Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Vải cao cấp bán ở đâu?

Vải cao cấp bán ở đâu?

Vải cao cấp bán ở đâu?


SGTT.VN - Do tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều đối tác “cấp cao” nên ông Đức Vương, giám đốc một công ty tư vấn đầu tư rất chú trọng đến trang phục. Với quần tây và áo vest, gần 20 năm nay, ông chỉ lui tới một nhà may quen trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Nhà may này luôn có sẵn nhiều loại vải cao cấp cho khách hàng chọn. Những lần đầu, ông còn hỏi xuất xứ nhưng về sau, chỉ đơn giản chọn theo ý thích, khoản chất lượng vải, ông hoàn toàn phó thác cho chủ tiệm.










Khách hàng đang chọn vải may vest cuới trong một shop vải cao cấp.



Đây cũng là tâm lý chung của nhiều khách hàng khi đến với các nhà may lớn và uy tín bởi “vải vóc trùng trùng, hàng trung cấp hoặc hàng Tàu nhưng người bán cứ nói hàng cao cấp thì cũng khó mà biết được”, ông Vương nói.


Vải bán ở nhà may là chính


Tại một số nhà may trên đường Lê Thánh Tôn và khu vực chợ Bến Thành, các thương hiệu vải của Anh và Ý như Scabal, Cerruti, Vitale Barberis Canonico, Zegna, Dormeuil... thường được giới thiệu khi có khách muốn may hàng cao cấp. Tuy nhiên, phân khúc vải cao cấp khá hẹp, người tiêu dùng (đã qua sử dụng) có thể kể vanh vách tên nhà may nhưng tên thương hiệu của chất liệu mình đang mặc thì rất ít quan tâm, dù các thương hiệu vải này đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu như Zegna và Dormeuil. Dòng sản phẩm may quần âu và vest này hầu hết đều có khổ 1,5m. Giá từ 80 – 3.000 USD/m. Phong, người phụ trách shop may và bán vải cao cấp Dati trên đường Chu Mạnh Trinh cho biết, đối tượng khách người Việt của shop hơi ít và thường là giới doanh nhân. Tuy nhiên, shop cũng đã có lần bán cho một vị khách người Việt một bộ vest, giá vải là 2.500 USD/m, tức gần 200 triệu đồng một bộ cả công và vải. Giải thích vì sao giá vải lại cao như thế, Phong đưa ra vài lý do: thứ nhất, đây là hàng độc quyền (về tỷ lệ sợi), số lượng sản xuất giới hạn. Đặc biệt, trừ nhãn Dormeuil, vải lót vest thường bán với giá trên 20 USD/m. Vài nhà sản xuất, mức độ chiều chuộng khách rất cao, mua 0,5m cũng nhận đơn hàng.


Do giá cao, nhà kinh doanh không dám nhập nhiều hàng, nên việc khách hàng phải đợi từ bảy đến mười ngày mới có hàng sau khi chọn mẫu là chuyện bình thường. Mỗi mùa (khoảng ba tháng) một lần, nhà sản xuất tung ra bộ mẫu mới. Đối với vải sơmi với chất liệu cao cấp là mặc vào phải thoáng, mát, độ mịn và độ bền màu cao, một số hàng có tính năng chống nhăn. Hàng của Ý có hiệu Thomas Mason, hiệu Getzner của Áo sản xuất cũng được nhiều người quen dùng. Giá vải sơmi thường từ 20 – 40 USD/m.


Theo chân Hoàng Oanh, một cô gái trẻ sắp làm đám cưới vào chợ An Đông, khi ngỏ ý với người bán muốn mua loại vải cao cấp để may vest cưới thì sạp nào cũng hào hứng giới thiệu rất nhiều mẫu vải giá từ 500.000 – 600.000 đồng/m và hầu hết “đây là vải nhập từ Anh hoặc Ý”. Tuy nhiên, một tiểu thương bán vải ở chợ Tân Định lại nói, hàng chợ rất hiếm có vải cao cấp thật sự nhập từ Anh, Ý. Dòng chữ ghi xuất xứ trên biên vải không thể bảo chứng cho xuất xứ thật của vải. Nhiều khúc trên biên ghi của Anh nhưng thực chất là của Ấn Độ, chưa kể, hàng lậu của Trung Quốc cũng dệt Anh dệt Ý trên biên vải như chơi. Nói vậy không có nghĩa là chợ không có hàng cao cấp, chính xác là rất ít, nếu may, người tiêu dùng có thể mua được đúng hàng hiệu.


Hàng này thường là hàng qua đợt, bán sale đến 50% ở các stock của Singapore và Hong Kong nên thỉnh thoảng, có tình trạng thủng vài nốt. Về giá, hoàn toàn tuỳ vào người bán muốn lãi bao nhiêu chứ không thể so sánh được với giá nhập khẩu chính thức của các nhà nhập khẩu.


Vải cao cấp cho nữ ra sao?


Từ tiết lộ của một tiểu thương giấu tên ở chợ Tân Định, có thể thấy rằng người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng vải cao cấp cho những bộ lễ phục thì dường như, buộc phải mua vải nhập khẩu tại các nhà may. Một số nhà may thậm chí không nhận may cho vải khách mua ở ngoài mang vào. Hàng trong nước dường như chưa thật sự hoà nhập được trong dòng chảy của phân khúc vải cao cấp cho nam này.


Đối với vải sản xuất trong nước thường thiên về người tiêu dùng nữ, giá cả tương đối ổn định ở tầm trung và chấp nhận được. Cửa hàng của Thái Tuấn hiện còn một số mẫu thuộc bộ sưu tập Dáng lụa giá 3 triệu đồng/bộ, những mẫu khác cùng chất liệu lụa in cao cấp giá từ 1,5 triệu đồng/bộ, còn lại hàng lẻ, vải lụa tơ tằm giá cao nhất là 320.000 đồng/m. Hàng của Toàn Thịnh loại có in hoa văn đắt hơn loại trơn, giá đũi in hoa khoảng 455.000 đồng/m, satin 398.000 đồng/m, lụa hai da 313.000 đồng/m. Taffeta Toàn Thịnh có thể may vest, váy công sở giá 450.000 đồng/m. Bà Thuận Thị Trụ, quản lý công ty dệt may thổ cẩm Chăm Inrahani cho biết, do giá tơ tằm tự nhiên khá cao, nên tuỳ theo nhu cầu của khách, cơ sở sẽ tìm mua nguyên liệu sợi tương ứng để dệt. Giá 1m vải tơ tằm tự nhiên giá từ 1,5 – 2 triệu đồng tuỳ độ phức tạp của hoa văn.


Nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng, “Ở Việt Nam, những loại vải như lụa, thổ cẩm cũng được xem là vải cao cấp nhưng hầu hết không có quy trình công nghệ và thiết bị hiện đại. Vì thế, chất lượng không ổn định và quan trọng hơn là không có những nhà thiết kế tạo ra vải theo khuynh hướng thời đại, và đó cũng là nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều nhà thiết kế sử dụng vải nhập khẩu trôi nổi, không rõ nguồn gốc... đa số nhập từ Trung Quốc. Điều này có thể giải thích được rằng ngành dệt Việt Nam không phát triển kịp theo nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, và kéo theo sự hạn chế phát triển ngành thời trang”.


bài và ảnh: Gia Hoà









Khái niệm về vải cao cấp của nhà thiết kế Minh Hạnh: Vải cao cấp là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên, quy trình dệt được hoàn thiện bởi những thiết bị tối tân hiện đại nhất và có những màu sắc và họa tiết theo đúng khuynh hướng của thời đại. Loại vải này có cấu trúc đặc biệt được sản xuất với số lượng hạn chế độc quyền cho những thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới.


Khi sử dụng loại vải này phải có hướng dẫn như giặt ủi như thế nào và treo trong điều kiện nào.







Yamaha Motor VN tặng 30.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học

Yamaha Motor VN tặng 30.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học

Yamaha Motor VN tặng 30.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học


SGTT.VN - Yamaha Motor Việt Nam vừa tổ chức chương trình “Quà tặng mũ bảo hiểm Yamaha – Ngày gia đình đi bộ hưởng ứng mũ bảo hiểm trẻ em” tại Hải Phòng và Đắk Lắk nhằm trao tặng 29.475 mũ bảo hiểm đạt chất lượng trị giá hơn 4.1 tỉ VND cho học sinh tiểu học.










Chương trình thu hút sự tham dự của 10.000 học sinh. Ảnh: YMV



Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 10.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên tiểu học tại hai thành phố với nhiều hoạt động ý nghĩa như đi bộ cổ động trẻ em đội mũ bảo hiểm, cuộc thi vẽ “Chiếc mũ bảo hiểm em yêu”, hướng dẫn trẻ em đội mũ bảo hiểm đúng cách.


Trong 10 năm qua, Yamaha Motor Việt Nam đã đến với hơn 2000 trường tiểu học tại 23 tỉnh thành trên toàn quốc và trao tặng hơn 2,7 triệu bộ đồ dùng học tập & mũ bảo hiểm cho các em học sinh.


PV






Thông tin mới về xây nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

Thông tin mới về xây nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

Thông tin mới về xây nhà máy điện hạt nhân Việt Nam


SGTT.VN - Bộ Công hương đã ban hành Thông tư Quy định nội dung, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân.


Trong khi đó các chuyên gia về điện hạt nhân cho rằng, Việt Nam chưa thể xây dựng nhà máy, phía Nhật cũng lùi tiến độ hỗ trợ công nghệ hạt nhân cho Việt Nam.










Mô hình nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Phước, Ninh Thuận.



Thông tư có hiệu lực từ ngày 1.12.2013, quy định thiết kế cơ sở phải theo quy định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân.


Căn cứ lập thiết kế cơ sở, các phương án liên quan đến việc cung cấp nhiên liệu và quản lý, lưu giữ nhiên liệu đã qua sử dụng; đấu nối với hệ thống điện quốc gia; cung cấp nước kỹ thuật và nước làm mát; khối lượng xây dựng và lắp đặt chủ yếu; khương án tổ chức xây dựng sơ bộ...


Thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư được duyệt, gồm các nội dung cơ bản như: Đặc tính kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật và các thiết bị; giải pháp kiến trúc, kết cấu và vật liệu xây dựng, tổ chức và tổng tiến độ xây dựng, các bản vẽ, tổng dự toán.


Thiết kế bản vẽ thi công sẽ do nhà thầu thực hiện theo thông lệ quốc tế và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.


Chuyên gia Việt “chưa yên tâm”


Trước đó, các chuyên gia về điện hạt nhân ở Việt Nam vẫn giữ quan điểm về việc Việt Nam chưa thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Họ cũng đặt nhiều giả thiết về các sự cố nếu nhà máy điện hạt nhân vận hành.


GS Nguyễn Khắc Nhẫn, Nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF), cho rằng Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay Fukushima.


GS Trần Hữu Phát, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ và đào tạo Viện Năng lượng Nguyên tử Hạt nhân cho rằng ý kiến này cũng cần được quan tâm đúng mức. Vấn đề là Chính phủ phải chỉ đạo để không để xảy ra sự cố hạt nhân đáng tiếc tại Ninh Thuận. “Bản thân cá nhân tôi cũng chưa thực sự yên tâm với cách điều hành dự án ĐHN hiện nay”, GS Phát nói.


TS Võ Văn Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học & Kỹ thuật Hạt nhân, nay là cố vấn Chương trình Năng lượng hạt nhân thì lo ngại: “chúng ta còn nhiều vấn đề khó khăn phải giải quyết trước khi có thể yên tâm là Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ĐHN, trong đó có vấn đề thiếu nhân lực, thiếu kiến thức, kinh nghiệm.


Mặc dù Việt Nam và Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 từ tháng 9/2011 nhưng truyền thông Nhật mới đây đã công bố thông tin và đưa ra khả năng thực hiện tiến độ dự án trên sẽ bị chậm do nhiều yếu tố khách quan.


Lý do được Tokyo đưa ra là nước này đang thiếu một cơ quan hệ thống quản lý về vấn đề xuất khẩu công nghệ hạt nhân và xử lý các vấn đề thủ tục liên quan trong trường hợp xảy ra những cuộc khủng hoảng hạt nhân ngoài dự kiến.


Về tiến trình dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, trả lời báo chí hồi cuối tháng 8/2013, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc BQL dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận cho biết, dự kiến năm 2014 sẽ khởi công xây dựng hạ tầng phục vụ việc xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, 2.


baodatviet.vn






“Cướp”… 42 xe taxi ngay tại TP HCM?

“Cướp”… 42 xe taxi ngay tại TP HCM?

“Cướp”… 42 xe taxi ngay tại TP HCM?


SGTT.VN - Chiều ngày 3.11, Công an quận Bình Thạnh cho biết đang phối hợp với Công an quận Thủ Đức, TP HCM, tiến hành điều tra vụ một nhóm người hung hãn tổ chức dùng vũ lực để “áp giải” 42 xe taxi về hướng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


Theo thông tin ban đầu, sáng 3.11, hãng taxi Cửu Nguyễn có trụ sở ở phường 17, quận Bình Thạnh được một số người thuê cùng lúc 42 chiếc taxi để về một cây xăng ở gần khu vực trại cá sấu Hoa Cà, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.


Khi đến nơi, các tài xế taxi bị một nhóm đông người buộc phải giao xe nếu không sẽ bị hành hung. Những “hành khách” trên xe cũng tham gia cùng nhóm người hung hãn kia để lái 42 chiếc taxi trực chỉ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.










Trụ sở công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Dầu khí Cửu Long tại đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP HCM.



Bà Nguyễn Thị Lành, giám đốc công ty TNHH MTV Cửu Nguyễn, cho biết công ty của bà có ký 2 hợp đồng thuê xe của công ty CP Dịch vụ Vận tải Dầu khí Cửu Long vận chuyển hành khách. Một hợp đồng hết hạn vào ngày 31-12-2013 đối với 42 xe taxi, hợp đồng còn lại gồm 8 xe sẽ hết hạn vào tháng 11-2015. Trong quá trình làm ăn, không hiểu vì lý do gì lại xảy ra vụ việc hy hữa nêu trên.










Tài xế hãng taxi Cửu Nguyễn đứng trước trụ sở công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Dầu khí Cửu Long vào sáng 3.11.



Ngay sau khi xảy ra vụ khống chế 42 xe taxi đưa về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bà Lành đã khai báo cho Công an phường 17, quận Bình Thạnh - nơi công ty CP Dịch vụ Vận tải Dầu khí Cửu Long có trụ sở. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra.


Theo NLĐ






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ