Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Ngôi làng của những người yêu lịch sử

Ngôi làng của những người yêu lịch sử

Ngôi làng của những người yêu lịch sử


SGTT.VN - Không chỉ là một bảo tàng ngoài trời, Zaanse Schans còn là một ngôi làng với đầy đủ kiến trúc truyền thống Hà Lan, đang được bảo quản tốt với người dân sinh sống, làm việc hàng ngày.
























Nhà trưng bày và làm guốc gỗ.
























Các kiểu nhà truyền thống.



Không gian cận đại


Từ ga trung tâm Amsterdam, chỉ mất khoảng 17 phút tàu điện, du khách có thể bỏ quên thế kỷ 21 sau lưng, tận hưởng một không khí bình yên và cổ kính của 200 năm trước khi đặt chân đến ngôi làng nhỏ Zaanse Schans, tại vùng Zaanstreek, Bắc Hà Lan.


Nằm bên bờ con sông Zaan, ngôi làng có không gian và kiến trúc tiêu biểu của một ngôi làng Hà Lan thế kỷ 17 – 18. Nơi đây, những căn nhà gỗ sơn xanh, trắng kề những nhà kho nối dài, nằm trên những mảnh đất được kênh rạch bao quanh.


Một căn nhà tiêu biểu bằng gỗ thường được sơn xanh, kẻ viền trắng, với mảng trắng ở đỉnh đầu hồi ngôi nhà. Người dân dùng cửa hông cho sinh hoạt hàng ngày, vì cửa trước chỉ dành vào những dịp đặc biệt như tổ chức hôn nhân hoặc có người qua đời. Nhà cửa của thương gia giàu có và người dân lao động không khác nhau về kiểu dáng, chỉ khác ở chỗ nhà của người giàu rộng hơn, được trang trí bằng những vật dụng sơn màu sáng hơn và những chạm khắc tinh xảo hơn, thường mô tả những những hoạt động buôn bán của chủ nhà.


Giữa ngôi làng là một phòng sản xuất, trưng bày guốc gỗ. Du khách có thể theo dõi người dân Hà Lan làm những đôi guốc gỗ đi hàng ngày hoặc dùng trong lễ hội. Những đôi guốc gỗ từng là lễ vật quý giá chú rể đẽo tặng cô dâu như sính lễ ngày cưới trong truyền thống của người Hà Lan, quan trọng hơn cả những món trang sức đắt tiền. Quanh làng còn có trại phomát, những cửa hàng bán món ăn truyền thống phục vụ cả dân trong làng lẫn khách du lịch. Năm 1994 bảo tàng Zaans cũng được xây dựng ngay trong làng này.


Vòng quanh làng là những con đường nhỏ rải sỏi với hàng cây trồng hai bên, nối các mảnh đất nhỏ bị ngăn cách bởi các con kênh đào nhờ những cây cầu rút. Những con bò gặm cỏ trên cánh đồng, những con gà lang thang trong vườn và cả những chiếc cối xay gió vẫn đang hoạt động.


Những chiếc cối từng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Hà Lan thời vàng son thế kỷ 17. Nó giúp cho việc xẻ cây, cưa ván nhanh hơn làm bằng tay 30 lần, giúp cho việc đóng thuyền nhanh hơn, hiệu quả hơn. Điều này giúp cho hoạt động thương mại của Hà Lan phát triển nhanh song song với những chuyến chinh phục thành công những vùng đất mới.


Cornelis Corneliszoon van Uitgeest chính là người được cấp bằng sáng chế cối xay gió vào năm 1597, sau khi được hoàn thiện, trong suốt ba thế kỷ tiếp theo, hàng ngàn cối xay gió đã được dựng lên khắp Hà Lan phục vụ cho mục đích sản xuất công nghiệp, đóng góp nhiều cho thành công thời kỳ vàng son tại nước này. Không chỉ để bơm nước mà còn dùng xẻ gỗ, xay xát ngũ cốc, yến mạch, ngô, các loại hạt, nghiền đá, phấn dành làm sơn...


Dự án bảo tồn


Vùng Zaanstreek phía bắc Amsterdam là một vùng đất than bùn được đặt tên theo tên con sông Zaan, một cửa ngõ quan trọng đối với các vùng đầm lầy đầy than bùn xung quanh tại Bắc Hà Lan. Cuối thế kỷ 13, hệ thống các bờ đê và con đập được tạo ra trong vùng dẫn đến nhiều ngôi làng nhỏ được hình thành dọc con sông Zaan. Những ngôi nhà bằng đá hay gạch đều không phải là loại được ưa chuộng tại Zaanstreek vì vật liệu xây dựng vừa tốn kém vừa nặng, dễ lún vào bùn lầy. Zaanstreek khi đó nổi tiếng với những căn nhà gỗ có màu sắc trắng và xanh sặc sỡ cùng với những chiếc cối xay gió, được làm từ vật liệu gỗ, vừa nhẹ vừa dễ vận chuyển theo đường thuỷ từ nơi khác về. Vùng đất này cũng trở thành một trung tâm thương mại sầm uất của Hà Lan thời kỳ vàng son trước khi suy thoái dần sau đó. Với sự phát triển của các máy hơi nước, Zaanstreek lần nữa lại trở thành một trung tâm công nghiệp thành công vào thế kỷ 20. Tuy nhiên, những di sản văn hoá và kiến trúc đậm tính truyền thống của vùng này bị các kiến trúc vô danh trong quá trình đô thị hoá đe doạ, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hàng loạt nhà gỗ cổ xinh đẹp và cối xay gió tại trung tâm các ngôi làng bị phá bỏ, dành chỗ cho các công trình công nghiệp hiện đại.


Không đành lòng nhìn dấu ấn lịch sử một thời bị xoá mất, những nhà bảo thủ địa phương và những người yêu mến lịch sử Zaanse đã thành lập quỹ Zaanse Schans, hành động nhằm bảo tồn nét văn hoá truyền thống của vùng. Quỹ này thuê kiến trúc sư J.B.Schipper, thiết kế bảo tàng mở, hiện nay là làng Zaanse Schans. Từ năm 1961 đến năm 1974, ngôi làng được hình thành, với cấu trúc như một ngôi làng điển hình vùng Zaanstreek.


Từng là một vùng trũng ngập nước, những con đê được tạo ra và đất được bơm lên dùng làm đất dựng nhà cũng như trồng cỏ phục vụ nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. 35 căn nhà gỗ truyền thống từ mọi nơi ở vùng Zaanstreek được cẩn thận chuyển về khu làng này từ những năm 1970. Sáu chiếc cối xay gió đẹp nhất cũng được chuyển về đặt cạnh bờ sông Zaan, bên ngôi làng, ngày nay vẫn đang làm nhiệm vụ cưa gỗ, ép dầu, xay gia vị, nghiền vật liệu làm sơn.

Phần lớn tài chính được chính phủ và hội đồng vùng Bắc Hà Lan tài trợ, 20% còn lại đến từ các nhà hảo tâm và các công ty địa phương. Nhờ đó mà Hà Lan ngày nay có ngôi làng – bảo tàng mở độc đáo, đang được bảo tồn cẩn thận dưới sự tài trợ của quỹ Zaanse Schans.


Bài và ảnh: Kim Dung










Kiểu cầu rút điển hình tại Hà Lan đặt trên các dòng kênh, hoặc sông, kéo lên cho tàu bè đi qua.











Làng Zaanse Schans ven sông Zaan.


































Đường vào nhà riêng các căn hộ. Không gian làng Zaanse Schans.


































Nơi trưng bày và xưởng làm guốc gỗ.
















Honda City nhỏ mà không chật

Honda City nhỏ mà không chật

Honda City nhỏ mà không chật


SGTT.VN - Chiếc Honda City đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Thái Lan vào năm 1996. Mẫu xe này được bán tại 91 quốc gia trên thế giới của bốn khu vực bao gồm Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Châu Âu với doanh số bán hàng lên đến gần 2,3 triệu xe.











Nằm trong phân khúc sedan cỡ nhỏ, City được thiết kế bên ngoài trẻ trung, thể thao, không gian nội thất rộng, khả năng vận hành êm ái và tiết kiệm nhiên liệu. Xe có kích thước dài 4.430mm, rộng 1.695mm, cao 1.485mm. Trong dáng vẻ nhỏ gọn đó, các kỹ sư thiết kế của Honda đã tối ưu hoá không gian sử dụng, tạo ra một cabin rộng rãi và thoáng cho cả người lái và hành khách trên xe.


Hệ thống lẫy chuyển số trên vôlăng đặt trong tầm thao tác dễ dàng của người lái. Ghế lái thiết kế mới thêm hỗ trợ đai và hông.


City mới được trang bị động cơ i-VTEC 1,5 lít 16V SOHC bốn xylanh thẳng hàng, kết hợp hoàn hảo với hệ truyền động năm cấp số, cho cả phiên bản số sàn và số tự động, giúp xe đạt được công suất cao, tiết kiệm nhiên liệu. Với công suất tối đa 120 mã lực tại số vòng tua 6.600 vòng/phút và mômen xoắn tối đa 145 Nm tại số vòng tua 4.800 vòng/phút – lớn nhất trong phân khúc.


Xe có các tiện ích an toàn chủ động giúp phòng tránh tai nạn như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống phân bổ lực phanh điện tử (EBD) và hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA) duy trì sự ổn định và tăng thêm cảm giác an tâm khi lái xe.


Công nghệ thân xe tương thích va chạm (ACE) kết hợp công nghệ khung xe G-CON. Hệ thống túi khí SRS cho hàng ghế trước cùng dây đai an toàn ba điểm với chức năng điều chỉnh và nới lỏng, tăng cường sự an toàn cho người ngồi ở ghế lái và ghế phụ.


Honda City được chính thức phân phối tại Việt Nam thông qua hệ thống đại lý Honda ôtô uỷ nhiệm trên toàn quốc từ ngày 11.6.2013 với giá bán lẻ đề xuất là 540 triệu đồng cho phiên bản số sàn và 580 triệu đồng cho phiên bản số tự động (đã bao gồm thuế VAT) với năm màu. City mới được áp dụng chương trình bảo hành ba năm hoặc 100.000km đầu tiên tuỳ thuộc theo điều kiện nào đến trước. Bên cạnh đó, HVN cũng đưa ra các gói gia hạn bảo hành để khách hàng có thể chọn lựa.


thực hiện: Vĩnh Phương

ảnh: thu vân









Thông tin từ nhà sản xuất


Hộp số tự động năm cấp với hệ thống điều khiển số logic – tăng cường độ nhạy và gia tốc xe trên đường quanh co. Hệ thống điều khiển van bướm ga điện tử – được sử dụng để tạo ra công suất tỷ lệ tuyến tính với mức đạp ga cao, đảm bảo sự tăng tốc mượt mà. Hệ thống lẫy chuyển số trên vôlăng – giúp tăng cường cảm giác lái, tiện lợi và thú vị. Vận hành êm ái, bền bỉ: Với sự kết hợp hệ thống treo trước MacPherson, và hệ thống treo sau thanh giằng xoắn, City luôn mang lại cảm giác êm ái, và linh hoạt trên mọi cung đường. Khoang hành lý rộng rãi với thiết kế tiện lợi - City sở hữu một khoang hành lý rộng bậc nhất trong phân khúc với dung tích lên đến 506 lít.







Mưa lũ tại miền núi phía Bắc đã làm 25 người chết

Mưa lũ tại miền núi phía Bắc đã làm 25 người chết

Mưa lũ tại miền núi phía Bắc đã làm 25 người chết


SGTT.VN - Ngày 7.9, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang và Tuyên Quang đã làm 25 người chết.


Trong đó tỉnh Lai Châu 3 người; Lào Cai 10 người; Điện Biên 2 người; Lạng Sơn 2 người; Hà Giang 1 người, Sơn La 1 người; Thái Nguyên 3 người, Vĩnh Phúc 3 người. Ngoài ra còn có 2 người mất tích ở Lào Cai và Sơn La; 16 người bị thương tại Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Tuyên Quang.










Tìm lại tài sản sau lũ quét tại Lào Cai. Ảnh: Lục Văn Toán/TTXVN Ảnh:



Mưa lũ làm 38 nhà bị sập đổ, cuốn trôi, 139 nhà bị hư hỏng; gần 6.800 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, trong đó thiệt hại nặng nhất là Vĩnh Phúc có 2.650 ha và Bắc Giang có 2.420 ha. 367 ha nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại.


Tỉnh Phú Thọ bị sạt 1.200m bờ sông đê hữu Thao đoạn K73,5-K74,7 thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông và 1.200m đê hữu Lô đoạn K52,5-K53,7 xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh.


Một số tuyến đường giao thông nông thôn bị ngập nước, sạt lở gây ách tắc tạm thời thuộc các huyện Tuần Giáo (Điện Biên); Võ Nhai, Phú Lương (Thái Nguyên); Mường Tè, Nậm Nhùn (Lai Châu); Bắc Yên (Sơn La).


Hiện nay, các địa phương đang tập trung triển khai khắc phục để sớm thông đường, đảm bảo an toàn giao thông.


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thái Bình tại Phả Lại đang lên chậm; lũ trên sông Thương đã đạt đỉnh ở mức 5,72m (trên báo động 2 là 0,42m) lúc 18 giờ ngày 6.9 và đang xuống chậm.


Mực nước thực đo lúc 10 giờ ngày 7.9 tại các trạm chính như sông Cầu tại Đáp Cầu là 6,12m (dưới báo động 3 là 0,18m); sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 5,65m (trên báo động 2 là 0,35m); sông Thái Bình tại Phả Lại là 4,08m (ở mức báo động 1).


Dự báo khoảng trưa chiều 7.9, lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu có khả năng đạt đỉnh ở mức 6,20m (dưới báo động 3 là 0,10m) sau đó xuống chậm; đến 7 giờ sáng 8.9 có khả năng xuống mức 5,95 m (dưới báo động 3 là 0,35m).


Lũ trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương sẽ xuống nhanh; đến 7 giờ ngày 8.9 có khả năng xuống mức 5,30m (ở mức báo động 2).


Trưa ngày 7.9, lũ trên sông Thái Bình tại Phả Lại có khả năng đạt đỉnh ở mức 4,10m (trên báo động 1 là 0,10m) sau đó xuống nhanh, đến sáng mai (8.9) có khả năng xuống mức 3,80m (dưới báo động 1 là 0,20m).


Do vậy, các tỉnh miền núi phía Bắc cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra , đặc biệt các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, Việt Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ…


TTXVN






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ