Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hơn 1.000 công nghệ được chào bán tại Techmart Daknong 2013

Hơn 1.000 công nghệ được chào bán tại Techmart Daknong 2013

Hơn 1.000 công nghệ được chào bán tại Techmart Daknong 2013


SGTT.VN - Ngày 30.10, cục Thông tin Khoa học & công nghệ Quốc gia (bộ Khoa học và công nghệ) đã tổ chức họp báo về kế hoạch tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị Nam Trung bộ - Tây Nguyên (Techmart Daknong 2013).


Theo đó, Techmart Daknong sẽ diễn ra từ ngày 12 - 15.11.2013 tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Hơn 1.000 công nghệ, thiết bị, sản phẩm của hơn 200 Viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường đại học…sẽ được giới thiệu, chào bán tại Techmart.


Dựa trên điều kiện phát triển kinh tế xã hội đặc trưng vùng Nam Trung bộ - Tây Nguyên, các công nghệ, thiết bị tham gia Techmart chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: cơ khí – chế tạo máy, nông – lâm – thủy sản và chế biến thực phẩm, điện – điện tử - tự động hóa…Techmart là hoạt động xúc tiến, quảng bá các thành quả Khoa học và công nghệ; hình thành các mối quan hệ hợp tác, thúc đẩy việc chuyển giao và đổi mới công nghệ; góp phần phát triển thị trường công nghệ…


Thiên Lam






ĐBSCL: Tìm đối tác trực tiếp tại thị trường Nam Phi

ĐBSCL: Tìm đối tác trực tiếp tại thị trường Nam Phi

ĐBSCL: Tìm đối tác trực tiếp tại thị trường Nam Phi


SGTT.VN - Ngày 30.10, tại TP Cần Thơ, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ đã phối hợp cùng Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Nam Phi”.


Năm 2012, Nam Phi nhập khẩu trên 630 triệu USD hàng hóa từ Việt Nam, gồm linh kiện điện tử, phụ kiện điện tử của Nokia, Samsung (chiếm 60% là các mặt hàng từ các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam), đá quý, đồ trang sức, giày dép, nông sản... TP Cần Thơ xuất khẩu hơn 35 triệu USD chủ yếu là hàng nông sản (gạo và thủy sản). Nam Phi nhập gạo chủ yếu từ Ấn Độ do giá thấp hơn.










Bà Kgomotso Ruth Magau, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Việt Nam và Ông Adriaan du Pisanie, Bí thư thứ nhất chính trị - Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam tại hội thảo. Ảnh: N.B



Ông Lê Minh Trượng, giám đốc công ty Lương thực sông Hậu cho rằng, nguyên nhân chính khiến mặt hàng gạo của Việt Nam cạnh tranh không lại so với gạo của Ấn Độ không phải về chất lượng mà chính là do chi phí vận chuyển cao (gấp đôi so với chi phí vận chuyển từ Ấn Độ) và phải thông qua bên thứ 3 (các công ty đa quốc gia) chứ không thể xuất khẩu trực tiếp sang Nam Phi. Nam Phi giới thiệu các đầu mối có nhu cầu nhập khẩu trực tiếp gạo của Việt Nam để chúng tôi có thể liên hệ chắc chắn giá sẽ giảm rất nhiều.


Bà Kgomotso Ruth Magau, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Việt Nam, cho rằng việc xuất nhập - khẩu giữa hai nước đều phải qua đầu mối thứ ba.


Ông Nguyễn Trường Thịnh, trưởng phòng kinh doanh công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, tỉnh Bến Tre cho biết: Hiện nay công ty xuất khẩu sang thị trường Nam Phi mỗi năm khoảng 1.000-1.500 tấn nguyên liệu từ dừa với mặt hàng cơm dừa sấy là chủ yếu (khoảng 1,5 – 3 triệu USD). Ông kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam trong việc tìm các đầu mối nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng từ dừa.


Ông Adriaan du Pisanie nói thêm, Nam Phi có thế mạnh về kỹ thuật trồng và xuất khẩu các loại trái cây có múi, nhưng lại đang thiếu kỹ thuật canh tác lúa, rất mong hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nhất là kỹ thuật trồng lúa.


Đồng tình với ông Trượng, bà Kgomotso Ruth Magau, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Việt Nam, cho biết hiện nay các mặt hàng trái cây có múi của Nam Phi khi xuất sang Việt Nam đa số cũng phải thông qua đầu mối thứ 3 tại Singapore, do đó giá sẽ bị đội lên rất nhiểu.


Ông Adriaan du Pisanie, Bí thư thứ nhất chính trị - Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam, đặt nhiều kỳ vọng khả năng nắm bắt cơ hội, nhu cầu thị trường và có đầu mối nhập khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh “ Sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm giống như xuất khẩu vào châu Âu thì hoàn toàn có thể khai thác thị trường Nam Phi, đặc biệt là hàng nông thủy sản của Việt Nam hiện nay vào Nam Phi rất ít.


Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, trong phát biểu của mình sẵn sàng làm đầu mối kết nối trường đại học Cần Thơ và viện Lúa ĐBSCL cùng hợp tác với Nam Phi.


NGỌC BÍCH






Tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh các nhà khoa học

Tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh các nhà khoa học

Tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh các nhà khoa học


SGTT.VN - Ngày 30.10, bộ Khoa học và công nghệ đã công bố việc xét, tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013.


Đây là lần đầu tiên giải thưởng được tổ chức nhằm khích lệ, tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học cơ bản. Giải thưởng được trao cho 7 lĩnh vực: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lí, hóa học, khoa học trái đất và môi trường, sinh học, khoa học tự nhiên khác.


Cơ cấu giải thưởng gồm từ 1-3 giải thưởng chính (tối thiểu 200 triệu/giải) , 1 giải dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi) trị giá tối thiểu 50 triệu đồng, 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam (tối thiểu 100 triệu đồng).


Các cá nhân nộp hồ sơ đăng kí xét giải thưởng gửi về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, từ ngày 30.10 đến hết ngày 15.1.2014. Mẫu hồ sơ đăng kí được đăng tải trên trang web: www.nafosted.gov.vn. Công tác xét giải sẽ được tiến hành từ ngày 15.1 đến 30.3.2014. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào tháng 5.2014.


T.Tuyền






Tài trợ gần 700.000 đô la New Zealand cho bốn xã tại Vĩnh Long

Tài trợ gần 700.000 đô la New Zealand cho bốn xã tại Vĩnh Long

Tài trợ gần 700.000 đô la New Zealand cho bốn xã tại Vĩnh Long


SGTT.VN - Dự án “Cải thiện sinh kế nhằm nâng cao khả năng ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng” (gọi tắt là dự án LIBRE) đã bắt đầu sáng 30.10 tại Vĩnh Long.


Được tài trợ bởi bộ Ngoại giao và thương mại New Zealand và Cơ quan Phát triển và cứu trợ cơ đốc Phục Lâm (ADRA) Việt Nam, dự án trị giá gần 700.000 đô la New Zealand kéo dài 4 năm (2013-2017) sẽ tập trung hỗ trợ người dân phát triển sinh kế nông nghiệp bền vững và quản lý rủi ro thiên tai.










Hàng năm có tới bảy trong số tám huyện của Vĩnh Long chịu tình trạng ngập lụt Ảnh: baovinhlong.net



Dự án LIBRE sẽ được triển khai tại bốn xã Trung Thành, Hiếu Phụng và Vĩnh Xuân, Thích Thiện thuộc huyện Vũng Liêm và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đây là các địa bàn có tỷ lệ nghèo đói cao với nguy cơ rủi ro thiên tai lớn mà chưa có cơ chế ứng phó hiệu quả. Sẽ có tới 30.000 người dân địa phương được hưởng lợi trực tiếp thông qua các hoạt động giảm thiểu nguy cơ thiên tai trong đó, 2.000 người sẽ được hưởng lợi từ các mô hình cải thiện sinh kế và tín dụng. Dự án sẽ ưu tiên hàng đầu cho đối tượng tham gia là phụ nữ nghèo và các hộ gia đình mà phụ nữ phải gánh vác công việc chính.


Dự án LIBRE sẽ tập trung triển khai các hoạt động cụ thể như nâng cao kiến thức và tập huấn về quản lý rủi ro thiên tai, xây dựng các kế hoạch địa phương, tập huấn về phát triển kinh tế thị trường và chuỗi giá trị nông sản gia tăng, thực hiện mô hình cho vay bò quay vòng, mô hình tín dụng và khuyến khích các sáng kiến về chăn nuôi gia súc.


Theo số liệu của Chương trình giảm thiểu thảm họa 2012, hàng năm có tới bảy trong số tám huyện của Vĩnh Long chịu tình trạng ngập lụt trên 1 mét, gây khó khăn trực tiếp cho đời sống của 350.000 dân. Sự xâm lấn của nước biển, sạt lở, bệnh dịch trên cây trồng ảnh hưởng đáng kế tới phương thức sinh kế truyền thống của đồng bào nơi đây, đặc biệt trong canh tác và nuôi trồng thủy sản.


Trâm Anh






Tri ân từng phút giây quá khứ và hiện tại

Tri ân từng phút giây quá khứ và hiện tại

Lê Yến, TGĐ công ty Vina Media


Tri ân từng phút giây quá khứ và hiện tại


SGTT.VN - Là một trong những CEO năng động và bản lĩnh của ngành du lịch, hội nhập từ rất sớm với môi trường, cách làm, cách nghĩ toàn cầu, để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Nostalgie Club của chị là một điểm đến quyến rũ và nên thơ, ẩn chứa trong nó câu chuyện đẹp về lịch sử một gia tộc đã gắn liền với Sài Gòn – nhà chú Hoả. Đằng sau mỗi cánh cửa, chiếc máy chữ cổ xưa, chiếc áo len đang đan dở… là ký ức đẹp về gia đình của chính chị, người gìn giữ và tạo hồn cho mỗi góc nhỏ của ngôi nhà cổ.





























































Phong cách Art déco thể hiện rất rõ ở quy mô công trình và những chi tiết kiến trúc. Lối vào được nhấn mạnh với tiền sảnh cao, có cầu thang đá rất đẹp từ hai phía.























Thiết kế, kiến trúc và lịch sử của ngôi nhà hẳn đã tạo cảm xúc rất mạnh cho chính chị, để chị quyết định chọn nơi đây gầy dựng nên Nostalgie Club?


Nằm sát cạnh bảo tàng Mỹ thuật, phần dinh thự trên đường Nguyễn Thái Bình (số 54, Nguyễn Thái Bình, quận 1) vốn là ngôi nhà chú Hoả giao cho người con trai trưởng quản lý. Chỉ cách chợ Bến Thành vài bước chân, nhưng nơi đây dường như tách khỏi mọi náo động thường ngày, đưa chúng ta trở về với không khí êm đềm và tĩnh lặng của một Sài Gòn xưa. Lần đầu tiên bước chân vào đây, dù lúc ấy mọi thứ đều bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng tôi vẫn xúc động lạ thường. Ngay trên cổng vào bằng hoa sắt cách điệu chữ viết tắt tên chủ nhân H.B.H (Hui Bon Hoa). Hoàn thiện năm 1925, công trình được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp, nhưng đã kết hợp hài hoà những giá trị mỹ thuật Âu – Á đương thời. Phong cách Art déco thể hiện rất rõ ở quy mô công trình và những chi tiết kiến trúc. Lối vào được nhấn mạnh với tiền sảnh cao, có cầu thang đá rất đẹp từ hai phía. Vào những năm 1920 Sài Gòn, việc lắp đặt và sử dụng thang máy là cực kỳ mới lạ và xa xỉ. Điều thú vị là buồng thang máy lại được làm bằng gỗ, được trang trí và chạm trổ như một chiếc kiệu cổ của Trung Quốc, và hoàn toàn lộ ra, phô bày như một thứ đồ nội thất để trang trí. Toàn bộ nền sàn toà nhà được lát bằng gạch bông với nhiều kiểu hoa văn đa dạng, phong phú; mỗi khu vực, mỗi tầng một kiểu khác nhau; riêng cầu thang lát đá cẩm thạch có vân rất đẹp. Các ô cửa kính phía ngoài và cửa sổ cầu thang được lắp kính màu có hoa văn đậm chất châu Âu.


Bước vô không gian thoáng đãng mát lạnh bám đầy bụi thời gian, với những ô cửa sổ cao, kiến trúc trần cao như mở rộng ra với không gian bên ngoài đầy cây xanh, tôi cảm giác như có một ân phúc nào đó để được sống và làm điều mình đam mê chính nơi đây. Ma lực mãnh liệt giống như một giấc mơ đã thôi thúc tôi sửa sang, dọn dẹp, sắp xếp lại. Giống như niềm hạnh phúc quý báu được lau sạch lớp bụi phủ của thời gian, để cái đẹp được hồi sinh.


Khi biết thêm về lịch sử của ngôi nhà chú Hoả, một người xuất thân từ gia đình nghèo khó làm nghề bán ve chai đã tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp cho Sài Gòn cách đây cả trăm năm, tôi càng cảm thấy mình phải có nghĩa vụ tôn tạo nó lên.


Chị đã tận dụng từng góc nhỏ của ngôi nhà như thế nào để tạo nên phong cách rất riêng cho Nostalgie Club?


Nostalgie có nghĩa là hoài cổ, hoài niệm. Nhớ về chốn xưa của riêng mình là cảm xúc mà Nostalgie muốn mang lại.


Nostalgie cũng là tên một bài hát xưa mà tôi yêu thích. Lịch sử của ngôi nhà cùng những truyền thuyết kỳ bí được lan truyền về những con người đã tạo dựng ra nó đã khiến cho mọi thứ lung linh, như một nơi lưu giữ vẻ đẹp ký ức, những kỷ niệm đẹp. Kiến trúc của ngôi nhà được phân chia rất hợp lý, tôi không muốn trưng bày gì nhiều, chỉ “cộng thêm” vào đó một chút vật dụng, hình ảnh xưa, để gợi về một cuộc sống gia đình vẫn đang tiếp diễn, đang sống, đang thở. Bên kia là chiếc máy may với tấm vải lụa còn may dở dang gợi nhớ hình ảnh người chị cả, hình ảnh mẹ đang ngồi bên cửa sổ đan chiếc khăn len mùa đông cho các con. Chiếc đèn dầu in hình người cha đang cặm cụi gõ bàn phím trên chiếc máy cũ kỹ, giữa nhà, trên chiếc trường kỷ, những đứa con đang ngồi học bài… Đó là hình ảnh không chỉ của gia đình tôi, của mẹ tôi, của chị tôi, mà là ký ức của bao người. Những ký ức yêu thương, gợi về mái ấm. Nó khiến người ta cảm động.


Tôi cũng không trang trí những gì sang trọng, chỉ là những vật dụng hàng ngày bình thường của một gia đình bình thường. Bộ trường kỷ, bình trà, ấm tích… gợi lên một mái nhà, những kỷ niệm tuổi thơ một thời khó khăn gian khổ. Giữ nguyên nền gạch hoa cũ, những cuốn sách cũ, chiếc áo cũ… có một mùi riêng của nó, bàn ghế cũng thưa thớt, tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái cho thực khách. Tôi thích vẻ đẹp nhẹ nhàng, giản dị, để người ta có thể lại gần, có thể chạm vào.


Chỗ nào của ngôi nhà mà chị yêu thích nhất?


Bất cứ chỗ nào có thể nhìn qua khung cửa sổ tôi đều thích, vì nó nhìn ra không gian tươi xanh. Cây bồ đề rợp bóng, bụi tre hàng trăm tuổi đã gắn bó với ngôi nhà, mùi hoa lan lan toả… nằm ngay trung tâm thành phố, nhưng Nostalgie như tách khỏi thực tại chính là nhờ cây cỏ, ánh sáng chiếu qua những bụi tre, những chiếc lá bồ đề.


Ngôi nhà thời ấu thơ của chị có gần gũi với hình ảnh nơi đây?


Bước vào đây tôi thấy thân thiết liền, vì ngày xưa đã từng sống trong một biệt thự Pháp ở đường Bùi Thị Xuân. Điểm tôi thích nhất ở những biệt thự Pháp là vẫn có sự riêng tư dù ở ngay trung tâm bởi có nhiều khoảng không gian để thở, để sống, để tĩnh lặng. Cũng khoảng sân rộng phóng khoáng, sảnh vào hình chữ U, vòm trần rất đẹp và những cửa sổ lá sách nhìn ra những hàng cây cổ thụ. Tuổi mộng mơ của tôi đã trôi qua bên chiếc cửa sổ rợp màu xanh. Tôi nhớ nhất những cơn mưa mùa hạ, thả hồn vào những giấc mơ theo những giọt mưa rơi trên mái vòm và những chiếc lá chao đảo. Bất kỳ góc nào của ngôi nhà cũng rất riêng tư, không ai cấm cản được suy tư của mình, tâm hồn được thoát ra, không bị gò bó bởi bốn bức tường. Mái nhà và tường màu vàng ấm như chở che cho mình trong giông bão, cảm thấy rất vững tâm, thoải mái.


Chính từ ngôi nhà đó, ba mẹ đã dạy chị em tôi biết cầm kỳ thi hoạ, nấu ăn, vui đùa bên nhau. Tôi nhớ mãi những buổi tối cúp điện nồng ấm trong phòng khách, gia đình tổ chức thi văn nghệ. Dưới ánh đèn dầu, bốn chị em tôi thi nhau đàn hát dưới sự tán thưởng của cha mẹ. Dù cúp điện nhưng không ai thấy bức bối vì nhà rất mát, tiếng hát rất vang, hay có thể vì mình quá hạnh phúc. Chính vì những kỷ niệm không bao giờ quên ấy, với Nostalgie, tôi muốn tạo lại không khí gia đình, tạo sự lãng mạn. Ba tôi có phòng rửa ảnh, phòng hội hoạ riêng, phòng khách rất rộng có đàn piano…


Chị đã học được từ ba mẹ điều gì để tạo nên bản lĩnh sống cho riêng mình?


Mẹ đã dạy tôi điều quý giá nhất, đó là chữ nhẫn. “Một sự nhịn, chín sự lành”. Mỗi lần vào bếp, mẹ đều căn dặn: “Con gái làm đâu gọn đó, không được bày ra”. Mới đầu cũng khó chịu lắm, sau này thành thói quen, mới thấy tuyệt vời. Sự siêng năng, cần cù, gọn gàng, chiều chồng thương con của mẹ là tấm gương cho chúng tôi. Ba tôi lại là người sáng tạo, phát minh ra những sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến xã hội và rất lãng mạn. Dù thời kỳ đó còn mệt mỏi với cơm áo gạo tiền, nhưng ba vẫn dành thời gian vẽ tranh, sưu tầm đồ cổ, cho con học đàn, học nhạc. Cuộc sống dù khó khăn bao nhiêu vẫn cần có chất thơ, ba dạy chúng tôi viết nhật ký hàng ngày, và dẫn đi săn bắn nữa.


Khi đất nước đổi mới, gia đình tôi lên đến đỉnh của thành công với việc tư nhân hoá, thì những biến động của thời cuộc, của tiền tệ đã đưa gia đình vào một giai đoạn khó khăn cực khổ. Mất tất cả tài sản, biệt thự cổ phải bán đi. Dù đau đớn tột cùng nhưng tôi cảm ơn ba mẹ đã cho chúng tôi trí tuệ, sức khoẻ, nghị lực, tình yêu với gia đình và tình yêu cái đẹp… để chị em tôi biết nương tựa vào nhau vượt qua gian khó. Tất cả đều tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Chị em tôi đến giờ vẫn yêu thương nhau hết mực, con của tôi gọi các dì là mẹ và ngược lại. Các cháu rất thích mẹ Yến làm thịt bò, nấu cơm cho tụi nó ăn.


Trong những lúc cùng cực nhất, điều gì đã giúp chị vượt lên?


Khi tôi rời bỏ vị trí giám đốc trong công ty nhà nước để ra lập công ty riêng đúng giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Phải đối diện với những thách thức khi mới lập công ty, tôi rất căng thẳng, bị stress, nóng nảy, hay la hét… Ngày sinh nhật con gái đầu lòng 18 tuổi, em trai tôi ân cần trao tặng con gái quyển sách Thức tỉnh mục đích sống của Eckhard Toll và nói: “Quyển sách này làm cậu thay đổi rất nhiều. Con hãy đọc nó và đọc kỹ, rồi nó sẽ giúp con rất nhiều trên đường đời”. Không ngờ cuốn sách đã thức tỉnh tôi, nhận ra những sai lầm của bản thân mình khi không biết trân trọng giây phút hiện tại và những điều quý báu mà mình đang có. Kể từ ngày biết chấp nhận cuộc sống và những thử thách, tôi bình tĩnh hơn để đối mặt với tất cả khó khăn. Tôi tri ân cuộc sống, từng phút giây hiện tại và cả quá khứ, với tất cả những khó khăn, vất vả đã cho tôi cảm xúc tràn đầy khi được làm người. Tôi cảm ơn ba mẹ đã cho tôi những đứa em đẹp đẽ, đáng yêu và tử tế.


Bài: kim yến - ảnh: trần việt đức










Bước vô không gian thoáng đãng mát lạnh bám đầy bụi thời gian, với những ô cửa sổ cao, kiến trúc trần cao như mở rộng ra với không gian bên ngoài đầy cây xanh, cảm giác như có một ân phúc nào đó để được sống và làm điều mình đam mê chính nơi đây.















































Kiến trúc của ngôi nhà được phân chia rất hợp lý, không trưng bày gì nhiều, chỉ "cộng thêm" vào đó một chút vật dụng, hình ảnh xưa, để gợi về một cuộc sống gia đình vẫn đang tiếp diễn, đang sống, đang thở.



























Ba mét phía trên bầu trời

Ba mét phía trên bầu trời










Ba mét phía trên bầu trời


SGTT.VN - Federico Moccia sinh năm 1963 tại Rome, Ý. Suốt thời thơ ấu, ông làm quen với phim ảnh nhờ cha là biên kịch phim.


Năm 24 tuổi, Moccia làm bộ phim đầu tiên nhưng không thành công và ông bắt tay viết kịch bản phim. Năm 1992, ông viết Ba mét phía trên bầu trời, tác phẩm ngay lập tức thành công vang dội, được dịch ra nhiều thứ tiếng rồi được chuyển thể thành phim. Năm 2006, Ho voglia di te (tạm dịch Em cần anh), phần hai của Ba mét phía trên bầu trời ra đời. Những tác phẩm sau đó của Moccia đều được giới trẻ trên khắp thế giới đón nhận nồng nhiệt.


Một tay lưu manh thô lỗ, ưa bạo lực, cả ngày làm bạn với môtô phân khối lớn và những cuộc đua bốc đầu. Một cô bé xinh ngoan, sống cuộc sống trong hộp với những bữa tiệc lịch sự, những bữa ăn kiểu cách… Như hai cực nam châm trái chiều, chúng bị hút về phía nhau, cuồng si trong một tình yêu đầy bản năng của tuổi trẻ. Tình yêu ấy đưa chúng lên tận ba mét phía trên bầu trời, để rồi khi đối diện những khác biệt, những ngăn trở, Babi và Step chỉ còn ước đến một nơi: “Nơi đó chỉ những người yêu nhau thực sự mới tới: Em và anh... Ba mét phía trên bầu trời”. Sách do Nhã Nam và NXB Phụ Nữ ấn hành.


Phạm Vi






Tôm thẻ chân trắng khẳng định vị thế trong xuất khẩu thuỷ sản

Tôm thẻ chân trắng khẳng định vị thế trong xuất khẩu thuỷ sản

Tôm thẻ chân trắng khẳng định vị thế trong xuất khẩu thuỷ sản


SGTT.VN - Theo hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong chín tháng đầu năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú, đưa giá trị xuất khẩu tôm đạt 2 tỉ USD, gần gấp đôi so với cá tra và tăng trưởng 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã góp phần quan trọng đưa xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 4,8 tỉ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.










Tỷ trọng tôm thẻ chân trắng trong xuất khẩu đã vượt tôm sú.



Nếu tháng 1.2013, tôm chân trắng chỉ chiếm 37,8% trong cơ cấu tôm xuất khẩu, còn tôm sú chiếm đến 51,3% thì đến hết tháng 9.2013, tỷ trọng xuất khẩu tôm chân trắng đã chiếm 47,4%, cao hơn so với 45,7% của tôm sú. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tôm đã chủ động tăng tỷ lệ tôm chân trắng trong cơ cấu xuất khẩu tôm, còn nông dân cũng tăng diện tích nuôi loại tôm này.


Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong chín tháng đầu năm 2013, sản lượng tôm chân trắng tại nhiều địa phương đã vượt xa tôm sú; trong đó, sản lượng tôm chân trắng tại Sóc Trăng đạt 31.200 tấn, gấp ba lần tôm sú; sản lượng tôm thẻ chân trắng tại Tiền Giang là 8.175,5 tấn, gấp hơn bảy lần tôm sú; sản lượng tôm chân trắng tại Bến Tre cũng đã gấp 2,5 lần tôm sú.


Trong chín tháng đầu năm, cũng nhờ giá xuất khẩu tăng cao hơn từ 2 – 4 USD/kg tuỳ từng thị trường, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong hầu hết các tháng tăng trưởng đến hai con số từ 19 – 66% so với cùng kỳ năm trước. Duy nhất trong tháng 2.2013, xuất khẩu tôm giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tính đến hết tháng 9.2013, hầu hết mười thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất Việt Nam đều có mức tăng trưởng dương khả quan so với cùng kỳ, trong đó, Mỹ tăng 62,6%; Nhật Bản tăng 12,8%, EU tăng 14,8%, Trung Quốc – Hong Kong tăng 42,8%, Hàn Quốc tăng 7,2%...


Dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính như Mỹ – thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 26,3% cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản, sẽ khá ổn định. Mặt hàng tôm sú sẽ có lợi thế tại thị trường Nhật Bản. Tôm chân trắng sẽ được ưa chuộng hơn tại thị trường EU do nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn vào cuối năm và giá cả phù hợp với khách hàng.


bài và ảnh: Thành Công






Văn chương siêu hư cấu lại bị hắt hủi

Văn chương siêu hư cấu lại bị hắt hủi










Văn chương siêu hư cấu lại bị hắt hủi


SGTT.VN - Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…










Giải Nobel 2012 trao cho Mạc Ngôn đã làm thất vọng những ai muốn văn chương phải cách tân triệt để.



Vào năm 1967, John Barth tuyên bố “văn chương đã đến hồi cạn kiệt”. Lo lắng của John Barth không phải vô lý, bởi trước mắt nhà văn hậu hiện đại này người ta đã đẩy sự thực hành văn chương đến chỗ mà những người hiện thực chủ nghĩa không thể tưởng tượng được rằng chúng sẽ được gọi là nghệ thuật. Dường như mọi quy ước thể loại đã bị các nhà văn làm xô lệch. Không còn chuẩn mực nào được giữ nguyên trong cấu trúc, diễn ngôn, hình tượng...


Tuy nhiên, những năm gần đây, chủ nhân của các giải Nobel lại không phải là những nhà văn, nhà thơ nằm trong số những người làm cho nghệ thuật văn chương đi đến sự xô lệch nói trên. Nobel Văn học năm 2011 xướng tên Tomas Tranströmer. Trong thế giới thi ca của Toàn tập thơ Tranströmer (Nguyễn Xuân Sanh dịch và giới thiệu, NXB Văn Học 2000), ít có sự đột biến về thi pháp. Nhà thơ hướng mình đi đến sự giản dị, trầm lặng và những xúc cảm ngọt ngào của con người trước thế giới. Tranströmer xếp đặt những điều bình dị bên nhau làm nên điều phi thường, không phải thông qua những cách tân mạnh mẽ về hình thức mà bằng sự sâu lắng tinh tế của một nhà thơ vĩ đại.


Ngày 11.10.2012, một lần nữa Nobel Văn học làm thất vọng những ai muốn đẩy văn chương đi đến những cách tân triệt để khi người được vinh danh là Mạc Ngôn. Không thể phủ nhận được khí lực sáng tạo của Mạc Ngôn khi ông có tầm bao quát rộng lớn về xã hội Trung Quốc có nhiều biến động và sự suy đồi. Tuy đều lấy văn hoá Trung Hoa làm căn nền sáng tạo nhưng có những khác biệt lớn trong lối viết của Mạc Ngôn và Cao Hành Kiện (chủ nhân giải Nobel 2000). Lối viết của Cao Hành Kiện đẩy người đọc đi đến những cách tân táo bạo về mặt hình thức. Trong khi đó, kỹ thuật của văn chương hậu hiện đại không phải là lựa chọn chủ động của Mạc Ngôn. Bao trùm lên các tiểu thuyết của Mạc Ngôn vẫn là lối viết hiện thực. Nhân vật thực, không gian thực, ít có xáo trộn về cấu trúc, lối mô tả hiện thực và tham vọng mô phỏng khách quan vẫn là những yếu tố căn bản. Tất nhiên không thể loại trừ trong thế giới của ông tính chất huyễn ma, huyền thoại... nhưng đây không phải là lựa chọn tối ưu của người viết dựa trên một nền tảng mỹ học và thi pháp huyền thoại rắn chắc. Thậm chí Herta Müller (nhà văn đoạt giải Nobel 2009) cho rằng Mạc Ngôn được vinh danh là “một thảm hoạ, một thất vọng sâu sắc”. Viện Hàn lâm Thuỵ Điển tìm tới Mạc Ngôn bởi vì họ cho rằng văn chương của ông là “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trộn lẫn với những câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại”. Không phải họ không có lý, nhưng sẽ thuyết phục hơn nếu họ chỉ ra những hạt sạn tồn tại thực sự trong việc Mạc Ngôn cấy ghép yếu tố huyền ảo với cuộc sống hiện đại – trò chơi mà không phải nhà văn nào cũng có thể tìm tới.


Những ai ưa thích lối kể chuyện theo cách cũ một lần nữa vui mừng đón nhận tin chủ nhân của Nobel Văn học năm 2013 là Alice Munro. Người Việt khó có thể có một cái nhìn tổng quan về văn chương Munro bởi cho đến nay ở Việt Nam chỉ duy nhất tập truyện ngắn Trốn chạy của bà được Trần Thị Hương Lan chuyển sang Việt ngữ (Nhã Nam xuất bản năm 2012). Nhưng qua Trốn chạy và những phát ngôn của Munro trên báo chí thì rõ ràng đối với những ai khuyến khích sự cách tân táo bạo mang tính khiêu khích trong nghệ thuật, Munro không phải là món khoái khẩu của họ. Munro từng nói rằng: “Tôi muốn kể những câu chuyện theo cách cũ, điều chắc chắn sẽ xảy ra với ai đó nhưng tôi muốn điều đó được chuyển tới độc giả bằng những cách tiếp cận mới. Tôi muốn người đọc cảm thấy một câu chuyện cũ nhưng vẫn rất đáng ngạc nhiên. Đó là cách mà tôi cảm thấy mình có thể truyền tải tốt nhất qua mỗi cuốn truyện ngắn”.


Phải chăng, viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã chán những nhà văn khai phá táo tạo về kỹ thuật khi những năm gần đây họ thường tìm tới những lối viết bình dị, sâu lắng? Dù sao đi nữa thì những tìm tòi, khai phá, những cách tân liều lĩnh của những nhà văn ưa mạo hiểm chơi trò siêu hư cấu một cách có ý thức và có hệ thống hiện nay vẫn là nơi để những người đọc khó tính tìm tới đòi hỏi, nơi để người đọc nhìn thấy những khả thể hư cấu thực sự, nơi để đưa ra những cách nhìn khác về hiện thực khách quan và nhìn thấy những giới hạn của khoa học hiện đại trước sự thăm dò của văn học trong việc khám phá thế giới bên trong của con người. Nghệ thuật siêu hư cấu là một trò chơi, nó tự trình bày cách chơi của mình. Một trò chơi mà nó tự nhìn chính mình và cười chính mình. Bản thân nó không dừng lại ở sự quy chiếu ngoại cảnh mà nó tự lấy nó làm đối tượng... Những nỗ lực cách tân này mới khiến nghệ thuật biến thiên không ngừng, đưa sáng tạo làm tròn bổn phận của nó: làm ra cái mới.


Lê Minh Phong






Mang quý lộ hình qua bẫy ảnh

Mang quý lộ hình qua bẫy ảnh

Kết nối thiên nhiên


Mang quý lộ hình qua bẫy ảnh


SGTT.VN - Ngày 28.10, thông tin từ khu bảo tồn sao la Thừa Thiên – Huế cho biết nơi này vừa phát hiện hình ảnh loài mang lớn (Muntiacus vuquangensis) quý hiếm, qua các bẫy ảnh đặt trong khu bảo tồn.










Hình ảnh con mang lớn vừa được hệ thống bẫy ảnh của khu bảo tồn sao la Thừa Thiên – Huế ghi lại (ảnh do khu bảo tồn sao la Huế cung cấp).



Trao đổi với báo chí, ông Lê Ngọc Tuấn, giám đốc khu bảo tồn, cho biết: sự xuất hiện của mang lớn và các loài đặc hữu khác cho thấy tiềm năng về đa dạng sinh học ở khu bảo tồn này là rất lớn. “Hiện nay quỹ Quốc tế Bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đang giúp chúng tôi đặt các bẫy ảnh trong khu bảo tồn để hy vọng có thêm nhiều hình ảnh của loài mang lớn này”, ông Tuấn nói.


Lần theo dấu sừng


Theo tài liệu nghiên cứu của nhà động vật học Đỗ Tước, nguyên thành viên trong một đợt khảo sát năm 1994 do viện Điều tra quy hoạch rừng, bộ Lâm nghiệp phối hợp với đội dự án của WWF Chương trình Đông Dương tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) tiến hành, sau sự kiện phát hiện loài mới sao la, đã bắt gặp tại thôn Kim Quang một số cặp gạc của loài thú lạ thuộc họ hươu nai Cervidae. Nghiên cứu các cặp gạc và căn cứ vào kết quả phân tích di truyền cấu trúc da lông của viện Nghiên cứu động vật thuộc đại học Copenhagen (Đan Mạch), các chuyên gia trong đoàn khảo sát nhất trí kết luận đây là một loài thú mới, khác hẳn các loài thuộc họ hươu nai đã biết ở Việt Nam và trên thế giới. Loài thú này có quan hệ gần gũi với loài mang (hoẵng) Muntiacus muntjak nhưng chẳng những khác biệt với loài mang, mà còn với các loài khác thuộc giống mang Muntiacus và họ hươu nai đã biết. Các chuyên gia xác định loài thú này là loài mới thuộc một giống mới và đặt tên là mang lớn (Muntiacus vuquangensis – đặt theo địa danh Vũ Quang, nơi phát hiện đầu tiên, thuộc giống mới Megamuntiacus, họ hươu nai Cervidae). Tên giống cho thấy mối quan hệ với giống mang nhưng nhấn mạnh loài mang mới có kích cỡ lớn hơn.


Đặc điểm nhận dạng


Mang lớn có trọng lượng 40 – 50kg, mặt không có bờm hay túm lông trùm trước trán, lông có màu vàng bóng với những sọc đen chạy dọc xuống đế gạc phía trong trán từ nhánh gạc nhỏ tới suốt tuyến trước trán. Tuyến trán nhô ra, dài khoảng 2cm với bờ mí gấp lên. Dọc tuyến trán có ít lông mịn màu đen, hàng lông dài quanh tuyến đổ về phía sau. Tuyến lệ có dải lông mịn màu sẫm. Thân phần lưng sẫm hơn phần bụng. Từ cổ xuống lưng có một sọc màu sẫm. Túm lông đuôi màu sẫm, mặt dưới đuôi màu trắng. Con đực có sừng (gạc) khá lớn… Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây. Chưa có dẫn liệu về sinh sản của mang lớn. Chúng sống trong rừng già, rừng thứ sinh, savan cỏ cây bụi... Mang lớn hoạt động ban đêm, sống đơn lẻ, chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục. Vùng phân bố của chúng rộng hơn sao la, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Nghệ An tới Ninh Thuận, đồng thời cũng được thấy ở vùng Trung Lào. Các mẫu sọ có sừng của loài này đã được tìm thấy ở rất nhiều vùng rừng dọc theo dãy Trường Sơn. Vùng sinh sống của chúng thường chung với loài hoẵng.


Thân dẫu lớn phận vẫn mỏng


Cũng như các loài thú móng guốc lớn khác, mang lớn là một loài quan trọng góp phần vào giá trị đa dạng sinh học độc đáo của đất nước và giúp duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Điều này có nghĩa nó cũng đóng góp vào nền tảng thức ăn của các loài thú ăn thịt nguy cấp có tầm quan trọng toàn cầu như hổ, báo.


Mang lớn là loài quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen, đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam nhưng do chưa có biện pháp bảo vệ nên chúng vẫn bị săn bắn và bẫy bắt thường xuyên, số lượng ngày càng suy giảm. Nạn phá rừng làm nương rẫy, phát triển các vùng cây công nghiệp cũng làm mất nơi sinh sống và hạn chế vùng phân bố của mang lớn.


Linh San – Đức Quỳnh






Ốc biển lạ, chớ chạm vào!

Ốc biển lạ, chớ chạm vào!

Ốc biển lạ, chớ chạm vào!


SGTT.VN - Gần đây đã xảy ra một số tai nạn ngộ độc do ăn ốc biển ở Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hoà… phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng thở, ngưng tim, hôn mê sâu... Nghiêm trọng hơn, đã có trường hợp tử vong.










Ốc hương Nhật Bản (Babylonia japonica) được ghi nhận có chứa độc tố tetrodotoxin. Ảnh: Trung Mỹ



Theo nghiên cứu của viện Hải dương học Nha Trang, những vụ ngộ độc do ăn ốc biển có độc tố xảy ra khá phổ biến ở khu vực Thái Bình Dương. Tại Brunei, năm trẻ đã chết sau khi ăn ốc trám (ốc ôliu), tại Đài Loan có 17 nạn nhân ngộ độc, trong đó một tử vong sau khi ăn món xào chế biến từ ốc bùn (catut Nassarius castus) và ốc bùn hình nón (N. conoides). Nghiên cứu cũng cho thấy có khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc: ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù và, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc hương Nhật Bản, ốc ngọc... Đáng lưu ý, vì một lý do nào đó mà một số loài ốc biển thông thường không hề gây ngộ độc cho con người, nhưng đột nhiên trong thời điểm nào đó lại trở nên độc. Trong một số trường hợp, độc tố của ốc không bị phân huỷ trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao khi chế biến. Đến nay Việt Nam đã xác định được ít nhất ba loài ốc cối (Conus) chứa độc tố dưới dạng nọc độc có khả năng gây chết người. Một số loài ốc chỉ độc ở bộ phận nhất định (thường là tuyến nước bọt), dẫn đến ngộ độc do con người bất cẩn, không loại bỏ phần độc trước khi ăn. Cũng có những loài ốc luôn luôn độc và hết sức nguy hiểm nếu vô tình ăn chúng.


TS Đào Việt Hà, trưởng phòng hoá sinh biển, viện Hải dương học Nha Trang cho biết, tuỳ từng loài ốc, bản chất độc tố có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích luỹ trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...), hoặc tetrodotoxin (độc tố trong cá nóc, mực đốm xanh, con so...) Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin; còn độc tố của ốc tù và, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc hương Nhật Bản, ốc bùn, ốc ngọc là tetrodotoxin. “Hai độc tố này đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, không hề bị phân huỷ, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao nên vẫn tồn tại trong thức ăn đã được chế biến, xào nấu, thậm chí cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp”, TS Hà nói. Cũng theo TS Hà, sau khi ăn phải ốc biển chứa độc tố, triệu chứng ngộ độc xảy ra trong vòng 20 phút đến 3 giờ, nạn nhân có cảm giác tê, rát bỏng ở môi, đầu lưỡi... rồi lan dần đến chân tay, đôi lúc kèm đau đầu, đau bụng, đau cánh tay, đi đứng loạng choạng, nôn mửa dữ dội rồi khó thở, hôn mê, hô hấp ngưng trệ do bị tê liệt... Nạn nhân có thể chết sau 30 phút đến tám giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.


“Để phòng tránh ngộ độc ốc biển, mọi người cần hết sức thận trọng, tránh cầm nắm, đụng chạm những loài ốc lạ, màu sắc sặc sỡ... Tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng. Sau khi ăn bất cứ loài ốc biển nào mà cảm thấy có triệu chứng như đã mô tả, lập tức phải đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời”, TS Hà lưu ý.


Kiều Loan






Không giữ được nhiệt, lại còn độc hại

Không giữ được nhiệt, lại còn độc hại

Bình giữ nhiệt Trung Quốc giá rẻ:


Không giữ được nhiệt, lại còn độc hại


SGTT.VN - Gần đây, trên thị trường xuất hiện vô số loại bình giữ nhiệt giá rẻ, hình dáng, màu sắc khá bắt mắt khiến nhiều người tiêu dùng tò mò mua về dùng thử. Tuy nhiên, đã có không ít người tiêu dùng ở TP.HCM sau khi sử dụng loại bình này mới té ngửa – bình không đúng chức năng và có mùi hôi!.










Bình giữ nhiệt của Trung Quốc giá chỉ dưới 100.000 đồng/bình nhưng chất lượng quá kém và độc hại.



Xài một lần rồi… bỏ


Đầu tháng 8.2013, chị Ngọc Trang ở quận 11 thấy siêu thị điện máy giảm giá bán bình giữ nhiệt inox chỉ còn 49.000 đồng bèn hăm hở đi mua. Bình dung tích khoảng 500ml, nhìn khá bắt mắt; siêu thị lại quy định chỉ bán mỗi người một cái. Lần đầu tiên sử dụng chị khá hài lòng vì giữ nước đá từ 8 giờ sáng đến 20 giờ vẫn chưa tan hết. Thế nhưng, vài lần sau đó nữa thì vỏ inox bị móp nhiều chỗ mặc dù được giữ gìn cẩn thận. Và, theo chị Ngọc Trang, mặc dù chỉ sử dụng bình chứa đá lạnh nhưng “sau vài lần sử dụng thì khả năng giữ lạnh không còn nữa”, đá tan mau hơn cả bình thông thường. “Không chỉ vậy, sau khi chà rửa bình kỹ càng, tui mở nắp bình ra định uống thì mùi nhựa xông lên nồng nặc”, chị Trang bức xúc.


Trường hợp khác, chị Đặng Thị Hoàng, nhà đường Bùi Văn Ba, quận 7, hôm cuối tuần rồi chị mua một bình giữ nhiệt hiệu Carlmann ở siêu thị Metro Bình Phú (quận 6) giá 66.900 đồng. Chị Hoàng mua bình này để giữ nước ấm pha sữa cho con hai tháng tuổi, nhưng không ngờ, nước sôi đổ vào thì thân bình nóng đến mức không thể cầm được, sau vài giờ nước sôi cũng thành nước nguội! “Siêu thị có chương trình giảm giá sốc tới 49%, tui thấy rẻ quá mua dùng thử, ai dè xài một lần phải bỏ”, chị Hoàng ấm ức.


Ngoài việc không thể giữ nóng, lạnh như quảng cáo, nhiều người tiêu dùng khi mua bình giữ nhiệt Trung Quốc với giá chỉ dưới 100.000 đồng/bình còn phát hiện nắp nhựa có mùi hôi nhưng cứ nghĩ hàng mới, sau thời gian sử dụng sẽ mất mùi. Thế nhưng, như chị Ngọc Trang trình bày, mặc dù đã ngâm xà bông và rửa thật kỹ mùi hôi nhựa vẫn không phai chút nào. Anh Nguyễn Lâm ở quận 10 thấy siêu thị Big C trên đường Tô Hiến Thành, quận 10 bán bình giữ nhiệt có màu đỏ bắt mắt, bên ngoài vỏ hộp ghi toàn chữ Hàn Quốc, giảm giá chỉ còn 88.000 đồng. Nhưng nhìn kỹ thì hoá ra là bình Trung Quốc, nhiều bình nắp bị bật ra. “Tui lựa mãi mới được một chiếc ưng ý nhưng mở ra xem bên trong, mùi nhựa của nắp bình bốc mùi hôi không chịu nổi”, anh Lâm cho biết.


Giá rẻ và... độc hại


Theo khảo sát của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, trên thị trường hiện có khá nhiều loại bình giữ nhiệt. Bên cạnh các loại bình mang thương hiệu Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… có mức giá trên 200.000 đồng đến 1,2 triệu, thị trường cũng tràn lan bình Trung Quốc kém chất lượng, giá bán chỉ từ 45.000 – 95.000 đồng/cái. Khả năng giữ nhiệt của loại bình Trung Quốc được quảng cáo giữ nhiệt ở nhiệt độ cao (nước nóng) trung bình 12 tiếng, nhiệt độ thấp (đá lạnh) khoảng tám tiếng nhưng hầu hết người tiêu dùng mua sử dụng thì không phải như vậy.


Tại chợ Kim Biên, chủ cửa hàng inox T.T. thấy chúng tôi còn phân vân loại bình giữ nhiệt thương hiệu ZEBRA (Thái Lan) có giá cao (250.000 đồng/bình) liền đưa ra mười loại bình giữ nhiệt Trung Quốc khác chào mời. “Mấy chú muốn giá rẻ thì có loại của Trung Quốc, chưa tới 100.000 đồng/bình, nếu mua nhiều làm quảng cáo để tặng thì tui bỏ sỉ cho!”, chủ cửa hàng xởi lởi. Chúng tôi mua một bình giữ nhiệt giá 75.000 đồng, vừa đổ nước sôi vào thì ngoài bình nóng đến phỏng tay. Khoảng hai, ba giờ sau có thể đổ nước “sôi” ra ly uống được. Tương tự, nước đá lạnh cũng thành nước nguội!


Chúng tôi đem một số nắp bình giữ nhiệt Trung Quốc loại rẻ tiền tới các công ty sản xuất đồ nhựa tại TP.HCM đối chiếu chất lượng. Đại diện các công ty này khẳng định nắp nhựa có mùi hôi là do sử dụng nhựa PP tái sinh. Loại nhựa này nếu tái sinh càng nhiều lần thì mùi hôi càng nồng và không phai theo thời gian. “Loại nhựa này rất độc hại, thường chỉ sử dụng làm chậu trồng hoa, thổi thành túi chứa rác chứ tuyệt đối không sử dụng trong thực phẩm!”, ông Trần Minh Trung, giám đốc công ty nhựa Lương Trung Tín quận Tân Phú nói.


Ông Nguyễn Hữu Hoàng, giám đốc công ty TNHH Trung Huy, chuyên nhập khẩu hàng gia dụng cao cấp Thái Lan cũng cho hay, bình giữ nhiệt mà có giá chỉ vài chục ngàn đồng/bình chắc chắn là hàng kém chất lượng. Bình chất lượng tốt phải sử dụng loại inox dùng cho thực phẩm – loại inox 304, không bị ôxy hoá, không hoen gỉ. Phần nắp sử dụng nhựa nguyên sinh, loại nhựa được phép sử dụng để chứa thực phẩm. Hiện thị trường có nhiều loại bình giữ nhiệt inox 304 hiệu ZEBRA (Thái Lan), Lok&Lok (Hàn Quốc), Con Voi (Nhật), Thermos (Thuỵ sĩ)… đã được các cơ quan có chức năng kiểm tra về chất lượng và chứng nhận an toàn cho sức khoẻ khi tiếp xúc thực phẩm được bày bán nhiều ở các chợ và các siêu thị. Người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu.


Theo tìm hiểu thì bình giữ nhiệt inox kém chất lượng được làm từ chất liệu rẻ tiền, sau một thời gian sử dụng sẽ bị gỉ sét (gây độc hại khi chứa thức uống, thực phẩm). Các loại bình này còn được sử dụng inox mỏng, nhẹ, dễ bị móp khi có va chạm nhẹ. Một số nhà sản xuất Trung Quốc còn cho cát vào phần đáy bình nhằm tăng trọng lượng và tạo cảm giác được làm từ inox dày, chắc chắn. Phần cát này tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng sẽ dẫn đến ẩm độ cao, có mùi bất thường, gây hại cho sức khoẻ.


Hoàng Bảy – Minh Cúc






Hoà nghi vấn với Bangu: VFF "trảm" huấn luyện viên U23

Hoà nghi vấn với Bangu: VFF "trảm" huấn luyện viên U23

Hoà nghi vấn với Bangu: VFF "trảm" huấn luyện viên U23


SGTT.VN - Ông Ngô Lê Bằng – Tổng thư ký liên đoàn bóng đá Việt Nam – đã xác nhận với Sài Gòn Tiếp Thị về việc, U23 sẽ thay cả huấn luyện viên trưởng lẫn trưởng đoàn sau trận hoà nghi vấn với câu lạc bộ Bangu (Brazil).


Thắng trước 3-1 nhưng sau đó các cầu thủ U23 Việt Nam đã chơi khựng lại, thậm chí có nhiều tình huống gần như không muốn đá bóng khiến câu lạc bộ Bangu chỉ với 10 người vẫn gỡ goà 3-3.










Ông Hoàng Văn Phúc. Ảnh: vov.vn



Đây là trận hoà đầy nghi vấn khiến người hâm mộ nổi giận và đặt dấu hỏi về tính trung thực của cầu thủ hai bên, đặc biệt là cầu thủ U23 Việt Nam. Thêm vào đó, khi Phi Sơn, cầu thủ chơi có vẻ vô tư nhất trận đấu này ghi đến bàn thắng thứ hai, ông Hoàng Văn Phúc đã thay Phi Sơn ra càng khiến cho người hâm mộ đặt vấn đề. Bởi sau khi Phi Sơn ra, đội Bangu đã gỡ hoà 3-3 để rồi 20 phút cuối của trận đấu, cả hai đội đều chơi với kiểu xem thường khán giả để bảo toàn tỷ số.


Ông Hoàng Văn Phúc cho biết: “Tôi chỉ mới nhận được thông tin mình bị cắt chức, tôi vẫn không hiểu lý do vì sao?”. Trong khi đó, ông Ngô Lê Bằng nói rõ: “Ngay sau trận đấu, thường vụ liên đoàn bóng đá Việt Nam đã họp khẩn và quyết định đình chỉ nhiệm vụ với trưởng đoàn Nguyễn Hải Tùng, tạm đình chỉ chức vụ với ông Hoàng Văn Phúc”.


Lý giải về việc vì sao chỉ là “tạm đình chỉ” với ông Hoàng Văn Phúc, ông Bằng cho biết: “còn chờ giải trình của anh Phúc về những bất thường tại trận đấu giữa U23 Việt Nam và Bangu”.


Tạm thời, trợ lý huấn luyện viên Phùng Thanh Phương sẽ làm huấn luyện viên trưởng tạm quyền ở đội U23 Việt Nam thay ông Hoàng Văn Phúc. Cũng theo thông tin chúng tôi có được, sau trận hoà “kỳ quặc” này, một số cầu thủ sẽ bị điều tra, làm rõ nguyên nhân, động cơ chơi dưới sức một cách bất thường. Không loại trừ khả năng, U23 Việt Nam sẽ có những thay đổi nhân sự lớn ngay trước thềm SEA Games.


Tất Đạt






“Họ lao tiếp thì còn tổn hại hơn”

“Họ lao tiếp thì còn tổn hại hơn”

Bộ trưởng Công thương nói về dừng thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A


“Họ lao tiếp thì còn tổn hại hơn”


SGTT.VN - “Việc quyết định loại khỏi quy hoạch thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A lúc này là một kết cục dung hoà, giải toả được dư luận trái chiều từ trước đến nay”, bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nói như vậy khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 29.10, xung quanh quyết định dừng hai dự án thuỷ điện này.


Lý do chính để bộ Công thương quyết định loại khỏi quy hoạch hai dự án này, thưa bộ trưởng?


Bộ Công thương chỉ làm quy hoạch để Chính phủ phê duyệt. Sau khi xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐMT) đối với các dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bộ Công thương đã phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch.










Việc loại bỏ 2 thủy điện Đồng Nai 6, 6A đã cứu Ramsar Bàu Sấu trong Vườn Quốc gia Cát Tiên khỏi bị ảnh hưởng trầm trọng hoặc có thể biến mất. Ảnh: NLD



Lý do chủ yếu thì do dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nhất là vườn quốc gia Cát Tiên.


Quyết định được đưa ra sau một thời gian rất dài với những ý kiến trái chiều, tranh luận, cá nhân ông thấy sao?


Nó kéo dài là vì phải tuân thủ theo quy trình từng bước: quy hoạch ban đầu, lập dự án, làm báo cáo ĐMT. Khi xong báo cáo ĐMT mới được xem xét phê duyệt dự án. Nhưng ở đây ĐMT chưa được chấp nhận thì chưa thể được xem xét. Hơn nữa, trong khi ĐMT không phải làm một lần là xong ngay được, mà phải có ý kiến, bổ sung, tiếp thu rồi nộp lại tiếp. Đó là quy trình rồi, không thể rút ngắn được.


Tất nhiên, việc dừng dự án, nếu xét về kinh tế thì có thể có ảnh hưởng, bởi vì, với dự án có công suất mỗi năm 1 tỉ kWh điện là rất lớn, trong khi đó, miền Nam lại đang thiếu điện. Nhưng vì ở đây có vấn đề môi trường, địa phương, rồi các tổ chức về môi trường chưa đồng thuận, nên tôi cho rằng dừng dự án là quyết định phù hợp. Giải pháp ấy lúc này là hợp lý, giải toả được vấn đề dư luận trái chiều lâu nay. Tôi nghĩ chủ đầu tư cũng sẽ hiểu.


Qua đây, theo bộ Công thương, bài học rút ra là gì trong vấn đề xây dựng, thẩm định quy hoạch, tránh tình trạng dự án kéo quá dài, gây tranh luận?


Mình phải xem, làm thế nào để thời gian nhanh mà (thẩm định) vẫn đảm bảo chất lượng. Theo tôi, một là, quy định pháp lý phải rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, chẳng hạn tiêu chí với một dự án thế nào là đạt, thế nào là chưa đạt? Dẫu sao, quy định làm báo cáo ĐMT cũng mới có mấy năm gần đây. Mặc dù bộ Tài nguyên và môi trường đã có hướng dẫn, nhưng nói cũng chưa thật đầy đủ, có chỗ này chỗ kia chưa rõ. Phải có khung pháp lý để chủ đầu tư hình dung được, mình sẽ làm thế này thế kia, đỡ bị khi làm xong thì thiếu, chưa đạt, mất thời gian của nhiều bên, cả chủ đầu tư lẫn cơ quan quản lý thẩm định. Tôi cho đó là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất.


Với chủ đầu tư, đối với dự án, ngay từ đầu mình phải hình dung là nhạy cảm, như dự án này – chắc chắn nhạy cảm thì phải thận trọng xem xét, khảo sát. Tranh thủ được tối đa đồng thuận của xã hội, chứ từ đầu đã có nhiều luồng ý kiến thì sẽ kéo dài thời gian xem xét, gây phản ứng nhất định. Cũng may dự án loại này chưa nhiều. Qua đây, quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng rút kinh nghiệm.


Nhưng dự án kéo dài, chủ đầu tư có phàn nàn chuyện thiệt hại?


Vấn đề chi phí thì chưa rà soát cụ thể. Tuy nhiên, chủ đầu tư không phàn nàn chuyện đó. Với dự án này, theo tôi, điều họ “tổn hại” là vấn đề tâm lý, chứ chi phí chưa nhiều. Nhưng anh định đầu tư thì phải chịu chi phí. Vì chi phí làm ĐMT đằng nào cũng phải làm. Có ai từ đầu dám chắc là làm dự án sẽ được phê duyệt?! Anh phải hình dung có thể phải chịu rủi ro. Có dự án lớn hơn nhiều, tầm quốc gia, trình Quốc hội, tốn hàng triệu USD mà có phê duyệt đâu. Điều này, chủ đầu tư phải chấp nhận.


Chủ đầu tư đã phản ứng thế nào?


Chủ đầu tư (tập đoàn Đức Long Gia Lai) nói họ chấp nhận dù mất rất nhiều công sức. Nhưng dừng lúc này là phù hợp, vì nếu lao tiếp thì sẽ mệt hơn. Nếu dự án chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế thì đỡ, còn một khi trở thành vấn đề xã hội thì không thể coi thường. Tôi cho rằng, phản ứng của chủ đầu tư như thế cũng là phù hợp.


Chí Hiếu (thực hiện)






TP.HCM đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài

TP.HCM đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài

TP.HCM đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài


SGTT.VN - UBND TP.HCM vừa phê duyệt đề án đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài giai đoạn năm 2013 – 2018, với tổng kinh phí hơn 4,7 tỉ đồng, nhằm góp phần thực hiện thành công chương trình Nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn năm 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; đồng thời thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, giúp nông nghiệp thành phố sớm áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và phát triển thị trường tiêu thụ.


Theo đề án, từ năm 2014 – 2018, TP.HCM sẽ có 100 – 125 cán bộ quản lý, nông dân, xã viên hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại trên địa bàn thành phố được tham quan học tập kinh nghiệm tại các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Trung Quốc.


Chương trình tham quan, học tập chủ yếu tập trung vào những nội dung: xây dựng nông thôn mới hiệu quả; mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, quản lý trang trại với quy mô lớn, hiệu quả; hoạt động xúc tiến thương mại, gắn kết sản xuất nông nghiệp với tiêu thụ sản phẩm từ công tác sản xuất, sơ chế, bảo quản đến thiết kế bao bì, logo, nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất các loại cây – con hiệu quả: hoa, cây cảnh, cá cảnh, rau an toàn, bò sữa, cá sấu... UBND TP. HCM yêu cầu hội Nông dân TP.HCM đề xuất thành lập ban Điều hành đề án do chủ tịch hội Nông dân TP.HCM làm trưởng ban Điều hành đề án. TP.HCM hiện có 12 quận, huyện sản xuất nông nghiệp với trên 90.000 hộ.


Chinhphu.vn






Củ trút xào tép

Củ trút xào tép

Củ trút xào tép


SGTT.VN - Lúc còn nhỏ, cứ vào tháng giêng, tôi lẽo đẽo theo mẹ đi đào củ trút trong vườn. Khi ấy mẹ tôi bảo, có thể người xưa thấy vỏ củ của cây này giống vỏ con trút nên đặt tên là củ trút.










Củ trút xào tép rất thơm, dẻo, bùi.



Củ trút còn có tên: mì tinh, huỳnh tinh; cây thân mềm, cao khoảng 0,5 – 0,7m, lá xanh (giống lá dong), hoa màu trắng. Củ trút thân tròn dài, màu trắng có bột nhưng nhiều xơ, thân củ được bọc một lớp vỏ tựa vỏ bắp nhưng rất ngắn mọc ra từ những ngấn. Củ dùng chế biến thức ăn: xay thành bột làm miến, làm bánh, xào với tôm, thịt hay luộc chín để ăn khá bùi và dẽo.


Kinh nghiệm của mẹ tôi rằng, tháng giêng là thời điểm đào củ trút vì lúc này củ tích trữ nhiều tinh bột nhất trong năm. Rửa củ sạch đất, lột lớp vỏ phủ bên ngoài rồi cho vào nồi với một ít nước ngập xăm xắp và nhúm muối luộc khoảng 30 phút là chín. Củ trút luộc có vị bùi bùi, giòn, thơm.


Tôi còn nhớ, lúc nhà hết thức ăn, mẹ ra ngoài khe xúc mớ tép tươi về xào với củ trút. Củ trút xắt mỏng. Khử dầu ăn với tỏi cho thơm sau đó cho tép đã ướp gia vị vào xào sơ rồi bỏ trút xắt vào xào tiếp vài lần và đậy vung lại, đun nhỏ lửa. Khoảng 15 phút sau chín, nêm nếm lại cho vừa ăn; rắc một ít ngò ta.


Nhìn dĩa tép xào củ trút mà thòm thèm. Món ăn dân dã này rất thơm, dẻo, bùi và nó đã để lại trong tôi nhiều hương vị của những ngày thơ ấu.


bài và ảnh: Khánh Loan






Thử nghiệm thành công máy cấy lúa

Thử nghiệm thành công máy cấy lúa

Thử nghiệm thành công máy cấy lúa











SGTT.VN - Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy cấy lúa HAMCO 2Z-8238B-D (ảnh).


Các thông số chính của máy như sau: động cơ diesel Z175F công suất 5 HP tốc độ 2.600 vòng/phút; lượng nhiên liệu tiêu thụ: 6 lít/ha; số hàng lúa cấy: 8; khoảng cách giữa các hàng: 238mm, năng suất cấy: 0,23ha/giờ, khoảng cách các khóm lúa điều chỉnh được: 120 – 140 – 160 – 190mm; di chuyển trên đường bằng bánh xe cao su, tháo lắp rời.


Máy cấy lúa HAMCO 2Z-8238B-D đã được thử nghiệm trên đồng ruộng tại xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho thấy hiệu quả tốt.


Hà Khuyên






Thiết bị sản xuất nước siêu sạch

Thiết bị sản xuất nước siêu sạch










Thiết bị sản xuất nước siêu sạch


SGTT.VN - Nhóm các nhà khoa học thuộc viện Khoa học và công nghệ môi trường, đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công thiết bị sản xuất nước siêu sạch BK-UWPS (ảnh).


Ưu điểm của thiết bị là tích hợp được các công nghệ lọc nước tiên tiến, gồm công nghệ màng vi lọc MF, lọc cácbon hoạt tính, công nghệ màng thẩm thấu ngược RO, công nghệ trao đổi ion và khử khoáng nước hai bậc I, X, ôxy hoá và khử trùng bằng tia cực tím UV nên có khả năng ứng dụng cho các cơ sở y dược và các ngành công nghệ cao: xử lý nước cho các khoa lọc thận nhân tạo của các bệnh viện; xử lý nước cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm; cấp nước siêu sạch cho các ngành công nghệ cao như điện tử, bán dẫn...


Thiết bị có công suất 250 lít/giờ.


tin, ảnh: Thanh Tuấn






Nhà máy Diana Bắc Ninh đã được bảo hiểm

Nhà máy Diana Bắc Ninh đã được bảo hiểm

Nhà máy Diana Bắc Ninh đã được bảo hiểm


SGTT.VN - Theo tin từ Bảo Việt ngày 30.10, Công ty Diana Bắc Ninh, đơn vị vừa để xảy ra vụ hỏa hoạn chiều ngày 25.10 tại nhà máy Diana Bắc Ninh đã được bảo hiểm tại Bảo Việt.











Được biết TES là nhà thầu cơ điện (M&E - Mechanical & Electrical) của Dự án mở rộng nhà máy Diana, đã mua bảo hiểm Mọi rủi ro về xây dựng (CAR – Contractors’ All Risks) tại Bảo Việt. Theo đó, Công ty mẹ của TES là tập đoàn M+W, đồng thời là nhà thầu phụ cho Dự án trên, đã mua bảo hiểm cho mọi dự án mà M+W và TES thi công, với mức trách nhiệm bảo hiểm lên tới 200.000.000 EUR (tương đương khoảng 5.600 tỉ VNĐ).


Diana là chủ đầu tư, đồng thời cũng đã mua bảo hiểm cho phần tài sản hiện hữu và bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng cho phần nhà máy mở rộng tại công ty TNHH Bảo Việt Tokio Marine (một liên doanh giữa Tập đoàn Tokio Marine của Nhật Bản với tập đoàn Bảo Việt) với mức trách nhiệm bảo hiểm tối đa là trên 300 tỉ đồng. Với vụ cháy vừa xảy ra tại Diana, Bảo Việt Tokio Marine hiện đã mời công ty McLarens là đơn vị giám định thiệt hại này. Bảo Việt cũng chỉ định công ty giám định quốc tế Crawford giám định tổn thất của TES. Ước tính ban đầu, tổn thất đối với các hạng mục đang tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt có thể trên 10 tỉ đồng


Đám cháy phát sinh từ một vụ nổ của một thiết bị đặt tại khu vực sản xuất của Diana, không liên quan đến phần của TES đã và đang thi công. Bảo Việt đang khẩn trương phối hợp với các bên liên quan triển khai giám định, nắm bắt thiệt hại thực tế để hỗ trợ người được bảo hiểm nhanh chóng khắc phục hậu quả và sớm trở lại hoạt động, kinh doanh.


Anh Phương






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ