Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

ĐBSCL: Kêu gọi tháo gỡ “điểm nghẽn” kinh tế - xã hội

ĐBSCL: Kêu gọi tháo gỡ “điểm nghẽn” kinh tế - xã hội

ĐBSCL: Kêu gọi tháo gỡ “điểm nghẽn” kinh tế - xã hội


SGTT.VN - Ngày 25.11, ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đã đưa ra con số 138 dự án kêu gọi đầu tư 416.052 tỉ đồng và 1,89 tỉ USD tại hội nghị “Xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL năm 2013” được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) Vĩnh Long 2013.










Trao 126 Quyết định chứng nhận đầu tư cho các chủ dự án Ảnh: N.B



Các dự án kêu gọi đầu tư tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; chế biến thực phẩm; nâng cấp, xây mới cầu đường; đầu tư vào công nghiệp; du lịch. Đây là những lĩnh vực được đánh giá là "điểm nghẽn” khiến kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL kém phát triển so các vùng khác.


Theo ông Quang, mặc dù là nơi được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng so với các vùng khác, tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2013, khu vực ĐBSCL chỉ thu hút được 45 dự án vốn FDI với tổng số vốn đăng ký 269 triệu đô la Mỹ, chiếm 5,1% về số dự án và gần 3% về số vốn đăng ký so với cả nước.


Ông Võ Hùng Dũng, giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng ngoài nguyên nhân cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đi lại khó khăn (thiếu sân bay, cảng biển…), thì nguồn nhân lực yếu, dịch vụ kém, thủ tục đầu tư thiếu minh bạch, môi trường giải trí sinh hoạt đơn điệu, buồn tẻ… là những nguyên nhân khiến nguồn vốn FDI vào ĐBSCL chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.


Tại hội nghị này, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trao 126 Quyết định chứng nhận đầu tư cho các chủ dự án với số tiền hơn 7.453 tỷ đồng.


Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) – Vĩnh Long năm 2013 diễn ra từ ngày 25 - 26.11, với chủ đề: “ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh”.


NGỌC BÍCH






Nhện “goá phụ áo đen” bám trên nho

Nhện “goá phụ áo đen” bám trên nho

Nhện “goá phụ áo đen” bám trên nho


SGTT.VN - Một phụ nữ bang Pennsylvania đã khá sốc khi bà đang rửa nho hôm 21.11 và chợt cảm thấy ngón tay chà trúng một cái gì nhầy nhụa. Yvonne Whalen nhìn thấy một con nhện chân dài đang bò trên một trái nho và bà lập tức ngâm cái thau vào bồn rửa chén. Một chuyên gia sau đó xác nhận những chi tiết tìm kiếm trên internet của Whalen là một con nhện “goá phụ áo đen” nhỏ bò trên nho.










Nhện “goá phụ áo đen” bám trên nho sẽ gây khó cho người rồng nho. Ảnh: TLCK



Sự ngon miệng sụp đổ sau khi có nhiều trường hợp phát hiện nhện độc chết người trên nho bán ở các siêu thị tại Michigan, Minnesota và Wisconsin, theo tin từ Food Safety News.


Yvonne Duckhorn đang xem xét một hộp nho đỏ tại siêu thị Aldi ở Wauwatosa, bang Wisconsin, hồi đầu tháng này, bà bỗng thấy có gì không bình thường. “Tôi thấy những cái chân đạp liên tục”, Duckhorn nói với tờ Milwaukee-Wisconsin Journal Sentinel, “Tôi thấy những con bọ trên trái cây trước đó, và tôi nghĩ, “Đây là một con nhện rất lớn”, Tôi chưa từng thấy trước đó bao giờ”. Duckhorn cho cái hộp vào một bao nhựa và đưa cho một nhân viên, lưu ý rằng bà thấy một dấu đỏ trên bụng con nhện – một đặc tính chung của “goá phụ áo đen”. Để phòng ngừa, hệ thống siêu thị đã quyết định loại bỏ toàn bộ nho trong các cửa hàng ở vùng Milwaukee.


Một vụ khác trong tháng này tại Michigan, Callum Merry, 20 tuổi, phát hiện một màng nhện trong một túi nho mua ở cửa hàng Kroger ở Brighton. “Tôi nhìn vào các trái nho và có một “goá phụ áo đen” đang nhìn lại tôi”, Merry nói với WXYZ TV. Trong khi Merry muốn thả con nhện ra ngoài, may mắn là người em 14 tuổi của anh nhận ra thứ nguy hiểm và đã can thiệp.


Các con nhện “goá phụ áo đen” – được nhận biết qua dấu đỏ hình đồng hồ cát – là côn trùng có nọc độc và vết đốt của chúng có thể gây tử vong, nhất là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi, nếu không được điều trị. Nhện “goá phụ áo đen” bám trên nho là không phổ biến, vì chúng thường giăng mạng ở vườn nho.


Khởi Thức






Chuyện cái nồi và gót chân Asin

Chuyện cái nồi và gót chân Asin

Chuyện cái nồi và gót chân Asin


SGTT.VN - Vừa cất xong nhà mới với riêng dàn bếp được đầu tư trên 300 triệu đồng, Hoài Xuân phấn khởi đi sắm một bộ nồi thuỷ tinh cho xứng với sự bóng bẩy sạch sẽ của căn bếp. Tuy nhiên, sau một tháng sử dụng, Xuân quyết định cất kho cả bộ với lý do hết sức đơn giản, luôn căng thẳng khi sử dụng vì sợ lỡ tay làm bể.










Nồi thủy tinh nằm trong phân khúc nồi cao cấp và nhận được nhiều sự quan tâm của người nội trợ. Ảnh: TL



Nằm trong phân khúc nồi cao cấp và nhận được nhiều sự quan tâm của người nội trợ khi mới có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng 15 năm, nồi thuỷ tinh hiện không còn là sản phẩm để “mơ ước” như trước nữa. Trên webtretho, có các thành viên khuyên không nên sử dụng. Trước hết là do nồi thuỷ tinh nặng, việc cầm nắm và cọ rửa nếu không khéo sẽ dễ bị bể vỡ, nồi thuỷ tinh nấu lâu sôi hơn các loại nồi kim loại và cuối cùng là không thể sử dụng cho bếp từ, một loại bếp đang ngày càng trở nên phổ thông. Tuy nhiên, nồi thuỷ tinh vẫn có ưu điểm là sạch trong, dễ chùi rửa, khi nấu xong có thể đặt nồi lên bàn ăn luôn, không sợ mất thẩm mỹ nên dù có “căng thẳng”, nồi thuỷ tinh cũng được nhiều chị em sắm một hai cái, dành cho vài dịp... điệu đà.


Cả chục loại nồi, chọn thứ nào?


Kim Thoa, phụ trách một gian hàng dụng cụ nhà bếp ở một trung tâm thương mại bổ sung, ngoài yếu tố thẩm mỹ, nồi thuỷ tinh được tin tưởng nhất trong việc không phơi nhiễm chất độc vào thức ăn. Nếu còn thừa thức ăn, có thể bỏ nồi vào tủ lạnh, hôm sau, có thể bỏ nồi thẳng vào lò vi ba để hâm nóng, không mất công sang chiết như các loại nồi kim loại khác. Thị trường nồi thuỷ tinh hiện quanh quẩn với thương hiệu Luminarc, Vision và Lock & Lock, giá nồi từ 700.000đ/cái trở lên tuỳ theo kích cỡ. Cùng tính chất như nồi thuỷ tinh, thị trường hiện có loại nồi sứ hoặc hàng nồi đất của Hàn Quốc, giá trên dưới 100.000đ/cái phù hợp cho những món kho truyền thống.


Với ưu điểm nhẹ, dẫn nhiệt tốt nên tiết kiệm năng lượng và giá ở tầm trung, nồi nhôm được nhiều người nội trợ ưa dùng. Tuy nhiên, nếu để thức ăn lưu trữ trong nồi lâu, nhất là thức ăn mặn, chua thì khả năng thôi nhiễm các chất gây hại lại cao. Phân khúc hàng cao cấp đã đánh ngay vào “gót chân Asin” (điểm yếu của Asin – thần thoại Hy Lạp) của thế hệ nồi nhôm cũ. Tùy theo công nghệ và cách dùng từ khác nhau của mỗi nhà sản xuất, người tiêu dùng có thể hoa mắt với nhiều tên gọi như nồi tráng men, nồi phủ sứ, phủ gốm, phủ ceramic, phủ vân đá, phủ men đá, phủ titan, nồi oxy hoá cứng… còn lớp lõi bên trong là nhôm, hợp kim nhôm, thép, gang, thép không gỉ… Hiểu giản đơn là nồi có hai phần, phần xương trong bằng kim loại, ở ngoài hoặc phủ ceramic hoặc hợp kim, cả hai phương pháp đều hạn chế độ mòn của kim loại, giảm trầy xước, giúp toả nhiệt đều, chịu nhiệt cao, sau đó, mặt tiếp xúc thức ăn có thể được phủ thêm một màng chất chống dính. Vấn đề là nhà sản xuất có sử dụng đúng các hoá chất chống dính không gây hại cho sức khoẻ con người hay không và tuổi thọ của lớp chống dính vừa phụ thuộc vào công nghệ sản xuất vừa phụ thuộc vào cách chùi rửa của người dùng. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, sợ nhôm ra teng hoặc thôi nhiễm chất độc cho thức ăn, người tiêu dùng, nếu không tỉnh táo, mua phải các loại nồi chảo không dính được sản xuất với lớp chống dính kém phẩm chất thì độc hại vẫn hoàn độc hại. Vậy là, nồi cao cấp vẫn có gót chân Asin của nó khi chưa giải quyết được bài toán thôi nhiễm chất chống dính vào thức ăn.


Hàng cao cấp có thực tốt?


Có lợi thế về màu sắc, hoa văn, nồi phủ ceramic đánh tan suy nghĩ nồi là phải đen (như hồi nấu củi) hoặc trắng, xám như nồi nhôm nấu gas. Nhiều người chọn mua một cái giá trên 1 triệu đồng để “nhí nhảnh” trong bếp vì nồi quá đẹp. Nồi phủ ceramic, đặc biệt các thương hiệu của Hàn Quốc, màu sắc rất tươi như cam, vàng chanh, xanh cốm, xanh cobal…, Kim Thoa nói thêm, nếu người tiêu dùng thoải mái tài chính hơn và thích “ăn chắc mặc bền”, thì bộ nồi bằng kim loại cao cấp được cất nhắc mua hơn vì vẻ ngoài vừa sang trọng vừa giữ được độ sáng bóng lâu. Do không thể “sinh thiết” sản phẩm để biết được chất lượng thực sự của kim loại nguyên liệu có đúng như nhà sản xuất công bố (hợp kim nhôm, nhôm nguyên chất, thép, gang hay inox 304, 18/10, 430…), người tiêu dùng hầu như phó thác vào thương hiệu để chọn sản phẩm. Hiện thị trường có trên 20 nhãn hiệu nồi nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước theo công nghệ nước ngoài như Fagor, Elmich, Fissler, Silit, Elo Gamma, Paula Deen, Genthainer, Bluehouse, Sunhouse, Happycook... Ngoài nồi thuỷ tinh không dùng được cho bếp từ, các dòng nồi cao cấp sau này được lưu ý sản xuất để sử dụng cho nhiều loại bếp khác nhau. Một số nồi inox được thiết kế ba lớp đáy, lớp ngoài cùng bằng inox để thu nhiệt, lớp kế bằng nhôm giúp toả nhiệt đều, lớp tiếp xúc thực phẩm có tính năng chống ăn mòn, vừa an toàn sức khoẻ vừa giữ nhiệt. Trên nguyên lý đó, có nhà sản xuất quảng cáo nồi mình đến năm lớp đáy.


Nhìn chung, ngoài ưu điểm giảm thiểu độc hại so với các thể hệ nồi cũ, nồi cao cấp phải cộng thêm nhiều ưu điểm khác như dễ dàng chùi rửa, vỏ ngoài ít bị trầy xước trong quá trình sử dụng, quai được bọc silicon để cách nhiệt, nắp kiếng để nhìn thấy thức ăn bên trong.


Bà Thuận 65 tuổi, mẹ chồng Hoài Xuân, sau khi đã sử dụng qua các loại nồi cao cấp mà con dâu mua về cộng với một lần “cho về lò” một cái nồi thuỷ tinh, chợt nhớ hồi xưa, nấu nồi gang bằng bếp củi sao mà thức ăn ngon quá nên chép miệng nói với con dâu, “thôi con mua nồi gang mà xài cho đỡ tốn tiền mà thức ăn lại ngon”. Bà đâu biết, nồi gang Staub của Pháp, dung tích 6,7 lít có giá khoảng 3,8 triệu đồng một cái!


Gia Hoà






Tủ Brick 69

Tủ Brick 69

Tủ Brick 69


SGTT.VN - Được thiết kế bởi Paola Navone, tủ Brick 69 được đóng từ gỗ óc chó.


Bốn cánh được bọc vải và được bo bằng khung thép đánh bóng. Tính tương phản màu sắc và vật liệu: đen – trắng, sắt và vải đã được Paola Navone đưa vào trong thiết kế này một cách tinh tế. Brick 69 sẽ là một điểm nhấn thanh lịch trong một không gian phòng khách sang trọng.


Theo stylepark.com















Minima 3.0 của Fattorini+Rizzini+Partner

Minima 3.0 của Fattorini+Rizzini+Partner

Minima 3.0 của Fattorini+Rizzini+Partner


SGTT.VN - Môđun kệ sách của hãng MDF Italia được làm bằng nhôm Anodized (một loại nhôm thường dùng làm nguyên liệu chế tạo các thiết bị dùng trong leo núi).


Các môđun này có kích cỡ 29 x 40cm, có thể treo tự do hoặc để đứng với một khoảng cách cố định giữa các kệ là 35cm. Hệ thống có thể được đóng lại với ngăn kéo (được trang bị theo môđun kệ) hoặc các ngăn tủ có cánh. Thiết kế này khiến chiếc kệ được sử dụng linh hoạt tuỳ theo nhu cầu sử dụng và các không gian khác nhau.


ảnh: MDF Italia
























Đi tìm giải pháp cho nông nghiệp đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn

Đi tìm giải pháp cho nông nghiệp đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn

Đi tìm giải pháp cho nông nghiệp đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn


SGTT.VN - Ngày 27.11.2013, bộ Khoa học và công nghệ và UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng hội DN. HVNCLC tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp” tại hội trường uỷ ban tỉnh Đồng Tháp.


Hội thảo được tổ chức theo dạng thảo luận panel discussion với ba phiên khác nhau theo ba chủ đề: (1) Cơ giới hoá nông nghiệp và sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp; (2) Hợp tác hoá và hợp tác xã kiểu mới; (3) Thâm nhập chuỗi giá trị và kết nối với thị trường. Chương trình là cơ hội để các doanh nghiệp nông nghiệp gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan (sản xuất, chế biến, cung cấp vật tư, máy móc…), với các trung tâm nghiên cứu thuộc Viện trường, và các chuyên gia về nông nghiệp và đổi mới sáng tạo từ các địa phương trên cả nước.


B.N






Phèn chua, dứa… làm tan sỏi thận?

Phèn chua, dứa… làm tan sỏi thận?

Phèn chua, dứa… làm tan sỏi thận?


Tôi bị sỏi thận, một người bà con ở quê chỉ cho cách lấy phèn chua bỏ vô trái dứa (khóm, thơm), sau đó nướng chín, xay nhỏ, lọc lấy nước uống hai lần vào buổi tối và sáng sau khi ngủ dậy sẽ làm tan sỏi. Tôi có nên áp dụng bài thuốc này không?


Phúc Hưng (TP.HCM)


TS.DS Nguyễn Văn Quân, phó trưởng khoa phụ trách bộ môn bào chế, học viện Y học cổ truyền Việt Nam: Tôi có biết đến bài thuốc dân gian bạn nói. Đây là bài thuốc kinh nghiệm mang tính truyền miệng, chưa được cơ sở nào đánh giá lâm sàng về hiệu quả chữa sỏi thận của nó. Do vậy, tôi không thể khuyên bạn có nên áp dụng bài thuốc này không. Tuy nhiên, tôi biết bài thuốc này sử dụng liên tục từ 7 – 15 ngày, nếu bạn thử áp dụng cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành sỏi. Bạn có thể thử sau một tuần và kiểm tra lại kích thước sỏi.















Thành phố cấm hút thuốc ngay trong nhà mình

Thành phố cấm hút thuốc ngay trong nhà mình

Thành phố cấm hút thuốc ngay trong nhà mình


SGTT.VN - Thành phố San Rafael, bang California có thể là một trong những nơi đẹp đẽ của bang, nhưng nếu bạn là người hút thuốc, nơi đó không dành cho bạn.










Thành phố San Rafael xinh đẹp. Ảnh: TLCK



Tuần trước, ở thành phố ngoại ô San Francisco, luật cấm hút thuốc có hiệu lực. Đây là lệnh gắt nhất nước – cấm hút thuốc trong chính căn nhà của bạn. Lệnh cấm hút thuốc trong các căn nhà có chung bức tường với một căn khác, bao gồm các căn hộ, nhà song lập và chung cư. Cấm như thế nhằm loại bỏ hút thuốc gián tiếp do khói thuốc qua cửa ra vào và cửa sổ, hệ thống thông gió, sàn và những bộ phận mở nhạy cảm khác. Theo báo cáo của tổng cục Phẫu thuật, hút thuốc gián tiếp giết chết khoảng 50.000 người Mỹ hàng năm, trong đó có 430 trẻ em.


“Tôi chưa từng biết lệnh nào gắt hơn lệnh cấm này”, Rebecca Woodbury, một nhà phân tích tại văn phòng Quản lý đô thị, nói với ABC, “Không cứ là chủ sở hữu hay người thuê. Chúng tôi không muốn phân biệt. Cái phân biệt là bức tường chung”. Trong khi California cấm hút thuốc trong các quán bar, câu lạc bộ và nhà hàng vào năm 1995, lệnh cấm của San Rafael là lệnh đầu tiên chuyển các ngăn cấm vào trong nhà – một chuyển động mà hiệp hội Phổi Mỹ gọi là “đột phá”.


“Luật này sẽ cải thiện sức khoẻ của người dân California nhờ giảm phơi nhiễm khói bay vào trong nhà từ các bancông, hàng hiên và các đơn vị khác”, chủ tịch kiêm tổng giám đốc hiệp hội Jane Warner nói. Nhưng không phải ai cũng tôn vinh chuyển động này.


“Lệnh cấm hút thuốc này rõ ràng muốn trừng phạt người dân đối với chuyện họ làm trong nhà riêng của họ”, Thomas Ruppenthal, cư dân San Rafael nói với hội đồng, “Tôi thực sự cảm thấy đây là chế độ độc tài”. Một số người ủng hộ chính sách nhà ở cũng đã lên tiếng chống lại lệnh cấm, cho rằng nó nhắm vào người thu nhập thấp. Sacramento Bee dẫn lời Brian Augusta, thuộc trung tâm Miền Tây về luật pháp và nghèo túng, nói rằng nhắm vào các căn hộ đa gia đình ảnh hưởng không tương xứng đến người thu nhập thấp không có khả năng ở nhà độc lập. “Nếu hút thuốc là một chứng nghiện, và rõ ràng là, có phải chúng ta đang nói với người dân rằng họ phải bỏ hút thuốc – không cần trợ giúp – hoặc rời khỏi căn nhà của họ?”, ông nói.


Trần Bích






“Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền”

“Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền”

“Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền”


SGTT.VN - “Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ rất quan trọng, thiêng liêng trong việc bảo vệ tổ quốc cả thời bình cũng như thời chiến. Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền được”.










Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ trao đổi với phóng viên sáng 25.11. Ảnh: Nguyễn Dũng



Đại biểu Quốc hội – Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Tư lệnh Quân Khu 9 trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp quốc hội sáng 25.11 về quy định cho phép đóng tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự dự kiến sẽ được quy định khi sửa Luật nghĩa vụ quân sự.


Dự kiến Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi sẽ quy định cho phép đóng tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ông nghĩ sao về quy định này?


Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ rất quan trọng, thiêng liêng trong việc bảo vệ tổ quốc cả thời bình cũng như thời chiến. Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền được.


Mặt khác chất lượng quân đội ngày càng phải có sự lựa chọn, kể cả chiến sĩ vừa nhập ngũ cũng phải có trình độ mỗi ngày một cao hơn. Riêng ngành khoa học kỹ thuật ngày càng phải lựa chọn người giỏi.


Tôi đi qua Nhật Bản, thấy bên đó dù thanh niên đã đậu đại học, hoặc kể cả đang nghiên cứu tiến sĩ nhưng đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là phải đi. Đi xong rồi bắt đầu về học tiếp. Điều này rất đúng và cũng mang lại sự công bằng chung cho tất cả mọi thanh niên ở tuổi trường thành.


Vậy theo ông nếu quy định như vậy thì nó có thể xảy ra những hệ lụy gì?


Nếu không khéo thì sau này chỉ còn lại những thanh niên ở vùng sâu, vùng xa, người nghèo trình độ không đạt tham gia. Lúc đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu xây dựng quân đội.


Quân đội càng ngày càng phát triển, càng tinh gọn thì trình độ từ người lính đến người phục vụ chuyên môn đều phải có trình độ nhất định, đáp ứng yêu cầu ngày càng chính quy của Quân đội.


Trang thiết bị ở quân đội mỗi ngày một cao, hiện đại mà trình độ quân nhân không đáp ứng được nhu cầu thì các loại vụ khí sẽ bị hạn chế. Vì vũ khí hiện đại cỡ nào đi chăng nữa cũng phải do con người quyết định.


Theo thống kê của bộ Quốc phòng, mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ, nhưng thực tế lại chỉ có lượng rất nhỏ nhập ngũ. Thực tế đó cho thấy có chuyện tiêu cực phát sinh. Vậy làm sao để đảm bảo sự công bằng giữa người đi nhập ngũ và người đủ tiêu chuẩn mà không đi, thưa thiếu tướng?


Bây giờ khẳng định có tiêu cực trong chuyện đó cũng khó. Người ta có tiền tỷ thì không cớ gì họ lại để con cái đi nhập ngũ để chịu cực khổ, chứ chưa nói đến chuyện khác.


Luật quy định, ví dụ thanh niên nhập ngũ ở nông thôn, vùng khó khăn thì trình độ ở mức nào, ở thành phố trình độ cỡ nào. Cứ theo tiêu chí đó mà người ta tuyển.










Nghĩa vụ quân sự là thiêng liêng nên phải đảm bảo sự công bằng.



Nếu tuyển đủ rồi, đội ngũ ưu tiên như đang học đại học, cao đẳng không trong danh sách nhập ngũ cũng dễ hiểu. Nếu bảo đó là tiêu cực thì cũng không hẳn. Nhưng ở đây có một cái hơi ngược. Lẽ ra chúng ta phải ưu tiên lựa chọn người có trình độ hơn, tuổi trẻ hơn thì chúng ta lại làm ngược lại.


Với biện pháp thay thế đó dự kiến sẽ đưa vào trong luật sửa đổi, liệu quy định như vậy có trở thành thương mại hóa luật nghĩa vụ quân sự và mất tính thiêng liêng vốn có?


Vấn đề thương mại hóa không thể loại trừ khi quy định như vậy. Tôi đã từng là chỉ huy chiến đấu rất nhiều. Khi tôi làm quân đoàn trưởng rất cần những người có trình độ, năng lực. Nhưng thực tế đối tượng nhập ngũ lại thay thế rất nhiều. Điển hình như anh đi nghĩa vụ quân sự thay em. Thậm chí có người hi sinh mang tên anh, nhưng anh vẫn còn sống, em đã chết.


Ngay từ đầu góp ý Hiến pháp sửa đổi tôi đã phát biểu rồi. Nghĩa vụ quân sự là thiêng liêng nên không thể thay thế được, mà phải đảm bảo sự công bằng.


Tôi không ngại nói thẳng vấn đề này, vì nó là lợi ích quốc gia, là xương máu, danh dự, là cái thiêng liêng và mọi người phải có nghĩa vụ tham gia. Khoa học kỹ thuật ngày càng cao, quân đội cũng vậy nên phải có trình độ ngang tầm, mới sử dụng vũ khí có hiệu quả.


Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng trong việc bảo vệ tổ quốc, không phân biệt giàu nghèo. Nếu cho phép đóng tiền để thay thế nghĩa vụ quân sự thì có phải vi hiến không, thưa ông?


Đúng như vậy. Tôi thấy không công bằng. Dù trong thời bình thì trong quân đội cũng có sự rủi ro nhất định. Từ tham gia phòng chống lụt bão, thiên tai, đến huấn luyện kể cả không quân, hải quân, việc huấn luyện rất nghiêm túc, gian khổ, thậm chí còn bắn đạn thật… nên sẽ có những rủi ro nhất định. Có khi anh em chiến sĩ còn bị hi sinh, và thực tế đã có nhiều trường hợp hi sinh, kể cả ngay trong quá trình huấn luyện.


Trường hợp quy định này đưa vào luật thì cá nhân ông có “ấn nút” thông qua không?


Tôi rất băn khoăn. Bởi nó là thiêng liêng nên phải đảm bảo sự công bằng, như nhau trong bảo vệ tổ quốc. Không thể chấp nhận việc đóng tiền để thay thế nghĩa vụ quân sự được.


Xin cảm ơn ông!


Theo Infonet






Nà Nội, những phố không cần đèn

Nà Nội, những phố không cần đèn

Nà Nội, những phố không cần đèn


SGTT.VN - Dọc theo đại lộ Thăng Long cách trung tâm Hà Nội khoảng mười cây số là những xóm vắng theo chiều thẳng đứng. Nói đúng hơn nữa là những khu phố ma, vì không có người ở. Có thể nói đây là “nghĩa trang” của nợ xấu. Chỉ có thể than trách: Sao anh không về thăm xóm vắng/ Nhìn lớp cỏ hoang đã rất xanh…


Phan Quang thực hiện






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ