Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Giới trẻ đọc Facebook nhiều hơn sách

Giới trẻ đọc Facebook nhiều hơn sách

Giới trẻ đọc Facebook nhiều hơn sách


SGTT.VN - Sách đang bị cạnh tranh bởi các thiết bị nghe nhìn với các thông tin ngồn ngộn mỗi ngày. Cộng thêm sự xuất hiện quá nhiều đầu sách mới mỗi năm khiến bạn đọc ngày càng khó khăn trong lựa chọn sách.


Ngày 7.12, tại buổi tọa đàm Chúng ta đang đọc gì, nhiều người tham dự đã nhận định giới trẻ ngày nay ít đọc sách, thói quen đọc sách của họ đang bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố.


Đọc Facebook nhiều hơn đọc sách


Một trong các khách mời của buổi tọa đàm là sinh viên Đặng Huỳnh Mai Anh, từng là đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh thanh niên thế giới 2012 tại London.










Từ trái qua: Nhà văn Nguyễn Danh Lam, nhạc sĩ Trần Tiến, sinh viên Mai Anh tại buổi tọa đàm. Ảnh: Trà Giang



Mai Anh cho rằng cuộc sống hiện nay quá nhanh, quá bận rộn. Trong khi người trẻ bận rộn với nhiều công việc, bài vở và mỗi ngày thường tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ từ báo chí, mạng xã hội, giáo trình… họ trở nên “sợ chữ” và không thể đầu tư thời gian hay sự kiên nhẫn để đọc một thông tin dài, huống hồ bỏ ra 4-5 giờ đồng hồ để đọc sách.


Mai Anh thẳng thắn kể về thói quen “lật sách ra là thấy buồn ngủ” trước đây của cô. “Mặc dù không đọc sách nhưng em thích mua sách để trưng cho có vẻ trí thức. Em chỉ đọc thông tin trên mạng vì cần thông tin gì thì tra Google là giải quyết nhanh, gọn”. Mai Anh chia sẻ thói quen đọc trước đây của cô và được nhiều bạn trẻ đồng tình.


Giống Mai Anh, nhà văn Nguyễn Danh Lam cho biết thói quen mỗi ngày của anh cũng là đọc những status mới của bạn bè trên Facebook và đọc báo mạng. “Tuy nhiên, tôi xem những thông tin trên mạng chỉ là món ăn chơi, còn món ăn chính vẫn là sách. Có thể các thông tin trên mạng rất hấp dẫn, rất “hợp khẩu vị” của bạn, vậy thì bạn hãy xem nó là món khoái khẩu. Nhưng nếu chỉ ăn món khoái khẩu thôi mà không ăn các món khác thì sẽ bị “mất cân bằng dinh dưỡng” - nhà văn Nguyễn Danh Lam hóm hỉnh.


Hãy kể về quyển sách đã đọc


Để tạo cảm hứng đọc sách, các diễn giả khuyên mọi người hãy kể và nghe người khác kể về quyển sách hay. “Sự trao đổi, thảo luận về cái hay của một cuốn sách sẽ thổi bùng lên niềm ham thích phải đọc cuốn sách đó” - nhạc sĩ Trần Tiến nói.


Ông cũng kể lại chuyện người đã gieo vào lòng ông niềm hăng say đọc sách: “Lúc 27 tuổi, tôi vào Sài Gòn và gặp được “người quân tử” của đời tôi. Anh là giáo viên dạy triết học. Tôi thường ngồi hàng buổi để nghe anh kể về các cuốn sách hay mà anh đọc. Khi về lại Hà Nội, tôi nhờ anh giới thiệu mua một số sách hay.


Người ta vào Nam đem về quạt máy, xe máy…, còn tôi đem về 200 cuốn sách. Ba năm liền sau đó, tôi không làm gì, đói nhưng cũng không chịu đi làm gì, chỉ vùi đầu nghiền 200 cuốn sách” - nhạc sĩ Trần Tiến nhớ lại.


Nhà văn Nguyễn Danh Lam chia sẻ cách mà anh áp dụng cho con trai: “Tôi thường kể chuyện cho con nghe, đến đoạn gay cấn nhất thì dừng lại và chìa sách ra: “Phần tiếp theo ở trong cuốn sách này”. Hoặc tôi thường hỏi con: “Con có biết tại sao mặt trời màu vàng không? Tại sao mặt trời có thể treo lơ lửng trên đó không? Câu trả lời ở cuốn sách này””.


Dần dần con trai của nhà văn Nguyễn Danh Lam đã chuyển qua đọc sách thay vì chơi game như trước.


Mai Anh cũng chia sẻ nhờ nghe một người bạn kể về cái hay của cuốn sách Một mình ở châu Âu mà cô lập tức muốn về nhà để đọc cuốn sách. Khi đọc, Mai Anh đã khám phá sự thú vị tuyệt vời là trí tưởng tượng tha hồ bay bổng qua từng con chữ của cuốn sách. Từ đó, cô cũng thay đổi thói quen, trở nên ham thích đọc sách hơn.


Infonet.vn









Sáu nhà xuất bản tên tuổi đứng trước cảnh phá sản


Tập thể lãnh đạo sáu nhà xuất bản (NXB Văn hóa - Thông tin, NXB Thể thao, NXB Văn học, NXB Âm nhạc, NXB Thế giới, NXB Văn hóa Dân tộc, NXB Hà Nội) đã đồng ký vào đơn kiến nghị gửi Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhằm cứu vãn tình trạng nợ nần, có nguy cơ dẫn đến phá sản.


Ông Nguyễn Anh Vũ, Phó Giám đốc NXB Văn học, nêu lên nguyên nhân chủ yếu: Sự suy thoái của nền kinh tế; sự xuống cấp của văn hóa đọc, đặc biệt với thể loại sách văn học; sự lấn át mạnh mẽ của các loại hình giải trí khác… Và nguyên nhân trực tiếp trước mắt là các NXB không gánh nổi chi phí thuê đất!







Dương Thúy Vi giành HC vàng đầu tiên cho Việt Nam

Dương Thúy Vi giành HC vàng đầu tiên cho Việt Nam

Dương Thúy Vi giành HC vàng đầu tiên cho Việt Nam


SGTT.VN - VĐV wushu Dương Thúy Vi giành HC vàng nội dung Kiếm thuật nữ trong buổi thi đấu ngày 7.12. Đoàn Việt Nam cũng có một HC bạc, một HC đồng.


Wushu là môn thi đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 27.










Thúy Vi trở thành người mở hàng thành công cho đoàn thể thao Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng



Đúng như dự đoán, niềm hy vọng vàng Dương Thúy Vi đã thi đấu xuất sắc ở nội dung Kiếm thuật nữ để giành HC vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam với 9,70 điểm. Giành HC bạc nội dung này là VĐV chủ nhà Sandy Oo với 9,69 điểm và HC đồng là Eyin Phoon (Malaysia, 9,64 điểm).


Dương Thúy Vi từng giành được cả bộ huy chương vàng, bạc đồng ở giải vô địch thế giới 2013.










Bảng tổng sắp huy chương SEA Games tính đến ngày 27.12.



Thúy Vi bước vào nội dung thi đấu cuối cùng của ngày thứ nhất môn wushu với nhiều áp lực khi các đồng đội của cô trước đó không giành được thành tích cao. Tuy nhiên, với bản lĩnh của mình, người đẹp wushu đã có bài thi xuất sắc, thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo để đoạt chiếc HC vàng quý giá cho thể thao Việt Nam.


Thúy Vi hạnh phúc cho biết: “Trong ngày đầu đến Myanmar, tôi gặp chấn thương ở đầu gối nên có chút lo lắng. Nhưng bước vào thi đấu, chỉ biết thể hiện hết khả năng của mình để có thành tích tốt nhất. Tôi xin dành chiến thắng này cho gia đình, bạn bè và đoàn thể thao Việt Nam. Xin chúc đoàn chúng ta sẽ có thành tích tốt ở Đại hội lần này”.


Ngoài ra, wushu nữ còn giành HC bạc ở nội dung Nam quyền nữ nhờ công của Bùi Minh Phương.


Niềm hy vọng Xuân Hiệp thi đấu không thành công ở nội dung Trường quyền nam khi chỉ giành số điểm 9,68 và tấm HC đồng, kém thành tích đoạt HC bạc hai năm trước.


VĐV giành HC vàng là Aung Si Thu của chủ nhà Myanmar (9,70 điểm). HC bạc thuộc về VĐV Indonesia, Achmad Hulaefi (9,69).


Trước đó VĐV Nguyễn Thanh Tùng gây thất vọng khi chỉ đạt 9,54 điểm ở bài thi Thái cực quyền, xếp cuối cùng trong số 8 VĐV tham dự.


VnExpress






“Sợ nhất ngọn lửa kinh doanh của doanh nghiệp không còn”

“Sợ nhất ngọn lửa kinh doanh của doanh nghiệp không còn”

“Sợ nhất ngọn lửa kinh doanh của doanh nghiệp không còn”


SGTT.VN - Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại hội thảo: “Kinh tế 2014 – CEO và những bài học trong tiến trình phát triển doanh nghiệp” do phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 6.12 tại Hà Nội.


Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 11 tháng đầu năm nay đã có 54.932 doanh nghiệp (DN) giải thể và ngừng hoạt động. Trong đó, số các DN hoàn thành thủ tục giải thể là 8.857 DN, 46.075 DN khó khăn và tạm ngừng hoạt động, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.










Cơ hội cho DN trong năm 2014 là rất lớn, nhưng chỉ lo ngọn lửa kinh doanh của DN không còn.



Nhìn vào những con số trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, những DN nào vẫn còn sống và phát triển tới giờ phút này phải được phong là “anh hùng”, vì họ đã kiên cường vượt qua những khó khăn và vươn lên.


Còn TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) chỉ dùng hai từ: bươn trải và trưởng thành. “Tôi khâm phục những DN nào đã vượt qua và phát triển trong bối cảnh này” – ông Thành nói.


Thế nhưng, điều đáng lo ngại, là dù còn “sống” nhưng niềm tin của khu vực DN tư nhân hiện đang suy giảm. DN vẫn còn dè dặt vẫn chưa định hướng được năm 2014 sẽ ra sao, vạch ra chiến lược phát triển thế nào, vì “bản thân họ vẫn chưa tin kinh tế thoát khỏi đáy và chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ thôi thắt chặt”.


Sụt giảm niềm tin của DN tư nhân, thể hiện qua chỉ số đầu tư giảm mạnh từ 15% GDP năm 2007 xuống còn 11,5% GDP năm 2013. Cùng với đó, trong báo cáo củ VCCI về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thì chỉ có 33% DN cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất.


Nhân tố khác cũng cản trở khối DN tư nhân, đó là DNNN vẫn đang phủ cái bóng quá lớn trong nền kinh tế, trong khi lợi suất sinh lời của khối DN này lại quá thấp. DNNN mà cứ phủ bóng lên tất cả, “hút” mọi nguồn lực của Nhà nước thì ai còn cơ hội nữa.


Phân tích nguyên nhân, bà Phạm Chi Lan lo lắng, ngọn lửa kinh doanh trong mỗi DN sẽ dần tàn nếu tình hình khó khăn vẫn tiếp diễn, lòng tin không còn.


“Sợ nhất là lửa tinh thần kinh doanh trong cộng đồng DN đang giảm dần, đây là điều khó. Nếu tinh thần kinh doanh ngay trong khối DN mà lại xuống thì không biết liệu các DN có thể bùng lên để mạnh lên không?”- chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo lắng.


Đã tới lúc, theo bà Lan, khối DNNN nên dừng bớt sân chơi cho DN tư nhân, bằng cách Chính phủ phải đẩy mạnh hơn quá trình tái cơ cấu khối DNNN, phân bổ lại nguồn lực kinh tế, để khối DN tư nhân có nhiều cơ hội tiếp cận vốn hơn.


“DN phải thấy được vấn đề sống còn, đã thấm đòn nên phải thay đổi. Những thành công ngày hôm qua không đảm bảo cho thành công ngày hôm nay. DN cần tự tin, dám nghĩ mới, dám làm mới và tăng tốc thì thách thức sẽ biến thành cơ hội”- bà Phạm Chi Lan chia sẻ.


Chia sẻ với quan điểm của bà Chi Lan, TS. Võ Trí Thành khẳng định, năm 2014 là thời điểm quyết định của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển bằng việc thiết lập những cam kết hội nhập quan trọng với FTA, TPP…Những cam kết này chúng ta sẽ tham gia với mức độ tự do hóa và chuẩn mực cao hơn, tốc độ nhanh hơn, đang được đặt ra và cường độ cạnh tranh trong nước tăng mạnh về nhiều mặt, nhất là từ 2015 trở đi. Đặc biệt, còn có sự hiện diện ngày càng lớn hơn, thị phần ngày càng lớn hơn của các doanh nghiệp FDI cũng như sự cạnh tranh của hàng hóa các nước ASEAN.


Trong bối cảnh đó, chìa khóa lấy lại lòng tin của thị trường và nhà đầu tư chính là ổn định kinh tế vĩ mô và đổi mới cơ cấu ở Việt Nam. Khi Việt Nam “kết nối” cùng với thế giới sẽ có nhiều cơ hội và thách thức. “Cơ hội nằm trong chính những thách thức. Vì vậy, nếu chúng ta không chấp nhận rủi ro thì không thể phát triển”- ông Thành nói.


Phó Viện trưởng CIEM cũng hy vọng năm 2014 sẽ có những đột phá rõ ràng cho thấy chính sách cải cách cơ cấu doanh nghiệp mà Chính phủ đặt ra so với thực tế có nhiều điểm tương đồng.


Infonet.vn






"Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem"

"Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem"

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:


"Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem"


SGTT.VN - Năm tới sẽ xử 8 vụ tham nhũng lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm, sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa - Tổng bí thư nói với cử tri quận Tây Hồ.


Sợ chữ “tôi”?


Gặp Tổng bí thư và các ĐBQH Hà Nội chiều 6.12), cử tri quận Tây Hồ đánh giá cao những công việc quan trọng mà QH kỳ này làm được như sửa Hiến pháp và luật Đất đai, nhưng thẳng thắn "chê" phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.










Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri quận Tây Hồ. Ảnh: Minh Thăng



Cử tri Nguyễn Hồng Toán (phường Bưởi) thấy nhiều bộ trưởng trả lời lòng vòng, hời hợt: "Ngành tòa án có bao nhiêu vấn đề như oan sai, kiện tụng lên xuống mà Chánh án trả lời không sâu sát, không tập trung".


"Bộ Y tế, bao nhiêu vấn đề như vắc-xin, Cát Tường... mà nói vòng vo lên xuống, không mạnh dạn, không biết bộ trưởng suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình", cử tri phường Bưởi nói.


Cử tri Nguyễn Kinh Thành (Yên Phụ) cũng thẳng thắn: "Không hiểu các bộ trưởng, quan chức sợ chữ 'tôi' đến mức nào mà không hề dùng. Chừng nào chưa dám nói 'tôi' thì mọi vấn đề còn muôn vàn khó khăn, thành tích thì cá nhân lấy, khó khăn phức tạp sự cố thì do tập thể".


"Cứ 'chúng tôi' thì đến hết nhiệm kỳ, các vị ra khỏi văn phòng là phủi tay, không 'tôi' nào chịu trách nhiệm", ông Thành nhận xét.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ "không được QH chất vấn nên không thể nói được": "Nhưng vấn đề trách nhiệm cá nhân là phải rõ ràng, làm tốt thì được khen thưởng, khuyến khích, làm sai thì phải xử lý".


Tổng bí thư sáng ra khỏi nhà bà con đã chờ


Cử tri Nguyễn Thị Hòa (phường Yên Phụ) thì chia sẻ việc người dân khiếu kiện kéo dài.


"Là do công tác tiếp công dân, nếu xã phường giải quyết dứt điểm thì sẽ không có khiếu kiện. Nếu là do đất đai, giải phóng mặt bằng thì phải công bằng, người tình nguyện di dời phải khen thưởng, người chây ì phải kỷ luật, chứ chây ì lại được tăng tiền bồi thường thì khó tránh người dân lại so bì, chống đối", bà Hòa phân tích.


Ngay tại cuộc tiếp xúc cử tri hôm nay, nhiều người, thậm chí đến từ các quận khác, tranh thủ đưa đơn tận tay Tổng bí thư.


Ông Nguyễn Phú Trọng chân thành chia sẻ "hàng ngày nhìn thấy người dân đi khiếu kiện mà buồn và đau lòng".


"Người đi khiếu kiện cũng đâu thích thú gì, cơ quan nhà nước làm không đúng dân mới phải đi kiện", Tổng bí thư nói. "Bản thân tôi sáng ra khỏi nhà có bà con chờ, chiều về nhà cũng có bà con chờ, ra đường là có bà con đón".


Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có sự không đồng bộ về chính sách, đặc biệt về đất đai, đền bù..., phải dần từng bước hoàn thiện pháp luật, cải tiến việc tiếp dân...


Tổng bí thư mong bà con thông cảm: "QH không có thẩm quyền giải quyết mà chỉ có thể 'kính chuyển' đơn thư và giải thích cho bà con. Nhưng khó vì người dân chỉ thấy mình thiệt thòi, giải quyết được một việc lại xảy ra nhiều việc khác, nơi nào càng nhiều dự án thì đất đai càng phức tạp".


Tham nhũng không còn "ăn mảnh"


Chống tham nhũng là vấn đề không lúc nào thiếu vắng khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri.


Ông Nguyễn Hồng Toán cho rằng kết quả công tác này vẫn chưa tốt lắm, còn tình trạng né tránh, cán bộ sai vẫn chỉ khiến trách, cảnh cáo, phê phán...


Ông Nguyễn Bốn Bảy (phường Phú Thượng) thì kiến nghị các biện pháp mạnh: tham nhũng 1 tỷ đồng trở lên phải tử hình, cả người về hưu - "hạ cánh an toàn" cũng phải kê khai tài sản, bảo vệ người chống tham nhũng...


Tổng bí thư thừa nhận Đảng và Nhà nước dù đã cố gắng nhưng tham nhũng vẫn còn nhức nhối.


"Các vụ án lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, đi đâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũng nhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", ông Nguyễn Phú Trọng chia sẻ. "Còn quyền lực là còn tham nhũng".


"Tệ nhất là tham nhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thành đường dây, có tổ chức chứ không phải từng người 'ăn mảnh'", Tổng bí thư nói về lợi ích nhóm. "Cần cơ chế trị tận gốc vì quốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc, tôi cũng không hài lòng".


Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng bí thư, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, cũng cam kết mạnh mẽ: Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem.


"Vừa rồi xử hai vụ, hai án tử hình, mấy người hàng chục năm tù, cử tri xem như thế là nặng hay nhẹ?", ông Trọng nói. "Năm tới sẽ xử 8 vụ đều lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm và sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa".


Tổng bí thư cũng khẳng định sẽ hạn chế tình trạng án treo hoặc chỉ xử phạt hành chính.


Theo VNN






Mỹ kêu gọi Trung Quốc lập đường dây nóng về vùng phòng không

Mỹ kêu gọi Trung Quốc lập đường dây nóng về vùng phòng không

Mỹ kêu gọi Trung Quốc lập đường dây nóng về vùng phòng không


SGTT.VN - Mỹ hôm qua kêu gọi Trung Quốc thiết lập một đường dây nóng khẩn cấp với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm tránh những rắc rối nảy sinh trong vùng phòng không mới lập ra.










Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông. Ảnh: Navy.81.cn



"Trung Quốc nên hợp tác với các quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, để hướng đến những biện pháp xây dựng niềm tin, trong đó có các kênh liên lạc khẩn cấp, nhằm xử lý những mối nguy cơ sau tuyên bố thiết lập vùng phòng không gần đây", AFP dẫn lời phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói.


Bà Harf cho rằng, vùng mà Trung Quốc thiết lập trải rộng đến khu vực mà các nước khá đang quản lý, nên dẫn đến tình huống hai chính quyền khác nhau cùng ra lệnh cho máy bay dân sự.


"Điều này có thể gây ra sự nhiễu loạn về thông tin, tạo nguy cơ bất ổn, buộc các láng giềng của Trung Quốc phải có những hành động để đối phó", Harf nói.


Washington không công nhận Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh lập ra trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời kêu gọi Trung Quốc không đẩy mạnh thực thi khu vực gây tranh cãi này.


Mỹ tuyên bố các máy bay quân sự của mình sẽ phớt lờ các đòi hỏi của Trung Quốc khi đi vào ADIZ, nhưng khuyến cáo các hãng hàng không thương mại tuân thủ hướng dẫn của Cục Hàng không Liên bang để đảm bảo an toàn bay.


Bà Harf cho hay, trong khi chưa có hiệp ước nào điều chỉnh cách thức các quốc gia thành lập vùng phòng không, "có những thông lệ đã được tạo ra để đảm bảo an toàn của các máy bay quốc gia và dân dụng".


"Là một cường quốc trong khu vực, Bắc Kinh phải tìm cách giảm thiểu nguy cơ xung đột và tính toán sai lầm, không nên có những hành động làm leo thang căng thẳng mà hãy hành động có trách nhiệm", bà nói.


Trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hôm 5.12, phó tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định, hòa bình và ổn định khu vực cũng là trong lợi ích của Trung Quốc.


"Khi kinh tế phát triển, vai trò của Trung Quốc đối với hòa bình và ổn định cũng sẽ tăng lên. Đó là lý do tại sao Trung Quốc phải có nhiều trách nhiệm hơn trong việc đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh", ông Biden nói.


Trong diễn biến mới nhất, Hạ viện Nhật vừa thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc từ bỏ ADIZ và hạn chế bay trên vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố Nhật Bản không có quyền đòi hỏi điều này và khẳng định việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không là hợp pháp.


VnExpress






Qualcomm giúp sinh viên tiếp cận công nghệ 3G

Qualcomm giúp sinh viên tiếp cận công nghệ 3G

Qualcomm giúp sinh viên tiếp cận công nghệ 3G


SGTT.VN - Ngày 6.12.2013, “Hành trình trải nghiệm thế giới 3G” do công ty Qualcomm tổ chức đã đến TP Cần Thơ, điểm đến thứ 2 tại ĐBSCL (sau Đồng Tháp) trong hành trình xuyên Việt qua 30 tỉnh, thành trên cả nước.










Mục tiêu của Qualcomm hướng đến tăng số lượng người kết nối trực tuyến, truy cập dữ liệu dễ dàng ở mọi lúc mọi nơi. Ảnh: N.B



Mục tiêu của Qualcomm hướng đến tăng số lượng người kết nối trực tuyến, truy cập dữ liệu dễ dàng ở mọi lúc mọi nơi. Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc công ty Qualcomm tại Việt Nam, Lào, Campuchia cho biết Qualcomm giới thiệu công nghệ thực tế ảo Augmented Reality, các thiết bị được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon dưới thương hiệu Nokia, HTC, LG được phân phối bởi các đối tác thuộc kênh bán lẻ như: Thế giới di động, Viettel… các sinh viên tại trường ĐH Cần Thơ thích thú khi trải nghiệm công nghệ này qua điện thoại thông minh. Bạn Huỳnh Nguyễn Hoài Thương, sinh viên năm nhất trường ĐH Cần Thơ nói “Lần đầu tiên em được điều khiển một thiết bị bay bằng điện thoại di động, rất thú vị và bất ngờ”.


Qualcomm đang phối hợp với các đối tác thực hiện chương trình ưu đãi: Vinaphone cung cấp miễn phí gói dữ liệu 3G trị giá 1,5 triệu đồng và ưu đãi khi mua các thiết bị có trang bị chip Snapdragon. Thạch Niệm, sinh viên trường ĐH Cần Thơ, nói rằng: "Để có chiếc điện thoại thông minh còn hơi xa đối với những sinh viên còn thiếu thốn, trừ những bạn có gia đình khá giả."


NGỌC BÍCH






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ