Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Boutique Art tham gia Vietbuild với bộ sofa kỷ lục

Boutique Art tham gia Vietbuild với bộ sofa kỷ lục

Boutique Art tham gia Vietbuild với bộ sofa kỷ lục


SGTT.VN - Công ty Boutique Art cho biết ngoài những sản phẩm mới nhất của công ty, đơn vị này sẽ mang trưng bày bộ sofa kỷ lục Việt Nam tham gia hội chợ Vietbuild 2013.


Năm 2012, trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã có văn bản công nhận ghế sofa của công ty Boutique Art đã đạt kỷ lục Việt Nam với kích thước chiều ngang phủ bì 6000 mm, lọt lòng 5200mm x chiều sâu phủ bì 3050 mm, lọt lòng 2650 mm x chiều cao 4100 mm.











Nguyên liệu chính để làm bộ sofa này gồm: gỗ 2.5m3, mus 2.8m3, simili 120m, 86 cục pha lê trang trí, 72 chiếc đinh đồng trang trí, và một số phụ liệu bắt buộc khác. Sản phẩm này được phát triển trí tuệ bởi nghệ nhân Nguyễn Chương và thi công sản xuất bởi đội ngũ kỹ thuật của công ty B.A Furniture "Boutique-Art” gồm 6 người chính và 10 người phụ.


Sau kỳ hội chợ, Boutique Art sẽ bán đấu giá chiếc sofa này với mục đích từ thiện.


Hội chợ Vietbuilt 2013 diễn ra từ ngày 14 - 18.8.2013 tại trung tâm Triển lãm SECC TP.HCM (số 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7).


p.a






Tiềm năng cách mạng của metro ở Riyadh

Tiềm năng cách mạng của metro ở Riyadh

Tiềm năng cách mạng của metro ở Riyadh


SGTT.VN - Trạm trung tâm theo chủ nghĩa vị lai của Riyadh do KTS Zaha Hadid thiết kế lấp lánh vàng và cẩm thạch khắp nơi, với hệ thống làm mát bên ngoài trạm bảo đảm công chúng không bị nóng.


Metro Riyadh sẽ là xương sống của hệ thống vận chuyển công cộng của thành phố.


Metro mới cho phép phụ nữ đi lại an toàn khắp đô thị.


Việc hoàn tất hệ thống vận chuyển công cộng mới dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2019.


Riyadh cần gấp một tuyến metro. Cư dân đô thị phải mất trung bình 1g54ph di chuyển mỗi ngày và chỉ chạy xe với tốc độ trung bình 27km/g.


Việc xây dựng Riyadh MMetro là dự án lớn nhất về loại này trên thế giới và chi phí lên đến 23 tỷ USD – gần 1/3 ngân sách quốc phòng của A rập Saudi.


Tuyến metro gồm 6 làn xe sẽ phủ tổng cộng 176km.


K. T. (theo Der Spiegel)










Trạm trung tâm theo chủ nghĩa vị lai của Riyadh do KTS Zaha Hadid thiết kế lấp lánh vàng và cẩm thạch khắp nơi, với hệ thống làm mát bên ngoài trạm bảo đảm công chúng không bị nóng.











Metro Riyadh sẽ là xương sống của hệ thống vận chuyển công cộng của thành phố.











Metro mới cho phép phụ nữ đi lại an toàn khắp đô thị.











Việc hoàn tất hệ thống vận chuyển công cộng mới dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2019.











Riyadh cần gấp một tuyến metro. Cư dân đô thị phải mất trung bình 1g54ph di chuyển mỗi ngày và chỉ chạy xe với tốc độ trung bình 27km/g.











Việc xây dựng Riyadh MMetro là dự án lớn nhất về loại này trên thế giới và chi phí lên đến 23 tỷ USD – gần 1/3 ngân sách quốc phòng của A rập Saudi.











Tuyến metro gồm 6 làn xe sẽ phủ tổng cộng 176km.







Gốc cây đời người

Gốc cây đời người

Gốc cây đời người


SGTT.VN - Mỗi khi ngang qua những nơi bán cây xanh, nhìn những gốc cổ thụ xếp hàng “sống mà không được bám rễ sâu” chờ một nơi ở mới, tôi lại nghĩ đến những trại tị nạn, của người… Nhưng thôi, tị nạn lại là một câu chuyện khác, xin được quay lại với thành phố cùng những cao ốc văn phòng.











1. Nhiều dân tộc của Việt Nam ta sống dựa vào núi rừng và quan niệm cây, rừng chính là những vị thần bảo vệ cuộc sống cho họ. Hàng năm, họ đều có lễ cúng tạ ơn thần rừng, thần cây đã bảo vệ bản làng và ban cho họ mùa màng, thời tiết thuận hoà. Người Kinh ta thì thường nói cây gạo có ma cây đa có thần để ám chỉ rằng, cây cối cũng có linh hồn, con người nên biết điều đó mà sống cho “lễ độ” với cỏ cây, hay rộng ra là với thiên nhiên môi trường. Quê tôi không có cây gạo, nhưng cây củ chi ở đình thần làng tôi thì đứa con nít nào cũng ớn (cây củ chi còn có tên là mã tiền). Thuở nhỏ đi học, ngang qua gốc củ chi già nua có mấy ông thợ cắt tóc hay đem tóc rác bỏ dưới gốc cây, tôi và đám bạn cứ túm áo nhau mà chạy cho nhanh qua đoạn đó. Đêm đêm, dưới ngọn đèn dầu, các thím tôi hay túm tụm lại kể chuyện ma, thể nào cũng có cây củ chi góp mặt, với một cô gái ngồi đưa võng kẽo kẹt trên ngọn cây còn mái tóc thì dài chấm đất. Củ chi là gốc cây “ấn tượng” của tuổi thơ tôi, nhưng cây xoài cơm mới là cái gốc khởi nguồn cho niềm tin vạn vật có hồn của tôi sau này.


Xoài cơm nhà tôi, không biết xứ khác gọi là gì, trái nhiều vô kể nhưng bé như cái hột vịt còn hột thì cỡ… hột gà. Trái chín cây ngọt lịm cầm ăn luôn cả vỏ vì thịt cơm đâu có bao nhiêu. Mùa hè cũng là mùa trái chín, trưa trưa anh em tôi cầm cây trúc quơ quào hái xuống ăn. Đã có lúc tôi tưởng, tuổi thơ mình hình như được mỗi cây xoài cơm này nuôi nấng. Gốc nó to hai người ôm mới hết, nghe nói được ông cố tôi trồng từ ngày đầu tiên đậu lại đất quê này. Hồi xửa hồi xưa, nhà tôi quay mặt ra đường Thiên lý, nay là quốc lộ 22. Theo đà phát triển, đường mỗi ngày mỗi rộng ra thành đường Xuyên Á, nhà mỗi ngày mỗi chồm mặt ra đường cho tiện việc kinh doanh. Cây xoài cơm cuối cùng đã bị hành quyết vì vướng đường dây điện. Ngày hạ cây, ba tôi thắp nhang khấn xin phép ông rồi dặn thợ cưa giật cấp, biến gốc cây thành một cái ghế ngồi, có tựa lưng. Thôi không ăn trái thì xin cây một chỗ ngồi. Thợ đã làm đúng ý nhưng ngồi thì không ngồi được, vì nhựa cây cứ ứa ra liên tục mấy tháng sau đó. Không biết ba đã nói với tôi hay nói với cây mà tôi thì nghe buồn muốn chết: cây xoài cơm nó giận mình nên nó khóc miết đây mà!


2. Tôi biết câu chuyện của mình là không cá biệt. Đứa trẻ nào mà không lớn lên dưới những bóng cây. Đời người nào mà không được cây cỏ vỗ về. Cả khi về với đất, chẳng phải cỏ cây sẽ ôm ấp ta hay sao. Sự tích cây vú sữa là một câu chuyện đẹp và cảm động về lòng mẹ, cũng chính là lòng cây. Rằng, một cậu bé giận mẹ bỏ nhà đi, khi quay về thì mẹ đã mất rồi. Mẹ cậu đã biến thành cây vú sữa, trái lúc lỉu trên cành. Cậu hái ăn, lần đầu thì chát quá, lần thứ hai thì hạt cứng quá, đến lần thứ ba, cậu bóp quanh quanh quả, quả mềm dần rồi quả nứt ra một khe nhỏ, chảy ra một dòng sữa trắng ngọt thơm như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”. Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, cây xoà cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.


Vậy đó, cây cối đã cho chúng ta những ân huệ không cần đền đáp, như mẹ. Còn chúng ta, vẫn nghĩ mình văn minh tiến bộ, đang cư xử kiểu gì với mẹ thiên nhiên?


Một lần xe ngang qua miền Trung, thấy người ta bày bán những gốc bằng lăng rừng hàng trăm tuổi. Tôi nông cạn nghĩ rằng, đó là một vinh hạnh cho cây, được về xuôi, được nở hoa với niềm mong đợi, được tưới tắm điều độ bằng nước máy và dưới gốc cây, sẽ có xích đu cho một em tiểu thư ngồi mơ mộng. Lúc đó tôi chưa nghĩ được rằng, trước khi về tá túc ở một ngôi biệt thự nào đó, những gốc cổ thụ trụi cành ấy thường được quá cảnh ở một khu vườn tạm. Sống mà không được bám rễ sâu, không được xoà tán rộng, sống lơi khơi, cạn sợt trên lớp đất mặt với những dưỡng chất ngọt ngào tựa thuốc mê. Trong những ngày tăm tối mụ mị ấy, bằng lăng nhớ gì, nhớ đôi vợ chồng nai thường âu yếm nhau dưới chân mình hay nhớ lũ chim trưa trưa về đậu trên cành mình rỉa cánh rồi kể chuyện rừng sâu. Bằng lăng hẳn phải nhớ nhiều, nhớ sâu sắc từng mùa qua trên mỗi vòng cây, nhớ từng mạch nước ngầm đã trăm năm nuôi nấng. Nỗi nhớ ấy như một khối u lớn lên mỗi ngày, chèn ép và làm khô cạn dần sức sống, đó cũng là lý do vì sao, nhà vườn mua mười gốc về giăm xuống đất chỉ mong sống được sáu, bảy mà thôi… Mỗi khi ngang qua những nơi bán cây xanh, nhìn những gốc cổ thụ xếp hàng “sống mà không được bám rễ sâu” chờ một nơi ở mới, tôi lại nghĩ đến những trại tị nạn, của người… Nhưng thôi, tị nạn lại là một câu chuyện khác, xin được quay lại với thành phố cùng những cao ốc văn phòng.


3. Thành phố hiện đại, từng cao ốc mọc lên, cốt thép và kính cường lực nhốt con người ta lại với thang máy, với máy lạnh mát rượi và tất cả những tiện nghi hiện đại, nhưng hình như vẫn chưa đủ, những cá thể đi lại trong ấy thấy còn thiếu gì đó, khó gọi tên mà chỉ thuần cảm giác, ấy là cây xanh để làm mềm công trình, làm mềm mắt và cả mềm lòng. Ngành cho thuê cây cảnh đã ra đời, mỗi ngày mỗi phát triển. Phát triển song song với lời kêu gọi hướng về công trình xanh, như một dấu chỉ cho sự văn minh tiến bộ. Tại nhà vườn, cây xanh được chăm bón, đốc thúc cho thật mởn, thật mướt rồi vô những cái chậu thật đẹp. Để trông sạch sẽ hơn, người ta rải đá cuội trắng tinh trên lớp đất mặt. Hoàn hảo và đầy sức sống, cây xanh ra đi trên những chiếc tải nhỏ để vào ở trong hộp kính. Tù túng và ngột ngạt, cây xanh bắt đầu một chuỗi ngày sống lắt lay. Lúc ký hợp đồng cho thuê, nhà vườn thường cho biết cây gì thì “xài” được bao nhiêu tuần, bao nhiêu tháng để người thuê chọn lựa. Ngẫm buồn, đã gọi là “xài” thì phải hao mòn, như một cục xà bông, như một cây chổi quét nhà. Cây xanh sống cùng máy lạnh và những tiếng chuông điện thoại rồi chết mòn trong đó, vì nhớ nhung và cô độc. Sự mục ruỗng đến từ bên trong cho đến một ngày kiệt quệ hoàn toàn. Chúng không giữ được nét đẹp tươi nữa, lá non không chịu mọc thêm, lá già thì vàng vọt rụng rơi, người ta thay chúng bằng một lứa non xanh mơn mởn khác. Chợt nghĩ, khi chia tay bạn bè, bắt đầu một đời sống khác, non xanh ấy có biết ngày nào mình sống sót trở về để hồi sức hay gục đầu lịm chết trong thời gian làm sứ giả của môi trường?


Trương Gia Hoà


minh hoạ: leftstudio






Đôn “Chiếc lá”

Đôn “Chiếc lá”

Đôn “Chiếc lá”


SGTT.VN - Những chiếc đôn thông thường có hình dáng tròn hoặc vuông. Chiếc đôn có tên “Chiếc lá” của hãng Design by Nico được thiết kế với hình dáng đúng như tên gọi của nó, bề mặt ngồi là những đường gân mô phỏng tự nhiên.


Điều đó không chỉ tạo ra sự độc đáo cho chiếc đôn, mà còn khiến chúng có thể sắp xếp lại với nhau thành một hệ nhóm ghế sinh động dành cho không gian công cộng. Những chiếc đôn theo môđun này được sản xuất tại Anh với cốt từ gỗ ván dăm và đệm polyurethan.


Ảnh: Design by Nico






Miến với tôm cua

Miến với tôm cua

Vào bếp


Miến với tôm cua


SGTT.VN - Miến có nhiều loại hương vị, bạn có thể chọn riêng để xào hay om với tôm hay cua, tạo món ngon cho gia đình.


Miến xào cua











Nguyên liệu: 1 con cua gạch 700g, 300g miến dong, 3 củ hành khô, 150g giá, 20ml vang trắng, một ít hành lá, rau răm. Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, hạt nêm.


Cách làm: Cua làm sạch, hấp chín gỡ thịt và gạch, đập giập càng để trang trí. Miến rửa sạch, ngâm nước sôi già khoảng 15 phút (miến chín khoảng 70%). Hành khô thái mỏng. Phi thơm hành với dầu, để lại phân nửa. Cho thịt cua và gạch cua giằm nhỏ vào xào với hành, cho rượu vang vào, nêm nước mắm. Cho miến đã ngâm vào xào tơi với cua. Nêm lại cho vừa ăn. Cho giá vào. Cắt hành hoa, rau răm và hành phi vào, rắc chút tiêu. Cho toàn bộ miến ra thố đất, dùng mai và càng cua trang trí. Miến xào cua ăn với nước tương ớt.


Tôm càng om miến


Nguyên liệu: tôm càng 2 con, miến đậu xanh 100g, hành lá 2 cây, nấm mèo 2 tai, tỏi củ 1 củ. Gia vị: nước tương, đường, tiêu, dầu hào, dầu ăn.


Cách làm: Tôm cắt dọc sống lưng, bỏ chỉ lưng và túi đen trên đầu tôm, ướp ít tiêu, hạt nêm. Pha xốt: 1 muỗng súp nước tương, 1 muỗng càphê đường, 1/2 muỗng càphê tiêu, 1 muỗng súp dầu hào, 2 muỗng xúp nước, hoà tan. Miến ngâm nở. Nấm mèo ngâm nở, cắt sợi. Hành lá cắt khúc 4cm. Phi dầu với tỏi cho thơm cho tôm vào xào, thêm 1 muỗng súp xốt vào xào tôm vừa chín, trút ra. Phi dầu, cho nấm mèo, hành lá vào đảo nhanh tay. Thêm miến và nước xốt vào đảo đều, cho vào thố đất để giữ nóng. Đặt tôm lên trên. Ăn nóng với nước tương.


thực hiện: Q.T






Bão số 7 nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào Trung Quốc

Bão số 7 nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào Trung Quốc

Bão số 7 nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào Trung Quốc


SGTT.VN - Chiều tối 12.8, Ban chỉ huy PCLB trung ương đã họp khẩn bàn biện pháp ứng phó cơn bão số 7 đang hoạt động trên Biển Đông.










Chụp ảnh vệ tinh đường đi của cơn bão số 7. Ảnh: KTTVTW



Cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, trưa qua 12-8, bão Utor đã vượt qua đảo Luzon, Philippines, tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 7 hoạt động trong năm nay.


Hôm 13.8, bão số 7 chủ yếu di chuyển theo hướng Tây bắc, đến 16g cùng ngày, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Bắc Đông bắc với sức gió mạnh lên cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183km/giờ), giật cấp 16, cấp 17.


Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV trung ương, bão số 7 sẽ tiếp tục chuyển hướng giữa Tây Tây bắc và Tây bắc, đi vào bán đảo Lôi Châu, Trung Quốc, rồi tiếp tục đi vào địa phận tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.


Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV trung ương cho rằng, các mô hình dự báo cho thấy, 70% khả năng bão sẽ đổ bộ vào Trung Quốc, 30% còn lại sẽ đổ bộ vào khu vực Bắc của Vịnh Bắc bộ.


Dù vậy, vùng ảnh hưởng gió cấp 10 sẽ bao trùm hết Đông bắc Vịnh Bắc bộ và một phần của tỉnh Quảng Ninh. Vùng gió cấp 6 sẽ bao trùm hết khu vực Bắc bộ, bao gồm khu Đông bắc từ Thái Bình trở ra đến Cao Bằng, Lạng Sơn.


Từ chiều 15.8, Vịnh Bắc bộ sẽ có gió mạnh, đạt dần cấp 10. Mặc dù bão số 7 ít có khả năng đi vào khu vực Vịnh Bắc bộ nhưng lại gây mưa lớn cho khắp các tỉnh miền Bắc.


Theo dự báo, khu vực Đông bắc, vùng núi phía bắc sẽ có đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Mưa lớn kéo dài từ ngày 15.8 đến hết ngày 17.8, tập trung ở vùng núi và Đông Bắc bộ.


Trong khi đó, do mưa lớn ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 và số 6 nên các hồ thủy lợi ở Bắc bộ đã đạt đến 80-90% mực nước thiết kế, mười hồ đã đầy nước, bốn hồ đang tràn và bốn hồ đang phải xả lũ về hạ du.


Ngoài ra, do mưa liên tiếp nên dù lũ trên hệ thống các sông ở Bắc bộ như sông Thao, Cầu, Thái Bình không lớn song đã có 32 sự cố về đê điều xảy ra ở Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…


Chủ yếu các sự cố là sạt trượt mái đê, thẩm lậu nước qua thân đê… Hiện, hầu hết các sự cố đã được xử lý bước đầu.


Tại Hà Nội, theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCLB thành phố, bão số 6 kèm theo mưa lớn đã gây ra 36 sự cố về đê điều và công trình thủy lợi, trong đó có 24 sự cố sạt lở bờ, vở sông, tập trung trên các tuyến đê tả, hữu sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, Cà Lồ, sông Nhuệ;


Tám sự cố tràn đê và đê bao; hai sự cố cống qua đê; một sự cố công trình điện. Các sự cố trên các tuyến đê chủ yếu là sạt lở mái, cơ đê do mưa lớn. Các sự cố lớn như đoạn đê Cầu Ngà, trên sông Cầu Ngà thuộc hệ thống thủy lợi sông Nhuệ đã bị tràn dài gần 1.000m;


Luồng mang, đáy cống Trạm bơm Văn Trai, xã Văn Hoàng và Trạm bơm Đào Xá, xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên) đã được Ban Chỉ huy PCLB thành phố phối hợp với các địa phương xử lý bảo đảm an toàn đê điều.


Cũng theo Ban Chỉ huy PCLB thành phố, tổng lượng mưa do bão số 6 gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trung bình là 235,7mm, trong đó một số nơi trên 300mm như khu vực trung tâm Hà Nội là 303,8mm, Đông Anh 331mm, Vân Đình 334mm.


hanoimoi.com.vn






Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân

Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân

Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân


SGTT.VN - Ngày 12.8, Bộ đội Biên phòng Cà Mau cho biết đã chỉ đạo các đồn biên phòng trong tỉnh kêu gọi ngư dân truy tìm chiếc tàu lạ đã tấn công, bắn chết một ngư dân.


Theo ông Trần Nhật Chiến (49 tuổi), ngụ khóm 2 thị trấn Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), khoảng 19 giờ 30 ngày 11.8 khi tàu cá do ông làm chủ (BKS CM 99488 TS) đang hoạt động trên vùng biển giáp ranh với vùng biển Campuchia (cách đảo Thổ Chu khoảng trên 30 hải lý về hướng tây tây bắc) thì bị những người đi trên một tàu lạ dùng súng bắn nhiều phát.


Hậu quả, thuyền viên Trần Văn Út (38 tuổi), ngụ ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc H.Trần Văn Thời (Cà Mau) trúng đạn phía ngực trái và chết trên tàu.


Tàu cá CM 99488 TS của ông Chiến do anh Hoàng Đức Hữu (35 tuổi), ngụ cùng thị trấn Sông Đốc làm thuyền trưởng, hoạt động nghề lưới vây, đi trên tàu gồm 20 người.


Sau khi sự việc xảy ra, thuyền trưởng Hữu đã báo báo sự việc với Đồn Biên phòng Sông Đốc đồng thời điều khiển tàu cá chạy vào bờ.


TNO






Chiến tranh tôn giáo - thế tục trong thế giới Arab

Chiến tranh tôn giáo - thế tục trong thế giới Arab

Chiến tranh tôn giáo - thế tục trong thế giới Arab


SGTT.VN - Trên khắp thế giới Arab, một cuộc chiến giữa hai lực lương chính trong lịch sử - tôn giáo và thế tục - giờ đây đang lộ ra. Đó là kiểu cuộc chiến giữa Caesar và Thượng đế mà châu Âu đã mất nhiều thế kỷ để giải quyết.


Tương lai của Trung Đông Arab sẽ được quyết định trong cuộc chiến giữa phe nổi dậy Sunni ở Syria, với sự ủng hộ rộng khắp của phong trào cực đoan Wahhabism ở Saudi, và chế độ thế tục của đảng Baath, giữa phong trào Hamas chính thống và PLO thế tục ở Palestine; và giữa phe đối lập thế tục và trẻ trung ở Ai Cập, dần được củng cố qua những cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir, và tổ chức Anh em Hồi giáo và phong trào Salafi cực đoan.










Đối với Syria, cuộc nổi dậy chống lại một trong những chế độ độc tài thế tục nhất trong thế giới Arab đã biến thành một cuộc chiến sống còn giữa Sunni và Shia và đang lan rộng sang những nước khác trong khu vực.



Cho đến nay, những cuộc nổi dậy Arab đã chứng minh điều này: lật đổ những chế độ độc tài thế tục chắc chắn có nghĩa là mở ra cánh cửa cho những nền dân chủ Hồi giáo, với cấu trúc của phần lớn xã hội Arab hiện nay. Những ví dụ có thể nêu ra như là, diễn biến ở Algeria đầu thập niên 1990, với chiến thắng vòng đầu của Mặt trận Cứu rỗi Hồi giáo trong bầu cử quốc hội (dẫn đến hủy bầu cử vòng sau), chiến thắng của Hamas trong cuộc bầu cử ở Palestine năm 2006; và gần đây nhất, sự trỗi dậy nắm quyền của nhóm Anh em Hồi giáo ở Ai Cập.


Ở Algeria và Ai Cập, các lực lượng thế tục không thể tạo ra quyền lực chính trị của Hồi giáo, thứ quyền lực chỉ có thể bị dập tắt bởi một cuộc đảo chính của quân đội. Nhưng đảo chính quân sự Algeria cuối cùng dẫn đến một cuộc nội chiến đẫm máu ước tính làm hơn 200.000 người chết.


Hậu quả của cuộc đảo chính ở Ai Cập chưa bộc lộ. Việc chiếm giữ quyền lực của phe đối lập thế tục phía sau những chiếc xe tăng có lẽ dồn đắp thêm sự phẫn nộ của người Hồi giáo trong những năm tới. Nhóm Anh em Hồi giáo mất chỗ trong tiến trình dân chủ sẽ là một tin xấu cho Ai Cập và một động lực cho Al Qaeda và những kẻ cực đoan khác vốn tin rằng quyền lực chỉ có thể đạt được bằng máu và khủng bố.


Ý niệm tách biệt giáo hội và nhà nước vốn xa lạ với Hồi giáo – cựu lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini của Iran từng có một tuyên bố nổi tiếng: “Hồi giáo là chính trị hoặc không là gì cả” – và người Hồi giáo vẫn còn phải chứng tỏ rằng họ có trách nhiệm cai trị dân chủ. Thật vậy, Mohamed Morsi, tổng thống bị lật đổ của Ai Cập, chỉ có thể trách bản thân khi để mất quyền lực. Thể hiện độc tài và sắc tộc của ông đã gây chia rẽ đất nước đến mức mà ngay cả tổng tư lệnh quân đội Abdul Fattah al-Sisi, nổi tiếng là thông cảm Hồi giáo, cũng quay lưng lại với người đã bổ nhiệm mình.


Tương tự, nội chiến Shia-Sunni ở Iraq lại bùng nổ phần lớn phản ánh chế độ phân biệt sắc tộc của Thủ tướng Nouri al-Maliki. Và sự trỗi dây quyền lực của Hamas ở Dải Gaza cũng không mở ra chế độ cai trị dân chủ, hợp nhất. Sau khi không thể đảo ngược chiến thắng của Hamas trong cuộc bầu cử bằng phương thức quân sự, PLO đã thỏa thuận với các đối thủ Hồi giáo về một kế hoạch hòa giải dân tộc, nhưng hiệp ước này vẫn chưa được chấp nhận.


Đối với Syria, cuộc nổi dậy chống lại một trong những chế độ độc tài thế tục nhất trong thế giới Arab đã biến thành một cuộc chiến sống còn giữa Sunni và Shia và đang lan rộng sang những nước khác trong khu vực. Một cuộc thánh chiến của Sunni giờ đây đã được khởi động chống lại chế độ của đảng Baath và các đồng minh người Shia là Iran và Hezbollah. Nước Lebanon láng giềng, với sự chia rẽ Sunni-Shia dữ dội, đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp.


Cuộc chiến giữa tôn giáo và nhà nước ở vùng Maghreb (gồm ba nước Marocco, Algeria và Tunisia) ít bạo lực hơn, nhưng cũng có nguy cơ bùng nổ. Tunisia, nơi bắt đầu Mùa Xuân Arab, giờ đây kẹt giữa phe thế tục và phe tôn giáo chính thống. Đảng Ennahda Hồi giáo lãnh đạo chính phủ, nhưng đang đối mặt thách thức nghiêm trọng từ nhóm Salafist cực đoan của Hizb Ut-Tahrir.


Ở Morocco, Quốc vương Mohammed VI không giấu giếm là mình ủng hộ cuộc đảo chính ở Ai Cập, nhưng Đảng Công bằng và Phát triển Hồi giáo (JDP) lãnh đạo chính phủ thì chính thức phản đối. Thật vậy, Istiqlal, một đảng trung hữu thế tục, rời khỏi chính phủ ngay sau đảo chính Ai Cập, lên án JDP thời thủ tướng Abdelilah Benkirane đã cố gắng “Ai Cập hóa” Morocco bằng cách độc chiếm quyền lực, như Morsi ở Ai Cập.


Ngay cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, một nước Hồi giáo không thuộc Arab, với khao khát hòa giải Hồi giáo với dân chủ, người ta tiết lộ một thỏa thuận giữa chính phủ Hồi giáo của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan và tầng lớp trung lưu đô thị nhằm hạn chế xâm phạm lối sống thế tục. Erdogan giờ đây hứa “xây dựng lại” Thổ Nhĩ Kỳ theo quan niệm độc đoán và tôn giáo của mình.


Lộ trình đi đến tự do của thế giới Arab chắc chắn là một con đường dài và quanh co – có lẽ cũng là cuộc kiểm tra địa chính trị chính của thế kỷ 21. Nhưng cuộc chiến giữa thế tục và tôn giáo trong thế giới Arab không phải kéo dài hàng thế kỷ, như đã diễn ra ở châu Âu, nếu chỉ vì các thế hệ hiện đại có thể hưởng lợi từ những tiến bộ xã hội và khoa học trong tiến trình lâu dài này, như đã cho phép phương Tây mở đường đến dân chủ hiện đại. Nhưng làm cho di sản phương Tây này thích nghi thế giới Arab đương đại, trong khi phục hồi chính di sản thời Trung cổ của thế giới Arab là sự khoan dung và khoa học ưu việt, sẽ là điều khó khăn.


Người ta hy vọng rằng phe Hồi giáo thua cuộc ở Ai Cập sẽ chuyển từ chính trị hận thù sang một quá trình tự vấn lương tâm, để nhận ra rằng dân chủ không phải là một trò chơi trong đó người thắng được tất cả. Chế độ tập trung dân chủ của Morsi nếu còn duy trì, sẽ là một sự khiêu khích thường trực để các thế hệ mới và đồng minh của họ trong bộ máy nhà nước cũ trỗi dậy, ngay cả với cái giá là nội chiến.


Võ Phương (PROJECT SYNDICATE)






Hấp dẫn nhưng… khó nhân rộng

Hấp dẫn nhưng… khó nhân rộng

Dịch vụ năng lượng


Hấp dẫn nhưng… khó nhân rộng


SGTT.VN - Thay vì doanh nghiệp phải bỏ tiền để đầu tư hệ thống năng lượng, thì có thể nhờ công ty dịch vụ năng lượng đảm nhận với cam kết tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Loại hình dịch vụ mới này có mặt tại Việt Nam từ tháng 2.2012, đến nay đã hoàn thành ba dự án và đang triển khai sáu dự án tại các khách sạn năm sao ở TP.HCM và Hà Nội.










Chuyên gia Viet ESCO thi công hệ thống năng lượng tại khách sạn Legend (TP.HCM). Ảnh: Mai Nhiệm



Mô hình dịch vụ năng lượng (ESCO) tại khách sạn Legend (quận 1, TP.HCM) với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Chính phủ và các tập đoàn Nhật Bản, công ty Tư vấn và đầu tư năng lượng Việt (Viet ESCO) triển khai, có thể xem là một điển hình thành công khi tiết kiệm tới 25% năng lượng so với trước khi triển khai ESCO.


Dày công thuyết phục


Vì ESCO là dịch vụ mới, ban giám đốc Viet ESCO phải dành nhiều thời gian thuyết phục ban giám đốc khách sạn Legend về tính hiệu quả cũng như những cam kết về chất lượng thiết bị, đảm bảo hoạt động của khách sạn không bị gián đoạn trong thời gian thi công… Sau khi được ban giám đốc khách sạn đồng ý, nhóm chuyên gia kỹ thuật của Viet ESCO khảo sát thực tế hệ thống năng lượng của khách sạn và dữ liệu năng lượng nhiều năm trước. Khâu tiếp theo là đề xuất mô hình kỹ thuật cần triển khai cũng như những số liệu tính toán trên lý thuyết về tính hiệu quả (khoản năng lượng tiết kiệm) của dự án, tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận từ phần năng lượng tiết kiệm, thời gian thu hồi vốn đầu tư...


Sau khi đánh giá toàn bộ dự án, ban giám đốc khách sạn Legend đã đồng ý triển khai mô hình ESCO với các hạng mục như: bơm nhiệt, lò hơi, vòi hoa sen tiết kiệm nước, dây đai quạt... đi cùng với các giải pháp quản trị năng lượng. Dự án ESCO tại khách sạn Legend (TP.HCM) đã hoàn thành vào cuối năm 2012. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thọ, giám đốc kỹ thuật của Viet ESCO, sau khi đi vào hoạt động, mô hình ESCO tại Legend đã tiết kiệm 25% năng lượng so với trước đây.


Ông Huỳnh Kim Tước, chủ tịch hội đồng quản trị của Viet ESCO, chia sẻ: “Vì đây là dịch vụ mới nên tốn rất nhiều thời gian thuyết phục doanh nghiệp. Đã cam kết như thế nào trong quá trình đàm phán sẽ phải thực hiện như vậy để giữ uy tín”. Nếu hai bên đồng ý những hạng mục cần đầu tư mới, thời gian đầu tư, tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận… Viet ESCO sẽ tiến hành đầu tư hệ thống năng lượng cho doanh nghiệp như trong hợp đồng.


Ông Trần Hiếu Trung, giám đốc kinh doanh đầu tư của Viet ESCO phân tích, nếu áp dụng mô hình này, doanh nghiệp sẽ có ba điểm lợi: không chi tiền xây dựng hạ tầng năng lượng ban đầu, được chia lợi nhuận từ khoản tiết kiệm và được hưởng toàn bộ hệ thống năng lượng sau khi thời gian đầu tư kết thúc. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp sẽ không rủi ro hoặc tốn kém trong việc đầu tư hạ tầng năng lượng. Cụ thể hơn, giả định chi phí hệ thống năng lượng của doanh nghiệp là 1 triệu đồng/tháng, sau khi hệ thống của Viet ESCO đi vào hoạt động, doanh nghiệp chỉ trả 750.000 đồng hoặc 800.000 đồng mỗi tháng. Phần tiết kiệm được, doanh nghiệp và Viet ESCO sẽ chia phần theo tỷ lệ chia sẻ mà hai bên đã thống nhất.


“Nhưng… xương xẩu lắm”


Theo ông Tước, điểm khó của mô hình này chính là vốn. “Viet ESCO đang khó khăn về vốn. Nếu có khoảng 50 triệu đôla Mỹ, chúng tôi sẽ có nhiều dự án để làm”, ông Tước chia sẻ. Dù có mối quan hệ với các ngân hàng như Vietinbank, BIDV... nhưng theo ông Trung, Viet ESCO chưa khai thác được nguồn vốn từ các dự án tiết kiệm năng lượng của các ngân hàng vì chưa có giải pháp và chính sách cụ thể cho những mô hình dịch vụ năng lượng như Viet ESCO.


Không chỉ khó khăn về vốn, Viet ESCO cũng đứng trước những khó khăn như xác định thời gian thu hồi vốn, phương pháp xác định mức tiết kiệm của dự án, số liệu năng lượng trong quá khứ để làm cơ sở tính toán tỷ lệ lợi nhuận cho mỗi bên khi hệ thống hoạt động... “Hồ sơ tham gia mô hình ESCO nhiều (50 doanh nghiệp) nhưng để hai bên thống nhất mọi điều khoản trước khi xúc tiến đầu tư là chuỗi dài những khó khăn”, ông Trung nói. Khi chọn doanh nghiệp để đầu tư, Viet ESCO còn phải xác định nhiều giá trị của đối tác như uy tín của thương hiệu, tài chính lành mạnh, cam kết hoạt động lâu dài. Với những yếu tố như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể chen chân làm đối tác với Viet ESCO.


Ông Tước nhận định: “Mặc dù mô hình kinh doanh ESCO tại Việt Nam rất hấp dẫn nhưng để trở thành một công ty ESCO đúng nghĩa không dễ dàng chút nào”.


Gia Vinh






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ