Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Chuyện hi hữu, chuyện "lạ đời"

Chuyện hi hữu, chuyện "lạ đời"

Chuyện hi hữu, chuyện "lạ đời"


SGTT.VN - "Bộ mặt" ấy cần thiết để mỗi người dân đều cảm thấy tư thế tự tin, tự chủ để đứng thẳng, ngẩng cao đầu trên đất nước mình và khi đi ra thế giới...


1. Mới đây, một "bà bầu" nhờ khóc với Bộ trưởng Y tế trong đợt tiếp xúc cử tri mà có thể khiến vị bác sĩ đã cáu gắt với mình bị xử lý nghiêm khắc. Đây có thể xem như trường hợp hi hữu: một người phụ nữ bình thường cùng lúc có thể chứng minh được "quyền lực" của bệnh nhân lẫn của cử tri.










Những nụ cười thế này đã quá hiếm hoi?



Hi hữu vì cái cơ hội khóc được đến các bộ trưởng đối với hầu hết "phó thường dân" mà nói vốn chẳng phải dễ dàng. Hi hữu vì đến nay, hiện tượng bác sĩ hành xử chưa đúng mức với bệnh nhân không còn hiếm, nhưng vì thế mà bị kỷ luật thì vẫn là "chuyện lạ đó đây".


Nhưng bằng tất cả sự lạc quan của công dân một nước hạnh phúc, người viết cũng khó mơ tưởng rằng, một lần chứng minh quyền lực như vậy có thể đem lại thay đổi nào trong ngành Y. Hoài nghi như đã từng hoài nghi những đường dây nóng bệnh viện, như chuyện bác sĩ sẽ ngừng nhận phong bì...


Những lần có việc buộc phải đặt chân đến bệnh viện, không lần nào trở về mà không phải ngẫm ngợi. Bởi ở chốn đó, biết bao khuôn mặt lo buồn âu sầu vì bệnh tật và ngơ ngác, lạc lõng, e dè trước những người sẽ khám, chữa bệnh cho họ.


Nhất là bệnh nhân từ các vùng quê ra bệnh viện thành phố, chẳng thể nào hiểu rõ những thủ tục cả chính thức lẫn phi chính thức ở đó. Họ rụt rè hỏi han, thưa gửi dạ vâng. Và đáp lại, khá thường xuyên là những mệnh lệnh khô khan, những cái chau mày, những câu chỏn lỏn ngay cả với người già.


Người viết từng được chứng kiến một câu chuyện khó quên. Một phụ nữ mang bầu đưa kết quả xét nghiệm cho bác sĩ phân tích. Vị nữ bác sĩ sau khi liếc qua vài giây, nhẹ như không "phán": "Rubella nhé, phá đi thôi". Còn người phụ nữ kia nghe tin dữ thì sụp xuống khóc nức nở. Tiếc rằng lần ấy, không bộ trưởng nào nghe được tiếng khóc của chị.


Vì quá tải, vì đồng lương không xứng công sức..., đó có thể coi là những lý do cốt yếu cho cách ứng xử ấy? Hay bởi họ cảm thấy mình có quyền làm thế, bởi họ đã chai sạn với nỗi đau bệnh tật của người khác, bởi bệnh nhân là đối tượng đang phải nhờ vả họ...?


2. Một câu chuyện cũng hi hữu, "lạ đời" khác, xảy ra có lẽ đã cách đây vài năm, bỗng dưng lại được các diễn đàn mạng xã hội "hâm nóng" lại.


Đó là sự việc được thành viên của một diễn đàn kể lại lần cùng bạn từ ngoại tỉnh vào Đà Nẵng bằng ô-tô cơ quan, lái xe không thuộc đường nên đi vào đường cấm ô-tô và bị CSGT yêu cầu dừng xe. Vốn đinh ninh sẽ bị xử phạt theo lối "thông thường", họ đã kinh ngạc khi thấy CSGT Đà Nẵng xử sự rất "lạ": đã không xử phạt, còn tận tình hướng dẫn lái xe đi đúng đường!










Nhưng thương hiệu cũng có thể bắt đầu đơn giản từ chính những nhân viên công quyền. Ảnh: baodanang.vn



Chuyện từng được một số báo chính thống nhắc đến, vậy mà sau vài năm, chuyện cũ "hâm" lại vẫn nóng. Chắc bởi đến giờ, đây vẫn cứ là sự... lạ đời.


Bàn luận về sự lạ đời này, có người từng hoài nghi đó là "chiêu" PR cho thương hiệu của Đà Nẵng. Cứ giả sử điều này có thật, thì thành phố Đà Nẵng quả đã rất... khôn ngoan.


Bởi xây dựng thương hiệu một địa phương có thể rất tốn kém, (xây "chơi chơi" nhà vệ sinh công cộng để thành phố văn minh, lịch sự hơn cũng còn tốn tiền tỷ mỗi cái nữa là). Nó có thể cần những chiến lược quy mô, định hướng dài hạn...


Nhưng thương hiệu cũng có thể bắt đầu đơn giản từ chính những nhân viên công quyền, những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân, du khách... Đó là cảm giác an tâm, dễ chịu, muốn quay trở lại khi chúng ta chứng kiến ứng xử đẹp nơi họ.


Nhắc đến đây, người viết không khỏi liên tưởng đến hình ảnh những trật tự phường, trật tự đô thị vốn rất quen thuộc trong thành phố đang sinh sống. Liên tưởng đến hình ảnh những người bán hàng rong khóc mếu chạy theo xe ô-tô xin lại gánh rau, giỏ quả... bị tịch thu.


Thành phố cần giữ an ninh trật tự, nề nếp. Nhưng điều đó liệu có thể được kiến tạo từ "những cây dùi cui của lý trưởng đời mới" - theo cách một tờ báo từng mô tả lối hành xử của lực lượng đại diện cho chính quyền. Hay cái được tạo ra nhiều hơn là sự bất an?


3. Sự thân thiện, tôn trọng, hành xử đúng mực... là "bộ mặt" cần thiết cho bất cứ vùng đất nào muốn chào đón những du khách từ thế giới đến với mình. Điều này hẳn đã được nhắc đến nhiều trong những chiến lược xây dựng quảng bá thương hiệu, du lịch.


Song có lẽ "bộ mặt" ấy cần thiết trước tiên cho chính những người dân của đất nước. Để sao cho mỗi người dân dù từ bất cứ đâu và đi đến bất cứ đâu trên đất nước cũng không cảm thấy e dè, xa lạ, bất an: vào bệnh viện, ra đường phố, đến cơ quan hành chính...


Và để mỗi người dân đều cảm thấy tư thế tự tin, tự chủ để đứng thẳng, ngẩng cao đầu trên đất nước mình và khi đi ra thế giới...


Hải Tâm/Tuần Việt Nam






Hạt lúa củ khoai và "lợi ích nhóm"

Hạt lúa củ khoai và "lợi ích nhóm"

Hạt lúa củ khoai và "lợi ích nhóm"


SGTT.VN - Việt Nam vẫn có thể sản xuất ra được những giống lúa chất lượng cao, giá phải chăng nhưng lợi ích nhóm khiến gạo Trung Quốc vẫn tràn lan thị trường. Cũng vì lợi ích nhóm, những doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, đột nhiên bị tố sai phạm. Tiền hỗ trợ mua tạm trữ lúa gạo cũng làm nông dân khổ hơn, càng làm càng lỗ.


Ai tiếp tay cho lúa giống Trung Quốc tràn lan thị trường


Nhiều năm nay, giống lúa Trung Quốc làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. Giống lúa Trung Quốc được bán với giá cao hơn một số giống lúa trong nước tự sản xuất, chất lượng gạo không bằng, hàm lượng dinh dưỡng của gạo thấp hơn tuy nhiên lại cho sản lượng cao hơn giống lúa của Việt Nam rất nhiều.










Lợi ích nhóm tham gia vào các khâu cung ứng đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thậm chí đầu ra của lúa gạo.



Nhưng việc sản lượng cao không phải là nguyên nhân chính khiến giống lúa Trung Quốc thống lĩnh ở một số vùng trồng lúa các tỉnh thành phía Bắc mà nguyên nhân chính, theo đánh giá và quan sát của GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp cho biết, do nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không trồng giống lúa Việt Nam.


Các chủ thể liên kết với nhau, trong đó có cả quan chức, để kinh doanh lúa giống Trung Quốc. Họ lập công ty, nhập sản phẩm, rồi dụ nông dân mua. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng “giết chết” lúa giống trong nước.


Không chỉ giống lúa, thị trường phân bón cũng bị khống chế bởi nhóm lợi ích, các doanh nghiệp đã phải “tố khổ” vấn đề này tới Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.


Cụ thể, không ít doanh nghiệp “đại gia” kinh doanh lĩnh vực phân bón đã “ngớ người” khi nhận được thông tin từ các Chi cục Quản lí thị trường, Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm sản, Thanh tra Sở NN&PTNT các tỉnh về việc “phát hiện dấu hiệu hàng giả, hàng kém chất lượng” tại các cơ sở, đại lý phân phối các mặt hàng sản xuất, nhập khẩu của các công ty này.


“Nghịch lý là, bây giờ các doanh nghiệp có tiềm lực thì lại “bó tay” và nghi ngại trước những chứng thư kiểm nghiệm hàm lượng sản phẩm của các trung tâm nhỏ - những đơn vị cấp Phòng trực thuộc cơ quan quản lý ngành nông nghiệp hoặc các đơn vị sự nghiệp có thu của Sở Khoa học – công nghệ các tỉnh. Hay nói cách khác, doanh nghiệp lớn đang sợ các trung tâm nhỏ” – Chủ tịch HĐQT của một “đại gia” kinh doanh phân bón bình luận.


Rõ ràng, đã có một cuộc cạnh tranh ngầm giữa các cơ quan, doanh nghiệp có chức năng kiểm định chất lượng hàng hóa với nhau dẫn tới góp phần làm rối thêm thị trường phân bón vốn dĩ đang hỗn loạn từ trước.


Tạm trữ lúa gạo: Doanh nghiệp được lợi, nông dân càng làm càng lỗ


Trả lời trên báo Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, chính sách tạm trữ gạo là một cách làm không mang lại hiệu quả trực tiếp cho nông dân, nhưng đấy là cách làm đơn giản và dễ thực hiện nhất.


Thực tế là nhà nước hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo trên thị trường, việc làm này tác động tăng cầu tiêu thụ gạo đẩy giá lúa trên thị trường tăng 100 - 200 đồng/kg.


Theo phân tích của PGS. TS Nguyễn Văn Nam, việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ hơn mà lợi nhuận không bị suy giảm.


Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sằng bán giá rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dào trong nước, và họ sẽ tiếp tục xuất khẩu lô thứ 2, 3… tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với việc họ dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng.


Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo Việt Nam xuống thấp. Với giá thấp đó, lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi thua thiệt, càng làm càng lỗ.


"Bản thân nông dân cần bán thóc, còn chương trình lại hỗ trợ mua gạo, như vậy “lợi ích cho người nông dân” chỉ là một con bài chính trị nhằm thực hiện lợi ích thiết thực và lớn lao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, xưa nay chỉ có thể dự trữ thóc lúa thì mới có thể duy trì được chất lượng hạt gạo, còn dự trữ gạo chỉ có làm chất lượng hạt gạo giảm, dự trữ càng lâu chất lượng càng giảm, kéo theo giá trị giảm", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh.


Như vậy, lợi ích nhóm tham gia vào các khâu cung ứng đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thậm chí đầu ra của lúa gạo.


Trước đó, ngày 11.9, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi phát biểu tại phiên thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 tại UB Thường vụ Quốc hội đã từng bức xúc khi nói về vụ nhân bản xét nghiệm “vô lương” ở Hoài Đức đến vụ biển thủ 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số và nói: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa".


"Ăn của dân không từ cái gì nữa" lại đúng trong trường hợp người nông dân cơ cực, vay tiền mua lúa giống, phân bón vật tư, làm ra được hạt thóc lại lo nơm nớp đầu ra của sản phẩm, được mùa mất giá... bị lợi ích nhóm vét sạch mọi thành quả.


Theo Đất Việt






Giá gas tăng thêm 80.000 đồng/bình 12 kg từ 1.12

Giá gas tăng thêm 80.000 đồng/bình 12 kg từ 1.12

Giá gas tăng thêm 80.000 đồng/bình 12 kg từ 1.12


SGTT.VN - Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ tăng lên là 475.000 - 485.000 đồng/bình 12 kg, đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 2/2012.


Theo thông tin từ Hiệp hội Gas Việt Nam, giá gas trên thị trường thế giới đang chào bán ở mức trên 1.000 USD/tấn, tăng khoảng 200 USD/tấn so với hồi đầu tháng 11.


Do vậy, bắt đầu từ 1.12, giá bán lẻ gas trong nước sẽ được các đơn vị cung cấp gas điều chỉnh tăng từ 70.000 - 80.000 đồng/bình 12 kg.


Với mức giá tăng mới này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ tăng lên 475.000 - 485.000 đồng/bình 12 kg, đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 2.2012.


Đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết: Giá bán lẻ gas tăng mạnh ngoài nguyên nhân do giá thế giới tăng còn bởi một số doanh nghiệp bán lẻ mặt hàng này đã "găm" hàng chờ sang tháng 12 mới bán để được hưởng lãi cao.


Khoảng một tuần qua, giá gas tại thị trường miền Bắc đã tăng khoảng 22.000 đồng/bình 12 kg, miền Trung tăng hơn 10.000 đồng/bình 12 kg.


Nguồn: KTĐT






Tạm đình chỉ 4 cán bộ an ninh Tân Sơn Nhất vụ 230 kg heroin

Tạm đình chỉ 4 cán bộ an ninh Tân Sơn Nhất vụ 230 kg heroin

Tạm đình chỉ 4 cán bộ an ninh Tân Sơn Nhất vụ 230 kg heroin


SGTT.VN - Công ty dịch vụ an ninh Tân Sơn Nhất đã ra quyết định tạm đình chỉ 4 cán bộ đội Kiểm tra an ninh soi chiếu kho hàng hóa.


Một lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết, để phục vụ công tác điều tra lô hàng chứa 229 kg heroin bị bắt ở Đài Loan, Công ty dịch vụ an ninh Tân Sơn Nhất đã ra quyết định tạm đình chỉ 4 cán bộ đội Kiểm tra an ninh soi chiếu kho hàng hóa để điều tra. Theo vị lãnh đạo trên, 4 nhân viên này đều đã có chứng chỉ hoạt động thiết bị soi chiếu và cũng có thâm niên trong nghề.


Hiện Cục cảnh sát điều tra về tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã triệu tập hàng loạt người có trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến vụ án nghiêm trọng này để làm rõ.


Trước đó, hôm 17.11, Nhà chức trách Đài Loan bắt 7 nghi phạm và tịch thu 600 bánh heroin trị giá 300 triệu USD trong máy bay chở hàng của hãng hàng không China Airlines (Đài Loan) cất cánh từ Việt Nam. Theo đó, số ma túy này được cất giấu trong 12 dàn loa, mỗi dàn loa rỗng chứa 50 bánh và các bánh được phủ chocolate.ân bay


Một lãnh đạo Tổng cục Hải quan xác nhận việc lô hàng được đưa lên từ sân bay Tân Sơn Nhất. Ngành hải quan đang phối hợp với cơ quan an ninh Việt Nam và Đài Loan điều tra mở rộng vụ việc.


Chiều ngày 16.11, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài nước khẩn trương xác minh, làm rõ nguồn gốc số heroin được vận chuyển đi Đài Loan; tiến hành điều tra, mở rộng vụ án.


Công ty Lê Hòa Trading & Forwarding đứng tên người gửi lô hàng chứa ma túy trên nhưng khẳng định không phải là chủ nhân của lô hàng. "Chúng tôi thực chất chỉ đứng ra làm dịch vụ thủ tục hải quan cho lô hàng. Do cơ quan điều tra đang làm rõ vụ việc nên Lê Hòa không thể tiết lộ danh tính chủ hàng", giám đốc Lê Hòa nói.


VnExpress






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ