Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Kỷ niệm 50 năm thành lập liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM

Kỷ niệm 50 năm thành lập liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM

Kỷ niệm 50 năm thành lập liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM


SGTT.VN - Sáng 16.12.2013, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM đã tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập (12.1963 – 12.2013) tại trụ sở hội ở số 81 Trần Quốc Thảo, quận 3.


Hiện nay Liên hiệp hội có hơn 5.200 hội viên sinh hoạt trong 9 hội thành viên là: hội Nhà văn, hội Âm nhạc, hội Sân khấu, hội Nghệ sĩ múa, hội Mỹ thuật, hội Nhiếp ảnh, hội Điện ảnh, hội Kiến trúc sư và hội Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015 là Giáo sư - nhạc sĩ Ca Lê Thuần.










Hội Kiến trúc sư TP.HCM cũng tham gia triển lãm với 49 tác phẩm, công trình thiết kế của 16 tác giả và nhóm tác giả.



Nhân kỷ niệm hoạt động này, tại đây diễn ra triển lãm tác phẩm mỹ thuật của một số hội chuyên ngành.


Là thành viên của liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật, hội Kiến trúc sư TP.HCM cũng tham gia triển lãm với 49 tác phẩm, công trình thiết kế của 16 tác giả và nhóm tác giả. Trong đó, bao gồm các tác phẩm đạt giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM 5 năm lần thứ nhật, các công trình đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia và một số công trình đạt giải khác.


Tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM hiện nay hội Văn nghệ giải phóng đặc khu Sài Gòn – Gia Định.


Tin, ảnh: Thu Vân






Người dân có được miếng ăn sạch?

Người dân có được miếng ăn sạch?

Tăng mức phạt vệ sinh thực phẩm lên cả trăm triệu đồng


Người dân có được miếng ăn sạch?


SGTT.VN - Từ ngày 31.12 tới mức phạt tối đa với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của cá nhân là 100 triệu đồng và tổ chức là 200 triệu đồng thay vì 15 triệu đồng như trước đây. Đây là một trong những nội dung chính tại nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm vừa được Chính phủ thông qua.










Cấp cứu, điều trị bệnh nhân ngộ độc thực phẩm tại trung tâm Chống độc – bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: anninhthudo.vn



Thực phẩm “độc, bẩn” bủa vây


Cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) liên tục phát hiện, khuyến cáo với người dân về thực phẩm có chứa chất độc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hủ tíu khô, mì sợi khô chứa hoá chất bị cấm, không có trong danh mục các chất phụ gia sử dụng cho thực phẩm. Axit oxalic mạnh gấp hàng ngàn lần so với axit axetic và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng con người. Rượu gây chết người. Đậu phụ nghi chứa thạch cao. Giăm bông không đảm bảo vệ sinh thực phẩm…


Ngay bên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông Nguyễn Như Tiệp, cục trưởng cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản cho biết, qua giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y và hoá chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc (đến tháng 11.2013) cho thấy, xuất hiện chất cấm, kháng sinh vượt dư lượng cho phép trên thịt. Cụ thể, phát hiện 4/54 mẫu thịt gà chứa vi khuẩn Campylobacter spp (loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm); 2/40 mẫu và 4/40 mẫu dương tính lần lượt với hai chất cấm là Chloramphenicol và Furazolidon (hai loại kháng sinh cấm sử dụng trên chăn nuôi ở Việt Nam); 4/40 mẫu phát hiện thấy kháng sinh Tetracycline vượt giới hạn dư lượng tối đa cho phép.


Ông Hoàng Trung, phó cục trưởng cục Bảo vệ thực vật cho biết từ ngày 30.10 – 5.12.2013, cơ quan kiểm dịch đã kiểm tra hàng có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên 9.000 lô (gần 690.000 tấn), với hơn 90 mặt hàng. Cơ quan kiểm dịch đã lấy 96 mẫu (rau, củ, quả) phân tích, trong đó có 88 mẫu đạt điều kiện an toàn thực phẩm; phát hiện tám mẫu (8,3%) có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, gồm một mẫu củ cải trắng, năm mẫu quýt, hai mẫu càrốt.


Đặc biệt, vụ ngộ độc rượu nếp 29 Hà Nội đã làm sáu người tử vong tại Quảng Ninh. Nguyên nhân được xác định do hàm lượng methanol và ethanol trong sản phẩm của rượu nếp 29 Hà Nội vượt quá giới hạn cho phép từ 1.600 – 1.900 lần. Vụ việc này đang được cơ quan chức năng điều tra. Phía gia đình các nạn nhân cũng đòi hỏi cách xử lý với hành vi gây chết người của những nơi sản xuất.


Trong trường hợp không xảy ra những cái chết thương tâm thì hành vi trên chỉ bị phạt vài chục triệu đồng. Ai dám chắc chắn họ không sản xuất tiếp?


Phạt không chưa đủ


Nếu chiếu theo mức theo nghị định này hành vi sử dụng loại có chứa chất độc trên mức phạt sẽ là 70 – 100 triệu đồng. Mức phạt đối với việc sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép cũng lên tới 30 – 40 triệu đồng. Một mức phạt đã được nâng lên so với quy định cũ. Ông Trần Quang Trung, cục trưởng cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) cho rằng, mức xử phạt theo nghị định mới này đủ sức răn đe. Mức phạt tiền của tổ chức được quy định gấp đôi cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm. Nếu mức phạt tối đa không đảm bảo thì căn cứ theo luật an toàn thực phẩm có thể xử phạt gấp bảy lần giá trị của hàng hoá đó.


Cũng theo ông Trung, một hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nhưng chỉ phạt được vài chục triệu. Khi phát hiện cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, có thể gây ngộ độc, thanh tra y tế phải vận dụng những văn bản liên quan đến thực phẩm để xử lý. Trước đây, những quy định này không đầy đủ, mức xử phạt thấp. Nay mức phạt nâng lên với hy vọng đủ sức răn đe. Tuy nhiên, lực lượng thanh tra chuyên ngành giám sát lĩnh vực vệ sinh thực phẩm còn quá nhiều việc không thể một lúc kiểm tra được hết. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phụ thuộc vào kinh tế xã hội và nhận thức của người dân. Người dân nên mua sản phẩm rõ ràng có nguồn gốc, đặc biệt chú ý đến quy trình chế biến.


TS Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, cục An toàn vệ sinh thực phẩm (bộ Y tế) cũng chia sẻ, ở các nước phát triển người ta sử dụng thực phẩm được cơ quan chức năng kiểm soát mới sử dụng thành thực phẩm. Còn tại Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên, được dùng làm thực phẩm cho đời sống đang được thương mại hoá. Ăn uống là quyền riêng tư của cá nhân nên mọi người ăn theo ý thích, ăn theo cảm nhận. Nhưng khi xảy ra sự cố lại hỏi đến cơ quan chức năng. Lúc ăn không bao giờ hỏi không biết có an toàn hay không?


Nghị định mới cũng bổ sung thêm quyền lập biên bản xử phạt cho lực lượng công chức, viên chức thuộc các ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương. Biên bản sau khi lập được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử lý theo quy định. Phía cơ quan chức năng chỉ có quyền phạt theo quy định nhưng liệu sau khi tăng mức phạt người dân có được dùng thực phẩm sạch hay cần một biện pháp mạnh hơn?


Lệ Hà









TS Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, cục An toàn vệ sinh thực phẩm


Người tiêu dùng phải có trách nhiệm trong việc ăn uống của mình


An toàn vệ sinh thực phẩm là lĩnh vực nhạy cảm. Không phải mặt hàng nào cũng kiểm tra được. Khi có thông tin chúng tôi mới tiến hành xác minh và cảnh báo. Việc quan trọng nhất hiện nay là tuyên truyền cho người dân những thực phẩm đó là không an toàn để người dân cố tình sử dụng. Bây giờ chúng ta không đến nỗi đói khổ mà không có thực phẩm gì thay thế. Khách hàng cũng có hai kiểu, một là không biết thực phẩm không an toàn, hai là cố tình sử dụng. Với người kinh doanh cần tuyên truyền hành vi kinh doanh thực phẩm không đảm bảo cần có cơ quan chức năng, phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền để họ thấy trách nhiệm trong kinh doanh, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng chứ không phải bất cứ cái gì cũng đem chế biến thành món ăn để bán. Người tiêu dùng phải có trách nhiệm trong việc ăn uống của mình. Ăn uống cũng phải có nơi đủ điều kiện. Trên thực tế có những khu ăn uống được cơ quan quản lý có đủ điều kiện vệ sinh. Những nơi quá mất vệ sinh hãy tránh xa. Còn vấn đề xử phạt chúng tôi cũng chỉ phạt được theo luật chứ không thể làm gì hơn.







Văn hoá du lịch Nhật Bản qua thời trang

Văn hoá du lịch Nhật Bản qua thời trang

Văn hoá du lịch Nhật Bản qua thời trang


SGTT.VN - Nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, chương trình Japan Fashion Festa in Vietnam do tổng cục Du lịch Nhật Bản, đại sứ quán, lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM và cơ quan Xúc tiến thương mại Jetro phối hợp tổ chức.


Đây là sự kiện mang tính giao lưu văn hoá, thông qua thời trang để giới thiệu nét đặc sắc về du lịch văn hoá Nhật Bản cho khán giả Việt Nam. Ngoài sân khấu chính, chương trình còn có các quầy giới thiệu văn hoá du lịch Nhật Bản để khách tham gia và trải nghiệm như: làm tóc, trang điểm, chăm sóc móng theo phong cách Nhật, chụp hình trước các mô hình phong cảnh Nhật trong trang phục truyền thống của họ… Chương trình được tổ chức tại câu lạc bộ Văn hoá thể dục thể thao Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM vào ngày thứ năm 19.12.2013 và miễn phí vé vào cửa.


Gia Hoà






Xưởng đàn ghita qua phone camera

Xưởng đàn ghita qua phone camera

Xưởng đàn ghita qua phone camera


SGTT.VN - Bộ phóng sự ảnh như là một phần trong triển lãm của Trần Việt Đức với chủ đề Việt Nam qua những góc nhìn camera phone khai mạc vào ngày 21.12 tới tại 39 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TP.HCM. Đây là loại triển lãm lần đầu tiên tại Việt Nam.










Tháo “băng” cho thùng đàn khi mọi thứ đã ổn định.











Chế tác cần đàn ở những công đoạn cuối.











Sau công đoạn thùng và cần là đến công đoạn “tích hợp” hai bộ phận lại với nhau.











Gắn trụ gá như một loại conxôn để gia cố độ gắn kết của cần đàn với thùng.











Những cái hông thùng đàn ghita đang được ép vào khuôn. Sản phẩm, đồ đạc để bên ngoài nhà xưởng kề lối đi là một trong những đặc trưng của những không gian nhà chật hẹp ở quận 4. Thường là vào ban ngày, ban đêm đưa vào nhà.











Kiểm tra cần đàn.







Ca sĩ không học chỉ là “con hát”

Ca sĩ không học chỉ là “con hát”

Nghệ sĩ ưu tú Phan Thu Lan


Ca sĩ không học chỉ là “con hát”


SGTT.VN - Trước khi trở thành giảng viên thanh nhạc và trưởng khoa thanh nhạc nhạc viện Quốc gia Hà Nội, hát là nghề mưu sinh của chị. Trên làn sóng phát thanh của đài Tiếng nói Việt Nam thập kỷ 1980 – 1990, Thu Lan là một trong những tên tuổi được thính giả yêu âm nhạc chờ đợi, không chỉ bởi chất giọng đẹp, tố chất opera bay bổng và nỗi niềm dân ca mặn mà trong từng câu hát, mà còn bởi thế giới trong vắt và mộc mạc chị đem đến cho người nghe.











Trên bục giảng, giọng hát của chị là một dẫn dụ tuyệt vời. Và giấc mơ đẹp nhất về nghề mà mỗi ngày chị đang nỗ lực truyền dạy, đáng tiếc là không phải học sinh thanh nhạc hay ca sĩ trẻ nào cũng có thể lĩnh hội…


Vì sao câu chuyện “trách nhiệm xã hội” của người nghệ sĩ đến hôm nay vẫn chưa được thấu đáo ở một số ca sĩ trẻ cho dù họ được đào tạo bài bản, thưa chị?


Rất nhiều lý do. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến sự tự rèn luyện của các em, tấm lòng của các em. Nếu chỉ nghĩ hát là để mưu sinh, để kiếm tiền, thì sẽ không có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân nào hết, dù các em hàng ngày ngoài học hát, học các môn văn hoá bổ trợ, vẫn thường xuyên được rèn dạy về đạo đức nghề nghiệp, về sự cống hiến. Rất khó để ca sĩ trẻ nào cũng thấm nhuần được điều này. Mới đây, có trường hợp một học sinh xuất sắc, rất được kỳ vọng, được cử đi học nước ngoài, về trường giảng dạy một thời gian ngắn lại được đi học tiếp, đã ở lại bên đó và bỏ nghề luôn, chưa kịp cống hiến gì. Tiếc lắm. Thực tế đó khiến tôi cũng nhiều khi phải nghĩ rằng, sự thực dụng của người làm nghệ thuật luôn là một trong những hạn chế, dẫn đến thiếu vắng đỉnh cao.


Liệu điều đó có thể lý giải cho việc chúng ta đã có một “thế hệ vàng” trong lĩnh vực thanh nhạc từ nửa thế kỷ trước, nhưng từ đó đến nay, ca sĩ nhiều hơn, thành công cũng rất đáng kể, song vẫn không thể sánh được với thế hệ đi trước?


Từ góc độ chuyên môn, có nhiều cách lý giải tại sao trước đây kinh tế khó khăn, kháng chiến gian khổ, Việt Nam lại có được một thế hệ giọng ca vàng, thành công của họ đã “đóng đinh” vào công chúng, vào lịch sử đất nước; mà về sau, hoà bình rồi, thuận lợi hơn, học sinh được đào tạo bài bản hơn, thì không có một thế hệ nào ngang tầm. Đó là do môi trường cống hiến của người nghệ sĩ. Khi họ chỉ có đam mê, chỉ có cho mà không bị chi phối bởi những đồng tiền cátsê, họ sẽ cống hiến hết mình, lúc đó tài năng của họ sẽ có cơ hội toả sáng hơn mọi hào quang tự tạo nào khác!


Có ý kiến cho rằng du học nước ngoài mới là cơ hội tốt nhất cho những tài năng nghệ thuật, chị có nghĩ vậy?


Phải nói rằng, trước hết, tài năng âm nhạc của chúng ta không thiếu, nhưng những tài năng đặc biệt thì không phải lúc nào cũng có. Năng khiếu trời cho, nếu được đào tạo đúng cách và hiệu quả, mới có điều kiện phát triển. Chỉ nói những nghệ sĩ tên tuổi và có thành tựu nhất định trong lĩnh vực biểu diễn của ta, trong đó có thanh nhạc, như thế hệ “vàng” vừa nhắc đến ở trên, hầu hết đều được đào tạo ở nước ngoài về. Tiếc rằng thời gian qua, do ngân sách không cho phép, việc đầu tư này bị đứt đoạn ở các cơ sở đào tạo âm nhạc trong nước. May mà mấy năm nay Nhà nước đã cho phép tiếp tục đầu tư trở lại cho một số ít học sinh du học ở Nga, Hungary, Rumani…, hy vọng sẽ có sự khởi sắc sau 40 – 50 năm nữa.


Nhạc viện Quốc gia chú trọng dạy thật, đào tạo thật, rất nghiêm túc; học sinh được trang bị nhiều kiến thức cần thiết khác như lịch sử âm nhạc, hoà thanh, phân tích tác phẩm, piano, ngoại ngữ… nhưng đào tạo trong nước dù đã có những nỗ lực và thành công, vẫn chưa thể “sánh vai” với các địa chỉ đào tạo âm nhạc lớn trên thế giới!


Trở thành giảng viên thanh nhạc và đang ấp ủ dự định về một luận án tiến sĩ ngành biểu diễn thanh nhạc, chị quan niệm thế nào về “sự học” của người ca sĩ hôm nay?









Sự thực dụng của người làm nghệ thuật luôn là một trong những hạn chế, dẫn đến thiếu vắng đỉnh cao.



Thường ngày, tôi vẫn rất chia sẻ với các em học sinh của mình về việc học. Rất khó khăn, rất vất vả, rất cần có ý chí. Nếu các em đã chọn con đường hoạt động âm nhạc, nhất định phải có kiến thức mọi mặt, cơ bản về âm nhạc, nếu không sẽ chỉ là “con hát”. Là ca sĩ, bắt buộc phải biết những điều tối thiểu: ca khúc A, B thuộc thể loại gì, cấu trúc như thế nào, viết ở hình thức gì, cần phải diễn đạt ra sao… từ đó mới tự tin bước lên sân khấu được. Ngay cả với một giọng hát được cho là “trời phú” chăng nữa, vẫn phải học. Cá biệt vẫn có giọng hát không qua trường lớp nào mà vẫn thành danh, thậm chí còn được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân. Phải thừa nhận tài năng thiên bẩm, sự cảm thụ âm nhạc, ngoại hình, những cơ duyên trong nghệ thuật cũng như sự khổ luyện, tự học của họ…

Những năm 1990, thị trường âm nhạc mở ra nhưng biên chế các đoàn nghệ thuật thì khép lại, chị đã lựa chọn bục giảng thay vì lên sân khấu như thế nào?


Tốt nghiệp đại học về thanh nhạc vào đúng thời kỳ nhạc thị trường bắt đầu bùng nổ, chủ trương “xã hội hoá” bắt đầu được áp dụng vào thực tiễn, vì thế mà trầy trật đi hát mãi tôi vẫn không đứng chân được ở đâu. Biên chế các đoàn nghệ thuật không được phép “nới” thêm, “bao cấp” không còn hoặc không như trước. Dù vậy tôi vẫn may mắn hơn nhiều người khác, trở thành nhà giáo. Cùng dòng nhạc chính thống và được đào tạo chính quy thời điểm đó ngoài tôi còn có ca sĩ Mai Tuyết, ca sĩ Rơ Chăm Pheng… đều trong hoàn cảnh như vậy. Ba chúng tôi hiện đều là nghệ sĩ ưu tú trong lĩnh vực biểu diễn và có nghề chính là dạy thanh nhạc ở ba cơ sở đào tạo âm nhạc trên địa bàn Hà Nội.


Từ sân khấu đến với bục giảng và nuôi dưỡng đam mê nghề nghiệp ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, hẳn đó không phải là câu chuyện của riêng chị?


Để trụ lại với nghề, mỗi nghệ sĩ có một cách. Bên điện ảnh có không ít nghệ sĩ kiêm thêm nghề trang điểm, cho thuê áo cưới. Tôi cũng có thời gian phải tranh thủ cắt may quần áo cho các diễn viên trong đoàn để có thêm thu nhập đủ sống và theo đuổi nghề chính. Đến năm 1995 thì tôi tích luỹ được đủ tiền để mua xe máy đi làm và bắt tay thực hiện kế hoạch đầu tư cho chuyên môn, học cao học và làm thạc sĩ chuyên ngành biểu diễn. Tôi nghĩ, đó có lẽ là quãng đường khó khăn nhất mà mình và các đồng nghiệp đã vượt qua.


Là nhà giáo, chị nghĩ thế nào về chuyện học sinh trường nhạc tranh thủ đi làm thêm?


Phải nói từ năm, bảy năm nay, nhu cầu ca sĩ, nhạc công phục vụ các sân khấu lớn nhỏ khá lớn, chưa kể các quán xá, nhà hàng mở ra nhiều, người ta đi ăn uống và có nhu cầu được nghe nhạc, nghe hát… Và vì thế thu nhập từ việc đi hát cũng tăng lên. Điều đó cũng có ý nghĩa tích cực, tác động đến các học sinh trường nhạc, khi mà phần lớn các em đều ở tỉnh xa về, cha mẹ nghèo, đời sống sinh viên kham khổ. Trong mười em đang học, nhiều nhất là một nửa số đó có thể đi biểu diễn và đa phần chỉ được mời diễn ở các quán bar, đám cưới, lễ khởi công hay cuộc vui nào đó, thù lao có khi chỉ 100.000 đồng/suất diễn. Thế nên số em có thể tự nuôi sống được bản thân bằng nguồn này thực ra chỉ khoảng vài em. Nói chung là các gia đình vẫn phải chu cấp cho con cái thành nghề. Ở đây có một vấn đề đáng nói là, đối với những em có trình độ nhất định, có thể đi hát kiếm tiền để phụ thêm vào chi phí hàng ngày, nhưng dù đi làm hay đi chơi thì nhất thiết không để ảnh hưởng đến chất lượng học tập và tư cách.


Trước những thực tế đời sống liên quan đến nghề hát và nghề dạy, tâm trạng của chị – một người “trong cuộc”?


Nhiều em 20 ngày trong tháng chỉ ăn mì tôm vì không có tiền. Có em mùa đông không đủ áo mặc, cô cũng không giàu có gì, chỉ có thể dắt đi mua tặng cái áo ấm. Biết rõ các em đa số rất nghèo nên tôi thực sự chia sẻ với các em, không khắt khe chuyện đi làm thêm, nhưng mỗi khi có dịp tôi vẫn tìm cách nhắc nhở: “Nếu ai mời đi hát, hãy coi đó là cơ hội tập dượt cho nghề nghiệp, đừng đặt mục tiêu kiếm tiền lên trên mà bị coi thường!” Làm sao để mai kia ra trường, các em như chim non đủ lông đủ cánh, rồi mới có thể lên sân khấu lớn được. Vấn đề quan trọng nữa là cô nói, nhưng trò có nghe không, nghe đến đâu. Cũng giống như trong gia đình, bố mẹ muốn điều tốt đẹp, con cái lại muốn khác. Đó luôn là khó khăn trong giáo dục! Càng ngẫm tôi càng thấy thương học trò. Nhiều em cả đời không có cơ hội bước ra sân khấu. Khoa thanh nhạc trường tôi mỗi năm có 15 – 20 em ra trường, năm ngoái đông nhất: gần 40 em. Chừng đó có đủ cho nhu cầu nghe? Xin thưa là quá thừa, vì không chỉ mỗi nhạc viện Quốc gia đào tạo. Dẫn đến học hát nhưng không phải ai tốt nghiệp ra cũng đi làm ca sĩ. Một số chuyển nghề về giảng dạy ở tỉnh, một số khá hơn được một số đoàn ở Hà Nội ký hợp đồng, một số khác làm ca sĩ tự do, ca sĩ không chuyên. Nhìn chung để phấn đấu thành một giọng hát nổi trội, có cống hiến thực sự, nổi bật trong đời sống âm nhạc, gian nan lắm.


Dưới sự dìu dắt của chị, những năm qua đã có khá nhiều ca sĩ trẻ giành được các giải thưởng nhất nhì tại các cuộc thi hát như Sao Mai, Sao Mai Điểm Hẹn… Có điều gì đáng suy nghĩ đằng sau cuộc sống của các “sao”, thưa chị?


Giấc mơ thành “sao” là chính đáng và phải nói đến tính hai mặt của các cuộc thi, những thành công đến sớm. Có em đã bỏ dở việc học để đi hát. Đặc biệt là các em nữ, do được mời chào nhiều, cũng đã có trường hợp bị “tai nạn nghề nghiệp”, không thể học tiếp bởi nhiều lý do mà hầu hết đều có trong đó sự cám dỗ của đồng tiền… Thầy cô cũng chỉ có thể đánh động từ xa, bày vẽ điều gì có lợi cho các em và hy vọng sự cứng cỏi, vững vàng dần lên của các em trong nghề và trong đời mà thôi.


Sự thực dụng, dễ dãi đã và đang làm thay đổi hình ảnh người nghệ sĩ biểu diễn trước mắt công chúng, thưa chị?


Quả có thế. Con đường đi đến sự thành công rất cần sự chuyên nghiệp, bài bản. Phải hội đủ nhiều yếu tố như đam mê, năng khiếu, dày công khổ luyện và may mắn là không thể thiếu. Cái giá của sự nổi tiếng chính là vấn đề. Nhiều người trẻ mới được vài giải này nọ cứ ngộ nhận là “sao” thật, trong khi về nghề thì họ đó còn phải phấn đấu rất nhiều, phấn đấu mọi thứ, để có thể tiếp tục đứng được với nghề, toả sáng và có tên tuổi.


Liên quan đến chuyên môn, ý kiến của chị về tình trạng hát nhép hiện vẫn rất phổ biến, kể cả ở một số chương trình lớn, có truyền hình trực tiếp?


Thăng hoa ở người nghệ sĩ là biểu diễn trực tiếp, không phải ở hát nhép. Tình trạng chung của nhiều chương trình là toàn mở băng rồi hát nhép. Ngay cả một số nghệ sĩ có tên tuổi vẫn hát nhép. Hát nhép như vậy chỉ làm hại chính họ. Có thể không mất sức nhưng mất uy tín. Giá trị của lao động không có. Có những chương trình mà các bên tham gia chủ động yêu cầu ca sĩ hát… nhép, là bởi mục đích “tránh rủi ro”, thậm chí là để tiết kiệm việc mời dàn nhạc tốn kém… Đáng tiếc cho những cách làm nghệ thuật xem thường người nghe và xem thường chính mình như thế.


Đó là một sự lừa dối không thể bao biện?









Nếu các em đã chọn con đường hoạt động âm nhạc, nhất định phải có kiến thức mọi mặt, cơ bản về âm nhạc, nếu không sẽ chỉ là “con hát”.



Tôi đồng ý. Hát nhép chỉ xuất hiện khi có âm nhạc thị trường. Thập niên 1970 – 1980, có ai hát nhép đâu. Ca sĩ trẻ cũng vậy, vẫn thích hát thật hơn, nhưng rồi để được tham gia chương trình trong điều kiện hạn chế về thời gian và tiết kiệm cho nhà sản xuất (hát thật phải đầu tư đủ dàn nhạc tốn kém, tập dượt sân khấu và ghép nhạc rất công phu), họ đã dần “quen” với việc hát nhép, thậm chí coi đó là… bình thường! Rất đáng buồn là nhiều ca sĩ đã bị làm hư như vậy. Tất cả là do những con số lời lãi mà ra. Cục Nghệ thuật biểu diễn đã liên tiếp phải xử lý những chuyện này, nhưng giải quyết được triệt để 100% là khó. Trong nhà trường, học sinh thanh nhạc luôn được các thầy cô lưu ý chuyện này, coi đây là đạo đức, là tự trọng nghề nghiệp. Phải hát thật. Đó là lao động nghệ thuật chân chính. Mới đây chương trình kỷ niệm mười năm ngày mất Trần Hoàn tại nhà hát Lớn, ban tổ chức yêu cầu hát thật 100%, có những ca sĩ tên tuổi đã phải rút lui vì không đủ sức hát bằng đúng giọng của mình.

Về những hạn chế có thật của công tác đào tạo tài năng nghệ thuật mà chị là một trong những người có trách nhiệm?


Cái thiếu nhất của đào tạo thanh nhạc trong nước hiện nay là học sinh chưa được đào tạo ngoại ngữ bài bản để có thể hát những tác phẩm của Anh, Pháp, Ý… Ngay cả các môn bổ trợ như diễn xuất sân khấu, kỹ thuật biểu diễn sân khấu hiện vẫn còn “nợ” học trò, từ trước đến nay đều để khuyết trong chương trình, biết lắm nhưng vẫn chưa đáp ứng được do... thiếu kinh phí. Có một tin vui là sắp tới trường tôi sẽ khánh thành một nhà hát trên 700 chỗ bằng nguồn kinh phí trên cho, phía Nhật giúp về thiết bị âm thanh, dự kiến cuối năm nay mở cửa. Nhiều thầy trò chúng tôi đã thầm mơ ước nơi đây luôn sáng đèn để đón các tầng lớp công chúng yêu âm nhạc vào thưởng thức. Một cơ may quý giá cho thầy và trò trường nhạc được thoát khỏi dạy chay, học chay. Nhu cầu được hát có ở mọi sinh viên. Đam mê nghề mà, cứ nói đến hát là thích rồi.


Sau những khó khăn đã trải, những thách thức nghề nghiệp, với cô giáo – ca sĩ Thu Lan, đâu là giai điệu đẹp nhất trong cuộc sống?


Với tôi, giai điệu đẹp nhất trong cuộc sống luôn là những bản tình ca!


thực hiện: Kim Hoa


chân dung hội hoạ: Hoàng Tường






Xin thận bằng panô quảng cáo hiệu quả bất ngờ

Xin thận bằng panô quảng cáo hiệu quả bất ngờ

Xin thận bằng panô quảng cáo hiệu quả bất ngờ










Panô xin thận. Ảnh: TLCK



SGTT.VN - Khi bạn bị hư thận, bạn sẽ không biết đến lúc nào mới kiếm được một quả thận mới. Cũng vậy, sau khi mòn mỏi nằm trong danh sách chờ, cặp vợ chồng ở Salinas, bang Kansas quyết định tự xử.


Sharon Nelson, 73 tuổi, và chồng bà là James, 70 tuổi, thuê một panô quảng cáo bên xa lộ Interstate 70 ở Jewell, quận Cloud để quảng cáo khốn cảnh của Sharon. Sau đó họ ra xa lộ, James leo lên và kẻ chữ thông điệp của họ trên panô: “Tôi cần một quả thận”, kèm theo bên dưới là số phone của ông.


Sharon cho biết nhiều người tìm đến để cho bà một quả thận – bà không nhớ chính xác là bao nhiêu người – nhưng tới nay các đề nghị hiến tặng đều chưa có kết quả, vì toàn bộ thận không phù hợp. “Chúng tôi đã bị ngợp bởi sự hào phóng của mọi người”, ABC News dẫn lời bà nói.


Theo quỹ Thận quốc gia, 96.000 người Mỹ đang chờ được ghép một quả thận.


Trần Bích






Ăn hàu sống, đầu hành… để “sung”?

Ăn hàu sống, đầu hành… để “sung”?

Ăn hàu sống, đầu hành… để “sung”?


“Tôi mới cưới vợ, được mấy ông anh làm chung cơ quan khuyên ăn hàu sống, đầu hành, củ hành tây… để “sung” trong chuyện quan hệ vợ chồng. Đọc trên internet tôi cũng thấy có mấy bài viết như vậy. Thông tin này có đáng tin?”


Tuấn Minh (letuanminh.29@...)


ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, trưởng khoa Nam học bệnh viện Bình Dân, TP.HCM: Thực phẩm từ biển như hàu, cá, tôm… cung cấp nhiều yếu tố vi lượng cho cơ thể nam giới như kẽm, quan trọng cho quá trình hoạt hoá của tinh trùng. Các thực phẩm có tính ấm như hành, tỏi, củ hành tây… giúp chúng ta chống lại những bệnh cảm cúm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, lạm dụng thực phẩm một cách thái quá cũng có thể gây tác dụng ngược lại. Ăn quá nhiều nghêu sò, hàu sống có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hoá. Thậm chí nếu chúng ta ăn quá nhiều hành, tỏi... có thể gây ra chứng hôi miệng, làm mất tự tin khi tiếp xúc, dẫn đến hạn chế quan hệ vợ chồng.


Thức ăn cũng là một bài thuốc, nhưng chúng ta cần biết phối hợp cân bằng trong khẩu phần hàng ngày, tránh các chất mỡ bão hoà như mỡ động vật, tăng cường rau xanh, tập thể dục mỗi ngày… để tăng cường sức khoẻ toàn diện, khi ấy sức khoẻ về “chuyện ấy” cũng tăng.






Chuyến bán hàng Việt thật dài cuối năm 2013, qua ba huyện ở Dăk Nông

Chuyến bán hàng Việt thật dài cuối năm 2013, qua ba huyện ở Dăk Nông

Chuyến bán hàng Việt thật dài cuối năm 2013, qua ba huyện ở Dăk Nông


SGTT.VN - Gần 30 doanh nghiệp của chương trình Hàng Việt về nông thôn vừa kết thúc hành trình dài nhất tại Dăk Nông, đi qua ba huyện liên tiếp: Gia Nghĩa, Dăk Song và Dăk Mil trong vòng chín ngày (7 – 15.12.2013).


Thành công nhất của chuỗi phiên chợ là đã giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp tìm hiểu, phục vụ người tiêu dùng nông thôn vùng cao và ghi dấu sự hiện diện của mình ở cả những nơi xa xôi này.


Những doanh nghiệp như Gia Hồi, Hải Lộc, Vĩnh Thuận, Mỹ Hảo… cùng hết hàng sớm và phải châm hàng, cân đối lượng hàng ở từng phiên để không bị thiếu hàng. Doanh nghiệp thấy rõ: hàng bán chạy trong phiên chợ chứng tỏ dòng chảy hàng hoá còn bị hạn chế tại địa phương và cần rà soát, điều chỉnh ngay.


Sắp tới, đoàn doanh nghiệp sẽ cùng trung tâm BSA đi tiếp về huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) là chặng cuối của hành trình năm 2013.


Bảo Nhiên






Chỉ là tai mắt, không có quyền xử phạt!

Chỉ là tai mắt, không có quyền xử phạt!

Nhân viên quản lý trật tự đô thị quận, huyện


Chỉ là tai mắt, không có quyền xử phạt!


SGTT.VN - UBND TP.HCM vừa ban hành quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của đội quản lý trật tự đô thị quận – huyện. Trước đây, nhắc đến thanh tra xây dựng phường hay quận huyện, nhiều người không khỏi dè chừng và có phần sợ sệt, vì lực lượng này được quyền xử phạt tất tần tật các vi phạm trong công tác quản lý đô thị như xây dựng, lòng lề đường, vỉa hè... “Quyền cao” như vậy nhưng lĩnh vực trật tự đô thị vẫn không được đảm bảo.










Kể từ khi thanh tra xây dựng đổi thành đội quản lý trật tự đô thị quận, thì lực lượng này đã không còn chức năng xử phạt. Ảnh: govap.hochiminhcity.gov.vn



Tình trạng trên sẽ thay đổi? Chúng tôi phỏng vấn ông Trần Anh Tuấn, phó chủ tịch UBND quận Gò Vấp (phụ trách lĩnh vực đô thị) – một trong những địa phương sớm triển khai các quy định của UBND TP.HCM về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này. Ông Tuấn khẳng định: kể từ khi thanh tra xây dựng đổi thành đội quản lý trật tự đô thị quận, thì lực lượng này đã không còn chức năng xử phạt.


Ông có thể giải thích rõ hơn, vì sao đội quản lý trật tự đô thị quận (trước đây là thanh tra xây dựng) lại không được xử phạt?


Chẳng hạn ở Gò Vấp, đội quản lý trật tự đô thị quận được thành lập hồi tháng 5.2013, với quân số khoảng 60 người. Chiếu theo quy định mới được ban hành thì đội này trực thuộc phòng quản lý đô thị quận. Thực tế, trong phòng Quản lý đô thị, đội quản lý trật tự đô thị giống như một tổ thuộc phòng. Mà đã là tổ trực thuộc thì làm gì có con dấu riêng – tức không có tư cách pháp nhân thì làm sao được quyền xử phạt.


Sở dĩ trước đây họ được xử phạt là vì họ có con dấu và tồn tại song song với phòng quản lý đô thị, chịu sự chỉ đạo của UBND, còn nay thì họ bị “giáng xuống một cấp” là trực thuộc phòng.


Vậy, nhiệm vụ cụ thể của đội quản lý trật tự Gò Vấp hiện nay là gì thưa ông?


Đội quản lý trật tự đô thị quận có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tham mưu trưởng phòng quản lý đô thị trình lãnh đạo UBND phê duyệt và tổ chức thực hiện.


Tham mưu cho phòng quản lý đô thị quận trình lãnh đạo UBND quận kế hoạch tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ ngay các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực về trật tự lòng lề đường, nơi công cộng trên địa bàn quận, về vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.


Tham mưu cho phòng quản lý đô thị đề xuất về các hình thức xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực phụ trách theo quy định trình chủ tịch UBND quận – huyện xem xét quyết định; theo dõi việc thực hiện các quyết định hành chính đã ban hành, đôn đốc thực hiện các quyết định đã có hiệu lực thi hành; đề xuất biện pháp cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận – huyện không tự giác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…


Nếu chỉ làm công tác tham mưu thì có nhất thiết phải thêm lực lượng này với quân số lên đến 60 người không thưa ông, bởi ở phường, xã cũng đã có một tổ công tác liên ngành chuyên chịu trách nhiệm quản lý trật tự đô thị?


Nhiều người lầm tưởng là vậy, nhưng thực tế như ở Gò Vấp chẳng hạn, đội quản lý trật tự đô thị quận có 60 người; trừ các vị trí chủ chốt, số còn lại sẽ được chia đều xuống 16 phường trong quận (trung bình mỗi phường có ba người, lập thành một tổ), tính ra hết 48 người “cắm” ở phường. Các tổ ở phường, tuy thuộc đội quản lý trật tự đô thị quận nhưng thực tế lại chịu sự chỉ đạo toàn diện của phường. Do đó, ở đây nếu nhìn kỹ, phân tích kỹ thì không có sự chồng chéo như một số người nghĩ.


Vậy ở phường các nhân viên thuộc đội quản lý trật tự đô thị sẽ làm những công việc cụ thể nào thưa ông?


Như tôi đã nói ở trên, do không có chức năng xử phạt nên ở phường các nhân viên này phải phối hợp với cán bộ địa chính hay các lực lượng khác để phát hiện các vi phạm trong quản lý trật tự đô thị.


Chẳng hạn, nhân viên thuộc đội quản lý trật tự đô thị, khi đi cơ sở phát hiện việc xây nhà không phép thì không được tự quyền xử lý mà phải điện báo cho cán bộ địa chính phường hay lãnh đạo phường. Còn gặp trường hợp nhà xây sai phép thì phải điện báo đội thanh tra xây dựng địa bàn thuộc sở Xây dựng xuống làm việc, chứ lực lượng này nếu đi một mình sẽ không có chức năng lập biên bản.


Nghĩa là đội quản lý trật tự đô thị ngoài việc tham mưu cho phòng quản lý đô thị, thì còn làm một việc giống như là “tai mắt” cho phường hay đội thanh tra xây dựng địa bàn thuộc sở Xây dựng?


Thực ra cũng gần giống như vậy. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là vai trò và nhiệm vụ của đội quản lý đô thị là không quan trọng. Nếu đội này làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình được giao như ở trên, thì sẽ giúp rất nhiều cho việc quản lý đô thị ở quận, huyện ngày một trật tự và bài bản hơn.


Đào Lê (thực hiện)






Giáo viên tiếng Anh vênh chuẩn, vì sao?

Giáo viên tiếng Anh vênh chuẩn, vì sao?

Giáo viên tiếng Anh vênh chuẩn, vì sao?


SGTT.VN - Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi


Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng GV tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo GV... không có chuẩn.


Không có biên chế, trả lương ít


Chị Nguyễn Lan Chi - phụ huynh học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội - cho biết con gái chị thường xuyên phàn nàn về giờ học tiếng Anh ở lớp. “Đi học tiếng Anh ở trung tâm thì cháu rất hứng thú nhưng học ở trường thì cháu chán, thậm chí còn ghét môn học này. Cháu nói cô giáo dạy tiếng Anh ở trường phát âm không đúng như trong đĩa cũng như các cô giáo dạy ở trung tâm ” - chị Lan Chi kể lại và đem chuyện này nói với hiệu trưởng thì được giải thích rằng vì nhà trường không có biên chế cho GV tiếng Anh nên trường phải ký hợp đồng với GV bên ngoài. “Cô hiệu trưởng cũng cho biết thu nhập GV ngoài biên chế rất thấp, trong khi không có thêm khoản thu nhập nào khác nên rất khó thu hút được GV có chất lượng như yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra, mong các phụ huynh thông cảm chờ trường tuyển GV khác” - chị Lan Chi kể.










Giờ học tiếng Anh tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TP.HCM.



Khó khăn trong việc tuyển chọn GV tiếng Anh của trường tiểu học này cũng là khó khăn chung của tất cả các trường trên toàn quốc. Chế độ đãi ngộ GV tiếng Anh còn thấp là nguyên nhân quan trọng khiến các trường khó kiếm được người giỏi tham gia giảng dạy. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, cho biết vì bậc tiểu học không có biên chế GV tiếng Anh nên chi phí để chi trả cho GV là vô cùng khó khăn, phải vận dụng theo cách xã hội hóa. Trong khi đó, nhiều GV cho rằng mức chi trả cho công tác xây dựng chương trình biên soạn giáo khoa, tài liệu giảng dạy, lương hợp đồng của GV quá thấp, không phù hợp thực tiễn. Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, thừa nhận chế độ đãi ngộ với GV thấp do tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc ở bậc tiểu học trong khi biên chế GV bậc này rất ít. Số tiết chuẩn 18 tiết/tuần nhưng thực tế có GV dạy 30-40 tiết/tuần.


Đào tạo chuẩn quốc tế theo kiểu... Việt Nam!


Theo thống kê mới nhất của Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, sau 3 năm triển khai đề án (2011-2013), tổng hợp báo cáo của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy tỉ lệ GV tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo quy định vẫn rất cao. Cụ thể, gần 75% GV tiếng Anh tiểu học và gần 90% GV tiếng Anh THPT chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ. Theo PGS-TS Phan Quế, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy nếu chiểu theo khung chuẩn châu Âu thì bậc THPT có tới 98% GV chưa đạt yêu cầu. Yêu cầu đặt ra là GV phải có trình độ C1 nhưng hiện nay tuyệt đại đa số GV mới chỉ đạt chuẩn trình độ ở mức độ B1 và B2.


Tại TP HCM, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT TP, cho biết qua khảo sát sơ bộ, tỉ lệ GV tiếng Anh ở bậc tiểu học, THCS, THPT chưa đạt chuẩn ở TP chiếm khoảng 50%. Ông Chương cho rằng tỉ lệ GV không đạt chuẩn là vấn đề “lịch sử để lại” vì từ trước đến nay chuẩn của GV tiếng Anh lại là chuẩn Việt Nam, nay ngành GD-ĐT áp dụng chuẩn châu Âu, tức chuẩn quốc tế, thì nhiều GV không đạt là dễ hiểu.

TS Đặng Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam, cũng không bất ngờ trước tỉ lệ GV tiếng Anh không đạt chuẩn. Theo ông Hùng, từ sau 1975 đến nay, đầu ra của giáo sinh ngành tiếng Anh ở các trường ĐH chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì nghiễm nhiên ra trường làm GV. “Đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì vênh là phải” - TS Hùng nói.


Theo NLĐ









Nhiều tỉnh không có GV đạt chuẩn


Theo khảo sát trình độ GV ngoại ngữ của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương thì chỉ có 14% GV cấp tiểu học và THCS đạt chuẩn; ở bậc THPT, kết quả còn tệ hại hơn khi chỉ có 4% GV đạt yêu cầu đề ra. Trong khoảng 700 GV tham gia sát hạch, chỉ có chục người vượt qua đợt kiểm tra đầu tiên của Bộ GD-ĐT. Trong số những người trượt, có người chưa đạt trình độ B1 nhưng vẫn đang dạy tiếng Anh theo chương trình tự chọn ở trường, thậm chí có những GV có trình độ năng lực ngoại ngữ thấp hơn so với chuẩn từ 3-4 bậc.


Bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên, cho biết tỉnh chỉ có 12 người đạt B1 và B2, chưa có ai đạt C1. Tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát trên 250 GV cho thấy tất cả đều không đạt chuẩn. Con số GV đạt chuẩn tại tỉnh Lạng Sơn là 50/780 người được khảo sát trình độ.







Ngộ độc thời sự

Ngộ độc thời sự

Phiếm


Ngộ độc thời sự


Thật khác thường, ba Tèo chiều nay nhậu về không gắt gỏng như mọi hôm mà ân cần hỏi thăm vợ:


- Vợ ơi, vợ đang làm gì đó?


Má Tèo ngây người:


- Quý hoá quá, lâu lắm mới được chồng hỏi thăm! Thưa chồng, em đang làm công việc nhà!


- Cám ơn em! Mà nè, làm gì cũng chỉ làm những việc nhẹ nhàng, nhớ không được làm những việc nặng nề có hại cho sức khoẻ!


Má Tèo xúc động rớt nước mắt:


- Lịch sự chưa kìa! Đâu có gì nặng nề, chỉ là đi chợ nấu cơm rửa chén lau nhà giặt đồ ủi quần áo thu dọn nhà cửa…


- Cám ơn em! Vậy thì được, vì từ hôm qua quy định về 77 công việc mà phụ nữ không được làm bắt đầu có hiệu lực. Vậy là đàn bà Việt Nam giờ sướng không thua gì phụ nữ Bắc Âu đâu nhé!


Má Tèo định thần, nghi ngờ hỏi lại:


- Bộ hôm nay ông uống phải rượu độc hay sao mà ăn nói lạ lùng thế? Hổm rày có mấy vụ tử vong vì ngộ độc rượu rồi đó. Hồi nãy ông uống rượu gì, nói mau!


- Cám ơn em! Trên đời này lo lắng cho chồng như em chỉ có một! Mà vợ ơi, hỏi thí dụ thôi nhé, nếu anh xin tiền em để mua nhà cho bồ nhí thì em có chịu đưa không?


Đến đây thì má Tèo không nghi ngờ gì nữa, gào lên:


- Chồng ơi là chồng! Nhậu tới phát khùng rồi về nhà ăn nói quàng xiên! Số tôi sao mà khổ vậy nè! Bao nhiêu đàn ông không lấy lại lấy thằng say!


Ba Tèo tự ái:


- Sao nói thế, tôi làm chồng bà là đúng quy trình đó chứ!


Người già chuyện






Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu


SGTT.VN - Trong chuyến thăm Việt Nam, ngày 15.12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã đến thăm huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.


Tại đây, phát biểu về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhấn mạnh, các nhà khoa học đã dự báo, vào cuối thế kỷ này, mực nước biển có thể tăng cao khoảng 3m. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Chúng ta sẽ phải đương đầu với những hậu quả nghiêm trọng nếu không có những hành động kịp thời.










Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói chuyện với học sinh, sinh viên Cà Mau. Ảnh: Xuân Hiệp/TTXVN



Trong những năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang hợp tác trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.


Ngoại trưởng John Kerry cho biết, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hoa Kỳ cam kết ban đầu sẽ hỗ trợ bằng dự án 17 triệu USD cho chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.


Ngoại trưởng John Kerry cũng nhấn mạnh, trong tương lai, chúng ta không chỉ thích ứng với biến đổi khí hậu mà phải tìm cách ngăn chặn những tác động xấu mà nó gây ra. Trước mắt, chúng ta cần phải xúc tiến vấn đề năng lượng sạch và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, nhưng cần chú ý hoạch định rõ ràng, bao gồm cả phát triển thủy điện, nếu không sẽ gây ra những hệ lụy khác cho môi trường, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.


Theo ông John Kerry, những nơi có nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn sông nước như Đồng bằng sông Cửu Long, người dân đang chịu những ảnh hưởng xấu và bị đe dọa do mực nước biển ngày càng dâng cao và vấn đề quy hoạch xây đập tại thượng nguồn sông Mekong


Sông Mekong là tài sản vô giá của thế giới, thuộc về khu vực Đông Nam Á, cần phải tránh những thay đổi gây tác động xấu trên dòng sông này. Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục quan tâm, theo sát vấn đề này và sẽ đưa ra thảo luận tại các diễn đàn quốc tế trong thời gian tới.


Trước đó, Ngoại trưởng John Kerry đã đi thăm khu chợ Đường Kéo, thuộc ấp Đường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển. Tại đây, ông đã gặp gỡ các em nhỏ, nói chuyện với người dân hai ấp Kiến Vàng và Đường Kéo.


Ông John Kerry đã từng có thời gian ở vùng sông nước huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh tại Việt Nam.


Vietnam+






Số hoá sách: chuyện mình, chuyện người

Số hoá sách: chuyện mình, chuyện người

Số hoá sách: chuyện mình, chuyện người


SGTT.VN - Thư viện Quốc gia Na Uy vừa khởi động một dự án lớn: số hoá toàn bộ sách đã xuất bản trong nước trước đây cho người dân tha hồ truy cập, tra cứu, đọc miễn phí trên mạng. Theo đó, người dân Na Uy sẽ có hai hình thức hưởng thụ kho tàng sách này, dưới dạng tải miễn phí với những sách hết bản quyền và đọc trực tuyến với sách còn bản quyền đã được chính thư viện thương lượng ổn thoả với phía giữ bản quyền.


Dự án của thư viện Quốc gia Na Uy xem có thể là mô hình tốt cho Việt Nam theo đuổi, biến thành một chiến lược cụ thể và thiết thực thay vì quanh năm hội thảo hô hào vận động người dân đọc sách hay ta thán về đời sống văn hoá đọc đang xuống cấp trầm trọng.










Nhiều người ta thán đời sống văn hóa xuống cấp vì người đọc sách ngày càng ít (ảnh minh họa).



Hiện nay, một trong những lý do quan trọng cản trở người dân Việt Nam đến với sách là… kinh tế. Những cuốn sách xuất bản hiện nay đang có giá bìa đội lên quá cao so với chi phí sản xuất thực, do phải gánh rất nhiều thứ phi lý: xuất bản phí, phát hành phí (40 – 50%). Tất cả trở thành gánh nặng đè lên vai người đọc. Với đa số người dân, sách chưa phải là một nhu yếu phẩm trong thời khủng hoảng kinh tế, thì chỉ dùng biện pháp hô hào tuyên truyền suông về “văn hoá đọc” xem ra chưa đủ hiệu ứng để thay đổi tình cảnh dân xa rời sách.


Công nghệ xuất bản số, sự chia sẻ tri thức qua không gian mạng ngày nay có thể là phương tiện để xử lý vấn đề trên. Hai trong số những tiện ích không thể phủ định trong việc số hoá sách đó là, nguồn tài liệu sẽ được đảm bảo về mặt lưu trữ, dễ dàng trong việc hệ thống, tra cứu và dễ dàng chia sẻ với người có nhu cầu sử dụng miễn phí hoặc với một mức giá thấp. Tuy nhiên, trước mắt, việc tiến hành sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Nhưng không thể không tiến hành.









Câu chuyện nhỏ từ dự án mà công ty Ybook và ông Đồng Phước Vinh đang theo đuổi cho đến một kho tàng sách số cho toàn dân theo mô hình thư viện Quốc gia Na Uy tuy hai hoàn cảnh, cách làm, mà cùng một cứu cánh.



Một năm trước, khi vừa về nắm công việc quản lý dự án sách số của công ty TNHH Sách điện tử Trẻ (Ybook), giám đốc Đồng Phước Vinh – một nhà báo, chuyên gia công nghệ – đứng trước một núi sách nhà xuất bản Trẻ đã in trong hơn 30 năm hoạt động, dưới dạng bản giấy, đa số đang xuống cấp. Đáng nói là còn rất nhiều đầu sách cũng do nhà xuất bản này in từ thời bao cấp đang lưu lạc khắp nơi. Và việc của Ybook lúc đó, không chỉ là xuất bản, bán những cuốn sách mới, mà song song, phải tìm kiếm, hệ thống, phục hồi lại những ấn bản cũ, chuyển sang số hoá, để tránh mai một nguồn tài nguyên. “30.000 tựa sách cũ cần được số hoá. Cứ hình dung, chúng ta sẽ phải làm lại các khâu từ rà soát, chọn lại những sách cần in rồi tổ chức đánh máy, trình bày, làm bìa, làm thủ tục tái bản... Sẽ tốn công sức, tiền bạc rất nhiều. Nhưng đó là công việc thuộc về “di sản”, không thể không làm”, ông Vinh nói.

Và thực tế, trong thời gian qua, song song với việc kinh doanh sách số, Ybook đã chạy nước rút trong việc số hoá sách cũ, cố gắng mỗi tháng tổ chức thực hiện 500 tựa. Cho đến nay, dự án đã hoàn thành 3.000 tựa và cố gắng năm 2014 sẽ số hoá thêm 7.000 tựa nữa. “Tốn kém thì dĩ nhiên rồi. Cứ tính trung bình mỗi tựa sách từ bản giấy cũ sang bản số sẽ tốn chừng 1 triệu đồng thôi, thì nhân lên 30.000 tựa, sẽ cho ra một con số khổng lồ. Nếu tính hiệu quả kinh doanh thôi, thì thua chắc. Nhưng cái quan trọng trong việc số hoá đó là gìn giữ nguồn tài nguyên tri thức theo yêu cầu của thực tế công nghệ xuất bản hiện nay, và xa hơn, là chia sẻ tri thức với cộng đồng”, ông Đồng Phước Vinh cho biết.


Câu chuyện của riêng dự án Ybook đã cho thấy bài toán số hoá nhìn từ các đơn vị xuất bản không hề đơn giản và không phải đơn vị xuất bản nào cũng đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện trong bối cảnh kinh doanh xuất bản ảm đạm hiện nay. Sự phối hợp vì một chiến lược chung giữa các đơn vị xuất bản và hệ thống thư viện, huy động những nguồn lực xã hội hoá là một cách để có thể tạo nên một chiến lược lớn, giúp người dân có điều kiện hưởng thụ nguồn tài nguyên tri thức qua những kho tàng sách được tốt hơn.


“Không biết rồi đây công nghệ xuất bản sẽ còn phát triển đến đâu, nhưng trước mắt, trong giai đoạn công nghệ hiện tại, theo tôi số hoá nguồn sách cũ là một điều kiện sống còn trong lưu trữ và chia sẻ, một cách bảo tồn di sản, nguồn tài nguyên tri thức tiếng Việt, không để chúng bị đóng kho, thất thoát theo thời gian”, ông Vinh nói.


Câu chuyện nhỏ từ dự án mà công ty ông Vinh đang theo đuổi cho đến một kho tàng sách số cho toàn dân theo mô hình thư viện Quốc gia Na Uy tuy hai hoàn cảnh, cách làm, mà cùng một cứu cánh.


Nguyễn Vinh






Có cơ hội cọ xát để thấy rõ thực lực

Có cơ hội cọ xát để thấy rõ thực lực

Vòng loại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng khu vực Bắc bộ


Có cơ hội cọ xát để thấy rõ thực lực


SGTT.VN - Các đầu bếp đều chia sẻ rằng họ trông đợi một cơ hội thi thố tài năng bếp chuyên nghiệp lâu lắm rồi, nên cuộc thi Chiếc Thìa Vàng mang đến cho họ sự háo hức lẫn hồi hộp trước ngày vào cuộc so tài. Cho đội bếp của đơn vị đi thi, lãnh đạo các nhà hàng, khách sạn xem đây là dịp để họ học điều hay khi đối đầu với các đầu bếp giỏi trên cả nước, chứ không chỉ nhìn thực lực của mình trong một khu vực Bắc bộ.










Đội nhà hàng khách sạn Hải Đăng đạt giải nhất – Hải Phòng.



Sôi nổi tranh vé đi tiếp


Chặng thứ tám vòng loại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng đã được tổ chức tại thành phố Hải Phòng vào ngày 10.12.2013 cho khu vực Bắc bộ với 12 đội thi đến từ Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hoá. Có thể thấy các đội đã thể hiện quyết tâm tranh những chiếc vé vào vòng bán kết qua sự hối hả bắt tay vào ngay khi ban tổ chức chưa kịp phát hiệu lệnh bắt đầu giờ thi.


Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá đều có biển, có nhiều loại hải sản rất ngon. Có lẽ không muốn bỏ qua dịp giới thiệu nguồn hải sản của địa phương có thể dùng chế biến nhiều món ngon, nên ngoài một món thuỷ hải sản bắt buộc trong thực đơn, có tám đội đã sử dụng hải sản làm nguyên liệu chính chế biến món khai vị. Tám món hải sản khai vị hoàn toàn không trùng nhau: gỏi sam; súp trứng cua biển; củ canh tôm biển; súp tôm – mực; salad sứa; súp tôm – tu hài – ốc hương – cua biển – mực; ốc thuôn lá lốt; salad tôm hùm. Đã thế với các món chính chế biến từ hải sản (thực đơn yêu cầu món chính có một món thịt và một món hải sản), các đội đã chế biến thêm những món hải sản hết sức phong phú như: cua bể hấp ngãi, nem cua bể, sò điệp – hàu – tôm đút lò với phômai, lẩu dưa hấu tôm sú, cá song với càng cua bể hấp, tôm he nướng, tôm sú bọc trứng gà xốt bào ngư, chả cá thu.


Trong những món thịt, các đội đã sáng tạo trong cách chế biến để có hương vị khác biệt so với những cách chế biến quen thuộc ở địa phương, có thể kế đến món đuôi trâu hầm lá lốt vị mẻ của nhà hàng khách sạn Hải Đăng, thịt dê ủ trấu của khách sạn Bộ Tài chính Sầm Sơn, gà ướp tiêu rang muối của khách sạn Công đoàn Hải Phòng.


Cuộc tranh tài cao, thấp không chỉ diễn ra ở phần chế biến món ăn mà đã khởi động từ buổi chiều trước ngày thi chính thức khi 8 – 9 đội tranh thủ đến chọn những sản phẩm Ly’s Horeca do công ty Minh Long 1 mang đến hỗ trợ, bởi muốn nhanh tay để “giữ bí mật” phần trưng bày của mình và sợ chậm chân thì không còn đúng kiểu chén, dĩa mà mình muốn sử dụng.


Đầu bếp Đặng Văn Cường của nhà hàng Vân Nam cho biết anh đã có tám năm làm việc cho nhà hàng ở Sài Gòn, học được ở làng bếp Sài Gòn nhiều kinh nghiệm, nhất là cách trình bày món ăn. Anh Cường đã sử dụng các sản phẩm Minh Long thường xuyên và rất hài lòng. Thấy các sản phẩm Ly’s Horeca, anh bày tỏ ngay: “Các dụng cụ này có độ sáng bóng hơn hẳn loại tôi đang sử dụng, chuyên cho nhà hàng, khách sạn có khác. Tôi nghĩ trình bày thoáng thì chính độ sáng của chén, đĩa này sẽ làm nổi bật món ăn”. Tuy không giành được vé vào bán kết, nhưng đội nhà hàng Vân Nam cũng được khen về cách trình bày dĩa nguyên liệu cho món lẩu dưa hấu tôm sú hay món gà ác tiềm dừa.










Ban giám khảo chuyên môn đang chấm thi – Hải Phòng.



Đội nhà hàng khách sạn Hải Đăng (Hải Phòng) được cả bốn giám khảo chuyên môn chấm điểm cao về cơ cấu thực đơn, chất lượng món ăn và cả cách trình bày, ấn tượng nhất là món salad tôm hùm. Cùng với nhà hàng Hải Đăng nhận giải nhất, ba đội nhận giải nhì sẽ tiếp tục đến Hà Nội tranh tài quyết liệt hơn ở vòng bán kết khu vực phía Bắc là nhà hàng khách sạn Công đoàn (Hải Phòng), khách sạn bộ Tài chính Sầm Sơn (Thanh Hoá) và khách sạn Sài Gòn Hạ Long (Quảng Ninh).


Cơ hội nhận ra yếu kém


Cho đội bếp của đơn vị đi thi, lãnh đạo các nhà hàng, khách sạn xem đây là dịp để họ học điều hay khi tranh tài với các đầu bếp giỏi trên cả nước, chứ không chỉ nhìn thực lực của mình trong một khu vực Bắc bộ. Mọi người nhận thấy ban giám khảo nhận xét rất xác đáng về những điểm yếu của các đội thi ở khu vực Bắc bộ, mà thường ngày chính các đầu bếp có tài chế biến món ăn giỏi cũng chưa thấy rõ tính chưa chuyên nghiệp trong kỹ năng của mình.


Giám khảo Justin Quách Thiên Tường cảm thông với các đầu bếp ít được cọ xát với những hoạt động đầu bếp chuyên nghiệp nên chưa biết chăm chút trang phục, đồ dùng nghề, mắc những lỗi không đáng có như đeo trang sức, sử dụng điện thoại di động khi làm bếp, dùng thớt bể mẻ, dùng dao “khui” đồ hộp, dùng khăn thấm nguyên liệu chế biến không đúng loại. Nhiều đầu bếp không biết cách sử dụng đúng bao tay. Các đầu bếp đều tỏ ra lắng nghe lời khuyên của giám khảo về những điều mình còn thiếu để vươn xa hơn trong những cuộc thi chuyên nghiệp.


Về chuyên môn nấu ăn, hầu hết các đầu bếp đều nói được nét đặc sắc, đặc trưng, khác biệt của bài dự thi của mình, nhưng khoảng một nửa số đầu bếp dự thi lúng túng, trước món ăn mình chế biến mới, ngon nhưng chưa nêu bật được điểm đặc trưng hay khác biệt. Chưa kể có loại nước chấm đi kèm món ăn không phù hợp nhưng đầu bếp cố ép nó vào mà bản thân họ cũng chưa xác định có thật hợp hay không. Nghệ nhân ẩm thực Đinh Bá Châu cho rằng lãnh đạo các nhà hàng, khách sạn phải chú ý vấn đề này bởi làm được món ngon nhưng không nói thành “văn” để thực khách nghe món ăn hấp dẫn, hiểu nguyên liệu bổ dưỡng thế nào hay tính đặc trưng món ăn vùng miền ra sao thì cũng khó làm cho người ta cảm nhận được.


Ban giám khảo khắt khe, không phải không có những lời khen, nhưng theo giám khảo Justin Quách Thiên Tường muốn cho đầu bếp cơ hội phát triển nghề nghiệp thì phải hướng họ vào đường đi đúng, nếu để họ đi tự do thì sẽ khó có cơ hội thi thố tài năng ở những tầm cao hơn.


Ông Nguyễn Anh Tuân, phó giám đốc sở Văn hoá, thể thao và du lịch Hải Phòng nhìn nhận việc tham gia các cuộc cọ xát chuyên nghiệp như ở cuộc thi Chiếc Thìa Vàng này chính là cơ hội hay để ẩm thực Hải Phòng nói riêng và khu vực Bắc bộ nói chung có dịp để so sánh, rút kinh nghiệm mà vươn lên từ nghiệp vụ nấu ăn, đến cung cách phục vụ, đến nghệ thuật giới thiệu đặc sản quê hương mình với du khách khắp nơi.


bài và ảnh: Nguyệt Hồng









Vòng loại cuối cùng của Chiếc Thìa Vàng sẽ kết thúc tại Hà Nội ngày 17.12.2013. Vòng bán kết 1 diễn ra tại Hà Nội ngày 20.12.2013, vòng bán kết 2 diễn ra tại TP.HCM ngày 2 và 3.1.2014. Vòng chung kết diễn ra tại TP.HCM ngày 16.1.2014.







Lạ lẫm món lòng thuôn xứ Nghệ

Lạ lẫm món lòng thuôn xứ Nghệ

Hương vị quê nhà


Lạ lẫm món lòng thuôn xứ Nghệ


SGTT.VN - Có dịp về chơi quê bạn, sau cơn lũ dữ nhưng đã được người dân khắc phục dần. Nên ở quê, trong vườn nhà nào cũng trồng nhiều rau sạch, cây ăn quả: rau muống, rau cải, rau diếp, rau thơm, lá mơ, riềng, sả, mướp, bí, chuối, ổi cam bưởi... Và bạn đãi khách cũng cây nhà lá vườn.










Món lòng thuôn này phải có đến hơn chục loại gia vị và rau mùi để chế biến từ bộ lòng... cầy.



Những căn nhà ba, bốn gian, phía trên cột kèo là những cái “chạn” lót ván hoặc tấm phên đan tre, để khi lũ dâng cao có chỗ cất đồ đạc, lúa má, đậu lạc, ngô khoai… và cho cả nhà lên đó “tá túc”. Cơn lũ này chưa rút hết đã cơn lũ khác kéo đến, có khi họ phải ở cả tuần hàng tháng mới dọn xuống.


Ở cái xứ này nhà nào cũng đông con cái, nhà nào ít lắm cũng tầm bốn đến năm đứa, một hoặc hai, ba là hiếm; cá biệt có nhà cả chục nhân khẩu. Cả đại gia đình đông con lắm cháu, có khi phải ở chơi cả tháng may chỉ mới nhớ được hết tên các thành viên.


Bữa cơm gia đình xen lẫn cả xóm giềng khoảng vài chục người, chẳng bàn ghế, trải chiếu dưới đất ngồi quây quần thành vòng tròn lớn, người lớn một cỗ, trẻ con một mâm. Rau rợ trong vườn, cá vớt dưới ao nấu nồi canh “nhút đậu”, gạo thơm cơm trắng, đặc biệt thêm con cầy mấy món, tất cả đều cây nhà lá vườn. Một khung cảnh mà lần đầu tiên trong đời tôi mới được chứng kiến. Các món ăn nấu theo kiểu thôn quê, không chút cầu kỳ nhưng lạ miệng và ngon ơi là ngon… Trong đó tôi ấn tượng nhất cái món mà dân xứ Nghệ gọi là “lòng thuôn” xúc bánh tráng ăn kèm lá mơ – món “khai vị” nhâm nhi ly rượu gạo cay nhẹ.


Mẹ của bạn dành riêng cho tôi một dĩa nhỏ “lòng thuôn” để ngay trước mặt, tôi nhẩn nha cảm nhận hương vị độc đáo của món ăn lạ lẫm này. Liếc mắt nhìn quanh tôi mới biết lòng thuôn quá ư “đắt khách”, dĩa nào dĩa nấy sạch bách từ lúc nào… Tôi tò mò hỏi chị của bạn cách thức chế biến món này, chị nói: “Ở quê chị ai cũng thích ăn món này. Làm thịt con chó, món này là món ngon nhất đó em!” Chỉ cần lấy nguyên bộ lòng chó làm sạch, cắt nhỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó gia giảm muối, tiêu, ớt hiểm, mắm tôm, mì chính, chút xíu đường; sả, củ riềng băm nhỏ; muốn cho dậy mùi thêm chút sa tế, chút ngũ vị hương… trộn đều ướp với lòng băm khoảng mười phút cho thấm gia vị. Tiếp theo, phi dầu với hành tỏi, đổ hỗn hợp lòng đã ướp vào xào chín. Thêm mớ bắp chuối bào mỏng, lá rau má, mớ lá mơ, tất cả đều băm nhuyễn vắt kiệt nước, khi xào lòng chín, để lửa thật lớn cho các loại rau vào đảo nhanh cho đến khi thật khô nước trong chảo. Sau đó cho huyết chó vào đảo đều đến chín, nhắc chảo xuống cho nắm “lạc” rang giã giập vào trộn đều, là hoàn tất. Chị cho biết, món “độc quyền” này được người dân nơi đây liệt kê vào danh sách món ngon của xứ Nghệ.


Đi thăm những gia đình người thân của bạn, một điều làm tôi chú ý nhất – bếp nhà nào cũng có hũ cà muối, vài ba lon “nhút ngọn đậu” muối để dành xào hoặc nấu canh ăn quanh năm – như một loại thực phẩm mà không nơi mô có được!


Ra về như cả xóm tiễn đưa tới tận ga tàu, và không quên dặn dò: “Bữa mô nhớ về chơi nữa nghe…” Riêng tôi cứ nhớ mãi cái món “lòng thuôn” vừa lạ vừa ngon, mà chỉ có “bữa mô về” quê bạn mới được ăn.


bài và ảnh: Mỹ Nhân






Hơn 60% truy cập trên internet không trực tiếp từ con người

Hơn 60% truy cập trên internet không trực tiếp từ con người

Hơn 60% truy cập trên internet không trực tiếp từ con người


SGTT.VN - Năm ngoái lần đầu tiên lưu thông của bot lấn lướt con người, theo những người theo dấu bot của hãng Incapsula. Năm nay, Incapsula cho biết 61,5% lưu thông trên web không do người.










Các bot lưu thông trên internet ngày càng nhiều. Ảnh: TLCK



Giờ đây, bạn có thể nghĩ đến sự xuất hiện của “Internet của sự vật – hệ thống mạng nối tủ lạnh và xe hơi của bạn với điện thoại di động của bạn, ai mà biết trước được và tại sao không?


Lưu thông phi nhân này gồm các bot tìm kiếm, cào dồn (scraper), công cụ hack, và những loại máy phi nhân khác, các mẫu code câu nhử khác khắp trên internet. Bạn có thể mô tả hiện tượng này là Mạng-internet-của-sự-vật. Bởi vì các bot xây dựng không khó khăn gì. Trong thực tế thật là đơn giản để một nhà báo (chưa từng học viết code) có thể làm điều đó. Chỉ với một trình UBot Studio – một mẫu cơ sở hạ tầng của thế giới bot, tốn chừng 300 USD. Trình này cho phép người ta lập trình và thực hiện các tập lệnh đơn giản trên các trình duyệt mà không cần phải biết bất kỳ code nào.











Bạn cần 100 tài khoản hotmail? Có ngay. Bạn muốn thu góp một vài con số từ một website của chính phủ hoặc một cửa hiệu online? Dễ mà. Chỉ mất mười phút. Hoặc – và đây là một cái đang diễn ra – có thể bạn muốn phát sinh thêm 100.000 lượt xem cho một trang web nào đó? Thật đơn giản. Một lập trình viên cho biết: “Chuyện giả lập lượt xem hết sức tầm thường”.


Mặc dầu thực hiện các tập lệnh như thế rất phi đạo đức, chắc chắn là lừa đảo, và là điều bạn không nên làm. Sở dĩ điều này được đề cập ở đây là cốt để hiểu sự dễ dàng như thế nào. Mục tiêu đặt ra là để “nhái” con người. Có nghĩa là bạn không thể gửi 100.000 “lượt xem” cho cùng một trang. Nên bạn cần phải mở rộng lưu thông ra một loạt các trang mục tiêu. Nhưng là những trang nào? Bạn không muốn những trang mà chả ai vào. Nhưng bạn cũng không muốn gửi lưu thông đến các trang mà nhiều người chú ý đến, thường là những trang vừa được truy cập gần nhất. Vậy thì, bạn muốn những trang có tiếng nhưng không có tiếng nhất nhì và không phải là những trang vừa truy cập gần nhất.


May mắn là Google có xu hướng liệt kê các bài vừa truy cập với hiệu quả cao. Và thông qua Google cào dồn vòng đầu rồi UBot được hai bot nhỏ cùng làm việc chung trong việc “cào dồn”... Bằng cách đó bạn có thể tạo ra số lượt xem mà mình muốn dễ dàng…


Đặng Kính






Oxford – thành phố đầy thơ mộng

Oxford – thành phố đầy thơ mộng

Nhật ký trên những đôi giày


Oxford – thành phố đầy thơ mộng


SGTT.VN - Tôi phải lòng nước Anh từ chính thành phố nhỏ mang tên Oxford. Thành phố đầu tiên tôi đến để sinh sống chứ không chỉ đi du lịch nên cảm giác lưu luyến luôn tràn đầy khi nhắc đến. Đến Oxford vào tháng 5, khi vừa sang hạ, tiết trời lạnh lành dễ chịu, hoa cỏ nở khắp nơi làm dịu đi nỗi nhớ nhà của kẻ vừa xa quê.










Càphê ngoài trời và xe đạp ở Oxford.



Nhà ở gần một công viên nhỏ, từ đó đi tắt vào trung tâm rất gần, chỉ mất khoảng mười phút đi bộ. Dù rất nhớ, rất yêu Sài Gòn, nhưng tôi cũng thấy may mắn: từ nay không phải lái xe trong rừng xe máy nữa, mà được đi bộ hoặc đạp xe ung dung ở đây. Từ nhà vào trung tâm phải qua một cây cầu nhỏ bắc qua một đoạn sông cũng nhỏ, có vài cây liễu rủ ven bờ. Nếu không có việc gì vội, tôi hay thơ thẩn ở đây chờ đàn vịt con líu ríu theo mẹ để thả bánh mì xuống cho chúng ăn, đứng dưới tán hoa anh đào lúc nở rộ cách cây cầu một chút, phía sau là những tán lá liễu la đà trên mặt nước, khung cảnh thật thơ mộng.


Thành phố của trường đại học


Nói đến Oxford phải nói đến khuôn viên của các trường đại học. Quẩn quanh trong khu trung tâm, cứ đi vài bước lại thấy một tấm biển nhỏ đề tên một trường đại học. Trường nào cũng có vẻ nhỏ bé, nhưng bước qua cánh cổng vào đến khuôn viên, mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Mọi tính từ như uy nghiêm, trầm mặc, cổ kính đều không đủ để diễn tả hết cảm giác của tôi khi lần đầu tiên bước qua cánh cổng vào tham quan. Trường nào cũng có bãi cỏ xanh mượt, mà chỉ có giáo sư mới được đi trên cỏ. Tôi cũng đã đến trường Brasenose nơi hồi xưa Thủ tướng Anh David Cameron theo học. Không xa trung tâm là một công viên rộng lớn tên: công viên đại học (University Parks), nối liền với Christchurch Meadow. Gọi là công viên đại học, nhưng cửa luôn rộng mở cho mọi người. Công viên có nhiều bãi cỏ rộng dài, đủ cho mọi người ngồi rải rác hoặc thành nhóm và nhiều cây cổ thụ vài vòng tay ôm không hết, tán lá rũ xuống tận mặt đất tạo thành… hang động.


Đi sâu vào trong là dòng sông Thames chảy ngang qua thành phố, nơi bạn sẽ thấy mọi người, đa phần là sinh viên đang chèo thuyền vào những ngày hè. Ở một khúc sông khác là địa phận của lũ vịt trời, ngỗng, thiên nga và vô số các loại chim chóc khác đủ màu sắc như một sở thú chim thu nhỏ. Tôi còn nhớ mãi buổi dã ngoại đầu tiên với cô bạn người Malaysia đang làm việc tại Oxford: Trong khi mọi người bày nào bánh mì, xúc xích thịt nguội; tôi và cô bạn với hai đôi đũa khoáy đảo ly mì ăn liền do tự chế biến sẵn ở nhà, đạp xe ra công viên thì vừa đủ thời gian mì nở. Gần gũi với thiên nhiên hiền hoà, cảnh vật thơ mộng, mọi muộn phiền như tan biến.


Oxford có nhiều siêu thị và cửa hàng như mọi thành phố khác ở Anh, nhưng du khách đến Oxford thể nào cũng phải len lỏi vào chợ tham quan. Chợ nằm ngay trung tâm, gồm nhiều cửa hàng nằm liền kề và được sắp xếp như bàn cờ. Đi vòng vòng rất dễ lạc nhưng cũng rất dễ tìm đường ra, nếu bạn để ý quan sát một chút. Có lẽ vậy mà tôi thường thấy các nhóm sinh viên nước ngoài được giáo viên cho chơi trò tìm kho báu trong chợ. Các bạn tay cầm bản đồ, bảng mật mã và tha hồ nhờ dân bản xứ chỉ đường – một cách học tiếng Anh hiệu quả và giúp các bạn dạn dĩ trong giao tiếp. Riêng với tôi, ngôi chợ này là nơi hay lui tới, không chỉ để mua thức ăn, nơi có những người bán thịt, bán cá, hoa quả tuổi trung niên. Họ luôn kiên nhẫn chờ tôi phát âm, diễn tả món muốn mua và luôn làm hài lòng khách dù mua rất ít. Nơi đây còn làm dịu bớt nỗi nhớ ngôi chợ nhỏ mình hay lui tới ở Sài Gòn trong ký ức.










Mẹ và con cùng đến trường ở Oxford.



Không mua vé nghe nhạc, vào bảo tàng…


Ngay giữa trung tâm là toà tháp Carfax (Carfax Tower), nơi du khách có thể leo lên tới đỉnh tháp để nhìn toàn cảnh thành phố, cũng là nơi các nghệ sĩ nghiệp dư biểu diễn vào mỗi cuối tuần. Đa số các nghệ sĩ là người nước ngoài, ông cụ người Trung Hoa với cây đàn bầu tấu những khúc nhạc da diết giữa phố phường đông vui. Anh sinh viên người Peru với cây đàn hạc du dương cùng ánh mắt lấp lánh niềm lạc quan. Nhóm nghệ sĩ người Nga với những cây đàn accordion cùng các cô gái mặc đầm dài nhiều màu sắc nhảy múa tưng bừng nhưng không giấu được ánh mắt đượm buồn của người tha phương cầu thực.


Viện bảo tàng Ashmolean Museum trên đường Beaumont cũng là nơi tôi hay đến trong những ngày đầu rảnh rỗi. Viện trưng bày nhiều tranh, tiền cổ, nhạc cụ và không mất tiền mua vé vào cửa. Tôi đã ngây thơ viết thư cho bạn bè kể rằng, ở đây ngoài tiền thức ăn, mọi thứ đều miễn phí như vào thư viện, công viên và cả viện bảo tàng!


Ngoài ra, vườn hoa Botanic cũng là nơi khiến tôi mê mẩn hàng giờ không muốn ra, với muôn vàn loài hoa lạ từ ôn đới đến nhiệt đới. Và, nơi đây đã giúp hiểu thêm về văn hoá làm vườn của người Anh, vun đắp cho thú đam mê làm vườn của tôi.


Người Oxford hiền hoà, lịch sự mà mình chỉ nhận ra điều này sau nhiều năm tháng sống tại London – nơi mọi người có phần khép kín hơn. Với tâm trạng của một chú ếch mới đi xa, tôi viết thư kể cho mọi người nghe rằng: nước Anh đẹp tuyệt vời và con người thì hữu tình dễ mến, vì cứ nghĩ mọi nơi ở cả đất nước này đều giống như Oxford! Thật không hổ danh là thành phố đại học với bề dày lịch sử đáng tự hào. Chính ở thành phố này, tôi nhận được và học cách nói: cảm ơn – xin lỗi một cách chân thành, không như ở London, đôi khi mọi người chỉ nói cho có lệ.


Mỗi chiều về, hình ảnh cô sinh viên mặc váy đạp xe trong phố với mái tóc tung bay, chồng sách vở trong giỏ xe có gắn hoa, làm lòng mình dịu lại nhớ đến những cô bé trung học trong tà áo dài trắng ở quê nhà.


Oxford là nhịp cầu tiếp nối giữa Sài Gòn và London sôi động, giúp tôi hoà nhập vào một đất nước mới nhưng không có cảm giác xa lạ. Tôi ở Oxford chỉ được một năm, đủ để thấy bốn mùa xuân hạ thu đông đi qua thành phố này với nhiều kỷ niệm gói gọn trong lòng.


bài: Phan Quỳnh Dao

ảnh: Văn Hùng Tiến






Rối loạn tiêu hoá phải kiêng nước cam?

Rối loạn tiêu hoá phải kiêng nước cam?

Rối loạn tiêu hoá phải kiêng nước cam?


Con trai tôi bị rối loạn tiêu hoá, cháu thèm uống nước cam nhưng mẹ chồng tôi kêu phải kiêng vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Hiện con tôi vẫn còn nhợn ói và ói, tôi phải làm sao?


Thùy Trang (TP.HCM)


ThS.BS Phạm Thị Hảo, phòng khám Tiêu hoá bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Rối loạn tiêu hoá không phải là lý do để không uống nước cam. Nếu con bạn bị buồn ói và ói thì nên ăn uống với lượng ít mỗi lần.


Bạn nên trao đổi với bác sĩ đang điều trị cho con để xin ý kiến, vì mỗi bệnh nhân với chứng bệnh riêng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp.






Có thể nối đôi bờ nhưng khó “nối” lòng dân!

Có thể nối đôi bờ nhưng khó “nối” lòng dân!

Dự án bắc cầu qua sông Cần Thơ


Có thể nối đôi bờ nhưng khó “nối” lòng dân!


SGTT.VN - Dự án xây dựng cầu bắc qua sông Vàm Xáng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ được sở Kế hoạch và đầu tư (KHĐT) TP Cần Thơ phát thông báo mời thầu từ giữa tháng 1.2013, đến nay, dù còn nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng gần như đã hoàn tất về mặt thủ tục. Trong đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND TP Cần Thơ mới đây, cử tri bày tỏ ý kiến không đồng tình với quy mô và vị trí xây dựng cầu.










Phà Nhơn Nghĩa nối đôi bờ thị trấn Phong Điền và xã Nhơn Nghĩa – do một nhà thầu tư nhân đầu tư khai thác từ năm 1999 đến nay. Hiện bến thường xuyên có ba chiếc, mỗi chuyến phà có thể đưa một xe khách 16 chỗ ngồi hoặc một xe tải trọng dưới 2,5 tấn cùng với 20 môtô và 45 khách bộ hành vượt sông.



Chuyên môn thiếu đồng nhất


Trong thông báo mời đầu tư dự án công trình cầu theo hình thức BOT, sở KHĐT dự kiến quy mô cầu: dài 174,4m; rộng 6,5m; tĩnh không thông thuyền khoảng 7m; độ rộng khoang thông thuyền dự kiến 50m; trọng tải 8 tấn; nhịp dẫn, mố, trụ cầu bằng bêtông cốt thép, nhịp chính là cầu treo… với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 42 tỉ đồng, thời gian khai thác 30 năm. Dự án này đã được UBND TP Cần Thơ chấp thuận theo tờ trình của sở KHĐT giao công ty CP đầu tư xây dựng BOT & BT Miền Nam làm nhà thầu. Tuy nhiên, theo chi cục Đường thuỷ nội địa phía Nam (cục đường thuỷ nội địa Việt Nam), chiếc cầu này sẽ bắc qua rạch Cần Thơ trên đoạn sông từ cầu Cái Răng đến khu vực ngã ba Vàm Xáng, thị trấn Phong Điền. Do đó, khi xây dựng chiếc cầu này phải đáp ứng yêu cầu như sau: độ tĩnh không tối thiểu là 7m, khẩu độ phải lớn hơn 50m (tính đến mép ngoài cùng của trụ chống va).


Người dân không đồng tình


Trong buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND TP Cần Thơ ngày 15.11 tại thị trấn Phong Điền, cử tri Nguyễn Thanh Đời chất vấn: “Cầu Vàm Xáng dự kiến sẽ thu phí 30 năm, đến khi hết thời hạn thu phí, chất lượng cầu sẽ ra sao? Khi quyết định xây cầu, cần phải đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài, phải là cầu vĩnh cửu. Nếu cầu chỉ có tải trọng 8 tấn và nhịp chính chỉ rộng 4,5m thì chỉ có thể giải quyết cho phương tiện qua lại một chiều, như vậy, liệu có cải thiện điều kiện lưu thông hơn so với bến phà đang khai thác hiện nay?” Còn cử tri Phạm Hưng Thạnh bức xúc: “Dân Nhơn Nghĩa đâu có buộc phải bắc cầu bằng mọi giá, mà chỉ xin các nhà quy hoạch cầu, đường phải có tầm nhìn tới 50 năm sau. Ngay trên tuyến đường Vòng Cung này, mấy năm gần đây, làm mới năm cây cầu, thì đã phải sửa hết ba cây cầu! Nay bắc chiếc cầu gần ngã ba sông của một tuyến giao thông thuỷ quan trọng, coi chừng lại lãng phí. Nếu nói không có tiền, thì cứ tiếp tục khai thác bến phà hiện tại, chừng nào có đủ tiền rồi hãy làm cầu kiên cố cho đỡ tốn kém tài sản của xã hội”.


Chính quyền chưa đồng thuận


Tại cuộc họp xác định vị trí xây dựng cầu Vàm Xáng huyện Phong Điền ngày 9.10.2013, phía nhà thầu đã đưa ra hai phương án chọn vị trí xây cầu: một là, cách ngã ba Vàm Xáng khoảng 250m về phía cầu Cái Răng; hai là, cách ngã ba Vàm Xáng khoảng 100m, trong đó, phía nhà thầu đề nghị chọn phương án 2. Tại cuộc họp, đơn vị tư vấn và nhà thầu đã đưa ra các thông số như: cầu chính là dầm thép dây văng treo; tổng chiều dài cầu 161,4m (giảm 13m so với thông báo mời thầu); đường đầu cầu và nhịp dẫn đảm bảo 6,5m, nhưng nhịp chính giảm chỉ còn 4,5m; tĩnh không 7m và khoang thông thuyền 50m. Như vậy, các thông số kỹ thuật đều được tính toán ở mức tối thiểu, không đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ mà chi cục Đường thuỷ nội địa phía Nam đã yêu cầu.


Ông Nguyễn Hoàng Ba, chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho rằng, người dân rất mong muốn có cầu để tiện việc đi lại, nhưng với vị trí cầu gần ngã ba sông, lưu lượng phương tiện thuỷ lớn dễ gây va quẹt. Còn ông Lê Tấn Học, phó ban An toàn giao thông Cần Thơ cho biết: “Do đầu cầu gần khu vực trường học và UBND xã Nhơn Nghĩa, nên phải chú ý thêm phương án an toàn giao thông đường bộ”.


bài và ảnh: Ngọc Tùng






Bánh kem Noel vào cao điểm chào hàng

Bánh kem Noel vào cao điểm chào hàng

Bánh kem Noel vào cao điểm chào hàng


SGTT.VN - Có vẻ như thị trường bánh kem Noel 2013 đang có sự chuyển biến với sự tham gia tích cực của các cửa hàng kinh doanh bánh tươi quy mô nhỏ cùng với các nhà sản xuất kem.










Mô hình bánh mẫu đã sẵn sàng tại các cửa hàng phục vụ người đặt bánh. Ảnh: Thu Vân



Một số cửa hàng kinh doanh bánh kem tìm cách tăng số lượng bán bằng các chương trình khuyến mãi mua ba cái bánh giảm giá 10%, tặng gối Noel, đặt hàng online… Một số nơi chốt đơn đặt hàng từ ngày 20 – 21.12, nhưng cũng có cửa hàng cho biết vẫn mở cửa đến tận lễ Giáng sinh (24.12).


Một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh bánh tươi như Brodard, Tour les Jours, ABC Bakery… vẫn cố gắng trình diễn các mẫu bánh Noel mới dù chưa thể định lượng sức mua.


Doanh nghiệp dè dặt


Sức mua khó đoán là một trong số các nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh bánh tươi (bánh kem/gato) ngần ngại tăng sản lượng hoặc tung ra mẫu bánh mới. Một số cửa hàng đang tích cực chào hàng đặt bánh Noel trước thời điểm 20 – 21.12.


Ông Kao Siêu Lực, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Á Châu (ABC Bakery) nhận xét: “Thị trường Noel năm nay khó đoán sức mua nên chúng tôi cũng chỉ tung ra hạn chế khoảng bốn mẫu bánh mới. Do hệ thống ABC Bakery tăng thêm năm chi nhánh mới trong năm 2013 nên sản lượng bánh cũng tăng thêm 20%”.


Theo ông Lực, bánh kem Noel của ABC năm nay sẽ bao gồm các chất liệu ăn được như sôcôla, kem… không sử dụng các vật liệu trang trí không ăn được. Về giá bán, ABC Bakery vẫn giữ nguyên giá cũ, bằng với giá bán Noel 2012.


Kinh Đô Bakery năm nay có lẽ tập trung vào bánh kẹo mùa tết nên đến thời điểm này vẫn chưa có mẫu bánh Noel mới. Tại cửa hàng Kinh Đô Bakery ở quận 1, nhân viên cửa hàng cho biết hiện chưa có mẫu bánh Noel để khách đặt hàng và chưa có giá bán chính thức.


Brodard Bakery vẫn chứng tỏ uy tín thương hiệu của mình với mẫu bánh kem Noel đa dạng, giá bán ổn định. Dịp Noel 2013, Brodard tung ra một số mẫu bánh như gốc cây Noel sôcôla, đường phèn sôcôla, bánh khúc củi sôcôla/kem – bơ, bánh kem việt quất…


Tại cửa hàng bánh Hỷ Lâm Môn ở quận 4, có khá nhiều mẫu bánh kem Noel của những năm trước. Theo nhân viên bán hàng thì đây là các mẫu bánh kem được nhiều khách hàng chọn mua. Về giá bán thì nhân viên tại đây chỉ báo giá trung bình 120.000 – 130.000 đồng/bánh khúc củi loại 2 tấc. Giá bán chính thức của bánh kem Noel phải đến giữa tuần này mới có.


Tại một số cửa hàng bánh/kem như Brodard, Tour les Jours, Baskin & Robbin… giá một số mẫu bánh Noel cao cấp có thể lên đến 300.000 – 520.000 đồng (tuỳ kích cỡ). Theo các cửa hàng thì bánh khúc củi/gốc cây Noel được đặt nhiều nhất và có nhiều mẫu để chọn.


Trang trí theo yêu cầu


Do sức mua kém nên các cửa hàng bánh phải tích cực “chăm sóc khách hàng” bằng các chiêu giảm giá, tặng kèm, trang trí bánh theo yêu cầu… Đồng thời, họ phải sáng tạo ra các mẫu bánh kết hợp với nhiều dạng chất liệu khác nhau như kem – bơ, sôcôla, trà xanh…


Như tiệm bánh Tiramisu trên đường Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh giới thiệu các mẫu bánh kem đặc biệt Noel 2013 với hai lớp nhân sôcôla và dâu. Đó là bánh kem tròn cỡ 2 tấc hoặc tạo hình ông già tuyết cao 20cm. Khách hàng cũng có thể chọn mua loại bánh kem cây thông 14 Cup Cake với chất liệu nền là sôcôla.


Khách hàng cũng có thể chọn bánh Tiramisu được trang trí theo yêu cầu và đóng thành hộp quà. Một hộp quà Cup Cake có 6 – 9 bánh Tiramisu sẽ có giá bán 150.000 – 200.000 đồng.


Các tiệm kem nổi tiếng như Baskin & Robbin, Bud’s… cũng tung ra các mẫu bánh kem lạnh có giá bán 192.000 – 290.000 đồng. Baskin & Robbin giới thiệu nhiều mẫu bánh kem lạnh với giá bán dưới 200.000 đồng. Khách hàng có thể đăng ký làm thành viên Club 31 của Baskin & Robbin sẽ được giảm giá 20% khi đặt bánh kem lạnh.


Trong khi đó, các cửa hàng kem Bud’s nhận đặt hàng bánh kem lạnh đặc biệt chỉ có trong mùa Giáng sinh trước 10 giờ tối ngày 21.12.2013 để hưởng ưu đãi giảm giá 15%. Khách hàng có thể nhận bánh tại cửa hàng trong ngày 24.12 hoặc 25.12.


Việt Bình






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ