Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

22.10: Khai mạc chuỗi triển lãm ảnh Di sản Việt Nam

22.10: Khai mạc chuỗi triển lãm ảnh Di sản Việt Nam

Dọc đường văn nghệ


22.10: Khai mạc chuỗi triển lãm ảnh Di sản Việt Nam


SGTT.VN - 100 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage Photo Awards 2013) sẽ được trưng bày tại Saigon Muine Resort (56 – 97 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) vào ngày 22.10.










Một trong số 100 bức ảnh sẽ được trưng bày.



Đây là sự kiện mở đầu chuỗi triển lãm lưu động tại 16 tỉnh thành: Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Cần Thơ, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Quảng Ninh, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang, Thừa Thiên – Huế, Lâm Đồng và Quảng Bình, từ 22.10.2013 – 28.2.2014.











Cuộc thi ảnh Di Sản Việt Nam 2013 do tạp chí Vietnam Heritage và hội Di sản văn hoá Việt Nam phát động hồi tháng 6.2013, đã nhận được 6.016 tác phẩm ảnh về đề tài di sản, bao gồm: di sản thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể. Có gần 3.800 tác phẩm ảnh đơn, 267 tác phẩm ảnh bộ từ 339 tác giả dự thi, gấp đôi so với cuộc thi năm ngoái.











Các địa phương có số lượng tác giả dự thi nhiều nhất lần lượt là: Hà Nội (65 tác giả), TP.HCM (51 tác giả), Bình Thuận (20 tác giả)… Đặc biệt, có không ít tác giả ngoài 80 tuổi vẫn nhiệt tình gởi nhiều tác phẩm dự thi. Người lớn tuổi nhất là nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngân, sinh năm 1924 ở thành phố Nha Trang.


Ban tổ chức cho biết lễ trao giải cuộc thi dự kiến diễn ra tại dinh Thống Nhất, TP.HCM vào sáng 21.11 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 9 ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23.11).


N.Th – CT






Tận dụng ưu thế tư nhân hoá hay hợp tác công – tư

Tận dụng ưu thế tư nhân hoá hay hợp tác công – tư

Cải cách giáo dục


Tận dụng ưu thế tư nhân hoá hay hợp tác công – tư


SGTT.VN - Nỗ lực cải cách giáo dục theo định hướng mới – chủ động, thiết thực, tập trung vào nhân tố người học nhất thiết phải có sự đáp ứng phù hợp của yếu tố nhân lực, hạ tầng và dịch vụ giáo dục. Thực tế không phải quốc gia nào cũng có thể tạo thế “đối xứng” giữa nhu cầu và năng lực thực hiện, đặc biệt là những quốc gia vừa thoát nghèo, vẫn đang chân ướt chân ráo đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước như Việt Nam.


Đừng tưởng tượng “quá xa”


Mới đây, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, thường trực ban soạn thảo đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015, cho biết mục tiêu chương trình giáo dục sắp tới là “Chuyển từ quá trình giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang quá trình phát triển năng lực, phẩm chất của người học”. Hiểu một cách nôm na, giáo dục phải thực tế, gần gũi, hữu dụng.










Phát triển giáo dục phải đi liền với tính công bằng của xã hội. Ảnh: Thanh Hảo



Tuy nhiên, yếu tố “thiết thực, gần gũi, hữu dụng” dường như vẫn là bài toán nan giải cho chính sách giáo dục hiện nay khi việc cải cách giáo dục thường xuyên được đề cập và thực hiện, nhưng chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa có những đột phá rõ nét. Nếu như thời kỳ sau giải phóng, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục “xoá mù chữ” với tốc độ nhanh chóng mặt, mang lại hiệu quả trông thấy thì trong những năm gần đây, giáo dục vẫn bước đi chậm chạp. Theo Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố hồi tháng 9.2013, hiệu quả của giáo dục Việt Nam chỉ xếp thứ bảy trong số tám nước ASEAN được xếp hạng, thấp hơn cả láng giềng Campuchia. Đó là chưa kể các xìcăngđan giáo dục như tham nhũng, quay cóp, bệnh thành tích trong thời gian qua.


PGS Thống nhấn mạnh giáo dục hiện nay “cốt yếu vẫn là đổi mới chương trình”. Điều này hoàn toàn không sai khi chương trình học tại Việt Nam vẫn nặng tính lý thuyết, thậm chí là “nhồi nhét” kiến thức. Thế mới có chuyện học thầy trả lại thầy hay học chỉ để thi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc xây dựng chương trình để “học” phải đi đôi với khả năng đáp ứng của yếu tố hạ tầng trong việc “thực hành” để đưa lý thuyết đã dạy, học vào thực tế. Theo nghiên cứu của PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, ban Tuyên giáo Trung ương, chiến lược giáo dục của Hoa Kỳ hiện nay là hiện đại hoá và mở rộng các trường học nhằm tăng cường chất lượng giáo dục. Còn tại Nga, phương châm của nước này là “hiện đại đất nước phải dựa vào hiện đại hoá giáo dục, đổi mới nội dung và cấu trúc giáo dục”. Trong khi đó, khi các nhà nghiên cứu tập trung xây dựng các chương trình học tiên tiến “kiểu Mỹ, kiểu Anh” thì hạ tầng giáo dục của Việt Nam chưa đảm bảo cho những “tưởng tượng” trên giấy.


Đẩy mạnh tư duy “công – tư” trong đầu tư giáo dục









“Tư nhân hoá” trong khuôn khổ, hay hợp tác công – tư sẽ là những giải pháp tháo gỡ khó khăn về hạ tầng giáo dục, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục đang đổi mới.



Việc hỗ trợ nâng cấp phát triển hạ tầng giáo dục thực tế đã được triển khai nhiều nơi, điển hình là TP.HCM với quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28.5.2011. Theo đó, mức hỗ trợ lãi suất vay vốn 100% cho ngành giáo dục sẽ được áp dụng với các dự án về xây dựng, mở rộng hệ thống các trường từ mầm non đến đại học và hệ thống dịch vụ ký túc xá. Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành giáo dục, tuy nhiên hiệu quả lại chưa cao khi chỉ có khoảng 6% các dự án được hỗ trợ mức vốn vay không quá 100 tỉ đồng/dự án.

Như vậy, việc Nhà nước hỗ trợ toàn bộ việc phát triển hạ tầng giáo dục khi số lượng trường học tăng, chương trình đào tạo “kiểu mới” đòi hỏi cao về chất lượng nhân lực, cơ sở vật chất trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn là điều nên được đưa ra xem xét. Đã đến lúc Việt Nam phải mạnh dạn và thúc đẩy nhanh hơn yếu tố tư nhân vào đầu tư phát triển giáo dục.


Việc “tư nhân hoá” giáo dục tại Việt Nam gặp phải vấn đề “học phí”. Khi không được ngân sách hỗ trợ, để đảm bảo chất lượng thì học phí “tương ứng” sẽ phải cao – thách thức lớn đối với người dân khi thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Tất nhiên, giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo tính “công bằng”, nghĩa là yếu tố “tiền” không phải là tiên quyết trong việc được học của người dân. Tuy nhiên, thực tế từ sau khi mở cửa đất nước và gia nhập nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng về kinh tế, đời sống người dân được cải thiện. Song song đó là nhận thức của người dân có sự thay đổi tích cực trong việc ưu tiên phát triển giáo dục. Thế nên, hệ “giáo dục chất lượng cao có học phí tương ứng” (học phí cao gấp 3 – 5 lần) đã bắt đầu nở rộ, thu hút sự tham gia của nhiều người. Như vậy, việc triển khai hệ thống giáo dục có yếu tố tư nhân tham gia đầu tư, đặc biệt tại các thành phố lớn là hoàn toàn có khả năng thực hiện.


Việc tư nhân hoá, hoặc “hợp tác công – tư” ngành giáo dục sẽ mang lại ít nhất hai lợi ích lớn cho Việt Nam, bao gồm: i) giảm gánh nặng ngân sách đầu tư hạ tầng giáo dục tại nơi dân có mức thu nhập cao; ii) chuyển dịch vốn đầu tư giáo dục về các vùng sâu, vùng xa đảm bảo sự đồng bộ trong thực hiện cải cách nội dung chương trình giáo dục. Tại Thái Lan, ngay từ cuộc cải cách giáo dục năm 1999, nước này đã nhấn mạnh các tiêu chí “khuyến khích các lực lượng xã hội, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình tham gia vào công tác giáo dục nhằm huy động các nguồn lực vào đầu tư, sử dụng các công nghệ mới cho giáo dục”.


Phát triển giáo dục phải đi liền với tính công bằng của xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là Nhà nước “một tay” hỗ trợ toàn bộ tài lực, vật lực cho một hệ thống giáo dục ngày càng đồ sộ. “Tư nhân hoá” trong khuôn khổ, hay hợp tác công – tư sẽ là những giải pháp tháo gỡ khó khăn về hạ tầng giáo dục, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục đang đổi mới.


Irys Nguyễn






Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam

Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam

Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam


SGTT.VN - Với vị trí chiến lược quan trọng, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định chiến lược an ninh của mình.


Nói đến Biển Đông thì ai cũng đều có chung một đánh giá từ xưa đến nay là Biển Đông có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vậy mà làm chủ hoàn toàn Biển Đông hoặc bảo vệ an toàn hàng hải trên Biển Đông không phải chỉ là mong muốn của một quốc gia mà có rất nhiều quốc gia đưa vào trong chiến lược khu vực, toàn cầu của họ.










“Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới” trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc từ ngày 13.10 là tất yếu khi TQ nhận thức và đánh giá đúng vấn đề và vị thế Việt Nam. Ảnh: baodatviet.vn



Đó thực sự là tâm điểm của một cuộc chiến địa chính trị khu vực châu A-TBD mà nguy cơ xung đột, chiến tranh và cơ hội hợp tác, hòa bình phát triển là không đoán định.


Với hơn 3000 km đường bờ biển giáp Biển Đông và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có quần đảo Trường Sa nằm gần như chính giữa Biển Đông, Việt Nam, do đó, có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trên Biển Đông nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.


Không khó để giải thích tại sao trước đây, Việt Nam cứ liên miên hết thế lực lớn này đến thế lực lớn khác luôn dòm ngó trên bàn cờ chiến lược Biển Đông, khu vực ĐNA.


Tại sao ư? Tại vì nghèo, yếu, lại ở vào vị trí đắc địa?


Ngày nay, Việt Nam đã khác, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định vị thế của mình, tham gia vào cuộc cờ khu vực với vị thế khác – người chơi cờ.


“Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới” trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc từ ngày 13/10 là tất yếu khi TQ nhận thức và đánh giá đúng vấn đề và vị thế Việt Nam.


1- Nước cờ của Việt Nam từ góc nhìn Trung Quốc


Hoạt động ngoại giao thời bình như hoạt động quân sự thời chiến, nghĩa là đều có tính quyết đinh sống còn với vận mệnh quốc gia.


Trong thời chiến, hoạt động ngoại giao phụ thuộc vào kết quả quân sự. Hiệp định Giơneve năm 1954 được ký kết phải sau khi “Tin đây anh (Phạm Văn Đồng) Điện Biên Phủ hoàn thành”. Hiệp định Pari ký cũng phải sau trận “Điện Biên Phủ trên không”


Trong thời bình, kết quả đối ngoại phụ thuộc lớn vào vị thế đất nước, đặc biệt là tiềm lực quốc phòng. Không có khả năng, tiềm lực quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bắt kẻ xâm lược phải trả giá đắt nếu liều lĩnh xâm phạm, nghĩa là không đủ sức răn đe thì hoạt động ngoại giao chỉ “chót lưỡi đầu môi”.


Hiện tại ở khu vực châu Á-TBD đã có nhiều liên minh quân sự như Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Hàn Quốc, Mỹ-Philipines và nhiều tam giác chiến lược như Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc, Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ, Mỹ-Nhật Bản-Úc…có vẻ như là để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy những mối quan hệ đó có thể làm cho Trung Quốc lo ngại, nhưng không đủ để làm họ hốt hoảng.


Trong chiến lược đẩy lùi Mỹ, Nhật Bản ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất và đầy tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình, đương nhiên, Trung Quốc sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của bên liên quan.










Sáng 19.10, ba tàu của Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa, thăm hữu nghị TP Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21.10. Chuẩn đô đốc Fumiyuki Kitagawa (đồng phục trắng) bắt tay chào các lực lượng quân sự Việt Nam. Ảnh: doisongphapluat.vn



Trên khu vực ĐNA cũng xuất hiện nhiều mối quan hệ cấp đối tác chiến lược như Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Nhật Bản…đặc biệt có đối tác chiến lược sâu, toàn diện như Việt Nam-Nga chẳng hạn, thì đâu là mối quan hệ khiến Trung Quốc lo ngại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ?


Phải chăng khi Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược, Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, mối quan hệ tăng lên từ chiều sâu đến chiều rộng thì khiến Trung Quốc lo sợ?


Không phải. Mỹ có lợi ích quốc gia toàn cầu, dù có đối đầu với Trung Quốc, muốn bao vây, kiềm chế Trung Quốc…nhưng vẫn hợp tác với Trung Quốc. Vì thế khi cần, Mỹ vẫn sẵn sàng lấy mối quan hệ với Việt Nam ra mặc cả với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc để tính toán thiệt hơn, nhiều ít.


Vậy, liên minh phòng thủ giữa Việt Nam với Philipines và ASEAN?


Nếu xảy ra thì đây cũng là điều rất đáng lo cho Trung Quốc, bởi lẽ các quốc gia ĐNA trong khối ASEAN này có một địa quân sự rất quan trọng trên Biển Đông và eo biển Malacca. Khi họ liên thủ với nhau thì Biển Đông sẽ trở thành như một cái “hồ nước” mà một chứ mười hạm đội của kẻ xâm lược cũng chẳng làm gì được khi vùng vẫy trong đó bị “đồng loạt trên bờ ném đá”.


Rất may là tình huống này không có thể xảy ra. Cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc, Mỹ đã khiến cho ASEAN buộc phải lựa chọn, nghiêng ngả theo lợi ích quốc gia mà họ theo đuổi và Trung Quốc cũng không mấy khó khăn đang làm mọi cách để không xảy ra.


Vậy mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga chăng?


Cũng không phải. Thực tế mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga là mối quan hệ được coi trọng ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đây là mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, đặc biệt tin cậy lẫn nhau và không một xung đột lợi ích nào dù là nhỏ.


Nga đã không ngừng tăng cường năng lực quốc phòng cho Việt Nam để đủ sức đương đầu với thế lực bành trướng, tạo ra sức răn đe mạnh (đương nhiên là mua bán, nhưng nếu không có độ tin cậy thì không phải có tiền là mua được thứ mình muốn và ngược lại), qua đó Nga kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời củng cố một điểm đứng chân ổn định vững chắc, tin cậy tại châu Á-TBD cho tương lai gần, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của Nga trên Biển Đông.


Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc cũng là đối tác chiến lược của nhau có tính chất vừa hợp tác vừa kiềm chế cho nên Nga không thể vì Việt Nam tất cả để hy sinh lợi ích quốc gia khi hợp tác với Trung Quốc.


Vậy rốt cuộc, với khả năng quốc phòng và sức mạnh trên Biển Đông hiện tại, Việt Nam tăng cường mối quan hệ với quốc gia nào thì sẽ khiến Trung Quốc lo sợ và không muốn?


Nếu như thế thì nước cờ đó hay mối quan hệ này phải có tác động mạnh đến cấu trúc địa chính trị khu vực và ít nhất có một mục tiêu chung là ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”. Đặc biệt, mối quan hệ đó phải có độ tin cậy, tức là không có xung đột về lợi ích. Mối quan hệ đó sẽ…


Đó chính là nước cờ hay sách lược đối ngoại có tính logic mà Việt Nam đã, đang và sẽ dùng để tăng cường thế, lực cho đất nước đủ sức bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trước những thách thức nguy hiểm có thể xảy ra.


Dù có căng thẳng trên Biển Đông hay không thì quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản phát triển sâu, rộng, tin cậy, là nhu cầu tất yếu sự phát triển của 2 quốc gia rất cần nhau.


2- Việt Nam-Nhật Bản, không để lịch sử lặp lại


Trong tình thế hiện tại về chủ quyền, rõ ràng là Trung Quốc đang xâm hại đến chủ quyền Việt Nam.


Trung Quốc đã thành lập và xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Trung Quốc ngang ngược, cậy mạnh, gọi thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng EEZ của Việt Nam.


Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc luôn phô trương thanh thế, ráo riết diễn tập đánh chiếm đảo này đảo khác trên Biển Đông…(còn những tuyên bố ngạo mạn, láo xược, của giới học giả quá khích, tướng tá diều hâu, hiếu chiến về Việt Nam được bật đèn xanh thì chúng ta không đáng quan tâm).


Việt Nam muốn hòa bình nhưng hòa bình không lệ thuộc, Việt Nam kiên quyết bảo bệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam được quốc tế công nhận theo UNCLOS.


Do đó, không còn cách nào khác là phải tăng cường tiềm lực quân sự và đối ngoại quân sự để tạo ra thế và lực vững chắc cho đất nước.


Đài “Tiếng nói nước Nga” có bình một câu hay nhưng chưa chính xác, rằng, “Con hổ Việt Nam có móng vuốt Nhật Bản” mà lẽ ra thì “móng vuốt của Nga” mới đúng. Nhưng thật ra, móng vuốt của Hổ chưa quan trọng, quan trọng là thế võ của hổ vồ như thế nào. Tuy nhiên, hổ vồ như nào không phải là điều quyết định, quyết định là nội lực của Hổ. Giống hổ thật đấy, nhưng đói đi không vững thì vồ được ai?


Chúng ta hãy trở lại với luận bàn từ thanh kiếm. Đó là, kiếm dài hay ngắn không quan trọng, quan trọng là kiếm pháp. Tuy nhiên, kiếm pháp tốt hay dở chưa quyết định, quyết định là thanh kiếm gì.


Nếu thanh kiếm đó là một “thanh kiếm báu” như, làm bằng công nghệ nào, chất liệu ra sao để có thể chém sắt như chém bùn…và một thanh kiếm thường, chỉ gặp một cành cây đã quằn, gặp kiếm địch thì bị chém đứt là hoàn toàn khác nhau khi đối đầu.


Chính xác là Việt Nam cần và phải có “thanh kiếm báu” và Trung Quốc quá biết nó sẽ có từ đâu.


Kể từ năm 1945 đến năm 2010, Nhật Bản có 65 năm hòa bình, xây dựng đất nước thành một siêu cường kinh tế, có một nền công nghiệp hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao nhất nhì thế giới.


Trong 65 đó Nhật Bản chỉ tồn tại 2 mâu thuẫn với bên ngoài có thể coi như thách thức đến an ninh là CHDCND Triều Tiên và Nga trên quần đảo phía Bắc. Tuy thế 2 mâu thuẫn đó không đủ để biến lực lượng Phòng vệ Nhật Bản “thay tên đổi dạng”, chưa đủ để đánh thức dân tộc Nhật đang “say giấc ngủ hòa bình”.


Lưu ý là, nếu như ai đó cho rằng trong 65 năm đó, Nhật Bản không chuẩn bị gì cho tiềm lực quốc phòng là nhầm. Đó không phải là tư duy của một quốc gia có nền công nghiệp hiện đại và quốc gia đang tồn tại đền thờ chiến tranh thế giới lần 2 thì càng không.


Chỉ đến năm 2010, đặc biệt là trong tranh chấp quần đảo Senkaku thì yếu tố Trung Quốc là đủ năng lượng để đepo khởi động bộ máy quân sự, quốc phòng và đánh thức chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản.


Một loạt các sức cản, ràng buộc như Hiến pháp hòa bình Nhật Bản, tâm lý quen hưởng hòa bình vào ô hạt nhân Mỹ, dựa dẫm vào Mỹ trở nên không là gì trước cú tác động của Trung Quốc.


Chiến tranh thế giới lần 2 đã kết thúc 68 năm, trong khi châu Âu đã vĩnh viễn lật sang trang mới những mối oán hận giữa các kẻ thù cũ nhưng vùng ĐBA thì không.


Mối hận thù dân tộc “nỗi nhục 100 năm” của Trung Quốc với Nhật Bản vẫn còn đó và càng lớn dần theo đà trỗi dậy của Trung Quốc, bất chấp Nhật Bản đã từng tạo điều kiện thuận lợi, quan trọng cho sự trỗi dậy thần kỳ của mình.


Tranh chấp quyết liệt Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đã làm mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi đến mức chiến tranh có nguy cơ xảy ra.


Trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc biến thành “ao nhà”, khống chế luôn eo biển Malacca thì coi như nền kinh tế Nhật Bản sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn Trung Quốc. Đòn “cắt nguồn cung đất hiếm” Nhật Bản chắc đã nhận đủ từ Trung Quốc và để bắt Nhật Bản thành chư hầu, Trung Quốc có thừa lòng căm hờn và sự quyết tâm để phong tỏa tuyến hàng hải Biển Đông khi cần thiết.


Nếu Việt Nam không kiểm soát được Trường Sa chẳng hạn, lúc đó tuyến hàng hải thương mại, vận chuyển năng lượng bị mất an toàn thì Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm.


Như vậy, có thể nói việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” có ảnh hưởng “không thể chấp nhận được” đến 2 quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản, cho nên, theo logic thì ngăn chặn âm mưu, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng mục tiêu mang tính “tối thượng” là an ninh quốc gia và chủ quyền.


Hiện tại Nhật Bản có một nền công nghiệp hiện đại nhất châu Á. Mặc dù GDP sau Trung Quốc nhưng chất lượng GDP cao hơn rất nhiều Trung Quốc. Cục diện địa chính trị trong vài năm tới Nhật Bản sẽ là có vai trò chính trên châu Á-TBD trong khi hiện tại “lòng tin chiến lược” Trung-Nhật đã cạn.


Cho nên, đối tác chiến lược với Nhật Bản là đối tác chiến lược với một cường quốc lớn và không có gì thuận lợi hơn là Việt Nam và Nhật Bản cũng như Việt Nam và Nga là đối tác chiến lược của nhau mà không có xung đột lợi ích, vì thế có độ tin cậy, có lòng tin, hoàn toàn khác bản chất với đối tác chiến lược nào đó mà vừa hợp tác vừa kiềm chế nhau.


Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản chắc chắn một điều là dù có hay không có căng thẳng trên Biển Đông thì Việt Nam và Nhật Bản cũng cần phải tăng cường mối quan hệ vì sự phát triển của 2 quốc gia đầy duyên nợ này.


Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản là nước tư bản lớn đầu tiên có quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không phải ngẫu nhiên mà mà nhà yêu nước Phan Bội Châu tìm đường sang Nhật Bản đã được khắc họa trong bộ phim “Người cộng sự” mà Đài truyền hình Việt Nam phát sóng nhân dịp 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.


“Lòng tin chiến lược” giữa các quốc gia, dân tộc với nhau là tiền đề của hòa bình và phát triển.


Lê Ngọc Thống/Baodatviet.vn






Phải làm rõ nguyên nhân của sự yếu kém

Phải làm rõ nguyên nhân của sự yếu kém

Lối thoát cho nền kinh tế


Phải làm rõ nguyên nhân của sự yếu kém


SGTT.VN - Trước thềm kỳ họp Quốc hội cuối năm (khai mạc hôm nay 21.10), nhiều vấn đề nóng của nền kinh tế nước nhà cũng như các vấn đề an sinh xã hội được các đại biểu Quốc hội quan tâm. Chia sẻ với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước, cho biết mối quan tâm lớn nhất của ông tại kỳ họp Quốc hội cuối năm là biện pháp thực hiện kế hoạch kinh tế từ nay đến năm 2015. Ông Kiêm đánh giá, đây là vấn đề rất lớn, cụ thể là bội chi ngân sách, tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp, ngân hàng…


Trước thực trạng nền kinh tế cứ “là đà” khá lâu, ông Kiêm mong muốn kỳ họp này sẽ phân tích được nguyên nhân để thoát ra, đặc biệt các khuyết điểm cần được làm rõ địa chỉ. Như vậy mới mong có giải pháp. Ông Kiêm tin tưởng sẽ có nhiều đại biểu quan tâm chất vấn mổ xẻ vấn đề này.










ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước, cho biết mối quan tâm lớn nhất của ông tại kỳ họp Quốc hội cuối năm là biện pháp thực hiện kế hoạch kinh tế từ nay đến năm 2015.

Ảnh: infonet



Dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế, theo ông Kiêm, kinh tế muốn lên được phải cần có thời gian, nếu thực sự giải quyết. Cần phải gỡ các nút thắt hiện nay như nợ xấu, tồn kho, thay đổi mô hình tăng trưởng, phân bổ vốn, hoàn chỉnh hạ tầng, thể chế, nhân lực… Làm tốt được những khâu này thì chắc chắn nền kinh tế sẽ có chuyển biến. Tuy nhiên, phải làm đồng bộ. Ông nói: “Làm một chỗ không có biến chuyển đâu”.


Đề cập tới thông tin Chính phủ sẽ bảo lãnh các khoản nợ của Vinashin, ông Kiêm nhận định, nếu nợ do chính sách, cơ chế, môi trường thì Chính phủ có thể chịu trách nhiệm. Nhưng nợ do khuyết điểm cá nhân gây nên, do vi phạm nguyên tắc, do bổ nhiệm sai… thì phải quy trách nhiệm và xử lý cá nhân.


Ông Kiêm cũng bày tỏ “quá lo ngại” trước thực trạng tham nhũng ở các doanh nghiệp nhà nước, gần đây nhất là việc Dương Chí Dũng bị phát hiện tham ô để mua nhà tặng “bồ nhí”. Tiền của nhà nước sử dụng không hiệu quả mà không phải do thiên tai, do thế giới tác động, chính sách sơ hở… sẽ làm mất lòng tin của dân.


Đồng tình về vấn đề này, bà Bùi Thị An (đại biểu đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, số tiền thất thoát lớn như thế là do quản lý quá lỏng lẻo. Thực tế, khái niệm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo vẫn là “mong muốn” thôi. Và như vậy cần phải tìm hiểu tại sao, chỉ ra nguyên nhân là gì.


Trước thềm kỳ họp mới, bà An bày tỏ mối quan ngại đặc biệt là đời sống của người dân các tỉnh miền Trung sau bão lũ vừa qua. Thiệt hại tài sản lớn, phải có chính sách để người dân gượng dậy được sau thiên tai. Nhất là vấn đề giá cả, vệ sinh môi trường… Qua đợt thiên tai vừa qua mới thấy cần phải triệt để hơn nữa trong việc chống lãng phí, tiết kiệm dành cho những nơi người dân cần. Bà An đề xuất Chính phủ cần rà soát, đánh giá thực trạng từng vùng, những nơi đặc biệt khó khăn để tập trung hồi phục lại.


Việt Anh






Bao giờ ông thầy Moyes phải trả giá?

Bao giờ ông thầy Moyes phải trả giá?

Càphê thể thao


Bao giờ ông thầy Moyes phải trả giá?


SGTT.VN - Có một kịch bản đang dần trở nên quen thuộc ở giải ngoại hạng Anh: Tất cả các ông lớn cùng tiến, ngoại trừ Manchester United. Lẽ ra, M.U cũng đã có thể bỏ túi ba điểm trọn vẹn để cải thiện vị trí trong trận đấu với Southampton. Nhưng đến đúng phút cuối cùng của trận đấu, đội khách đã san bằng tỷ số trong sự nuối tiếc của người hâm mộ Quỷ đỏ. Sau tám vòng đấu, M.U đã kém Arsenal tới 8 điểm và hiện chỉ xếp thứ tám trên bảng xếp hạng.


Công bằng mà nói, việc M.U để Southampton san bằng tỷ số vào phút chót trong một trận đấu mà họ chiếm ưu thế hơn hẳn là một điều đáng tiếc. Tuy nhiên, có một nguyên lý đơn giản trong bóng đá: không ai được phép hài lòng với lợi thế dẫn trước chỉ một bàn. Nếu bạn không có khả năng kết liễu đối thủ, thì việc bạn phải hứng chịu hậu quả ở những phút chót là điều chẳng có gì phải bàn cãi.










Tại giải Ngoại hạng Anh, tất cả các ông lớn cùng tiến, ngoại trừ Manchester United. Nhiều câu hỏi đã đượa đưa ra cho ông Moyes. Ảnh: The guardian



Thế nên, nếu như đã để tuột mất chiến thắng như thế thì điều tốt nhất là hãy tự trách bản thân mình, thay vì đổ lỗi cho thần may mắn. Cứ nhìn Arsenal hay Chelsea thì rõ, dù đã chắc thắng nhưng họ vẫn quyết tâm đập tan mọi kháng cự của đối thủ, để rồi cùng ấn định chiến thắng 4 – 1 vào những phút cuối. Nếu là M.U trước đây, họ cũng sẽ chơi với tâm lý như vậy, tiếp tục dâng lên tấn công, dồn ép đối thủ để gia tăng cách biệt, chứ nhất quyết không chịu rời sân chỉ với một bàn thắng.


Nhưng chỉ có điều, đây là M.U của David Moyes, người trước đó chỉ quen với những chiến thắng khắc khổ như thế khi còn dẫn dắt Everton. Nếu đó là Everton, chẳng ai trách Moyes cả, bởi thực lực của họ chỉ có vậy. Nhưng đây là M.U, đội bóng đang là đương kim vô địch nước Anh, sở hữu những chân sút cự phách như Robin van Persie hay Wayne Rooney.


Vài ngày trước đó, Van Persie còn lập hat-trick vào lưới Hungary để vươn lên trở thành chân sút số một của đội tuyển Hà Lan. Rooney cũng liên tiếp lập công để đưa đội tuyển Anh cập bến World Cup 2014. Với bản năng của một tiền đạo, họ cũng sẽ không hài lòng với một bàn thắng. Vì thế, bóng đã hai lần tìm tới cột dọc hoặc khung thành của Southampton.


Có thể, ông thầy của họ là David Moyes cũng chia sẻ quan điểm đó. Nhưng dường như, việc dẫn dắt một đội bóng chơi theo lối kham khổ như Everton quá lâu đã khiến Moyes “quên” mất cách chỉ đạo các học trò dâng lên để kết liễu đối thủ. Kết quả hoà Southampton 1 – 1 khiến các cổ động viên M.U thất vọng, song thật ra không nhiều người trong đó tỏ ra ngạc nhiên. Bởi như đã nói, người ta đã quá quen với cái cảnh tất cả các ứng viên cùng tiến, chỉ trừ M.U. Mà “thủ phạm” khiến các cổ động viên M.U gây thất vọng cũng đã được điểm mặt chỉ tên từ lâu, là Moyes.


Do đó, nhiều người thất vọng đến mức… không buồn chỉ trích Moyes nữa. Nhưng nếu vậy, chẳng lẽ lại đi chỉ trích Sir Alex Ferguson, người đã chọn Moyes kế vị mình? Đấy có thể là một điều bất kính. Thật không dễ để đụng chạm tới một nhân vật đã trở thành tượng đài không ai có thể sánh nổi ở Old Trafford. Vì một khi đã là tượng đài, thì dù người ấy có mắc sai lầm đi chăng nữa thì những lỗi lầm đều có thể được bỏ qua. Nên chung quy, sẽ chỉ có một mình Moyes gánh chịu hậu quả. Điều thắc mắc duy nhất bây giờ là không biết đến lúc nào thì Moyes phải trả giá mà thôi.


Nhật Hoàng






Trường Hưng tung dòng sản phẩm nệm 7 vùng độc lập

Trường Hưng tung dòng sản phẩm nệm 7 vùng độc lập

Trường Hưng tung dòng sản phẩm nệm 7 vùng độc lập


SGTT.VN - Nệm Number One Trường Hưng có thiết kế bề mặt được chia làm 7 vùng ứng với 7 vùng khác nhau trên cơ thể.


Đây là dòng sản phẩm nệm với bề mặt có thiết kế đặc biệt chia thành từng vùng riêng phù hợp với sự phân bổ trọng lượng của cơ thể, vừa tạo sự thư giãn tối đa vừa mang lại một giấc ngủ sâu và khỏe.










Nệm Number One Trường Hưng.



Không chỉ mang lại những hiệu quả tối ưu cho sức khỏe của giấc ngủ, bề mặt nệm 7 vùng với các đường cắt cũng tạo nên những khoảng trống đóng vai trò như các túi khí giúp lưu chuyển, điều hòa nhiệt, sinh ra do tiếp xúc giữa cơ thể và bề mặt. Với môi trường khí hậu nóng đặc biệc là vào dịp hè, người dùng có thể sử dụng bề mặt thứ 2 của nệm Trường Hưng Number One. Bề mặt này được khoan nhiều lỗ thông hơi giúp mang lại sự thông thoáng tối đa.


Ngoài thành phần chính là mousse, áo vải bọc cũng rất được Trường Hưng quan tâm khi chọn đối tác cung cấp vải từ châu Âu. Áo vải sử dụng cho nệm 7 vùng Number One là loại gấm định lượng 280gram/m2, dệt thun 4 chiều tạo sự co giãn và thông thoáng. Bên cạnh đó, loại vải này còn có tính kháng khuẩn, tránh các ký sinh trùng và đồng thời cho phép giặt giũ nhiều lần mà không bị sờn hay phai màu.


P.A






Lừa… nhà nước

Lừa… nhà nước

Lừa… nhà nước


SGTT.VN - Rõ ràng là nhà nước đã hiểu sai vai trò và chức năng của Trung tâm Đào tạo trẻ VFF hay nói đúng hơn là đã bị cái tên Đào tạo trẻ được VFF “dựng” lên để xin kinh phí.


1. Đến cuối nhiệm kỳ, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ sau khi bị chất vấn nhiều về Trung tâm Đào tạo trẻ tồn tại sáu năm trời nhưng không đào tạo được cầu thủ trẻ nào đã “thú nhận” việc VFF “dối” nhà nước để lấy hơn 100 tỉ đồng.


Ông Hỷ tâm sự với báo Tuổi Trẻ về “thành tích” của VFF: “Lẽ ra Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ có tên là Trung tâm Tập huấn bóng đá quốc gia nhằm giúp các đội tuyển bóng đá có nơi ăn tập chuẩn bị cho các giải đấu. Tuy nhiên, để có được sự đầu tư kinh phí của nhà nước cũng như từ FIFA cho việc đào tạo bóng đá trẻ, chúng tôi đã đặt tên là Trung tâm Đào tạo trẻ VFF do cơ chế của Việt Nam, muốn được cấp kinh phí đầu tư cho bóng đá thì phải đặt tên như vậy để nhà nước đầu tư…”.










Sau 6 năm hoạt động, Trung tâm Đào tạo trẻ chưa tạo ra bất cứ dấu ấn nào trong khâu đào tạo VĐV của mình. Ảnh: Dantri.com.vn



2. Cách đây sáu năm, Trung tâm Đào tạo trẻ VFF ra đời với tổng số vốn đầu tư gần 140 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 80%-85%. Chính cơ quan ngôn luận của VFF trong ngày khánh thành trung tâm đã kể ra chức năng và mục đích hoạt động của trung tâm gồm: Tập huấn các đội tuyển trẻ quốc gia hằng năm; Đào tạo VĐV năng khiếu quốc gia; Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, HLV làm công tác phát triển bóng đá trẻ nước nhà.


Tuy nhiên, suốt thời gian dài qua trung tâm trên không có một cầu thủ năng khiếu nào và chuyện cầu thủ tập trung tập huấn thì đếm được. Phần còn lại là cho thuê với những mục đích ngoài bóng đá.


3. Bây giờ sau khi Việt Nam nhận đăng cai Asiad 2019 thì nhà nước lại “trao quyền” cho VFF thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng liên quan đến môn bóng đá. Lúc đấy Trung tâm Đào tạo trẻ mới rục rịch chuyện tìm thầy, tuyển quân và tiếp tục nhận kinh phí 56 tỉ đồng từ nhà nước.


Rõ ràng là nhà nước đã hiểu sai vai trò và chức năng của Trung tâm Đào tạo trẻ VFF hay nói đúng hơn là đã bị cái tên Đào tạo trẻ được VFF “dựng” lên để xin kinh phí.


Không biết Tổng cục TDTT và hơn nữa là Bộ VH-TT&DL là đơn vị được trao quyền về mặt quản lý nhà nước có biết chuyện VFF “lừa” nhà nước bằng “biển hiệu” không, bởi nếu Tổng cục và Bộ “cứng” thì khó có chuyện lập lờ này.


Cùng là lộ trình sáu năm nhưng cứ nhìn cái cách bầu Đức phá rừng cao su đổ tiền túi làm một thế hệ cầu thủ trẻ đâu ra đó và VFF nhận tiền nhà nước nhưng không có cầu thủ nào lại thấy xót với việc tiêu tiền của dân.


NGUYỄN NGUYÊN/ Pháp Luật TPHCM






Cảnh báo thuốc giảm cân gây tổn thương gan nặng

Cảnh báo thuốc giảm cân gây tổn thương gan nặng

Cảnh báo thuốc giảm cân gây tổn thương gan nặng


SGTT.VN - Nhà chức trách Singapore vừa cảnh báo một loại sản phẩm y tế không được đăng ký có tên “OxyELITE Pro” được phát hiện có liên quan đến rất nhiều trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng ở Mỹ và một trường hợp ở Hong Kong (Trung Quốc).


OxyELITE Pro là loại dược phẩm không được Cơ quan Khoa học Y tế (HAS) của Singapore cấp phép bán ở quốc đảo Sư tử.










Thuốc OxyELITE Pro được cho là gây tổn thương gan nghiêm trọng. Ảnh: HSA



Tuy nhiên, các cuộc điều tra của cơ quan này cho thấy sản phẩm này đang được bán trái phép trên mạng Internet ở Singapore và một số người dân quốc đảo có thể đã mua ở nước ngoài.


Theo truyền thông Singapore, OxyELITE Pro được quảng cáo ở là một loại thực phẩm chức năng và có thể đốt mỡ để giảm cân. Sản phẩm này được dán nhãn có thành phần chiết xuất từ dược thảo.


Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm do HAS thực hiện đối với thuốc viên OxyELITE Pro mua từ một người bán trên mạng Internet cho thấy nó có chứa thành phần dược phẩm từ phương Tây không được phép có trong thực phẩm chức năng bán tại Singapore.


Những sản phẩm có chứa thành phần như vậy cần phải được đăng ký và có thể gây ra những tác động phụ nghiêm trọng nếu như được sử dụng mà không có sự giám sát của bác sỹ.


Mới đây, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết đã phát hiện 29 trường hợp viêm gan không do virus cấp tính (tổn thương gan) tại bang Hawaii.


Mặc dù nguyên nhân thực sự vẫn chưa được xác định, song các nhà điều tra đã phát hiện ra rằng 24 trường hợp sử dụng OxyELITE Pro.


Hiện 11 trong 29 ca vẫn đang phải nhập viện điều trị. Hai trường hợp phải tiến hành ghép gan và 1 người đã chết do biến chứng của tổn thương gan nghiêm trọng. Những triệu chứng phổ biến nhất của tổn thương gan nghiêm trọng là chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu…


Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hiện cũng đang điều tra các trường hợp tổn thương gan ở các bang khác để xem chúng có liên quan đến vụ việc tại Hawaii hay không.


FDA cũng đang kiểm nghiệm thành phần của OxyELITE Pro, và cơ sở sản xuất của loại thuốc này, cũng như tìm hiểu xem liệu có phải các sản phẩm giả hoặc những thành phần khác có thể là nguyên nhân gây tổn thương gan hay không.


Tuy nhiên, trong một biện pháp phòng ngừa, các khách hàng được khuyến cáo ngừng sử dụng các loại sản phẩm có dán nhãn OxyELITE Pro.


Vietnam+






"Thành phần chủ đạo" của nền kinh tế đang vắt kiệt sức dân

"Thành phần chủ đạo" của nền kinh tế đang vắt kiệt sức dân

"Thành phần chủ đạo" của nền kinh tế đang vắt kiệt sức dân


SGTT.VN - Được coi là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước, song nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mà đặc biệt là các tổng công ty đầu ngành, liên tiếp cho thấy những màn trình diễn tồi, không những không đóng góp thiết thực vào sự tăng trưởng kinh tế, mà còn gây thiệt hại lớn đến nguồn vốn ngân sách, và quyền lợi của người dân.










Lẽ ra phải đóng "vai trò chủ đạo", chính các DNNN lại làm gia tăng yếu tố rủi ro của nền kinh tế, tăng khoảng cách giàu - nghèo.



Trong cuộc họp báo chiều 17.10 chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội sắp khai mạc, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - đã trao đổi với báo giới về một số nội dung liên quan đến tiến độ của dự thảo Hiến pháp, trong đó, nội dung quy định vai trò các thành phần kinh tế trong dự thảo Hiến pháp nhận được sự quan tâm đặc biệt. Ông Phúc nhấn mạnh: “Đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo, không thể để tư nhân làm chủ đạo, không thì ai lo an sinh xã hội. Còn các thành phần kinh tế thì bình đẳng, không phân biệt”.


Tuy nhiên, không hiểu sao kinh tế tư nhân lại bị lôi vào cuộc tranh giành ngôi vị này, khi trước nay ứng cử viên duy nhất vẫn là kinh tế nhà nước, mà các ý kiến chỉ xoay quanh việc yêu cầu cần có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tức là bỏ luôn cái khoản “chủ đạo” đi. Và kinh tế nhà nước chủ đạo thì có mối quan hệ gì tới việc “lo” cho an sinh xã hội?!









Một tỷ lệ lớn các tập đoàn Nhà nước, các DNNN quả có đóng “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế, nhưng không thiên về hướng điều tiết, dẫn dắt thị trường và đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định bền vững của nền kinh tế, cũng như phục vụ quyền lợi của người dân, mà đáng tiếc theo hướng ngược lại.



Trên thực tế, sau gần 1/4 thế kỷ kinh tế nhà nước làm chủ kể từ sau giai đoạn mở cửa, và gần 10 năm sau khi gia nhập WTO, chưa bao giờ kinh tế Việt Nam lại lao đao hơn hiện tại. Và trong suốt hơn hai thập kỷ qua, nhận được vô vàn ưu ái từ chính sách, đặc biệt đối với khâu cấp vốn cho tới các hoạt động thị trường cùng những đảm bảo “vàng” - làm ăn thua lỗ đã có tập thể chịu, chưa một vị giám đốc DNNN nào chỉ vì quản lý yếu kém mà bị bỏ tù, kê biên tài sản - nên rất nhiều DNNN tiếp tục rơi vào tình trạng thua lỗ và thất thoát triền miên với con số lũy kế theo năm lên tới cả chục ngàn tỷ đồng.

Cái sự dửng dưng mỗi khi ngân sách bị thất thoát khiến người ta có cảm giác như những cái “tàu há mồm” nuốt chửng từ hàng nghìn tỷ có thể đến hàng trăm nghìn tỷ đồng như Vinashin, Vinalines… chỉ “nhẹ bẫng” so với tổng thu ngân sách mỗi năm vài trăm ngàn tỷ đồng - từ tiền thuế của dân?! Rõ ràng, nhiều người không đau xót vì trong hàng ngàn tỷ đồng thua lỗ, hay còn được một số người vớt vát gọi trệch đi là “nợ xấu chưa thu hồi”, thì một vị tổng giám đốc như Dương Chí Dũng cũng phải bỏ túi không ít, và bộ sậu - ê kíp giúp cho Dũng thực hiện được hành vi tham ô - cũng nhận được một khoản rất có thể lớn hơn nhiều lần.


Điểm qua một số DNNN có “máu mặt” nhất, được xếp trong top 10 của 500 DNNN có doanh thu và quy mô vốn lớn nhất thị trường (theo VNR500-2012), có thể thấy những cái tên như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Than khoáng sản (Vinacomin), Ngân hàng NN&PTNN (Agribank)… Tuy nhiên, là ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất trong hệ thống tài chính của Việt Nam với mạng lưới chi nhánh dày đặc, nhưng Agribank cũng là một trong những doanh nghiệp làm ăn bết bát nhất với tỷ lệ nợ xấu luôn dẫn đầu, lên đến 6,14% (báo cáo đến ngày 30.6.2012 - Ngân hàng Nhà nước). Thậm chí, theo thông tin từ beforeitsnews.com, tính đến hết tháng 8.2013, nợ xấu của Agribank lên tới 33.500 tỉ đồng, vượt 13,1% so với 29.605 tỉ đồng vốn điều lệ!


Một đại diện khác cho DNNN cũng “lẫy lừng” không kém về khả năng làm ăn là EVN với khoản lỗ tính riêng cho năm 2010 là 8.416 tỉ đồng, năm 2011 là 8.000 tỉ đồng (lỗ lũy kế đến năm 2010 xấp xỉ 25.000 tỉ đồng). Chỉ sang năm 2012, EVN mới bất ngờ tuyên bố có lãi thông qua một lộ trình tăng giá điện dày đặc: Năm 2009, giá điện tăng 8,92%; năm 2010, tăng 6,8%; năm 2011, từ tháng 1-3, tăng 15,3%, tháng 12.2011, giá điện tăng lần hai 5%; tháng 7.2012, tăng thêm 5%, tháng 12.2012, giá điện tăng lần hai 5%; và từ 1.8.2013, giá điện tăng 5%. Chỉ nhìn vào tốc độ tăng giá sản phẩm bán cho dân của một doanh nghiệp được vận hành bằng tiền (thuế) của dân trong một thị trường độc quyền cũng có thể thấy, việc doanh nghiệp này “làm ăn có lãi” là hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí đi ngược lại với quyền lợi của khách hàng - là người dân.


Trong khi đó, Viettel - một tập đoàn kinh tế Nhà nước nhưng được tổ chức và điều hành với đặc thù riêng của quân đội - được cho là doanh nghiệp làm ăn có lãi thực sự, song cũng đang dính tới không ít khoản đầu tư ngoài ngành - vốn bị xem chính là một trong các thành phần cấu thành nên “lỗ thủng” cho nhiều Tập đoàn nhà nước - trong lĩnh vực xây dựng (với Vinaconex), năng lượng (với EVN Quốc tế), tài chính (với Công ty Tài chính CP Vinaconex), sản xuất-chế biến (với Công ty CP Công nghiệp cao su Coecco)…


Một “ông lớn” khác là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lại “chơi chiêu” với các cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2013 của tập đoàn này, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 898 tỉ đồng. Lãi lớn, nhưng liên tục phát ra thị trường thông điệp thua lỗ, lãi ít, kể khổ để tiện bề tăng giá xăng dầu tùy hứng, Petrolimex đang đi ngược lại lợi ích của người tiêu dùng - những cổ đông lớn nhất của chính các DNNN mà trong đó có tập đoàn này. Chưa dừng ở đó, mặc dù có lãi, nhưng Petrolimex vẫn “xin” khất thuế, nợ thuế vào cuối năm nay. Với kiểu làm ăn “chày bửa” như vậy, khó có thể hy vọng những doanh nghiệp kiểu này đóng góp gì cho nền kinh tế, cho người dân.


Điểm qua một vài “ông anh cả” trong các tập đoàn Nhà nước, có thể thấy tình trạng làm ăn thua lỗ là phổ biến. Trong trường hợp có lãi, thì phần sinh lời người dân cũng không được hưởng bởi ngay cả khi có thặng dư thì các doanh nghiệp này vẫn tìm cách tăng giá bán sản phẩm: EVN tăng giá bán điện trung bình 2 năm /lần, Petrolimex tăng giá bán xăng 5 lần chỉ trong vòng 3 tháng năm 2013, Viettel/MobiFone/Vinaphone tăng cước 3G 2 lần trong 6 tháng... với lý do bù lỗ trước đó!


Không những phần đóng góp cho xã hội rất thấp, mà phần lấy đi lại nhiều khi các doanh nghiệp này luôn tìm cách “hưởng thụ” với lương và những ưu đãi cực lớn cho người trong ngành. Ví dụ, theo kết quả kiểm toán, lương bình quân công ty mẹ EVN năm 2010 là 13,7 triệu đồng/tháng, lương cán bộ văn phòng EVN bình quân 30 triệu đồng/tháng; lương bình quân nhân viên công ty mẹ của Petrolimex là 21 triệu đồng/tháng (kiểm toán 2011)… Chưa kể những hoạt động đầu tư để hưởng thụ theo bề nổi, bề chìm mới được Thanh tra Chính phủ công bố một phần như EVN xây biệt thự, chung cư, trung tâm thể thao, vui chơi… cho cán bộ tại hàng loạt dự án, mà theo lời biện hộ của lãnh đạo tập đoàn này là để “tái tạo sức lao động”. Kèm theo những cục lương “khủng” thì những công trình giải trí, thư giãn của EVN đang được người dân è cổ ra cõng bằng “giá điện khủng”.


Trước những bất cập kể trên, một tỷ lệ lớn các tập đoàn Nhà nước, các DNNN quả có đóng “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế, nhưng không thiên về hướng điều tiết, dẫn dắt thị trường và đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định bền vững của nền kinh tế, cũng như phục vụ quyền lợi của người dân, mà đáng tiếc theo hướng ngược lại.


Trên thực tế, càng đẩy mạnh vai trò của DNNN lên bao nhiêu thì đặc quyền, đặc lợi cho nhóm đối tượng này càng tăng lên bấy nhiêu, và làm giảm sức cạnh tranh của chính các doanh nghiệp này, và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân - vốn đóng góp tới 31,3% thuế cho ngân sách Nhà nước (2011) - bấy nhiêu. Trong khi đó, việc khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tận dụng được chất xám, lẫn nguồn lực tài chính tự nguyện trong dân bao nhiêu thì đầu tư cho các DNNN càng tăng thêm yếu tố rủi ro về vốn ngân sách bấy nhiêu.


Mặt khác, nguồn gốc của an sinh xã hội ở bất kỳ một quốc gia nào vẫn là từ tiền đóng thuế và nộp bảo hiểm của người dân cũng như các thành phần kinh tế, được chính phủ điều tiết thông qua các chương trình, chính sách, chứ việc các tập đoàn kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cũng không quyết định đến an sinh xã hội, nếu chưa muốn nói ngược lại, với tình trạng lỗ và xin khất lần như vậy, chính bản thân DNNN lại là một trong những nguyên nhân không nhỏ gây “thủng” quỹ bảo hiểm.


Nguồn Songmoi.vn






Best pavillion Nhà mở với tre, đất, đá

Best pavillion Nhà mở với tre, đất, đá

Best pavillion Nhà mở với tre, đất, đá


SGTT.VN - Dự án BES pavillion là dạng không gian dịch vụ mở dành cho cộng đồng, tập trung vào các khía cạnh của nghệ thuật và văn hoá. Toạ lạc tại trung tâm thành phố Hà Tĩnh, BES (viết tắt của ba từ tiếng Anh: Bamboo = tre, Earth = đất, Stone = đá) được xây từ vật liệu địa phương và phương pháp xây dựng truyền thống dựa trên ý tưởng tập trung tất cả cho người sử dụng.


Cụm kiến trúc này bao gồm các không gian tách biệt được sắp xếp một cách tự do xung quanh sân trung tâm nhằm tạo ra nhiều góc nhìn cũng như sự tương tác giữa ánh sáng và bóng râm. Những điều này sẽ xoá các ràng buộc giữa không gian bên trong và bên ngoài.


Người sử dụng các căn nhà mở này sẽ có cơ hội tuyệt vời để tiếp cận và học hỏi từ các chức năng và ảnh hưởng của việc xây dựng hướng đến thiên nhiên và cộng đồng địa phương. Cách tốt nhất để tìm hiểu là cùng làm điều đó. Tham gia vào quá trình xây dựng để tạo ra không gian cụ thể của riêng mình là một điều kiện tập luyện hiệu quả.


Các giải pháp thiết kế khu nhà mở này mang lại một số bài học hữu ích: khí động học (thông gió), vật lý (khuếch tán ánh sáng), sinh học (quang hợp, trồng trọt)... Những điều này sẽ hướng hành vi của người sử dụng trong tương lai đếnmột môi trường sống xanh hơn.


Thực hiện: Trần Tấn Trung – Trần ngọc phương






















































Vài nét về nhóm thiết kế dự án


Đoàn Thanh Hà và Trần Ngọc Phương, tốt nghiệp đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2002. Họ cùng nhau thành lập và điều hành công ty kiến trúc H & P (H&P Architects) từ năm 2009.


Dưới đây là một số thành quả mà họ đạt được cùng với H&P Architects:


- Giải nhất cuộc thi thiết kế cục Hải quan Hà Tĩnh, 2012

- Giải nhì cuộc thi thiết kế trường trung học Biên Hoà, Hà Nam, 2011

- Giải khuyến khích: nhà sinh thái ở châu Á – cuộc thi FuturArc Prize 2010

- Giấy chứng nhận kiến ​​trúc sư sáng tạo của hội Kiến trúc sư Việt Nam, 2010

- Giải nhì – giải thưởng hội Kiến trúc sư Việt Nam, 2010

- Giải nhất cuộc thi quốc tế thiết kế Kiến trúc xanh FuturArc Prize 2009

- Giải đặc biệt Autodesk Special Prize 2009

- Giải thưởng và chứng nhận được cấp bởi ban tuyên huấn Trung ương 2009
















23.10: Tuần lễ công nghệ thông tin Nhật Bản 2013

23.10: Tuần lễ công nghệ thông tin Nhật Bản 2013

23.10: Tuần lễ công nghệ thông tin Nhật Bản 2013


SGTT.VN - Từ ngày 23 - 26.10, Tuần công nghệ thông tin Nhật Bản 2013 (Japan ICT Week 2013) sẽ được tổ chức tại Hà Nội và Đà Nẵng.


Đây là hoạt động thường niên do hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và câu lạc bộ Hợp tác Công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản (VJC) phối hợp tổ chức, bắt đầu từ năm 2007.


Sự kiện sẽ diễn ra với nhiều hoạt động, gồm các hội thảo về hợp tác doanh nghiệp Việt-Nhật; diễn đàn Phát triển kinh doanh hải ngoại; cuộc thi viết ứng dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng; hội chợ việc làm; thăm công ty, gặp gỡ và tìm kiếm đối tác giữa các công ty Việt Nam-Nhật Bản và một số hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch khác…


Tuần lễ CNTT Nhật Bản thu hút trên 60 doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu của Nhật Bản, 30 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và gần 200 doanh nghiệp Việt Nam tham dự.


Thiên Lam






Học gì thành phụ nữ hiện đại?

Học gì thành phụ nữ hiện đại?

Phiếm


Học gì thành phụ nữ hiện đại?


SGTT.VN - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, câu lạc bộ các bà mẹ có con gái tuổi teen mời một nữ diễn giả danh tiếng đến trò chuyện với con họ về chủ đề “Học gì để thành người phụ nữ hiện đại?” Với cách trò chuyện đầy cuốn hút, nữ diễn giả liên tiếp đặt ra nhiều câu hỏi cho các em thảo luận sôi nổi:


– Theo các em, để thành một phụ nữ hiện đại thì trước hết cần phải học gì nào?


– Thưa cô, ngoại ngữ!


– Chính xác! Đó là phương tiện nhanh nhất để chúng ta dễ hội nhập với thế giới, để mở rộng tầm mắt, mở rộng giao lưu và…


– Dễ lấy chồng ngoại ạ!


– Sao lại thế! Tập trung vào chuyên môn! Sau ngoại ngữ, các em còn phải học giỏi những gì? Nào, mời em.


– Thưa cô, theo cách mà mẹ em ngày nào cũng càm ràm thì em thấy phải học giỏi toán, vì bây giờ vật giá tăng vùn vụt, nếu không biết tính toán tiền chợ thì chồng con đói như chơi! Sau toán là đến hoá vì nếu không đủ kiến thức hoá học thì mâm cơm gia đình sẽ toàn là chất độc. Sau hoá là tới lý vì mọi phương tiện cân đong đo đếm bây giờ đều không còn đáng tin cậy. Sau lý là tới…


– Khoan khoan, thế công dung ngôn hạnh thì sao, cô thấy cũng cần đó chứ?


– Thôi cô ơi, môn thể dục cần hơn nhiều, vì nếu thể chất yếu ớt thì không thể tự vệ nếu lấy phải một thằng chồng vũ phu lại ham nhậu!


– Chà, các em làm cô cũng hơi… bất ngờ. Đúng là làm phụ nữ hiện đại khó thật, phải học đủ thứ, nếu không thì chỉ có nước…


Bên dưới đồng thanh:


– Cạp đất mà ăn!


Người già chuyện






Uyên Linh giới thiệu MV Buồn

Uyên Linh giới thiệu MV Buồn

Dọc đường văn nghệ


Uyên Linh giới thiệu MV Buồn











SGTT.VN - Ca khúc Buồn đã được Uyên Linh hát trong liveshow Người hát tình ca diễn ra cuối năm 2012 nhưng mãi đến 22.10, Uyên Linh mới chính thức giới thiệu đến công chúng bản MV (music video) của ca khúc này.


Buồn là ca khúc Uyên Linh đặt hàng nhạc sĩ Lưu Thiên Hương sáng tác. Đảm nhận vai trò đạo diễn và là người lên toàn bộ ý tưởng cho MV là giám đốc sáng tạo Tuấn France.


Với sự trở lại sau một khoảng thời gian ngắn không có nhiều hoạt động rầm rộ, Uyên Linh và êkíp đã trau chuốt kỹ lưỡng về mặt hình ảnh cho MV này, đủ chuẩn để giới thiệu tại một số rạp phim. Các kênh YanTV, MTV, Yeah1, K+ và hệ thống phát thanh như Xonefm và VOV sẽ phát ca khúc này.


Trâm Anh






Giới thiệu sách của cha đẻ môn phê bình nghệ thuật

Giới thiệu sách của cha đẻ môn phê bình nghệ thuật

Giới thiệu sách của cha đẻ môn phê bình nghệ thuật











SGTT.VN - Denis Diderot là một trong những nhà triết học khai minh và là đồng tác giả của bộ Bách khoa thư – với toàn bộ tri thức nhân loại thế kỷ 18. Diderot còn được xem là người đầu tiên đưa ra khái niệm phê bình lý luận nghệ thuật. Bên cạnh Alexander Baumgarten (1714 – 1762) ở Đức, Diderot xứng danh là một trong những người đặt nền móng cho mỹ học triết học, một bộ môn phát triển rực rỡ từ thế kỷ 19 với những tên tuổi như Kant, Schiller, Schelling, Hegel…


GS Phùng Văn Tửu, nguyên giảng viên khoa ngữ văn đại học Sư phạm Hà Nội, nhà nghiên cứu văn học Pháp và văn học Tây phương đã tuyển dịch và giới thiệu từ bảy công trình quan trọng bàn về mỹ học và văn học nghệ thuật của Diderot. Ông cũng là người đủ thẩm quyền để dịch và đem lại độ tin cậy cao nhất trong việc chuyển ngữ cuốn sách Denis Diderot – Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật.


Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Diderot (1713 – 1784), nhà xuất bản Tri Thức và viện Trao đổi văn hoá với Pháp, TP.HCM (IDECAF) tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách tại thư viện IDECAF vào lúc 18g ngày 22.10. Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn chủ trì buổi nói chuyện này.


Chân Triết






Đừng dạy con trẻ nói dối

Đừng dạy con trẻ nói dối

Chuyện đêm nay


Đừng dạy con trẻ nói dối


SGTT.VN - Hôm nay, đội U21 Việt Nam sẽ tiếp tục gặp đội U21 Malaysia, thế nhưng trận thua U21 Sydney (Úc) đã khiến không ít người thất vọng. Thất vọng từ cách hành xử của các cầu thủ trước lẫn trong trận đấu quan trọng ấy. Càng thất vọng hơn khi phát hiện ra, chính các thầy trong ban huấn luyện cũng đấu nhau chan chát.










Cùng đặt tay lên cờ tổ quốc khi đối đầu với đối thủ, nhưng có vẻ như ban huấn luyện đội Việt Nam thể hiện rõ quan điểm, họ không vì nhau và cùng nhau. Ảnh: Tất Đạt



Thật ra hơn ai hết, ban huấn luyện đội bóng U21 Việt Nam hiểu rằng, chuyến “bay đêm” của các cầu thủ của mình khi trốn khỏi nơi tập trung của đội bóng là vi phạm kỷ luật. Và, cũng chính họ phải biết rằng, nào chỉ có Văn Công, Văn Thuận như báo chí chỉ điểm qua những cầu thủ nổi trội trong quán bar hôm ấy, còn vài cầu thủ nữa đấy. Không chỉ vậy, chẳng cần giỏi giang gì về tin học, họ có thể kiểm tra lịch sử của tấm hình được chụp trong quán bar vào lúc mấy giờ. Vì vậy, những lời đính chính kiểu như chỉ đi đến 22 giờ 30 hay chỉ có hai cầu thủ… thật sự chỉ là lời nguỵ biện không khéo.


Nhưng, có vẻ như sau án kỷ luật khá nhẹ nhàng từ việc lấy những lý do không thật kia thì, chính ban huấn luyện đội bóng U21 Việt Nam lại lộ ra rằng, chính nội bộ đội bóng này đang có vấn đề thật sự.


Ngay sau trận thua, trợ lý huấn luyện viên Lương Trung Dân đã hậm hực ngồi tuyên bố trên khán đài rằng: “U21 Việt Nam thua U21 Úc là vì… báo chí!” Theo vị huấn luyện viên họ Lương này thì ông Đinh Văn Dũng, huấn luyện viên trưởng đã không nghe lời ông khuyên, cứ đưa hai cầu thủ Văn Công và Văn Thuận vào sân. Ông chỉ trích, ông Dũng sợ dư luận, sợ VFF chứ việc trốn trại ra ngoài đi chơi có gì mà nghiêm trọng đâu! Cũng theo ông Dân, ông Dũng đã quá nghĩ cho bản thân, không dám đưa cầu thủ vi phạm kỷ luật vào sân ngày từ đầu vì sợ… VFF. Để bênh vực cầu thủ của mình, ông Dân dồn lỗi của trận thua Úc cho báo chí vì lỗi họ đã dám phát hiện ra tiêu cực.


Ngược lại, ông Đinh Văn Dũng nói rõ, các cầu thủ còn trẻ, đường còn dài, tương lai còn ở phía trước nên phải chỉ cho họ hiểu thế nào là kỷ luật. Cho ngồi ngoài cũng là một cách nhắc các cầu thủ còn lại không nên vi phạm như Văn Công, Văn Thuận. Nhiều khả năng nếu Công và Thuận không thể hiện sự nghiêm túc trong nhìn nhận lỗi, thì họ vẫn phải tiếp tục ngồi ngoài trong trận đấu gặp U21 Malaysia.


Hoá ra, từ chuyện dạy con trẻ nói dối với dư luận sau khi vi phạm kỷ luật, chính những người lớn, những người được coi là thầy trong ban huấn luyện đã dùng chính những lý do ấy để đấu nhau, chạy dây để khẳng định quyền kiểm soát. Và người ta tự hỏi, ông Lương Trung Dân, người đang “vận động” một cách lộ liễu cho các cầu thủ sai phạm được vào sân, coi thường những vi phạm kỷ luật đang nghĩ gì. Phải chăng ngay chính nội bộ ban huấn luyện cũng mỗi người một “phé” và đang tìm cách tạo uy tín cho riêng mình. Lý ra, hơn ai hết ông Dân phải hiểu rằng, “bé không vin lớn gãy cành”. Bài học trọng tài Lương Trung Việt phải đi tù vì nhận hối lộ, cầu thủ Lương Trung Tuấn bị cấm thi đấu vì tiêu cực, chẳng lẽ ông Lương Trung Dân đã vội quên nhanh đến thế. Chẳng trách, khi chính ban huấn luyện tìm cách chỉ cầu thủ nói dối để chỉ trích nhau, thì trên sân cầu thủ Đình Bảo của U21 Việt Nam đã có pha bỏ bóng phi thẳng hai chân vào cầu thủ đối phương khiến ông Nguyễn Văn Vinh, thành viên ban đạo đức có mặt trên sân đã phải “xin phép” để gọi hành động đó là “mất dạy”.


Đừng dạy con trẻ nói dối bởi có ngày, chính con trẻ sẽ dùng những chiêu trò nói dối ấy để đối phó lại với chính người dạy mình, và người dạy nói dối chẳng bao giờ được tôn trọng từ học trò của mình cả. Ông bà mình đã nói vậy thì chẳng sai. Nhưng ngặt nỗi, nhìn đâu cũng thấy “cuội”, nói dối có hệ thống. Từ chuyện ông chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ hồn nhiên lên báo cho hay về chuyện mình nói dối lãnh đạo để nhận tiền tỉ cho trung tâm đào tạo trẻ. Đến huấn luyện viên dạy cầu thủ nói dối, coi thường kỷ luật. Mà nào chỉ có bóng đá, vụ ụ nổi Vinashin cũng bắt đầu từ chuyện lừa lọc có hệ thống đấy thôi.


Cứ thế này thì mong gì đây?


Thảo Du






Công nhân khảo cổ học

Công nhân khảo cổ học

Công nhân khảo cổ học


SGTT.VN - Số hiện vật khổng lồ thu được từ các di tích đã phát lộ, các nhà khoa học còn phải tiếp tục nghiên cứu hàng chục năm trong việc so sánh, phân tích, hệ thống hoá tư liệu, hợp tác nghiên cứu và đào tạo cùng với cơ quan khoa học nước ngoài.


Trung tâm Nghiên cứu kinh thành thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam, được thành lập trên cơ sở ban chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long (thuộc viện Khảo cổ học) được giao cho công việc này. Bên cạnh các nhà nghiên cứu, ở trung tâm còn đội ngũ “công nhân khảo cổ học” lành nghề.


Trần Việt Đức (thực hiện)










Công nhân “học nghề” từ những lần khai quật khảo cổ của TS Lại Văn Tới ở đây, rồi tiếp tục đến làm việc cho “công trường” Hoàng thành.











Các công nhân khảo cổ học lành nghề là người Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).











Các công nhân “học nghề” theo lối “cầm tay chỉ việc” từ các nhà khảo cổ học rồi lại truyền cho những người chưa biết. Người ít cũng đã làm ở đây được vài năm, người lâu nhất đã làm gần mười năm. Các công việc phải làm thủ công ở hố khai quật họ đều rất thành thạo, cả việc phân loại và sắp xếp các hiện vật đúng nơi quy định.











Những công việc tu chỉnh, bảo dưỡng sau khai quật cũng được họ nhanh chóng nắm vững.











Hàng ngày có 40 công nhân làm việc tám tiếng.











Việc nghiên cứu để bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích đặc biệt này vẫn liên tục, không ngừng nghỉ.







Tự tin là người Việt Nam

Tự tin là người Việt Nam

Trò chuyện đầu tuần


Chủ nhân Maximark - Nguyễn Ánh Hồng


Tự tin là người Việt Nam











Thế mạnh của các trung tâm thương mại và siêu thị thương hiệu Việt Nam theo chị là ở đâu?


Sự năng động và nhạy bén của người Việt là thế mạnh có sẵn trong các doanh nghiệp Việt Nam.


Maximark có chính sách ưu tiên gì dành cho hàng sản xuất tại Việt Nam, mang thương hiệu Việt Nam?


Hàng Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn thì luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.


Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, chị học được gì từ cha chị – ông Nguyễn Hưng?


Tôi học được từ cha tính quyết đoán. Ông đã quyết cái gì thì dứt khoát làm ngay. Có một hình ảnh về ông mà tôi nhớ mãi. Đó là những năm đầu mới giải phóng, lúc đó cái gì cũng thiếu và cái gì cũng quý. Anh chị em tôi ở Sài Gòn phải nấu ăn bằng củi. Từ Nha Trang vào Sài Gòn, đi trên đường thấy cái gì rẻ là ông gom mua mang vào cho các con, từ bao than, bao gạo, kể cả khoai lang, nước mắm, mãng cầu... Về đến nhà, dù quần áo dính dầy bụi than, ông vẫn cười vui khi thấy các con hớn hở. Trước năm 1975, cha tôi có công ty xuất nhập khẩu gạo và ximăng. Gia đình chúng tôi có nhà ở Nha Trang và cả Sài Gòn. Sau năm 1975, ông làm chủ nhiệm hợp tác xã gỗ Điện Biên ở Nha Trang. Không ai nghĩ ông phải khổ cực như thế vì con, nhưng đó là một phần con người ông.









Trong đời, phải gây dựng sự nghiệp trước tiên thì mới có tiền lo cho con, cho gia đình. Khi đã lập gia đình rồi, phải san sẻ thời gian cho khéo để cả sự nghiệp lẫn gia đình đều song song.



Ở một khía cạnh nào đó thì tất cả anh chị em chúng tôi đều bất hạnh. Mẹ tôi mất sớm từ năm tôi năm tuổi. Lúc đó, mọi người khoác lên người tôi cái áo tang mà tôi cứ mừng quýnh vì tưởng mình được mặc áo dài lần đầu tiên. Có một tấm hình hồi đó chụp tôi mặc áo tang đứng bên huyệt mộ má và nhìn xuống với một khuôn mặt rất băn khoăn: bởi tôi không hiểu sao người ta lại bỏ má vào thùng rồi lại bỏ má xuống đất. Bằng tình yêu của mình với các con, cha tôi đã làm dịu đi sự mất mát của anh chị em tôi. Trong các cô con gái, ông cưng tôi nhất. Có lẽ vì tôi lanh lợi, luôn lăng xăng bên cạnh ông, ông sai gì tôi cũng làm mau lẹ. Hồi nhỏ, tôi học giỏi lắm, năm nào cũng lãnh phần thưởng bự, cha tôi tự hào lắm. Năm 1989 tôi mở Yvonne Shop kinh doanh đồ trẻ em cao cấp ở đường Lê Lợi – quận 1, ông rất vui. Năm 1990 ông mất sau khi bệnh bảy tháng trời. Lúc đó tôi mới thực sự thấm thía cảm giác mất mát người thân yêu mà khi còn nhỏ, tôi không thấu hiểu được. Chưa đầy 30 tuổi, chúng tôi đã thực sự mồ côi.

Năm 1994 chị cùng chị ruột Ánh Hoa thành lập siêu thị tư nhân đầu tiên là Citimart, sau đó chị tách riêng thành lập Maximark vào đầu năm 1996 – trải qua gần 20 năm hoạt động trong ngành kinh doanh siêu thị, điều gì làm chị tự hào nhất?


Tự hào nhất là xây dựng được thương hiệu Maximark được mọi người đánh giá cao, dù mạng lưới không trải rộng.


Quản lý một hệ thống gồm năm siêu thị (thực tế là hai trung tâm thương mại ở TP.HCM, một ở Nha Trang, một ở Cam Ranh và một ở Cần Thơ) và phải trả lương cho trên 1.000 nhân viên/tháng, chị nghĩ nhân viên đánh giá mình như thế nào?


Tôi nghĩ là chỉ một số ít người thích tôi, quý mến tôi, còn đại đa số là… ghét tôi! Tuy nhiên, điều chính yếu là tôi tạo được niềm tin ở họ. Họ tin tôi làm được việc, không bao giờ bỏ sót chuyện gì và luôn phân minh rạch ròi trong thưởng phạt.


Tôi có những nhân viên cực giỏi nhưng cực cá tính, đã từng phạm lỗi bị phạt rồi bị cho nghỉ, nhưng khi tôi cần, gọi họ thì họ lại quay về.


Tôi nghĩ cái gì mình muốn nhân viên làm thì mình phải làm gương trước. Nhiều năm trước, có lần tôi la các cô trong văn phòng để bình bông giả trong phòng dơ quá, phải đem đi giặt cho sạch lại. Cái cô bị phân công đi giặt nghĩ tôi “giàu mà keo”, có bình bông giả tả tơi mà cũng đem đi giặt thì còn dùng vào việc gì được. Thế mà khi cô ấy giặt xong đem vào, tôi lẳng lặng đứng cắm lại từng cành vào bình, tạo ra một kiểu cắm khác, bình bông trông rực rỡ trở lại. Sau này cô ấy – nay là giám đốc điều hành Maximark Ba Tháng Hai – bảo tôi rằng từ đó cô ấy biết sẽ học được từ tôi nhiều điều khác.


Mà chị cũng lạ, ai đời là bà chủ mà lại chịu khó ngồi thẩm định từng mặt hàng vào siêu thị chứ không giao nhân viên làm cho khoẻ?


Vì tôi tin khả năng thẩm định của mình sẽ mang đến nhiều mặt hàng chất lượng và có sự chọn lựa đa dạng cho khách hàng. Một điều tốt nữa là trên giá bán sản phẩm của Maximark, khách hàng sẽ không phải hứng chịu chi phí “hối lộ” dành cho nhân viên thẩm định hàng – điều các nhà cung cấp vẫn thường phải làm ở các nơi khác. Mặt khác, tôi trực tiếp xem xét đàm phán với nhà cung cấp thì các hợp đồng nhập hàng hay chỉnh sửa giá sẽ được quyết định ngay, không phải chờ đợi ai.


Được biết, nhiều năm nay Maximark vẫn âm thầm đầu tư xây dựng nhà tình thương cho những hộ nghèo thuộc những xã vùng sâu vùng xa ở Đồng Nai và Bến Tre, nhưng sao chị không mời báo chí đi theo để quảng bá có lợi cho doanh nghiệp?


Đã làm từ thiện thì cứ âm thầm làm thôi. Hô hào quảng bá cho mọi người biết mình đang giúp ai, đang làm từ thiện ở đâu sẽ mất hết ý nghĩa!


Biến cố sức khoẻ của chị vào năm 2000 phải chăng đã khiến chị thay đổi cách nghĩ và cách sống?


Thay đổi lớn nhất là quan niệm về cuộc sống: tôi không còn nghĩ trong cuộc sống chỉ có mỗi một điều là làm việc. Thời gian đầu thành lập siêu thị, tôi quá tập trung sức lực cho nó, mải miết làm không nghĩ gì đến bản thân. Khi bị bệnh mới thấy sức khoẻ là quý, từ đó tôi tìm cách thả lơi công việc, thu xếp thời gian đi chơi nhiều hơn cùng với gia đình.


Thứ bảy chủ nhật tôi thường dành thời gian cho gia đình, đi chơi với tụi nhỏ nhiều hơn. Hàng năm, khi các con nghỉ mùa đông hoặc mùa hè, gia đình tôi thường tổ chức đi du lịch, từ trong nước đến ngoài nước. Các con tôi đã đi gần hết nước Việt Nam và đã đi du lịch khắp thế giới, chỉ trừ Trung Đông là chưa dám đến!


Ở Việt Nam, nếu chọn các tỉnh miền Trung và miền Nam, chồng tôi sẽ là người lái xe đưa cả nhà đi chơi. Có những chuyến đi rất tuỳ hứng, chả có sự sắp xếp nào cả, thế nhưng lại rất vui và là kỷ niệm gắn bó cả nhà với nhau.


Từ ngày lập gia đình, tôi chưa bao giờ đi du lịch một mình. Đi đâu thì cũng phải có cả nhà bên cạnh mới thấy vui.


Tính cách tôi thì vẫn vậy. Đã làm ra làm, nhưng khi muốn buông là buông. Đã định đi đâu với gia đình thì không bao giờ ôm điện thoại hay máy tính theo. Có chuyện gì cần kíp thì nhân viên nhắn tin hoặc gửi mail. Đàng nào cũng phải về nhà rồi mới giải quyết được, chả có gì phải vội!


Người ta thường bảo: phụ nữ phải ưu tiên cho gia đình, sự nghiệp tính sau, chị nghĩ có đúng không?


Tôi lại nghĩ khác. Cả sự nghiệp lẫn gia đình phải song song. Trong đời, phải gây dựng sự nghiệp trước tiên thì mới có tiền lo cho con, cho gia đình. Khi đã lập gia đình rồi, phải san sẻ thời gian cho khéo để cả sự nghiệp lẫn gia đình đều song song. Sau này, khi hệ thống siêu thị đã đi vào ổn định, tôi mới nghiêng về gia đình nhiều hơn và luôn “rút thời gian” dành cho con.


May mắn một điều là tôi làm chủ, cái quyền trong tay mình. Khi muốn đi chơi với con thì mình ngưng công việc, không phải xin phép ai.


Đang có một làn sóng mua thẻ xanh ở những nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc… để nhập tịch, trong đó có nhiều doanh nhân. Tại sao gia đình chị vẫn giữ quốc tịch Việt Nam?









Nếu ai đó hỏi tôi có yêu nước không, tôi sẽ trả lời tôi không biết làm thế nào để chứng minh lòng yêu nước nhưng nếu được chọn quốc gia để sinh ra, tôi cũng sẽ chọn là người Việt Nam.



Sống ở đâu cũng phải làm việc, có tiền ở đâu cũng sống tốt, tính toán chi cho mệt mỏi? Ra nước ngoài ai hỏi từ đâu đến, tôi rất hớn hở thông báo tôi là người Việt Nam. Nếu ai đó hỏi tôi có yêu nước không, tôi sẽ trả lời tôi không biết làm thế nào để chứng minh lòng yêu nước nhưng nếu được chọn quốc gia để sinh ra, tôi cũng sẽ chọn là người Việt Nam. Tất nhiên nước mình vẫn còn nhiều cái yếu kém cần phải có thời gian để phát triển, nhưng không nên vì cái yếu kém đó mà không dám tự tin.

Có những ý thích của tôi buồn cười lắm mà chỉ sống ở Việt Nam, tôi mới làm được. Chẳng hạn thỉnh thoảng cả nhà tôi kéo nhau ra công viên Lê Văn Tám ăn gỏi khô bò, ngồi trên lề đường xì xụp mà chả ngại ai thấy rồi coi thường. Chúng tôi tự tin với mình, sống thật và không sợ ai đó đánh giá: phải cư xử thế nào thì mới phù hợp, mới đúng đẳng cấp. Có những buổi tối, tôi thèm một trái bắp nướng – cái món này bán quanh nhà tôi rất nhiều – và khi nhấm nháp từng hạt, tôi thấy nó ngon chả kém bất kỳ món cao lương mỹ vị nào!


Chị luôn tự hào vì mình là phụ nữ. Chị nghĩ để có hạnh phúc, người phụ nữ phải có điều gì hoặc phải sống như thế nào?


Muốn có hạnh phúc thì người phụ nữ phải chọn được ông chồng tốt. Tôi không vất vả để giữ hạnh phúc vì có một người chồng tốt. Tự anh ấy biết mình phải làm gì để trở thành người chồng tốt và là người cha có trách nhiệm. Tôi sống thảnh thơi, muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, anh ấy cũng luôn đi sau “bao” hết cho tôi.


Ai cũng hỏi tôi có bí quyết gì khiến vợ chồng luôn hoà hợp, dù gặp nhau mỗi ngày trong công việc mà không thấy chán. Thực ra tôi chả có bí quyết gì hết. Tôi là người phụ nữ rất may mắn chứ không phải may mắn.


Chúng tôi rất hợp nhau về sở thích thưởng thức văn hoá – nghệ thuật. Cái gì tôi thích ăn, dù anh không thích anh vẫn ăn; ngược lại có những thứ anh thích mà tôi không thích tôi vẫn vui vẻ làm theo. Tôi và chồng hầu như không bao giờ gây gổ nhau.


Có một kỷ niệm mới đây vui lắm: giao thừa dịp tết 2013, tôi và chồng đang trên chuyến bay đi du lịch New Zealand. Khi đánh thức anh dậy vào thời khắc giao thừa để chúc tết nhau theo “truyền thống gia đình”, anh đã tặng cho tôi một hộp gỗ trong có chứa hai đoá hoa anh hái vội ở vườn nhà trước khi đi. Người vợ nào mà không cảm động, phải không? Một lần tôi sang Mỹ chơi với con, vừa trở về, anh đã chuẩn bị sẵn một chùm vé máy bay đi chơi Đà Nẵng – Huế – Hà Nội… với chương trình do anh thiết kế chu đáo.


Ai đó nói rằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ, còn riêng trường hợp của vợ chồng tôi: anh ấy chính là cái nền để tôi có thể vững tin làm điều mình muốn và điều mình thích.


Thực hiện: Thanh Thuỷ

ảnh: Thanh Hảo






Trẻ viêm hô hấp: đừng quá chủ quan

Trẻ viêm hô hấp: đừng quá chủ quan

Bác sĩ trò chuyện


Trẻ viêm hô hấp: đừng quá chủ quan


SGTT.VN - Trẻ em trong những năm đầu đời không bé nào không vài lần ho, sổ mũi, sốt hoặc bỏ ăn. Có bé chỉ vài ngày là khỏi bệnh, cũng có bé sổ mũi hoặc ho kéo dài từ tuần này sang tuần khác. Đôi khi hết được vài ngày thì bé bệnh trở lại, phải nghỉ học, còn ba mẹ thì nghỉ làm để chăm sóc con. Vì thế, viêm hô hấp ở trẻ em đa phần là nhẹ nhưng dễ ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và gia đình.











Khi nào cần chữa, lúc nào không?


Viêm hô hấp trên là viêm từ mũi xuống ngã ba hầu họng, phần nhiều là viêm mũi, viêm họng, viêm hệ thống bạch huyết ở họng trẻ nhỏ (viêm VA: végétations adénoides), viêm tai. Viêm hô hấp trên dù không được điều trị cũng có thể tự khỏi, hoặc tiến triển thành viêm hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (viêm những cuống phổi cực nhỏ) hay viêm phổi.


Viêm hô hấp đa số do tác nhân siêu vi như rhinovirút, virút RSV, virút cúm… phát tác khi gặp điều kiện thuận lợi như trời lạnh, sinh hoạt ẩm thấp, đông đúc. Biểu hiện viêm hô hấp ở trẻ là ho, sổ mũi, có khi sốt, đôi khi bỏ ăn. Diễn tiến bệnh đa số lành tính, nếu chăm sóc tốt sẽ hết sau 5 – 7 ngày, không cần nhập viện. Điều quan trọng là khi thấy có những dấu hiệu nặng như trẻ nôn ói hết, thở nhanh, sốt cao (ở trẻ nhỏ sốt cao quá có thể gây co giật), hoặc có triệu chứng khó thở, thở co kéo ngực hoặc phập phồng cánh mũi là phải đưa trẻ đi khám ngay.


Trẻ sanh mổ dễ bị khò khè do còn đàm nhớt ở đường hô hấp, các bà mẹ không nên vì lo lắng mà cho bé uống kháng sinh quá sớm, nên đưa cháu đến các trung tâm y tế để được hút đàm và tập vật lý trị liệu hô hấp theo chỉ định của bác sĩ. Một số trẻ nhỏ khóc đêm, bỏ bú, đơn thuần vì bị nghẹt mũi, do đó phải thông mũi cho bé bằng cách hút mũi và cho nằm đầu cao, vỗ lưng cho trẻ, giúp trẻ ho và nôn ra chất đờm dãi (nhiều phụ huynh thấy không yên tâm nếu đi đưa con khám ho mà bác sĩ không cho thuốc gì hoặc cho rất ít thuốc: nên nhớ ho là một phản xạ rất tốt để bảo vệ phổi ở trẻ).


Những triệu chứng ho, sốt, ói, sổ mũi, biếng ăn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ, do đó không nên quá chủ quan. Có nhiều bà mẹ thấy triệu chứng bé giống lần trước và đôi khi người lớn vì quá bận rộn không đưa cháu đi khám được nên tự động dùng toa cũ hoặc ra mua vài viên thuốc về cho con uống, đến khi tự chữa hoài không khỏi đưa vào viện thì bé đã viêm phổi nặng, có trường hợp dẫn đến ápxe phổi. Một ông bố đã suýt mất con vì lấy thuốc nhỏ mũi người lớn nhỏ cho bé làm con khó thở, tim đập nhanh phải đưa cấp cứu và được chẩn đoán cao huyết áp nguy kịch do tác dụng phụ của thuốc nhỏ mũi. Một công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những trẻ được sử dụng kháng sinh trước một tuổi có nguy cơ khởi phát bệnh suyễn nhiều hơn trẻ sử dụng kháng sinh sau một tuổi.


Phòng ngừa: không khó


Lúc mới sanh, trong tháng đầu bé chưa có đề kháng tốt, mẹ và những ai chăm sóc bé nếu đang bị bệnh nên tránh xa bé hoặc phải rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang nếu bị cảm ho.


Ở các thành phố lớn, trong gia đình đông con, những nơi điều kiện vệ sinh kém hoặc chỗ sống tập thể, đa số các bé dễ bị lây và mắc bệnh đường hô hấp. Để đề phòng, các bà mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ngủ của bé, không để bé bị nhiễm lạnh, chích ngừa đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng, cho bú sữa mẹ sớm (ngay sau sinh nửa giờ) và bú mẹ đến hai tuổi nếu được (trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể bảo vệ cho bé khỏi bệnh), cho ăn dặm đúng cách đề phòng suy dinh dưỡng, tập thói quen cho bé ăn nhiều trái cây và rau quả để cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể. Có như vậy, hệ miễn dịch trong cơ thể của bé sẽ hoạt động hữu hiệu và trẻ ít mắc bệnh đường hô hấp hơn.


BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh,


trưởng khoa dịch vụ 1, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM.






Xây dựng mạng lưới giá cả thế giới

Xây dựng mạng lưới giá cả thế giới

Xây dựng mạng lưới giá cả thế giới


SGTT.VN - Bạn là một người làm thuê, bạn có thể được thuê để chụp ảnh và báo kết quả về nơi đặt hàng, theo tờ Atlantic.










Đi chụp hình và ghi lại giá cả của nhiều mặt hàng, tạo nên một rổ giá cả, để tạo thành chỉ số của từng mặt hàng đang là xu hướng. Ảnh: TLCK



Mỗi ngày vào khoảng 6 giờ chiều, Luis Garcia, người Barazil, 26 tuổi, đã có vợ chưa có con, chấm dứt ngày làm việc ở ngân hàng của anh tại Sao Paulo và chuẩn bị cho công việc làm ban đêm. Anh móc cái điện thoại thông minh của mình để xem những chỉ định phải làm vào buổi tối. Một danh sách được gửi cho anh từ Mỹ.


Nhận ra các cái tên trên màn hình, và am hiểu chính xác phải tìm chúng ở đâu, Garcia chạy chiếc xe gắn máy đi. Vài phút sau, đến nơi cần tìm, anh ta đối diện với nhiệm vụ đầu tiên của mình. Đó là một ổ bánh mì.


Garcia lại rút cái điện thoại thông minh ra. Anh ta chụp hình và tải bức hình lên, nơi chốn, thời gian, và quan trọng hơn cả là giá cả. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, anh ta ghé một lô cửa hàng và chụp ảnh một loạt thực phẩm, nước uống cùng những sản phẩm khác. Ngày hôm sau, cũng y chang: anh ta sẽ rời ngân hàng, kiểm tra điện thoại di động để đọc các hướng dẫn, lên xe gắn máy, và chụp những bức hình khác.


Chính xác là Garcia đang làm chuyện gì? Anh ta đang làm việc với một đội ngũ các nhà kinh tế ở Mỹ đang chi tiền cho những người dân ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ và khắp thế giới để giúp xây dựng một thước đo thời gian thực về giá cả thế giới.


Một nhân viên ngân hàng Brazil chụp hình bánh mì sau giờ làm việc, chỉ là một chuyện giải trí có vẻ say mê. Nhưng hàng trăm người ở 25 thành phố khắp thế giới thu thập giá cả hàng ngày về bánh mì, xà bông, trái cây, dao cạo, khăn tã, v.v., và sáp nhập dữ liệu của họ, với thậm chí nhiều giá cả hơn được thu thập từ hàng triệu trang web thương mại? Đó có thể là nền tảng của điều gì đó to lớn hơn: một dữ liệu hàng ngày dành cho nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện bởi điện thoại thông minh, phần mềm thông mình, và một tham vọng lớn một cách tinh quái. Bạn có thể xây dựng một thị trường chứng khoán thời gian thực về giá cả thế giới?


David Soloff, người không ăn trưa khi chạy xe gắn máy để tìm đến Premise, công ty đã trả cho Luis Garcia và 700 cộng sự quốc tế chụp hình về trái cây và dầu gội trong thời gian làm thêm. Đương nhiên, Premise chỉ là một dự án cắt dán ảnh. Một nhà kinh tế, một nhà đầu tư, và một người đứng đầu nổi tiếng thế giới về phân tích, Soloff đã thiết kế một cơ sở hạ tầng đầy dẫy những trang web buôn bán trên mạng và trộn giá cả của chúng với dữ liệu thực tế được nắm bắt bởi những người như Garcia, để đưa ra một cái giá và theo dõi lạm phát ở Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Mỹ.


Premise cũng giống như một sự pha trộn giữa Google Street View và Chỉ số giá cả tiêu dùng: một cửa sổ nhìn vào các cửa hàng trên thế giới công bố kinh nghiệm cho mọi người về những mánh lới đằng sau giá cả.


Thách thức lớn của việc đo đếm giá cả không chỉ là làm thế nào đo chúng, mà còn là đo cái gì. Bởi vì không thể theo dõi thực tế mỗi loại giá trên thế giới, mỗi nhà kinh tế chọn một rổ hạn chế tiêu biểu về hàng hoá mà giá cả chúng ta có thể theo đuổi. Nội dung của rổ có thể thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như khi thói quen ăn uống của người Mỹ thay đổi, hoặc khi các sản phẩm khác nhau, như hàng điện tử mới trở thành dòng chủ lưu.


Tham vọng cung cấp một cái nhìn rõ ràng về giá cả thế giới không phải chỉ một mình một chợ của Premise, nơi đang dùng cách tiếp cận bằng cùng rổ tương tự. Hàng triệu chỉ số kiểm soát giá cả trị giá hàng tỉ USD của MIT trên khắp thế giới cũng đang xây dựng chỉ số hàng ngày. Các địa chỉ thống kê trái ngược nhau cung cấp một sự thay thế bí ẩn đối với các con số của nhà nước.


Tới nay đã có hơn 300.000 chi tiết thực phẩm – mỗi chi tiết đều được ghi địa phương, thời gian và giá – tạo nên chỉ số bao gồm 27.000 sự quan sát về hạt cốc và 81.000 bức ảnh về rau. Chỉ cần nhấp đôi vào loại rau, bạn sẽ đến một trang riêng về rau và biết được lạm phát rau…


Thảo Nguyên






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ