Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Thờ gia thần và những cắt nghĩa lý thú

Thờ gia thần và những cắt nghĩa lý thú

Thờ gia thần và những cắt nghĩa lý thú


SGTT.VN - Tập tục và tín ngưỡng thờ gia thần của người Việt quả là phong phú, nhưng cũng phức tạp, vì nó phát xuất từ nhiều cội nguồn cùng quan niệm, triết lý, ảnh hưởng khác nhau. Vượt lên trên các nghi thức thờ cúng thông thường, Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần (NXB Văn Hoá Văn Nghệ, 2013) vừa phát hành của Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc đưa ra những cắt nghĩa lý thú về các cơ sở cấu thành tín lý thờ gia thần.











Vì tựa đề khô khan và cách trình bày trang nghiêm, sách này có thể khó thu hút người đọc bình thường khi đối diện nó tại nhà sách nào đó. Thế nhưng, chỉ cần có một chút thắc mắc hay tự hỏi về các tín ngưỡng mà cha ông, tổ tiên truyền lại, vẫn hiện diện xung quanh đời sống, giở sách này ra, hẳn nhiên sẽ tìm được nhiều cắt nghĩa lý thú.


Sách này chạm đến ba thế mạnh mà khó một quyển nào cùng chủ đề có thể sánh kịp. Thứ nhất, dù giới hạn về số trang (gần 180 trang) nhưng đã bao quát từ nguồn cội cho đến các phái sinh, ứng biến trong việc thờ gia thần của người Việt từ Nam ra Bắc; đặc biệt là khu vực Nam bộ và các ảnh hưởng từ Trung Hoa, Ấn Độ. Huỳnh Ngọc Trảng (sinh 1952) là nhà nghiên cứu văn hoá từng trải, đã có nhiều tác phẩm về chủ đề này, nên sự xâu chuỗi rất linh hoạt, đa diện, nhiều phát hiện.


Thứ hai, không chỉ dừng ở việc cắt nghĩa một cách khô khan theo giọng đặc khảo các chủ đề thuộc phạm vi tôn nghiêm, mà sách đã bình dị hoá các triết lý sâu xa vào giọng văn có tính cách du ký, nên gần gũi, hấp dẫn. Đây là giọng văn phổ biến trong các sách du ký văn hoá, nhằm thu hút độc giả một cách rộng rãi nhất. Dù như vậy, nhưng tác giả vẫn bảo đảm lập luận, dẫn chứng và hàm lượng thuật ngữ một cách dồi dào, để giúp người đọc thông thường và cả giới nghiên cứu có thể căn bản nắm bắt được triết lý thờ gia thần.


Thứ ba, cấu trúc của cuốn sách vừa chia theo trình tự vấn đề để dễ theo dõi, vừa có tính khu biệt hoá và nâng cao qua từng chương. Cho nên, độc giả có thể chỉ cần đọc chương 1 và 2 (khoảng 30 trang) cũng đủ nắm được triết lý căn bản về thờ cúng tổ tiên và thờ ông Táo – nhất gia chi chủ. Từ chương 2 đến chương 5 là các thần độ mạng, thần bản gia – bản thổ, các thần linh thượng giới…; nếu có quan tâm thì tìm hiểu tiếp theo.


Ví dụ khi viết ông Táo, trang 40, có đoạn: “Trong thời gian ông Táo về trời, người ta kê tạm mấy hòn gạch để đun nấu và đến 30 tháng chạp, sau khi rước ông Táo, người ta mới đặt ba ông Táo mới và nhóm bếp lửa mới. Tập tục gầy lửa mới hàng năm này khá gần với nghi lễ lửa mới của đạo Công giáo được cử hành trong đêm lễ Phục sinh, và đặc biệt tương đồng với nghi lễ này của Thần đạo (Shinto/Nhật Bản) vào dịp lễ Năm mới. Ông Táo/Táo quân về trời và trở lại nhiệm sở được thông qua các nghi lễ nói trên hàm chứa ý nghĩa tẩy uế và tái sinh. Sự hiển thánh của bộ ba ông Táo, ba nhân vật chính trong sự tích Táo quân coi ra cũng thông qua việc chết thiêu trong lửa”.


“Thần tích của thần Bếp (Táo quân/ba ông Táo) là một chuyện kể đậm chất thế sự hơn là thần thoại. Sự tích hiển thánh bộ ba gồm hai nam một nữ này mang tính chất suy nguyên về quẻ Ly hoả của quan niệm Dịch lý, gồm hai hào dương kèm giữa một hào âm”.


Trích chi tiết hai đoạn như vậy để thấy được tính xâu chuỗi và lật lại vấn đề là thế mạnh của sách này. Với các độc giả bình thường, sách không chỉ nói chuyện tín ngưỡng thường nhật, mà còn cung cấp tri thức có tính liên thông và phân tích, tổng hợp về tín lý thờ gia thần. Với các độc giả tầm cao hơn, cách xâu chuỗi này tạo ra một điểm nhìn vừa khách quan (trong cuộc sống nó như vậy) vừa chủ quan của con mắt nhà nghiên cứu có thẩm quyền.


Hiền Hoà






Khoanh vùng cứu rùa quý

Khoanh vùng cứu rùa quý

Kết nối thiên nhiên


Khoanh vùng cứu rùa quý


SGTT.VN - Thông tin UBND Quảng Ngãi trong tháng 7 qua đã quyết định xây dựng trung tâm cứu hộ và quy hoạch khu bảo vệ sinh cảnh loài rùa Trung bộ tại huyện Bình Sơn, được những người yêu thiên nhiên coi là biện pháp tích cực mở ra cơ hội sống sót cho loài rùa quý.










Các nhà khoa học đang khảo sát lần cuối hiện trạng khu bảo tồn sinh cảnh rùa Trung bộ xã Bình Khương.



Viện Sinh thái học miền Nam, thuộc viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam sẽ là một đối tác chính cùng với chương trình bảo tồn rùa châu Á triển khai dự án trên. Dự kiến từ tháng 8.2013 đến tháng 5.2014, sẽ tiến hành xây dựng trung tâm cứu hộ; từ tháng 6.2014 trở đi tiến hành các hoạt động phục hồi sinh cảnh tự nhiên cho loài rùa Trung bộ.


“Hot” bên bờ tuyệt chủng


TS Vũ Ngọc Long, viện trưởng viện Sinh thái học miền Nam cho biết, rùa Trung bộ có tên khoa học Mauremys annamensis (Siebenrock, 1903), bộ rùa (Testudinata), họ rùa đầm (Emydidae), có kích thước nhỏ, chiều dài mai 28 – 30cm. Mai rùa màu xám sẫm, yếm màu vàng hay da cam, có những đốm lớn màu đen ở mỗi tấm yếm, hơi dẹp, sau mai không có răng cưa, trên mai có ba gờ chạy dọc, gờ giữa lưng rõ nhất. Đầu rùa màu nâu sẫm hoặc xám đen, mỗi bên có ba sọc màu vàng: một từ sau mũi qua phía trên ổ mắt tới cổ, một sọc khác lớn hơn từ mũi qua ổ mắt và màng nhĩ tới cổ, và một chạy dọc phía dưới hàm tới cổ. Sinh cảnh của chúng là suối và đầm lầy, nơi nước chảy chậm hay tĩnh; ăn tạp các loài côn trùng, giun, cá và thực vật thuỷ sinh. TS Long cho biết: “Loài rùa Trung bộ đang được cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt vì tính đặc hữu, có khu vực phân bố rất nhỏ hẹp và hạn chế. Một điều rất đáng quan tâm là loài rùa này chỉ được tìm thấy ở vùng đất ngập nước ở miền Trung Việt Nam từ Đà Nẵng vào đến tỉnh Phú Yên”.


Cũng theo TS Long, loài rùa Trung bộ này đang trên bờ tuyệt chủng vì bị mất nơi cư trú và kiếm ăn do việc chuyển đổi nhanh chóng các vùng đất ngập nước nội địa trong tự nhiên thành đất nông nghiệp, hoặc ô nhiễm môi trường trong quá trình đô thị hoá, mà hầu hết các vùng đất ngập nước tự nhiên bị thoái hoá và phân cắt nhỏ.










Loài rùa Trung bộ – Mauremys annamensis.



Bò từ thực đơn vào Sách đỏ


Theo nghiên cứu của TS Long, vào những năm 1980, người ta còn thấy sự xuất hiện của loài này trong môi trường tự nhiên, thậm chí ngay trên ruộng lúa dưới chân đồi sim cằn cỗi, hay các vũng nước nhỏ giữa các bụi dứa dại đầy gai sắc nhọn ven suối các tỉnh ven biển Trung bộ như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nay số lượng rùa Trung bộ đã bị suy giảm rất nhiều và hiện tại rất hiếm gặp cá thể loài này trong tự nhiên. “Mặc dù được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã nhưng trên thực tế, vẫn chưa thể ngăn chặn sự truy lùng của những kẻ săn rùa cho các thực đơn ẩm thực truyền thống được cho là rất bổ dưỡng, có giá trị chữa bách bệnh…”, TS Long bức xúc.


Quần thể rùa Trung bộ bị săn bắt ráo riết với số lượng lớn trong tự nhiên và buôn bán trái phép ngày càng nhiều. Cho đến nay, chưa có ghi nhận nào về rùa Trung bộ ở các khu bảo tồn thiên nhiên đã được khoanh vùng, “điều này làm tăng thêm mức độ cấp thiết của việc khoanh vùng, bảo vệ môi trường sống cho rùa Trung bộ – loài vật quý hiếm đang dần biến mất trên bản đồ Việt Nam”, TS Long nhận định.


Nguyễn Linh San


ảnh: Vũ Ngọc Long









Mục tiêu dự án


Trung tâm cứu hộ rùa Bình Sơn được thành lập tại khu vực phân bố tự nhiên của chúng ở miền Trung để nhân nuôi bảo tồn loài. Trung tâm sẽ tiếp nhận các cá thể rùa Trung bộ được sinh sản thành công ở Mỹ, châu Âu và trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia Cúc Phương để tiến hành nhân nuôi và thả về tự nhiên. Mục tiêu của dự án là thành lập khu bảo vệ sinh cảnh cho rùa Trung bộ, tạo môi trường sống tự nhiên cho loài. Đây là một trong những khu bảo vệ sinh cảnh đầu tiên ở Đông Nam Á để bảo tồn loài rùa cực kỳ nguy cấp này.







Mối nguy lạm dụng quỹ BHYT

Mối nguy lạm dụng quỹ BHYT

Sau vụ BVĐK Hoài Đức


Mối nguy lạm dụng quỹ BHYT


SGTT.VN - Sự việc xảy ra tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức là một bằng chứng rõ ràng về việc rút ruột bảo hiểm y tế (BHYT). Câu hỏi đặt ra đây chỉ là trường hợp cá biệt hay việc làm đó vẫn đang âm thầm diễn ra ở các cơ sở y tế khác? Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), nói:










Đây chỉ là trường hợp cá biệt ở BV Hoài Đức hay việc làm đó vẫn đang âm thầm diễn ra ở các cơ sở y tế khác? Ảnh: vov.vn



Chúng tôi đã biết sự việc này từ tháng 5.2013 và đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội rà soát lại toàn bộ chi phí liên quan đến xét nghiệm của quý 1, quý 2 năm 2013 và năm 2012 tại bệnh viện Hoài Đức. Bước đầu BHXH Việt Nam nhận định đây là một hình thức lạm dụng quỹ BHYT. Chúng tôi đang yêu cầu BHXH Hà Nội phân lập xem có bao nhiêu hồ sơ làm khống để thanh toán rút quỹ BHYT, đồng thời những hồ sơ thật làm xét nghiệm cũng cần được rà soát lại để tìm đúng bệnh cho người bệnh.


Năm 2012, tổng chi phí BHXH thanh toán cho bệnh viện đa khoa Hoài Đức là 14 tỉ đồng, trong đó chi phí xét nghiệm cận lâm sàng là trên 2 tỉ đồng. BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH Hà Nội làm rõ trong 2 tỉ đồng chi phí xét nghiệm đó thì có những chi phí nào không hợp lý, thậm chí làm cả giám định ngược, nghĩa là về tận nơi cư trú, làm việc của bệnh nhân xem người này có thực hiện khám chữa bệnh hay không.


Ngay sau sự việc trên, BHXH Việt Nam đã thanh kiểm tra thế nào với bệnh viện đa khoa Hoài Đức cũng như các cơ sở y tế nói chung?


Trước hết, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH Hà Nội rà soát toàn bộ quy trình giám định tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức; đồng thời có văn bản yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố rà soát xem đã thực hiện quy trình tính đúng, đủ theo quy định của BHXH hay chưa. Đặc biệt đối chiếu sổ sách, quy chế bệnh viện theo đúng quy định. Tất cả BHXH các tỉnh báo cáo trong tháng 8, riêng Hà Nội báo cáo trước 15.8.


Dư luận lo ngại rằng tình trạng rút ruột BHYT như trên còn xảy ra ở nhiều nơi khác mà chưa được phát hiện. Việc này sẽ làm giảm chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT cũng như lòng tin vào BHYT của người dân khi mà chúng ta đang tiến tới BHYT toàn dân?


Đây là một trong những việc mà BHXH Việt Nam và người làm công tác giám định lo ngại. Ngay từ năm 2011, BHXH Việt Nam đã xây dựng đề án thay đổi phương pháp giám định: đó là giám định theo tỷ lệ (chọn ngẫu nhiên một tỷ lệ hồ sơ thanh toán (mẫu) để thực hiện giám định, tỷ lệ sai sót của mẫu được áp dụng để thanh toán đối với toàn bộ số hồ sơ còn lại). Việc thực hiện cách tính này đang được BHXH Việt Nam xin ý kiến thực hiện trên diện rộng sau khi đã thí điểm tại bảy địa phương. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng BHYT hiện nay.


Sự việc xảy ra tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức cho thấy việc làm này quá dễ dàng và liệu nó có xảy ra tại nhiều địa phương khác và BHXH có phát hiện ra?


Có lẽ sự việc ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức là hết sức đặc biệt với việc nhân bản chứng từ trên lượng lớn. Kiểm tra ở các địa phương khác chúng tôi cũng có phát hiện hiện tượng này nhưng chỉ lẻ tẻ, một vài trường hợp cá biệt như thanh toán thêm, thanh toán khống để tăng nguồn thu. Trách nhiệm của BHXH và giám định viên là phân tích những dịch vụ nào phù hợp. Thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện thanh kiểm tra tại bảy tỉnh về giá dịch vụ y tế mới. Nhìn chung các địa phương thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn có nơi thu thêm một số khoản như tăng thêm ngày điều trị để tăng thêm ngày sử dụng giường cho người bệnh. Chúng tôi đã có văn bản chấn chỉnh việc này kịp thời.


Lệ Hà (thực hiện)






Vasep phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh VN tại Mỹ

Vasep phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh VN tại Mỹ

Vasep phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh VN tại Mỹ


SGTT.VN - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ngày 14.8, đã ra thông cáo phản đối quyết định về mức thuế chống trợ cấp (CVD) của bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.


VASEP đề nghị ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) xem xét công tâm và đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này.










Quyết định áp thuế CVD là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam trong lúc các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường. Ảnh: TL



Ngày 12.8.2013, bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo thông báo gửi đăng Công báo Liên bang do ông Paul Piquado, trợ lý bộ trưởng, phụ trách Cục quản lý nhập khẩu DOC ký ngày 12.8.2013, DOC đã quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cụ thể: mức thuế suất CVD đối với hai bị đơn bắt buộc là công ty Thủy sản Minh Quí (Minh Qui Seafoods Co. Ltd) là 7,88% và công ty Thủy sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Co.) là 1,15%; mức thuế suất CVD toàn quốc cho tất cả các công ty khác là 4,52%.


Theo Vasep, quyết định áp thuế CVD là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam trong lúc các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận trợ cấp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không nhận được bất kỳ trợ cấp riêng biệt nào cho ngành tôm trong nhiều năm qua.


Quyết định này, cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ là một quyết định không công bằng, đánh hai loại thuế lên cùng một sản phẩm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600.000 nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam.


Không chỉ ngành tôm của Việt Nam và các nước khác chịu thuế CVD này bị ảnh hưởng nặng nề mà chính người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp. Họ sẽ phải trả giá cao hơn cho sản phẩm tôm nhập khẩu mà họ đang quen tiêu thụ. Tôm nhập khẩu chiếm trên 90% tổng nguồn cung tôm cho thị trường Hoa Kỳ. Đáng quan tâm hơn nữa, năm 2012, ngành tôm nội địa Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng đáng kể về cả sản lượng và giá cả, cho thấy tôm nhập khẩu không có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ngành đến tôm nội địa của Mỹ.


Các Ngọc






Vasep phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh VN tại Mỹ

Vasep phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh VN tại Mỹ

Vasep phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh VN tại Mỹ


SGTT.VN - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ngày 14.8, đã ra thông cáo phản đối quyết định về mức thuế chống trợ cấp (CVD) của bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.


VASEP đề nghị ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) xem xét công tâm và đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này.










Quyết định áp thuế CVD là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam trong lúc các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường. Ảnh: TL



Ngày 12.8.2013, bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo thông báo gửi đăng Công báo Liên bang do ông Paul Piquado, trợ lý bộ trưởng, phụ trách Cục quản lý nhập khẩu DOC ký ngày 12.8.2013, DOC đã quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cụ thể: mức thuế suất CVD đối với hai bị đơn bắt buộc là công ty Thủy sản Minh Quí (Minh Qui Seafoods Co. Ltd) là 7,88% và công ty Thủy sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Co.) là 1,15%; mức thuế suất CVD toàn quốc cho tất cả các công ty khác là 4,52%.


Theo Vasep, quyết định áp thuế CVD là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam trong lúc các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận trợ cấp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không nhận được bất kỳ trợ cấp riêng biệt nào cho ngành tôm trong nhiều năm qua.


Quyết định này, cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ là một quyết định không công bằng, đánh hai loại thuế lên cùng một sản phẩm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600.000 nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam.


Không chỉ ngành tôm của Việt Nam và các nước khác chịu thuế CVD này bị ảnh hưởng nặng nề mà chính người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp. Họ sẽ phải trả giá cao hơn cho sản phẩm tôm nhập khẩu mà họ đang quen tiêu thụ. Tôm nhập khẩu chiếm trên 90% tổng nguồn cung tôm cho thị trường Hoa Kỳ. Đáng quan tâm hơn nữa, năm 2012, ngành tôm nội địa Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng đáng kể về cả sản lượng và giá cả, cho thấy tôm nhập khẩu không có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ngành đến tôm nội địa của Mỹ.


Các Ngọc






Mỹ Tâm Gửi tình yêu của em qua nhạc

Mỹ Tâm Gửi tình yêu của em qua nhạc









Mỹ Tâm Gửi tình yêu của em qua nhạc. Ảnh: nhân vật cung cấp.



Mỹ Tâm Gửi tình yêu của em qua nhạc


SGTT.VN - “Hoạ mi tóc nâu” Mỹ Tâm sẽ tổ chức đêm nhạc mang chủ đề Gởi tình yêu của em, vào lúc 20 giờ ngày 24.8 tại khán phòng của Queen Plaza (quận Phú Nhuận, TP.HCM).


Đêm nhạc sẽ thể hiện theo phong cách acoustic đầy ngẫu hứng và Mỹ Tâm biểu diễn từ 20 – 25 ca khúc đã gắn liền với tiếng hát của cô và cả những ca khúc được yêu cầu bất kỳ ngay trong đêm diễn. Đêm nhạc cũng là sự kiện khởi đầu trong chuỗi hoạt động nằm trong dự án âm nhạc lớn của Mỹ Tâm kéo dài đến năm sau.


Việt Võ






Sẽ có bến tàu khách quốc tế trên sông Nhà Bè

Sẽ có bến tàu khách quốc tế trên sông Nhà Bè

Sẽ có bến tàu khách quốc tế trên sông Nhà Bè


SGTT.VN - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong tờ trình “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030” vừa được cục Hàng hải Việt Nam trình bộ Giao thông vận tải.










Các bến trên sông Sài Gòn sẽ từng bước di dời, trong đó tận dụng một phần cầu bến tại Khánh Hội để làm bến tàu khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Ảnh: T.L



Hiệp Phước: hàng, Sài Gòn: khách


Cụ thể, các cảng thuộc TP.HCM trong nhóm cảng số 5 (Đông Nam bộ) được xác định như sau:


Khu bến Hiệp Phước (trên sông Soài Rạp) là khu bến chính của cảng, phát triển thay thế các bến hiện có trên sông Sài Gòn hiện nay và là đầu mối tiếp chuyển hàng xuất nhập khẩu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Hiệp Phước sẽ chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu trọng tải đến 5 vạn DWT và tàu container sức chở 4.000 TEU. Luồng qua cửa Soài Rạp được cải tạo nâng cấp từng bước cho tàu 5 vạn DWT ra vào. Khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai sẽ là khu bến container chính của khu vực trong giai đoạn trước mắt, quy mô tiếp nhận tàu 2 – 3 vạn DWT vận hành theo luồng Lòng Tàu.


Đối với khu bến trên sông Sài Gòn, Nhà Bè: các bến trên sông Sài Gòn sẽ từng bước di dời (theo quyết định 791 của Thủ tướng từ năm 2005), trong đó tận dụng một phần cầu bến tại Khánh Hội để làm bến tàu khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Các bến trên sông Nhà Bè sẽ không mở rộng cho tàu trọng tải đến 3 vạn DWT vận hành qua luồng Lòng Tàu mà sẽ xây mới thành bến tàu khách, tiếp nhận tàu du lịch quốc tế đến 5 vạn GRT tại Phú Thuận (hạ lưu cầu Phú Mỹ).


Cũng theo đề xuất này, cảng Vũng Tàu – Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại 1A) với các khu chức năng: hàng tổng hợp, container xuất nhập khẩu trên tuyến biển xa kết hợp làm trung chuyển container quốc tế sẽ do bến chính Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình đảm nhận, tiếp nhận được tàu chở container từ 8.000 – 15.000 TEU. Khu vực Sao Mai – Bến Đình cũng có thể tiếp nhận được tàu chở khách du lịch quốc tế 10 vạn GRT để trở thành đầu mối tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế cỡ lớn cho toàn vùng.


Vân Phong chỉ còn là cảng tổng hợp?


Đồng thời với việc cảng Vũng Tàu – Bà Rịa Vũng Tàu trở thành cảng cửa ngõ quốc tế, cảng Vân Phong, từ chỗ được quy hoạch để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, thì tại quy hoạch điều chỉnh này, tờ trình xác định Vân Phong trong giai đoạn đầu phát triển các bến tổng hợp và chuyên dùng cho tàu biển trọng tải lớn. Điều này được đánh giá là phù hợp với tiến trình đầu tư khu kinh tế Vân Phong. Trong đó cảng có các khu chức năng cụ thể như: khu bến Đầm Môn (Bắc vịnh Vân Phong) sẽ có chức năng chính là tổng hợp container, có bến chuyên dùng khách du lịch quốc tế và hàng khác, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp – đô thị Hòn Gốm, Bắc Vân Phong. Dẫu vậy, Đầm Môn vẫn được coi là “khu tiềm năng phát triển về lâu dài để đảm nhận vai trò trung chuyển container quốc tế”.


Còn nhớ, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hoà cuối tháng 7 vừa qua, cục trưởng cục Hàng hải Nguyễn Nhật cũng thừa nhận, theo quy hoạch trước đây, cảng Vân Phong là cảng trung chuyển container quốc tế cấp 1A. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đã có hai cửa ngõ quốc tế ra biển là cảng Cái Mép – Thị Vải ở phía Nam và cảng Lạch Huyện ở phía Bắc nên cần rà soát, quy hoạch lại cảng Vân Phong cho hợp lý.


Ông Nguyễn Mạnh Ứng, phó tổng giám đốc công ty Tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển cũng cho rằng, Vân Phong đã bỏ lỡ cơ hội trở thành cảng trung chuyển quốc tế, ít nhất cũng là trong 20 năm tới. Theo chuyên gia này, hiện cả ba cảng ở khu vực Cái Mép – Thị Vải đã đón được tàu mẹ trên 11.000 TEU, nên hàng hoá xuất khẩu của toàn khu vực động lực kinh tế phía Nam có thể đi thẳng tới châu Âu và Bắc Mỹ mà không cần phải trung chuyển tại bất kỳ cảng nào khác.


Chí Hiếu









Cần 350.000 – 500.000 tỉ đồng


Theo cục Hàng hải, để phát triển hệ thống cảng biển từ nay đến 2030 (theo đề xuất tại quy hoạch điều chỉnh nói trên), dự kiến cần một khoản kinh phí lên đến 350.000 – 500.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến 2020 cần khoảng 250.000 – 280.000 tỉ đồng – không kể kinh phí đầu tư xây dựng các bến/cảng chuyên dùng. Trong số này, dự tính nguồn từ ngân sách (kể cả ODA) bỏ ra khoảng 170.000 – 245.000 tỉ đồng (giai đoạn đến năm 2020 là 120.000 – 170.000 tỉ đồng), chiếm khoảng 45% tổng nhu cầu vốn. Tiền từ ngân sách để tập trung chủ yếu đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (như luồng vào cảng, đê chắn sóng, đầu mối logistics tại cảng). Còn lại 55% nhu cầu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng bến cảng, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý, khai thác cảng sẽ do các doanh nghiệp kinh doanh cảng huy động.







Phát hiện một loài rắn độc mới ở Việt Nam

Phát hiện một loài rắn độc mới ở Việt Nam

Phát hiện một loài rắn độc mới ở Việt Nam











SGTT.VN - Ba nhà khoa học thuộc bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và viện động vật Saint Petersbourg, CHLB Nga đã phát hiện và công bố một loài rắn độc mới cho khoa học. Loài rắn mới này được mô tả trên tạp chí Russian Journal of Herpetology tập 20, số 2.2013, dựa trên các bằng chứng so sánh về hình thái và cấu trúc xương với các loài rắn khác cùng giống đã ghi nhận ở Việt Nam và Trung Quốc.


Mẫu vật của loài mới được thu tại Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc, ở độ cao 800m đến 1.800m. Loài mới được đặt tên là Azemiops kharini, theo tên nhà động vật học người Nga – Vladimir Kharin. Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ hai thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam. Phát hiện mới này cho thấy khu hệ rắn Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều thú vị.


Nguyễn Thiên Tạo (bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam)






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ