Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Có cần giải oan cho Đường Tăng?

Có cần giải oan cho Đường Tăng?

Có cần giải oan cho Đường Tăng?


SGTT.VN - Phải chăng ngay đất Phật cũng tham nhũng, hành chính quan liêu sách nhiễu? Và người đức cao vọng trọng như Đường Tăng cũng phải hối lộ thì mới được việc?










Trần Huyền Trang và đệ tử trong một bản phim Tây du ký. Ảnh: tư liệu



Theo truyện Tây du ký, Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, trải bao gian khó và cám dỗ, cuối cùng đến được Tây Trúc. Thật oái oăm, ở cửa ải cuối cùng này, thầy trò Đường Tăng lại bị gây khó dễ. Vì không hiểu “luật bất thành văn” nên họ chỉ nhận được kinh vô tự, nói theo ngôn ngữ ngày nay là “hàng giả”. Mang kinh này về thì có cũng như không, vì chẳng có chữ nào mà truyền giảng. Cũng chẳng biết ăn nói thế nào với nhà vua và bàng dân thiên hạ. Nên khi phát hiện ra, thầy trò Đường Tăng cuống cuồng quay trở lại chất vấn. Nên nhớ lúc này Đường Tăng đã thoát xác, bỏ lại cái thân phàm tục trôi sông. Các đồ đệ của ngài cũng đều là bậc thần thánh, chỉ vì mắc lỗi nên mới phải chịu phạt hộ tống ngài sang Tây Trúc thỉnh kinh. Vậy mà khi nhận được kinh vô tự, cả bốn thầy trò vội vã trở lại đấu tranh đòi “hàng thật”.


Rút kinh nghiệm lần trước, lần này thầy trò Đường Tăng đã “hối lộ” hai vị A Nan và Ca Diếp chiếc tô vàng, là thứ mà Đường Tăng dùng đựng thức ăn mỗi khi đi khất thực, thì họ mới nhận được “hàng thật”, tức kinh có chữ, từ Phật Tổ. Thầy trò kiểm tra từng cuốn cẩn thận, như hải quan cửa khẩu, rồi mừng mừng tủi tủi, tạ ơn ra về.


Chuyện kể đại ý như vậy, nhưng diễn giải thì có vô vàn thức. Tranh cãi mải miết mấy trăm năm vẫn chưa dứt.


Đầu tiên là khoản hàng giả hay hàng thật. Đạo Phật vốn đặt nặng vào tính Không. Nên nhiều người cho rằng, chính bản kinh vô tự kia mới là chân kinh, hay đích danh hàng thật. Chính Đức Phật cũng nói: “Suốt 49 năm giảng đạo, ta chưa từng nói điều gì”. Chưa nói điều gì thì làm gì có kinh sách. Nếu có thì cũng chỉ là kinh vô tự mà thôi. Nhưng vì sao ngay cả Đường Tăng, đã đắc thành chính quả, lại cũng không ngộ ra được điều này, không phân biệt được đâu là chân đâu là giả, lại nhất nhất đòi đổi “hàng thật” lấy “hàng giả” là sao? Hay bản thân ông cũng sợ không biết ăn nói thế nào với nhà vua và đại chúng? Đây xứng đáng là một công án thiền cho thiên hạ đau đầu chơi: giả chân chân giả, biết ai ai biết? Phải chăng, đồ giả mà mắt thấy tai nghe sờ mó được thì vẫn hơn đồ thật mà hình bóng đâu đâu không ai hình dung được?


Điều thứ hai là phải chăng ngay đất Phật cũng tham nhũng, hành chính quan liêu sách nhiễu? Và người đức cao vọng trọng như Đường Tăng cũng phải hối lộ thì mới được việc?


Người mến đạo có thể cho đây là một công án nữa cần làm sáng tỏ. Sau nhiều ngày suy nghĩ lao lung, nhiều cuộc tranh cãi chí choé tốn nhiều giấy mực, bỗng một tối ngồi sờ râu cằm, một đêm trằn trọc mất ngủ, hay một sớm độc ẩm bất giác ngộ ra rằng: chuyện đạo đâu phải chuyện đời. Muốn đến được với đạo thì phải buông tất cả. Cái bát này tuy chỉ là bát để xin ăn, nhưng lại làm bằng vàng, do vua ban tặng, nên nó là phú quý quyền uy, là giàu sang danh vọng của đời. Muốn đạt đạo, phải buông bỏ những thứ này trước đã. Buông bát là buông những bả danh hoa phú quý ở đời. Vậy nên, chẳng có chuyện tham nhũng hối lộ gì ở đây cả.


Nhưng chuyện dường như không đơn giản như vậy. Muốn buông thì nói một câu là xong, sao lại phải làm khó nhau đến thế? Mà các vị La Hán cũng rách chuyện: đã đắc đạo rồi thì còn lấy tô vàng làm chi cho mệt. Đã bắt kẻ khác buông thì sao mình lại nhận về? Mà nếu không phải vậy, chỉ là giở bài trêu chọc, thì có phải là các vị vẫn thích đùa giỡn bông lơn chưa thoát khỏi vòng hỷ nộ?


Hay trên đời cái gì cũng có giá. Vật càng trân quý thì giá càng cao. Nếu vật quý mà cho không lại sinh lòng khinh miệt. Vậy nên, vô giá như đại đạo chân kinh thì sao có thể cho không, mà kẻ nhận thì sao có thể nhận không mà về được? Ai cũng nhận không thì sẽ sinh lòng khinh rẻ, nên dù có chân kinh trong tay thì cũng như không có?


Nhưng Đường Tăng đây có nhận không? Để đi được đến đó phải qua biết bao khổ nạn, vượt qua biết bao cám dỗ. Ngoài thời gian ra thì còn phải trả biết bao chi phí cơ hội khác. Hiểm nguy không ngại, sống chết không màng, lòng thành đã rõ, nếu tính chi li thì cũng là vô giá, vậy sao còn bày trò thử thách làm chi?


Đại ý cuộc tranh cãi cứ tiếp diễn như vậy, dây cà ra dây muống, công án này chồng công án kia. Vò đầu bứt tóc, cứ ngỡ giải được cái này, chưa kịp vui thì cái khác lại ló ra tắp lự. Nhưng xem ra việc giải các công án này chỉ là việc của kẻ vô công rồi nghề hay bậc trí giả. Chứ người đời ai quan tâm làm chi. Họ chỉ quan tâm đến khía cạnh ứng dụng của câu chuyện này mà thôi.


Nhờ có chuyện này mà lương dân thấp cổ bé họng khi bị hạch sách phải đút lót thì cũng chặc lưỡi cho qua. Đến Đường Tam Tạng còn phải hối lộ thì nói gì mình, muốn được việc thôi cứ bát vàng đi trước cho đỡ mệt xác. Tôn Ngộ Không, 72 phép thần thông biến hoá, trời không biết sợ, mà cũng phải làm ngơ cho vụ này thì nói chi tài hèn sức mọn như mình. Vậy nên bát vàng đi trước là bát vàng khôn.


Kẻ thích đạo đức thì lắc đầu ngao ngán. Thiên hạ loạn hết cả rồi. Đến La Hán cũng còn ăn đút lót. Mà lại ăn ngay đất Phật, thế mới điên đầu. Dưới vòm trời này, xem ra không còn chỗ nào gọi là trong sạch. Xem ra không thể tin ai. Phải chăng vì lợi ích nhóm? Đúng là đại loạn, đại loạn!


Nhưng vui nhất có lẽ là quan nha. Từ nay tha hồ lấy đó làm niềm an ủi: Thấy không, ngay cả đất Phật cũng có tham nhũng. Đến La Hán còn ăn hối lộ. Vậy trách gì chúng tôi người phàm mắt thịt, tham sân si chưa dứt? Mà xem ra chuyện tham nhũng đút lót cũng chẳng có gì là xấu, xứ Phật còn như thế, huống gì là xứ người.


Vậy là chỉ một chi tiết nhỏ trong một câu chuyện hư cấu của xứ Tàu đã làm bao người xứ ta điên đầu, nhưng cũng lại là phao cứu sinh cho biết bao người. Thế mới biết diễn giải của người đời phong phú đến bực nào. Diễn giải thế nào không hẳn dựa vào đúng hay sai, mà chủ yếu là thế nào thì có lợi cho mình nhất. Nếu không thì ít ra cũng an ủi được mình nhất. Còn chuyện đúng sai chỉ Đức Phật biết.


À mà không, rất có thể Phật cũng không biết, chỉ có Ngô Thừa Ân biết, vì ông là người sáng tác tình tiết oái oăm này. Khi viết đoạn này, có thể Ngô Thừa Ân chỉ bông đùa chứ chẳng hàm ý sâu xa gì, đâu ngờ chi tiết này lại làm đau đầu và tốn giấy mực bao người, trong đó có kẻ viết bài này. Và chắc chắn, ông không thể ngờ 500 năm sau ở một xứ lạ hoắc, điều ông viết ra lại trở thành phao cứu sinh cho biết bao quan nha, để họ vin vào đó mà đòi tô vàng của người dân thấp cổ bé họng, và dập tắt đi ý niệm về một sự công chính cần phải có.


Ô hô! Ai tai!


giáp văn






Sẽ kiểm tra bất ngờ về bản quyền phần mềm

Sẽ kiểm tra bất ngờ về bản quyền phần mềm

Sẽ kiểm tra bất ngờ về bản quyền phần mềm


SGTT.VN – Đây là thông tin trong thông cáo phát đi của hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM và Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), nhân việc hai tổ chức này có chuyến khảo sát về cách thức tư vấn, kinh doanh phần mềm bản quyền tại các hệ thống bán lẻ máy tính lớn trên địa bàn TP.HCM.











Cuộc khảo sát diễn ra vào hai ngày 22 và 23.1.2014 tại các hệ thống bán lẻ máy như Phong Vũ, Nguyễn Kim, FPT, Pico... Kết quả, có đến hơn 80% các cửa hàng nắm rõ kiến thức về luật Sở hữu trí tuệ cũng như những rủi ro từ việc sử dụng phần mềm không có bản quyền.


Theo ông Nguyễn Mạnh Quý, trưởng đại diện của cục Bản quyền tại TP.HCM, nhờ các hoạt động tích cực chống vi phạm phần mềm bản quyền trong những năm qua mà tỷ lệ vi phạm bản quyền máy tính ở Việt Nam đã giảm từ 92% xuống còn 81%. Mặc dù tỉ lệ này vẫn còn cao (so với ngưỡng trung bình 60%) của khu vực nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng.


NAM HƯNG






Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm

Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm

Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm


SGTT.VN - Trong khi lên nhận quyết định minh oan, ông Chấn đã khóc, ở dưới hàng ghế hội trường vợ ông Chấn bà Nguyễn Thị Chiến cùng mẹ ông Chấn, con gái và người thân đã phải khóc vì vui mừng.


Sáng 25.1, tại UBND xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang, Bộ Công an đã chính thức công bố, trao quyết định đình chỉ điều tra bị can và minh oan đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.










Ông Nguyễn Thanh Chấn nhận quyết định đình chỉ bị can



Đại diện Bộ Công an, Đại tá Lê Đình Nhường, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT đã công bố và trao quyết định đình chỉ bị can đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, ở Thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang - người vừa được trở về gia đình sau 10 năm tù với án chung thân về tội giết người), ông Chấn không phạm tội giết chị Nguyễn Thị Hoan.


Kể từ ngày hôm nay ông Chấn đã chính thức được minh oan.


Tại buổi công bố quyết định, Trung tướng Trần Văn Đạt, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an nhấn mạnh: "Sau thời gian điều tra vụ án, xét thấy ông Chấn không phạm tội giết người nên Bộ Công an đã chính thức công bố đình chỉ bị can và minh oan cho ông Chấn. Còn việc bồi thường cho ông Chấn, Bộ Công an sẽ đề nghị các cơ quan tư pháp trưng ương chỉ đạo các cấp ngành liên quan để bồi thường cho ông Chấn".


Đại diện gia đình ông Chấn, ông Thân Ngọc Hoạt (anh vợ ông Chấn) đã cảm ơn Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ công an và các ban ngành liên quan đã minh oan cho em vợ ông.


Trong khi lên nhận quyết định minh oan, ông Chấn đã khóc, ở dưới hàng ghế hội trượng vợ ông Chấn bà Nguyễn Thị Chiến cùng mẹ ông Chấn, con gái và người thân đã phải khóc vì vui mừng.


Trước đó, Chánh án toà án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đã ban hành Quyết định tái thẩm số 18/2013/HS-TT đối với bản án sơ thẩm của Tòa an nhân dân tỉnh Bắc Giang và bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao năm 2004 đối với ông Nguyễn Thanh Chấn để điều tra lại từ đầu.


Quyết định tái thẩm của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân Tối cao nêu rõ: Căn cứ vào đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Chiến (là vợ ông Nguyễn Thanh Chấn), trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ngày 9.7.2013 cho rằng, người giết chị Nguyễn Thị Hoan (SN 1972) vào ngày 15.8.2003 là Lý Nguyễn Chung (con trai ông Lý Văn Chúc, cùng thôn với ông Nguyễn Thanh Chấn).


Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã tiến hành điều tra, làm rõ. Qua đó, có chứng cứ khẳng định Lý Nguyễn Chung đã bỏ trốn vào miền Nam ngay sau khi xảy ra vụ án và đang sinh sống cùng vợ con tại tỉnh Đắk Lắk.


Ngày 25.10.2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận hành vi dùng dao giết chị Hoan vào đêm 15.8.2003. Sau khi chị Hoan chết, hung thủ đã tháo 2 chiếc nhẫn vàng trên tay bị hại cùng 59.000 đồng.


Đồng thời, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã yêu cầu Chung vẽ mô tả lại con dao bấm, vẽ sơ đồ vị trí vứt chuôi dao, lập biên bản kiểm tra thân thể Chung. Xác định, trên tay trái của Chung có 2 vết sẹo cũ.










Gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn nghe đại diện BCA công bố QĐ đình chỉ và minh oan



Toà án nhân dân Tối cao nhận định, với bản tự thú và những lời khai của Lý Nguyễn Chung, lời khai của những người liên quan là những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà toà án cấp sơ thẩm, cũng như cấp phúc thẩm đã không biết được khi ra bản án xét xử Nguyễn Thanh Chấn bị truy tố về tội “giết người”.


Vì lẽ đó, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao đã quyết định, huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1241/PTHS ngày 27.7.2004 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26.3.2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đối với Nguyễn Thanh Chấn, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.


Năm 2004, ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, ở thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) bị hai cấp xét xử tuyên án chung thân vì tội giết người. Khi thụ án tại trại giam Vĩnh Quang (Bộ Công an), ông Chấn đã viết một số đơn kêu oan. Trong lá đơn viết năm 2007 gửi Viện trưởng VKSND Tối cao, ông Chấn cho biết, ngày 15.8.2003, sau khi phát hiện chị Nguyễn Thị Hoan (hàng xóm) bị giết, ông là người gọi điện báo cho công an huyện, là người đi mua quan tài. Chừng nửa tháng sau đó, công an đã bắt ông vì cho rằng đã giết chị Hoan trong thời gian đi xin nước từ khoảng 19h đến 19h25, trong khi lúc đó ông có chứng cứ ngoại phạm là đang bấm máy cho khách hàng gọi điện thoại.


Trong đơn ông Chấn cho biết "bị đánh đập, đe dọa ép cung” để nhận tội. Ông Chấn nêu tên cụ thể những người ép cung. Trong lá đơn kín 4 mặt giấy, ông Chấn cho biết: "Do bị tra tấn đánh đập, làm cho hoảng loạn, sợ hãi, tôi buộc phải nhận và làm theo những gì công an hướng dẫn mà thực tế không phải như vậy… Tôi không giết chị Hoan".


Theo Infonet






Chuyển vùng quốc tế: đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Chuyển vùng quốc tế: đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Quyền lợi người tiêu dùng


Chuyển vùng quốc tế: đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng


SGTT.VN - Nhiều người Việt khi ra nước ngoài muốn sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming). Đáp ứng nhu cầu này, các nhà mạng trong nước đều có gói cước chuyển vùng quốc tế với giá hấp dẫn. Để không phát sinh tiền cước ngoài ý muốn, khách hàng nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng dịch vụ roaming.


Rút kinh nghiệm từ một bạn đọc


Trước khi đi Singapore, ông Huỳnh Văn Hùng chủ thuê bao 016623... (mạng Viettel) cho biết có đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế (CVQT) của Viettel với mức 199.000đ/ngày. “Trong ba ngày, từ ngày 4 – 6.12.2013, tôi vẫn sử dụng CVQT bình thường nhưng bước sang ngày 7.12.2013 thì không thể kết nối được nữa. Tôi nhờ người nhà đến đại lý Viettel trên đường Lê Hồng Phong (TP.HCM) hỏi lý do, nhân viên ở đây cho biết, tôi đã xài quá 2 triệu đồng nên bị cắt” – ông Hùng viết trong lá đơn khiếu nại gởi đến báo SGTT như vậy. Ông Hùng cho rằng, với mức cước 199.000đ/ngày (chưa thuế VAT), trong thời gian ba ngày dù có cộng thêm thuế cũng không thể nào xài tới 2 triệu đồng. Nhưng khi đọc bảng kê chi tiết cuộc gọi, mới thấy lỗi thuộc về ông Hùng.


Theo quy định của Viettel, để được hưởng mức cước trên, thuê bao Viettel phải kết nối với một trong 20 nhà mạng sau: M1 (Singapore), Metfone (Campuchia), Unitel (Lào), Natcom (Haiti), China Unicom (Trung Quốc), Sunday, CSL và Smartone (Hong Kong), Chunghwa (Đài Loan), SK Telecom (Hàn Quốc), Smartone (Macau), Globe (Philippines), Optus (Úc), Telkomsel (Indonesia), Softbank (Nhật), O2 (Séc và Ailen), Telefonica Moviles (Tây Ban Nha) và Movitel (Mozambique). Còn khi thuê bao tự động kết nối với các nhà mạng khác thì sẽ tính theo giá cước CVQT thông thường. Trong bảng kê chi tiết của Viettel gởi cho ông Hùng, ngoài những cuộc gọi kết nối với M1 (nằm trong danh sách liên kết với Viettel), ông Hùng đã 19 lần sử dụng mạng SingTel, trong đó có một cuộc gọi lên tới 581.367 đồng. Như vậy, số tiền mà ông Hùng phải trả quá 2 triệu đồng là đúng. Ông Hùng cũng khẳng định không có chủ đích chọn mạng, mà có thể “máy quá thông minh nên chọn mạng giùm cho chủ”.


Phải đọc kỹ thông tin trước khi sử dụng









Khi sử dụng những gói cước CVQT, khách hàng nên chọn đúng tên mạng đã được niêm yết trong danh sách của từng nhà mạng Việt Nam. Cũng như Việt Nam, mỗi quốc gia có nhiều mạng khác nhau. Người dùng nên tự chọn mạng bằng tay, không nên để máy tự kết nối.



Hai nhà mạng Vinaphone và Mobifone cũng có những gói cước CVQT dành cho thuê bao trả sau. Vinaphone có gói U1 với giá 219.000đ/ngày (đã bao gồm thuế) khi kết nối với: TrueMove (Thái Lan), StarHub (Singapore), Far EasTone (Đài Loan), Indosat (Indonesia), KT (Hàn Quốc), Huchison HK (Hong Kong), Celcom (Malaysia), Smart (Philippines), NTT Docomo (Nhật), Hutchison Macau (Macau), MobiTel (Campuchia), Qtel (Qatar), China Mobile (Trung Quốc), Etisalat (UAE), Telstra (Úc) và Mobitel (Sri Lanka). Mobifone có gói cước UD với giá 249.000đ/ngày (chưa thuế) với các mạng: CSL (Hong Kong), Telkomsel (Indonesia), SK Telecom (Hàn Quốc), CTM (Macau), Maxis (Malaysia), Globe (Philippines), SingTel (Singapore), Taiwan Mobile (Đài Loan) và AIS (Thái Lan).

Theo quy định, khách hàng được quyền sử dụng không hạn chế dung lượng với các nhà mạng nước ngoài có liên kết. Nếu vượt quá dung lượng, khách hàng cũng chỉ trả mức cước tối đa theo quy định của từng nhà mạng. Còn dưới mức dung lượng cho phép, khách hàng sẽ trả theo dung lượng thực tế. Khi mức cước CVQT vượt quá quy định của từng nhà mạng, họ sẽ có tin nhắn cảnh báo. Những thông tin này đều được các nhà mạng công bố trên website.


Trọng Hiền









Độc giả có thắc mắc phản ánh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm xin liên hệ ban Công tác bạn đọc Sài Gòn Tiếp Thị.

Địa chỉ: 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.39305382 – 08.39307825 hoặc email: bandoc@sgtt.com.vn.







Tài – Tiếu – Tuyệt mừng xuân

Tài – Tiếu – Tuyệt mừng xuân










Tài – Tiếu – Tuyệt mừng xuân


SGTT.VN - Các cây hài Việt Hương, Chí Tài, Hồng Vân, Việt Anh, Hữu Nghĩa, Anh Vũ, Lan Phương… sẽ mang lại cho khán giả những câu chuyện ý nghĩa, vui nhộn thông qua những tiểu phẩm phản ánh những vấn đề nhức nhối của xã hội năm qua, từ chuyện lạm dụng Facebook, ngược đãi người già, đến chuyện giá xăng, dầu, điện “chạy” còn nhanh hơn… Running man.


Đặc biệt, những câu chuyện nóng hổi dưới hạ giới được chuyển tải đầy hài hước qua cuộc thi chạy trên chốn thiên đình, hoàn toàn khác biệt với môtíp Táo quân dâng sớ thường thấy.


Nếu Việt Hương khiến khán giả cười lăn lộn khi biến hoá đa dạng từ bà táo bán bếp gas cho đến tiên nữ cuồng Running man thì Chí Tài gây ấn tượng bằng lối diễn tỉnh rụi quen thuộc trong vai Ngọc Hoàng yêu thể thao. Bên cạnh đó, diễn xuất cuốn hút của những nghệ sĩ hài kỳ cựu như Việt Anh (vai ông Táo bán bếp điện), Hồng Vân (vai bà chủ Ly Ly) phối hợp nhịp nhàng cùng Hữu Nghĩa (vai Thần Tài), Anh Vũ (vai Running man), Lan Phương (vai Táo xăng điện dầu)… cũng mang lại nhiều bất ngờ cho khán giả.


Tài – Tiếu – Tuyệt số tết sẽ được phát trên HTV2 lúc 20g ngày 26.1.


Trâm Anh






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ