bốn người nguy kịch do ăn hoa loa kèn


SGTT.VN - Ngày 10.10, thông tin từ bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cho biết đang tiếp nhận điều trị bốn bệnh nhân nam: L.C.V. (63 tuổi), L.V.T. (61 tuổi), C.M.Q. (22 tuổi) và N.T.P. (18 tuổi) cùng ngụ tại một tịnh xá ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), bị ngộ độc do ăn hoa loa kèn, nhập viện trong tình trạng đau bụng, choáng váng, thường xuyên nói sảng, lơ mơ…










Bệnh nhân N.T.P chưa hết bị ảo giác. Ảnh: Trí Thức



Theo lời kể của anh Q., trước đó một ngày, anh ra hái hoa loa kèn (màu vàng) trồng trước tịnh xá để ăn với lẩu chay cùng năm người khác. Khi ăn cảm giác hoa có vị đắng hơn khổ qua, liền sau đó mọi người bị đau bụng, run rẩy, xây xẩm mặt mày, buồn nôn... Hai người ăn ít nên chỉ ngộ độc nhẹ, điều trị tại chỗ; bốn người khác được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau điều trị tích cực, ba bệnh nhân đã hồi phục tốt, riêng P. bị nặng nhất, vẫn trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh.


BS Phan Thạch Khuê, phó trưởng khoa Hồi sức tích cực khuyến cáo: độc tố chứa trong hoa loa kèn tựa như độc tố trong cà độc dược, thành phần độc tố gây tác động chủ yếu bao gồm atropine, hyoscyamine, scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn…


Vũ Lê






779 người ngộ độc thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella

779 người ngộ độc thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella

779 người ngộ độc thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella











SGTT.VN - Ngày 10.10, thông tin từ cục An toàn thực phẩm bộ Y tế cho biết đã xác định được nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của công ty TNHH MTV WONDO VINA (Tiền Giang) ngày 4.10 là do sử dụng thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella.


Vụ ngộ độc đã làm 779 công nhân phải đi cấp cứu với các biểu hiện đau bụng, nôn ói, chóng mặt… ngay sau bữa ăn với món thịt bọc, trứng chim cút kho… Sau điều trị, sức khoẻ của các công nhân tiến triển tốt.


Lê Hương






Khi nhà lập pháp sờ đến bia

Khi nhà lập pháp sờ đến bia










Khi nhà lập pháp sờ đến bia


SGTT.VN - Bạn thực sự được bao nhiêu bia khi kêu phục vụ quán bia mang tới cho một “panh” bia? (1 pint bằng 16 ounce và bằng 0,473 lít).


Những nhà lập pháp ở bang Michigan (Mỹ) đang cố gắng đưa chuyện bia này vào khuôn khổ, đảm bảo mỗi “panh” phải đủ 16 ounce. Những người hâm mộ bia ở phương Tây thường uống theo đơn vị “panh”, các nhà sản xuất ly uống bia từ trước đến giờ vẫn đều đều xuất xưởng các loại ly cỡ một “panh”. Nhưng gần đây, bán bia ít lãi hay sao mà các quán có xu hướng ăn bớt, tự đặt làm những chiếc ly không đủ số lượng mỗi “panh” bằng 16 ounce.


Những người làm luật ở bang Michigan đang kiên quyết thiết lập những hình phạt thích đáng cho những quán quảng cáo bán “panh” mà cho người uống ít hơn mức đó. Qua đó, nhà chức trách Michigan muốn nhắm đến hai việc: trừng trị buôn gian bán dối, và góp phần làm trong sáng tiếng Mỹ, “panh” dứt khoát là 16 ounce, chứ không có chuyện “panh” là một ly lờ mờ về số lượng.


Đòi được 10% bia cho người tiêu dùng là một việc tốt, cộng dồn lên là nhiều đấy. Nhưng còn lớp bọt trên ngọn ly bia thì tính sao? Có nên áp dụng thêm điều khoản phụ: mỗi “panh” bia ngoài việc đủ 16 ounce còn phải thêm cho khách hàng lớp bọt dày 1 inch? Rồi làm sao để gọi cảnh sát đến xử lý vụ việc? Để đối phó với luật, các quán bia có nên treo bảng: “Cấm khách hàng không dùng từ “panh”, mà phải dùng từ “ly” khi gọi bia”?


Luật chưa chắc đã là con đường tốt dẫn đến một thế giới hoàn hảo. Mà là giáo dục.


Đ.H






Chương trình thời trang Nhìn lại quá khứ

Chương trình thời trang Nhìn lại quá khứ









Nhà thiết kế Hoàng Minh Hà sẽ tham gia Nhìn lại quá khứ.



Chương trình thời trang Nhìn lại quá khứ


SGTT.VN - Kỷ niệm 40 năm thương mại Úc – Việt, công ty Woolmark tổ chức chương trình “40 năm thời trang len” và các cuộc triển lãm tại TP.HCM và Hà Nội.


Chương trình diễn ra tối 17.10 tại White Place, TP.HCM và 19.10 tại Daewoo, Hà Nội; sẽ trưng bày những sản phẩm thời trang len trong suốt 40 năm qua đồng thời vinh danh một số nhà thiết kế thời trang hàng đầu, và giới thiệu cách họ sử dụng len để tạo xu hướng và sức ảnh hưởng đến giới trẻ.


Có khoảng 40 sản phẩm sẽ được trình diễn trên sân khấu, cùng với mẫu thiết kế của Christian Wijnants – giải Woolmark quốc tế và Hoàng Minh Hà – giải nhất cuộc thi Nhà thiết kế thời trang Việt Nam (Project Runway Vietnam) mùa đầu tiên.


Trâm Anh






Khởi động Tiếng hát truyền hình 2013

Khởi động Tiếng hát truyền hình 2013









Như Quỳnh – giải đặc biệt Tiếng hát truyền hình đầu tiên (năm 1991).



Khởi động Tiếng hát truyền hình 2013


SGTT.VN - Sau 22 năm kể từ chương trình đầu tiên, Tiếng hát truyền hình 2013 trở lại với sự đầu tư lớn hơn về mặt chất lượng và cơ cấu giải thưởng.


Đây là một trong số hiếm hoi chương trình ca nhạc không hạn chế ca sĩ chuyên nghiệp tham gia, nhưng quy định thí sinh không được phép dự thi bằng ca khúc tiếng nước ngoài.


Tổng giải thưởng năm nay lên đến gần nửa tỉ đồng, dành cho các bạn trẻ có năng khiếu ca hát, từ 16 – 28 tuổi trên cả nước. Vòng sơ tuyển sẽ diễn ra từ ngày 14– 20.10 tại ba khu vực: miền Bắc, miền Trung, khu vực TP.HCM.


Tiếng hát truyền hình 2013 do HTV và công ty Thanh Niên tổ chức sản xuất.


Tr. Anh






Giao lưu sinh viên ngành du lịch các thành phố tiểu vùng Mekong

Giao lưu sinh viên ngành du lịch các thành phố tiểu vùng Mekong

Giao lưu sinh viên ngành du lịch các thành phố tiểu vùng Mekong


SGTT.VN - Ngày 10.10, sở Văn hoá, thể thao và du lịch TP.HCM cùng Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức họp báo thông báo về chương trình “Giao lưu sinh viên ngành du lịch các thành phố tiểu vùng Mekong” (TYA) sẽ diễn ra từ ngày 17 – 21.10.2013.


Chương trình này được triển khai theo tinh thần tuyên bố chung của hội nghị Thị trưởng các thành phố tiểu vùng Mekong về hợp tác và phát triển du lịch, công bố vào ngày 11.9.2013, nhằm tăng cường thị trường du lịch trẻ trong tiểu vùng. Chương trình TYA năm 2013 có sự tham gia của sinh viên đến từ TP.HCM, Phnom Penh, Viêng Chăn, Bangkok. “Tìm kiếm gương mặt đại sứ du lịch trẻ tiểu vùng Mekong” là hoạt động chính của chương trình. Ngoài ra, còn có cuộc thi văn hoá ẩm thực tiểu vùng Mekong và giao lưu thể thao, văn hoá nghệ thuật.


Các Ngọc






Trẻ uống dầu hoả tưởng nước ngọt

Trẻ uống dầu hoả tưởng nước ngọt

Trẻ uống dầu hoả tưởng nước ngọt


SGTT.VN - Ngày 10.10, BS Nguyễn Thành Nam, phó trưởng khoa nhi (bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), cho biết mấy ngày qua, khoa liên tiếp cấp cứu cho nhiều bệnh nhi uống nhầm dầu hoả. Bệnh nhi P.P.T. (ba tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào viện trong tình trạng tỉnh táo, hơi thở sặc mùi dầu hoả, không sốt, phổi chưa viêm, ho nhiều, nôn…


Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, bé uống nhầm dầu hoả được đựng trong chai nước để thắp đèn dầu bàn thờ. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu và điều trị cho bệnh nhi. Hiện sức khoẻ bệnh nhi đã ổn định. Trước đó, bé trai C.T.L. (bốn tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng uống nhầm dầu hoả. Theo lời kể của gia đình, bệnh nhi này cũng uống nhầm dầu hoả vì gia đình mua dầu hoả và để trong chai C2. Có khoảng 100ml dầu, bé uống một ngụm rồi ho sặc sụa. Ngay sau đó, gia đình đã cho con súc miệng bằng nước muối, nhưng bé vẫn ho khan liên tục, khó thở… nên được đưa vào viện. Hiện bệnh nhi này bị viêm phổi và đang được điều trị.


L. Hà






Khó khăn khi đánh giá chất lượng học sinh môn ngoại ngữ

Khó khăn khi đánh giá chất lượng học sinh môn ngoại ngữ

Khó khăn khi đánh giá chất lượng học sinh môn ngoại ngữ











SGTT.VN - Ngày 10.10, tại hội thảo Định hướng chiến lược công tác khảo thí của đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, giai đoạn năm 2013 – 2020 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng của đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 đang gặp nhiều khó khăn, do bộ công cụ kiểm tra với các câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh không thể mua được ở nước ngoài, nên Việt Nam sẽ phải tự xây dựng bộ công cụ cho mình.


Tuy nhiên, bộ công cụ này sẽ chỉ được thừa nhận ở trong nước, nếu muốn vươn tầm khu vực và quốc tế thì phải có lộ trình để vừa làm, vừa hoàn thiện phù hợp với thế giới. Chưa kể, phương thức thi trên giấy, hay thi trực tuyến cũng là vấn đề còn nhiều tranh luận. Thi trên giấy và chấm bằng máy sẽ khá thuận lợi cho người học, nhất là với số lượng đông, tuy nhiên, cách này không phù hợp với các địa phương vì giáo viên của các trung tâm khảo thí phải tốn thời gian, công sức và cả tài chính để đến tận nơi. Còn việc thi trực tuyến sẽ giảm được chi phí cho thí sinh ở xa, nhưng nhiều chuyên gia lại tỏ ra lo ngại về sự phức tạp khi phải liên quan đến hệ thống máy móc, phần mềm.


T. Tuyền






Đưa linh cữu Đại tướng về quê theo nghi thức chuyên cơ

Đưa linh cữu Đại tướng về quê theo nghi thức chuyên cơ

Đưa linh cữu Đại tướng về quê theo nghi thức chuyên cơ


SGTT.VN - Ngày 10.10, thông tin chính thức từ tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho hay được sự chỉ đạo của ban Tổ chức lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vietnam Airlines dự kiến sẽ sử dụng một máy bay ATR72 để chuyên chở linh cữu và một máy bay A321 để chở gia đình và ban tang lễ.


Giờ dự kiến xuất bay từ Nội Bài của hai chuyến bay là 11 giờ ngày 13.10. Vietnam Airlines sẽ bố trí phục vụ theo nghi thức chuyên cơ, trong đó, mỗi máy bay đều được bố trí đầy đủ lực lượng phục vụ gồm: phi công, tiếp viên, kỹ sư kỹ thuật và phục vụ bay. Tổng số 11 tiếp viên nam phục vụ cho hai chuyên cơ này, trong đó ba tiếp viên trên ATR72 và 8 tiếp viên trên A321. Tất cả phi công và tiếp viên mặc đồng phục bay, đeo cà vạt và băng tang màu đen. Ngoài ra, trong lịch bay thường lệ, Vietnam Airlines dự kiến sẽ tăng tải cho chuyến bay Hà Nội – Đồng Hới từ ngày 12 – 14.10 để phục vụ đồng bào đến Quảng Bình đưa tiễn Đại tướng.


Chí Hiếu – Các Ngọc






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ