Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Thủ tướng Thái bị buộc tội tham nhũng

Thủ tướng Thái bị buộc tội tham nhũng

Thủ tướng Thái bị buộc tội tham nhũng


SGTT.VN - Ủy ban Chống Tham nhũng Thái Lan hôm nay đệ trình bản buộc tội Thủ tướng Yingluck Shinawatra tham nhũng trong chương trình trợ cấp lúa gạo, động thái có thể khiến bà phải rời khỏi nhiệm sở.


Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia nói bà Yingluck phớt lờ những cảnh báo rằng chính sách lúa gạo này có thể dẫn đến tham nhũng và gây thiệt hại về tài chính. Bà được triệu tập tới tòa để nghe cáo trạng vào ngày 27.2.










Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: AFP Ảnh:



Chưa có phản ứng chính thức nào từ bà Yingluck về bản buộc tội trên. Tuy nhiên, người phát ngôn của đảng Puea Thai của bà đặt câu hỏi rằng vì sao Ủy ban Chống Tham nhũng lại giành sự ưu tiên cho các cáo buộc về chương trình lúa gạo thay vì các cáo buộc đảng Dân chủ đối lập tham nhũng.


"Đây dường như là một nỗ lực để lật đổ chính phủ của bà Yingluck", AFP dẫn lời người phát ngôn Pormpong Nopparit nói.


Nữ thủ tướng Thái hôm nay cũng xuất hiện trên truyền hình nói rằng đối thủ của bà đã chậm trễ trong việc chi trả cho nông dân. "Rất tiếc là giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người trồng lúa Thái Lan bị phá vỡ vì trò chơi chính trị", bà Yingluck nói.


Thông báo của Ủy ban Chống Tham nhũng được đưa ra chỉ vài giờ sau cuộc xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình xảy ra tại khu di tích lịch sử, không xa các địa điểm du lịch. Cuộc đụng độ làm ít nhất một cảnh sát và ba dân thường thiệt mạng cùng 64 người, bao gồm 24 cảnh sát, bị thương.


Người biểu tình xuống đường từ hơn ba tháng nay để phản đối chính phủ của Thủ tướng Yingluck, chiếm các tòa nhà quan trọng của chính phủ và chặn đường các công chức đi làm. Cảnh sát bắt đầu chiến dịch tái chiếm các tòa nhà chính phủ và giải tán các điểm biểu tình tại thủ đô hôm nay, vượt qua hàng rào dây thép gai và các bao cát chặn trên đường.


Tuy nhiên, cảnh sát gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía người biểu tình và cuối cùng phải rút lui giữa tràng tiếng súng kéo dài. Chưa rõ ai là người nổ súng.


"Chính phủ không thể làm việc ở đây được nữa. Ý chí của người dân vẫn rất mạnh. Chính phủ đang mắc kẹt. Không còn đường tiến cho họ nữa", người phát ngôn của phe biểu tình Akanat Promphan phát biểu trước đám đông ở gần trụ sở văn phòng của thủ tướng.


Khách du lịch bị cuốn vào làn sóng biểu tình và được nhìn thấy đang chụp ảnh cuộc đụng độ gần điểm du lịch ở đường Khaosan.


"Tôi nghe nói về vấn đề chính trị ở Thái Lan nhưng tôi vẫn đến", Jerome Dennehy, 45 tuổi, người Ireland, nói. "Không vui khi nhìn thấy cảnh này nhưng nó là một phần của Bangkok, đất nước có hàng triệu người. Tôi sẽ không dừng kỳ nghỉ của tôi vì chuyện này".


Khoảng 150 người biểu tình bị bắt ở các tụ điểm trong khuôn viên Bộ Năng lượng vì tội vi phạm tình trạng khẩn cấp. Đây là vụ bắt giữ hàng loạt đầu tiên kể từ khi làn sóng biểu tình nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái.


Theo VnExpress






Kho tương cá rô đồng nướng

Kho tương cá rô đồng nướng

Hương vị quê nhà


Kho tương cá rô đồng nướng


SGTT.VN - Mới đây, nhân chuyến về quê một người bạn chơi thấy nhà hàng xóm nấu món cá rô đồng nướng kho tương mà thèm. Niêu cá rô kho liu riu, mùi tương pha lẫn chút hương của lá gừng tươi thơm phức khiến ai cũng phải hít hà.










Cá rô đồng nướng trên than hồng trước khi kho.



Phải đến mười mấy năm rồi, tính từ ngày ở quê lên thành phố, tôi chưa một lần được ăn lại món cá rô đồng nấu với tương. Món quê mùa nhưng tuyệt ngon, những ngày còn ở quê hầu như tháng nào mẹ cũng nấu đôi ba lần. Bởi cá rô rất sẵn ở mương máng ngoài đồng ruộng, chỉ cần một loáng đi câu, đi xúc, hoặc be bờ tát vét là tôi đã kiếm được một mớ cá rô mang về. Cá rô, có nhiều cách chế biến, rán giòn lên chấm với nước mắm ớt cay nêm gừng. Cũng có thể mang kho với dưa cải muối chua, ngon lắm. Hay bữa nào bắt được nhiều thì bỏ hũ ướp muối rồi mang ra phơi khô dùng ăn dần trong những ngày đông tháng giá, mưa dầm gió bấc…


Thế nhưng, ngon nhất là kho tương, trước khi bỏ niêu chế tương kho, cá rô phải được mổ bỏ ruột, nướng vàng trên bếp than. Mục đích của việc phải nướng cá cho vàng, cháy xém lớp da bên ngoài là để cá có mùi thơm, không bị tanh. Khi con cá xém vàng đủ độ, phủi hết những than đen khói bụi bám quanh cá rồi mới kho. Tương được nêm vào niêu mức xâm xấp với cá. Ngoài ra còn phải thêm một chút đường phèn, ớt tươi, chút bột nêm. Kho cá rô đồng nướng với tương không cần phải kho lâu như kho cá với dưa cải muối chua, hay khế, mà chỉ cần khoảng mươi, mười lăm phút, tuỳ theo lượng nước tương trong niêu cá. Kho, lửa phải liu riu, bởi lửa to nước tương nhanh cạn mà gia vị chưa kịp ngấm vào cá, mất ngon. Đến khi chỉ còn một chút nước tương ở đáy niêu là được, chút nước tương này sẽ là nước chấm rau luộc rất đậm đà. Trước khi bắc niêu cá xuống, công đoạn bắt buộc là phải nêm một chút gừng tươi (có thể cho lá gừng tươi, hoặc thân, củ giã nhuyễn đều được), bởi thiếu vị gừng, niêu cá sẽ mất đi độ ngon.


Tôi nghĩ, ai sinh ra và lớn lên ở bất kỳ một miền quê nào, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng thì hẳn đều biết làm và từng thưởng thức món cá rô đồng nướng kho tương này. Món ăn nhà quê này không chỉ dễ chế biến, nguyên liệu rẻ dễ tìm, mà còn ngon đến mức chỉ cần một lần thưởng thức đều có ấn tượng và không dễ gì quên được…


bài và ảnh: Long Nguyễn










Trước khi kho, cá rô đồng phải được nướng, mùi thơm ngon mới dậy.







Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Ì trệ từ cơ quan chuyên trách

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Ì trệ từ cơ quan chuyên trách

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Ì trệ từ cơ quan chuyên trách


SGTT.VN - Hôm qua (18.2), Văn phòng Chính phủ đã tổ chức hội nghị về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 2014 – 2015 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dù hội nghị này nêu ra được những việc đã làm được và những vướng mắc, cản trở quá trình tái cơ cấu (TCC) khối DNNN, nhưng theo một số đại biểu, một số cơ chế, chính sách dự thảo mới vẫn chưa cụ thể để đẩy nhanh quá trình TCC, mới bắt đầu nhưng đã có dấu hiệu ì ạch…










Vietnam Airlines là doanh nghiệp nhà nước được các nhà đầu tư chờ đợi cổ phần hóa nhất trong năm nay. Ảnh: nld.com.vn



Các con số thống kê về kết quả thực hiện TCC, cổ phần hoá (CPH) khối DNNN đều cho thấy, việc sắp xếp, CPH khối DNNN luôn khiến cho các DNNN hoạt động hiệu quả hơn so với thời kỳ chưa TCC, CPH. Theo bộ Tài chính, việc TCC giúp các DNNN đi đúng hướng, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, tài chính... Theo báo cáo của 3.576 doanh nghiệp sau sắp xếp, CPH gửi bộ Tài chính thì có 85% doanh nghiệp có doanh thu cao hơn trước khi TCC, CPH; 90% số doanh nghiệp sau sắp xếp, CPH có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, 86% có số nộp ngân sách tăng cao hơn năm trước...


Tuy nhiên, một vấn đề lớn diễn ra trong ba năm qua là tiến độ CPH các DNNN diễn ra quá chậm. Theo ông Phạm Viết Muôn, phó ban chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp Trung ương, từ năm 2011 – 2013, cả nước chỉ sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó, CPH 99 doanh nghiệp. Nếu so với con số DNNN đã CPH từ trước đến nay là 4.065 doanh nghiệp thì con số doanh nghiệp được CPH này rõ ràng là quá thấp. Tốc độ phê duyệt đề án TCC chậm, chủ yếu được thực hiện trong năm 2013. “DNNN vẫn dàn trải trong nhiều ngành lĩnh vực Nhà nước không còn nắm giữ”, ông Muôn nói.


Một trong những hoạt động cần thiết để thực hiện TCC là thoái vốn ngoài ngành, hoạt động này tiến độ cũng không được nhanh. Theo ông Phạm Viết Muôn, hiện các doanh nghiệp đã thoái được 4.164 tỉ đồng trên tổng số 21.797 tỉ đồng đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính, đạt 19%. Nhưng đáng nói là trong số vốn đã thoái, chỉ có 267 tỉ đồng bán ra được bên ngoài, còn lại là giao dịch nội bộ.


1.001 lý do… chậm


Theo lãnh đạo bộ Tài chính, những chậm trễ của quá trình TCC khối DNNN tuy có những nguyên nhân khách quan như thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm khiến tiến độ bán cổ phần, cổ phiếu ra công chứng và thoái vốn đầu tư khó khăn nhưng cũng có nhiều nguyên nhân thuộc về chủ quan. Bên cạnh thực tế chính sách sắp xếp, đổi mới DNNN liên quan nhiều đến các bộ luật khác nhau, phải chờ sửa đổi... thì có một thực tế khác là các cơ quan chuyên trách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp phối hợp chưa tốt. “Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty... chưa quan tâm đúng mức, chưa tích cực, quyết liệt triển khai lộ trình TCC và chưa báo cáo kịp thời Chính phủ các vướng mắc để kịp thời xử lý”. Bộ này cũng thừa nhận: “Cơ chế quản lý nhà nước chưa theo kịp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, chức năng đại diện chủ sở hữu DNNN còn chồng chéo...” Bộ Tài chính nhận định: “Cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động DNNN chưa có tác dụng cảnh báo, ngăn chặn việc sử dụng, quản lý yếu kém vốn và tài sản nhà nước”.









Bức tranh kinh doanh của khối DNNN do Chính phủ đưa ra tại hội nghị cho thấy nhiều mảng xám màu. Theo báo cáo này, năm 2012, tổng doanh thu hợp nhất khối DNNN trên 1,7 triệu tỉ đồng, lợi nhuận đạt trên 167.000 tỉ đồng (trên tổng tài sản trị giá gần 2,4 triệu tỉ đồng), tăng 12% so với năm 2011. Nhưng tổng số nợ phải thu cũng rất lớn với gần 276.000 tỉ đồng, nợ phải trả gần 1,35 triệu tỉ đồng. Trong khối tập đoàn, tổng công ty, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 16% nhưng có bảy tập đoàn, tổng công ty lỗ 5.380 tỉ đồng, chín công ty mẹ lỗ 1.448 tỉ đồng. Tổng hợp từ 25 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có số lỗ luỹ kế đến hết năm 2012 là 17.033 tỉ đồng, 16 công ty mẹ lỗ 11.820 tỉ đồng.



Nhận xét về quá trình TCC khối DNNN vừa qua, ông Trần Bắc Hà, chủ tịch ngân hàng BIDV cho rằng, việc TCC chậm là do chưa có chiến lược, chưa có cách thức thực hiện tốt. Theo ông Trần Bắc Hà, áp lực lớn TCC rất lớn khi mục tiêu đến 2015 phải CPH trên 400 doanh nghiệp nữa trong khi một số cơ chế xử lý vướng mắc chưa làm rõ tuy đã có chính sách đưa giá trị sử dụng đất vào để xác định giá trị tài sản doanh nghiệp nhưng theo nguyên tắc, tiêu chí thị trường nào cũng chưa rõ ràng và chính cơ quan chỉ đạo cũng còn lúng túng. Hay quy định về thoái vốn ngoài ngành của DNNN, theo ông Trần Bắc Hà, việc thoái vốn chậm, nhưng muốn nhanh cũng không khả thi nếu không thay đổi cách thức, tư duy. “Thoái vốn mà dưới giá trị sổ sách rất dễ đến mất vốn. Quy định thoái vốn còn bao quát, chưa cụ thể với nhiều trường hợp”, ông Hà nói.

Càng chậm càng… xấu


Đáng chú ý, theo ông Trần Bắc Hà, hiện nay, tuy khối DNNN có đóng góp tới 32% GDP nhưng tổng dư nợ tín dụng dành cho khối này trên 60%. “Năng suất, sức cạnh tranh của DNNN đang có xu hướng suy giảm, không tăng lên, nợ đọng đã lên trên 145.000 tỉ, tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, dự báo khoảng 20 – 30% trong số đó là nợ không đòi được, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng”, ông Hà nhận xét.


Báo cáo của ban chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp cũng thừa nhận: “Hiệu quả của doanh nghiệp (DNNN) chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh thấp”. Tuy vốn nhà nước ở doanh nghiệp tăng mạnh nhưng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lại tăng không tương ứng.


Đây cũng là lần đầu tiên, bộ Tài chính đưa ra đánh giá về mô hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước: “Việc thí điểm chuyển các tổng công ty nhà nước sang mô hình tập đoàn kinh tế bộc lộ những bất cập: đầu tư dàn trải, số lượng thành viên tăng không tương xứng theo năng lực quản lý dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn nhà nước kém...nên cũng đã (đến lúc) kết thúc thí điểm, không nhân rộng để triển khai”.


Chính sách mới vẫn thiếu động lực


Cũng trong hội nghị này, Văn phòng Chính phủ đưa ra một số dự thảo chính sách mới để đẩy mạnh tiến trình TCC khối DNNN như quyết định ban hành tiêu chí, phân loại DNNN của Thủ tướng Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh TCC các DNNN đến năm 2015; nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh, sắp xếp DNNN giai đoạn 2013 – 2015. Trong các văn bản này, có một số chính sách mới như cho phép đưa giá trị sử dụng đất vào định giá doanh nghiệp; cho phép thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách sau khi đã trừ chi phí dự phòng và đầu tư tài chính; xử lý trách nhiệm tập thể, cán bộ doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ TCC… Những điều này được hy vọng sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình TCC. Tuy nhiên, nhận xét về những cơ chế chính sách này, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, quyền viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, vẫn thiếu cái gì đó làm động lực cho quá trình TCC khối DNNN.


Mạnh Quân






Đau đầu nhất là xử lý sở hữu chéo

Đau đầu nhất là xử lý sở hữu chéo

Hoạt động ngân hàng


Đau đầu nhất là xử lý sở hữu chéo


SGTT.VN - Theo ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng năm nay cải thiện được hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào việc xử lý nợ xấu và phá băng tín dụng. Trong đó xử lý nợ xấu quan trọng nhất, bởi nợ xấu được cắt đuôi tới đâu, sẽ đẩy tín dụng tăng thêm tới đó.










TS Lê Xuân Nghĩa.



Theo nhận định của ông Nghĩa, hết năm 2014, nếu VAMC mua cộng dồn được 135.000 tỉ đồng nợ xấu như kế hoạch, sẽ thúc đẩy thêm lượng tín dụng ra tương đương, hoặc lớn hơn, chưa kể lượng tín dụng tăng tự nhiên.


Lợi nhuận rất thấp và cũng không chính xác


Nhìn lại năm 2013, ông đánh giá như thế nào về hoạt động ngân hàng?


Năm 2013, hệ thống ngân hàng thanh khoản ổn định, thậm chí dồi dào là khác, song tăng trưởng tín dụng rất thấp, chỉ 12% cả năm, nhưng trong đó có bao nhiêu là lãi gộp vào gốc thì chưa biết. Cho nên, tăng trưởng thực tín dụng của năm qua rất thấp, điều đó cho thấy, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng cảnh giác cao độ với hoạt động sản xuất kinh doanh, với lý do là nợ xấu rất lớn, lại thêm mối lo cầu quá yếu, cộng với chuyện nợ xấu do các doanh nghiệp kinh doanh thêm bất động sản dù hoạt động sản xuất kinh doanh chính vẫn bình thường. Mà phong trào doanh nghiệp đầu tư bất động sản một thời cũng có nguyên nhân sâu xa là, muốn vay vốn của ngân hàng thường phải có tài sản thế chấp là bất động sản, cho nên bao giờ doanh nghiệp cũng dự phòng một vài miếng đất, một vài dự án bất động sản để khi cần vốn thì có tài sản thế chấp và họ chết là chết ở cái bất động sản ấy.


Tổng quát mà nói, tín dụng tăng thấp như vậy thì chứng tỏ lợi nhuận cũng rất thấp và bản thân lợi nhuận đó cũng không thể chính xác được, vì trích không đủ dự phòng rủi ro, hay tăng trưởng tín dụng cũng do một phần lãi gộp vào vốn gốc, v.v. Nhìn chung, năm 2013, kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng khó khăn hơn năm 2012, trong đó, có những ngân hàng lợi nhuận giảm gần một nửa, thậm chí có thể thua lỗ, chỉ một số ít ngân hàng vẫn duy trì được lợi nhuận và tăng trưởng khá. Những khó khăn này có cải thiện hay không trong năm tới hoàn toàn phụ thuộc vào việc xử lý nợ xấu và phá băng tín dụng.


Có cách nào để phá nhanh băng tín dụng?


Cuối năm ngoái, ngân hàng Nhà nước gửi một công văn gửi các ngân hàng thương mại, trong đó có nội dung vô cùng quan trọng là cho phép các ngân hàng thương mại cho vay mới đối với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, không cần phải tuân thủ chuẩn mực là có nợ xấu, ý là không cần trích lập dự phòng rủi ro theo nợ cũ và cho vay mới là vay mới, rất tiếc là văn bản chỉ có hiệu lực đến 31.12.2013. Văn bản này thể hiện định hướng của ngân hàng Nhà nước trong thúc đẩy tín dụng đầu ra, cắt đuôi nợ xấu lại. Và họ hy vọng, đến năm 2014, hoạt động mua nợ xấu của VAMC nhiều hơn, thì khỏi phải cắt đuôi nữa mà chính VAMC cắt đuôi.


Người ta có thể nhìn thấy việc tăng trưởng tín dụng phụ thuộc nhiều vào số nợ xấu mà VAMC mua. Có thể hiệu ứng của nó chậm lại khoảng ba, bốn tháng. VAMC mua được càng nhiều, thì tín dụng càng được mở ra. Theo nhận định của tôi, nếu trong năm 2014, VAMC mua được 100.000 tỉ đồng, nâng tổng số nợ xấu mua được là 135.000 tỉ đồng, thì có thể thúc đẩy thêm lượng tín dụng ra tương đương, hoặc lớn hơn mức đó ít nhất 10%. Cộng với đó là lượng tín dụng tăng tự nhiên.


Vẫn giấu nợ xấu


Việc ngân hàng không trích đủ dự phòng rủi ro, có cách nào để kiểm soát không, thưa ông?


Theo quy định, có hai khoản trích lập dự phòng: khoản trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% tổng tài sản và khoản trích lập trên cơ sở các nhóm nợ. Khoản trích lập chung thì dễ tính, nhưng khoản còn lại, nếu người ta đánh bay đánh bổng ở nhóm nợ thì không dễ để kiểm tra, kiểm soát. Chính xác được nợ xấu là vấn đề nan giải ngay cả với tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT chính ngân hàng đó, chứ đừng nói chuyện đến người ngoài.


Vậy làm sao có thể xử lý nợ xấu tới nơi tới chốn?


Phải lượng sức, thực hiện từng bước một, mà việc bán nợ cho VAMC cũng là một cách tốt trong điều kiện hiện nay. Kể cả trong trường hợp VAMC chưa bán được nợ đó cho ai cả, nhưng mà ngay lập tức nó giải toả, khoanh nợ lại để cho doanh nghiệp vay vốn. Mà trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp cần vay mới cho những dự án đầu tư, xuất khẩu thực sự có hiệu quả, nhưng kẹt nợ xấu.


Nhìn thấy những món nợ bán cho VAMC, chứng tỏ chưa có món nợ nào của ông chủ sở hữu chéo ở đó, vì giá trị mỗi món chỉ vài ba tỉ đồng, số lượng một vài trăm tỉ đồng rất ít. Mà những ông chủ sở hữu chéo toàn vay cả trăm tỉ đến ngàn tỉ, chục ngàn tỉ đồng, nhưng họ cũng rất khôn là chủ yếu vay trung, dài hạn, gặp khó khăn về trả nợ, các ông lại tái cấu trúc thành trung, dài hạn tiếp, nên chưa ở mức nợ xấu để buộc phải bán. Đấy chính là một bi kịch mà mình không có cơ sở pháp lý để xử lý. Muốn vậy, thanh tra ngân hàng phải nhảy vào, thanh tra từng dự án một, như họ đã từng làm ở ngân hàng Westerbank, và một phần làm ở Navibank. Mặt khác, thanh tra ngân hàng làm xong rồi, kết luận rồi, nhưng nếu không ra sức ép, thì ông chủ đó vẫn ngồi đó, dù nợ xấu rất xấu, có thanh tra vào rồi, ông không giãn nợ được nữa, nhưng vẫn cứ đắp chiếu nằm đó, mà khối lượng có thể lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng.


Theo ông, có cách nào để giải quyết tận gốc sở hữu chéo?


Xử lý tận gốc sở hữu chéo là đại vấn đề. Bản thân sở hữu chéo không có tội gì, vì có một thời chúng ta đã từng quy định, ngân hàng thương mại cổ phần ra đời phải có ngân hàng quốc doanh cầm trịch, đặc biệt có cổ phần của các doanh nghiệp quốc doanh, để lãnh đạo, quản lý và điều đó cũng là cần thiết. Ngoài ra, thực tế ở Việt Nam cũng có một vấn đề: một ngân hàng nhiều ông chủ sở hữu cũng nát bét hết, vì các ông tranh giành quyền lực lẫn nhau, trong khi ngân hàng một ông chủ thì lại ổn định hơn, nhưng lại bị rủi ro là cho vay nội bộ.


Vấn đề chính là sở hữu với tỷ lệ lũng loạn, dùng tỷ lệ lũng loạn đó để biến ngân hàng thành nơi cung cấp vốn cho chính tập đoàn của mình, đấy mới là vấn đề mà chúng ta rất quan tâm. Sở hữu lũng loạn đã là sai rồi, anh lại còn lũng loạn nó để cung ứng vốn cho tập đoàn của mình, từ đó vô hiệu hoá toàn bộ quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro trong ngân hàng, khiến cho hệ thống ngân hàng luôn rơi vào tình trạng khủng hoảng bất cứ lúc nào, ngân hàng thành con tin của các ông chủ tập đoàn, đấy là vấn đề đau đầu nhất của chương trình tái cấu trúc, mà xử lý nó không đơn giản tí nào. Cơ quan thanh tra của ngân hàng Nhà nước, thậm chí ngay cả cơ quan cảnh sát điều tra cũng không dễ điều tra ra được trong số mấy chục phần trăm cổ phần của ông này, ông kia thì ai đứng tên hộ.


Tôi đang nghĩ một biện pháp, có thể để cho những ông chủ sở hữu chéo đó tự nguyện cung cấp thông tin, công bố đã nhờ ai đứng tên hộ, chúng ta sẽ chấp thuận và cho họ một lộ trình thoái vốn dần; còn nếu cố tình che giấu, chúng ta sẽ xử lý nghiêm.


Cảm ơn ông!


Thảo Nguyễn (thực hiện)






Gắp hạt kim loại gây tắc ruột bé gái

Gắp hạt kim loại gây tắc ruột bé gái

Gắp hạt kim loại gây tắc ruột bé gái


SGTT.VN - Ngày 18.2, thông tin từ khoa Ngoại bệnh viện Nhi Trung ương cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công bé gái P.D.K., 14 tháng tuổi, ngụ ở Từ Liêm (Hà Nội), nhập viện trong tình trạng ói dịch vàng, đau bụng, ấn đau trên rốn, không đi đại tiện ba ngày liền… Kết quả thăm khám phát hiện bé K. tắc ruột do nuốt phải dị vật và được mổ cấp cứu, lấy ra bốn hạt kim loại hình trụ đường kính 0,5cm, dài 1cm có từ tính đã gây hoại tử thành ruột, dính với mạc treo tạo đoạn gập góc gây tắc ruột. Người nhà cho biết, trước đó bé K. có chơi chiếc vương miện đồ chơi, có khả năng bé đã nuốt phải các hạt nhỏ đính trên vương miện mà gia đình không biết. Hiện sức khoẻ bé K. hồi phục tốt.


Tuấn Anh






Bọc vỏ mũi tên của thần tình yêu Cupid

Bọc vỏ mũi tên của thần tình yêu Cupid

Bọc vỏ mũi tên của thần tình yêu Cupid


Biện pháp tránh thai nhân tạo cũ xưa nhất đã đến lúc phải thay đổi.










Ảnh: TL



Chúng từng được làm bằng mai rùa và chất sừng. Bằng lụa tốt và da thô nhất. Bằng bong bóng heo và ruột cừu. Bằng cao su (tự nhiên và tổng hợp). Rồi bằng nhựa dẻo. Nhưng không có thứ nào thực sự phù hợp. Bao cao su (condom), dù vậy vẫn được sản xuất 15 tỉ cái/năm, và được 750 triệu cặp dùng. Thực ra, chúng là những sát thủ khoái lạc vụng về, có xu hướng đáng ngại khi hành sự vào những lúc bất tiện.


Làm một condom tốt hơn, ăn khách trên toàn thế giới. Và, đó là điều mà một nhóm các nhà nghiên cứu có tuyển lọc khắp thế giới hy vọng làm được. Cũng vậy, quỹ của Bill Gates đang ủng hộ các nỗ lực này với số tiền tài trợ khởi đầu là 100.000 USD, được hứa hẹn tăng hơn 1 triệu USD nếu thử nghiệm ban đầu đạt.


Quỹ Gates quan tâm đến condom vì những lý do tương tự như hầu hết người dùng. Không chỉ để tránh thai ngoài ý muốn, mà còn ngăn chận lây truyền các bệnh nhiễm trùng – đặc biệt là HIV. Tìm kiếm một condom tốt hơn giống như một lợi ích cộng đồng cũng như cá nhân.


Khi quỹ Gates chọn ra 11 người chiến thắng đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái, họ đã có thể chọn lựa trong số 812 đề xuất. Những người thắng ở vòng hai, đang được xét, và đang nhấn mạnh đến lĩnh vực cho tới nay bị quên lãng là femidom (dùng cho phụ nữ), sẽ được công bố vào tháng 5.


Mỗi nhà một vẻ


Một trong những cách tiếp cận hấp dẫn để chế tạo một condom tốt hơn là tăng sức bền của latex bằng graphen. Chất liệu này, gồm các tấm carbon dày cỡ nguyên tử, là một trong những thứ mạnh nhất được biết đến. Độ dày của nó (hoặc, đúng hơn là không có độ dày) và cường độ của nó làm cho chất liệu trở thành một khởi điểm hiển nhiên đối với yêu cầu được đặt ra là thẩm thấu được sự khoái hoạt, ngoài ra không còn điều gì khác.


Một trong những nhóm chú trọng đến tránh thai bằng gia cường graphen do Aravind Vijayaraghavan, trường đại học Manchester, Anh, làm chủ xị. Đó là một tổ chức mà cách đây một thập kỷ, đã phát hiện graphen. Nhóm của TS Vijayaraghavan trù định làm một loại màng nhám, chống rách, phù hợp với condom, bằng cách trộn graphen với latex hoặc polyurethan.


Nhóm thứ hai quan tâm đến graphen, do Laksminarayanan Ragupathy, thuộc HLL Lifecare, nhà sản xuất condom lớn nhất xứ Ấn, chủ xị. Họ hy vọng đi xa hơn. TS Ragupathy cũng vậy, muốn phối các tấm carbon với latex để tạo ra một chất liệu composite mạnh. Nhưng ông cũng đề xuất đưa các hoá chất như chất diệt tinh trùng, các tác nhân chống virút và kể cả hương liệu vào graphen. Một số trong các hoá chất này đã được sử dụng trong condom, nhưng tới nay chúng chỉ có thể bám vào mặt láng của latex. Thêm graphen, bề mặt trở nên nhám hơn (và diện tích của chất ấy lớn hơn nhiều) ở một mức độ siêu nhỏ, nghĩa là nhiều hoá chất hơn có thể được giữ lại trên bề mặt condom.


Tuy nhiên, graphen không phải là chất liệu thay thế duy nhất được đưa ra cho ngành công nghiệp condom. Mark McGlothlin, ông chủ của Apex Medical Technologies ở San Diego, lại tính chuyện ăn mày dĩ vãng hơn là nhìn vào tương lai, bằng cách sử dụng collagen, protein co dãn làm từ ruột khá phù hợp để sử dụng làm condom trong những ngày xa xưa. Ông muốn chiết xuất collagen của mình từ gân bò và da cá thay vì ruột, và sẽ phá vỡ chất ấy ra rồi phục hồi lại sau khi loại bỏ mùi hôi, các thứ khuyết điểm và các lỗ hổng – vì, tuy lỗ hổng ấy trong collagen tự nhiên quá nhỏ để tinh trùng đi qua, nhưng chúng đủ lớn để virút lọt vào.










Rapidom, một trong những giải pháp cải tiến condom. Ảnh: TL



Làm cho condom hiệu quả hơn là một chuyện. Nhưng công dụng của nó sẽ hạn hẹp nếu như đó chỉ là một rào cản đối với cảm giác cũng như tinh trùng. Biện pháp thông thường trong nỗ lực tăng cường độ nhạy cảm là làm cho chất liệu mỏng hơn. Tuy nhiên Patrick Kiser, trường đại học Tây Bắc ở Illinois, Mỹ, trù định giải quyết vấn đề bằng một cách khác. Mặc dầu ông đang chăm chút vào những chi tiết, ông cho rằng nhóm của ông sẽ làm những condom không dùng polymer; các condom ấy mô phỏng cảm giác của các mô niêm mạc gặp phải như khi đang giao hợp “chay”.


Karen Buch và Ducksoo Kim, trung tâm Y tế Boston, cũng quan tâm đến việc làm thế nào để condom tạo cảm giác khi đang lâm sự. Họ cố gắng tạo ra một vỏ bọc có chất nhờn tự tiết ra khi tiếp xúc với nước. Điều đó có thể giúp loại bỏ các chất nhờn bằng dầu không lấy gì làm dễ chịu trên các condom hiện hành. Để làm được điều đó, hai nhà nghiên cứu đã chuyển sang lĩnh vực đang thời thượng là công nghệ nano. Họ đề xuất “áo” các condom của họ bằng những vi phân tử của polymer kết chặt với nước – một sự sắp xếp tạo thành cái gọi là một gel hydro. Điều đó, họ hy vọng rằng sẽ giảm ma sát và tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng và trơn trượt cho người dùng.

Để đạt được sự dễ dàng cũng là mối quan tâm của Willem van Rensburg của hãng Kimbranox ở Stellenbosch, Nam Phi. Ông và nhóm của ông đang thực hiện cái gọi là “Rapidom”, có thể triển khai bằng “một động tác, nhờ đó giảm thiểu tối đa sự gián đoạn”, như quỹ Gates thận trọng giải thích. Rapidom là một condom trong một bao bì được tổ chức sao cho, thay vì phải mở ra và vật đựng bên trong phải chịu nhiệt vào thời điểm đó, nó có thể được giữ ở hai bên mép và kéo ra ngoài, bung vật bên trong theo một cách có kiểm soát.


Một khi lấy condom ra, vấn đề còn lại là giữ không cho nó bung ra một cách bất lợi. Benjamin Strutt và nhóm của ông tại Cambridge Design Partnership, một cơ quan tư vấn công nghệ, đang xử lý điều đó bằng một chất liệu, khác với latex, chỉ co dãn một chiều (quanh dương vật) một cách dễ dàng thay vì theo hướng chiều dọc như bấy nay. Nhờ vậy condom siết một cách nhẹ nhàng trong lúc giao hợp, và tự giữ chặt chính nó tại chỗ.


Richard Charoff, đại học Oregon cũng xử lý vấn đề giữ cho condom tại chỗ. Ông tính toán làm chúng từ một loại polymer “có bộ nhớ về hình dáng” để khi chúng tiếp cận với thân nhiệt, thích ứng với các đường nét của một dương vật và đem lại một tuỳ chỉnh phù hợp.


Hãy chờ xem sáng chế nào được các ái nhân trên thế giới gõ cửa nhiều nhất.


Khởi Thức (theo Economist)






Tư vấn miễn phí “Rối loạn nhịp tim chậm”

Tư vấn miễn phí “Rối loạn nhịp tim chậm”

Tư vấn miễn phí “Rối loạn nhịp tim chậm”


SGTT.VN - Đột ngột hoa mắt, chóng mặt từng cơn, ngất và gần ngất, có thể bị mệt, đau ngực, khó thở và những người lớn tuổi có thể có biểu hiện rối loạn tâm thần… là các triệu chứng có thể gặp ở người nhịp tim chậm. Nhằm giúp người bệnh giải đáp những thắc mắc thường gặp: Nhịp tim chậm có nguy hiểm? Phát hiện và điều trị rối loạn nhịp tim chậm như thế nào? Làm sao phòng ngừa nhịp tim chậm?… Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương TP.HCM tổ chức buổi trò chuyện y học và tư vấn sức khoẻ trực tiếp với chuyên đề “Rối loạn nhịp tim chậm” vào lúc 7g30 ngày 20.2, tại hội trường bệnh viện. Chương trình tham dự miễn phí.


Duy Nhân






Chia tách song sinh, nhập chung hạnh phúc

Chia tách song sinh, nhập chung hạnh phúc

Trời kêu không dạ


Chia tách song sinh, nhập chung hạnh phúc


SGTT.VN - Hơn hai tháng sau ngày diễn ra ca phẫu thuật kỳ diệu đó, chúng tôi trở lại bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM). Gần đến giờ nghỉ trưa nhưng Phi Long vẫn không buồn ngủ, đôi mắt em mong ngóng ra ngoài đợi chờ những giây phút được ở bên ba mẹ, được nô đùa, hò hét, được chiều chuộng. Phi Long đã khoẻ hơn và hiểu biết nhiều, đây là niềm hạnh phúc chung của gia đình và tập thể y bác sĩ Nhi Đồng 2 cùng một êkíp mổ lên đến 70 người.










Cuộc sum họp xúc động của gia đình Long – Phụng.



Mừng cho Long









Hai bé Nguyễn Hoàng Phi Long và Nguyễn Hoàng Phi Phụng chào đời ngày 25.9.2012 ở tuần 36 của thai kỳ (thiếu một tháng so với bình thường) với cân nặng cả hai chỉ đạt 3,6kg. Một ngày sau khi sinh, hai bé được chuyển thẳng vào bệnh viện Nhi đồng 2. Sau 14 tháng được chăm sóc tích cực, khi sức khoẻ hai bé tương đối ổn định, ca phẫu thuật ngày 26.11.2013 của 70 y bác sĩ, cán bộ y tế sau gần bảy giờ phẫu thuật đã tách thành công cặp song sinh này.



Nằm cách ly riêng trong phòng chăm sóc đặc biệt, nhưng y bác sĩ nào đi qua bé Phi Long đều mừng rỡ gọi ê a kéo mọi người chú ý đến chơi với mình. Nếu các bác sĩ trong êkíp phẫu thuật sinh ra em và Phi Phụng lần thứ hai thì tập thể y bác sĩ, điều dưỡng của khoa Hồi sức cấp cứu Nhi Đồng 2 là những cha mẹ nuôi chăm bẵm em hàng ngày.

Điều dưỡng Huỳnh Thị Phương Thảo, điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, bé Phi Long đã tiến triển tốt về sức khoẻ và tâm thần. Hàng ngày, ba mẹ vào thăm và chơi đùa với bé Phi Long, dạy bé tập ngồi, tập đi, tập nói, cho em ăn uống. Hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng hễ ai rảnh tay là vào chơi, bế bồng em đi loanh quanh trong phòng hỏi thăm các bạn và trò chuyện với các cô chú để tập tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì tình yêu thương gắn bó đó mà thấy ai Phi Long cũng đòi bế ẵm.


Anh Nguyễn Thanh Phiên, ba của bé Phi Long – Phi Phụng cho biết: Phi Phụng còn yếu lắm, phải nằm phòng cách ly, từ tết đến nay ba mẹ và Phi Long mới được đến thăm em có một lần. Gia đình anh Phiên là một gia đình khó khăn tại huyện Hộ Hải, Ninh Thuận, trước đây anh chỉ đi làm thuê, làm mướn. Khi vợ sinh Phi Long – Phi Phụng, anh bỏ quê xuống thành phố chăm vợ con và làm nghề trông giữ xe cho quán ăn, mỗi tháng thu nhập được 3 triệu đồng, đủ tiền mua sữa và tã cho con. Ngoài ra anh còn phải lo thêm tiền thuốc men, khám bệnh cho vợ bị bệnh tiểu đường đã nhiều năm.


Cầu mong cho Phụng


Anh Phiên nhớ lại, hồi vợ anh (chị Nguyễn Thị Hồng Lam) mang bầu Phi Long và Phi Phụng, đi khám được bác sĩ thông báo là song thai dính nhau, vợ chồng anh rất lo buồn nhưng vẫn quyết giữ lại con. Đến ngày sinh, anh đưa chị lên bệnh viện Từ Dũ TP.HCM rồi đợi chờ trong hồi hộp. Khi hai đứa trẻ sinh ra dính nhau phần ngực, bụng, anh không bất ngờ nhưng buồn đứt ruột. Vừa ra đời hai bé được chuyển đến Nhi đồng 2 chăm sóc và theo dõi. May thay, sự tận tâm của các y, bác sĩ Nhi đồng 2, viện Tim TP.HCM, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cùng với những tấm lòng hảo tâm đã khơi dậy niềm tin và hy vọng cho đôi vợ chồng nghèo. “Khi bác sĩ thông báo chuẩn bị phẫu thuật cho hai con, tôi về quê chạy vạy lo được hơn 10 triệu đồng để mổ cho con. Hai vợ chồng một phần mừng và nhiều phần lo lắng, tôi và vợ thức trắng mấy đêm. Ngày mổ hai cháu, chúng tôi cứ đi lại từ phòng thân nhân lên khu phẫu thuật không biết bao nhiêu lần, không ăn uống gì được. Khi nghe tin cuộc phẫu thuật thành công, vợ chồng tôi mừng hết biết, nước mắt cứ lăn dài. Gia đình tôi thầm cảm ơn các bác sĩ tài giỏi đã cứu được các con. Vợ chồng tôi không ngờ rằng con mình lại có thể phát triển như những trẻ bình thường khác. Phi Long đã biết gọi ba, mẹ mặc dù chưa tròn tiếng. Nó lanh lắm, mấy bác sĩ điều dưỡng đi qua phòng con đều bắt chuyện, hay la to, kêu gọi, trêu đùa để quay lại nói chuyện. Vợ chồng tôi vui mừng về những gì đã nhìn thấy từ bé Long và cầu mong cho bé Phi Phụng nhanh khoẻ lại”, anh Phiên nói với giọng nghẹn ngào.


Nhìn về tương lai, anh Phiên thầm ước, nếu hai đứa khoẻ mạnh, bác sĩ cho xuất viện, anh sẽ đưa vợ con về quê, “ở đấy tôi sẽ hàng ngày đi làm thuê, làm mướn hoặc chăn nuôi heo gà để các con có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc”.


bài và ảnh: Hoàng Nhung









Phi Long sắp ra phòng ngoài sống với cha mẹ


TS.BS Trương Quang Định, phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, sau hai tháng phẫu thuật, sức khoẻ bé Phi Long tiến triển tốt, ăn uống bình thường, đang chập chững tập đi. Với dị tật cong vẹo cột sống, bé Phi Long đang được tích cực tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, bé còn được hướng dẫn về âm ngữ trị liệu để phát âm, tập nói tốt hơn. Từ đầu tháng 2 đến nay, bé Long được ba mẹ vào nuôi dưỡng, chăm sóc thường xuyên tại khoa hồi sức, chỉ vài ngày nữa bé đã có thể ra phòng ngoài sống với ba mẹ.


Còn Phi Phụng do bị viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết do thở máy kéo dài, phải hồi sức tích cực, lọc máu liên tục trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với tình trạng bất sản một bên phổi (phổi không phát triển bẩm sinh), lệ thuộc thở máy, các bác sĩ đánh giá vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn với bé Phụng.







Học viện ngôi sao đến Việt Nam

Học viện ngôi sao đến Việt Nam










Học viện ngôi sao đến Việt Nam


SGTT.VN - Kênh truyền hình VTV6 và công ty BHD cho biết chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng thế giới Star Academy do tập đoàn Endemol giữ bản quyền sẽ được sản xuất và phát sóng tại Việt Nam với tên gọi Học viện ngôi sao. Đây là dự án tiếp sau Người giấu mặt. Chương trình dự kiến sẽ bao gồm 93 tập lên sóng hàng ngày từ giữa tháng 3.2014.


Là một sân chơi với mục đích tìm kiếm và đào tạo những ngôi sao ca nhạc có tài năng lẫn bản lĩnh để phát triển trong ngành công nghiệp giải trí, Học viện ngôi sao sẽ tập trung khai thác việc tập luyện và hành trình “lột xác” của những “hạt giống âm nhạc”. Hiệu trưởng đứng đầu và các chuyên gia, các ngôi sao trong làng giải trí Việt Nam sẽ cùng nhau đảm nhiệm vai trò hướng dẫn, đào tạo cho các học viên. 12 “ngôi sao tương lai” từ 16 – 30 tuổi được lựa chọn sẽ cùng nhau sinh sống, tập luyện và được đào tạo.


Tất cả các diễn biến từ việc học tập, rèn luyện đến những sinh hoạt hàng ngày của 12 thí sinh sẽ được theo dõi 24/24 mỗi ngày và được cập nhật qua các tập phát sóng được biên tập, lên sóng hàng ngày.


Trâm Anh






Khi trái dưa hấu giá ngang ly trà đá...

Khi trái dưa hấu giá ngang ly trà đá...

Thực phẩm tươi sống


Khi trái dưa hấu giá ngang ly trà đá...


SGTT.VN - Đã qua rằm tháng giêng, nhưng giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống vẫn rẻ, nhiều loại dội chợ. Đây là tình trạng hiếm thấy, bởi thông thường, giá cả thực phẩm tươi sống thường “ăn theo” giá tết đến hết tháng giêng, thậm chí qua tháng 2 năm sau…










Nhiều tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn phải mang rau quả cho từ thiện. Ảnh: Minh Cúc



Phải mang đi cho từ thiện


Tình trạng rau củ quả giá rẻ, ế ẩm trước tết được dự đoán sẽ cải thiện khi bước vào thị trường mùa chay tháng giêng âm lịch. Tuy nhiên, trái cây, rau củ quả hiện đang tràn ngập tại các chợ với giá rẻ không ngờ. Bên cạnh đó, các loại trái cây phục vụ tết như bưởi, dưa hấu… vẫn còn khá nhiều với giá rẻ. Dọc tuyến quốc lộ từ TP.HCM về miền Tây đoạn Bình Chánh đến Long An, dưa hấu được chất đống giá 1.500 đồng/kg, một số xe tải xuống dưa hấu, rơm rạ bay ra khắp mặt đường. Có điểm bán tại đoạn đường ở huyện Bến Lức, còn treo bảng dưa hấu 3.000 đồng/trái.


Tại các chợ đầu mối, tình hình còn thê thảm hơn. Ở chợ đầu mối Hóc Môn, nhiều mặt hàng như dưa leo, bầu, bí… giá rẻ không ngờ. Một giỏ cà chua 28kg giá chỉ 30.000 đồng. Anh Gió, chủ vựa rau E11 chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, than: “Lúc trước bán 17 – 18 tấn mỗi ngày, giờ chỉ còn 6 tấn. Có ngày tụi tui phải đem 7 – 8 tấn dưa leo, đậu que, bầu, bí… mang đi cho từ thiện. Dưa leo 500 đồng/ký mà cũng không ai mua”.


Nhiều tiểu thương khác cũng cho biết, do đã ký hợp đồng bao tiêu từ trước, nên nay, nhà vườn trồng tới thời điểm thu hoạch vẫn phải nhập về. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, cùng thời điểm này năm ngoái, lượng rau củ quả về chợ đạt trung bình 1.975 tấn/ngày đêm. Nhưng hiện nay, chỉ còn khoảng 1.700 – 1.800 tấn/ngày đêm. Ông Dũng cho rằng, sau tết, nhiều người còn đi du lịch, các trường học, khu chế xuất sản xuất chưa ổn định, mãi lực chậm dẫn đến giá giảm. Tình trạng này khiến nhiều tiểu thương trong chợ chia nhau mang rau củ quả ế cho từ thiện.


Không chỉ rau củ quả, do thông tin dịch cúm gia cầm ngày càng lan rộng ra các tỉnh/thành lân cận TP.HCM, nên giá thịt gà bán lẻ tại các chợ cũng đang ở mức rất thấp. Gà công nghiệp chỉ còn 40.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng so với trước tết; gà tam hoàng còn 50.000 đồng/kg. Tiểu thương cho hay, hơn một tuần nay thị trường gia cầm gần như đóng băng do người dân sợ nhiễm cúm A/H5N1. Bà Hà Hiền, chủ cửa hàng thịt gia cầm trên đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, cho biết sức mua giảm một nửa so với trước tết.


Giá còn rẻ dài?


Khác với mọi năm, nguồn cung thực phẩm sau tết năm nay khá dồi dào, cộng thêm sức mua èo uột là yếu tố giữ giá, giúp thị trường ổn định. Ông Nguyễn Đăng Phú, phó giám đốc kinh doanh chợ đầu mối nông sản Bình Điền, cho biết giá cả hầu hết các mặt hàng nông sản ở chợ này đang ở mức rất thấp, đây là hiện tượng hiếm gặp từ nhiều năm nay. Hiện, lượng hàng rau củ, thịt heo và thuỷ hải sản về chợ tương đối ổn định, nhưng sức mua còn thấp nên ngày nào cũng xảy ra tình trạng dư thừa ít hoặc nhiều.


Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, năm 2014, đặc biệt là các tháng đầu năm, thị trường vẫn đón nhận khả năng sức mua giảm sút, đà tăng giá, nhất là đối với mặt hàng thực phẩm sẽ khó hồi phục. Có lẽ, vì sớm đoán trước được tình hình thị trường không mấy sáng sủa, nên hầu hết công ty chăn nuôi lớn đã đưa ra kế hoạch không tăng đàn, thậm chí cắt giảm với tỷ lệ khá sâu trong năm nay. Công ty chăn nuôi C.P, Emivest, Japfa, C.J dự định sẽ giữ tổng đàn gà công nghiệp ở mức khoảng 6 triệu con mỗi tháng, tức khoảng 200.000 con/ngày tại thị trường phía Nam. Riêng C.P, doanh nghiệp nước ngoài nắm khoảng 5% tổng đàn heo cả nước dự định sẽ tung ra thị trường phía Nam khoảng 3.500 – 4.000 con heo/ngày. Giới chuyên gia nhận định, với tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì như vậy, nên ít nhất là trong thời gian từ nay đến giữa năm 2014, thị trường thực phẩm, đặc biệt là ở TP.HCM sẽ không xảy ra biến động gì lớn.


Theo ông Nguyễn Tuấn Phương, giám đốc nhà máy thực phẩm Đồng Nai (D&F), nguồn cung thịt heo, gà, trứng gia cầm từ chăn nuôi trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu. Có nhiều thời điểm còn dư thừa, nếu xuất khẩu được mới giải quyết được đầu ra, giúp nông dân có lời, tái đầu tư tăng đàn.


Hoàng Bảy – Minh Cúc






Cuộc đời Điệp viên hoàn hảo X6 lên phim truyện

Cuộc đời Điệp viên hoàn hảo X6 lên phim truyện

Cuộc đời Điệp viên hoàn hảo X6 lên phim truyện


SGTT.VN - Cuộc đời “hai mặt phi thường” của tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn sẽ được tái hiện qua một bộ phim truyện truyền hình 32 tập có vốn đầu tư lên đến 1 triệu USD, đang trong giai đoạn xúc tiến thực hiện.










Giáo sư Larry Berman ký tặng độc giả trong buổi ra mắt sách tại Hà Nội. Ảnh do công ty Trí Việt cung cấp



Kịch bản phim được giáo sư sử học Mỹ Larry Berman chuyển thể từ nội dung cuốn Điệp viên hoàn hảo X6 của chính mình, do công ty Văn hoá sáng tạo Trí Việt (First News) và nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành tháng 9.2013, với 25.000 bản nhanh chóng bán hết chỉ trong vòng năm tháng. Là người duy nhất được tướng Phạm Xuân Ẩn tin tưởng phó thác những sự thật chưa ai biết về cuộc đời và con người ông – một điệp viên huyền thoại, Larry Berman đã dành năm năm cận kề nhân vật, đi lại như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, cho đến khi ra mắt bản in đầu tiên (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) năm 2007 và ấn bản mới nhất này, được dịch lại và bổ sung nhiều chi tiết “đắt giá” trước đó chưa thể công bố. Larry Berman không giấu tham vọng giúp độc giả Việt Nam và thế giới đến gần hơn với Phạm Xuân Ẩn, nhìn rõ hơn nội tâm phức tạp, những nhức nhối tinh thần của một con người luôn phải sống trong vỏ bọc, phải giữ cho được sự cân bằng giữa hai làn đạn, giữa lòng trung thành với tổ quốc và tình bằng hữu với những đồng nghiệp phía bên kia; cũng như thấu hiểu hơn nỗi cô đơn thậm chí là bi kịch thường đến với những tình báo viên sau khi chiến tranh khép lại. Điều ít ai ngờ là ngay trong những năm tháng làm điệp viên, Phạm Xuân Ẩn đã mơ đến một tương lai cho Mỹ và Việt Nam. Thực tế, sau khi hoà bình lập lại, ông nỗ lực hàn gắn mối quan hệ giữa hai quốc gia. Có lẽ đó là lý do trong mắt Larry Berman và nhiều học giả quốc tế, Phạm Xuân Ẩn là một “điệp viên hoàn hảo”.


Trong buổi giới thiệu ấn bản Điệp viên hoàn hảo X6 sáng 18.2 tại Hà Nội, giáo sư Larry Berman đã công bố trao tác quyền cho First News thực hiện phim truyện truyền hình và phim nhựa 120 phút cùng tên, riêng phim truyền hình dự kiến phát sóng từ 2.9.2015.


H. Lan






Cấm tàu chạy, nhiều nhân viên mất việc!

Cấm tàu chạy, nhiều nhân viên mất việc!

Cấm tàu chạy, nhiều nhân viên mất việc!


SGTT.VN - Thêm một ngày nữa là qua một tháng tàu cánh ngầm hoạt động tuyến TP.HCM – Vũng Tàu và ngược lại bị đình chỉ hoạt động. Hàng chục con người đang làm việc ở ba hãng tàu trên đã được cho nghỉ việc với lý do doanh nghiệp không còn khả năng chi trả. Nhiều người trong cuộc đã phải thốt lên hai tiếng: Oan uổng quá!










Tàu cánh ngầm (chạy từ TP.HCM đi Vũng Tàu) đã bất ngờ bốc cháy trên sông Sài Gòn hôm 20.1. Ảnh: Tân Châu



Thay đổi thiết kế khác nào… giết nhau!


Liên quan đến diễn biến kiểm tra an toàn tàu cánh ngầm theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, ông Trịnh Thanh Chương, tổng giám đốc hãng tàu cánh ngầm Greenlines, cho biết vào ngày 25 tháng trước (tức tháng 25.1.2014) các tàu cánh ngầm của đơn vị ông đã được đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra xong. Sau đó, Greenlines đã sửa chữa tàu đúng theo yêu cầu (trừ yêu cầu vô lý liên quan đến thiết kế con tàu) của đoàn kiểm tra và nộp báo cáo khắc phục cho cơ quan chức năng đã hơn tuần nay nhưng vẫn chưa thấy động thái gì.


Ông Chương chia sẻ thêm, theo thông tin ông được biết, chính quyền TP.HCM cũng mong muốn quyết định sớm việc này, nhưng về mặt chuyên môn, thành phố không đủ khả năng quyết mà phải cần đến các cơ quan chuyên môn của bộ Giao thông vận tải, trong đó, am hiểu nhất vẫn là cơ quan đăng kiểm. “Cơ quan chuyên môn phải chủ động thì vụ việc mới sớm xong, nhưng họ không chủ động. Đến nay, dù là người có quyền lợi liên quan nhưng tôi vẫn không được biết khi nào các cơ quan chuyên môn mới làm việc với mình để gút vấn đề. Quá chậm!”, ông Chương nói.


Phải chăng yếu tố ông cho là vô lý đã kéo dài thời gian đình chỉ một cách không có ngày kết? “Tôi nghĩ không phải vậy. Đã nói là vô lý thì ai am hiểu nhìn vào cũng biết đòi hỏi này là không khoa học. Nếu đơn vị liên quan nhất quyết đòi phải khắc phục cái vô lý trên thì chẳng khác nào… giết nhau”, ông Chương nói.


“Quýt làm cam chịu”


Cầm tờ giấy thôi việc trên tay, anh Thanh, nhân viên của hãng tàu Greenlines, không cầm được nước mắt. Theo anh Thanh, ngoài phần tương lai mù mịt không biết kiếm đâu ra tiền để nuôi hai đứa nhỏ trong điều kiện kiếm việc khó khăn như hiện nay, còn có phần về sự uất ức. Lẽ thường, ai làm người đó chịu, nhưng ở đây người khác gây ra nhưng người phải gánh chịu hậu quả lại là bản thân anh và không ít các nhân viên khác.


Rõ là “quýt làm cam chịu” nhưng chẳng biết kêu ai. Phải chi khi quyết định đình chỉ hoạt động của hãng tàu, các cơ quan chức năng nên nghĩ đến chúng tôi dù chỉ là một chút, như xem xét cho chúng tôi được làm việc đúng với chuyên môn của mình ở các cơ quan khác chẳng hạn, thì nay chúng tôi đâu phải lao đao”, anh Thanh buồn bã.


Có lẽ trong đợt đình chỉ hoạt động tàu cánh ngầm tuyến TP.HCM – Vũng Tàu, hãng tàu cánh ngầm Dòng Sông Xanh (Greenlines) là hãng tàu đầu tiên buộc phải đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự, bởi đây là hãng tàu lớn nhất trên tuyến với gần 100 lao động thường xuyên có hợp đồng.


Theo ông Trịnh Thanh Chương, việc cắt giảm 1/2 nhân viên của hãng tàu là việc chẳng đặng đừng, vì nhìn nhân viên mình khóc, bản thân ông cũng không cầm lòng được. Nhưng hãng tàu lấy đâu ra tiền để trả lương, vì tất cả hoạt động đã bị ngừng hoàn toàn gần cả tháng. Thậm chí, nếu lệnh cấm vẫn tiếp tục, hãng sẽ phải đóng cửa.


Cũng như anh Thanh, chủ doanh nghiệp như ông Chương cũng phải thốt lên câu: Quýt làm cam chịu, vì tàu khác gặp sự cố nhưng tàu ông lãnh đủ.


Ông Chương kiến nghị: “Tôi rất ủng hộ việc kiểm tra điều kiện an toàn của tàu, song khi kiểm tra tàu nào đủ điều kiện an toàn thì cho chạy còn tàu nào không đủ điều kiện thì phải loại bỏ. Việc cơ quan quản lý cho dừng tất cả hoạt động của tàu kéo dài cả tháng đã vô tình đẩy lao động của các hãng tàu vào thất nghiệp, chủ tàu vào thế phá sản… xem ra chưa hợp tình, hợp lý”.


Đào Lê






Đầu tiên phải hỏi tiền đâu?

Đầu tiên phải hỏi tiền đâu?

Lại Lùi ngày đại hội VFF


Đầu tiên phải hỏi tiền đâu?


SGTT.VN - VFF đã lại thông báo lùi ngày tổ chức đại hội VFF sang “khoảng tháng 3” vì còn vướng mắc thủ tục, trong đó việc ông quyền chủ tịch VFF, ứng cử viên duy nhất của chức chủ tịch VFF chưa hoàn thành hồ sơ là lý do chính yếu.










Bạo lực, khán đài trống vắng là những cản trở cho việc tìm tài trợ cho bóng đá Việt Nam. Hơn ai hết, là ông chủ một đội bóng bầu Đức hiểu rõ chuyện này. Ảnh: Quang Minh



Như vậy đại hội nhiệm kỳ 7 VFF đã liên tục bị dời ngày, từ năm 2013 sang tận 2014. Theo phía tổng cục Thể dục thể thao cho hay, ông Lê Hùng Dũng tuy đã hưu nhưng vẫn phải có sự xác nhận của TP.HCM trong việc giới thiệu ứng cử viên. Tới thời điểm này, đại diện TP.HCM vẫn chưa có động thái nào cả.


Tuy dời ngày liên hồi kỳ trận, tuy ông Dũng còn vướng mắc khâu thủ tục nhưng rõ ràng đến thời điểm này, ông Lê Hùng Dũng vẫn chỉ một mình một ngựa trong cuộc đua tới chức danh đứng đầu VFF. Sau sự kiện ông Lê Khánh Hải rút lui, phía ngành thể thao không giới thiệu thêm một ứng viên nào. Như vậy, thời điểm tổ chức đại hội nhiệm kỳ 7 VFF phụ thuộc hoàn toàn vào... đại diện chính quyền TP.HCM, một đại diện của VFF khẳng định như vậy, nhất là sau sự kiện đích thân cựu chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bay vào Sài Gòn để xin gặp mặt trình bày nhưng bất thành.


Vì việc ông Dũng làm chủ tịch VFF là chuyện gần như chẳng thể thay đổi nên giới hâm mộ, những người làm bóng đá chú ý hơn đến việc tên của bầu Đức xuất hiện trong liên doanh tranh cử cùng ông Dũng, ông Đoàn Nguyên Đức được đề cử làm phó chủ tịch phụ trách tài chính của VFF với lời giới thiệu “ngoài tui có thể kiếm tiền cho bóng đá ra chỉ có anh Đức” từ ông quyền chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng.


Nói cho dễ hiểu, chức danh phó chủ tịch phụ trách mảng vận động tài chính có nhiệm vụ khá nặng nề là đi kiếm tiền về cho VFF tiêu. Việc này dưới thời ông Lê Hùng Dũng còn làm diễn ra khá trôi chảy. Ông Lê Hùng Dũng chỉ việc liên tục ký hợp đồng tài trợ cho bóng đá Việt, cho VFF mà đơn vị tài trợ lớn nhất từ trước đến nay chính là nơi mà ông đang làm việc, ngân hàng Eximbank. Nhận xét về nhiệm kỳ ông Lê Hùng Dũng phụ trách về tài chính, không ít người xác nhận, ông Dũng đã quá thành công trong việc lấy tài trợ. Chính hành động nghĩa hiệp này đã cứu vãn VFF khi nơi này khó khăn bởi bóng đá Việt không chịu cải tổ, các “sản phẩm” như V-League, giải hạng nhất mất dần sự thu hút. Ngay cả đội tuyển Quốc gia lẫn U23 cũng thi đấu bê bết chẳng kém.


Nhưng việc bầu Đức ngồi vào chiếc ghế này khiến nhiều người lo cho ông bầu đội HAGL lẫn VFF, bởi ngồi ghế này câu hỏi đầu tiên và hàng ngày là: “Tiền đâu?” Có một sự thật là bấy lâu nay việc vận động tài chính thường dựa vào uy tín cá nhân lẫn quyền lực của người nhận nhiệm vụ này. Chính VFF cũng thường áp dụng cách này thường xuyên, đã có lúc họ chọn ông chủ tịch chỉ vì vị này có quan hệ với ngành giao thông tốt, để giúp các đội bóng mua vé tàu xe dễ hơn đó sao.


Quay trở lại với bầu Đức, có vẻ như tư duy kiếm tiền của ông bầu này khác hẳn. Trong một cuộc họp báo về đội U19, ông đã nói: “Có sản phẩm tốt thì không ngại gì chuyện bán không được”. Nhưng đó là khi nói về U19 đang được quan tâm chứ không phải về cả một nền bóng đá. Nếu làm phó chủ tịch VFF, nhiệm vụ của ông bầu còn phải là kiếm tiền chia cho các đội bóng tham dự V-League, tìm kinh phí hoạt động cho bộ máy VFF, cho đội tuyển, cho đội U23 và hàng tá giải đấu khác mà VFF tổ chức. Mà bóng đá Việt có khá khẩm gì hơn đâu, vẫn èo uột đến độ huấn luyện viên trưởng dù thất bại thảm hại nhưng xin từ chức cũng chẳng thể kia mà. Các đội xin giải thể nhiều như sung.


Người ta lo ngại, câu chuyện sẽ quay trở lại với việc, khi không kiếm được tài trợ, thì chính người vận động tài trợ sẽ trở thành mạnh thường quân bất đắc dĩ. Lúc đó ông bầu sẽ phải chịu thêm khổ chứ chẳng đùa bởi công ty của ông là công ty tư nhân, đồng tiền gắn liền khúc ruột chứ không phải cứ ký cho mạnh tay chờ hưu là xong chuyện. Nhân những sự lo ngại, không ít người lại chợt nhớ đến câu hỏi mà hoài chưa có lời đáp. Vì sao các ứng viên tranh cử không công khai quyết sách của mình để thuyết phục người bỏ phiếu, từ ông Dũng đến ông Đức?!


Thảo Du






Tết người Mon bên dòng Chao Praya

Tết người Mon bên dòng Chao Praya

Nhật ký trên những đôi giày


Tết người Mon bên dòng Chao Praya


SGTT.VN - Cũng là tết cổ truyền mừng năm mới theo mùa mưa tháng tư, ở miền đất cuối dòng Chao Praya nhìn ra vịnh Thái Lan mênh mông lại có một cái tết trễ. Mãi đến một tuần sau cái tết chung, huyện nhỏ heo hút Phra Pradaeng, tỉnh Samut Prakan bỗng chật cứng không chỗ chen chân của du khách yêu thích hội hè ùa về.










Nhan sắc trên kiệu rước ở tết Phra Pradaeng.



Phra Pradaeng Songkran Festival, tết Té nước Phra Pradaeng lôi cuốn du khách trong, ngoài Thái Lan không chỉ vì nó trễ hơn, để ai đó thích có cả “tháng ăn chơi” (như người Việt mình!) có chỗ về. Lạ, vì là tết của người Mon, một dân tộc ít người, chỉ 114.500 nhân khẩu trên toàn đất Thái. Nhưng hơn thế, ngoài các trò chơi dân gian xưa lắc lơ vẫn còn được giữ, tết Té nước Phra Pradaeng còn đưa người xem về những ngày xưa nếp cũ đong đầy nghĩa tình…


Tinh tế và rạo rực saba


Saba, trò chơi giao duyên của người Mon, giờ hiếm thấy ở Thái Lan, cũng như trên đất Miến Điện quê gốc, được gìn giữ kỹ, tổ chức đình đám ở tết Té nước Phra Pradaeng. Mục đích giông giống trò ném còn, thổi khèn tìm bạn miệt Tây Bắc nước mình. Chi tiết thì khác, đòi hỏi thêm nhiều về kỹ thuật hình thể, ngôn ngữ, giúp đôi trẻ tìm hiểu kỹ hơn qua hỏi đáp, vấn chuyện chứ không chỉ nhảy múa hát ca. Đại loại là các chàng một bên, các cô gái ngồi bên kia, trước mỗi người là con quay dẹp bằng đất sét tròn cỡ nắm tay dựng thẳng. Các chàng trai, cô gái dùng chân lăn con quay của mình sang con quay của đối tượng muốn tìm hiểu. Nếu con quay bên kia ngã, chàng (hay nàng) được quyền đặt câu hỏi, nếu không thì ngược lại. Câu hỏi có thể về trí tuệ, kiến thức, hay chuyện cá nhân… để tìm hiểu kỹ “đối phương”. Không muốn trả lời, hoặc không thể, chàng hay nàng sẽ phải nhảy lò cò quay mấy vòng với một chân co lên giữ không để rớt con quay đặt trên đó, hai tay nắm chéo hai tai, hay phải nhảy múa hát hò… Qua những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, cách trả lời, cách chọn con quay nào để “tấn công”… các bạn trẻ có thể chủ động tìm hiểu “nữa kia” nhiều hơn, cụ thể hơn.


Lõm bõm vài chữ Thái, không biết một tiếng Mon, nhưng qua những tiếng hò reo phấn khích, các chỉ trỏ, à á ồ của các bạn trẻ ngoài sân chơi tôi cũng có thể mường tượng được rằng dường các bạn đang nói “Xời ơi, sao không chọn nhỏ kia, ẻm xinh nhất mà!”, hay “Gì mà chuối dzậy, câu hỏi đó dễ ợt mà hổng biết”… thiếu điều muốn nhảy vào sân chơi thế luôn (sau đó hỏi lại thì cũng không sai là mấy). Nhìn sân saba nồng nhiệt cuốn hút từ các đội trẻ đến các đội sồn sồn muốn thử tìm lại “ngày xưa đó”… mới biết trò chơi dân gian xưa cũ này vẫn còn được yêu, được quý xiết bao. Ngày trước, saba rất quan trọng, khi nam nữ không được tự do gặp gỡ, tìm hiểu.


Giờ thời đại thông tin, saba lại quan trọng theo kiểu khác – trở thành một điểm son cho tết Té nước Phra Pradaeng.










Chàng trai đang bị chất vấn trong trò Saba.



Ấm cúng, gần gũi như tết nhà mình


Như Songkran ở mọi miền đất Thái, theo đoàn người vui, tôi cũng ướt nhẹp ở tết Té nước Phra Pradaeng. Nhưng ấm nồng, không chỉ những nụ cười xinh được trao, mà còn những câu hỏi được đón, những ly nước được mời, những lời rủ rê chân tình…


Miên man trong làn nước, chợt nghe tiếng chim véo von, người đâu xôn xao chốn nọ, tôi lò dò tới. Té ra, các trai thanh gái lịch đang lũ lượt kéo về sân rộng trước toà thị chính chuẩn bị lễ rước Maha Songkran, mà mở đầu và kết thúc bằng lễ phóng sinh lũ chim trời cá nước. Khác với lễ rước tượng Phật của tết Té nước mọi miền đất Thái, lễ rước Maha Songkran vẫn có tượng Phật, nhưng không nhiều, vì lễ chính là để tưởng nhớ vị thần nhân từ Tao Maha (Tao Kabillabrama). Chuyện dài, đại để là khi qua đời, biết nếu đầu mình tiếp đất sẽ gây đại hoạ, thần yêu cầu các con gái luân phiên nâng giữ, để giữ yên thái bình cho thiên hạ. Nên lễ rước Maha Songkran hàng năm ở Phra Pradaeng là để nhớ ơn ông. Việc phóng sinh chim cá cũng nằm trong ý nghĩa này và cũng để cầu chúc phước lành cho người thân, gia đình, cho làng xóm. Khởi đầu cuộc rước lễ, các vị quan chức địa phương sẽ phóng sinh một phần. Rồi các âu cá, các lồng chim được các trai thanh gái lịch nâng niu suốt hành trình để phóng thích ở chùa Wat Prodket Chettharam. Hoà mình trong đoàn người rực rỡ sắc, lung linh màu, lấp lánh ướt đẫm nước chúc phúc trong nắng tháng 4 vàng hực, cùng đám đông xôn xao háo hức, lòng khách lãng du bồi hồi…


Nhìn Nang (Miss) Songkran, tượng trưng cho con gái thần Tao Maha, cùng các bạn sắc hương chẳng kém là mấy, đến chào, kính cẩn chúc phúc, nhận lời chúc lại từ các bô lão trước khi lên lưng “voi”, lưng “công” tham gia cuộc diễu hành lộng lẫy… tôi cứ ngẩn ngơ. Không phải vì nhan sắc mà vì những hành động đẹp, ý nghĩa hay của các bạn, của buổi lễ, trong không khi chan hoà tình cảm ấm cúng... Làm tôi nhớ miên man đến quê nhà ngày xưa xa lắm, giờ đã vắng lắm những lễ, những nghĩa, những tình… mà giờ như chỉ toàn những chen, những lấn, những đạp, những giành, những giật, những tiền lẻ ghim khắp đình chùa,... Bao giờ những ngày xưa ấy lại về!?


bài và ảnh: T.Trà Khúc










Lễ phóng sinh – thả cá ở tết Phra Pradaeng.










Huyện Phra Pradaeng nằm trong tỉnh Samut Prakan giáp ranh với Bangkok. Gần Bangkok (14km), có nhiều xe buýt, giá chỉ 6.000 hay 10.000 đồng (có máy lạnh), nên khách thường đi về trong ngày, nhưng cũng có các nhà nghỉ bình dân (từ 150.000 đồng). Tết Té nước ở đây vào ba ngày cuối tuần của tuần lễ ngay sau tết ở Bangkok (13.4). Kéo dài ba ngày, vui nhất ngày cuối. Ngày thường, tỉnh Samut Prakan với thành cổ, chợ nổi Bang Namphueng, bảo tàng Erawan, trại cá sấu… cũng là các điểm tham quan thú vị. Ẩm thực có pha chút Miến Điện nên lạ hơn Bangkok tí, giá rẻ. Có thể mua bột thanaka thoa mặt, vài đặc sản của người Miến Điện ở đây.







Màu cờ sắc áo, câu chuyện từ một mái trường

Màu cờ sắc áo, câu chuyện từ một mái trường

Màu cờ sắc áo, câu chuyện từ một mái trường


SGTT.VN - Một ngày gần tết Giáp Ngọ, các cựu học sinh Phổ thông Năng khiếu (PTNK) thuộc đại học Quốc gia TP.HCM đang du học hoặc làm việc ở Mỹ phấn khích được mặc lại những chiếc áo đồng phục trắng – xanh của thời trung học ngay trên đất Mỹ và chia sẻ những tấm ảnh đó qua Facebook. Người mang những chiếc áo này qua Mỹ là TS Nguyễn Thanh Hùng, hiệu phó chuyên môn – phụ trách khối chuyên tin trường PTNK.










TS Nguyễn Thanh Hùng (mặc vest đen) cùng một số học trò Phổ thông Năng khiếu trên đất Mỹ. Tấm ảnh này đã được các cựu học sinh PTNK chia sẻ trên Facebook với dòng chữ “Thật tuyệt vời khi nhìn thấy màu áo đồng phục PTNK trên đất Mỹ”.



Món quà từ Việt Nam


Từ những tấm ảnh được các cựu học sinh PTNK (thường tự gọi là các cựu PTNKer) “khoe” trên Facebook, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã gặp TS Nguyễn Thanh Hùng nghe kể về chuyến đi Mỹ đó.


Đã du học ở Nga, từng nhiều lần dẫn học trò tham dự các kỳ thi tin học quốc tế (IOI) ở nhiều nước nhưng đây là lần đầu tiên thầy Hùng đặt chân đến Mỹ. Trước khi thầy lên đường, các cựu học sinh PTNK đang ở Mỹ đã thông tin, hẹn hò gặp mặt thầy. Chính những hẹn hò đó khiến thầy Hùng phải đắn đo mang gì từ Việt Nam để làm quà cho các em. Cuối cùng thầy quyết định mang 40 chiếc áo đồng phục PTNK để tặng chung và 20 cuốn lịch PTNK năm 2014 tặng những em đã có gia đình, đang sinh sống trên đất Mỹ. Không ngờ đó lại là những món quà “đắt khách”.


Nơi dừng chân đầu tiên của thầy ở Mỹ là bang California với thung lũng Silicon nổi tiếng, các cựu học sinh đã bố trí đón thầy, lo chỗ ở, đưa thầy đi tham quan, lên lịch tổ chức gặp mặt. Giống như thời còn đi dạy ở Việt Nam, có nhiều buổi thầy đưa học trò về nhà bảo cô nấu cơm cho các em ăn để kịp giờ học, tại Cali, thầy Hùng cũng tự đi siêu thị mua sắm để tổ chức một bữa tiệc nhỏ tại nhà một cựu học sinh. Do nhiều điều kiện, bữa tiệc đó không thể tập hợp đủ các PTNKer đang ở Mỹ nhưng “tổng kết” cả chuyến đi thì thầy Hùng cho biết, thầy gặp lại hoặc nghe được thông tin đầy đủ của học trò cũ “đại diện” của tất cả các khoá. Nhắc đến các cựu học sinh đang sống, làm việc hoặc học tập trên đất Mỹ, thầy Hùng “điểm danh”: lớp chuyên tin 1999 có Trần Đức Duẫn, Nguyễn Việt Hoàng, Nguyễn Việt Thành, Trần Doãn Thành đã học xong, đang có việc làm ổn định ở Google hoặc các công ty khác. Khoá 1998 có Kinh Luân đang làm ở Microsoft – Seatle… Khoá 2000 có có nhiều em đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ và đang làm tại các công ty tin học lớn tại Mỹ như TS Vũ Duy Thức, TS Đoàn Ngọc Minh, TS Nguyễn Trường Quân đang làm cho Google ở California, Nguyễn Trung Hiếu (huy chương vàng tin học quốc tế – IOI 1999) và TS Nguyễn Cẩm Thạch làm ở Quora, TS Huỳnh Quang Thuận ở Google – New York, Trần Công Nghĩa vừa chuyển từ Amazon về Google ở Seattle; Nguyễn Việt Tiến ở Google Thuỵ Sĩ; TS Đinh Bá Thắng (2001), TS Lâm Xuân Nhật (2002), TS Dương Anh Quang (2003), Đỗ Hoài Nam (2004), Nguyễn Minh Tiên (2005) đang làm tại Google hoặc các công ty tin học lớn tại thung lũng Silicon… Danh sách này còn được kéo dài với nhiều học sinh PTNK các khoá sau đang theo học sau đại học, học đại học hoặc phổ thông tại Mỹ.


Mặc lại chiếc áo PTNK, ngồi lại trò chuyện với người thầy từng dạy dỗ mình, hẳn nhiên câu chuyện thầy trò trên đất Mỹ không thể thiếu những kỷ niệm của thời đi học phổ thông ở Việt Nam. Nhưng thời sự hơn là chuyện học tập, hoà nhập trên đất Mỹ. Ở đâu, học sinh PTNK cũng gắn bó, đoàn kết, chia sẻ với nhau trên tinh thần cộng đồng để cùng học tập, làm việc. Một tinh thần được rèn luyện từ những ngày cùng ngồi trên ghế nhà trường để tạo nên một “cộng đồng PTNKer” đang khẳng định mình.


Niềm hạnh phúc của người thầy


Thầy Hùng sôi nổi kể về những ngày tháng khởi đầu của trường PTNK. Hình thành từ 1993 với tiền thân là khối chuyên toán – tin thuộc khoa Toán đại học Tổng hợp TP.HCM, đến năm 1996, bộ Giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập trường PTNK thuộc đại học Quốc gia TP.HCM. Năm 1996 cũng là năm khoá học trò đầu tiên ra trường. Chỉ tính riêng lớp chuyên tin, năm 1996 có hai người được đi thi tin học quốc tế là Lê Thuỵ Anh hiện làm việc tại TP.HCM và Phan Thị Thu Hương chuẩn bị tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ. Khoá 1996 còn có ThS Lâm Quang Vũ, hiện là phó trưởng khoa Công nghệ thông tin; TS Đinh Bá Tiến, hiện là trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm; TS Trần Đức Duẩn, cán bộ giảng dạy khoa Công nghệ thông tin đại học Khoa học tự nhiên; TS Nguyễn Tuấn Nam, giảng viên đại học Công nghệ thông tin, đại học Quốc gia TP.HCM…


Làm sao đế kết nối được các học trò, thầy Hùng kể chuyện lớp chuyên tin khoá 2000 như một thí dụ tiêu biểu: “Chơi với nhau phải trung thực, giúp đỡ, chia sẻ hết mình trong học tập, ganh đua phải lành mạnh. Không chỉ học sinh chơi với nhau mà cả phụ huynh cũng thường xuyên gắn bó với nhau. Tôi nhớ năm nào phụ huynh ở lớp này cũng tổ chức họp mặt vào ngày cuối tuần sau ngày 20.11 vì ngày Nhà giáo thì tôi bận việc trong trường. Học sinh tốt nghiệp từ năm 2000 mà nền nếp này còn duy trì đến mười năm sau”. Chính vì có nhiều hoạt động như vậy nên tập thể chuyên tin 2000 vẫn gắn bó với nhau sau khi ra trường. Vũ Duy Thức sang Mỹ khi học xong lớp 11, có cơ hội tham dự kỳ thi tin học dành cho học sinh phổ thông ở Mỹ là USACO, Thức rủ các bạn chung lớp còn ở Việt Nam như Nguyễn Trung Hiếu, Đoàn Ngọc Minh, Nguyễn Việt Tiến, Huỳnh Trần Quang Duy, Trần Lưu Hà cùng tham dự. Sau này giới thiệu Việt Tiến và Duy vào học ở đại học Winconsin, các em kết hợp với các bạn khác lập ra hai đội thi ACM (cuộc thi tin học đồng đội dành cho sinh viên đại học) và lọt tới vòng “World final”.


Trở lại với câu chuyện giảng dạy hàng ngày trên ghế nhà trường, với truyền thống của lớp đi trước ảnh hưởng thế nào đến lớp sau, thầy Hùng không giấu được vẻ tự hào: “Tuy ra đời muộn hơn các khối chuyên ở phía Bắc, trường PTNK cũng đã có được những thành công bước đầu. Truyền thống của lớp đàn anh đang là nguồn động viên lớn cho lớp đàn em theo sau. Trong bài giảng, có khi chỉ cần vài câu chuyện về những cá nhân đã từng ngồi trên ghế trường PTNK đã học, đã làm việc như thế nào là đủ để truyền cái say mê cho lớp đàn em”. Trả lời câu hỏi về niềm vui của người thầy khi tận mắt chứng kiến sự trưởng thành của học trò, thầy Hùng phân tích, có lẽ do đặc thù, Mỹ là nơi có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, nhiều hãng lớn về công nghệ thông tin nên cộng đồng học sinh chuyên, nhất là chuyên toán – tin tìm thấy nhiều cơ hội ở đây. Nhiều cơ hội thì cũng nhiều thách thức, khó khăn. Những học sinh ra đi từ mái trường PTNK đang nỗ lực học tập, làm việc trong môi trường mới. “Tôi vui mừng khi thấy học trò của mình trưởng thành. Bằng cấp mà các em đạt được, vị trí làm việc mà các em giành được vừa nói lên nỗ lực tự thân vừa là sự thừa nhận chung của xã hội đối với các em, đối với nhà trường. Tôi càng hạnh phúc hơn khi chứng kiến các em vẫn yêu mến mái trường, vẫn gắn bó với màu cờ sắc áo. Cái tên PTNK vẫn là sợi dây bền chặt kết nối các em”, thầy Hùng chia sẻ.


Hưng Long






474 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao

474 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao

474 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao


SGTT.VN - Ngày 18.2, hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã công bố kết quả điều tra bình chọn HVNCLC năm 2014, theo đó, có 474 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2014”.


So với năm 2013, số lượng doanh nghiệp được bình chọn tăng 58 doanh nghiệp, có 80 doanh nghiệp đạt danh hiệu lần đầu, 42 doanh nghiệp đạt danh hiệu 18 năm liên tiếp. Khu vực miền Đông Nam bộ vẫn dẫn đầu về số lượng với 298 doanh nghiệp, chiếm hơn 62%.


Để đạt được danh hiệu này, doanh nghiệp phải đủ tỷ lệ người tiêu dùng bình chọn (2%), có nộp hồ sơ minh bạch thông tin với người tiêu dùng và là những doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách của Nhà nước và pháp luật. Chương trình điều tra HVNCLC năm 2014 có ba điểm mới: thực hiện thêm cuộc điều tra kiểm tra người bán lẻ tại các hệ thống phân phối (chợ, siêu thị, cửa hàng…); mở rộng thêm đối tượng xét chứng nhận nhãn hiệu là các doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất và cung ứng nông sản tươi – xanh – sạch và an toàn cho thị trường gồm hoa, rau củ, trái cây; trong hồ sơ doanh nghiệp tự minh bạch thông tin từ năm 2014 có thêm nội dung về hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Lễ công bố và trao danh hiệu HVNCLC năm 2014 sẽ diễn ra lúc 18g ngày 25.2 tại trung tâm hội nghị White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.


Các Ngọc






Vàng giằng co, tỷ giá nhích nhẹ

Vàng giằng co, tỷ giá nhích nhẹ

Vàng giằng co, tỷ giá nhích nhẹ


SGTT.VN - Ngày 18.2, theo đà tăng giá của thế giới, vàng trong nước đã có lúc gần chạm ngưỡng 37 triệu đồng/lượng – mức giá cao nhất trong hơn hai tháng trở lại đây.


Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch buổi sáng, vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý SJC được niêm yết giá 36,7 – 36,8 triệu đồng/lượng (giá mua vào – bán ra), tăng 20.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 17.2. Giá vàng nhích lên trong mấy ngày qua khiến giao dịch bớt èo uột, song sức mua vẫn ít cải thiện. Tâm lý giằng co, lực cầu chưa đủ mạnh, cộng với động thái bán ra tại thị trường châu Á khiến giá vàng giảm trong phiên buổi chiều. Đóng cửa ngày 18.2, vàng SJC còn 36,46 – 36,52 triệu đồng/lượng, giảm 240.000 đồng/lượng giá mua vào, giảm 280.000 đồng/lượng giá bán ra. Lực cầu yếu khiến doanh nghiệp phải giảm khoảng cách giá mua vào – bán ra còn 80.000 đồng/lượng thay cho mức 100.000 đồng/lượng lúc đầu giờ sáng. Trong ngày, có thời điểm, vàng SJC còn giảm xuống mức 36,41 – 36,48 triệu đồng/lượng.


So với giá thế giới, vàng trong nước đang đắt hơn xấp xỉ 3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá tại hệ thống ngân hàng thương mại vẫn cơ bản ổn định. Trên thị trường tự do, tại Hà Nội, USD tăng nhẹ 10 – 15 đồng/USD so với ngày trước đó, mức giá giao dịch phổ biến mua vào 21.150 – 21.160 đồng/USD; bán ra 21.170 – 21.180 đồng/USD.


Thảo Nguyễn






3 triệu euro giúp Việt Nam chống khai thác gỗ trái phép

3 triệu euro giúp Việt Nam chống khai thác gỗ trái phép

3 triệu euro giúp Việt Nam chống khai thác gỗ trái phép


SGTT.VN - Sáng ngày 18.2, tại Hà Nội, Liên minh châu Âu (EU) công bố hỗ trợ Việt Nam 3 triệu euro thực hiện ba dự án để sử dụng rừng bền vững. Các dự án này sẽ do các tổ chức xã hội dân sự châu Âu và Việt Nam cùng thực hiện.


Tại lễ khởi động dự án, đại sứ, trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Franz Jessen cho biết các dự án hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm đóng góp cho việc đàm phán và thực hiện hiệp định Đối tác tự nguyện của kế hoạch hành động của EU về tăng cường lâm luật, quản trị và thương mại (FLEGT).


Việt Nam chính thức tham gia đàm phán FLEGT với EU vào tháng 5.2010, đến nay đã có ba vòng đàm phán được tổ chức. Các phiên thảo luận kỹ thuật, tham vấn bên liên quan và hỗ trợ kỹ thuật, như là một phần của tiến trình đàm phán, đang được tiến hành với mục tiêu kết thúc đàm phán hiệp định Đối tác tự nguyện EU – Việt Nam (VPA) vào cuối năm nay. Được biết, hiệp định VPA sẽ cung cấp một khuôn khổ pháp lý và hệ thống giám sát việc tuân thủ nhằm đảm bảo toàn bộ gỗ được nhập khẩu vào EU từ Việt Nam đã được mua, khai thác, vận chuyển và xuất khẩu một cách hợp pháp.


Thiên Bình






Bình Dương: thu hút thêm 715 triệu USD vốn FDI

Bình Dương: thu hút thêm 715 triệu USD vốn FDI

Bình Dương: thu hút thêm 715 triệu USD vốn FDI


SGTT.VN - Ông Mai Hùng Dũng, giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương, cho biết từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút thêm 715 triệu USD vốn FDI (kế hoạch của năm 2014 là 1 tỉ USD), trong đó có 20 dự án mới vốn đầu tư hơn 189 triệu USD và 19 dự án tăng vốn với 525 triệu USD, theo TTXVN.


Tính chung đến nay, Bình Dương đã thu hút trên 2.250 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 19,4 tỉ USD. Ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhiều dự án FDI mới sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và khả năng cạnh tranh lớn được các doanh nghiệp tập trung đầu tư. Trong đó có nhiều dự án có vốn đầu tư khá cao, như công ty Nexfil (Hàn Quốc) đầu tư 30 triệu USD để sản xuất các loại phim cách nhiệt; công ty TNHH Tanaka Ai Việt Nam (Nhật Bản) đầu tư 20 triệu USD sản xuất phụ liệu cho ngành mỹ phẩm; công ty TNHH Yamazaki Việt Nam (Nhật Bản) đầu tư 15 triệu USD sản xuất đồ gia dụng…


PV






Ôtô nhập khẩu giảm

Ôtô nhập khẩu giảm

Ôtô nhập khẩu giảm


SGTT.VN - Theo tổng cục Hải quan, trong tháng 1.2014 số lượng xe hơi nhập khẩu 3.100 chiếc, giảm 16,2% so với tháng 12.2013. Tuy nhiên, số lượng xe nhập khẩu tháng 1.2014 tăng 4,2% nếu so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 1.2013).


Từ cuối năm 2013 tới nay, số lượng xe hơi nhập khẩu thường dao động ở mức 3.000 – 4.000 chiếc/tháng. Hiện ngành hải quan đang “siết chặt” thuế nhập khẩu các loại xe hơi đã qua sử dụng; một số doanh nghiệp nhập khẩu đã bị điều chỉnh giá tính thuế. Từ đầu năm 2014, cục Hải quan TP.HCM làm thủ tục nhập khẩu cho một số xe hơi đã qua sử dụng và điều chỉnh giá tính thuế, thu thêm hàng trăm triệu đồng.


Chí Thịnh






Truyền hình cáp giảm cước

Truyền hình cáp giảm cước

Truyền hình cáp giảm cước


SGTT.VN - Tại khu vực Hà Nội, truyền hình cáp SCTV cho mượn đầu thu truyền hình kỹ thuật số HD nếu khách hàng đóng tiền gói cước HD ba tháng, đồng thời, cứ đóng cước ba tháng được tặng một tháng sử dụng.


Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV) khuyến mãi tặng cước sử dụng đối với khách hàng trả trước sáu tháng cước truyền hình SD, hoặc HD. HCATV cũng miễn phí thuê bao cho các tivi gắn thêm đường truyền hình cáp. Dịch vụ truyền hình Internet FPT Play HD mời gọi các thuê bao ADSL cũ chuyển sang sử dụng cáp quang Fiber Home dung lượng 25 Mbps. Khách hàng sẽ được chuyển đổi sang modem quang wifi bốn cổng kết nối.


V. Bình






Phát hiện loài thực vật mới ở Quảng Bình

Phát hiện loài thực vật mới ở Quảng Bình










Phát hiện loài thực vật mới ở Quảng Bình


SGTT.VN - Các nhà nghiên cứu thuộc bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, đại học Dược Hà Nội và viện Thực vật Dresden – Cộng hoà Liên bang Đức, đã phát hiện và mô tả loài thực vật mới thuộc chi Aristolochia subgenus Isotrema (Aristolochiaceae) trên tạp chí chuyên ngành PhytoKeys 33 (2014).


Loài thực vật mới này có tên Phòng kỷ quảng bình Aristolochia quangbinhensis Do, được phân biệt bởi những đặc trưng hình thái như: cuống lá dài 1,5 – 2,5cm, phiến lá hình êlip đến êlip thuôn; cuống cụm hoa dài 1,5 – 2cm; đài hình chuông, đường kính 2 – 2,5cm, duy nhất màu hồng, phớt tím trên cả hai mặt, bao hoa không có các chấm màu và gân song song, bao hoa ba thuỳ không đều nhau, mép các thuỳ cuộn tròn... (ảnh)Theo tiêu chuẩn của IUCN (2013), loài mới được đề nghị ở mức sắp nguy cấp (VU D2).


Vũ Kha

ảnh: Nghiêm Đức Trọng






Cho vay nhà ở hơn 2.324 tỉ đồng

Cho vay nhà ở hơn 2.324 tỉ đồng

Cho vay nhà ở hơn 2.324 tỉ đồng


SGTT.VN - Ngân hàng Nhà nước cho biết đến hết tháng 1.2014, các ngân hàng đã cam kết cho vay nhà ở theo nghị quyết 02/NQ-CP đối với 2.246 khách hàng với tổng số tiền đạt 2.324,3 tỉ đồng, trong đó, đã giải ngân cho 2.218 khách hàng với tổng dư nợ 1.068,5 tỉ đồng, tăng 32,7% so với cuối tháng 12.2013.


Trong tổng số khách vay vốn của các ngân hàng, khách hàng cá nhân chiếm số lượng lớn, song chiếm tỷ trọng nhỏ về giá trị tín dụng. Theo đó, các ngân hàng cam kết cho 2.231 khách hàng cá nhân vay với tổng số tiền 801,6 tỉ đồng, trong đó, đã giải ngân theo tiến độ cho 2.208 khách hàng với dư nợ 533,7 tỉ đồng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, một số ngân hàng đã ký 15 hợp đồng tín dụng, tổng số tiền cam kết 1.501 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 16,7% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở dành cho doanh nghiệp. Trong đó, đã giải ngân cho 10 doanh nghiệp (11 dự án) với số tiền là 534,8 tỉ đồng.


Chỉ riêng tháng 1.2014, các ngân hàng đã ký kết cho vay ba dự án.


Xuân Thu






Bệnh viêm gan C có di truyền?

Bệnh viêm gan C có di truyền?

Bệnh viêm gan C có di truyền?


“Cha tôi chết vì bệnh viêm gan siêu vi gan C, liệu những người thân trong gia đình có bị di truyền bệnh này từ cha tôi không? Làm sao để biết có bệnh?”


Tuấn Trình (letuantrinh78@...)


TS.BS Lê Mạnh Hùng, phó giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM: Viêm gan siêu vi C là bệnh nhiễm trùng do siêu vi viêm gan C xâm nhập cơ thể đi đến gan gây bệnh. Đây không phải bệnh di truyền, vốn do rối loạn cấu trúc di truyền (gen, nhiễm sắc thể) có thể truyền bệnh cho gia đình dòng họ; chỉ khi nào bị lây nhiễm siêu vi C thì mới có thể bị bệnh viêm gan siêu vi C. Như vậy, nếu những người thân trong gia đình bạn không bị lây truyền siêu vi C từ cha bạn thì không mắc bệnh này. Để xác định, bạn và tất cả người trong gia đình nên đến bệnh viện chuyên khoa gan để được tư vấn và tầm soát.






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ