Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Xăng thế giới giảm mạnh, trong nước không nhúc nhích!

Xăng thế giới giảm mạnh, trong nước không nhúc nhích!

Xăng thế giới giảm mạnh, trong nước không nhúc nhích!


SGTT.VN - Sau khi giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng tới 3 lần thì giá thế giới liên tục trong đà giảm mạnh. So với mức giá ngày 15.7, giá xăng RON 92 Singapore đã giảm trên 10% và thấp hơn mức giá đóng cửa ngày 13.6, trước thời điểm tăng giá 14.6.


Xăng dầu thế giới lao dốc


Theo dữ liệu Dân trí có được về giá xăng RON 92 Singapore, đến thời điểm hiện tại, mức giá mặt hàng này đã quay về với vùng giá hồi tháng 5.










Quan sát giá xăng dầu thế giới, người dân kỳ vọng sẽ có một đợt giảm sau chỗi tăng liên tiếp, nhưng không biết đến bao giờ!



Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 7.8.2013, mức giá xăng RON 92 Singapore là 112.7 USD/tấn, tăng nhẹ 0,45% so với giá ngày hôm trước. Tuy vậy, mức này đã giảm 10,2% so với mức đỉnh thiết lập ngày 15.7 (125,5 USD/thùng) và thấp hơn so với mức giá đóng cửa ngày 13.6 (116,5 USD/thùng). Kể từ 16.7 đến nay, giá xăng RON 92 giảm mạnh. ​


Trong khoảng thời gian này (trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 7), giá xăng trong nước đã được điều chỉnh tăng 3 lần. Lần thứ nhất vào ngày 14/6 tăng 420-430 đồng/lít. Lần thứ 2 vào ngày 28/6 tăng 360-370 đồng/lít. Lần thứ 3 vào ngày 17.7 tăng 460-470 đồng/lít.










Diễn biến giá xăng RON 92 Singapore từ 16.7 tới nay.



Cần nhắc lại rằng, hồi đầu tháng 5, khi giá cơ sở trung bình 30 ngày thấp hơn giá bán lẻ xăng RON 92 hơn 400 đồng, thay vì cho phép giảm giá bán lẻ thì Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 58/2013/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu.


Theo đó từ 8.5, nâng thuế nhập khẩu xăng từ 16% lên 19%; thuế nhập khẩu nhiên liệu diesel cho ôtô và nhiên liệu diesel khác thay đổi từ 12% lên 14%; thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu từ 14% lên 15%.


Thời gian này, giá xăng RON 92 Singapore đang dao động quanh vùng 110-112 USD/thùng.


Vì sao giá trong nước vẫn đứng yên?


Với việc giá xăng trong nước thời điểm hiện tại đang quay về vùng giá của hồi tháng 5 - lúc chưa có 3 đợt tăng nói trên, thì tới nay vẫn chưa có đợt giảm nào đã đặt ra nhiều dấu hỏi cho dư luận.


Theo lý giải của bộ Công thương, giá xăng chưa giảm do vẫn phải tuân thủ quy định tại Nghị định 84, việc giảm giá bán lẻ xăng dầu căn cứ vào bình quân giá xăng dầu thế giới 30 ngày và các yếu tố đầu vào liên quan khác.


“Nút thắt” nằm ở khoảng thời gian 30 ngày này! Quan sát đồ thị diễn biến giá xăng theo ngày, giá bình quân 10 ngày và giá bình quân 30 ngày rõ ràng thấy sự khác biệt. Trong khi giá cập nhật theo ngày và giá bình quân 10 ngày lao dốc thì giá bình quân 30 ngày gần như đi ngang từ đợt tăng giá 17.7 tới nay.










Diễn biến giá xăng thế giới bình quân 10 ngày và giá bình quân 30 ngày.



Và với cách tính này, giá cơ sở tới 7.8 vẫn đang ở mức 25.110 đồng/lít, cao hơn giá bán lẻ hiện hành 540 đồng/lít tương ứng 2,15%, hay nói cách khác, trong khi người dân nóng ruột trông ngóng về một quyết định giảm giá thì cơ quan điều hành vẫn có cơ sở để khẳng định, về nguyên tắc giá chưa thể giảm.


Chưa kể, việc tỷ giá liên ngân hàng tăng 1% và nâng thuế nhập khẩu xăng dầu hồi tháng 5 cũng góp phần khiến giá cơ sở bị đội lên cao. Tính ra, các loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng) chiếm tới 6.975 đồng, tương ứng 28,4% giá bán, trong đó, thuế nhập khẩu đã bằng 11,3% so với giá cơ sở.


Những bất cập trong quy định về điều hành giá xăng dầu của Nghị định 84 không phải đến thời gian này mới lộ rõ. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng, việc căn cứ giá bình quân 30 ngày là quá dài và không phản ánh đúng diễn biến, xu hướng giá thế giới trong thực tế, dẫn đến tình trạng "tăng nhanh, giảm chậm" trong điều hành giá xăng dầu trong nước. Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, nguyên cục trưởng cục Quản lý giá, chỉ nên lấy giá bình quân 10 ngày.


Bộ Công thương cho biết, sau 4 lần sửa đổi, bổ sung dự thảo Nghị định 84 thì có tới 23 điều sửa đổi và 2 điều bổ sung đã khiến bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan yêu cầu cần Nghị định mới thay thế hoàn toàn. Dù vậy, dự thảo nghị định mới phải đến 30.9 mới được trình Chính phủ xem xét trước khi ban hành. Cho tới khi có văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định 84, người tiêu dùng sẽ vẫn phải trong tình trạng “giật mình” khi giá tăng và chờ không biết lúc nào giá trong nước giảm giữa lúc giá thế giới đã hạ từ 1 tháng trước đó.


Theo Dân Trí






Ứng dụng iPhone giúp chữa vô sinh

Ứng dụng iPhone giúp chữa vô sinh

Ứng dụng iPhone giúp chữa vô sinh


SGTT.VN - Bạn không thể có thai? Có một ứng dụng sẵn sàng giúp bạn, và cũng giúp thanh toán chi phí chữa trị vô sinh cho bạn.










Đã có một ứng dụng giúp phụ nữ theo dõi quá trình thụ thai. Ảnh: Shutterstock



Theo đài Fox News, ứng dụng trên là công trình hợp tác giữa đồng sáng lập hãng Paypal Max Levchin và cựu quản lý tập đoàn Google Mike Huang.


Ứng dụng “Glow”, dành cho điện thoại iPhone, có thể giúp phụ nữ theo dõi quá trình rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động tình dục, sau đó phân tích những dữ liệu thu được nhằm xác định thời gian tốt nhất để thụ thai.


Không những thế, ứng dụng còn được thiết kế để người dùng đóng góp một khoản phí 50 USD/tháng trong 10 tháng theo một chương trình có tên gọi “Glow First”.


Nếu một thành viên không thụ thai sau 10 tháng, người đó sẽ được nhận tiền từ quỹ nói trên để thanh toán chi phí chữa trị vô sinh.


TNO






Công bố danh sách các cơ sở sản xuất bún, bánh hỏi chứa tinopal

Công bố danh sách các cơ sở sản xuất bún, bánh hỏi chứa tinopal

Công bố danh sách các cơ sở sản xuất bún, bánh hỏi chứa tinopal


SGTT.VN - Sáng ngày 10.8, sở Y tế và sở Công thương TP.HCM đã đồng loạt công bố kết quả kiểm tra và danh sách các cơ sở sản xuất bún tươi không an toàn, có hóa chất cấm trên địa bàn TP.HCM.










Một cơ sở sản xuất bún. Ảnh: Công Nguyên



Theo đó, kết quả xét nghiệm của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), đồng thời có thực hiện xét nghiệm đối chứng với viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia (Hà Nội), cho thấy có 6 mẫu sản phẩm gồm bún tươi, bánh phở, bánh hỏi của 3 cơ sở sản xuất có chứa tinopal, acid oxalic và natri sulfite.


Trong đó, tinopal, acid oxalic là những hóa chất công nghiệp không được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định của bộ Y tế. Còn natri sulfite là chất có trong danh mục cho phép của bộ Y tế nhưng đơn vị sản xuất sử dụng vượt mức giới hạn cho phép.


Cụ thể, 4 mẫu được sản xuất tại hộ kinh doanh Hoàng Thành (địa chỉ 751/40H/15 Hồng Bàng, Q.6) có 2 mẫu bánh hỏi chứa tinopal, 1 mẫu bánh hỏi và 1 mẫu bánh lọt có natri sulfite vượt mức cho phép.


Sản phẩm của hộ kinh doanh Phương Dung (địa chỉ 71/486E Phan Huy Ích, phường 12, Q.Gò Vấp) bị phát hiện có 1 mẫu bún bò chứa tinopal.


Sản phẩm do công ty TNHH Cát Tường (địa chỉ 38/73 Đường 50, phường 14, Q.Gò Vấp) sản xuất và cung cấp có 1 mẫu bánh phở có chứa acid oxalic.


Hiện toàn bộ các kết quả không đạt tiêu chuẩn ATVSTP trên đã được sở Y tế TP.HCM bàn giao cho sở Công thương TP.HCM để xử lý theo thẩm quyền.


Đồng thời, chi cục ATVSTP và đoàn kiểm tra liên ngành 24 quận, huyện của TP.HCM sẽ tiếp tục thanh kiểm tra mở rộng, lấy mẫu kiểm soát ATVSTP đối với toàn bộ các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ bột, tinh bột trên địa bàn TP.


Theo thông tin từ sở Y tế TP.HCM, đến thời điểm hiện nay, các đoàn đã kiểm tra 212 cơ sở sản xuất các sản phẩm từ bột, tinh bột trên địa bàn, lấy 166 mẫu để xét nghiệm tinopal, acid oxalic, natri sulfite và natri benzoat (là các hóa chất bị cấm hoặc có giới hạn sử dụng trong thực phẩm).


Theo TNO






Bão Utor: Đề phòng mưa dông, gió giật

Bão Utor: Đề phòng mưa dông, gió giật

Bão Utor: Đề phòng mưa dông, gió giật


SGTT.VN - Theo tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dự báo vị trí và hướng đi mới nhất của cơn bão Utor (số 7) trên Biển Đông sáng 11.8, hồi 1 giờ ngày 11.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách đảo Ludong (Philippin) khoảng 650km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.










Sơ đồ và hướng đi của cơn bão số Utor sáng 11.8



Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 12.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 123,2 độ Kinh Đông, cách đảo Ludong (Philippin) khoảng 140km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.


Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 1 giờ ngày 13.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 730km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.


Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km.


Ngoài ra hồi 1 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 114,4 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 120 km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km. Đến 1 giờ ngày 12/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.


Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông.


PV






Ý khai quật mộ cổ để tìm nàng Mona Lisa

Ý khai quật mộ cổ để tìm nàng Mona Lisa

Ý khai quật mộ cổ để tìm nàng Mona Lisa


SGTT.VN - Lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học Ý đã mở ngôi mộ của một gia đình quý tộc ở thành phố Florence nhằm xác định danh tính người phụ nữ xuất hiện trong bức tranh nổi tiếng Mona Lisa của danh họa Leonardo Da Vinci.


2 năm trước, các nhà khảo cổ học đã bắt đầu tìm kiếm ngôi mộ vốn bị thất lạc từ lâu của Lisa Gherardini, người được tin nguyên mẫu của bức họa Mona Lisa do danh họa Leonardo Da Vinci vẽ.










Ngôi mộ cổ của gia đình nhà buôn Francesco Del Giocondo.



Trong giai đoạn mới nhất của cuộc nghiên cứu, các chuyên gia ngày 9.8 đã mở ngôi mộ của gia đình bà Gherardini nằm bên dưới thánh đường Santissima Annunziata tại thành phố Florence và di dời hài cốt của chồng bà, Francesco Del Giocondo, một nhà buôn lụa giàu có, cùng 2 con trai Piero và Bartolomeo.


Các chuyên gia giờ đây sẽ phân tích ADN được lấy từ 2 con trai của Gherardini và so sánh với các ADN từ 3 bộ hài cốt phụ nữ được các nhà khảo cổ tìm thấy tại một tu viện gần đó hồi năm ngoái để xác định xem liệu một trong 3 bộ hài cốt có phải là của bà Gherardini hay không.


"Mục đích của chúng tôi là tìm hiểu xem liệu ADN từ một trong số những người con trai của Del Giocondo có phù hợp với ADN nữ nào hay không", sử gia mỹ thuật Silvano Vinceti, người đứng đầu một ủy ban đánh giá các tài sản văn hóa và lịch sử của Ý, cho hay.










Bức họa Mona Lisa



Nhiều người tin rằng, ông Del Giocondo đã ủy quyền cho danh họa Da Vinci vẽ một bức chân dung của vợ ông nhân dịp người con thứ 2 của họ chào đời vào năm 1502 hoặc nhân dịp mua một ngôi nhà mới vào năm 1503.


Nếu các nhà nghiên cứu có thể xác định một mối liên hệ giữa các bộ hài cốt, bước tiếp theo sẽ là thu thập đủ các mảnh hộp sọ để tái tạo gương mặt của Gherardini nhằm xác định xem bà có phải là người phụ nữ trong bức tranh hay không.


Gherardini đã trở thành một nữ tu sĩ sau khi chồng qua đời. Bà mất năm 1542 ở tuổi 63.


Leonardo da Vinci đã mất khoảng 15 năm để hoàn thành bức họa mà sau đó trở thành một trong những bức tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của mọi thời đại. Sau khi Leonardo, vua Francois I của Pháp đã mua bức họa Mona Lisa.


Bức họa Mona Lisa hiện đang được trưng bài tại bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris, Pháp, thu hút hàng triệu người tới chiêm ngưỡng mỗi năm.


Theo BBC/dantri.com.vn






Công ty dược Sanofi bị điều tra hối lộ tại Trung Quốc

Công ty dược Sanofi bị điều tra hối lộ tại Trung Quốc

Công ty dược Sanofi bị điều tra hối lộ tại Trung Quốc


SGTT.VN - Giới chức thành phố Bắc Kinh ngày 9.8 cho biết đã thành lập một tổ chuyên án phối hợp để điều tra công ty dược phẩm Sanofi của Pháp - một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, sau khi xuất hiện những cáo buộc hối lộ chống lại công ty này trên báo chí.


Theo một quan chức cục Y tế thành phố Bắc Kinh, cơ quan này sẽ phối hợp với các cơ quan hữu trách để điều tra vụ việc. Tuy nhiên, hiện cục Y tế chưa có nhiều thông tin liên quan đến vụ tai tiếng này.


Ngày 8.8 vừa qua, báo Người đưa tin kinh doanh thế kỷ 21 (21st Century Business Herald) dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết dưới danh nghĩa tiền tài trợ cho nghiên cứu, các nhân viên của Sanofi đã đưa các khoản hối lộ tổng trị giá khoảng 1,69 triệu nhân dân tệ (274.048 USD) cho 503 bác sĩ tại 79 bệnh viện ở các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Hàng Châu vào cuối năm 2007.


Phản ứng trước thông tin trên, ban lãnh đạo Sanofi cho biết họ coi cáo buộc nói trên là "rất nghiêm trọng" và đã bắt đầu mở các cuộc điều tra riêng. Trong khi đó, các bệnh viện có tên trong danh sách nhận hối lộ hiện chưa đưa ra bình luận nào.


Cáo buộc chống lại công ty Sanofi xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh cuộc chiến chống nạn hối lộ.


Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 9/8, người phát ngôn của Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia tuyên bố cơ quan này sẽ tăng cường các nỗ lực chống nạn hối lộ trong ngành công nghiệp dược cũng như khu vực dịch vụ y tế.


Ủy ban trên đang lên kế hoạch lập một "danh sách đen" bao gồm các công ty dược phẩm và cá nhân có liên quan đến hoạt động hối lộ.


Trung Quốc hiện cũng đang tiến hành điều tra một công ty dược phẩm nước ngoài khác là GlaxoSmithKline của Anh về các cáo buộc hối lộ và những vi phạm liên quan đến thuế.


TTXVN






Vợt muỗi Trung Quốc có khả năng gây chết người

Vợt muỗi Trung Quốc có khả năng gây chết người

Vợt muỗi Trung Quốc có khả năng gây chết người


SGTT.VN - Theo AFP, cơ quan hải quan Pháp ngày 8.8 cho biết họ đã thu được 20.000 chiếc vợt chống muỗi được nhập từ Trung Quốc, bởi chúng có khả năng giật điện chết người.










Đừng có chơi dại với vợt muỗi (ảnh minh họa).



Lãnh đạo hải quan nói rằng những chiếc vợt muỗi, đang trên đường được chuyển tới một nhà nhập khẩu ở Paris, bị thu tại thành phố cảng Le Havre và kết quả phân tích cho thấy chúng "nguy hiểm".


Người dùng có khả năng sẽ bị giật điện chết nếu sử dụng chiếc vợt muỗi.


"Lực lượng hải quan đã phải xử lý gần 20 trường hợp có liên quan tới thiết bị bắt muỗi chỉ trong có vài tháng" - lãnh đạo hải quan nói trong một thông báo - "Đã có gần 280.000 thiết bị không phù hợp quy định quản lý, với 1/3 trong số đó chứa tiềm năng nguy hiểm do gặp vấn đề về cách điện".


Hiện chưa rõ có phải tất cả các thiết bị nêu trên tới từ Trung Quốc hay không.


Theo AFP, quy định về chất lượng khá lỏng lẻo và không được chú trọng tăng cường ở Trung Quốc đã dẫn tới hàng loạt bê bối về an toàn liên quan tới đồ chơi, sữa bột và nhiều hàng hóa khác trong thời gian gần đây.


Tuy nhiên Trung Quốc cũng trở thành nạn nhân của hàng mất an toàn do nước ngoài sản xuất.


Hãng sữa New Zealand Fonterra là một ví dụ. Họ đã phải thu hồi sữa bán ra trên toàn cầu, gồm cả Trung Quốc, sau khi phát hiện các lô sữa nhiễm vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm chết người.


Vietnam+






Nới điều kiện người nước ngoài mua nhà: thị trường bất động sản có ấm lên?

Nới điều kiện người nước ngoài mua nhà: thị trường bất động sản có ấm lên?

Nới điều kiện người nước ngoài mua nhà: thị trường bất động sản có ấm lên?


SGTT.VN - Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, chính sách cho cá nhân, tổ chức nước ngoài mua nhà ở trong nước đang quá chặt chẽ là một trong những rào cản khiến thị trường bất động sản Việt Nam “bỏ quên” lượng lớn khách hàng tiềm năng từ bên ngoài.










Nhiều người kỳ vọng nếu kiến nghị nới điều kiện mua nhà cho khách hàng nước ngoài của Bộ Xây dựng được chấp thuận, phân khúc bất động sản cao cấp sẽ ấm dần lên.



Theo thống kê mới nhất của bộ Xây dựng, đến nay cả nước mới có 126 trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài mua nhà ở Việt Nam (80% cá nhân, 20% tổ chức).


Trong đó, mới có 108 trường hợp người nước ngoài mua nhà ở trong nước theo diện kết hôn với công dân Việt Nam, còn mua theo các diện khác thì hầu như không có.


Căn cơ của tình trạng này do, giá nhà đất ở Việt Nam luôn có mặt bằng giá cao nên nhiều tổ chức, cá nhân đến làm việc ở Việt Nam chọn phương án thuê để giảm chi phí.


Mặt khác, ở nhiều tỉnh có lượng người nước ngoài làm việc nhiều như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… chưa có loại nhà phù hợp, thuận tiện cho với sinh hoạt của người nước ngoài.


"Bỏ quên" nguồn lực tiềm năng ngoại


Tuy nhiên, theo bộ Xây dựng, nguyên nhân chính là do chính sách đã hạn chế và vô tình bỏ qua lượng lớn khách hàng tiềm năng từ bên ngoài.


Theo đó, Nghị quyết số 19/2008/QH12 quy định về cá nhân, tổ chức nước ngoài mua nhà ở Việt Nam còn quá chặt, chỉ có năm loại đối tượng được mua.


Trong khi đó, trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng người nước ngoài khác cũng có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam như: người nước ngoài làm việc tại các chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc dưới một năm, nghiên cứu hoặc giảng dạy cho các cơ sở giáo dục tư nhân...


Bên cạnh đó, chính sách nước ta mới chỉ cho mua căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, không được mua nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự. Nhưng lại đang có nhiều tổ chức, cá nhân người nước ngoài có nhu cầu cao về phân khúc này. Quy định về hạn chế các quyền đối với chủ sở hữu nhà ở như không được cho thuê, không được góp vốn, không được kinh doanh như cá nhân trong nước mà chỉ để ở cũng đang làm hẹp cửa mua nhà ở Việt Nam của khách hàng nước ngoài.


Thêm vào đó, quy định của ta chỉ cho phép sở hữu một một căn hộ chung cư. Trong khi đó, nhiều trường hợp có khả năng tài chính và nhu cầu sở hữu nhiều hơn thì lại không được phép cũng không phù hợp.


Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn tương đối chặt chẽ cũng khiến nhiều khách hàng e ngại. Cụ thể, quy định cá nhân nước ngoài phải được phép vào Việt Nam và phải được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên mới được mua nhà.


Việc sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng bị hạn chế về thời gian, bởi vì theo quy định thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu căn hộ trong thời gian 50 năm.


Còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tương ứng với thời gian ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến không khuyến khích được các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.


Nên "cởi trói”


Nhiều chuyên gia trong giới bất động sản tỏ ra rất ủng hộ đề xuất nới điều kiện mua nhà ở Việt Nam cho người nước ngoài của Bộ Xây dựng vừa kiến nghị với Chính phủ.


Ông Trần Đức Diễn, giám đốc sàn giao dịch bất động sản Maxland, đánh giá đây không phải là đòn bẩy hữu hiệu tháo gỡ thị trường bất động sản nhưng cũng sẽ tác động rất tích cực đến thị trường đang nằm bất động như hiện nay, đặc biệt là phân khúc cao cấp: chung cư cao cấp, biệt thự, biệt thự liền kề, biệt thự nghỉ dưỡng…


Nhiều chuyên gia về thị trường bất động sản khác cũng cho rằng, đến bây giờ ta mới đề xuất nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam là hơi chậm nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng và có thêm một tia hy vọng phá băng thị trường bất động sản.


Còn TS Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, bày tỏ quan điểm ủng hộ kiến nghị của bộ Xây dựng, cho rằng nên nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.


Ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Ý, Mỹ quy định cho người nước ngoài mua nhà cũng rất mở, nhưng cũng có nhiều nước khá chặt chẽ.









Mở cửa nhưng phải kiểm soát tốt


Ủng hộ chính sách mở cho cá nhân, tổ chức nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, nhưng TS Liêm cũng lưu ý, trước khi Nhà nước ban hành chính sách về vấn đề này cần lưu ý đến hai yếu tố quan trọng là an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.


“Chính sách dù mở cũng vẫn phải có quy định hạn chế, ví dụ quy định rõ phạm vi bán kính ở gần những khu vực: biên giới, bờ biển, vị trí trọng yếu… thì không được mua”, TS Liêm nói.


Một vấn đề khác cũng được phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đặt ra là, hiện ta đang rất vất vả kiểm soát những khu phố tập trung nhiều người nước ngoài sinh sống như phố người Trung Quốc ở Quảng Ninh, nơi tập trung nhiều người Hàn Quốc thuê ở khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, khu đô thị Ciputra (Hà Nội), Phú Mỹ Hưng (TP.HCM)…


Nếu thời gian tới, những người này mua nhà sẽ hình thành khu phố của riêng họ, mang đặc trưng văn hóa khác ngay trong lòng văn hóa Việt.


“Đề điều này không xảy ra, theo tôi, cũng cần phải có hạn chế cho người nước ngoài mua nhà không quá 49% trên một khu phố hay đơn vị hành chính cụ thể”, TS Liêm nêu ý kiến.


Đánh giá về tác động của kiến nghị Bộ Xây dựng nếu được chấp thuận, TS Liêm cho rằng, nếu được phê duyệt thì cũng không nên đặt quá nhiều hy vọng sẽ làm ấm thị trường bất động sản vì còn phải tùy vào lực cầu đến đâu mới biết được tác động của chính sách này lên thị trường bất động sản.


“Nếu kiến nghị của bộ Xây dựng được chấp thuận và có nhiều người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam thì cũng là tín hiệu tốt đối với tình hình thị trường bất động sản nước ta đang đóng băng như hiện nay, đặc biệt đối với phân khúc cao cấp.


“Cá nhân tôi đánh giá, kiến nghị của bộ Xây dựng chỉ mang tính thúc đẩy thêm chứ không phải là yếu tố chính làm đòn bẩy nâng thị trường bất động sản”, TS Liêm đánh giá.


Ngoài ra, cũng cần nghĩ đến khả năng, khi được mua nhà ở Việt Nam, người, tổ chức nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh sẽ đầu cơ, đẩy giá lên cao khiến người trong nước khó mua được nhà.



Bài, ảnh: TNO






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ