Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Chiến dịch lần này chỉ là thí điểm

Chiến dịch lần này chỉ là thí điểm

Xử lý vi phạm nồng độ cồn


Chiến dịch lần này chỉ là thí điểm


SGTT.VN - “Cảnh sát giao thông (TP.HCM) không chỉ đạo lập chốt gần quán bia để xử lý vi phạm nồng độ cồn. Đó là do báo chí đưa tin chưa đến nơi đến chốn. Không có chuyện cảnh sát giao thông chỉ chăm chăm bắt mấy ông bước ra từ quán bia”, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, cục trưởng cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ đường sắt trả lời báo chí ngày 1.10, trong buổi họp báo về chiến dịch tuyên truyền và kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn.










CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn với người tham gia giao thông trong một đợt cao điểm trước đây. Ảnh: Chí Hiếu



Đã từng có nhiều “chiến dịch” xử lý vi phạm nồng độ cồn nhưng sau đó lại lắng xuống, làm sao để chiến dịch lần này không lặp lại cảnh “bắt cóc bỏ dĩa”?


Trong chiến dịch mũ bảo hiểm, để có được ý thức như hôm nay, chúng ta đã phải tuyên truyền từ mười năm trước. Riêng vấn đề bia rượu, cuộc chiến này còn gay gắt hơn, dai dẳng hơn, nhất là khi CSGT còn quá mỏng, trang thiết bị rất thiếu nên làm chưa triệt để. Vì thế, có thể (chiến dịch này, từ 1.10 – 31.12) chỉ là thí điểm!


Lần này liệu CSGT có lại lập chốt gần quán nhậu như có địa phương trước đây từng làm?


Kiểm soát lái xe uống bia rượu thì phải đứng trên đường. Cảnh sát giao thông không chỉ đạo đứng trước quán bia mà đứng… xa xa chút, đứng thế mới phát hiện được. Điều này thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của CSGT. CSGT không nhăm nhăm bắt những người bước ra khỏi quán bia mà do báo chí đưa chưa đến nơi đến chốn. Tôi kêu gọi báo đài hãy ủng hộ chúng tôi trong việc này!


Vậy điểm đặc biệt của chiến dịch lần này, trong đó việc thí điểm tại Quảng Ninh theo tiêu chuẩn quốc tế là gì?


Đối với chiến dịch thí điểm tại Quảng Ninh, vì mục tiêu chỉ là xác định số lượng lái xe uống rượu bia (đặc biệt vào buổi tối, sau các cuộc nhậu) tham gia giao thông nên chuyện xử lý có lẽ chưa tính đến, có chăng chỉ thí điểm. Vì vậy mà cách làm cũng sẽ nhẹ nhàng, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình xe lưu thông. Cảnh sát chỉ dùng 1/3 làn đường để ra tín hiệu dừng xe, người điều khiển có thể ngồi ngay trên xe rồi quay kính xuống.


Nhưng nếu chỉ thí điểm mà chưa xử phạt như vậy e dân nhậu có “nhờn” luật?


Đây là chiến dịch riêng, một mặt để uỷ ban An toàn giao thông chỉ đạo tuyên truyền. Còn việc xử lý vi phạm nồng độ cồn (ở những chỗ khác) vẫn là nhiệm vụ của CSGT, không nằm trong chiến dịch này. Ở đó, người vi phạm về nồng độ cồn sẽ được xử lý lồng với các vi phạm khác, vì theo quy định, việc kiểm tra nồng độ cồn chỉ được thực hiện khi thấy có dấu hiệu vi phạm.


Chí Hiếu









Kiểm tra nồng độ kiểu mới: “Sẽ rất dễ chịu”!


Về nội dung chiến dịch tuyên truyền và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm quy định nồng độ cồn diễn ra từ 1.10 – 31.12, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, phó chủ tịch uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: Chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức chứ không nhắm vào xử phạt. Trong đó, tại Quảng Ninh, lần đầu tiên Việt Nam sẽ áp dụng kiểm soát nồng độ cồn theo tiêu chuẩn và kinh nghiệm quốc tế với cách làm “rất nhẹ nhàng, dễ chịu”. “Hoạt động thí điểm tại Quảng Ninh với mục đích khảo sát chính xác tỷ lệ người vi phạm chủ yếu phục vụ việc xây dựng chính sách về sau. Nhưng trong chiến dịch, nếu phát hiện vi phạm nặng vẫn xử lý tại chỗ. Quan điểm của chúng ta là chuyển từ kiểm soát bị động (có người vi phạm là kiểm tra luôn) sang kiểm soát chủ động đối với người tham gia giao thông”, ông Hiệp nói. Vẫn theo ông Hiệp, thống kê chưa đầy đủ thì có khoảng 60% ca chấn thương nặng, 30% trong số các ca tử vong liên quan đến bia rượu, song lực lượng chức năng mới xử lý được 8% các hành vi vi phạm nồng độ cồn do chưa làm liên tục và thiếu trang thiết bị.







Cứu sống bé trai 4 tuổi bị sốc phản vệ

Cứu sống bé trai 4 tuổi bị sốc phản vệ

Cứu sống bé trai 4 tuổi bị sốc phản vệ










Sức khỏe bé Hưng đã ổn định Ảnh: Khampha.vn



SGTT.VN - Ngày 1.10, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi bị sốc phản vệ.


Bệnh nhi là Phạm Lương Trấn Hưng, ở Hà Tĩnh được xác định viêm amidan quá lớn và có chỉ định cắt. Bệnh nhi được tiến hành gây mê để cắt amidan tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, khi mới tiêm thuốc gây mê, bệnh nhi đã có biểu hiện sốc phản vệ và được chuyển sang phòng điều trị tích cực, nhưng vẫn không khá lên.


Bệnh nhi được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, diễn biến tình hình của bệnh nhi vẫn khá phức tạp, thở yếu, phải đặt máy thở, được xác định bị sốc phản vệ, phù hoàn toàn đường hô hấp, phù lưỡi họng, thiếu ôxy. Các bác sĩ đã phải dùng các hướng điều trị để cứu bệnh nhi, nếu không, sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau một thời gian điều trị, hiện sức khỏe bé đã ổn định.


Bệnh nhi sẽ xuất viện trong tuần sau, sau đó, cần kết hợp châm cứu sẽ tập vận động cho phục hồi lại.


L.Hà






Sáng tạo từ các vật dụng thừa: JO của Andreas Janson

Sáng tạo từ các vật dụng thừa: JO của Andreas Janson

Sáng tạo từ các vật dụng thừa: JO của Andreas Janson











SGTT.VN - Hệ thống JO của nhà thiết kế Andreas Janson sử dụng một nguyên tắc cấu trúc đơn giản: “Tận dụng những mảnh gỗ thừa từ công việc của thợ mộc để tạo nên những sản phẩm có ích”. Từ đó, chiếc giá JO21 đã được thiết kế. Có ít hơn 90% chất thải vì tác phẩm này được làm hoàn toàn từ gỗ thừa. Đây là một ý tượng tuyệt vời mang lại một điểm nhấn thú vị cho không gian nội thất!


Theo Detail






Chống bão phải khác

Chống bão phải khác

Chống bão phải khác


SGTT.VN - Câu chuyện “siêu bão” đổ bộ vào miền Trung ngày 1.10, không khỏi khiến người ta đắng lòng khi công tác chuẩn bị phòng chống thảm hoạ đã được ráo riết thực hiện từ trước, thậm chí là đích thân phó thủ tướng đã “xắn tay áo” vào cuộc nhưng hậu quả vẫn quá nặng nề. Trong số đó có những “thảm hoạ kèm theo” chưa được báo trước.


“Chống bão” hay “né bão”?










Nếu thuỷ điện đồng loạt xả lũ, hoặc hồ chứa thuỷ lợi bị “bão” ép xả lũ thì thiệt hại về người và của sẽ là một câu chuyện lớn. Ảnh mang tính minh họa. Ảnh: TNO



Trước khi càn quét nặng nề nhiều tỉnh miền Trung, đã có dự báo từ trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương rằng siêu bão lần này có sức công phá ngang ngửa cơn bão Xangsane đã càn quét và để lại hậu quả nặng nề tại miền Trung vào năm 2006. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là bão Xangsane cũng vào Việt Nam đầu tháng 10 và báo chí năm đó cũng để lại những từ khoá “tơi bời, tan nát, sạch sành sanh” như báo chí hiện nay đang mô tả thảm hoạ từ cơn bão Wutip.


Năm nay, kinh nghiệm từ Xangsane, Chanchu cho phép Việt Nam có nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo và hiệu quả hơn. Tuy nhiên dường như những bài học hơn sáu năm trước không thể cứu vãn được tình thế.


Điểm mấu chốt không phải là “bỏ ra bao nhiêu thời gian” để chuẩn bị, mà câu hỏi quyết định chính là “chuẩn bị như thế nào.” Ngoài công tác di dời dân được thực hiện rất khẩn trương, dường như các công tác chống bão khác còn quá đơn giản, bình dân. Nhiều hộ gia đình để chuẩn bị chống lại “hung bão” chỉ dựa vào phương thức cổ điển – chằng chống, giằng bao cát lên mái nhà. Giải pháp “vườn không nhà trống” tuy giảm thiệt hại về người, nhưng về “của” thì khó cứu vãn.


Và những quả “bom nước nổ chậm”


Điều đáng nói hơn chính là công tác phòng bị với những thảm hoạ chưa báo trước – thuỷ điện. Một điều dễ nhận thấy sau hàng loạt các xìcăngđan thuỷ điện trong năm 2012 và 2013, chính là chất lượng của thuỷ điện Việt Nam nằm ở mức độ an toàn không cao. Điều này được minh chứng rõ khi thuỷ điện Ia Krêl 2 (xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai) “chưa dùng đã vỡ” vào hồi tháng 6 vừa qua. Gần nhất, kênh dẫn thuỷ điện Sêrêpốk 4A cũng vỡ trong sự bị động của tất cả những người dân xung quanh. Trong khi đó, hàng loạt các “quả bom nước” khác đang chờ ngày nổ, thậm chí là chờ những kích thích từ môi trường bên ngoài như bão, lũ đi qua. Điển hình như các hồ chứa thuỷ lợi đã sắp đầy, hoặc đã đầy và tràn qua từ Quảng Bình tới Thừa Thiên – Huế. Thế nên, nếu thuỷ điện đồng loạt xả lũ, hoặc hồ chứa thuỷ lợi bị “bão” ép xả lũ thì thiệt hại về người và của sẽ là một câu chuyện lớn.


Vây mà công tác chống bão năm nay cũng chưa động chạm nhiều đến những “cột nước tử thần” – vốn vẫn luôn nằm trong tình trạng báo động đỏ.


Trong công tác chống bão, nhất thiết phải chú ý đến hai yếu tố quan trọng: i) là ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão đối với đời sống và tài sản người dân; ii) là những ảnh hưởng gián tiếp của nó, điển hình như khả năng “kích nổ” những “quả bom nước” giáng tai họa xuống đầu người dân. Để chống lại thiệt hại từ cả hai yếu tố trên không chỉ đòi hỏi những biện pháp tình thế như di dời, giằng bao cát… mà quan trọng hơn cả chính là các biện pháp cứng mang tính dài hơi: cách thức thiết kế hạ tầng, thuỷ điện, nhà cửa chống thảm hoạ, cũng như các giải pháp mềm: tâm lý và cách ứng phó tình huống thảm hoạ xảy ra thông qua diễn tập.


Để làm được điều đó, nhất thiết phải có sự chủ động trong khâu chuẩn bị thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế, và triển khai ứng dụng kịp thời.


Irys Nguyễn






Làm người ai làm thế

Làm người ai làm thế

Phiếm


Làm người ai làm thế


SGTT.VN - Trên dãy Ba Vì có một con chồn vì cứ bị muông thú chê hôi nên tự ái, quyết tu luyện thành người. Ngày kia, chồn gặp được một đạo sĩ thần thông quảng đại, năn nỉ xin được làm đệ tử. Đạo sĩ nhận lời nhưng dặn trước: “Muốn thành người phải giữ mình thanh sạch trong đúng 100 năm, con làm được không?” Chồn cam đoan được. Đến năm thứ 99, đạo sĩ kêu chồn lại bảo:


– Con đã rụng đuôi, trụi lông, nay cần hạ sơn một chuyến để làm quen với thế giới người ta. Nhớ: chỉ cần ăn một miếng thịt hay chửi thề một tiếng là công phu trăm năm thành công cốc!


Chồn cúi đầu vâng dạ rồi xuống núi. Đi một quãng, chồn gặp cụ già ngồi khóc bên đường, bèn hỏi:


– Vì sao cụ khóc?


– Ta đã mổ mắt thay thuỷ tinh thể, nhưng nay đang đi thì mắt mờ hẳn không còn thấy gì, ta nghi bị tráo thuỷ tinh thể nên tủi mà khóc!


Chồn nghiến răng nói thầm: “Làm thầy thuốc ai làm thế!” rồi đi tiếp. Được một quãng thì gặp đứa nhỏ ngồi khóc trước nhà, lại hỏi:


– Vì sao con khóc?


– Cha mẹ con không có tiền đóng 40.000 đồng cho con xem xiếc nên sáng nay cô giáo bắt con ngồi lại trong lớp, chỉ các bạn có tiền đóng mới được ra sân xem, giờ nhớ lại vừa tủi thân vừa thương bố mẹ nên trốn ra đây khóc.


Chồn lại nghiến răng: “Làm nhà giáo ai làm thế!” rồi an ủi:


– Thôi, vào nhà uống sữa đi con.


Em bé ngơ ngác:


– Sữa là gì?


Chồn không kìm được, ngửa mặt kêu to:


- Trời ơi! Làm người mà thế này thì làm cái đ. gì!


Thốt xong thì hết nói được tiếng người, hình chồn hiện lại như xưa!


Người già chuyện






Uống nước khe suối, bị đỉa chui vô mũi

Uống nước khe suối, bị đỉa chui vô mũi

Uống nước khe suối, bị đỉa chui vô mũi











SGTT.VN - Ngày 1.10, BS Đinh Viết Thanh, trưởng khoa Tai mũi họng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết các bác sĩ vừa nội soi thành công, gắp ra dị vật ở hốc mũi bệnh nhân H.V.N., 34 tuổi, ngụ ở huyện Hướng Hoá một con đỉa dài 5cm.


Trước đó, do có biểu hiện khó thở, chảy nước mũi, nhức đầu... nên anh N. đến khám bệnh. Thăm khám, bác sĩ nhận định có khả năng bệnh nhân bị đỉa chui vào đường thở khi uống nước ở khe suối. Sau điều trị sức khoẻ anh N. hồi phục tốt.


Anh Thư






Chai nước thông minh giúp bạn đủ nước

Chai nước thông minh giúp bạn đủ nước









Chai nước thông minh BluFit. Ảnh: TLCK



Chai nước thông minh giúp bạn đủ nước


SGTT.VN - Chai nước BluFit nối kết với smartphone để tính toán lượng nước bạn cần mỗi ngày dựa trên thể trọng, tuổi tác của bạn cũng như nhiệt và ẩm độ. Giờ đây Indiegogo đang đưa ra thị trường tiện ích này, theo nydailynews.com.


Gần một nửa trong chúng ta không uống đủ nước và thậm chí 1 – 2% bị khô đến độ tác hại đến chức năng của cơ thể. Đó là cơ hội cho BluFit – một chai nước cảm ứng có thể nối kết với một smartphone và một trình ứng dụng qua đường truyền bluetooth; nó sẽ giúp cho người dùng uống đủ nước.


Trình ứng dụng chạy trên nền iPhone và Android sẽ thu thập dữ liệu bao gồm thể trọng và tuổi tác của người dùng kết hợp với các nhân tố bên ngoài như nhiệt và ẩm độ, để tính toán đủ lượng nước cho chủ thiết bị. Khi đến giờ uống nước, một tiếng chuông báo hiệu ngân lên, và vì chai nước có màn hình tinh thể lỏng, chỉ cần liếc nhanh qua là biết được khi nào nên uống nước tiếp – không nhất thiết phải thường xuyên tham khảo điện thoại.


T.N






Thu hồi thuốc Amlofresh trị tăng huyết áp

Thu hồi thuốc Amlofresh trị tăng huyết áp

Thu hồi thuốc Amlofresh trị tăng huyết áp


SGTT.VN - Cục Quản lý dược – bộ Y tế vừa có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc thuốc viên nén bao phim Amlofresh (Amlodipine and Atorvastatin Tablets); lô số: SFA201; hạn dùng: 12.10.2014; số đăng ký: VN-10654-10; công ty Cure Medicines (India) Pvt. Ltd., Ấn Độ sản xuất, công ty cổ phần dược trung ương Medipharco – Tenamyd nhập khẩu, do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu hàm lượng Atorvastatin. Thuốc Amlofresh có chỉ định điều trị tăng huyết áp, phòng ngừa cơn đau thắt ngực… Báo cáo thu hồi gửi về cục trước ngày 10.10.


Lê Hương






Ra mắt tháng 10: hai phim đều của Việt kiều

Ra mắt tháng 10: hai phim đều của Việt kiều

Ra mắt tháng 10: hai phim đều của Việt kiều


SGTT.VN - Âm mưu giày gót nhọnTiền chùa của hai đạo diễn Việt kiều: Hàm Trần và Thiện Đỗ sẽ công chiếu tại hệ thống rạp toàn quốc trong tháng 10.


































Hình ảnh Vân Trang quảng bá cho Tiền chùa.



Hậu trường phim Âm mưu giày gót nhọn.



Trong bộ phim do Hàm Trần đạo diễn, Kathy Uyên là diễn viên Việt kiều đảm nhận ba vai trò chính: người xây dựng cốt truyện, nhà sản xuất và diễn viên. Đây là bộ phim Việt Nam đặc tả thế giới hào nhoáng của những người mẫu thời trang và các bộ cánh hàng hiệu. Nhân vật chính Anne (Kathy Uyên) có công việc là nhà thiết kế trang phục, còn những người bạn Mimi (Yaya Trương Nhi), Bảo Trang (Phương Mai), Hà My (Trúc Diễm) đều là người mẫu. Thế nên mỗi sự kiện gắn liền với các cô gái cũng đều mang những hình ảnh, hơi thở của thời trang.


Thế giới màu sắc của thời trang xuyên suốt bộ phim với ba show thời trang lớn được thực hiện. Với sự chuẩn bị kỹ, Âm mưu giày gót nhọn sẽ mang đến cho khán giả những khung hình đẹp về thế giới thời trang. Phim khởi chiếu ngày 11.10.


Nhận được nhiều kỳ vọng hơn về tính điện ảnh, xây dựng câu chuyện lẫn diễn xuất của diễn viên là phim Tiền chùa của đạo diễn Thiện Đỗ. Đây là phim hài có sự tham gia của Khương Ngọc, Vân Trang, Lều Phương Anh. Sinh ra tại Đà Lạt, Thiện Đỗ sang Mỹ định cư cùng gia đình vào năm 1975. Anh từng làm việc trong các công ty quảng cáo tại Mỹ và Việt Nam trong vai trò hoạ sĩ thiết kế, đạo diễn cho các phim quảng cáo trước khi đến với điện ảnh.


Thiện Đỗ tự học làm phim. Phim ngắn đầu tiên của anh Theo ánh đèn mà đi là một trong bốn phim ngắn được chọn chiếu trong sự kiện New voices from Vietnam (Những tiếng nói mới từ Việt Nam) do viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ và tổ chức Lưu trữ phim ảnh và truyền hình – đại học California cùng thực hiện năm 2012. Tiền chùa được Thiện Đỗ ấp ủ thực hiện trong hai năm rưỡi. Bộ phim khởi chiếu ngày 18.10, sẽ là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của một người con xa xứ muốn trở về gắn bó với quê hương.


Trâm Anh






Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành: khẩn trương thẩm định báo cáo đầu tư

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành: khẩn trương thẩm định báo cáo đầu tư

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành: khẩn trương thẩm định báo cáo đầu tư


SGTT.VN - Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải liên quan đến việc nghiên cứu kiến nghị không nên xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành của các ông Lê Trọng Sành và Mai Trọng Tuấn.











Theo đó, phó Thủ tướng yêu cầu bộ Kế hoạch và đầu tư (hội đồng Thẩm định nhà nước) khẩn trương tổ chức thẩm định báo cáo đầu tư dự án này; bộ Giao thông vận tải tiếp thu và hoàn thiện báo cáo đầu tư, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội về chủ trương đầu tư cảng hàng không này. Trước đó, tại hội thảo công bố báo cáo đầu tư (tóm tắt) của dự án, lãnh đạo tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết dự kiến sẽ báo cáo Chính phủ, để Chính phủ xin Quốc hội chủ trương đầu tư vào kỳ họp tháng 10 và tháng 11 năm nay.


T. Đức






Heo hơi tăng giá

Heo hơi tăng giá

Heo hơi tăng giá











SGTT.VN - Giá heo hơi ở các tỉnh miền Tây Nam bộ đang tăng trở lại và đang dao động ở mức 43.000 – 45.000 đồng/kg, tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg so với đầu tháng 9 và cao hơn khoảng 10.000 – 15.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước.


Hạ tuần tháng 8 vừa qua, giá heo hơi có lúc đạt mức 43.000 – 44.000 đồng/kg, nhưng chỉ giữ được mức giá này trong thời ngắn và trở về mức 40.000 – 42.000 đồng/kg vào cuối của tuần đầu tháng 9. Hiện nay, giá heo tăng có phần trái ngược với nhiều năm trước, bởi lẽ, vào mùa nước nổi hàng năm, giá gia súc gia cầm thường giảm mạnh và tăng trở lại vào cuối năm dương lịch. Tuy nhiên, giá heo hơi trong cả năm ngoái đã không biến động theo diễn biến thông thường này.


N. Tùng






Mầm hoạ sán nhái trong đặc sản đồng quê

Mầm hoạ sán nhái trong đặc sản đồng quê

Sống khoa học


Mầm hoạ sán nhái trong đặc sản đồng quê


SGTT.VN - Hiện nay, nhiều món ăn được chế biến từ đặc sản đồng quê: ếch, nhái, rắn, chim... Nếu chế biến không cẩn thận, thịt chưa được nấu chín kỹ thì ấu trùng sán nhái ký sinh ở những con vật này có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Trước đây, Việt Nam chỉ ghi nhận bệnh nhân bị sán nhái ký sinh ở mắt, nhưng gần đây đã ghi nhận những trường hợp bị sán nhái chui vào phổi và thành bụng mà không rõ nguyên nhân.










Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu



Mở lòng đón trùng ký gửi


Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở châu Á và một số nước châu Âu có nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn, chim… Sán nhái thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu có tên Sparganum, bệnh gây nên gọi là Sparganose.


Sán nhái đẻ trứng dưới nước, trứng bị những loài phù du, giáp xác ăn, đó là vật chủ phụ thứ nhất của sán. Sau đó loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hoặc chim ăn – những loài này trở thành vật chủ phụ thứ hai. Khi ký sinh ở vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng sâu (plerocercoid) dài vài centimet, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu (scolex) ở phía trước, chỉ có ống giác giả. Con người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai trong các trường hợp uống nước chưa đun có chứa những loài phù du, giáp xác đã nhiễm sán; ăn thịt ếch, nhái, rắn, chim... sống hoặc chưa nấu kỹ; từ đây ấu trùng sán nhái đột nhập vào ống tiêu hoá, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Ngoài ra, ở thôn quê người dân còn quan niệm đau mắt đỏ là do “bốc hoả”, dùng thịt ếch nhái sống là chất mát, lạnh đắp vào mắt để “hạ hoả” đã tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt gây u ở mắt, bệnh nhân có thể bị mù. Một số trường hợp khác ít gặp hơn là nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.


Khi người là vật chủ phụ thứ hai của ấu trùng sán nhái, triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc nơi ấu trùng có dạng hình sâu ký sinh. Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi, mí mắt... Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm, đôi khi người bệnh có cảm giác ấu trùng đang di chuyển. Một số trường hợp đã phát hiện ấu trùng sán nhái dạng sâu ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào trong nội tạng thì bệnh sẽ rất nặng.


Nhớ đừng ăn tươi nuốt sống


Trên lâm sàng, cách xác định bệnh chắc chắn nhất là phẫu thuật phát hiện và lấy được ấu trùng. Điều trị bệnh cũng bằng phẫu thuật để bóc tách, loại bỏ ấu trùng. Nếu không mổ được thì dùng thuốc novarsenol 0,3 – 0,4g/kg cân nặng/ngày, điều trị trong 4 – 5 ngày. Thuốc praziquantel và mebendazole không có tác dụng diệt ấu trùng của ký sinh trùng.


Để phòng bệnh, cần tuyên truyền vận động người dân không uống nước chưa đun sôi, không ăn các loại thịt ếch, nhái, rắn, chim... chưa nấu kỹ. Vùng nông thôn cần bỏ tập quán dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Ngoài ra, chỉ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Khi vào quán ăn, nhà hàng, cần thận trọng khi gọi thức ăn được chế biến từ thịt ếch, nhái, rắn, chim... không ăn nếu thấy chưa nấu chín kỹ.


BS Nguyễn Võ Hinh,


thầy thuốc ưu tú, viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn






Đến Nhật mùa tháng 10

Đến Nhật mùa tháng 10

Nhật ký trên những đôi giày


Đến Nhật mùa tháng 10


SGTT.VN - Thông thường dân du hành thường truyền tai nhau xứ Phù Tang đẹp nhất là đi vào tháng 11 ngắm lá đỏ khắp cố đô Kyoto, tháng 3 ngắm tuyết núi Phú Sĩ. Nhưng tôi lại đến Nhật vào những ngày đầu mùa tháng 10, nhiều người bảo thế có uổng không vì chỉ đợi tháng nữa là nước Nhật khác.










Hành trình đi nước Nhật từ Bắc đến Nam của H.I.S.



Không uổng công tí nào, suốt dọc hành trình từ Bắc đến Nam từ Fukuoka đến Tokyo, ghé chân thêm hai thành phố lớn là Osaka và cố đô Kyoto, đến nơi chốn nào cũng được đón nhận bằng buổi sáng tinh khiết và hoàng hôn trong vắt ánh cam hồng.


Cảm giác của tôi mùa tháng 10 chính là lúc bạn được gột rửa tâm hồn u sầu và tuyệt vọng trong không khí trong lành ấy, khoảnh khắc vạn vật đều sáng rõ mà vẫn khiến người ta mơ mòng vì vẻ đẹp hoàn hảo của nó.


Thế giới thực và mơ


Lộng lẫy, xa xỉ trong bộ thời trang hàng hiệu, lưng thẳng tiến lên phía trước, ngẩng mặt kiêu hãnh dạo bước trên đường phố trang hoàng bởi hàng ngàn ngọn đèn vàng quyến rũ sau cả một ngày đầy tăm tối trong hàng núi việc để thăng tiến, người Nhật rời khỏi nhà sau 8 giờ tối hoà vào không gian hội chợ phù hoa nơi con phố lớn nhất của Tokyo. Có ai nói trong đầu tôi: Làm việc để làm gì? – Thì đây, để có thể đắm mình trong không gian huyễn hoặc này với những vẻ đẹp phù phiếm mà tôi thấu hiểu điều đó đến nỗi tôi thà là được buông thả, để nó trôi qua nhanh như cảm giác cuộc đời tôi có được vậy.


Nhưng Nhật Bản không chỉ có Hội chợ phù hoa, mà còn có những vỉa hè trải thảm thơ mộng với cỏ hoa và những lâu đài và những ngôi nhà cổ như trong truyện thần thoại đang ẩn mình trong thế giới hiện đại, khiến người ta có cảm giác được sống cả với hai thế giới cùng lúc: thực và mơ.


Những thành phố tôi đến, những con vỉa hè tôi qua, ở nơi bất kỳ một tầng lớp nào, từ một người không xu dính túi vẫn có thể nằm ngủ ngon trên vỉa hè sạch bóng, thở ra những hơi thở trong lành để có những giấc mơ trong lành, cho đến những trai tài gái sắc líu ríu bên nhau trên dọc những con phố nhỏ. Không gian của một đất nước mở dành cho tất cả mọi người cũng như tất cả mọi người đều giống nhau khi... hít thở khí trời. Nếu ở nơi ô nhiễm, tất cả sẽ cùng chung một bầu không khí bẩn và rồi có một cái chết giống nhau bởi những lá phổi bẩn. Nếu ở một nơi trong lành, bạn sẽ cùng nhau làm chung một việc: hít thở khí trời và khoan khoái với nó, an lành với nó, hạnh phúc với nó... như vậy, có gọi là một cộng đồng rất công bằng hay không, và K. Marx, trong triết thuyết về một xã hội lý tưởng, liệu ông có đề cập đến... khí trời về sự công bằng hay không?










Kim Các Tự, một trong những tác phẩm hoàn hảo lộng lẫy nhất của nước Nhật đã bị thiêu cháy trong quá khứ và hồi sinh với vẻ đẹp rạng rỡ hơn, cũng là biểu tượng ý chí và tinh thần của người Nhật thách thức với cái chết và những ý niệm về thời gian hư vô.



Tự thay đổi chính mình


Trải nghiệm về sự bất công trong lịch sử qua các cuộc chiến đầy háo thắng và thù hận khiến người Nhật nhận ra rằng, không thể có sự thay đổi nếu tự mỗi con người không thay đổi, và chính họ cũng đã từng có giấc mơ về sự thay đổi một triều đại, một thể chế khi triều đại và thể chế đó đã ở tận cùng của sự tan rã bởi các giá trị nhân văn cũng đã tan vỡ.


Một đất nước không “rừng vàng biển bạc” nhưng biểu tượng Phú Sĩ qua năm tháng đã trở thành vẻ đẹp vĩnh cửu, bởi vẻ đẹp vốn có của nó, cũng đúng, nhưng có phần vì những người kể chuyện đã kể những câu chuyện thần thoại về nó, cuối cùng, ai đi đến nước Nhật cũng phải vọng về Phú Sĩ, trước hết trong tâm trạng đầy ngưỡng mộ.


Phú Sĩ tháng 10, mùa mà theo người Nhật, sau những đợt hè nóng oi ả tháng 4 đến tháng 6, làm tan chảy mọi thứ kể cả đỉnh núi được mệnh danh quanh năm tuyết phủ, nay như xuân đã về, khí trời se lạnh, gió thoảng hương đưa. Nhưng Phú Sĩ không có tuyết không mang vẻ đẹp lạnh lùng của người đàn bà kiêu hãnh, mà lại mang vẻ trong trắng của thiếu nữ thơ ngây. Sáng còn vương vất choàng mây trắng, chiều dịu dàng núi khoác mây hồng.


Nhận thấy được vẻ đẹp của vạn vật, dù là nhỏ nhoi, cô độc, người Nhật cũng thổi hồn vào từng hạt cát nhỏ nhoi, thế nên mới có vườn Nhật, Trà Đạo và tinh tế của nàng Geisha. Nhiều người nói: “Nhật Bản làm gì có cái gì, tất cả do nghệ thuật sắp đặt mà ra”, vậy mới thấu, đạo do người đặt để, đẹp do người mang hồn. Ý thức vẻ đẹp của một sự vật, mà bản thân nó, vốn chỉ là một loại vật chất vô minh, người Nhật học cách sống sao cho đẹp, cho hoàn hảo, cho long lanh thấm thía. Từ đó, một đất nước Nhật với từng người dân nhận thức về thân phận càng mong manh trong thiên tai, hiểm nguy bao nhiêu thì càng sống một kiếp người trọn vẹn với từng cái đẹp nhỏ nhoi trong cuộc sống bấy nhiêu.


Ý thức của cả một dân tộc sống hướng thượng ấy bắt nguồn từ những cá nhân biết tự thay đổi chính mình hơn là mang gánh nặng lịch sử đầy thương đau. Và Kim Các Tự, vẻ đẹp bất diệt của nó sau nhiều lần bị đốt cháy, mỗi lần tái sinh là một lần hoàn thiện hơn, đẹp đẽ hơn, thiêng liêng hơn.


bài và ảnh Ngân Hà






Vingroup chính thức tham gia thị trường bán lẻ với VinKC

Vingroup chính thức tham gia thị trường bán lẻ với VinKC

Vingroup chính thức tham gia thị trường bán lẻ với VinKC


SGTT.VN - Tập đoàn Vingroup vừa chính thức công bố đầu tư phát triển hệ thống VinKC (Vin Kids Center) tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Đây là chuỗi trung tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em từ 0 – 15 tuổi lớn nhất Việt Nam với quy mô và đẳng cấp quốc tế.


VinKC đầu tiên sẽ ra mắt vào dịp khai trương trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City (458 Minh khai, Hà Nội) vào ngày 24.12.2013.




















Đại diện Vingroup cho biết: Dự án VinKC đầu tiên sẽ được xây dựng tại khu đô thị phức hợp Times City; với tổng diện tích lên đến hơn 9.000m2; quy hoạch, thiết kế vô cùng độc đáo, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý trẻ em; quy tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, mang đến các loại hình dịch vụ đa dạng, từ mua sắm đến tư vấn sức khỏe, đào tạo - phát triển kỹ năng cho trẻ.


Đây là mô hình trung tâm mua sắm – y tế – giáo dục dành riêng cho trẻ em lần đầu tiên có tại Việt Nam.










VinKC sẽ có tại các thành phố lớn trong cả nước.



Phương Anh






Bán cả một ngân hàng cho nước ngoài?

Bán cả một ngân hàng cho nước ngoài?

Bán cả một ngân hàng cho nước ngoài?


SGTT.VN - Một số nguồn tin cho biết, một ngân hàng thuộc nhóm yếu kém chưa có hướng tái cơ cấu sẽ bán 100% vốn cho nước ngoài. Đây là việc chưa có tiền lệ và liệu điều đó có trở thành hiện thực?.


Bán hết hay giữ lại?


Một chuyên gia ngân hàng cho biết, thời gian qua nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào quá trình tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam nhưng vướng phải những quy định chặt chẽ về tỷ lệ sở hữu tối đa là 20% vốn điều lệ. Và, nếu thương vụ đang ầm ĩ gần đây thành công sẽ là ngân hàng nội đầu tiên bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài.










United Overseas Bank (Singapore) hiện có cổ phần trong ngân hàng GPBank (ảnh minh họa).
Ảnh: online.wsj.com



Hiện đã có 8/9 ngân hàng thuộc nhóm yếu kém thực hiện xong quá trình cơ cấu, còn lại duy nhất một ngân hàng và đó được xác định là GPBank. Trong hoàn cảnh cần phải tái cơ cấu mà "sức khỏe" quá yếu thì việc bán lại 100% cho nhà đầu tư "ngoại" một chuyên gia cho rằng nên làm. "Nếu thương vụ này thành công, coi như quá trình tái cơ cấu lại 9 ngân hàng yếu kém cũng như tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng đã đạt được bước tiến quan trọng", chuyên gia này nói.


Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề này, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhận định việc này có lẽ chỉ là đề xuất từ phía nhà đầu tư nước ngoài và chắc chắn khó thành hiện thực.


Theo Dự thảo Nghị định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến, thì tỷ lệ sở hữu dành cho các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không thay đổi so với hiện hành.


Theo đó, đối tác chiến lược được sở hữu không quá 20% vốn điều lệ và tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một nhà băng không vượt 30%. Riêng với các ngân hàng yếu kém nằm trong diện cần tái cấu trúc, tỷ lệ sở hữu này có thể vượt quy định trên đối với từng trường hợp cụ thể do Thủ tướng quyết định. Tuy nhiên tỷ lệ là bao nhiêu thì vẫn đang bàn và không thể là 100%.


Đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những quyết định cuối cùng đối với việc để các tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia tái cơ cấu vào ngân hàng nội. Song, một số nhà đầu tư nước ngoài cho hay đối với những ngân hàng đỡ yếu kém hơn thì tỉ lệ sở hữu dành nhà đầu tư nước ngoài nên để mức 51%, và những ngân hàng yếu kém nên ở mức 75% vốn điều lệ. Nếu được như vậy ngân hàng nội yếu kém sẽ là miếng bánh hấp dẫn khối ngoại đổ vốn tham gia tái cơ cấu.


Được gì, mất gì?


Xu hướng hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngày càng phổ biến và được các tổ chức tín dụng tích cực hưởng ứng. Trên thực tế, kết quả tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các tổ chức tín dụng Việt Nam rất khả quan. Cụ thể, hiện có 13 ngân hàng thương mại cổ phần, có vốn nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thì tất cả đều không nằm trong nhóm yếu kém, thậm chí phần lớn thuộc nhóm đầu.


Lợi ích lớn nhất mà ngân hàng nội nhận được từ các ngân hàng ngoại là trình độ quản trị tiên tiến và có tiềm lực tài chính mạnh. Sẽ có nguồn vốn lớn được bơm thẳng vào ngân hàng yếu kém để tái cấu trúc tình hình tài chính yếu kém. Đi cùng với việc bơm vốn, phương thức quản trị DN tại các ngân hàng cũng sẽ phải được thay đổi căn bản. Qua đó, giúp những ngân hàng yếu kém nhanh chóng trở thành những ngân hàng ổn định và góp phần làm cho hệ thống ngân hàng nội mạnh lên, thoát khỏi gánh nặng nợ xấu.


Sự hợp tác giữa ngân hàng nước ngoài với ngân hàng Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, cử đại diện tham gia vào HĐQT sẽ mang đến thành công. Bởi sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng đã góp phần nâng cao tính minh bạch của ngân hàng. Các ngân hàng yếu kém sau khi được bơm vốn sẽ bị đối tác yêu cầu đánh giá lại toàn bộ nợ truyền thống để góp phần lành mạnh hóa hoạt động tín dụng.


Nói tóm lại, sự tham gia của vốn đầu tư nước ngoài sẽ cải thiện chất lượng tài sản ngành ngân hàng và cũng giúp các ngân hàng củng cố quản trị và quản lý rủi ro.


Ông Alain Cany, chủ tịch Diễn đàn DN Việt Nam, cho rằng tiềm lực về vốn và kinh nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài có thể giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, phương án này vẫn khó thực hiện bởi việc nới "room" còn nhiều do dự.


Tuy nhiên cũng không ít ý kiến lo ngại, khi tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư ngoại. Việc tăng sở hữu như vậy dễ dẫn đến nguy cơ tăng sở hữu chéo, bởi sự tham gia rất mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài. Với tỷ lệ "nới" cao, nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng cường việc sở hữu chéo (mà hiện nay hầu như chưa có một động thái nào hạn chế hiệu quả) và từ đó dễ dàng kiểm soát các ngân hàng. Hay nói một cách có hình ảnh hơn, việc nới room ngoại hiện nay trông khá giống việc mở ngỏ nhà của một người đang có bệnh nặng nằm liệt giường, mà nhà đó lại ở trong một khu đô thị khá phức tạp, một chuyên gia kinh tế ví von.


Hơn nữa trong tình trạng khó khăn như hiện nay, không loại trừ việc ngân hàng bị định giá dưới giá trị thực. Với năng lực đầu tư, tài chính và tầm nhìn dài hạn của mình, một khi room được nới rộng, các nhà đầu tư ngoại có tầm nhìn chiến lược sẽ dễ dàng thâu tóm các ngân hàng với giá rẻ.


Như vậy, việc quy định giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng trong nước là nhằm ngăn ngừa, hạn chế một cổ đông hoặc nhóm cổ đông nước ngoài có cùng lợi ích nắm giữ tỉ lệ vốn lớn tại ngân hàng và thông qua cơ chế biểu quyết để thao túng hoạt động của ngân hàng theo ý đồ của riêng mình, trong giai đoạn tái cấu trúc hiện nay.


Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng sở hữu chéo tự thân nó không có vấn đề. Điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được việc sở hữu, đặc biệt là sở hữu tại các ngân hàng thương mại. Vấn đề là phải có cơ chế kiểm soát tốt. Hiện tại, tỉ lệ sở hữu của một cá nhân hay những người liên quan tại một ngân hàng thương mại, dù đã có những quy định rõ ràng nhưng do việc kiểm soát lỏng lẻo đã khiến sở hữu chéo ngày càng gia tăng.


Theo ông Cao Sỹ Kiêm, các cơ quan đang bàn thảo để đưa ra những giải pháp nhằm quản lý chặt hiện tượng sở hữu chéo. Khi đã có giải pháp thì việc nới room cũng sẽ dễ dàng hơn.


Theo Vef.vn






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ