Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Đối thoại Quốc phòng Mỹ - Việt được tổ chức ở Hawaii

Đối thoại Quốc phòng Mỹ - Việt được tổ chức ở Hawaii

Đối thoại Quốc phòng Mỹ - Việt được tổ chức ở Hawaii


SGTT.VN - Bộ phận Đối ngoại của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) – quân đội Mỹ cho biết, Hội nghị “Đối thoại quốc phòng song phương Việt – Mỹ” đã được tổ chức tại đại bản doanh của PACOM tại Hawaii hôm 15.8 vừa qua.











Đại diện của PACOM cho biết, đây là sự kiện đánh dấu cuộc đối thoại lần thứ 10 giữa các đoàn đại biểu thuộc Bộ Quốc phòng của cả hai nước, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ cũng như những thành tựu của sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước. “Đối thoại quốc phòng song phương Việt – Mỹ” lần thứ 10 cũng ghi nhận những thực tế phức tạp và thách thức ngày càng tăng đối với vấn đề an ninh trong khu vực.


Điểm đặc biệt trong “Đối thoại quốc phòng song phương Việt – Mỹ” năm nay là cả hai bên đều nhất trí thảo luận những biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước đi vào chiều sâu cũng như mở rộng hợp tác để tương xứng với mối quan hệ “đối tác toàn diện” mà Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thiết lập nhân chuyến thăm Mỹ vừa qua của Chủ tịch nước.


“Đối thoại quốc phòng song phương Việt – Mỹ 2013” đã diễn ra với những chủ đề nổi bật nhất như: An ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, các chiến dịch gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và khắc phục thảm họa… Ngoài ra, đoàn đại biểu của Bộ quốc phòng hai nước cũng đã có những hoạt động thể hiện sự hợp tác chặt chẽ trong hiện tại cũng như tương lai.


Các cuộc đối thoại quốc phòng song phương là một phần của mối quan hệ ngày càng sâu rộng giữa Mỹ và Việt Nam kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ hồi năm 1995. Việt Nam và Mỹ chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực Đông Nam Á.


Theo Infonet






Thưởng cho người tố vụ “nhân bản xét nghiệm” 320.000 đồng

Thưởng cho người tố vụ “nhân bản xét nghiệm” 320.000 đồng

Thưởng cho người tố vụ “nhân bản xét nghiệm” 320.000 đồng


* Xét nghiệm miễn phí cho bệnh nhân


SGTT.VN - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội và Công an Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vụ việc "nhân bản" xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội trước ngày 20.8.


Cũng liên quan đến sự việc trên, ngày 16.8, lãnh đạo sở Y tế Hà Nội đã tiến hành trao thưởng cho 3 cá nhân đã dũng cảm đứng lên tố cáo sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Đó là chị Hoàng Thị Nguyệt, Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông. Hình thức khen thưởng là giấy khen cùng với số tiền 320.000 đồng cho mỗi cá nhân.


Ông Nguyễn Văn Yên, Phó giám đốc sở Y tế Hà Nội cho biết, hành động đứng của chị Nguyệt, chị Định, chị Đông là rất đáng hoan nghênh. Ông mong rằng qua sự việc này sẽ có nhiều người dũng cảm hơn nữa dám đấu tranh với cái ác, cái sai phạm trong ngành y tế. Để ổn định tình hình tại đây, sở Y tế Hà Nội đã điều động nhân sự tại các khác về hỗ trợ về mặt chuyên môn thêm cho bệnh viện đa khoa Hoài Đức nhằm tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Đồng thời sở yêu cầu ban giám đốc bệnh viện ổn định lại tinh thần làm việc cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Cũng theo ông Yên, sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa khoa Hoài Đức tiếp tục xét nghiệm miễn phí cho những người có nhu cầu xét nghiệm lại. Kể cả những người không còn các giấy tờ chứng minh đã từng xét nghiệm tại đây trong thời gian từ tháng 7.2012 đến tháng 5.2013 cũng sẽ được xét nghiệm lại miễn phí.


L.Hà






Tập đoàn xăng dầu Petrolimex lãi "khủng" gần 900 tỷ đồng/ 6 tháng

Tập đoàn xăng dầu Petrolimex lãi "khủng" gần 900 tỷ đồng/ 6 tháng

Tập đoàn xăng dầu Petrolimex lãi "khủng" gần 900 tỷ đồng/ 6 tháng


SGTT.VN - Dù liên tục kêu lỗ, tăng giá nhiều lần, chỉ tính riêng mặt hàng xăng dầu, Petrolimex vẫn lãi "khủng" lên tới 388 tỷ đồng.











Ngày 16.8, Người được ủy quyền công bố thông tin Petrolimex Lưu Văn Tuyển đã chính thức gửi Báo cáo tài chính hợp nhất Quý II năm 2013 lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.


Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận hợp nhất trước thuế TNDN của Petrolimex đạt 898 tỷ đồng.


Trong đó, lợi nhuận từ mặt hàng xăng dầu chiếm 46% với hơn 388 tỷ đồng.









Ngày 17.7.2013, xăng RON 92 tăng 460 đồng một lít, đẩy giá xăng lên kỷ lục 24.570. Chỉ trong 33 ngày với 3 lần tăng liên tiếp, giá xăng đã đắt thêm tổng cộng 1.240 đồng, xấp xỉ lần tăng kỷ lục cuối tháng 3/2013.



Theo Nghị quyết số 01/2013/PLX-NQ-ĐHĐCĐ ngày 25.5.2013, kế hoạch lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn năm 2013 cần phải đạt được là: 1.980 tỷ đồng, chia cổ tức là 800 đồng.


6 tháng đầu năm 2013, về chỉ tiêu lợi nhuận mới đạt 45% kế hoạch.


Thông cáo của Petrolimex nêu: Toàn Tập đoàn từ Công ty Mẹ đến tất cả các công ty thành viên, công ty con, công ty liên doanh liên kết tại Việt Nam và ở nước ngoài cần nỗ lực hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, sơn, bảo hiểm, …. trong 6 tháng cuối năm 2013 với phương châm “lấy hiệu quả làm trung tâm”, cố gắng phấn đấu thực hiện đạt 100% kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch cổ tức năm 2013 Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn đã phê duyệt.


Con số này được đưa trong bối cảnh, từ đầu năm 2013 tới nay, xăng dầu liên tục kêu lỗ và tăng giá nhiều lần.


Infonet






Báo cáo Thủ tướng vụ nhân bản “xét nghiệm”

Báo cáo Thủ tướng vụ nhân bản “xét nghiệm”

Báo cáo Thủ tướng vụ nhân bản “xét nghiệm”


* Xét nghiệm miễn phí cho bệnh nhân


SGTT.VN - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội và Công an Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vụ việc "nhân bản" xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội trước ngày 20.8.


Cũng liên quan đến sự việc trên, ngày 16.8, lãnh đạo sở Y tế Hà Nội đã tiến hành trao thưởng cho 3 cá nhân đã dũng cảm đứng lên tố cáo sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Đó là chị Hoàng Thị Nguyệt, Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông. Hình thức khen thưởng là giấy khen cùng với số tiền 320.000 đồng cho mỗi cá nhân.


Ông Nguyễn Văn Yên, Phó giám đốc sở Y tế Hà Nội cho biết, hành động đứng của chị Nguyệt, chị Định, chị Đông là rất đáng hoan nghênh. Ông mong rằng qua sự việc này sẽ có nhiều người dũng cảm hơn nữa dám đấu tranh với cái ác, cái sai phạm trong ngành y tế. Để ổn định tình hình tại đây, sở Y tế Hà Nội đã điều động nhân sự tại các khác về hỗ trợ về mặt chuyên môn thêm cho bệnh viện đa khoa Hoài Đức nhằm tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Đồng thời sở yêu cầu ban giám đốc bệnh viện ổn định lại tinh thần làm việc cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Cũng theo ông Yên, sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa khoa Hoài Đức tiếp tục xét nghiệm miễn phí cho những người có nhu cầu xét nghiệm lại. Kể cả những người không còn các giấy tờ chứng minh đã từng xét nghiệm tại đây trong thời gian từ tháng 7.2012 đến tháng 5.2013 cũng sẽ được xét nghiệm lại miễn phí.


L.Hà






Chọn đèn có cần theo phong thuỷ?

Chọn đèn có cần theo phong thuỷ?

Chọn đèn có cần theo phong thuỷ?


Tôi có đọc một số sách phong thuỷ kiểu hiện đại, thấy họ hay dùng giải pháp chiếu sáng, treo đèn như một cách để điều chỉnh các chuyện tốt xấu trong nhà. Điều này có vẻ khác với các tư liệu phong thuỷ truyền thống, chỉ chú trọng tuổi tác, phương hướng hay bếp núc... Đây mới thực sự quan trọng hơn là dùng đèn. Vậy thực chất nên làm thế nào, việc chọn đèn có nhất thiết phải theo phong thuỷ hay không, nhờ quý báo giải đáp giúp.


Lê Ngọc Chiến, khu dân cư Kim Sơn, Q.7, TP.HCM














































Ảnh trái: Ánh sáng gián tiếp, đèn LED theo bậc thang... là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm cho không gian giao thông. Ảnh phải trên: Không gian giao tiếp nhiều hay ít sẽ quyết định đến số lượng đèn và mức độ chiếu sáng. Ảnh phải dưới: Đèn trên bàn ăn là dạng ánh sáng tập trung tạo sự

ấm cúng, quây quần, kiểu dáng tương hoà với không gian cổ điển hay hiện đại.



Việc tài liệu phong thuỷ xưa ít đề cập đến hệ thống chiếu sáng như phong thuỷ hiện đại thì cũng dễ hiểu, bởi tiến bộ kỹ thuật ngày nay mở ra nhiều khả năng chọn lựa chiếu sáng phong phú hơn thời chỉ có thắp nến hay đèn dầu leo lét. Nhưng dù là xưa hay nay thì chọn đèn cũng có những nguyên tắc cơ bản sau:


– Chọn theo hướng giao tiếp: tuỳ theo đối nội hay đối ngoại mà sử dụng đèn tương ứng. Ví dụ sảnh đón khách hướng trước nhà thì tính dương cao, cần chọn những loại đèn rực rỡ hơn là sảnh phụ, lối đi phía sau nhà. Hoặc hệ thống đèn phòng khách cần nhiều tầng bậc khác nhau, có thể thêm đèn chùm để gia tăng tính nổi bật khi tập trung đông người. Trong khi phòng sinh hoạt nội bộ thì ít đèn hơn, kiểu đèn tĩnh tại hơn, ánh sáng phân tán và dịu nhẹ hơn.


– Chọn theo hướng phương vị: là hướng tính toán để bố trí đèn so với chủ thể xem xét. Ví dụ trong phòng ngủ thì vị trí nằm trên giường là chủ thể chính, các vùng chung quanh trái – phải – trước – sau, trên đầu dưới chân là các phương vị tương ứng với đặc thù gia chủ và nhu cầu sử dụng. Từ phương vị so với chủ thể xem xét sẽ đi đến quyết định loại đèn và kiểu chiếu sáng, cụ thể là vùng hai bên trái phải sẽ dùng đèn bàn điều chỉnh cường độ sáng, hoặc đèn treo thả xuống ra sao. Vùng tường trên đầu giường chỉ dùng đèn hắt nhẹ nhàng, tránh dùng đèn rọi gay gắt, còn các vùng xa giường có thể dùng đèn đứng hay đèn áp tường để tạo điểm kích hoạt khí, tóm lại là không thể “rải đèn” tràn lan, đều đặn mà không chú ý đến phương vị xoay quanh sinh hoạt của chủ thể.


– Chọn theo bối cảnh sử dụng: khác với đèn chiếu sáng cơ bản, đèn trang trí thường được mua sau khi đã hoàn thành xây dựng để gia chủ có thể phối hợp với các thành phần trang trí khác như tranh ảnh, rèm cửa, bàn ghế… Nếu ngôi nhà không phải là lâu đài cung điện, cần tránh những loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh hay mũi nhọn, vừa dễ bám bụi vừa là điểm xung sát không tốt. Khi bước vào một căn phòng đầy đủ ánh sáng mà không ngọn đèn nào choá mắt gây khó chịu thì có nghĩa là ánh sáng phòng đó đã được kiểm soát vừa phải.


– Chọn đèn theo ngũ hành: ánh sáng theo các sắc của ngũ hành cũng cần tương sinh hài hoà với không gian và gia chủ, ví dụ phòng ngủ vốn thuộc mộc nên dùng ánh sáng vàng nhẹ (thổ ) có thể điểm thêm ánh xanh (thuỷ), phòng làm việc nên lấy ánh sáng trắng (kim) làm chủ đạo, có bổ sung ánh sáng vàng (thổ) để tương sinh. Gia chủ mạng hoả sẽ hợp hơn với ánh sáng xanh lá cây, vàng và cam, với kiểu đèn có nhiều góc nhọn, hình chóp hoặc hình ống. Trong khi người mạng thuỷ theo nguyên tắc ngũ hành sẽ thiên về ánh sáng trắng và xanh biển, kiểu đèn có uốn lượn mềm mại hoặc đèn tròn trịa (kim sinh thuỷ). Dĩ nhiên không thể áp đặt nếu gia chủ không thích, nhưng thông thường các nguyên tắc ngũ hành khá phong phú và không ít thì nhiều sẽ tương hợp với đặc tính gia chủ và không gian cụ thể.


Tóm lại, chọn đèn về cơ bản là chọn những thiết bị vừa trang trí vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý. Phong thuỷ có câu “hình nào thì khí ấy, khí nào thì lý ấy” chính là triết lý chọn lựa biết cân nhắc giữa các nhu cầu và ham muốn, không để hình bên ngoài át khí bên trong, không để sự rực rỡ thu hút của kiểu dáng làm quên đi vai trò tăng cát giảm hung của đèn.


Bài: THS.KTS HÀ ANH TUẤN - ảnh: KHÁNH PHƯƠNG






Nữ tỉ phú người Việt trên đất Lào

Nữ tỉ phú người Việt trên đất Lào









Bà Lê Thị Lượng.



Nữ tỉ phú người Việt trên đất Lào


SGTT.VN - Thăm nhà máy càphê Dao và gặp gỡ nữ chủ tịch tập đoàn Dao Heuang là buổi làm việc được các doanh nhân từ TP.HCM chờ đợi nhân chuyến sang Champasak (Lào) tham gia hội chợ triển lãm và khảo sát thị trường vào tháng 7 vừa qua.


Đi đến đâu ở Champasak cũng nghe người dân nói đến “Đào Hương” (Dao Heuang) hoặc “Đào” (Dao): nào là chợ của Đào Hương, nhà máy của Đào Hương, nông trường của Đào Hương, càphê Đào, nước đóng chai Đào… Và nữ chủ tịch tập đoàn Dao Heuang được người dân ở Lào gọi là bà Đào Hương, mặc dù tên gọi theo tiếng Lào của bà là Leuang Litdang và tên do cha mẹ đẻ đặt cho là Lê Thị Lượng.


“Sao sáng” trên đất Lào


Bà Lượng sinh ra tại Lào, là chị cả của tám người em. Gia đình nghèo, bà vất vả từ nhỏ, ra chợ Pakse buôn bán để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi các em. Có thời gian bà lên Viêng Chăn học nghề làm bánh, mứt và về Pakse làm bán, tích cóp chút đỉnh bằng nghề này. Khi có gia đình riêng, bà nghĩ an phận cùng chồng là bác sĩ lo cho các con ăn học, nhưng rồi bà không dứt được nghiệp kinh doanh khi vẫn phải giúp đỡ cho các em.


Vốn biết buôn bán từ nhỏ, bà khá nhạy bén tìm ra những khoảng trống kinh doanh. Vào những năm 1976 – 1980, thấy bà con người Việt sang Lào làm ăn nhiều, bà mở một quầy tạp hoá phục vụ họ. Khi nhà nước Lào chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, bà lập ngay công ty xuất nhập khẩu và nhận thấy cửa khẩu giữa Lào với các nước đều chưa có cơ sở thương mại nào, năm 1992 bà xin mở các cửa hàng miễn thuế. Đang phát triển tốt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cửa hàng miễn thuế, năm 1997 bà Lượng bỗng dưng đi làm nông nghiệp, đến Paksong trồng càphê.










Trong nhà máy càphê Dao.



Bà Lượng thổ lộ, vào năm ấy gia đình bà gặp sự cố trong làm ăn, bà muốn tạm nghỉ ngơi. Cùng thời gian đó nhà nước Lào khuyến khích làm nông nghiệp, nhất là trồng càphê để xuất khẩu, bà nghĩ đi làm vườn càphê để hưởng ứng chủ trương nhà nước, bản thân thư giãn, xa lánh những điều thị phi, biết thêm về nông nghiệp cũng hay. Nói là làm cho vui, nhưng bà cũng muốn công sức bỏ ra phải thu lại được tương xứng. Bà về Việt Nam, lên vùng Tây nguyên học cách người ta trồng càphê, bỏ ra 3 triệu USD thuê nhân công có kinh nghiệm trồng càphê từ Việt Nam sang cùng với người dân địa phương trồng 150ha càphê. Không may, vụ thu hoạch đầu tiên gặp đợt sương muối nên càphê héo úa chết gần hết. Song, cũng nhờ lần đó, bà nhận ra đất đai ở Champasak phù hợp với càphê arabica. Không nản, bà cho trồng lại và mở rộng ra đến 250ha càphê arabica. Xuất khẩu càphê đã mang lại cho Dao Heuang nguồn thu lớn.


Sau mười năm, Dao Heuang đã trở thành doanh nghiệp trồng, thu mua và xuất khẩu càphê lớn nhất Lào.


Không chỉ thành công trong lĩnh vực càphê, tập đoàn Dao Heuang còn phát triển nhiều lĩnh vực khác như sản xuất nước tinh khiết đóng chai, trái cây sấy, trồng và chế biến trà xanh, nước trà đóng chai, kinh doanh khách sạn, xây dựng chợ...


Dao Heuang – Đào Hương – gồm chữ Hương là tên con gái, còn chữ Đào thì bà Lượng giải thích phát âm theo tiếng Lào có nghĩa là sao sáng. Bà ước mơ dẫn dắt doanh nghiệp này trở thành một ngôi sao sáng trên thương trường Lào và Đông Nam Á.


Đặt tâm huyết vào càphê


Luôn đặt ra những ước mơ, chính lúc thành công nhất về chế biến xuất khẩu càphê hạt cũng là lúc bà Lượng thấy cần phải tạo bước đột phá mới nâng giá trị cho càphê của Lào, đó là hướng đến chế biến càphê rang xay, hoà tan và càphê 3 trong 1, xây dựng một thương hiệu càphê của Lào – Dao Coffee – có thể đưa ra thị trường khu vực và thế giới. Bà không phủ nhận ước mơ đó quá lớn, nhưng khẳng định sẽ thực hiện được nếu như tuân thủ ngay từ đầu tiêu chí “sản xuất càphê thật và sạch”.


Từ năm 2008, bà Lượng đã mang những hạt càphê của Lào ra nước ngoài nhờ gia công càphê hoà tan, đem về Lào đóng gói với thương hiệu Dao Coffee giới thiệu thăm dò ý kiến người tiêu dùng. Làm hai, ba năm cứ lỗ vốn do chưa hiểu về lĩnh vực này, không nắm kỹ thuật, bà quyết làm cho được, đi tất cả hội chợ về càphê, thực phẩm đồ uống, máy móc công nghệ về càphê. Đến năm 2011, bà Lượng quyết định xây dựng nhà máy rộng 6,5ha sản xuất càphê hoà tan, càphê 3 trong 1, trang bị máy móc hiện đại của châu Âu và Nhật, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO ngay từ đầu. Định hướng càphê Dao phải chiếm lĩnh thị trường Lào và khoảng 80 – 85% sản lượng của nhà máy này (công suất thiết kế 8.000 tấn/năm) sẽ xuất khẩu nên bà Lượng luôn nhắc nhở những người quản lý nhà máy chỉ sử dụng hạt càphê tốt để chế biến, không pha trộn, không sử dụng hương liệu công nghiệp.


Nhà máy càphê hoà tan, càphê 3 trong 1 hoạt động mới tám tháng (từ 12.12.2012), nhưng thương hiệu Dao Coffee đã lan rộng khắp Lào, sản phẩm có mặt ở các chợ, siêu thị; chuỗi quán càphê Dao được yêu thích. Nhiều người bảo Dao Coffee thành công sớm là nhờ giỏi trong việc tiếp thị và mở mạng lưới phân phối. Nhưng bà Lượng khẳng định nếu chỉ giỏi tiếp thị mà sản phẩm không ngon thì không có khả năng cạnh tranh.


Càphê hoà tan, càphê 3 trong 1 Dao Coffee đã xuất những lô hàng đầu tiên sang Trung Quốc, Thái Lan và dự kiến sẽ có mặt tại Việt Nam.


Tình cảm cho cả Lào và Việt


Mười năm trước đây, bà Lượng bảo hồi đó không ai nói cho dân Lào biết trồng càphê mang lại thu nhập cao. Khi Dao Heuang hướng dẫn họ trồng đạt mấy tấn rồi cả chục tấn một mẫu mà không phải bón phân gì, chỉ bỏ công chăm sóc, người ta mừng lắm và những nông dân Lào siêng hẳn lên. Nhiều nhà giờ đã mua được xe Hyundai thay cho xe công nông chở càphê, có nhà còn mua xe ôtô du lịch. Có nhà máy càphê, bà sẽ giúp người trồng càphê không còn bán càphê xanh, càphê non nữa.


Dao Heuang đứng trong tốp doanh nghiệp lớn của Lào và dẫn đầu ở Nam Lào. Bà Lê Thị Lượng không chỉ nhận được sự ngưỡng mộ của người dân Lào, mà còn là một “bông hồng vàng” trong giới nữ doanh nhân người Việt được phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam vinh danh.


bài và ảnh: Các Ngọc






Lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh: chưa sát thực tế

Lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh: chưa sát thực tế

Lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh: chưa sát thực tế


SGTT.VN - Có đến 28 ngành hàng/lĩnh vực được đưa vào dự thảo đề án “Ưu tiên phát triển doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, giai đoạn 2013 – 2020”, do bộ Công thương chủ trì soạn thảo, song đa số đại diện các bộ ngành, hiệp hội ngành nghề đã phản ứng, mà lý do chủ yếu là “không sâu sát ngành mình”.










Việt Nam xuất khẩu hạt điều số một thế giới, nhưng ngành này chưa được đưa vào danh mục có lợi thế cạnh tranh. Ảnh: Đặng Hoàng



Ngày 15.8, bộ Công thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bộ và hiệp hội ngành nghề về danh mục các lĩnh vực và những chính sách ưu tiên cho các lĩnh vực được coi là có lợi thế cạnh tranh. Theo ông Hoàng Thịnh Lâm, phó vụ trưởng vụ Kế hoạch (bộ Công thương) đồng thời là tổ trưởng tổ soạn thảo thì các lĩnh vực/ngành được coi là “có lợi thế cạnh tranh” phải đáp ứng được bảy tiêu chí cơ bản (hoặc đa số các tiêu chí trong bảy tiêu chí): sử dụng lao động sẵn có trong nước; nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước; được hưởng lợi nhờ các chính sách hội nhập; có dư địa đầu tư lớn; có nhu cầu trong nước lớn hoặc xuất khẩu tốt; công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phát triển; và tiêu chí cuối cùng là chú trọng phát triển nền kinh tế xanh, có công nghệ trong nước phát triển, đảm bảo hài hoà giữa kinh tế – xã hội – môi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo đề cử danh mục gồm 28 ngành/lĩnh vực được tạm coi là có lợi thế cạnh tranh cao.


Nhiều mà vẫn… thiếu


Vụ trưởng vụ Kế hoạch Nguyễn Tiến Vị nói rằng: “Đây mới chỉ là quan điểm của tổ soạn thảo chứ chưa phải là quan điểm chính thức của bộ Công thương”. Ngay lập tức nhiều ý kiến tại hội thảo phản ứng rằng có quá nhiều lĩnh vực được đưa vào, nhưng vẫn chưa thực sự trúng bởi còn thiếu nhiều lĩnh vực mạnh trong thời gian qua. Phó giám đốc sở Công thương TP.HCM Lê Văn Khoa đề nghị bổ sung thêm hai lĩnh vực: gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ và chế biến lương thực thực phẩm. “Vì nó không chỉ thoả mãn cơ bản bảy tiêu chí trên mà đây là hai lĩnh vực có khả năng cạnh tranh tốt, dự báo nhu cầu còn tăng cũng như có sức lan toả đến nông nghiệp, thuỷ sản… đồng thời mang lại giá trị gia tăng cao”, ông Khoa nói.


Tổng thư ký hiệp hội Điều, ông Đặng Hoàng Giang cũng lên tiếng, ngành điều chưa có trong danh mục, dù đáp ứng đủ bảy tiêu chí. Thêm vào đó xuất khẩu điều của Việt Nam số 1 thế giới, lại không bị các yếu tố như phòng vệ thương mại hay hàng rào kỹ thuật cản trở. Chủ tịch hiệp hội Cơ khí Đào Văn Long bức xúc hơn: Ngành cơ khí chỉ có lĩnh vực xe có động cơ được đưa vào danh mục là chưa đủ, bởi thực tế ôtô của ta xuất khẩu rất ít. “Trong khi phụ tùng cho nhà máy ximăng, hoá chất thì rất tốt, lại giúp giảm được nhập siêu thì không được ưu tiên”, ông Long nói.


Trong khi đó, đại diện của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẳng thắn: Việc đề xuất trồng lúa vào danh mục có lợi thế cạnh tranh là “ngược với thực tiễn lẫn đi ngược với chủ trương tái cơ cấu của ngành nông nghiệp”. Theo vị này, lúa càng làm càng lỗ, trong khi nhiều ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp đem lại giá trị cao thì không được liệt vào. Vị này nói: Không nên quan trọng lĩnh vực đó sản xuất được bao nhiêu, xuất khẩu bao nhiêu mà điều quan trọng là làm sao sản xuất ra một sản phẩm có giá thấp nhất, mang lại gì cho người nông dân, đó mới là lợi thế cạnh tranh!


Cần thang điểm cụ thể


Ông Mai Ánh Hồng, phó chánh văn phòng bộ Thông tin truyền thông nêu quan điểm: Trước khi đưa ra danh sách các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh giai đoạn tới thì điều cần làm là đánh giá giai đoạn trước (2007 – 2012) xem những lĩnh vực nào đã có lợi thế cạnh tranh? Nhà nước có cơ chế chính sách chưa với những lĩnh vực đó? Nếu có thì thực hiện đến đâu? Chính sách nào áp dụng cho cả ngành không có lợi thế thì không nên đưa vào nữa.


Tổng thư ký hiệp hội Cảng biển Đỗ Kim Lân có cảm nhận “Tất cả đại diện bộ và hiệp hội ngành hàng đều có băn khoăn là đề án chưa sâu sát với ngành mình, chưa nêu ra được tồn tại của ngành mình”, vì vậy đề án phải cẩn trọng tham vấn, có sự vào cuộc một cách sâu sắc từ phía các bộ quản lý ngành và hiệp hội ngành hàng, mới mong tìm ra được một danh mục thực sự có ưu thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên, theo tổ trưởng soạn thảo Hoàng Thịnh Lâm, thì bộ Công thương dự kiến tổ soạn thảo gồm 20 người, bao gồm đại diện của các bộ ngành, thế nhưng, “Hầu hết các bộ ngành đã không tham gia”, ông Lâm nói.


Ông Nguyễn Đức Vân, phó vụ trưởng vụ Đổi mới doanh nghiệp thuộc văn phòng Chính phủ tỏ ra sốt ruột: Đề án phải trình cơ quan này từ tháng 6 nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh. Ông gợi ý: Nên để các bộ, các địa phương lựa chọn, sau đó phân tích, khép dần danh mục này trên cơ sở căn cứ chiến lược phát triển ngành, địa phương đã được phê duyệt chứ không nên quá dàn trải. Đại diện sở Công thương Hà Nội thì cho rằng cần có một bảng tổng sắp theo thứ tự ưu tiên các lĩnh vực, trong đó có thang điểm để đánh giá lựa chọn một cách rõ ràng.


Chí Hiếu









Lĩnh vực được tạm coi là có lợi thế cạnh tranh cao: trồng lúa; trồng rau, đậu, hoa, cây cảnh; trồng cây ăn quả; trồng cây điều; hồ tiêu; cao su; càphê; khai thác thuỷ sản biển; nuôi trồng thuỷ sản biển và nuôi trồng thuỷ sản nội địa; chế biến thuỷ sản; dệt; sản xuất trang phục; hoá chất; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm từ cao su; điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất xe có động cơ; xây dựng công trình đường bộ; vận tải ven biển và viễn dương; vận tải hàng không; dịch vụ cảng biển; dịch vụ cảng hàng không; dịch vụ điều hành bay; dịch vụ lưu trú ngắn ngày; hoạt động viễn thông không dây; cung cấp mạng internet và cuối cùng là lập trình máy vi tính – tư vấn các hoạt động liên quan máy vi tính.







DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ