Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Hội sách của NXB Trẻ

Hội sách của NXB Trẻ

Hội sách của NXB Trẻ


SGTT.VN - Hội sách mùa thu Khám phá tri thức - Chia sẻ niềm vui sẽ diễn ra tại sân Nhà xuất bản Trẻ, 161B Lý Chính Thắng, Q.3 từ ngày 13.11 đến 17.11. Có hơn 2.500 tựa sách của NXB Trẻ được trưng bày tại hội sách này, trong đó hơn 100 tựa là sách mới phát hành hoặc mới tái bản.











Tại năm ngày diễn ra hội sách, bạn đọc sẽ được mua sách với giá giảm từ 10% đến 49%, cùng nhiều hình thức ưu đãi hấp dẫn khác như sách đồng giá 5.000đ, 15.000đ… Nhà xuất bản còn chuẩn bị 10 bộ sách với những tựa đang bán chạy để phục vụ bạn đọc trong giờ vàng (từ 12g -14g ngày 13, 14, 15), với chiết khấu đến 40% cả bộ, như: Harry Potter; Chạng vạng - Trăng non – Nhật thực – Hừng đông; Văn học tuổi 20 lần 5 với các tựa: Người đang mơ, Anh đã đợi em từng ngày, Hạt hòa bình, Ngôi nhà không cửa sổ, Ở trọ Sài Gòn; Bộ Tuyển truyện hay dành cho thiếu nhi; Bộ Y học - sức khỏe; Bộ sách về thầy cô; Bộ Cảo thơm trước đèn; Bộ sách kỹ năng sống.


Chuẩn bị cho Hội sách này, đồng thời đáp ứng nhu cầu bạn đọc trên cả nước vào dịp Tết, Nhà xuất bản Trẻ sẽ phát hành nhiều tựa sách mới, cũng như tái bản những tựa sách đang được độc giả quan tâm, như: Xứ đàng trong - Lịch sử kinh tế - Xã hội của Việt Nam thế kỷ 17-18 - Li Tana (đã được trao tặng giải sách hay năm 2013); Hỗn độn và hài hòa – Trịnh Xuân Thuận; Phật học tinh hoa – Thu Giang Nguyễn Duy Cần…


Về dòng sách kinh tế - chính trị, bạn đọc có thể tìm đọc các tựa sách như: Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng – Phạm Văn Thuyết, Ph.D Chuyên viên Ngân hàng Thế giới, bàn về chuyển đổi kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong thời gian sắp tới để thoát "bẫy thu nhập trung bình"; Nghịch lý toàn cầu hóa: Vàng và hai cô gái - tập hợp các bài viết của nhà báo Nguyễn Vạn Phú trong việc đi tìm lời giải cho câu hỏi: Toàn cầu hóa là tốt cho nền kinh tế? Toàn cầu hóa là có hại cho nền sản xuất còn non yếu của đất nước?


Trâm Anh






Từ 20g tối 11.11: giá xăng giảm 250 đồng/lít

Từ 20g tối 11.11: giá xăng giảm 250 đồng/lít

Từ 20g tối 11.11: giá xăng giảm 250 đồng/lít


SGTT.VN - Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết sẽ giảm giá mặt hàng xăng RON 92 ở mức 250 đồng/lít kể từ 20 giờ ngày 11.11.


Với mức giảm trên, giá xăng RON 92 tại vùng 1 áp dụng trong hệ thống các đơn vị của Petrolimex sẽ có mức giá mới là 23.630 đồng.


Như vậy, đây là lần thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 8, giá xăng, dầu trong nước có điều chỉnh giảm. Lần gần nhất cách đây hơn 1 tháng vào ngày 7.10 khi giá xăng trong nước cũng được điều chỉnh giảm tối thiểu 387 đồng/lít.


Cũng trong thông báo vừa được đưa ra tối 11.11, liên Bộ Tài chính - Công thương cho biết, giá bán hiện hành của mặt hàng xăng RON 92 đang cao hơn 241 đồng so với giá cơ sở. Mức chênh lệch này theo liên Bộ chỉ đủ để ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá.


Tuy nhiên để chia sẻ lợi ích và hỗ trợ người tiêu dùng giảm bớt khó khăn trong điều kiện bão lũ liên tiếp vừa qua, liên Bộ Tài chính-Công thương yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh giảm giá bán mặt hàng xăng tối thiểu 214 đồng. Ngoài ra, mức trích quỹ bỉnh ổn giá với mặt hàng xăng vẫn được giữ ở mức 200 đông/lít.


Đối với mặt hàng dầu, do giá bán hiện hành vẫn thấp hơn giá cơ sở từ 2-45 đồng nên cơ quan quản lý quyết định chưa thay đổi giá bán các mặt hàng trên. Cơ quan quản lý cũng quyết định tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở đối với mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa và mức trích quỹ bình ổn giá như hiện hành.


Viet Nam +






Philippines sắp đón bão mới

Philippines sắp đón bão mới

Philippines sắp đón bão mới


STT.VN - Một vùng áp thấp mang tên Zoraida đang tiến về lãnh thổ Philippines, trong khi nước này vẫn đang vật lộn với tình cảnh khốn khó do siêu bão Haiyan gây ra.


Philstar dẫn cơ quan thời tiết PAGASA đưa tin, vào hồi 11h sáng nay (giờ địa phương), Zoraida nằm ở vị trí cách thành phố Hinatuan, tỉnh Surigao del Sur, 830 km về phía đông nam. Nó vẫn giữ nguyên cường độ suốt nhiều giờ và sức gió đạt 55 km/h ở gần tâm áp thấp.










Đường đi dự kiến của vùng áp thấp mới Zoraida qua Philippines. Ảnh: Philstar



Cơn bão nhiệt đới thứ 25 sắp tiếp cận Philippines trong năm nay dự kiến di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 30 km/h.


Các vùng Visayas và Mindanao, nơi vừa hứng chịu sự tàn phá thảm khốc của bão Haiyan, lại đang được đặt trong cảnh báo bão số một.


PAGASA dự đoán áp thấp nhiệt đới Zoraida mang đến lượng mưa từ 5-15 mm mỗi giờ, và có thể gây ra những đợt lũ lụt mới cho các vùng trên.


Zoraida dự kiến đổ bộ vào đảo miền nam Mindanao vào cuối ngày mai, sau đó di chuyển về các đảo miền trung.


Áp thấp nhiệt đới mới đe dọa Philippines chỉ ít ngày sau khi cơn bão mạnh nhất năm Haiyan quét qua nước này, để lại một sự tàn phá trên diện rộng. 255 người được xác nhận là đã thiệt mạng, nhưng giới chức địa phương ước tính con số thương vong có thể lên tới 10.000 người.


VnExpress






Trong vùng thảm họa Tacloban: Người Việt kêu cứu

Trong vùng thảm họa Tacloban: Người Việt kêu cứu

Trong vùng thảm họa Tacloban: Người Việt kêu cứu


SGTT.VN - Hàng chục người Việt tại thành phố Tacloban ở Philippines đang bơ vơ, đói khát và mất phương hướng hoàn toàn trong cơn hoảng loạn sau thảm họa mang tên bão Haiyan.


Trưa qua, đường dây nóng Thanh Niên nhận được điện thoại kêu cứu từ anh Nguyễn Văn An (33 tuổi), người vừa cập nhật được tình hình bà con kiều bào Việt Nam đang “đói và khát” tại thành phố Tacloban ở Philippines, nơi siêu bão Haiyan quét qua. Với giọng đứt quãng, anh An cho biết khoảng 30 người Việt sinh sống, làm ăn tại Tacloban đang bơ vơ trong đói khát vì thiếu thốn mọi bề. May mắn là tất cả mọi người đều an toàn sau cơn bão nhưng tài sản, tiền của và giấy tờ tùy thân thì mất trắng.


Đói khát chờ thực phẩm










Trẻ em ở thị trấn Tabogon, tỉnh Cebu, giơ các tấm biển cầu cứu sau cơn bão. Ảnh: Reuters



Anh An kể, anh mới về VN mấy tháng, số người Việt còn lại bên đây đã sinh sống và buôn bán nhiều năm tại Tacloban. Sau khi bão quét qua, nhà cửa của tất cả đều tan hoang. Có người thì nhà sập, có nhà thì bị tốc mái phải chằng chống, căng bạt để sống tạm bợ trong vài ngày qua. Thế nhưng lương thực và thức uống đã bắt đầu cạn kiệt.


Có 2 người bị thương do bị tôn chém khi bão quét qua là anh Nguyễn Đức Duy (29 tuổi) và người em rể tên Phát (24 tuổi). Anh Duy và anh Phát ban đầu tưởng nước dâng ít nên cố thủ trong nhà, khi nước dâng cao đến 4 m đụng mái nhà thì anh Duy và người em đã phải đập mái tôn để thoát ra trong gang tấc. Sau khi thoát ra ngoài, cả hai bị nước cuốn văng vào nhà của một người khác và may mắn sống sót với những vết thương do tôn chém trúng.









Đường dây nóng hỗ trợ người Việt Nam


Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, hiện có khoảng 1.000 người Việt Nam sinh sống rải rác trên toàn bộ lãnh thổ Philippines, trong đó tập trung chủ yếu tại một số khu vực như Palawan, Manila, Batangas, Luzon, Cebu... Tính đến cuối ngày 11.11, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines vẫn chưa nhận được thông tin công dân Việt Nam thiệt mạng sau cơn bão Haiyan.


Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines cũng cho biết tiếp tục theo dõi sát tình hình và kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại có các biện pháp hỗ trợ như cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết đối với các công dân Việt Nam gặp nạn trong cơn bão Haiyan. Công dân Việt Nam có thể liên lạc qua đường dây nóng +00639982756666 để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp. Theo Bộ Ngoại giao, trước thông tin có một số công dân Việt Nam đang gặp khó khăn tại Tacloban, tỉnh Leyte, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đang tìm mọi cách liên hệ với những người này để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.



Hiện số người Việt này đang sống trong tình trạng rất tạm bợ, đói khát bủa vây bởi không còn đồ ăn thức uống. Trong khi đó, tình hình cướp bóc ngày một gia tăng tại đây khi tất cả đều không còn miếng ăn. Anh An đã điện thoại nhờ bạn bè mình đang sinh sống ở những khu vực khác như tại Cebu hay Omoc tiếp tế đồ ăn, thức uống nhưng vẫn chưa có kết quả. “Tôi lo nhất là thực phẩm chưa đến nơi đã bị cướp mất bởi tình hình an ninh ở đây rất hỗn loạn. Xác chết thì ngập tràn ngoài đường”, anh An cho biết.


Hiện tại, số người Việt này đang ở sau lưng siêu thị Robinson (cách sân bay 6 km) tại địa chỉ Block 1, Phase 1, V & G, thành phố Tacloban. Theo anh An, họ đang sống co cụm và mong chờ đồ ăn thức uống. Tiền bạc, giấy tờ tùy thân của mọi người đã trôi theo cùng cơn bão. “Hiện tại, bà con đang rất mong Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines hỗ trợ, trước mắt là về thực phẩm, sau đó là đến giấy tờ tùy thân và phương án để có thể trở về Việt Nam. Nhờ Báo Thanh Niên kết nối với các cơ quan chức năng Việt Nam để giúp đỡ bà con thoát khỏi thảm họa này”, anh An cầu cứu. Ngoài ra, điều lo lắng hơn cả của anh An là người bạn thân của Nguyễn Tấn Hoàng (31 tuổi) tại thị trấn Guiuan (tỉnh Samar) đã mất liên lạc hoàn toàn từ khuya 7.11. “Đêm đó, tôi và Hoàng còn nói chuyện qua Skype nhưng từ đó đến giờ thì không liên lạc được”, anh An cho biết. Ngoài anh Hoàng còn có hai người khác là anh Dũng và anh Gìn cũng mất tích không thể liên lạc được. Chưa kể, có khoảng 50 người Việt hiện sống tại thị trấn Naval (tỉnh Billiran, cách Tacloban 120 km) cũng mất liên lạc hoàn toàn. “Sau bão, tôi liên lạc với bạn bè ở đây cũng không được, không biết số phận họ thế nào?”, anh An lo lắng.


Cướp bóc khắp nơi


Thông qua anh An, chúng tôi liên lạc với anh Huỳnh Kim Nhật (khoảng 29 tuổi) ở cách Tacloban 200 km thì được biết: Sau khi bão xảy ra, anh Nhật đã di chuyển xuống Tacloban để kết nối liên lạc động viên những người Việt tại đây và tạm thời rời khỏi nơi loạn lạc này. 21 giờ tối qua, qua điện thoại anh Nhật cho biết, tình hình tại Tacloban hết sức nghiêm trọng, cướp bóc diễn ra khắp nơi, đồ ăn thức uống đều cạn kiệt, điện cúp, internet không có… Thậm chí, đã có những trường hợp xông vào các ngân hàng để hôi của. Theo anh Nhật thì hiện có một nhóm khoảng 20 người đã di chuyển bằng đường bộ để rời khỏi vùng nguy hiểm Tacloban. Trong khi đó, nhóm người Việt còn lại vẫn bơ vơ, không biết đi đâu về đâu.









Thiệt hại 14 tỉ USD


Báo International Business Times hôm qua dẫn báo cáo của hãng Kinetic Analysis ước tính thiệt hại kinh tế do bão Haiyan gây ra cho Philippines có thể lên tới 14 tỉ USD.


Tổng thống Benigno Aquino III hôm qua đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia trong nỗ lực thúc đẩy công tác cứu hộ các nạn nhân trận siêu bão. Trước đó, ông tuyên bố chính phủ sẽ chi 533 triệu USD để hỗ trợ các chiến dịch cứu hộ và tái thiết cấp thời ở những thị trấn bị bão tàn phá.


Trong khi đó, tờ Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Cesar Purisima cho biết GDP năm 2014 của Philippines sẽ giảm khoảng 8% vì những thiệt hại do siêu bão Haiyan gây ra. Khu vực bị bão ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền nam chiếm 12,5% GDP của nước này. Trong khi đó, dù không trực tiếp đổ bộ vào Trung Quốc, bão Haiyan đã khiến 6 người nước này thiệt mạng, theo Tân Hoa xã.










Hỗ trợ ban đầu của thế giới


Úc: 10 triệu đô la Úc (9,4 triệu USD), các nhân viên y tế


Ủy ban châu Âu: 3 triệu euro (4 triệu USD)


Indonesia: Máy bay, nhân viên cứu hộ, nước uống, thực phẩm, máy phát điện, thuốc men


Nhật: 25 nhân viên cứu hộ


New Zealand: 1,78 triệu USD


Singapore: 400.000 USD


Đài Loan: 200.000 USD


Anh: 6 triệu bảng (9,6 triệu USD)


Chương trình lương thực thế giới: 2 triệu USD


Mỹ: 270 thủy quân lục chiến và thủy thủ, lương thực khẩn cấp, nước uống, lều bạt và đồ dùng vệ sinh


Việt Nam: 100.000 USD


Vatican: 150.000 USD.



Theo Thanh Niên






Ông Trần Văn Trí “bất ngờ” trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Sohafood

Ông Trần Văn Trí “bất ngờ” trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Sohafood

Ông Trần Văn Trí “bất ngờ” trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Sohafood


SGTT.VN - Ngày 11.11.2013, tại TP Cần Thơ, Đại hội cổ đông bất thường lần thứ 3 để giải quyết các rắc rối nợ nần và bầu lại các chức danh chủ chốt của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu (Sohafood), ông Trần Văn Trí, chồng bà Diệu Hiền, bất ngờ xuất hiện và được bầu vào HĐQT rồi trở thành Chủ tịch HĐQT sau khi bà Trần Ngọc Sương đồng ý làm cố vấn và HĐQT đồng ý bầu ông Trí vào vị trí này. Ông Nguyễn Tấn Thanh trở lại làm Tổng giám đốc Sohafood.










Nông dân kỳ vọng xong Đại hội sẽ có cách giải quyết nợ nần Ảnh: N.B



Sau 2 lần tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 10.10 và ngày 26.10.2013 bất thành, do tỷ lệ cổ đông đến dự quá thấp. Lần này, đại hội đã được tiến hành với tỷ lệ cổ đông tham dự 78%. Nông dân bị công ty chiếm dụng vốn ( tổng số nợ chưa được công bố chính xác) đã vào hội trường yêu cầu thay Chủ tịch HĐQT. Bà Trần Ngọc Sương tuyên bố: “Tôi sẵn sàng bàn giao lại tất cả công việc khi tìm được người có đủ khả năng và có lộ trình trả nợ cho hơn 50 hộ nông dân và công ăn việc làm cho hơn 1.000 người lao động Sohafood.”


Trả lời về phương án giải quyết nợ nần cho nông dân sau khi nắm quyềt chủ tịch HĐQT, ông Trí khẳng định: Những hộ có ý muốn trở thành cổ đông công ty sẽ xem xét theo phương án trả nợ bằng cách bán cổ phần, cách thứ hai là công ty sẽ tìm nguồn vốn khác để trả nợ bằng tiền mặt cho nông dân. Sau kết quả đại hội cổ đông hôm nay, các vấn đề nợ nần, lãi lỗ,… công ty sẽ từng bước tìm hiểu nguyên nhân thực sự và có lộ trình giải quyết.”


Ông Trí được các cổ đông khác ủy quyền để tham gia đại hội, sau đó là một trong ba người được bầu bổ sung vào HĐQT (cùng với ông Mai Vũ Thảo và Lý Thanh Nhã) nói rằng ông đang bắt tay vào công cuộc giải cứu Công ty cổ phần Bắc Trung Nam tại Thanh Hoá thoát khỏi nợ nần, tái cấu trúc toàn diện. Ông Trí đã giải cứu Công ty thuỷ sản Phương Nam thoát khỏi rắc rối nợ nần do chính vợ ông gây ra.


NGỌC BÍCH






Nhà ở Hyogo

Nhà ở Hyogo

Nhà ở Hyogo


SGTT.VN - Ngôi nhà độc đáo này có vị trí nằm tại góc một khu dân cư đông đúc trên một quả đồi, và mặt tiền hướng về đường dốc phía Tây và phía Bắc. Khu dân cư này đã được phát triển một thế kỷ rưỡi trước đây. Cùng với thời gian, sự phát triển quy mô nhỏ đã được thực hiện do phân chia và hợp nhất của các lô đất. Địa thế phức tạp của lô đất đã tạo nên những khó khăn thú vị cho thiết kế ngôi nhà này.


Ngôi nhà có một bức tường cao được xây dựng ở phía Tây như thể từ chối một cách tiếp cận cho khu đất. Song song với đó là một nhà để xe được xây dựng trong lòng đất và một mặt phẳng cùng đường dốc kết nối sự khác biệt chiều cao 3m ở phía Tây Nam.


Khu đất này có ba cốt được sắp đặt do mối quan hệ giữa những con đường ở phía Tây, phía Bắc, và nhà hàng xóm. Các kiến trúc sư cho rằng việc phát triển xây dựng theo một cao độ mới là vô nghĩa. Thiết kế đã được sáng tạo nên một cách tự nhiên theo bối cảnh. Ba mức sàn, điều chỉnh theo từng chiều cao, đã được thực hiện riêng rẽ. Bằng cách kết nối này, toàn bộ không gian được thành lập.


Dựa trên khối tích cần thiết, ba khu vực được phân lớp theo chừng mực và kết nối với cầu thang cùng đường dốc từ lối vào ở mái nhà. Nghiên cứu khối lượng đã được tiến hành để tạo ra một hình thức để hiện thực các hoạt động như vậy. Các hoạt động được định hình từ những đặc điểm của khu đất, chứ không phải là căn nhà xác định hoạt động sống. Kết quả là ngôi nhà đã được thành lập với ba hình thức khối chằng chịt, như thể chúng là sự tương tác tổng hợp với con đường dốc ở phía Tây.


Khối nhà phía Tây nằm trong phần thấp nhất của khu đất nơi có một lối vào và một phòng ngủ cho khách, và khối nhà phía Đông Nam nằm trong phần cao nhất có những không gian riêng tư như phòng ngủ. Khối thứ ba kết nối hai khối khác là garage ôtô có lối vào từ mặt phía Bắc, không gian phòng khách là không gian trung tâm của căn nhà.


Ảnh: Shigeo Ogawa

Thiết kế: Shogo ARATANI Architect & Associates






Nội thất gạch trần – Pencil Office thiết kế

Nội thất gạch trần – Pencil Office thiết kế

Nội thất gạch trần – Pencil Office thiết kế


SGTT.VN - Đơn giản nhưng ấn tượng là cảm giác mà thiết kế này mang lại. Các viên gạch sơn trắng bao quanh bề mặt thẳng đứng của nội thất phòng ăn chính trong không gian chung. Toạ lạc tại khu phức hợp Phoenix Park, từng là một tiền đồn quân sự của Anh, thiết kế cố tình cản trở và che khuất tầm nhìn với cảnh quan bên ngoài.


Mảng tường đục lỗ liên tục được hình thành từ những viên gạch đặc tiêu chuẩn xếp xen kẽ, cách hàng là một hàng được xoay vuông góc, gợi nhớ lại những mảng thông gió của kiến trúc nhiệt đới giữa thế kỷ này. Vào ban đêm, mối liên hệ thị giác được đảo ngược, các nhà hàng xuất hiện như một chiếc đèn lồng rực rỡ, được bao bọc trong toà nhà thuộc địa lịch sử và bảo tồn. Các hàng gạch vuông góc bố trí khôn khéo trên mặt phẳng, di chuyển vào và ra để chứa các cột hiện có, mở cửa, và điều hoà không khí. Kết quả là một sự thay đổi tinh tế, tạo ra một hiệu ứng quang học của chuyển động đồng dạng.


Nhận dạng đồ hoạ của nhà hàng được dập nổi vào sàn bêtông cũng như mặt bàn, chi tiết nhỏ mà tạo ra sự thiết kế gắn kết và chu đáo. Mặt khác, sàn nhà, trần nhà, tường nhà bếp được giảm thiểu trong tác động trực quan của họ, một ý đồ thiết kế giản lược tập trung và phát huy tối đa tác động của các mảng đục gạch.


Mỗi viên gạch được bố trí đơn giản, cẩn thận và chu đáo tạo ra sự thoải mái và hứng khởi cho không gian chung. Mảng và hiệu ứng, đặc và rỗng trong một thiết kế thanh lịch đơn giản nhưng mạnh mẽ.


Theo Archdaily















Tẩy tế bào chết bằng tắm lươn: dám không?

Tẩy tế bào chết bằng tắm lươn: dám không?

Tẩy tế bào chết bằng tắm lươn: dám không?


SGTT.VN - Từ mặt nạ “máu ma cà rồng” đến massage toàn thân bằng rắn, ngành công nghiệp sắc đẹp đang chạy theo một xu hướng cực đoan. Dường như kiểu spa càng lạ, càng nhiều người nghiện làm đẹp muốn “xài thử” trong những ngày gần đây, theo ABC News. Một cách tẩy da chết đang phổ biến ở các phòng spa Trung Quốc là ngâm mình trong một bồn chứa đầy những con lươn nhỏ để chúng rứt các tế bào chết khỏi cơ thể.











Đúng vậy. Những con lươn nhỏ bằng cỡ cây bút chì sẽ bơi quanh thân thể mặc bikini của khách và gặm mút da thịt họ, và khách cảm thấy da trở nên mềm mại.


Liệu pháp tẩy da chết bằng lươn là “em” của liệu pháp chăm sóc chân bằng cách cho cá chép hoặc cá chin chin nút các tế bào da chết khỏi các ngón chân thay cho đá bọt. Liệu pháp chăm sóc chân dần dần trở nên phổ biến khắp thế giới, tại những nơi được cho phép. Nhưng spa bằng lươn chưa được quảng cáo tại Mỹ.


Việc này có thể chấp nhận, nếu như các liệu pháp đó miễn dịch đối với các nguy hại đến sức khoẻ. Các quan chức y tế ở Mỹ và Anh trước đây khẳng định rằng, cá chép dùng trong liệu pháp chăm sóc chân có thể mang vi khuẩn gây bệnh cho một số da và mô mềm.


Trong trường hợp tẩy tế bào da chết bằng lươn, cơn đau có thể mạnh hơn. Một câu chuyện cảnh báo đưa ra vào năm 2008 khi Trương Nam, 56 tuổi, ở tỉnh Hồ Bắc ngâm mình trong hồ tắm lươn và một con lươn nhỏ đã chui qua dương vật của ông vào trong thận, theo tin từ tờ Guardian. Phải có một cuộc phẫu thuật dài ba tiếng đồng hồ để bắt chú lươn ấy ra.


K T.






Món nào được cấp “visa” gây sỏi thận

Món nào được cấp “visa” gây sỏi thận

Sống khoa học


Món nào được cấp “visa” gây sỏi thận


SGTT.VN - Tại khoa niệu của các bệnh viện, người ta thường thấy treo một danh sách các món ăn có thể gây sỏi thận để bệnh nhân theo đó mà tránh. Đó là một “bảng phong thần” đủ dài để gây khó khăn cho các nhà nội trợ tài ba nhất, vì gần như không ăn gì cả mới không bị sỏi!










Cách đơn giản để phòng ngừa sỏi thận là uống thật nhiều nước. Ảnh: Lê Kiên



Chớ kiêng cữ thái quá


Theo đó, thủ phạm gây sỏi thận được điểm mặt gồm: canxi (có nhiều trong xàlách soong, hạt dẻ, quả ôliu, trái vải, mận, hạnh nhân, sữa (các loại), phomát, sôcôla, đậu trắng, đậu tương, đậu Hà Lan, rau dấp cá, trứng, tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến…; urate (có nhiều trong cật heo, cá chày, cá đối, thịt bò, bê, tôm hùm, gan (các loại), tôm, cua ngao, sò, ốc, hến…); phosphat (có trong cacao, đậu nành, đậu tương, đậu Hoà lan, cá mòi, bơ các loại, gan các loại...); oxalate (có nhiều trong dưa chuột, củ cải đỏ, măng tây, dâu tây, trà đặc, me chua, hạt tiêu…) Không những chỉ có các thức ăn cao cấp như tôm hùm, phomát, quả ôliu… mà cả những món hết sức bình dân như rau dấp cá, me chua cũng không thoát khỏi. Rất nhiều bệnh nhân không thể theo nổi chế độ tiết thực khắc nghiệt như vậy nên đành bỏ. Một số người khác trở lại tái khám trong tình trạng “thon thả quá độ” vì chỉ dám ăn cơm với rau muống, cà pháo!


PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, chủ tịch hội Tiết niệu – thận học Việt Nam; phó giám đốc bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết, đa số các món ăn trong danh sách nói trên tuy mang hàm lượng chất gây sỏi cao, nhưng việc giảm ăn chúng có kết quả hết sức hạn chế, nhất là đối với loại thức ăn có oxalate. “Việc giảm ăn sau khi điều trị chỉ cần nghiêm ngặt đối với các món như: sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, kem, phomát, yaourt) vì chúng làm tăng sự hấp thu canxi qua ruột. Khi dùng 100mg canxi trong thức ăn, chỉ có vài gram số đó qua được niêm mạc ruột. Nhưng nếu có sữa kèm theo thì mức hấp thụ đó tăng lên khoảng 20 lần. Nên nhớ là canxi trong thuốc (thuốc bổ, canxi viên...) đã được điều chế thành các muối để sự hấp thu gần như 100%. Các loại tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến thì thỉnh thoảng dùng cũng không sao”, PGS Chuyên nói. Theo PGS Chuyên, nguyên nhân gây ra sỏi thận chưa được biết chính xác, trong đa số các trường hợp là do nhiều nguyên nhân phối hợp. Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi chất vôi canxi (calcium) hoặc manhê (magnesium) phối hợp với phosphat hoặc oxalate, số còn lại là sỏi hữu cơ như: cystine, axít uric. Những nguyên nhân sau đây được biết có ảnh hưởng lên sự hình thành sỏi: sự hiện diện quá nhiều những chất tương đối kém hoà tan trong nước tiểu như calcium, oxalat, cystine, axít uric; sự biến đổi của nước tiểu về mặt lý tính (số lượng nước tiểu, độ kiềm toan của nước tiểu); sự bế tắc đường tiểu.


Cần phát hiện và điều trị thật sớm


PGS Chuyên cho biết sỏi thận là một bệnh có nhiều biến chứng với mức độ nguy hiểm rất cao. Việc phòng ngừa các biến chứng rất quan trọng bằng cách cố gắng phát hiện và điều trị thật sớm. Những bệnh nhân đã từng bị sỏi thận cần được theo dõi phòng ngừa tái phát. Phương thức phòng ngừa dựa trên cấu tạo hoá học của sỏi. Do đó, khi tiểu ra sỏi hoặc được điều trị bằng phẫu thuật, nội soi hoặc tán sỏi, hòn sỏi cần được gửi phòng xét nghiệm để phân chất. “Có khoảng 30% số người bị tái phát sỏi vì không nắm được các thức ăn chủ yếu cần phòng ngừa cho thích hợp. Vì vậy, bệnh nhân nên biết loại sỏi mình đã bị để có cách phòng thích hợp nhất”, PGS Chuyên lưu ý. Nếu không có phân chất sỏi, người bác sĩ niệu khoa có thể dựa trên các yếu tố sau để quyết định cách phòng ngừa cho bệnh nhân: tính chất sỏi trên phim X-quang, loại tinh thể tìm thấy trong nước tiểu, trắc nghiệm tìm cystine và alpha nitrogen trong nước tiểu, bất thường trong phân chất máu. Lưu ý, có rất nhiều loại sỏi được hình thành với nhiều cơ chế đối nghịch nhau. Nếu dùng lầm một loại thuốc phòng ngừa sỏi khác không đúng quy cách thì hậu quả có thể là sỏi còn nhanh chóng hình thành hoặc to thêm. Do đa số các hòn sỏi thuộc loại phối hợp nhiều thành phần với nhau mà đôi khi các công thức phòng ngừa cho từng loại lại đối nghịch nhau, người bác sĩ chuyên khoa bắt buộc phải chọn thành phần sỏi nào là chủ yếu để chọn chiến thuật thích hợp nhất. “Có hai điều người dân cần lưu ý: hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, không nên dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác. Sau khi được mổ lấy sỏi, xin đừng hỏi phẫu thuật viên: “Thưa bác sĩ, cục sỏi của tôi đâu cho xin”, mà hãy hỏi “Xin cho biết kết quả phân chất hòn sỏi của tôi”, PGS Chuyên dặn dò.


Vi Thoại – Hương Ngọc









Một số biện pháp phòng ngừa sỏi thận


Uống thật nhiều nước (không dưới 2 lít mỗi ngày) để tiểu nhiều, như vậy sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát. Nếu có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua “trà đá ly cối”. Dùng nhiều canh trong bữa ăn. Điều trị các bệnh niệu như nhiễm trùng, bế tắc một cách đúng quy cách do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Một số bệnh nhân có thói quen dùng thuốc bổ nên biết rằng trong một số thuốc có chứa nhiều sinh tố D và canxi là những tác nhân tán trợ cho sự thành lập sỏi.







Khám miễn phí bệnh lý tai mũi họng

Khám miễn phí bệnh lý tai mũi họng

Khám miễn phí bệnh lý tai mũi họng


SGTT.VN - Từ ngày 15.11 – 31.12.2013, bệnh viện quốc tế Minh Anh (TP.HCM) triển khai “Chương trình khám và tư vấn miễn phí bệnh lý tai – mũi – họng” vào sáng thứ hai và thứ bảy (9g30 – 11g30); buổi chiều các ngày từ thứ hai đến thứ sáu (13g30 – 15g30), tại phòng khám tai mũi họng của bệnh viện (số 36 đường số 1B, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM).


Đăng ký khám qua tổng đài 1080 hoặc 1062 hoặc đăng ký trực tiếp tại bệnh viện khi đến khám.


Trương Mai






Diễn đàn “Đối thoại giữa lãnh đạo hải quan và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”

Diễn đàn “Đối thoại giữa lãnh đạo hải quan và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”

Diễn đàn “Đối thoại giữa lãnh đạo hải quan và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”


SGTT.VN - Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) tổ chức diễn đàn “Đối thoại giữa lãnh đạo hải quan và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Qua diễn đàn này, các doanh nghiệp cùng đưa ra ý kiến với lãnh đạo ngành hải quan để có hướng khắc phục và những giải pháp hữu hiệu cho thời gian sắp tới.


Thời gian: ngày 26.11.2013, từ 8 – 14 giờ. Địa điểm: khách sạn Grand, 8 Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM. Ngôn ngữ trình bày: Anh – Việt (có phiên dịch). Phí tham dự: 1 triệu đồng/1 khách. Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: ITPC, phòng Xúc tiến đầu tư. Địa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 08.39111314 – 38236738 – 0913723232 (anh Thanh Phong). 0903367567 (chị Thuỳ Trang). Fax: 39104374, email: tranglt@itpc.gov.vn; phonglt@itpc.gov.vn,


PV






Khát vọng Việt và hành trình tìm nhà quản trị kế thừa

Khát vọng Việt và hành trình tìm nhà quản trị kế thừa

Khát vọng Việt và hành trình tìm nhà quản trị kế thừa


SGTT.VN - Cùng hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và tập đoàn Trung Nguyên, câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu cùng trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA lên đường đi suốt cuộc “Hành trình vì khát vọng Việt”, đến hơn chục tỉnh thành, tổ chức cho 30 trường đại học các vùng miền và thanh niên nông thôn ở tám tỉnh cùng chia sẻ khát vọng lập chí, khởi nghiệp làm giàu cho mình và cho đất nước, xây dựng một đội ngũ các nhà quản trị trẻ đam mê kinh doanh và sẵn sàng vượt khó.










Những cuộc chia sẻ kinh nghiệm với thanh niên – sinh viên khởi nghiệp diễn ra khắp các thành phố lớn từ đầu năm nay được thực hiện bởi những doanh nhân thành đạt của CLB Doanh nghiệp dẫn đầu.



Chuyện con gà Ai Cập vùng nông thôn Đức Trọng


Anh Thiều Hữu Quý, ở thôn An Tĩnh, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đến dự diễn đàn “Thanh niên nông thôn nghĩ giàu làm giàu” tại tỉnh Lâm Đồng hôm 31.10 với câu chuyện thật chính anh về những con gà gốc Ai Cập. 25 tuổi, bí thư Đoàn thôn, anh được vay vốn hỗ trợ 20 triệu đồng, được cha mẹ cho mượn mảnh ruộng đem vay ngân hàng được thêm 70 triệu nữa. Tất cả được anh đầu tư cho lứa gà giống Ai Cập có bộ lông bảy sắc tuyệt đẹp, đẻ trứng sai gấp đôi gà thường. Dậy từ 4 giờ sáng, lục đục với đám gà con, nuôi lớn, rồi gà đẻ trứng, rồi đem bán, rồi nuôi lứa kế, mỗi ngày anh bận rộn đến 12 giờ đêm. Để thu nhập tốt hơn, anh nuôi và giao gà giống, hướng dẫn các bạn cùng thôn làm vệ tinh lo nuôi gà, còn anh lo đi bán. Anh hỏi “tôi chặn đầu vào và đầu ra vậy, có phải là làm “chuỗi giá trị” mà cô Kim Hạnh nói? Giờ ổn chuyện gà, tôi tính thử nghiệm nuôi nhím và nuôi rắn… được chứ?


Đi tiếp, phát triển tiếp thế nào cũng là ưu tư của anh Vũ Công Đoàn, một bác sĩ thú y có hai năm khởi nghiệp trước đây gặp cảnh lao đao khi đàn lợn “dính” trận dịch lở mồm long móng không bán được. Anh tham khảo kinh nghiệm những người thành công, tổ chức chăn nuôi tiếp và tận dụng kiến thức chuyên môn, tư vấn cho bạn bè. Nay anh còn tập tành việc phân phối hàng hoá và đã trở thành nhà phân phối của công ty Thiên Long với doanh số gần 1 tỉ đồng mỗi tháng. Hai bạn trẻ khác lại nêu câu hỏi khó: thôn tôi nhiều nhà nuôi ong, thành phẩm nhiều mà đầu ra không có. Gia đình tôi trồng rau trong nhà lưới, cũng nắm các kỹ thuật nhưng vừa rồi bị trận lũ bất ngờ, mất trắng, hỏi ai để giải quyết nạn này?


Hàng loạt những câu chuyện và những thắc mắc của những người trẻ kiên quyết bám trụ làm giàu trên quê hương mình đang được tìm thấy qua chuỗi chương trình diễn đàn Thanh niên nông thôn ở huyện Phong Điền – Cần Thơ, huyện Đức Trọng – Lâm Đồng, huyện Tháp Mười – Đồng Tháp, huyện Dương Minh Châu – Tây Ninh và sắp tới là huyện Diên Khánh – Khánh Hoà, huyện Hoà Vang – Đà Nẵng hay ngược ra miền Bắc ở Bắc Giang, Hải Phòng… cho thấy đã xuất hiện một hình ảnh chung của một thế hệ nông dân mới, rất mới. Họ có khát vọng nhưng đang cần được tiếp sức để vươn lên…


Ở mỗi nơi diễn đàn đi qua, họ tự hình thành mạng lưới mang tên “Nghĩ giàu làm giàu trên quê hương mình” với lịch hoạt động khá phong phú của mỗi vùng miền. Họ đang hẹn nhau về dự “hội quân” toàn quốc tại TP.HCM hôm 23.11 sắp tới.


Đến chuyện của những sinh viên “hay cãi”


Ở Đà Nẵng, sáu đội sinh viên sáu trường đại học rất “sung” vào cuộc thi “Sáng tạo tương lai”. Phải bất ngờ với những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của các bạn: kinh doanh phần mềm hướng dẫn du lịch, cung cấp tour du lịch học tập đa dạng, cung cấp lao động bán thời gian hàng loạt cho du lịch và nhà hàng khách sạn, kinh doanh nông sản sạch kết hợp du lịch xanh, xe buýt nghệ thuật… Những ý tưởng này xuất phát từ nhu cầu thực sự, nếu các nhà quản lý địa phương nắm bắt được sẽ có thể có nguồn lực và sức trẻ sáng tạo để phát triển thành phố nhanh hơn nữa. Điều nổi bật là các bạn đều thực sự đam mê, tự tin và quyết tâm đeo đuổi ý tưởng mình. Các giám khảo thấy mến phục các bạn ở khát vọng và muốn tiếp sức thêm cho các bạn về khả năng tranh biện, khả năng tự viết một kế hoạch kinh doanh đúng nghĩa, biết nghiên cứu thị trường và tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình. Và cũng thấy có không ít, kiến thức, kỹ năng mà các bạn đã không được học ở trường đại học. Hành trình “Sáng tạo tương lai” đưa các bạn đến với nhau, cùng thi đua, học tập nhau, nhưng cũng cho thấy các bạn cần được tiếp tục tạo điều kiện trải nghiệm thực tế kinh doanh nhiều hơn nữa. Có thể cần cả những vườn ươm như cách mà nhiều nước như Israel, Singapore, Hoa Kỳ đang làm.


Chính hành trình đã thu gặt được nhiều điều bổ ích để tiếp tục đồng hành cùng tuổi trẻ trường học và nông thôn trong nhận thức rõ rệt là hãy làm tiếp nhiều việc cụ thể cho các bạn, thực sự đồng hành và hành động vì các bạn.


V. Khánh – K. Chinh









Ngày 30.11 tới đây, chặng cuối của chuỗi chương trình “Doanh nghiệp dẫn đầu và thế hệ quản trị kế thừa” của LBC sẽ diễn ra tại đại học Bách khoa TP.HCM, hứa hẹn nhiều câu chuyện hay. Một năm đi dọc chiều dài đất nước với các bạn sinh viên dám nghĩ dám làm dám khát vọng, hành trang của những doanh nhân hàng đầu trong câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu như ông Phạm Phú Ngọc Trai, ông Văn Đức Mười, ông Nguyễn Lâm Viên, ông Cổ Gia Thọ, ông Lâm Văn Hải hay các đại sứ hàng Việt Tạ Minh Tâm, Quyền Linh, Sỹ Hoàng, Phạm Sỹ Sáu đang dày lên với những câu chuyện, những gởi gắm và những kỳ vọng vào một thế hệ những bạn trẻ đang góp sức định hình một giai đoạn mới của nền kinh tế.







Khát vọng Việt và hành trình tìm nhà quản trị kế thừa

Khát vọng Việt và hành trình tìm nhà quản trị kế thừa

Khát vọng Việt và hành trình tìm nhà quản trị kế thừa


SGTT.VN - Cùng hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và tập đoàn Trung Nguyên, câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu cùng trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA lên đường đi suốt cuộc “Hành trình vì khát vọng Việt”, đến hơn chục tỉnh thành, tổ chức cho 30 trường đại học các vùng miền và thanh niên nông thôn ở tám tỉnh cùng chia sẻ khát vọng lập chí, khởi nghiệp làm giàu cho mình và cho đất nước, xây dựng một đội ngũ các nhà quản trị trẻ đam mê kinh doanh và sẵn sàng vượt khó.










Những cuộc chia sẻ kinh nghiệm với thanh niên – sinh viên khởi nghiệp diễn ra khắp các thành phố lớn từ đầu năm nay được thực hiện bởi những doanh nhân thành đạt của CLB Doanh nghiệp dẫn đầu.



Chuyện con gà Ai Cập vùng nông thôn Đức Trọng


Anh Thiều Hữu Quý, ở thôn An Tĩnh, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đến dự diễn đàn “Thanh niên nông thôn nghĩ giàu làm giàu” tại tỉnh Lâm Đồng hôm 31.10 với câu chuyện thật chính anh về những con gà gốc Ai Cập. 25 tuổi, bí thư Đoàn thôn, anh được vay vốn hỗ trợ 20 triệu đồng, được cha mẹ cho mượn mảnh ruộng đem vay ngân hàng được thêm 70 triệu nữa. Tất cả được anh đầu tư cho lứa gà giống Ai Cập có bộ lông bảy sắc tuyệt đẹp, đẻ trứng sai gấp đôi gà thường. Dậy từ 4 giờ sáng, lục đục với đám gà con, nuôi lớn, rồi gà đẻ trứng, rồi đem bán, rồi nuôi lứa kế, mỗi ngày anh bận rộn đến 12 giờ đêm. Để thu nhập tốt hơn, anh nuôi và giao gà giống, hướng dẫn các bạn cùng thôn làm vệ tinh lo nuôi gà, còn anh lo đi bán. Anh hỏi “tôi chặn đầu vào và đầu ra vậy, có phải là làm “chuỗi giá trị” mà cô Kim Hạnh nói? Giờ ổn chuyện gà, tôi tính thử nghiệm nuôi nhím và nuôi rắn… được chứ?


Đi tiếp, phát triển tiếp thế nào cũng là ưu tư của anh Vũ Công Đoàn, một bác sĩ thú y có hai năm khởi nghiệp trước đây gặp cảnh lao đao khi đàn lợn “dính” trận dịch lở mồm long móng không bán được. Anh tham khảo kinh nghiệm những người thành công, tổ chức chăn nuôi tiếp và tận dụng kiến thức chuyên môn, tư vấn cho bạn bè. Nay anh còn tập tành việc phân phối hàng hoá và đã trở thành nhà phân phối của công ty Thiên Long với doanh số gần 1 tỉ đồng mỗi tháng. Hai bạn trẻ khác lại nêu câu hỏi khó: thôn tôi nhiều nhà nuôi ong, thành phẩm nhiều mà đầu ra không có. Gia đình tôi trồng rau trong nhà lưới, cũng nắm các kỹ thuật nhưng vừa rồi bị trận lũ bất ngờ, mất trắng, hỏi ai để giải quyết nạn này?


Hàng loạt những câu chuyện và những thắc mắc của những người trẻ kiên quyết bám trụ làm giàu trên quê hương mình đang được tìm thấy qua chuỗi chương trình diễn đàn Thanh niên nông thôn ở huyện Phong Điền – Cần Thơ, huyện Đức Trọng – Lâm Đồng, huyện Tháp Mười – Đồng Tháp, huyện Dương Minh Châu – Tây Ninh và sắp tới là huyện Diên Khánh – Khánh Hoà, huyện Hoà Vang – Đà Nẵng hay ngược ra miền Bắc ở Bắc Giang, Hải Phòng… cho thấy đã xuất hiện một hình ảnh chung của một thế hệ nông dân mới, rất mới. Họ có khát vọng nhưng đang cần được tiếp sức để vươn lên…


Ở mỗi nơi diễn đàn đi qua, họ tự hình thành mạng lưới mang tên “Nghĩ giàu làm giàu trên quê hương mình” với lịch hoạt động khá phong phú của mỗi vùng miền. Họ đang hẹn nhau về dự “hội quân” toàn quốc tại TP.HCM hôm 23.11 sắp tới.


Đến chuyện của những sinh viên “hay cãi”


Ở Đà Nẵng, sáu đội sinh viên sáu trường đại học rất “sung” vào cuộc thi “Sáng tạo tương lai”. Phải bất ngờ với những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của các bạn: kinh doanh phần mềm hướng dẫn du lịch, cung cấp tour du lịch học tập đa dạng, cung cấp lao động bán thời gian hàng loạt cho du lịch và nhà hàng khách sạn, kinh doanh nông sản sạch kết hợp du lịch xanh, xe buýt nghệ thuật… Những ý tưởng này xuất phát từ nhu cầu thực sự, nếu các nhà quản lý địa phương nắm bắt được sẽ có thể có nguồn lực và sức trẻ sáng tạo để phát triển thành phố nhanh hơn nữa. Điều nổi bật là các bạn đều thực sự đam mê, tự tin và quyết tâm đeo đuổi ý tưởng mình. Các giám khảo thấy mến phục các bạn ở khát vọng và muốn tiếp sức thêm cho các bạn về khả năng tranh biện, khả năng tự viết một kế hoạch kinh doanh đúng nghĩa, biết nghiên cứu thị trường và tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình. Và cũng thấy có không ít, kiến thức, kỹ năng mà các bạn đã không được học ở trường đại học. Hành trình “Sáng tạo tương lai” đưa các bạn đến với nhau, cùng thi đua, học tập nhau, nhưng cũng cho thấy các bạn cần được tiếp tục tạo điều kiện trải nghiệm thực tế kinh doanh nhiều hơn nữa. Có thể cần cả những vườn ươm như cách mà nhiều nước như Israel, Singapore, Hoa Kỳ đang làm.


Chính hành trình đã thu gặt được nhiều điều bổ ích để tiếp tục đồng hành cùng tuổi trẻ trường học và nông thôn trong nhận thức rõ rệt là hãy làm tiếp nhiều việc cụ thể cho các bạn, thực sự đồng hành và hành động vì các bạn.


V. Khánh – K. Chinh









Ngày 30.11 tới đây, chặng cuối của chuỗi chương trình “Doanh nghiệp dẫn đầu và thế hệ quản trị kế thừa” của LBC sẽ diễn ra tại đại học Bách khoa TP.HCM, hứa hẹn nhiều câu chuyện hay. Một năm đi dọc chiều dài đất nước với các bạn sinh viên dám nghĩ dám làm dám khát vọng, hành trang của những doanh nhân hàng đầu trong câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu như ông Phạm Phú Ngọc Trai, ông Văn Đức Mười, ông Nguyễn Lâm Viên, ông Cổ Gia Thọ, ông Lâm Văn Hải hay các đại sứ hàng Việt Tạ Minh Tâm, Quyền Linh, Sỹ Hoàng, Phạm Sỹ Sáu đang dày lên với những câu chuyện, những gởi gắm và những kỳ vọng vào một thế hệ những bạn trẻ đang góp sức định hình một giai đoạn mới của nền kinh tế.







TP.HCM tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

TP.HCM tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

TP.HCM tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân


SGTT.VN - Ngày 10.11, tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM, đồng chí Lê Thanh Hải, uỷ viên Bộ Chính trị, bí thư Thành uỷ TP.HCM nhấn mạnh, từ việc thực hiện kết luận số 72-KL/TU của ban Thường vụ Thành uỷ với các nhóm giải quyết các vấn đề cấp bách, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cho thấy, kế hoạch đề ra nhằm hạn chế khuyết điểm, có nơi lượng hoá rất rõ, có nơi còn mang tính chất định tính, vì vậy, đề nghị khi phát hiện khuyết điểm, các cấp Đảng cần quan tâm chỉ đạo, kiểm điểm để thấy rõ những hạn chế, thiếu sót, từ đó mới có thể chấn chỉnh tư tưởng, theo TTXVN. Trong các biện pháp khắc phục, Thường vụ Thành uỷ TP.HCM đã đề ra chủ trương tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân. Đây được coi là những biện pháp cụ thể liên quan đến người dân được rút ra trong kinh nghiệm thực tiễn của thành phố.


Bí thư Lê Thanh Hải đề nghị, bí thư Đảng uỷ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cần phải rà soát kế hoạch để bổ sung, lượng hoá thời gian, cải thiện đầu việc để rút kinh nghiệm lãnh đạo trong thời gian tiếp theo, đồng thời, việc thực hiện quy chế làm việc là nội dung rất quan trọng đối với tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là đối với các cấp uỷ, tổ chức Đảng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.


PV






Dễ “mù” trước giá mắt kính sỉ, lẻ

Dễ “mù” trước giá mắt kính sỉ, lẻ

Dễ “mù” trước giá mắt kính sỉ, lẻ


SGTT.VN - Hầu hết các cửa hàng mắt kính đều xuất hiện ở những vị trí đắc địa như các ngã tư, những trục đường lớn như Nguyễn Kiệm, Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Trường Chinh... Là loại mặt bằng giá cho thuê hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/tháng, nếu kinh doanh không lãi “khủng” thì khó bù chi phí.










Giá bán lẻ gấp hơn chục lần giá mua sỉ là chuyện phổ biến ở thị trường mắt kính.



“Bán lẻ giá sỉ, giảm giá hết cỡ, hàng xịn giá rẻ, không đâu rẻ hơn, ở đâu rẻ hơn trả lại tiền…” là những khẩu hiệu quảng cáo đang ở một số các cửa hàng kính có quy mô lớn. Chủ cửa hàng kính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, bĩu môi: “Bán kính nhiều năm nên tôi biết đó chỉ là khẩu hiệu tiếp thị của một số nơi nhằm thu hút khách. Họ bán một thời gian ngắn rồi chuyển chỗ khác ngay”.


Còn chủ một cửa hàng kính ở đường Cách Mạng Tháng Tám nói: “Kính tiệm của em bán đảm bảo giá thấp, bán theo giá sỉ. Những tiệm khác cũng có kính giống kính tiệm em nhưng là hàng nhái rất nhiều, giá bán thấp hơn, chất lượng gọng và tròng kính sẽ không đảm bảo xài lâu được”. Với cách giải thích như vậy thì sẽ không có chỗ nào “bán rẻ hơn” để phải “trả lại tiền”.


Thử đi chợ kính


“Một triệu thì hơi quá, nhưng chiếc kính này chị mua về rồi bán lại với giá năm bảy trăm ngàn đồng thì em chắc chắn với chị vẫn có người mua”, cô bán hàng ở sạp kính K.C chợ Kim Biên quả quyết như vậy. Đó là chiếc kính thời trang hiệu Chanel, nếu mua sỉ sẽ có giá... 75.000 đồng.


Sẵn vui chuyện, tôi lôi chiếc kính được giới thiệu là hàng của Hàn Quốc, mua với giá 500.000 đồng ở một cửa hàng kính trên đường Cách Mạng Tháng Tám: “Chiếc này ở đây giá bao nhiêu?” Cô liền lục trong đống kính ở sạp một chiếc giống y chang rồi trả lời: “Đúng chiếc này rồi, 60.000 đồng”.


Tưởng tôi là người đi mua kính về bán thật. Cô bán kính lôi ra hàng loạt mẫu kính thời trang, kính thuốc với đủ loại hiệu như Rayban, Gucci, Chanel, Dior… nhiều loại có chữ Trung Quốc rồi giảng giải cho tôi một hồi về cách kinh doanh kính sao cho có lời. “Chị cứ lấy thử mỗi thứ vài mẫu về bán đi. Em bảo đảm những mẫu này là những mẫu đang bán chạy nhất ở những cửa hàng kính trong thành phố. Nhiều tiệm kính lớn hay thương lái ở chợ An Đông đều đến lấy hàng ở đây, chị không lầm đâu”, cô thuyết phục. Chỉ tay hỏi chiếc kính trong hộp có giá 1 triệu đồng hiệu Gucci, made in Italy, tôi hỏi: “Cái này mắc quá mua về bán bao nhiêu thì được em?” Cô cười lém lỉnh rồi nói: “Giá trong hộp là giá bán lẻ nhưng nếu chị mua mười cái trở lên em để giá hữu nghị 110.000 đồng. Có rất nhiều loại, nhiều mẫu mã giá thấp nhất là 13.000 đồng, nếu mua số lượng nhiều có thể giảm nữa”.


Sau 15 phút quan sát ở các sạp kính kế bên, sạp nào cũng đông khách và người nào cũng trên tay vài bịch kính đem về.


Từ giã cô bán kính ở chợ Kim Biên, tôi ghé vào một số hiệu kính trên đường Châu Văn Liêm, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ. Nơi nào nhân viên bán hàng cũng nhiệt tình săn đón, giới thiệu hàng loạt mẫu mã, đủ loại nhãn hiệu, giá nào cũng có từ vài chục ngàn đến chục triệu đồng. Xuất xứ thì cũng rất “tuỳ hứng”. Cũng loại kính na ná nhau về kiểu dáng nhưng có nơi bảo Hàn Quốc, có nơi giới thiệu là Singapore, nơi thì Pháp, nơi thì Ý, Nhật... không biết đâu mà lần. Tuy nhiên, điểm chung là tôi luôn được thuyết phục mua kính thời trang với giá trên 400.000 đồng nhưng trên kính nhiều khi chẳng có tem nhãn, xuất xứ. “Với giá này thì tròng kính trong veo, đeo không nhức mắt, gọng kính chắc chắn, chất lượng tốt”, theo lời một nhân viên bán kính.


Siêu lợi nhuận


Bà Ngô Thị Thu Thuỷ (Ashley Ngo) – nhà phân phối kính AR Group JSC, từng có thâm niên nhiều năm trong ngành kính, cho biết: “Kính nhái hàng hiệu xuất hiện tràn lan trong các cửa hàng lớn, người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với hàng thật, khó mà phân biệt được. Một số cũng có dán tem, nhưng tên tùm lum, không xác định được thật giả. Trong một lần đi khảo sát thực tế, tôi phát hiện một cửa hàng kính trên đường Lê Thánh Tôn, giá thật của chiếc kính chỉ khoảng 100.000 đồng, nhưng người bán niêm yết với giá 2 triệu đồng”. Giá kính vô chừng, giá nào cũng có thể bán được và nếu có giảm 50% vẫn có lời.


Tâm lý người tiêu dùng thích mua kính tại các cửa hàng lớn vì họ nghĩ rằng sẽ mua được đúng hàng, đúng giá nhưng nhiều lúc chỉ mua được sự an tâm về mặt tâm lý. Cũng theo bà Thuỷ, một khách hàng đã mua kính với giá 8 triệu đồng ở một cửa hàng bán kính chính hãng, nơi công ty bà phân phối. Sau một thời gian sử dụng vị khách bị lở loét tai, khi xác minh bà phát hiện tròng kính là hàng của công ty thật nhưng gọng là hàng giả (nhái tem). Vị khách sau đó đã được cửa hàng trả lại tiền với lời năn nỉ đừng làm lớn chuyện.


bài và ảnh: Ngọc Hoài






“Chợ tình” đồ cổ

“Chợ tình” đồ cổ

“Chợ tình” đồ cổ


SGTT.VN - Từ sáng sớm, ông Trần Dũng lái chiếc Vespa APE 150 Calessino, thuộc dòng xe ba bánh huyền thoại của Piaggio sản xuất từ năm 1956 chạy thẳng vô sân cỏ, hạ cửa sau xe xuống, ông bắt đầu nâng niu trong túi những cuốn sách và tạp chí xưa của Pháp như Paris Match – số báo ra Mai 1954 có phóng sự về trận Điện Biên Phủ đang diễn ra cùng vài món đồ xưa khác mà anh đang sở hữu như quạt bàn, mũ lính Pháp...










Khách đến xem hàng chăm chú như một thú vui, không hẳn để mua.



Ghé chợ, trưng bày những “báu vật” cho mọi người “ngất ngây” chứ ông Dũng nói, “chủ yếu chơi vui chứ không tính chuyện mua bán”. Như chiếc xe Vespa kia, năm 2011 ông đã mua nó theo đúng tình trạng “ve chai” và đã phục chế lại trong vòng tám tháng. Phần gỗ thân xe ông nhập từ Úc là loại gỗ sồi để chống nắng mưa tốt. Động cơ xe 150cc là cụm động cơ nguyên bản, phần nội thất, có ghế ngồi cho người lái và hai hành khách sau xe được bọc da, có bàn để ly theo đúng nguyên bản. Đây cũng là chiếc Piaggio Ape Calessino mà nhiều đôi mượn ông làm xe hoa trong ngày cưới của họ.


Đến chợ để chơi


Nằm ở một góc hơi khuất, một bạn trẻ khác vừa bàn bạc về ba chiếc đèn cổ của Hà Lan hơn trăm tuổi do vợ chồng ông Cường mang tới góp mặt vừa canh chừng một cái tủ kính trưng bày đủ loại hộp quẹt zippo. Hai người phụ nữ sau một hồi vòng quanh tìm kiếm, ngỏ ý mua hai cái nằm trong phiên bản giới hạn của lô hộp quẹt do saigonvechai đặt làm. Khi được trả lời “sếp em nói hàng này chưng chơi chứ không bán” hai người phụ nữ thất vọng quay về ghế ngồi, tiếp tục nhấm nháp càphê và nghe nhạc.


Từ 9 giờ trở đi, chợ bắt đầu đông khách, các bàn càphê không còn chỗ trống, ban nhạc cũng có tên là Ve Chai đang say sưa với thể loại jazz. Nhiều chiếc xe đạp lẫn xe máy cổ cũng đã được dựng một cách hãnh diện ngay khu trung tâm hướng lên sân khấu, hai vợ chồng người Pháp đang săm soi chiếc Lambretta và Vespa cổ. Ca sĩ Cao Minh cho biết, gọi là chợ nhưng ở đây, chuyện mua bán đã bị lùi vào thứ yếu. Anh em chủ yếu là trao đổi, chia sẻ với nhau niềm yêu thích chung với đồ xưa. Có vị khách, hầu như tuần nào cũng có mặt, mỗi tuần một chiếc xe đạp, chiếc nào cũng khiến thiên hạ trầm trồ nên luôn được “chủ chợ” đặt trang trọng ở giữa quán cho anh em chiêm ngưỡng. Quán càphê cũng không đặt nặng tính kinh doanh, một ly càphê giá 15.000 đồng chỉ mong thu đủ cho các chi phí cơ bản. Đặc biệt, “chủ chợ” cũng không thu một đồng “tiền chỗ” cho bất cứ “tiểu thương” nào. Từ niềm yêu thích cá nhân và được cộng hưởng của anh em câu lạc bộ saigonvechai, chợ họp đông vui. Có hôm, chợ đón đến 300 khách tới chơi.


Và bán cũng bán chơi


Đều đặn có mặt và mỗi lần đến chợ là mỗi lần có hàng “độc” để cho khách trầm trồ, Tú (trong giới gọi vui là Tú “Trọc”) dọn ra hàng trăm món lạc xoong trên một cái bàn dài. Từ đồng hồ đeo tay – để bàn, mắt kính, bộ muỗng nĩa bằng bạc, bộ sưu tầm tẩu hút thuốc, quẹt zippo, ống nhòm, gậy đánh gôn… mà theo Tú, “món nào cũng lớn tuổi hơn cô”. Biết Tú là người có thể định giá “chuẩn” cho những món đồ chơi độc của mình, ca sĩ Vinh Hiển – người “máu me” đồ cổ, lận từ trong túi ra ba cái hộp quẹt (mà thoáng nhìn, đố biết nó là hộp quẹt) để Tú định giá giúp rồi cười hì hì cất vô, chuẩn bị lên sân khấu hát cho anh em nghe chơi! Tú cho biết, là người chuyên mua bán đồ cổ nhưng anh xác định, “tham gia chợ ve chai này nếu không bán được món nào cũng là bình thường, chỉ hy vọng khi về nhà, sẽ có người gọi điện thoại theo mua hàng”.


Văn Hiến, một người khá trẻ trong giới chơi đồ cổ và giả cổ cũng bày biện lên bàn toàn những món đồ đồng: hộp đựng trang sức, la bàn, chân nến, khung gương, giá để xà bông… Hiến nói, “cái nào cổ thì em nói cổ, thứ nào giả cổ em cũng nói rõ ràng”. Chỉ vào một cái đồng hồ Hiến bảo, “như cái này, là thứ giả cổ, chạy bằng pin chứ không phải loại lên dây như hàng thiệt!”


Có lẽ, hiếm có chợ nào mà người bán lẫn người mua đều giữ một thái độ trầm tĩnh như ở đây. 12 giờ trưa nắng bắt đầu gắt, mọi người lục tục ra về, chợ dần tàn, Tú Trọc tổng kết, bán một cái đồng hồ cho một anh chuyên sưu tầm đồng hồ, “vậy là vui rồi”. Còn Hiến không bán được gì, dù bàn trưng bày lúc nào cũng có người đứng săm soi thứ này thứ nọ.


Ca sĩ Cao Minh cho rằng, sở dĩ chợ đông và quy tập được nhiều anh em trong giới mê sưu tầm đồ cổ vì chợ hoàn toàn không có tình trạng làm giá hay lừa đảo như ở những khu vực bán mua đồ cổ khác. Mọi “thương vụ” đều dựa trên sự chia sẻ, hiểu biết và sự rõ ràng trong lý lịch món hàng. Một giám đốc ngân hàng đến chơi ở chợ không muốn nêu tên cũng nói, điều khiến anh thích thú nhất khi đến với chợ này là không lo bị lừa hay hố giá dù mình không có kiến thức nhiều trong lĩnh vực này, “tôi mê đồ cổ, chứ ít khi nào dám mua đồ ở các phố đồ cổ của thành phố, càng không dám mua trên mạng vì chỉ bằng cảm quan hay hình ảnh thì làm sao biết được thật giả thế nào”. Tiếng lành đồn xa, đó cũng là lý do vì sao Trung Nguyên, một người mê chơi đồ xưa ở tận Trảng Bàng vượt 60km có mặt tại chợ ve chai từ 8 giờ sáng hôm chủ nhật 3.11 vừa rồi.


bài và ảnh: Gia Hoà









Năm 2009, xuất phát từ ý tưởng của anh Trần Dũng, chủ trang web saigonvechai.com, chợ ve chai đã được hình thành, mỗi tuần họp một lần vào ngày chủ nhật ở quán càphê sân vườn do ca sĩ Cao Minh làm chủ. Sau khoảng ba năm làm cầu nối cho những người yêu đồ cổ, chợ tạm gián đoạn vì quán cho người khác thuê lại, anh em giới sưu tầm đồ cổ tản mát giao lưu ở những địa điểm khác. Một số trở về trao đổi và mua bán trên mạng hoặc nhà riêng. Từ ngày 13.10.2013 chợ ve chai đã được tái lập tại càphê Cao Minh 255/47 bis Nơ Trang Long, Bình Thạnh vào chủ nhật hàng tuần. Gọi chợ ve chai là cách gọi khiêm nhường của những người tổ chức vì thực tế, những sản phẩm ở đây có thứ giá trị từ vài ngàn đô thậm chí là… vô giá.







"Cái đạt được là ngôn từ ngoại giao mập mờ"

"Cái đạt được là ngôn từ ngoại giao mập mờ"

"Cái đạt được là ngôn từ ngoại giao mập mờ"


SGTT.VN - Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 5 “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” sáng 11.11 tại Hà Nội, Tiến sĩ Ralf Emmers, trường Quan hệ quốc tế Rajaratnam (Singapore) cho rằng, trong các thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc, các chi tiết bị bỏ qua.


Cần biện pháp cụ thể về đánh bắt cá


Ông Emmers nói, có lẽ ngôn từ ngoại giao chung chung, mập mờ để cố gắng giải quyết tình huống của khu vực đã đạt được. Tuy nhiên, những biện pháp cụ thể chưa đạt đến. Chúng ta cần các biện pháp cụ thể để đối phó với những sự kiện liên quan đến đánh bắt cá, tránh trở thành những khủng hoảng ngoại giao. Cần các biện pháp cụ thể thúc đẩy thực hiện Tuyên bố DOC trong ASEAN và Trung Quốc.










Ngày làm việc đầu tiên của hội thảo Ảnh: V.A



Một đại diện của Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, bà Li Jianwei, viện nghiên cứu quốc gia về biển Đông nói, các biện pháp cụ thể cần được tiến hành để để thúc đẩy việc cam kết thực hiện DOC, từ DOC chuyển sang bộ Quy tắc COC. Bà Jianwei nhấn mạnh, tôi cũng biết giải quyết các tranh chấp về nghề cá là tranh chấp rất khó khăn, các bên liên quan cần ngồi lại để đàm phán trực tiếp giải quyết vấn đề này. Bà cũng nhắc đến việc Trung Quốc và Việt Nam đã đàm phán về đường dây nóng giải quyết các vụ việc liên quan đến nghề cá trên biển.


Đáng chú ý, ông Termsak Chalermpalanupap, viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) đánh giá, mặc dù được đánh giá là có tiến triển (ASEAN và Trung Quốc tiến hành tham vấn COC), nhưng điểm tích cực đó “chưa thực chất”. Bởi lẽ, cách tiếp cận về COC giữa hai bên vẫn còn khác biệt. ASEAN cho rằng DOC là không đủ, cần các biện pháp, các cam kết pháp lý chặt chẽ hơn, có tính ràng buộc hơn để giải quyết các sự kiện đã xảy ra tại biển Đông trong năm 2011-2012. Thế nhưng, Trung Quốc khẳng định DOC vẫn chưa được thực hiện hết, điểm quan trọng nhất là tiếp tục thực hiện DOC. Trung Quốc luôn nói quá trình tham vấn COC là một phần quá trình thực hiện DOC. Nhóm công tác chính thức của ASEAN và Trung Quốc trong khuôn khổ DOC, tiến hành đồng thời tham vấn COC. Tuy nhiên, ở cấp độ nhóm công tác, là các quan chức bậc trung, họ không thể đưa ra những cam kết hay chính sách mạnh mẽ.


Lòng tin các bên tiếp tục suy giảm


Trước đó, phát biểu khai mạc, ông Đặng Đình Quý, giám đốc học viện Ngoại giao nêu rõ, kể từ hội thảo biển Đông đầu tiên (2009) đến nay, một số bên liên quan đến tranh chấp quan niệm và theo đuổi các lợi ích trước mắt của mình ở biển Đông, mà chưa tính đến đầy đủ lợi ích lâu dài và rộng lớn hơn của chính mình, chưa tính đến đầy đủ lợi ích của các nước trong khu vực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự khác nhau về cách diễn giải và áp dụng luật quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về luật biển 1982 đối với các vùng biển có chồng lấn yêu sách ở biển Đông, đối với quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Đặc biệt là sự chần chừ, thiếu quyết tâm trong việc xây dựng một cơ chế hợp tác hiệu quả hơn trong quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột; hiệu quả hơn trong việc giữ nguyên trạng trong khi hướng tới một giải pháp cơ bản lâu dài cho khu vực này.


Đáng chú ý, ông Quý đánh giá, biển Đông năm năm tới tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc, tiếp tục là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới. Chủ nghĩa dân tộc quá khích đã xuất hiện và gia tăng trong một số nước; xu hướng tăng cường vũ trang, bán vũ trang đang mạnh dần lên; lòng tin giữa các bên liên quan tiếp tục suy giảm. Cùng với những mặt chưa tích cực của tình hình trong năm năm qua, những xu hướng này sẽ làm cho tình hình biển Đông có thể diễn biến phức tạp hơn, không loại trừ khả năng bùng nổ xung đột vũ trang.


Biển Đông luôn tiềm ẩn những căng thẳng, luôn tiềm ẩn những vấn đề có thể trở thành xung đột nóng nếu thiếu vắng sự quan tâm và các nỗ lực xây dựng của các nước liên quan, thiếu vắng nỗ lực chung của cộng đồng khu vực và thế giới.


Ngày 12.11, hơn 200 đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận các chủ đề: “Những diễn biến pháp lý gần đây và Biển Đông”, “Kinh nghiệm quốc tế và khu vực trong giải quyết tranh chấp biển”, “Đánh giá Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) và việc thực thi DOC”, “Quản ý căng thẳng và tương lai của Biển Đông” và “Khuyến nghị chính sách và Thảo luận tự do”.


Việt Anh






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ