Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Về quê kháp rượu!

Về quê kháp rượu!

Về quê kháp rượu!


Đình cổ, người xưa











SGTT.VN - Chiều cuối năm, gió se lạnh từ cánh đồng Phú Lễ phả mơn man vào ngôi đình có quy mô lớn và đẹp nhất tỉnh Bến Tre: đình Phú Lễ (ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri) – được xây dựng vào năm 1826 bằng gỗ và lá, thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch, gồm mười gian theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Qua thời gian, các lớp lá được thay bằng ngói vảy cá, nhưng các cột gỗ lim thì vẫn bóng ánh màu cổ tích.


Vị khách phương xa khẽ lướt tay qua những đường nét tinh xảo trên các hoành phi câu đối, long trụ, bao lam thành vọng, hương án… mà không khỏi bồi hồi thán phục tiền nhân. Cũng chính trong quá trình dựng đình, nghề kháp (nấu) rượu truyền thống ở Phú Lễ ra đời, như là thứ sản vật dâng lên đất trời tổ tiên cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc.


Đình Phú Lễ đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia và thứ rượu ngọt mềm môi của vùng đất này cũng được dân đồng bằng sông Cửu Long công nhận là một trong những đệ nhất danh tửu (cùng với rượu Gò Đen – Long An, rượu Bàu Đá – Bình Định, rượu Làng Vân – Bắc Ninh và rượu Xuân Thạnh – Trà Vinh).


Người Phú Lễ làm rượu chăm chút đến từng hạt nếp, viên men, từng động tác chưng cất. Chị Hai Mến (ấp Phú Khương) cho biết: “Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên, thường là loại nếp dài ngày của địa phương. Nếp được nấu thành cơm, để nguội (hơi ấm tay) thì rắc hồ men (đã giã nhuyễn) vào, trộn đều rồi đưa vào xô sạch để ủ. Chờ ba ngày cho cơm nếp và hồ men đã thấm nhuần, hoà quyện vào nhau tạo nên hương thơm nồng đặc trưng thì cho nước vào với tỷ lệ thích hợp rồi ủ tiếp. Đến khi ủ đủ bảy ngày bảy đêm là lúc cơm rượu đã đạt độ chín, sẽ đem đi kháp rượu. Khi kháp, muốn rượu ngon phải để lửa liu riu đều tay. Lửa cao quá hoặc thấp quá cũng làm rượu không ngon, có khi còn “thất” rượu”.


Lão nông tri điền Tám Sánh, nay gần cửu thập, móm mém: “Từ năm 1826, khi vua Minh Mạng sắc phong và cho thành lập đình Phú Lễ thì Phú Lễ đã sở hữu hai di sản văn hoá lớn, một là ngôi đình thuộc loại cổ và lớn nhất Nam bộ, hai là thứ rượu nếp Phú Lễ danh bất hư truyền”.










Bí ẩn bài hồ men truyền thống


Lão nông Tám Sánh tiết lộ: “Bài hồ men được ông cố tôi lưu truyền từ thời vua Minh Mệnh gồm 36 vị thuốc: trần bì, quế khâu, đinh hương, tất phát, đại hồi, sa nhân, tiểu hồi, lương cương, càng cương, bạch khấu, ngọc khấu, mai hoàng, hậu phát, thảo quả, quế chi, trạch lan, xích thước, hồng hoa, linh cừ, mật nang, tạo giác, cam thảo, son tàu, cam thảo nam, thiên niên kiện, cát cánh, bồ kết, hương truật, nhãn lồng, trầu lương, rau răm, lá nhãn, ngũ vị, tai vị, tiêu sọ, mần tưới. Các vị thuốc này được xay nhuyễn, trộn với bột gạo lứt, nhồi chung với cám, vo thành viên rồi đem ủ trong trấu. Trong lúc ủ phải thường xuyên theo dõi không để nóng quá cũng không được lạnh quá và sau bảy ngày sẽ thu được loại hồ men đặc biệt”.


Một yếu tố góp phần làm nên vị ngọt thơm, say nồng của rượu Phú Lễ chính là nguồn nước lấy từ các mạch giếng. Khách phương xa ra thăm một cái giếng làng, thấy bề mặt giếng mọc toàn rau dại, thành giếng vẫn nện từ đất, vị nước lấy từ giếng lên ngọt lạnh trôi từ cổ họng xuống tận bao tử. Thảo nào mà khi thành rượu, nó cũng làm cho người uống say đắm như hoà quyện cùng tinh tuý của trời đất, vạn vật, cỏ cây.


Nghề kháp rượu theo chân những cư dân đầu tiên đến khai khẩn đất hoang trồng lúa ở đất Phú Lễ. Ngót nghét gần 200 năm qua, thứ rượu ấy vẫn được dùng trong nghi lễ sắc phong và chuyển về kinh dâng vua vì hương vị thơm ngon hiếm có. Ở làng Phú Lễ xưa (nay là xã), hầu như nhà nào cũng kháp rượu. Rượu ra lò chưa dùng ngay mà được hạ thổ (chôn xuống đất) 100 ngày, hấp thụ âm dương của trời đất cho rượu thật “nhuần”. Nhờ vậy rượu Phú Lễ có được hương vị thật thanh tao, diễm tuyệt.


Năm 2004, trước thực trạng làng nghề đang dần bị mai một, ông Trần Anh Thuy không khỏi trăn trở, là người trẻ tuổi, năng động, ông đã cho ra đời công ty CP Rượu Phú Lễ cùng sứ mệnh “Khôi phục và nâng cao chất lượng rượu làng nghề Phú Lễ” và “dự án” đã được UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt. Hội sản xuất rượu Phú Lễ cũng được thành lập. Rượu Phú Lễ được sản xuất theo phương thức mới bằng cách kết hợp giữa truyền thống làng nghề và công nghệ hiện đại. Ở Phú Lễ hiện nay, đã có hơn 100 hộ nhận nếp và hồ men từ công ty CP Rượu Phú Lễ để kháp trên 80.000 lít rượu nếp nguyên chất/tháng. Toàn bộ số lượng rượu nguyên liệu này được công ty CP Rượu Phú Lễ bao tiêu, do vậy, đời sống của bà con làng nghề đã ổn định hơn và ngày càng phát triển.


Tại nhà máy, rượu được tách lọc các tạp chất do quá trình nấu thủ công, bằng công nghệ hiện đại, sau đó được đóng chai và đưa ra thị trường tiêu thụ, qua đó, thị trường có thêm một sản phẩm “sạch, an toàn” cho sức khoẻ của người tiêu dùng.


Ông Trần Anh Thuy, tổng giám đốc công ty CP Rượu Phú Lễ, bùi ngùi: “Là người con của vùng đất này, tôi hiểu người dân Phú Lễ vẫn muôn đời gìn giữ bằng được chất lượng của loại rượu danh tiếng trăm năm. Mười năm qua, công ty CP Rượu Phú Lễ đã tạo dựng chỗ đứng cho sản phẩm rượu làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay, với chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt được tính trên toàn bộ giá thành sản phẩm xuất xưởng, bao gồm cả bao bì, nhãn mác... đã làm cho sản phẩm có giá thành rất cao, đẩy lùi năng lực cạnh tranh của rượu Phú Lễ chính thống. Thêm nữa, làng nghề nằm ở vùng được đặc biệt hưởng ưu đãi đầu tư nhưng chưa thấy ưu đãi cụ thể nào đối với các đơn vị sản xuất rượu tại làng”. Nhưng ông lại sôi nổi: “Dù sao, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục và kiên định với sứ mệnh đã đề ra: “Khôi phục và nâng cao chất lượng rượu làng nghề Phú Lễ”, chúng tôi đã thực hiện đổi mới hình ảnh của công ty, cũng như hình ảnh của bao bì sản phẩm, từng bước, nâng tầm giá trị (cả sản phẩm và hình ảnh) rượu làng nghề Phú Lễ, xa hơn nữa, sẽ đưa sản phẩm rượu Phú Lễ hội nhập với thị trường thế giới”.


ĐỨC ANH ảnh hứa tất đạt






M.U "trói" chặt Rooney bằng lương siêu khủng

M.U "trói" chặt Rooney bằng lương siêu khủng

M.U "trói" chặt Rooney bằng lương siêu khủng


SGTT.VN - Lãnh đạo Quỷ đỏ đã quyết định mời Rooney đặt bút ký vảo bản hợp đồng mới có thời hạn 4 năm trị giá 65 triệu bảng, tương đương mức lương 300.000 bảng/tuần.


Khi chính thức ký gia hạn, Rooney sẽ trở thành cầu thủ hưởng thù lao cao nhất trong lịch sử giảii Ngoại hạng. Với bản hợp đồng mới, lương của tiền đạo người Anh cũng tăng từ 250.000 bảng/tuần lên 300.000 bảng/tuần.


Xét rộng trên làng túc cầu châu Âu, Rooney đã có thể đứng ngang hàng với hai ngôi sao sáng Cristiano Ronaldo và Lionel Messi về mặt lương bổng.










Rooney sẽ tiếp tục ở lại M.U Ảnh:



Nhà Glazer dự định "bơm" cho M.U 200 triệu bảng để David Moyes giữ chân các trụ cột và tuyển thêm tân binh làm cuộc cách mạng triệt để ở Old Trafford.

Ngày hôm qua, quả "bom tấn" đầu tiên đã phát nổ khi Juan Mata chính thức đặt bút ký vào bản hợp đồng với M.U. Để có được sự phục vụ của ngôi sao người Tây Ban Nha, Quỷ đỏ phải chi 37 triệu bảng.


Lãnh đạo M.U khẳng định, Rooney chính là hạt nhân của CLB nên sẽ giữ anh bằng được. Bên cạnh đó, họ còn vung tiền mạnh mẽ thời gian tới để đưa về Old Trafford những cầu thủ xuất sắc.


Hai cái tên được nhắm đến trước khi kỳ chuyển nhượng mùa đông đóng cửa là Yohan Cabaye (giá khoảng 20 triệu bảng) và Luke Shaw (23 triệu bảng).


Nguồn tin từ Old Trafford cho hay: "Bản hợp đồng với Mata là bước tiến báo hiệu tương lai tốt đẹp của M.U. Lãnh đạo đội bóng hiểu rằng, Quỷ đỏ cần phải thay máu lực lượng và tiền luôn sẵn sàng để cho David Moyes đi shopping.


Việc bảo đảm tương lai của Wayne Rooney cũng cực kỳ quan trọng trong kế hoạch của CLB. M.U muốn chứng mình cho tất cả thấy rằng, họ không ngần ngại trả mức lương khủng để giữ chân những cầu thủ giỏi."


Theo VNN






Bốn đời vì tinh tuý ẩm thực Việt

Bốn đời vì tinh tuý ẩm thực Việt

Bốn đời vì tinh tuý ẩm thực Việt


SGTT.VN - Nghiêm chỉnh, nghiêm túc, nghiêm cẩn tới mức nghiêm khắc, đó là tác phong làm việc xưa nay của một công ty cha truyền con nối đã sang đời thứ tư. Khi công bố dòng sản phẩm “Ly’s” mang tên gia đình mình, họ cũng đồng thời gởi đi một cam kết về sự cống hiến toàn bộ khát vọng của nhà họ Lý cho sản phẩm gốm sứ để góp phần nâng lên vẻ đẹp tuyệt diệu của gia tài ẩm thực Việt, một giá trị văn hoá dám sánh vai cùng mọi nền ẩm thực văn minh hiện đại của thế giới.










Cuộc thi Chiếc Thìa Vàng với mong muốn cổ vũ cho trào lưu ăn “ngon” và “lành”.



Tám năm một giấc mơ


Câu chuyện về gốm sứ Minh Long 1 và cái tên Lý Ngọc Minh lừng danh bây giờ, có lẽ nên được kể từ những ngày rất xa. Đó là cái ngày mà mẹ của ông Minh phải vừa nuôi con, vừa quán xuyến hai xưởng gốm khi cha ông đột ngột qua đời. Biến cố này làm ông Minh không có điều kiện đến trường như bao bạn bè, mà phải vào xưởng làm việc, chỉ khác biệt ở chỗ được mẹ dúi cho mấy cuốn sách mà sau này làm thay đổi diện mạo của ngành gốm sứ Việt Nam. Đó là sách Gương kiên trì của Nguyễn Hiến Lê và Thuật tư tưởng của người xưa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Chính những tập sách này đã làm nên quyết tâm chinh phục những đỉnh cao của công nghệ gốm sứ, làm nên cái tên Minh Long 1 ngày nay.


Vì sao lại là hai cuốn sách này, hãy nghe bà Lý Ngọc Dung, vợ ông Minh kể: “Cuộc đời anh Minh chỉ biết đến gốm sứ, đến máy móc. Ngày đó nhà còn khó khăn lắm, nhưng anh Minh cương quyết thay đổi cách nung, cụ thể là làm cái lò nung kiểu mới. Mình ngồi trong nhà, nghe ngoài xưởng kêu “đùng” là biết thử nghiệm thất bại, và thấy trong bụng quặn lên một cái vì một mớ tiền nữa đã mất tiêu! Nhưng tôi tin là anh Minh đang làm đúng, nên ủng hộ sự kiên trì này…” Bao nhiêu năm trôi qua, bà Dung vẫn vậy, kiên nhẫn đứng khuất đằng sau chồng con để lo toan chuyện cơm áo gạo tiền của mấy ngàn con người, chừa một không gian rộng lớn để ông Minh và các con được sáng tạo, được đổi mới và được thử nghiệm những ý tưởng làm thăng hoa cho sản phẩm gốm sứ.

Và Ly’s Horeca là một câu chuyện như vậy.


Tám năm, ông Minh và bốn người con đuổi theo các câu hỏi lớn: “Làm thế nào đưa được sản phẩm Minh Long 1 tới với đại đa số người tiêu dùng? Làm thế nào để sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đi trước một bước cùng xu hướng ẩm thực của thế giới? Làm thế nào để sản phẩm tạo ra không chỉ chuyển tải thông điệp về chất lượng mà còn làm tôn lên giá trị của món ăn, của phong cách và quan niệm sống?” Những lúc mệt mỏi, thì câu chuyện thuở xưa trong trang sách Gương kiên trì lại nhắc nhớ tác phong không được lùi bước trước việc phải giải một đề toán đúng đắn, đúng đắn cho nhu cầu của thị trường và cho định hướng dài lâu của công ty này.


Tám năm, ông Minh và gia đình đi vòng quanh thế giới để tìm kiếm công nghệ tốt nhất có thể tạo ra những sản phẩm bền, chắc, chịu đựng được cường độ va chạm cao, chịu được sức “công phá” của lò vi sóng, máy rửa chén… nhưng cũng phải thật là sang và tiện dụng, đúng theo xu hướng nhà hàng khách sạn thời hiện đại và lại còn giá mềm. Thử nghiệm, trải nghiệm, rút kinh nghiệm. Tám năm, một giấc mơ được âm thầm đeo đuổi, lớn và nghiêm túc đến mức dùng tên của dòng họ để đặt cho sản phẩm này: Ly’s Horeca.














Trong phòng lab của công ty Minh Long 1.



Dây chuyền sản xuất trong nhà máy của công ty Minh Long 1.



Hai nẻo đường hội nhập toàn cầu


Ông Minh bây giờ không còn là chàng trai sống trong căn nhà cấp 4 thuở nào, căn nhà mà bà Dung vẫn hay đưa các con ghé qua tham quan để nhắc lại xuất phát điểm của cơ nghiệp ngày nay, nhưng vẫn là người suy tính những bài toán dài, rất dài. Ông tin rằng, đồ gốm sứ, vốn luôn được trưng bày trang trọng trong các bảo tàng, luôn chuyển tải trình độ phát triển công nghệ và văn hoá của một giai đoạn lịch sử. Và ông tự nhận một phần vai trò của mình trong chuyện này. Đó là cách ông tính toán cho tương lai của Ly’s Horeca: phải là câu chuyện của mười năm nữa, và nó bắt đầu bằng việc tính toán chuyện toàn cầu hoá sản phẩm của mình.


Con đường đầu tiên, là con đường thông qua chất lượng và công nghệ sản xuất. Nó là sự lặp lại của một giai đoạn cách đây 15 năm, ngày mà Minh Long 1 đứng xếp hàng chờ đợi được tham gia chính thức hội chợ gốm sứ lớn nhất thế giới tại Đức. Mất năm năm ẩn nhẫn có mặt liên tục ở một gian hàng nhỏ trong khu trưng bày dành cho các doanh nghiệp nhỏ, chỉn chu, sang và đẹp, Minh Long 1 chứng minh được vị trí của mình để cuối cùng ban tổ chức phải cấp một gian hàng lớn chính thức. Mất thêm ba năm kiên trì bám trụ và đầu tư liên tục để được đứng chung hàng ngũ với các thương hiệu gốm sứ số một thế giới.


Đến giờ, khi Minh Long 1 giới thiệu dòng sản phẩm dành cho nhà hàng khách sạn, thì không ai hoài nghi về chất lượng, tính năng và công nghệ mang tính cạnh tranh toàn cầu của sản phẩm.









“Tôi tin rằng quê mình chỗ nào cũng đẹp, cũng hấp dẫn du khách. Nhưng cảnh đẹp chỉ là một phần, khách nước ngoài còn bị cuốn hút bởi nhiều thứ khác nữa. Văn hoá truyền thống, lịch sử dân gian chẳng hạn. Nhưng tựu trung, sức hấp dẫn của ẩm thực là khó cưỡng lại nhất”.



Con đường thứ hai, khó khăn và gập ghềnh hơn, là toàn cầu hoá trong phần hồn của sản phẩm, trong giá trị to lớn mà sản phẩm phục vụ: nền ẩm thực Việt Nam đang tự tin sánh vai các nền ẩm thực tiên tiến của thế giới chú trọng an toàn, thực dưỡng, bảo tồn thiên nhiên và môi trường. Đó là một câu chuyện khác, hoàn toàn khác, không phải là chuyện công nghệ nano kháng khuẩn, chuyện thiết kế phù hợp với bàn tiệc đủ loại, mà là thông điệp cho sức khoẻ, cho hạnh phúc cuộc sống con người mà sản phẩm truyền tải. Với ông Minh, đó là lý tưởng của ông với dân tộc, với đất nước, là chặng đường có ý nghĩa, rất dài mà Ly’s Horeca đã đi bước đầu tiên thông qua hành trình tìm kiếm món ăn, đầu bếp và nhà hàng tốt nhất Việt Nam mang tên cuộc thi Chiếc Thìa Vàng.

“Tôi tin rằng quê mình chỗ nào cũng đẹp, cũng hấp dẫn du khách. Nhưng cảnh đẹp chỉ là một phần, khách nước ngoài còn bị cuốn hút bởi nhiều thứ khác nữa. Văn hoá truyền thống, lịch sử dân gian chẳng hạn. Nhưng tựu trung, sức hấp dẫn của ẩm thực là khó cưỡng lại nhất. Sự giàu có về sản vật, sự phong phú và sáng tạo về cách chế biến và quan trọng hơn, thói quen ăn uống theo kiểu món ăn nên thuốc, ăn kiểu cân bằng các chất dinh dưỡng là rất phù hợp với xu hướng ẩm thực chung của thế giới. “Chiếc thìa vàng” bắt đầu năm 2013, mong muốn đi rất lâu, rất dài để cổ vũ cho trào lưu ăn “ngon” và “lành”, ăn uống theo mô hình thực dưỡng và vừa ăn vừa thưởng thức cái tinh tuý của ẩm thực, của đất nước, con người xứ mình”, ông Minh cho biết. Thật là cảm động khi những sản phẩm “tinh hoa từ đất, tinh xảo từ người” đang góp phần nâng cao giá trị tinh tuý của ẩm thực Việt.


kiên chinh ảnh các ngọc - tư liệu






Ra hè phố vẽ mặt người

Ra hè phố vẽ mặt người

Ra hè phố vẽ mặt người


SGTT.VN - Giữa Trung tâm Sài Gòn, bên khung cửa sáng đèn của hiệu quà lưu niệm góc Nguyễn Huệ – Lê Lợi, một phụ nữ nhỏ nhắn bày vài chiếc xếp, tập giấy vẽ, những hộp than, chì và giá vẽ đính dăm bức chân dung, cùng tấm bảng trên đó ghi: “Draw portrait: 10 – 15 minutes 10 – 15 USD ~ 100.000đ”.










“Tôi thấy hài lòng với nghề này vì mang lại chút niềm vui cho du khách và cư dân Sài Gòn”.



Lân la một lúc, tôi quyết định ngồi xuống làm khách vẽ để có dịp nghe câu chuyện đời của nữ hoạ sĩ vẽ chân dung đường phố Sài Gòn.


Một tai nạn lao động trước đây đã khiến một phần bàn tay phải bị xén đứt, chị Giao tỏ ra khó khăn khi một mình thu xếp mớ đồ nghề. Nhưng với bàn tay trái còn lại, người phụ nữ ấy uyển chuyển trong từng nét phác, tinh tế trong từng đường nhấn nhá trên những bức hoạ chân dung.


“Khách đến và đi. Trong khoảng thời gian chỉ từ 10 – 15 phút, thì việc nắm bắt cái thần thái trong tức khắc là việc khó, ngoài khả năng còn đòi hỏi kinh nghiệm và sự nhạy cảm trong nhìn người”, nữ hoạ sĩ vỉa hè nói.


Tám năm trong nghề thiết kế, in ấn thiệp, thời trang... thời gian và áp lực khiến cho đời sống luôn căng thẳng, chị Giao quyết định đi tìm thầy học vẽ chân dung hai năm trời. Và đó là quyết định tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời người phụ nữ tuổi 35.


Mang giá vẽ xuống đường phố những ngày đầu nhiều ngỡ ngàng, nhưng lúc đó, cùng với chị Giao, còn cả một nhóm học trò mới ra lò vẽ, háo hức trước một công việc mới. Và đời sống đường phố dần dần mê hoặc họ.


“Hai năm làm nghề vẽ chân dung vỉa hè, tôi cũng lang thang nhiều nơi, ngồi ở nhiều góc phố Sài Gòn. Những dịp lễ hội ở Đà Lạt, Hà Nội... tôi cũng mang giá đi. Làm nghề này được cái tự do, không bó buộc bởi ai cả. Những bạn bè tôi có người hiện đang về Đà Nẵng, Hội An để vẽ, đến tết lại tụ vào Sài Gòn vẽ phục vụ khách du lịch tham quan phố trung tâm, đường hoa. Anh hình dung được không, sau một bức vẽ chân dung, thấy khách gật gù hài lòng, mình để lại cho họ một kỷ niệm vui về Sài Gòn, người vẽ cảm thấy hạnh phúc lắm”, hoạ sĩ vừa lướt những nét than cho chi tiết bức chân dung vị khách nhiều chuyện, vừa chia sẻ.


Hỏi: “Có bao giờ khách tỏ ra không hài lòng?”, đáp: “Có chứ. Bên cạnh những khách dễ, vẽ chủ yếu để ghi lại một kỷ niệm thì có người tinh tế lắm, nhìn vào biết ngay. Nhiều lúc khách đông, mình làm vội, họ biết. Và trong trường hợp đó thì mình phải chỉnh sửa lại cho tốt”. Hỏi: “Có bức chân dung nào đặc biệt và khó quên?”, đáp: “Có chứ. Gần đây một ông giáo sư Việt kiều dẫn sinh viên đi thực tế, do hành trình xa, sức yếu, ông ngồi nghỉ chân ở bên giá vẽ của tôi và yêu cầu tôi vẽ chân dung. Bức chân dung được vẽ khi ông gục đầu mệt mỏi nhưng vẫn toát lên thần thái hạnh phúc khi được trở về quê nhà, giới thiệu cho học trò về Sài Gòn. Khi tôi vẽ xong, ông cầm bức chân dung của mình mà không giấu được xúc động”.











Không ít người còn mời chị Giao về nhà vẽ cho cả gia đình. Thời máy móc kỹ thuật số, nhưng nhiều gia đình sống ở những khu đô thị sang trọng hiện đại như Phú Mỹ Hưng sẵn sàng bỏ cả triệu đồng để thuê hoạ sĩ đến vẽ chân dung từng người trong gia đình hay cả nhà vẽ chung một bức kỷ niệm bằng nét than, chì rất mộc mạc. Với họ, đó là những hình ảnh quý đong đầy xúc cảm.


“Ngày cuối tuần, đông khách, tôi vẽ được năm, bảy bức. Nhưng cũng có hôm ngồi từ bảy đến mười một giờ đêm không có khách đến. Cũng có hôm mưa gió, phải ở nhà. Nhưng đông nhất là những ngày tết, ngồi vẽ hết lượt này tới lượt khác, không nghỉ tay. Nói chung, cái việc này cũng tuỳ duyên”. Chị nói tiếp: “Cái nghề này làm rồi thì hứng thú lắm, khó mà dứt được. Nhiều hôm bệnh, mệt mỏi trong người cũng vác giá ra đường ngồi”.


May mắn là vị hôn phu tương lai của chị cũng làm việc trong ngành điêu khắc, nên thông cảm với công việc “tối tối ra vỉa hè ngồi” của chị. Có nhiều hôm, anh từ quận 4 qua nhà chị ở Bình Tân đón ra phố Nguyễn Huệ hay bên hông thương xá Tax, khuya phụ dọn dẹp, đón chị về nhà.


“Cũng đủ sống. Có thời điểm đông khách thì dư được chút đỉnh để lo cho cha mẹ già đôi khi trở bệnh bất thường – chị Giao thổ lộ – Cũng không biết tương lai thế nào, nhưng tôi thấy hài lòng với nghề này vì mình mang lại chút kỷ niệm, niềm vui cho du khách và cư dân Sài Gòn”.


Hai năm với hàng trăm bức chân dung, hoạ sĩ nói, chị không thể nhớ từng mặt người, “nhưng có khi vì say nghề quá, trong giấc mơ, tôi thấy mình đang vẽ một bức chân dung tuyệt mỹ; khi thức dậy, bức chân dung đó biến mất”. Và trong công việc hàng đêm, khi ngồi trước những người khách chuyện trò, nắm bắt, thể hiện thần thái của họ, dường như tâm hồn hoạ sĩ chân dung vỉa hè đó có một cuộc theo đuổi, tìm kiếm cái tinh tế lý tưởng trong tả thực, như tìm kiếm dấu vết giấc mơ kia.


Bức chân dung của tôi được hoàn thành sau nửa tiếng. Nửa tiếng cho một câu chuyện dông dài nhưng nhẹ nhàng bên vỉa hè Sài Gòn. Tôi nhờ hoạ sĩ ký tên vào bức chân dung. Hoạ sĩ vẽ chân dung vỉa hè nói: “Ngại nhất là những lúc như vầy, phải ký hai chữ “hoạ sĩ” trước tên của mình”. Rồi bằng nét chì mảnh, chị ngại ngần đề vào góc tranh, vẫn bằng tay trái:


“Kỷ niệm Sài Gòn 29.11.2013


Lê Thuỵ Ngọc Giao”


bài và ảnh: nguyễn nguyên thảo






Nhà văn đi mua nhà

Nhà văn đi mua nhà

Nhà văn đi mua nhà


SGTT.VN - Nhưng rồi không gian lý tưởng ấy của gã hâm bị phá vỡ khi gã từ giã kiếp sống độc thân. Hai đứa nhóc ra đời. Chúng quậy phá, chạy nhảy, té ngã, la khóc… Đồ đạc trong nhà gã chật cứng. Mấy lần gã suýt vỡ tim khi ẵm con đi cấp cứu… Giờ gã hâm không còn vô sản nữa mà có cả một gánh nặng. Cái “gánh nặng” ấy cần một ngôi nhà lớn để chứa đựng, để lũ nhóc còn có không gian cho tuổi thần tiên! Vậy là hắn nỗ lực cày bừa. Được lưng vốn kha khá, gã hâm bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà…











Trong một tiểu thuyết của đại văn hào Dostoevsky, có một chi tiết khiến những kẻ từng sống trong cảnh không nhà như tôi thật ấn tượng. Có một anh chàng nhà văn nghèo đi thuê phòng. Nghèo kiết xác nhưng đi xem nhà trọ chỗ nào anh cũng chê. Anh chàng lý luận: ở chỗ hẹp, tăm tối, ý nghĩ của anh ta cũng hẹp, tăm tối theo. Túi tiền xẹp lép nhưng anh ta muốn có được căn phòng vừa rộng, vừa thoáng, có nhiều cửa sổ, có vườn cây xanh… Thoạt đầu, độc giả phì cười trước “tham vọng” của anh chàng. Nhưng sau cái cười tự nhiên ấy là sự cảm thông khát vọng chính đáng của con người. Ngẫm ra, sống ở trên đời, ai lại không mong có được một ngôi nhà che mưa che nắng. Ngôi nhà – nơi trú ngụ, là tổ ấm, là cái nôi của sáng tạo… Là nhà văn, bạn càng cần có một không gian yên tĩnh, chí ít vài mét vuông để có thể đặt một cái bàn con, một ghế ngồi, một tấm ván ngả lưng, một giá sách nho nhỏ… Với cái góc nhỏ nhoi ấy, nhà thơ, nhà văn sống bằng tưởng tượng, bằng mơ ước, bằng khát vọng sáng tạo… Có nhà văn nào sống ở vỉa hè mà viết được tác phẩm vĩ đại đâu. (Có thể đã từng sống vỉa hè nhưng lúc ngồi viết lại cảnh ấy anh ta đã có cuộc sống khác). Ít ra, để bắt đầu cho công việc viết lách, bạn cũng phải chạy đôn chạy đáo đi thuê một căn phòng trọ. Đã ở nhà thuê mà ôm mộng làm nhà văn thì bạn có thể hoặc là một “người anh hùng thời đại”, hoặc là một gã hâm. Tôi đã từng là một người hâm…


Nỗi khổ của người ở nhà thuê không sao kể xiết. Nhưng dẫu sao, căn phòng hẹp chưa đầy mười mét vuông trên tầng ba của một toà nhà tồi tàn đã từng chia sẻ khát vọng của một kẻ điếc không sợ súng như tôi. Đằng sau dãy phố hào hoa là con hẻm chưa đầy 1m dài hun hút, dẫn đến một cái cửa hang ngập nước. Nước từ trên các tầng lầu đổ xuống, hoà cùng nước từ dưới các đường ống phun lên. Sự giao hoà giữa “đất” và “trời” ấy tạo ra một mùi hôi thúi khủng khiếp. Lê thân đến căn phòng trọ trên tầng ba, dĩ nhiên là chủ nhân của nó phải biết vượt qua cái sân ướt át ấy một cách đầy “nghệ thuật”, để không khỏi bị sa xuống vũng bùn. Qua được “tập 1” gian khổ ấy là ba tầng cầu thang dốc đứng mà tay vịn bằng sắt của nó đã hoen gỉ, rung rinh như răng bà già. Sau một ngày vật lộn với mưu sinh mệt nhoài, nhà văn ấy bắt đầu cặm cụi viết. Không một người bạn tri kỷ nào đủ can đảm leo lên mấy tầng lầu để cà kê nên gã hâm ấy được yên tĩnh viết lách, sáng tạo. Kỳ lạ thay, lúc vô sản là lúc gã hâm thấy mình giàu có nhất. Gã cặm cụi, gã mộng mơ, gã hoá thân vào đủ loại nhân vật, từ nhà tư sản kếch sù đến chính trị gia lỗi lạc, từ thân phận nô tì đến bà hoàng cao sang, từ gã lưu manh vô đạo đến Phật Thích Ca… Gã hâm đóng chặt căn phòng trọ mà ẩn mình, mà sáng tạo, quên đi cái nóng hầm hập, quên mọi thứ trên đời…


Cộc, cộc, cộc…


Có tiếng gõ cửa dồn dập. Sự xuất hiện của mụ chủ nhà đưa gã hâm trở về thực tại trần trụi. Không còn công chúa, hoàng tử, học giả, chính trị gia, mỹ nhân yêu kiều với mối tình lãng mạn nhất nhì thế kỷ. Bà chủ nhà gí tờ “biu” vào mặt làm gã hâm hồn xiêu phách lạc. Tiền điện tăng gấp đôi, tiền nước, tiền đổ rác, tiền dân phòng, tiền canh gác, tiền… cộng với tiền thuê nhà hàng tháng. Gã hâm nhăn nhó, còn bà chủ nhà thì “đá thúng đụng nia”, rồi năn nỉ, rồi thương lượng, rồi lên giá. Bi kịch cho kẻ ở nhà thuê là cái giá đẩy lên của bên cho thuê mà người thuê không phương chống đỡ. Nghĩ tới tìm nhà trọ khác, dọn nhà, gã hâm ớn lạnh. Thôi thì mắc hơn chút đỉnh, gã hâm cũng đành bấm bụng mở hầu bao để yên thân có được một cái “ổ rơm” mà mơ mộng, mà sáng tạo, mà ôm cả thế giới vào lòng…


Ở nhà thuê khổ như vậy, nên khi gã hâm được nâng cấp tạm gọi là “nhà văn” ấy mua được một căn hộ chung cư, gã thấy ngập tràn hạnh phúc. Dù phải vượt lên mấy trăm bậc cầu thang để bước lên tầng 5 nhưng bộ giò gã còn trẻ, khoẻ nên chẳng hề gì. Vất vả một chút cho việc di chuyển nhưng gã có được căn phòng làm việc như anh chàng nhà văn trong tiểu thuyết của Đốt ao ước. Căn phòng rộng, thoáng, có cửa sổ, ngoài bancông còn có thêm mấy chậu kiểng, mấy chậu hoa. Gã tha hồ mơ mộng, mà sáng tạo. Gã viết ào ào…


Nhưng rồi không gian lý tưởng ấy của gã hâm bị phá vỡ khi gã từ giã kiếp sống độc thân. Hai đứa nhóc ra đời. Chúng quậy phá, chạy nhảy, té ngã, la khóc… Đồ đạc trong nhà gã chật cứng. Mấy lần gã suýt vỡ tim khi ẵm con đi cấp cứu… Giờ gã hâm không còn vô sản nữa mà có cả một gánh nặng. Cái “gánh nặng” ấy cần một ngôi nhà lớn để chứa đựng, để lũ nhóc còn có không gian cho tuổi thần tiên! Vậy là hắn nỗ lực cày bừa. Được lưng vốn kha khá, gã hâm bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà…


Gã dán mắt vào các tờ báo đăng các tin rao bán nhà, đến ngân hàng Á Châu tìm mấy tờ chợ địa ốc miễn phí. Đúng là có nhiều ngôi nhà rao bán, giá trên trời cũng có, dưới đất cũng có. Với cái “lim” tiền có được, gã dùng phương pháp loại suy dần những ngôi nhà vượt qua cái “lim” chết tiệt. Có chút của cải, gã không còn được ôm cả thế giới vào lòng nữa. Gã hâm bắt đầu hiểu rõ đâu là giới hạn. Cuối cùng, gã cũng có được trong tay một mớ địa chỉ hấp dẫn. “Nhà số, hẻm cụt, yên tĩnh, mặt tiền sáng sủa, nở hậu, điện nước đầy đủ, khu trung tâm, trường học, bệnh viện, giá…”. Chà, nghe qua thật hấp dẫn, điều cốt tử là túi tiền gã cũng hòm hòm với giá căn nhà rao bán. Gã hâm ưu tiên chọn “mặt tiền sáng sủa, nở hậu” lại còn kèm theo “giấy tờ hợp lệ”. Gã xăm xăm lao tới… Bà chủ nhà niềm nở gần như “rinh” gã vào coi nhà. Gã đứng sững sờ, niềm hứng khởi vụt tắt lịm. Trong tuyệt vọng, gã thầm khen: “Mụ chủ nhà này khôn thiệt. Ừ, thì cũng mặt tiền sáng sủa nhưng là mặt tiền đường nhà bên cạnh, còn nhà bà ta chỉ ăn theo. Hẻm yên tĩnh thiệt bởi nó hẹp đến nỗi chẳng có cái xe xích lô nào qua lọt. Còn nở hậu, ái chà, đương không khoảng giữa nhà mụ ta ưỡn ra 1m rồi lại thụt vào. Cái nở hậu đó thật vô duyên, chẳng có ý nghĩ gì. Nhà hẹp té, thảo nào mụ ta chẳng dại gì nói rõ ngang, dài bao nhiêu. Xì, cái nhà này bán một cây mình còn hổng thèm mua, chớ đừng nói tới mấy chục lượng. Biết trước, mình chẳng thèm đi xem nhà chi cho mệt, vừa mất thời gian”. Chủ nhà tiếp tục khoe lợi thế của ngôi nhà, cười đon đả, giọng ngọt lịm. Để tăng phần thuyết phục, chủ nhà bảo gã ngồi đợi để đi lấy “giấy tờ hợp lệ”. Gã bèn cáo lui, lấy cớ về rủ “người nhà cùng tới xem mới quyết định”. Thoát khỏi “mặt tiền sáng sủa, nở hậu”, gã hâm phóng lên con ngựa sắt cà tàng dông tuốt. Không nản lòng, gã tiếp tục nghía thêm vài địa chỉ. “Ngang 10m, dài 20m, hai mặt tiền, khu lý tưởng…”. Gã hâm bị hấp dẫn dữ dội trước thông tin này. Mưa tầm tã, mặc, tan sở, gã tức thì phi ngựa sắt tới nơi “lý tưởng”, lòng đầy nôn nao. Bà chủ nhà còn rất trẻ, rất nhiệt tình đưa gã xem nhà. Gã có cảm giác đó là một hang động với hàng tá ngóc ngách, tối om om. “Nhà này làm càphê sân vườn hết xảy”. Nhìn mặt tiền hẹp té, gã hoang mang hỏi lại: “Ủa, chị nói nhà ngang 10m sao lại…”. Chị chủ cười toe toét, giả lả: “Thì 10m chớ sao. Nhà trước có chồm lên chút đỉnh, nên mặt tiền mình hẹp. Mai mốt về ở, thương lượng mua luôn nhà phía trước, ngang y chang 10m, mặt tiền sáng sủa liền!” “Cái nhà chồm lên đó nếu mua khoảng… bao nhiêu?” “Rẻ rề, chừng 50 lượng, cộng với…” Chị ta đáp tỉnh bơ. Mồ hôi gã hâm nhỏ giọt giọt trên trán. Nếu được như chị ta nói thì đây quả là ngôi nhà lý tưởng nhưng ngặt nỗi, một phần mười số tiền ấy gã cũng không có đủ. Gã hâm bèn nói lời “bái-bai”, không dám hẹn ngày trở lại. Thấy gã tồ tồ, một người bạn hộ tống gã đi xem một địa chỉ “lý tưởng” khác. Vượt qua mấy con hẻm lớn, hẻm nhỏ, thêm mấy cái “suỵt”, ngôi nhà nằm bí rị trong một cái hõm chặn ngang trước mặt hắn. Đến nơi, vừa khát vừa mệt, gã đâm nổi quạu: “Nhà này có nước giấu vợ bé!”


Hơn một tháng lần theo các địa chỉ lý tưởng, người gã phờ phạc, xanh xao, quyển sách viết được mấy trang nằm ì trên bàn, phủ đầy bụi, mốc meo. Gã hâm giật mình bừng tĩnh. Gã ném mấy tờ báo rao bán nhà vào sọt rác, thầm an ủi: “Ngôi nhà mình đang ở là ngôi nhà lý tưởng nhất. Chỉ tội leo 5 tầng lầu nhưng không sao, mình khỏi mất công tập thể dục. Từ từ rồi tính…”


Bài: TRầM HƯƠNG


minh hoạ: leftstudio






Dừng tuyển sinh 207 ngành Đại học từ năm 2014

Dừng tuyển sinh 207 ngành Đại học từ năm 2014














































































































































































































































































































































































Tên trường ĐH



Thứ tự



Tên ngành bị dừng tuyển sinh năm 2014



Học viện Âm nhạc Huế



1

2

3

4



Chỉ huy Âm nhạc

Thanh nhạc

Sư phạm Âm nhạc

Âm nhạc học



Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam



5



Sư phạm Âm nhạc



Học viện Hàng không



6



Quản lý hoạt động bay



Học viện Tài chính



7



Hệ thống thông tin quản lý



Nhạc viện TP.HCM



8



Sư phạm Âm nhạc



Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp



9

10

11



Hội họa

Gốm

Thiết kế công nghiệp



Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM



12

13

14

15



Điêu khắc

Thiết kế đồ họa

Đồ họa

Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật



Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội



16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30



Biên kịch sân khấu

Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình

Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử

Biên kịch Điện ảnh – Truyền hình

Nhiếp ảnh

Công nghệ Điện ảnh – Truyền hình

Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh

Lý luận và Phê bình ĐA– Truyền hình

Lý luận và Phê bình Sân khấu

Quay phim

Biên đạo Múa

Huấn luyện múa

Lý luận, Phê bình Múa

Diễn viên Sân khấu kịch hát

Đạo diễn Sân khấu



Trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP.HCM



31



Đạo diễn Điện ảnh TH



Trường ĐH Chu Văn An



32

33



Việt Nam học

Ngôn ngữ Trung Quốc



Trường ĐH CNTT&TT- ĐH Thái Nguyên



34

35



Kỹ thuật y sinh

Quản trị văn phòng



Trường ĐH Đại Nam



36



Tiếng Trung



Trường ĐH Dân lập Phú Xuân



37

38

39

40



Ngôn ngữ Trung Quốc

Quản trị Kinh doanh

Văn học

Lịch sử



Trường ĐH Đông Đô



41

42

43

44



Điện tử Viễn thông

Công nghệ sinh học

Tiếng Trung

Tiếng Anh



Trường ĐH Duy Tân



45



Quan hệ quốc tế



Trường ĐH Hà Hoa Tiên



46

47



Ngôn ngữ Anh

Công nghệ chế tạo máy



Trường ĐH Hà Nội



48

49

50

51



Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

Ngôn ngữ Italia

Kế toán

Tiếng Việt và VH Việt Nam



Trường ĐH Hà Tĩnh



52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65



Sư phạm toán

Sư phạm tin học

Sư phạm vật lí

Sư phạm hóa học

Sư phạm tiếng Anh

Giáo dục chính trị

Giáo dục mầm non

Giáo dục tiểu học

Quản trị kinh doanh

Kế toán

Tài chính - Ngân hàng

Công nghệ thông tin

Khoa học môi trường

Ngôn ngữ Anh



Trường ĐH Hải Phòng



66

67

68

69

70

71

72



Sư phạm Âm nhạc

Nuôi trồng Thủy sản

Ngôn ngữ Trung Quốc

Sư phạm Vật lí

Giáo dục mầm non

Công nghệ chế tạo máy

Chăn nuôi



Trường ĐH Hòa Bình



73

74



Công nghệ đa phương tiện

Hệ thống thông tin



Trường ĐH Hoa Lư



75

76



Việt Nam học

Sư phạm Toán - Tin



Trường ĐH Hoa Sen



77



Thiết kế thời trang



Trường ĐH Hùng Vương P.Thọ



78

79

80

81

82

83

84

85

86

87



Hướng dẫn viên du lịch

Sư phạm Âm nhạc

Quản lý giáo dục

Sư phạm Mĩ thuật

Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp

Sư phạm Tiếng Anh

Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Trung Quốc

Việt Nam học

Giáo dục mầm non



Trường ĐH Hùng Vương Tp HCM



88

89

90



Ngôn ngữ Nhật

Quản trị bệnh viện

Công nghệ sau thu hoạch



Trường ĐH KHTN - ĐHQG TpHCM



91



Hải dương học



Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TpHCM



92

93

94



Ngôn ngữ Tây Ban Nha

Hán Nôm

Ngôn ngữ Italia



Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội



95



Kinh tế xây dựng



Trường ĐH Kiến trúc Tp HCM



96

97



Thiết kế thời trang

Thiết kế đồ họa



Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng



98



Luật kinh tế



Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp HCM



99



Công nghệ thông tin



Trường ĐH KT&QTKD - ĐH Thái Nguyên



100



Du lịch và khách sạn



Trường ĐH KTCN - ĐH Thái Nguyên



101

102



Quản lý công nghiệp

Kỹ thuật XD công trình giao thông



Trường ĐH Lạc Hồng



103

104



Nông học

Công nghệ may



Trường ĐH Lương Thế Vinh



105

106

107

108



Việt Nam học

Nuôi trồng thủy sản

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Thú y



Trường ĐH Nghệ thuật Trung ương



109



Thiết kế Đồ họa



Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng



110

111

112



Ngôn ngữ Thái Lan

Ngôn ngữ Hàn Quốc

Ngôn ngữ Nhật



Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế



113



Ngôn ngữ Hàn Quốc



Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN



114



Ngôn ngữ Ả Rập



Trường ĐH Nguyễn Trãi



115



Thiết kế đồ họa



Trường ĐH Nha Trang



116

117



Công nghệ kỹ thuật xây dựng

Công nghệ kỹ thuật ô tô



Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên



118

119



Công nghiệp nông thôn

Công nghệ sau thu hoạch



Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang



120



Kế toán



Trường ĐH Phạm Văn Đồng



121

122



Sư phạm Tin học

Công nghệ thông tin



Trường ĐH Phan Châu Trinh



123



Tài chính - Ngân hàng



Trường ĐH Phú Yên



124

125

126

127

128



Giáo dục mầm non

Sinh học

Công nghệ thông tin

Giáo dục tiểu học

Sư phạm tin học



Trường ĐH Phương Đông



129

130

131

132

133

134

135



Ngôn ngữ Pháp

Việt Nam học

Ngôn ngữ Đức

Ngôn ngữ Nhật

Kế toán

Tài chính - Ngân hàng

Công nghệ KT môi trường



Trường ĐH Quảng Bình



136

137

138

139

140

141

142

143



Quản lý tài nguyên MT

Giáo dục tiểu học

Giáo dục mầm non

Quản trị kinh doanh

Nuôi trồng thủy sản

Kế toán

Sư phạm sinh học

Sư phạm ngữ văn



Trường ĐH Quảng Nam



144

145

146

147

148



Việt Nam học

Kế toán

Quản trị kinh doanh

Sư phạm ngữ văn

Công nghệ thông tin



Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng



149

150

151

152



Ngôn ngữ Trung Quốc

Công nghệ may

Châu Á

Điều dưỡng



Trường ĐH Quốc tế miền Đông



153

154



Kỹ thuật phần mềm

Truyền thông và mạng máy tính



Trường ĐH Quy Nhơn



155

156

157

158

159

160

161



Tiếng Nga

Sư phạm KT Công nghiệp

Giáo dục đặc biệt

Công tác xã hội

Ngôn ngữ Pháp

Ngôn ngữ Trung Quốc

Quản lý nhà nước



Trường ĐH Sài Gòn



162

163

164

165

166



Sư phạm Mỹ thuật

Thanh nhạc

Kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ KT điện, điện tử

Khoa học thư viện



Trường ĐH SPKT Hưng Yên



167



Công nghệ may



Trường ĐH SPKT Nam Định



168



Công nghệ kỹ thuật ô tô



Trường ĐH SPKT Tp HCM



169

170

171

172

173



Kinh tế gia đình

Thiết kế thời trang

Kỹ thuật công nghiệp

Kế toán

Công nghệ may



Trường ĐH SPKT Vinh



174

175



Kế toán

Sư phạm KT công nghiệp



Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên



176

177



Sư phạm Âm nhạc

Sư phạm Mỹ thuật



Trường ĐH Sư phạm Hà Nội



178

179

180

181

182

183

184

185



Giáo dục công dân

Sư phạm Mỹ thuật

Công nghệ thông tin

Toán học

Hóa học

Sinh học

Văn học

Tâm lý học



Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2



186



Ngôn ngữ Trung Quốc



Trường ĐH Sư phạm Tp HCM



187



Ngôn ngữ Nhật



Trường ĐH Tài chính - Marketing



188

189



Quản trị khách sạn

Kế toán



Trường ĐH Thái Bình Dương



190



Ngôn ngữ Anh



Trường ĐH Thành Đô



191



Việt Nam học



Trường ĐH TN&MT Hà Nội



192

193

194

195

196



Quản lí biển

Khí tượng thủy văn biển

Địa chính

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Quản lý đất đai



Trường ĐH TN&MT Tp HCM



197



Quản trị kinh doanh



Trường ĐH Tư thục CNTT Gia Định



198



Hệ thống thông tin



Trường ĐH Văn Hiến



199

200



Đông phương học

Xã hội học



Trường ĐH Vinh



201



Kinh tế đầu tư



Trường ĐH Y Dược Cần Thơ



202



Điều dưỡng



Trường ĐH Y Dược Tp HCM



203

204

205



Kỹ thuật y học (hình ảnh)

Kỹ thuật Phục hình răng

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng



Trường ĐH Y Thái Bình



206

207



Điều dưỡng

Dược học




Nơi và giá gửi xe ngắm Đường hoa Nguyễn Huệ 2014

Nơi và giá gửi xe ngắm Đường hoa Nguyễn Huệ 2014

Nơi và giá gửi xe ngắm Đường hoa Nguyễn Huệ 2014


SGTT.VN - công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cho biết Ban tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ đã được sắp xếp nhiều vị trí giữ xe phục vụ người dân tham quan đường hoa.










Đường Hoa Nguyễn Huệ đã sẵn sàng để đón khách từ tối 28.1



Thời gian giữ xe: từ 6g ngày 28.1.2014 đến 23g 00 ngày 3.2.2014 (nhằm ngày 28 tháng chạp âm lịch đến Mùng 4 Tết)


Địa điểm giữ xe:


1. Lề đường Lý Tự Trọng (vách Bảo tàng TPHCM) đoạn từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường Pasteur.

2. Lề đường Pasteur (vách Bảo tàng TPHCM) đoạn từ đường Lý Tự Trọng đến đường Lê Thánh Tôn.

3. Lề đường Công Trường Quách Thị Trang (trước Tổng công ty đường sắt).

4. Lề đường Hàm Nghi góc Công Trường Quách Thị Trang (vách Tổng công ty đường sắt).

5. Lề đường Lý Tự Trọng (phía Sở thông tin - Truyền thông, Sở Công Thương và sàn giao dịch Bất động sản) từ đường Pastuer đến đường Đồng Khởi.

6. Lề đường Lý Tự Trọng (phía trước Trường Trần Đại Nghĩa).

7. Lề đường Lê Thánh Tôn đoạn từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường Nguyễn Trung Trực


Giá giữ xe theo hai mức:


Ban ngày (từ 5g-21g):


Xe đạp, xe đạp điện : 2.000 đồng/xe/lượt

Xe số dưới 175cm3, xe điện : 4.000 đồng/xe/lượt

Xe tay ga, xe số từ 175cm3 trở lên : 5.000 đồng/xe/lượt


Ban đêm (sau 21g hôm trước đến trước 05g hôm sau):


Xe đạp, xe đạp điện : 4.000 đồng/xe/lượt

Xe số dưới 175cm3, xe điện : 5.000 đồng/xe/lượt

Xe tay ga, xe số từ 175cm3 trở lên : 6.000 đồng/xe/lượt


PL TP.HCM






Nha Trang: hoa nhiều, kẻ tầm hoa ít

Nha Trang: hoa nhiều, kẻ tầm hoa ít

Nha Trang: hoa nhiều, kẻ tầm hoa ít


SGTT.VN - Sáng 26 tết, ở Nha Trang nhiều vỉa hè dày đặc hoa cúc, hoa vạn thọ, tắc. Nhưng người xem hoa hầu như không có mấy.











Cúc đại đoá 150.000 một chậu, cúc kim 70.000 một chậu, tắc – thua Sài Gòn xa – 200.000 một chậu.










Chợ hoa nhiều nhưng chẳng có mấy người mua



Thảo Nguyên




Sản vật của ẩm thực Việt: “mỏ vàng” vô tận

Sản vật của ẩm thực Việt: “mỏ vàng” vô tận

Hành trình “Chiếc Thìa Vàng 2013”


“Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng”

“Cá nục nấu với dưa hồng


Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi”


“Em về Bình Định cùng anh


Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”


“Canh chua điên điển cá linh


Ăn có một mình thì chẳng biết ngon”


“Rau đắng nấu với cá trê


Ai đi Lục tỉnh thì mê không về!”


Sản vật của ẩm thực Việt: “mỏ vàng” vô tận


Đọc vài câu ca dao đã thấy sự phong phú nguyên liệu tự nhiên, dân dã làm nên những món ăn làm mê, làm nhớ hoài đối với mỗi người Việt Nam.










Sản phẩm dự thi của công ty cổ phần du lịch khách sạn Hải Đăng, Hải Phòng.



Nhìn đâu cũng thấy sản vật quý, hương vị mới


Thật may mắn khi ba tháng cuối năm 2013, chúng tôi được theo suốt hành trình cuộc thi ẩm thực Chiếc Thìa Vàng do công ty gốm sứ Minh Long 1 đầu tư, đến các vùng miền đất nước, tìm kiếm những đầu bếp Việt Nam của những nhà hàng mang đến cho mọi người những món ăn ngon, lạ và bổ dưỡng. Dọc đường đất nước, hàng loạt nguyên liệu, hương vị mới đã xuất hiện khiến chính các chuyên gia ẩm thực cũng phải kêu lên khi chứng kiến sự “giàu có” của kho tàng ẩm thực Việt Nam.


Về miền Tây ta hay nhớ đến canh chua, cá kho tộ; đúng mùa nước nổi lại nghĩ ngay đến lẩu cá linh nhúng bông điên điển, bông súng, bông so đũa. Người ở xứ sen Đồng Tháp độ rày hay mời khách đủ món ăn từ sen. Hạt sen vốn được dùng trong những món hầm, tiềm các loại thịt, nấu chè, làm mứt, nay người Đồng Tháp lấy hạt sen cà nhuyễn làm nhân chả giò, làm kẹo sen. Ngó sen trộn gỏi cũng quen, giờ đến lá sen cũng góp vào hương vị món ăn, lá to gói thịt, cá, nướng cho thơm, còn “bắt” nhất là đọt sen non cuốn cá lóc nướng chấm nước mắm me, mà phải đúng đọt còn nằm ẩn dưới mặt nước và hái vào buổi sáng tinh sương. Người thành thị thích vị béo dịu, bùi bùi của ruột củ ấu, đầu bếp khách sạn Bông Hồng ở Đồng Tháp thì lấy củ ấu làm chả giò củ ấu, vịt tiềm củ ấu trong nhà hàng.


Ở An Giang, cơm của trái thốt nốt được mang nấu chè với đường thốt nốt, hay đơn giản hơn, nấu đường cát uống lạnh. Khi nấu món càri tôm càng, đầu bếp nhà hàng càphê Tre Xanh (TP.HCM) lại nghĩ đến thốt nốt vì độ giòn, dẻo của thốt nốt và thịt tôm càng khá “khít” nhau.


Chưa ai có thể kể trong kho ẩm thực Việt Nam có bao nhiêu món gỏi (nộm). Hồi cuối năm 2011, hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn đã tổ chức một hội thi chuyên đề “Gỏi Việt Nam”, và đã có tới 105 món gỏi được “chế” từ các loại lá, hoa, rau củ quả, trái cây từ khắp nơi: vườn nhà, đồng ruộng hay mọc hoang ở núi rừng, sông suối. Thế mà, tại Chiếc Thìa Vàng ở Tây Nguyên tháng 11.2013, các chuyên gia và nhà báo phải trố mắt trước nhiều món gỏi mới từ lá rừng. Món gỏi lá xuất phát từ nhà hàng Ngọc Linh ở Gia Lai lạ với khách từ Sài Gòn lên, hoá ra đã được phổ biến ra nhiều nhà hàng ở đây. Ông Lê Văn Lâm với biệt danh Lâm Lá đã chọn 40 – 50 loại lá từ rau, hoa, cây rừng và kiểng nhà, xếp và cuốn lá thành hình phễu, cho nhân là tôm tươi, thịt ba chỉ, cá lóc thính, tiêu hột, muối hột, ớt hiểm và nước xốt vào trong phễu, thành món gỏi đủ hương vị chua khiến người ăn thích mê. Về vùng đất đỏ miền Đông và biển Vũng Tàu, đầu bếp Nguyễn Tuấn Khanh khi nghe các bà nội trợ ở Hóc Môn nói, hoa cau biết làm thì ăn không say, lập tức anh nghĩ làm món gỏi tôm hoa cau. Trình làng thành công, anh nói sẽ đưa món này vào thực đơn phục vụ của nhà hàng Hera Palace (Bà Rịa – Vũng Tàu).









“Nếu nói ở đâu trên thế giới có nhiều gia vị tươi nhất, thì có lẽ tôi sẽ bảo đó là Việt Nam”.


- Martin Yan



Đầu bếp Martin Yan (chương trình truyền hình Yan Can Cook) sau khi khám phá ẩm thực Việt Nam đã thổ lộ: “Việt Nam rất độc đáo, đi trên đường, lên cao nguyên, xuống đồng bằng, ra sông, biển, ở trong vườn hay hàng rào quanh nhà chỉ khoảng chục bước chân… đâu đâu cũng có những thứ để nấu ăn”. Martin Yan cũng nhận xét: “Nếu nói ở đâu trên thế giới có nhiều gia vị tươi nhất, thì có lẽ tôi sẽ bảo đó là Việt Nam”. Ông hạnh phúc khi được bước vào kho gia vị lưu truyền nhiều đời trong mỗi gia đình, nay đang được các nhà hàng tìm tòi, phát triển mới. Nguyễn Hữu Hảo, bếp chính khách sạn Kim Đô thổ lộ anh sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung, nên cứ nhớ hương vị củ nén mà mẹ anh thường dùng nấu ăn. Vào Sài Gòn, anh luôn muốn giới thiệu món củ nén ấy, đặc biệt không muốn thất truyền món chè củ nén nấu với đường đen (đường tô miền Trung).

Nhờ các đầu bếp miệt mài tìm kiếm, khai phá “mỏ vàng” sản vật, mà thực khách cũng được hào hứng trải nghiệm. Ba tháng đi cùng cuộc thi Chiếc Thìa Vàng , trong túi chúng tôi đã có danh mục gần 30 món ăn từ cá. Nguyên liệu có loại giá thị trường khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg như cá rô, cá lóc, cá basa, cá cơm… đến loại gần 2 triệu đồng một ký như cá nhệch, da cá bẻo – dù đắt, dường như không ảnh hưởng đến sự mê mẩn món ăn khi đầu bếp quyết chinh phục thực khách. Chúng tôi không sao quên được chàng đầu bếp Nguyễn Công Bông ở nhà hàng KaYa (Phú Yên) vóc người nhỏ nhắn say sưa kể chuyện đặt hàng da cá bẻo với ngư dân (giá rất đắt nên thường được đặt trước và ngư dân bán trước) để làm món gỏi da cá bẻo “chín nhớ mười thương”.


Chỉ riêng gà đặc sản địa phương, cũng nhiều món lạ, nào là gà tre, gà kiến, gà đồi, gà đồng, gà sáu cựa, gà Đèo Le, gà Ninh Hoà… còn tôm thì đủ loại theo vùng miền như tôm gân sông Hương, tôm càng miền Tây, tôm hùm biển, tôm đất Đà Nẵng… Những tranh luận gay gắt mà dễ thương cũng xảy ra giữa các đầu bếp chuyên nghiệp khi phân biệt thế nào là hương vị món cua đồng ở Bắc bộ và Nam bộ; món tiềm thịt dê núi và thịt dê đồng bằng sao cho đúng hương vị địa phương.














Rau rừng là một trong những nguồn sản vật tự nhiên trong "mỏ vàng" vô tận của ẩm thực Việt.



Sản phẩm gỏi lá dự thi của nhà hàng Ngọc Linh,


Kontum.



Đưa nguồn “vàng” sản vật vào bàn ăn hiện đại


Thế đấy, cái may mắn của đầu bếp Việt Nam là có quá nhiều sản vật vùng miền làm nguyên liệu tự nhiên, độc đáo để họ sáng tác những món ăn thực dưỡng, khiến “tác phẩm” họ đôi khi mang lại danh tiếng cho người “sáng chế” đầu tiên, trở thành hương vị quê nhà truyền thống.


Song, điều hay nữa là giới đầu bếp Việt đang mang kho sản vật vô tận của nhà mình ra mời cả thế giới đến thưởng thức. Theo thời gian, giới kinh doanh lữ hành, khách sạn nhận ra, ẩm thực là yếu tố chiếm đến 30 – 40% trong quyết định đến Việt Nam của khách du lịch quốc tế.









Theo thời gian, giới kinh doanh lữ hành, khách sạn nhận ra, ẩm thực là yếu tố chiếm đến 30 – 40% trong quyết định đến Việt Nam của khách du lịch quốc tế.



Xu hướng “ẩm thực xanh”, kết hợp nguyên liệu bản địa với cách chế biến mới làm thành những món thực dưỡng, tốt cho sức khoẻ đang được phát triển trên toàn cầu. Đầu bếp Robert Danhi (tác giả quyển Southeast Asian Flavors – Adventures in Cooking the Foods of Thailand, Vietnam, Malaysia & Singapore, đoạt giải thưởng sách về ẩm thực châu Á hay nhất năm 2009 ở Mỹ) cho rằng Việt Nam đang có lợi thế phát triển theo xu hướng này. Trong 12 năm nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam, ông đặc biệt ấn tượng về rau củ quả: “Người dân đưa rau củ quả vào bữa ăn của họ quá đa dạng, khi thì ăn sống, khi thì nấu, luộc, hấp, có lúc xào, có lúc chỉ chần sơ. Kinh nghiệm dân gian Việt Nam kết hợp rau củ quả, trái cây tươi với những món đạm chính (thịt, cá, thuỷ hải sản) không công nghiệp làm nên những món ăn bổ dưỡng rất thông minh. Đó phải được xem là một giá trị văn hoá bên cạnh giá trị vật chất của ẩm thực Việt Nam”. Hiện nay, ông vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những công thức nấu ăn bổ dưỡng dân gian Việt Nam để giới thiệu ra thế giới.

Với một “góc nhìn xanh” khác, nghệ nhân ẩm thực Đinh Bá Châu chia sẻ, dù có say mê với nguồn sản vật dồi dào thì đầu bếp giỏi phải học cách tính khẩu phần. Không chỉ đầu bếp mà những người quản lý nhà hàng, khách sạn cũng nên hiểu cách định lượng khẩu phần. Có “võ” tạo món ăn mới, lạ thì cũng phải có “văn” để thị giác, thính giác và khứu giác kích thích vị giác của thực khách. Điều này đầu bếp trẻ còn yếu!


Nhà giáo ưu tú Triệu Thị Chơi băn khoăn làm sao với lợi thế có được từ bộ sản phẩm rộng đến hơn 200 món của Ly’s Horeca, đầu bếp phải học cách trưng bày hiện đại trông đẹp, lịch sự, sang trọng thay vì rườm rà, sặc sỡ không cần thiết.













Sản phẩm dự thi của khách sạn Sài Gòn Ban Mê 1, Daklak.



Tăng trữ lượng “mỏ vàng” sản vật cho ẩm thực


Lên vùng Tây Bắc hay Tam Đảo độ sáu, bảy năm nay thấy su su được trồng lấy đọt rất nhiều, được các đầu bếp miền xuôi đưa vào thực đơn là rau sạch. Bên cạnh đó, họ cũng chế biến thịt heo, thịt trâu đồng bào dân tộc nuôi chế biến với gia vị từ núi rừng (hạt mắc khén, hạt dổi, cải cay…) vào bàn ăn mời khách du lịch. Thế đó, mà Sa Pa, Tam Đảo nườm nượp khách, và nghề trồng su su, nuôi lợn… đã giúp nông dân ở đây giàu có.


Ở Đà Nẵng, những loại rau vườn đang được chuộng trong các món ăn như rau má con, rau húng, rau quế lá nhỏ, rau sam, hẹ nhí, ớt xanh… Du khách đi chợ ở Đà Nẵng là tìm mua. Còn ở TP.HCM, bây giờ gạo lứt, gạo mầm là loại tinh bột tốt cho sức khoẻ, một số nhà hàng đã đưa vào phục vụ kèm với các món hải sản rất hợp khẩu vị khách Á lẫn khách Âu. Ngoài ra, sự mạnh dạn đưa những món rất bình dân như khoai mì – cá nướng, bánh khoai mỡ, bắp luộc đôi khi kết hợp nguyên liệu cao cấp như cá tầm, cá hồi, tôm hùm nuôi ở Việt Nam vào khách sạn bốn – năm sao ở TP.HCM, Đà Nẵng đang được thực khách ưa thích. Giới đầu bếp đang cần lắm những vật nuôi, cây trồng theo xu hướng phát triển tự nhiên, xanh và an toàn. Nguồn “sản vật xanh” ấy khiến khách du lịch say mê vì an toàn lại ngon lạ, bổ dưỡng, cũng là cách tăng trữ lượng “mỏ vàng” nguyên liệu ẩm thực Việt Nam vậy.


bài và ảnh: Các Ngọc






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ