Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Jetstar Pacific mở bán tiếp 28.000 vé tết Nguyên đán

Jetstar Pacific mở bán tiếp 28.000 vé tết Nguyên đán

Jetstar Pacific mở bán tiếp 28.000 vé tết Nguyên đán


SGTT.VN - Hãng hàng không Jetstar Pacific vừa cho biết thêm 28.000 vé máy bay đợt hai cho tết Nguyên đán 2014 sẽ được phân phối trên tất cả các kênh bán bắt đầu từ 14 giờ ngày 9.10.2013.











Hành khách có thể mua vé trên trang web của hãng này, thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM, Internet banking của các ngân hàng đối tác của Jetstar Pacific, hoặc mua vé trực tiếp mua vé tại các đại lý, phòng vé chính thức của hãng trên toàn quốc.


Hệ thống bán vé của Jetstar Pacific cho phép khách hàng giữ chỗ (chọn thanh toán sau) trong vòng 24 tiếng.


Jetstar Pacific khuyến cáo hành khách không nên mua vé ở các điểm bán vé không rõ ràng, đọc kỹ điều kiện giá vé. Trong trường hợp cần thiết, khách hàng có thể liên hệ với tổng đài của hãng qua số 19001550 (hoạt động 24/7) để được hỗ trợ để kiểm tra tình trạng vé.


Các Ngọc






Đề thi HS giỏi xuất hiện bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi

Đề thi HS giỏi xuất hiện bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi

Đề thi HS giỏi xuất hiện bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi


SGTT.VN - Trao đổi với PV chiều 9.10, Sở GD-ĐT Hải Phòng xác nhận đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 năm học 2013-2014 khiến cư dân mạng xôn xao liên quan đến 2 cô gái tai tiếng bà Tưng và Ngọc Trinh là có thật.


Đề văn như sau:


Câu 1: Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" Mới đây, cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền".


Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”.










Nhiều người không đồng ý cách ra đề của sở GD&ĐT Hải Phòng xung quanh hai nhân vật là Ngọc Trinh và Lê Thị Huyền Anh.



Sau khi đề văn được phát tán trên mạng xã hội, nhiều bạn đọc phản ứng gay gắt về cách ra đề của Sở GD-ĐT Hải Phòng. Bạn Hòa Nguyễn bức xúc: “Phát ngôn của một số người bình thường trong xã hội cũng đưa vào đề thi… Phát ngôn của những người buộc phải có trách nhiệm xã hội thì không thấy đâu”.


Bạn Minh Tam nói: Sở này ngộ nha. Dạy trẻ ghi nhớ tên tuổi hai bà Trưng, ai lại dạy trẻ nhớ hai "Tưng" này chớ.


Đồng quan điểm trên, nhiều ý kiến cho rằng đề thi sẽ góp phần quảng bá tên tuổi cho 2 “hotgirl” tai tiếng, làm khó dễ cho các học sinh ngoan hiền. Nickname Andy Pham viết: Đề bài gợi ý kiểu này thì chắc chắn sẽ có em nghiêng về sự cổ súy chứ kết quả chưa chắc là sự phản ánh ngược lại


Vuong Phan Ra nhận xét: Đề kiểu này mấy em ngoan hiền đầu óc trong sáng không biết Bà Tưng hay Bà Tửng lại mệt đây ... Cách tốt nhất cho các em tìm hiểu về nhân vật là Google. Ôi thôi một loạt những hỉnh ảnh khỏa thân, thả rông vô tình bày ra trước mắt, các em được công khai chiêm ngưỡng mà không sợ phụ huynh rớ đến ...


Tuy nhiên, nhiều thành viên mạng xã hội cũng bày tỏ ý kiến đồng tình với đề thi và cho rằng đây là sự đổi mới tích cực, sáng tạo trong cách ra đề. Bạn Kien Tran viết: Hoan nghênh Sở GD-ĐT Hải phòng vì đã phá cách. Văn học nghệ thuật là phải đề cao sự sáng tạo và bộc lộ quan điểm cá nhân.


Nickname Ha Ngoc bình luận về đề văn: Đề thi văn thông thường có 2 phần đặc trưng là nghị luận xã hội và phân tích tác phẩm văn học. Phần nghị luận xã hội chiếm 30% - 40% số điểm, phần chính mới là phân tích văn học. Đề thi thế này rất thường thấy ở các trường chuyên, không phản giáo dục gì cả vì văn học là phản ánh hiện thực xã hội.


Bạn Quynh Nguyen nhận xét: Đề hay. Người trẻ nên có quan điểm riêng về thực trạng xã hội. Bây giờ ở đâu cũng nghe tên 2 cô gái này, vậy đề thi hỏi đúng với những gì giới trẻ chứng kiến thì có gì sai?


Nickname Hao-Nhien Q. Vu viết: Chuyện thiệt hả? Nếu vậy tui hoan nghênh Sở GD-ĐT Hải Phòng. Từ lâu nay, cứ tưởng giáo dục Việt Nam suốt ngày toàn phân tích các bậc thánh hiền... chứ biết tìm nguồn từ đời thường, thậm chí những nhân vật bị chê bai lên xuống, là một bước tiến bộ tư duy vượt bậc. Bác nào chê, trước khi chê bác thử viết bài làm theo đề này mà vẫn giữ được tư cách cá nhân không bị sa đà vào những chuyện nhảm, lúc đó bác mới biết đề này đáng khen chứ không phải chê.


Chiều 9.10, ông Vũ Văn Trà, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng xác nhận đây đúng là đề thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn của thành phố dành cho học sinh lớp 12. Tuy nhiên, khi hỏi cụ thể về việc tại sao sở ra đề thi như vậy, ông Trà từ chối trả lời.


Theo NLĐ






Đề thi HS giỏi xuất hiện Bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi

Đề thi HS giỏi xuất hiện Bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi

Đề thi HS giỏi xuất hiện Bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi


SGTT.VN - Trao đổi với PV chiều 9.10, Sở GD-ĐT Hải Phòng xác nhận đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 năm học 2013-2014 khiến cư dân mạng xôn xao liên quan đến 2 cô gái tai tiếng bà Tưng và Ngọc Trinh là có thật.


Đề văn như sau:


Câu 1: Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" Mới đây, cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền".


Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”.










Nhiều người không đồng ý cách ra đề của sở GD&ĐT Hải Phòng xung quanh hai nhân vật là Ngọc Trinh và Lê Thị Huyền Anh.



Sau khi đề văn được phát tán trên mạng xã hội, nhiều bạn đọc phản ứng gay gắt về cách ra đề của Sở GD-ĐT Hải Phòng. Bạn Hòa Nguyễn bức xúc: “Phát ngôn của một số người bình thường trong xã hội cũng đưa vào đề thi… Phát ngôn của những người buộc phải có trách nhiệm xã hội thì không thấy đâu”.


Bạn Minh Tam nói: Sở này ngộ nha. Dạy trẻ ghi nhớ tên tuổi hai bà Trưng, ai lại dạy trẻ nhớ hai "Tưng" này chớ.


Đồng quan điểm trên, nhiều ý kiến cho rằng đề thi sẽ góp phần quảng bá tên tuổi cho 2 “hotgirl” tai tiếng, làm khó dễ cho các học sinh ngoan hiền. Nickname Andy Pham viết: Đề bài gợi ý kiểu này thì chắc chắn sẽ có em nghiêng về sự cổ súy chứ kết quả chưa chắc là sự phản ánh ngược lại


Vuong Phan Ra nhận xét: Đề kiểu này mấy em ngoan hiền đầu óc trong sáng không biết Bà Tưng hay Bà Tửng lại mệt đây ... Cách tốt nhất cho các em tìm hiểu về nhân vật là Google. Ôi thôi một loạt những hỉnh ảnh khỏa thân, thả rông vô tình bày ra trước mắt, các em được công khai chiêm ngưỡng mà không sợ phụ huynh rớ đến ...


Tuy nhiên, nhiều thành viên mạng xã hội cũng bày tỏ ý kiến đồng tình với đề thi và cho rằng đây là sự đổi mới tích cực, sáng tạo trong cách ra đề. Bạn Kien Tran viết: Hoan nghênh Sở GD-ĐT Hải phòng vì đã phá cách. Văn học nghệ thuật là phải đề cao sự sáng tạo và bộc lộ quan điểm cá nhân.


Nickname Ha Ngoc bình luận về đề văn: Đề thi văn thông thường có 2 phần đặc trưng là nghị luận xã hội và phân tích tác phẩm văn học. Phần nghị luận xã hội chiếm 30% - 40% số điểm, phần chính mới là phân tích văn học. Đề thi thế này rất thường thấy ở các trường chuyên, không phản giáo dục gì cả vì văn học là phản ánh hiện thực xã hội.


Bạn Quynh Nguyen nhận xét: Đề hay. Người trẻ nên có quan điểm riêng về thực trạng xã hội. Bây giờ ở đâu cũng nghe tên 2 cô gái này, vậy đề thi hỏi đúng với những gì giới trẻ chứng kiến thì có gì sai?


Nickname Hao-Nhien Q. Vu viết: Chuyện thiệt hả? Nếu vậy tui hoan nghênh Sở GD-ĐT Hải Phòng. Từ lâu nay, cứ tưởng giáo dục Việt Nam suốt ngày toàn phân tích các bậc thánh hiền... chứ biết tìm nguồn từ đời thường, thậm chí những nhân vật bị chê bai lên xuống, là một bước tiến bộ tư duy vượt bậc. Bác nào chê, trước khi chê bác thử viết bài làm theo đề này mà vẫn giữ được tư cách cá nhân không bị sa đà vào những chuyện nhảm, lúc đó bác mới biết đề này đáng khen chứ không phải chê.


Chiều 9.10, ông Vũ Văn Trà, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng xác nhận đây đúng là đề thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn của thành phố dành cho học sinh lớp 12. Tuy nhiên, khi hỏi cụ thể về việc tại sao sở ra đề thi như vậy, ông Trà từ chối trả lời.


Theo NLĐ






Bên bán bị lép vế dẫn đến thất bại từ hợp đồng

Bên bán bị lép vế dẫn đến thất bại từ hợp đồng

Liên kết trong chuỗi cá tra


Bên bán bị lép vế dẫn đến thất bại từ hợp đồng


SGTT.VN - Đó là nhận xét của ông Nguyễn Phương Lam, trưởng phòng pháp chế VCCI chi nhánh Cần Thơ về nguyên nhân dẫn đến thất bại từ hợp đồng tại hội thảo “Liên kết trong chuỗi cá tra – vấn đề tín dụng và hợp đồng” do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 9.10.










Số người nuôi sẽ giảm theo dung lượng thị trường xuất khẩu? Ảnh: Lê Hoàng Yến



Theo ông Lam, các điều khoản trong hợp đồng mua bán hiện nay đều dựa trên lợi thế của bên mua (bên mua có quyền từ chối nhận hàng, có quyền đánh giá, có quyền hủy hợp đồng, có quyền không nhận nguyên liệu...); trong khi đó lại mô tả hàng hóa quá sơ sài, dễ gây tranh cãi. Đặc biệt, trong các trường hợp ký kết hợp đồng giữa nông dân (bên bán) và doanh nghiệp (bên mua) thì tất cả đều do bên mua soạn thảo.


“Tại sao trước khi mua cá, doanh nghiệp nào cũng xuống hộ nuôi kiểm tra từ thức ăn, kích cỡ, đến màu sắc,… Vậy mà tới lúc muốn “bẻ kèo” thì lại lấy những lý do này lý do kia ra để không mua hoặc thanh toán tiền chậm, phải chăng đó chỉ là cái cớ để bên mua muốn thoái thác trách nhiệm khi gặp rủi ro?” Ông Nguyễn Hữu Nguyên, chủ nhiệm HTX Châu Phú, An Giang, đặt vấn đề.


“Tôi đã dự quá nhiều hội thảo, hội nghị, đã nghe quá nhiều. Và, câu hỏi chưa ai trả lời rõ ràng, đó là tại sao con cá tra có uy tín, từng chiếm lĩnh thị trường như thế mà càng ngày càng đi xuống?", ông Nguyên bức xúc.










Làm sao cải thiện mức tiêu dùng ca tra ở thị trường nội địa? Ảnh: Lê Hoàng Vũ



Theo TS Võ Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, trường ĐH Cần Thơ, muốn tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững thì điều đầu tiên là phải kiểm soát được cung cầu, chất lượng và số lượng và phải sản xuất giống tập trungchứ không để tự phát.


“Trong mô hình liên kết chuỗi cá tra, 50-70% hộ nuôi bán cho doanh nghiệp, số còn lại gặp rất nhiều rủi ro mỗi khi có biến động về thị trường”, TS Lộc cho biết.


NGỌC BÍCH






Dư nợ của EVN lớn nhất khối tổng công ty nhà nước

Dư nợ của EVN lớn nhất khối tổng công ty nhà nước

Dư nợ của EVN lớn nhất khối tổng công ty nhà nước


SGTT.VN - Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 31.7.2013, dư nợ của các tổ chức tín dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 118.840 tỉ đồng. Đây là mức dư nợ lớn nhất của hệ thống ngân hàng dành cho một tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.


Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, dự kiến đến năm 2020 nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện rất lớn khoảng 929.700 tỉ đồng, tương đương 48,8 tỉ USD. Tính bình quân mỗi năm ngành điện cần khoảng 4,9 tỉ USD.










Tổng số tiền các ngân hàng như Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank đã cam kết tài trợ lên tới 17.500 tỉ đồng, chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La.



Theo Ngân hàng Nhà nước, trên thực tế, vốn đầu tư cho các dự án điện rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài; ngành điện chưa thu hút được nhiều vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiệm vụ đầu tư phát triển ngành điện vẫn phần lớn do EVN và các đơn vị thành viên gánh vác. Trong khi đó, vốn tự có của EVN và các đơn vị thành viên chỉ có thể thu xếp được khoảng từ 20 đến 30% tổng mức đầu tư cho các dự án điện, còn lại chủ yếu là vốn vay.


Vì vậy, để đảm bảo được mục tiêu phát triển điện lực theo quy hoạch thì vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng là rất quan trọng.


Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nắm bắt nhu cầu vốn của EVN và tìm hướng tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án điện.


Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại, đặc biệt 4 ngân hàng thương mại Nhà nước bố trí đủ vốn để cho vay các dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Tổng số tiền các ngân hàng như Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank đã cam kết tài trợ lên tới 17.500 tỉ đồng, chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La – công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.


Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn hỗ trợ rất lớn về ngoại tệ để dự án nhập khẩu thiết bị nước ngoài và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù áp dụng riêng cho dự án thủy điện Sơn La.


Đối với dự án thủy điện Lai Châu, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Vietcombank là đầu mối thu xếp đủ 14.500 tỉ đồng; nếu tính cả 6.000 tỉ đồng vốn ủy thác thông qua VietinBank thì tổng số tiền mà các ngân hàng thương mại cho vay đối với dự án là 20.500 tỉ đồng.


Chỉ tính riêng hai dự án trên, số vốn các ngân hàng huy động để cho vay đã là 38.000 tỉ. Đây là lượng vốn rất lớn, thể hiện sự nỗ lực quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc chung tay hiện thực hóa các công trình quan trọng của đất nước.


Vụ Tín dụng cho biết, trong giai đoạn thị trường khan vốn, lãi suất tăng cao, các ngân hàng thương mại đã không điều chỉnh tăng lãi suất cho vay, chia sẻ một phần lợi ích. Tuy nhiên, trong giai đoạn mặt bằng lãi suất hạ, cũng với quan điểm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nướcđã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng đã ký. Nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp điện lực được các ngân hàng xem xét miễn giảm lãi suất và gia hạn nợ theo chủ trương để từng bước phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh.


Chưa kể, ngành Ngân hàng đã ưu tiên bố trí vốn cho vay đối với các dự án, công trình điện, đặc biệt các dự án, công trình cấp bách, các dự án đảm bảo điện cho thành phố Hà Nội và đảm bảo điện cho khu vực phía Nam như: Trạm biến áp 220kV Thành Công, 220kV Tây Hồ, đường dây 220kV Hà Đông-Thành Công…


Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép mức cấp tín dụng tối đa vượt 25% vốn tự có của 4 ngân hàng lớn đối với EVN và người có liên quan với tổng số tiền 96.452 tỉ đồng. Việc giải quyết vốn cho các dự án điện luôn được Ngân hàng Nhà nước đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu điện của nền kinh tế.


Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành thu xếp vốn cho các dự án điện trong tất cả các khâu từ sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Đặc biệt là các dự án điện cấp bách, quan trọng quốc gia, các dự án sử dụng nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời... nhằm góp phần tạo điều kiện cho EVN và ngành điện thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.


Theo Vietnam+






Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị

Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị

Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị


SGTT.VN - Ngày 9.10, TS Trương Quốc Cường, cục trưởng cục Quản lý dược (bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu tổng công ty dược Việt Nam đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt.


Sở dĩ có văn bản trên do hiện nhu cầu về các loại thuốc cấp cứu, giải độc như huyết thanh kháng nọc rắn, chống ngộ độc khoai mì, củ dền... tại một số bệnh viện đang tăng. Cục yêu cầu tổng công ty dược Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ với đối tác nước ngoài tìm kiếm nguồn cung ứng thuốc, lập kế hoạch nhập khẩu thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các bệnh viện, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.


Cục Quản lý dược sẽ xem xét giải quyết ngay các dự trù, đơn hàng nhập khẩu thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt theo quy định. Sau khi nhập khẩu thuốc, đề nghị doanh nghiệp nhập khẩu thông báo cho các bệnh viện để phối hợp cung ứng và báo cáo về bộ Y tế...


L.Hà






Các chủ nợ châu Á lo lắng vì Mỹ có nguy cơ vỡ nợ

Các chủ nợ châu Á lo lắng vì Mỹ có nguy cơ vỡ nợ

Các chủ nợ châu Á lo lắng vì Mỹ có nguy cơ vỡ nợ


SGTT.VN - Cuộc chiến ngân sách ở Mỹ đã bước sang tuần thứ hai nhưng cho đến sáng 9.10, Nhà Trắng và Quốc hội vẫn chưa tìm được đồng thuận để tháo gỡ thế bế tắc.


Cuộc chiến không tiếng súng này đã khiến hầu hết các cơ quan chính phủ phải đóng cửa và hàng trăm ngàn nhân viên liên bang phải tạm thời nghỉ việc.


Tuy nhiên, điều người ta lo lắng nhất hiện nay không phải là việc các cơ quan chính phủ sẽ bị đóng cửa trong bao lâu mà là nền kinh tế lớn nhất thế giới này tiến gần tới nguy cơ bị vỡ nợ.


Trong bối cảnh đó, nhiều chủ nợ của Mỹ, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản, đã không còn giữ được sự bình tĩnh. Vào đầu tuần này, cả Bắc Kinh và Tokyo đều đã lên tiếng kêu gọi Washington nhanh chóng nâng trần nợ công để giúp cho nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.


Mỹ đứng bên bờ vực vỡ nợ


Nguy cơ Mỹ lần đầu tiên bị vỡ nợ đang lớn dần khi vào đầu tuần này, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã bác bỏ khả năng tổ chức bỏ phiếu tại cơ quan lập pháp này về một dự luật nhằm nâng trần nợ công nếu Tổng thống Barack Obama không nhượng bộ.










Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner trong cuộc họp báo tại Washington, DC., ngày 8.10. Ảnh: AFP



Phát biểu trên truyền hình, ông Boehner khẳng định “sẽ không có bất cứ cuộc bỏ phiếu nào tại Hạ viện để nâng trần nợ công.”


Ông Boehner đổ lỗi cuộc khủng hoảng hiện nay cho việc Tổng thống Obama từ chối thương lượng. Vị Chủ tịch Hạ viện này nhấn mạnh Tổng thống Obama phải thương lượng nếu ông ấy muốn chấm dứt tình trạng các công sở liên bang bị đóng cửa và ngăn chặn nguy cơ nước Mỹ bị vỡ nợ.


Hiện tại, phe Cộng hòa đang đòi Chính phủ cắt giảm chi tiêu và sửa đổi Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (mà nhiều người vẫn gọi là ObamaCare) để đổi lấy việc nâng trần nợ công và khôi phục hoạt động của các cơ quan chính phủ.


Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn kiên quyết phản đối những yêu sách như vậy.


Trong bối cảnh cuộc chiến ngân sách giữa Nhà Trắng và Quốc hội vẫn chưa có hồi kết, hôm 6.10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã lên tiếng cảnh báo vào ngày 17.10, thời điểm ông sử dụng hết các thủ thuật kế toán để cho phép Chính phủ tiếp tục vay nợ, nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ sẽ xảy ra.


Phát biểu trên truyền hình hôm 6.10, Bộ trưởng Lew nói: “Tôi đã nói với các bạn rằng vào ngày 17.10, chúng ta sẽ hết khả năng vay nợ, và Quốc hội đang đùa với lửa”.


Theo Bộ trưởng Lew, vào ngày 17.10, Bộ Tài chính sẽ chỉ còn 30 tỉ USD tiền mặt, trong khi các khoản chi tiêu của Chính phủ trong một ngày có thể lên tới 60 tỉ USD. Vì vậy, Bộ trưởng Lew kêu gọi các nghị sỹ nhanh chóng thông qua các dự luật nhằm khôi phục hoạt động của chính phủ và nâng trần nợ công.


Trước đó, hôm 3.10, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố báo cáo chi tiết về các kịch bản có thể xảy ra nếu Chính phủ thực sự mất khả năng trả nợ, trong đó Bộ này khẳng định việc Chính phủ Mỹ bị vỡ nợ “có khả năng trở thành thảm họa.”


Báo cáo có đoạn: “Các thị trường tín dụng có thể bị đóng băng, đồng USD có thể sẽ mất giá mạnh, lãi suất có thể tăng chóng mặt, các ảnh hưởng tiêu cực khác có thể lan rộng ra khắp thế giới.”


Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng tình rằng việc Chính phủ Mỹ mất khả năng trả nợ sẽ có tác động cực kỳ tiêu cực, nhất là nếu thế bế tắc hiện nay không được giải quyết một cách nhanh chóng.


Chuyên gia kinh tế trưởng Mark Zandi của công ty Moody's Analytics nói việc Mỹ bị vỡ nợ sẽ là cơn “đại hồng thủy” nhấn chìm các thị trường tài chính ở Mỹ và trên khắp thế giới.


Những người nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ đòi lãi suất cao hơn và do vậy, Mỹ sẽ phải chi hàng trăm tỉ USD để trả lãi suất cho các khoản nợ công trong những năm tới.


Các chủ nợ châu Á mất bình tĩnh


Sau một thời gian “nín thở” theo dõi cuộc chiến ngân sách ở Mỹ, nhiều chủ nợ của Washington đã không còn giữ được bình tĩnh. Họ đã chính thức lên tiếng bày tỏ quan ngại về thế bế tắc trong cuộc chiến ngân sách hiện nay ở Mỹ và hối thúc Washington dốc toàn lực để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.










Một hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa tại bang Texas ngày 7.10 tuyên bố: "Sẽ không có chuyện xảy ra tình trạng vỡ nợ công. Nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng chúng ta phải chi trả mọi hóa đơn đến hạn". Trong ảnh là lãnh đạo thiểu số Thượng viện Hoa Kỳ Mitch McConnell trong một cuộc họp báo. Ảnh: TTXVN



Phát biểu với các phóng viên ở Bắc Kinh ngày 7.10, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu nói: “Mỹ nhận thức một cách rõ ràng các quan ngại của Trung Quốc về tình trạng bế tắc về ngân sách hiện nay cũng như yêu cầu của chúng tôi đối với Mỹ về việc bảo đảm sự an toàn các khoản đầu tư của Trung Quốc.”


“Chúng tôi yêu cầu Mỹ nhanh chóng thực thi các biện pháp để giải quyết các vấn đề chính trị liên quan tới vấn đề trần nợ công một cách kịp thời và ngăn ngừa khả năng Mỹ bị vỡ nợ để đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ”, quan chức này nhấn mạnh. “Đó là trách nhiệm của Mỹ.”


Trên thực tế, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng như vậy. Lý do chủ yếu là Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ vào tháng 9.2008 và hiện đang nắm giữ một lượng tài sản khổng lồ được định giá bằng USD. Nếu Chính phủ Mỹ bị vỡ nợ, số tài sản này sẽ bị mất giá nghiêm trọng.


Theo Bộ Tài chính Mỹ, vào thời điểm tháng 7.2013, Trung Quốc đang nắm giữ ít nhất 1.280 tỉ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Con số thực tế có thể cao hơn bởi vì, Bắc Kinh còn nắm giữ nợ công của Mỹ thông qua các tổ chức trung gian.


Theo tờ The Independent của Anh, Bắc Kinh nắm giữ tổng cộng khoảng 3.500 tỉ USD tài sản được định giá bằng đồng USD.


Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản - chủ nợ lớn thứ 2 của Mỹ - cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về thế bế tắc chính trị hiện nay ở Mỹ, đồng thời kêu gọi cần sớm có giải pháp cho vấn đề này tại hội nghị sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20).


Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 8.10, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Finance Minister Taro Aso nhấn mạnh giá trị tuyệt đối của trái phiếu kho bạc Mỹ mà Chính phủ Nhật Bản đang nắm giữ có thể sẽ giảm nếu vấn đề ngân sách ở Mỹ không được giải quyết.


“Chúng tôi hy vọng vấn đề này sẽ được giải quyết không chậm trễ”, ông Aso nói. Theo kế hoạch, ông Aso sẽ trao đổi ý kiến với Bộ trưởng Tài chính Jack Lew về cuộc khủng hoảng ngân sách ở Mỹ hiện nay nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 ở Washington vào cuối tuần này.


Các số liệu của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy vào đầu tháng 7.2013, Nhật Bản đang nắm giữ 1.135,4 tỉ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.


Ngoài Trung Quốc và Nhật Bản, nhiều chính phủ khác ở châu Á cũng đang nín thở theo dõi các diễn biến trong cuộc chiến ngân sách ở Mỹ bởi vì, họ dù ít hay nhiều cũng đang nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ hoặc đồng USD – những thứ có thể mất giá nghiêm trọng nếu Mỹ bị vỡ nợ.


Theo hãng tin Reuters, các chủ nợ châu Á (gồm cả Nhật Bản và Trung Quốc) đang nắm giữ tổng cộng 5.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối, tương đương gần 1/3 GDP của Mỹ.


Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính hơn 60% trong số 5.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối mà các ngân hàng trung ương châu Á đang nắm giữ là được định giá bằng USD và được đầu tư vào trái phiếu và chứng khoán Mỹ.


Khoảng 2.000 tỉ USD trong số 5.000 tỉ USD này được tích lũy sau tháng 11.2008, thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện chính sách tiền tệ cực lỏng kéo dài 5 năm.


Mặc dù lo ngại như vậy nhưng giới phân tích vẫn tin rằng khả năng Mỹ bị vỡ nợ hầu như không thể xảy ra bởi vì, Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ đều không muốn nền kinh tế lớn nhất thế giới này bị rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vì vậy, họ sẽ hành động trước thời hạn 17.10 để cứu nước Mỹ thoát khỏi điều tồi tệ đó. Điều này đã từng xảy ra hồi năm 2011.


Mặt khác, theo các chuyên gia phân tích, ngay cả khi Mỹ bị vỡ nợ, các thị trường nợ của nước này vẫn là nơi an toàn nhất và có tính thanh khoản nhất trên thế giới.


Quan trọng hơn, các chính phủ châu Á có tầm nhìn dài hạn hơn so với các nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân thường bị tác động bởi các động thái chính sách của Fed hơn là các cuộc tranh cãi về trần nợ công.


Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức dấu tên của Nhật Bản nói: “Chúng tôi coi trọng nhiều hơn vào độ an toàn và tính thanh khoản trong việc quản lý quỹ dự trữ ngoại hối.


Trên quan điểm đó, chúng tôi thấy không có gì phải nghi ngờ trái phiếu kho bạc Mỹ là các sản phẩm đầu tư quan trọng bậc nhất với quy mô thị trường khổng lồ và độ tín nhiệm cao”.


TTXVN






Ba người đa quốc tịch giành giải Nobel Hóa học

Ba người đa quốc tịch giành giải Nobel Hóa học

Ba người đa quốc tịch giành giải Nobel Hóa học


SGTT.VN - Ngày 9.10, ba nhà khoa học Martin Karplus, Michael Levitt và Arieh Warshel (cùng mang quốc tịch Mỹ và một quốc tịch khác) trở thành đồng chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm nay, vì có công đặt nền móng cho sự phát triển mô hình máy tính mô phỏng các phản ứng hóa học.


Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thông báo giải thưởng 8 triệu krona (tương đương 1,25 triệu USD) thuộc về ba nhà khoa học Mỹ - những người tiên phong tạo ra mô hình phân tử từ những quả bóng nhựa và que. Ngày nay, những mô hình như vậy được máy tính thực hiện.










(Từ trái sang) Nhà khoa học Martin Karplus, Michael Levitt và Arieh Warshel. Ảnh: Business Insider



Từ những năm 1970, ba ông Karplus, Levitt và Warshel đã đặt nền tảng cho chương trình, nhằm hiểu và dự đoán các quá trình hóa học. Mô hình máy tính phản chiếu cuộc sống thực tế đã trở thành một phần quan trọng cho hầu hết tiến bộ trong ngành hóa học ngày nay. Nhờ phương pháp mà ba ông đưa ra, các nhà khoa học đã dùng máy tính để mô phỏng các phản ứng hóa học, ví dụ quá trình quang hợp của lá cây.


Đóng góp của ba ông Karplus, Levitt và Warshel là bước đột phá, vì họ đã kết hợp thành tựu vật lý kinh điển của Newton với vật lý lượng tử. Trước đây, các nhà hóa học phải lựa chọn sử dụng một trong hai. Sức mạnh của vật lý cơ bản là sự đơn giản trong các tính toán và có thể áp dụng để vẽ mô hình các phân tử lớn.


Nhưng điểm yếu là không có phương pháp mô phỏng phản ứng hóa học. Vì điều này, các nhà hóa học phải sử dụng vật lý lượng tử. Nhưng những tính toán trong vật lý lượng tử đòi hỏi phải có máy tính với khả năng tính toán cực lớn, nên chỉ được thực hiện đối với các phân tử nhỏ. Ba nhà khoa học Mỹ đã tận dụng thế mạnh của cả hai phương pháp trên.


Ví dụ, trong mô phỏng cách thức thuốc kết hợp với protein mục tiêu trong cơ thể, máy tính thực hiện tính toán lý thuyết lượng tử đối với các nguyên tử trong protein mục tiêu đã tương tác với thuốc. Phần còn lại của protein được tính toán bằng vật lý cổ điển đơn giản hơn.


Nhà khoa học 83 tuổi Karplus, mang hai quốc tịch Mỹ và Áo, đang công tác tại ĐH Strasbourg và ĐH Havard. Ông Levitt, 66 tuổi, mang quốc tịch Mỹ và Anh, đang giảng dạy tại ĐH Trường Y thuộc ĐH Stanford. Giáo sư Warshel, 73 tuổi, là công dân Mỹ và Israel, đang công tác tại ĐH Nam California.


TPO






Vào vụ thu hoạch càphê: vừa mất mùa, vừa rớt giá

Vào vụ thu hoạch càphê: vừa mất mùa, vừa rớt giá

Vào vụ thu hoạch càphê: vừa mất mùa, vừa rớt giá


SGTT.VN - Niên vụ càphê 2013 – 2014 đang vào giai đoạn thu hoạch chính vụ. Với người trồng càphê ở Tây Nguyên, năm nay là năm vừa mất mùa (giảm sản lượng) và vừa mất giá.










Cà phê niên vụ 2013 - 2014 mất mùa, mất giá. Trong ảnh: vì mưa nhiều nên hạt cà phê chín không đều. nông dân phải thu hoạch trái chín trước, chờ nắng lên sẽ thu hoạch rộ. Ảnh: Minh Phúc



Mất mùa do mưa


Ngay từ đầu năm, ông Hồ Văn Hay (Đạ Đờng, Lâm Hà, Lâm Đồng) đã biết trước sẽ thất thu năm sào càphê vì sau khi càphê trổ bông đã gặp hai ngày mưa liên tục. Đúng như tiên liệu, năm sào càphê đó hiện chỉ thu được khoảng 1 tấn nhân khô. “3,5ha còn lại, vụ mùa này tui thu được khoảng 15 tấn. Nếu như năm sào kia mà không bị dính mưa, năm nay tui thu khoảng 17 tấn nhân khô”, ông Hay tiếc rẻ. Tính toán là vậy nhưng cũng theo ông Hay, đang trong mùa “thu cà” mà lại gặp mưa nên không phơi được, tỷ lệ mốc và thúi (những hạt non) ước chừng 10 – 15% trên tổng sản lượng, ước chừng ông Hay chỉ thu được 15 tấn.


Dù không trực tiếp trồng càphê nhưng ông Nguyễn Bá Linh, trưởng đại diện cho một công ty kinh doanh phân bón đang “ôm mặt khóc ròng” vì năm nay càphê mất mùa, mất giá. “Sẽ khó thu hồi vốn từ bà con trồng càphê trong những hợp đồng mua phân từ hồi đầu vụ”, ông Linh nói. Theo lời ông Linh, năm nay Dăk Lăk và Dăk Nông mưa nhiều nên sản lượng càphê thấp, chưa kể diện tích càphê bị trốc gốc do những đợt mưa lớn, nhất là trong hai cơn bão số 8 và số 9.


Vùng càphê Gia Lai cũng trong tình trạng mất mùa vì mưa nhiều. Theo đại diện phòng kinh tế huyện Chư Sê (Gia Lai), tỷ lệ càphê đậu trái năm nay thấp. Do gió và mưa lớn từ những cơn bão dồn dập nên hạt không to, trái xanh rụng nhiều. “Suốt mấy tuần nay không có nắng nên càphê chín bị mốc và thúi. Năm nay thời tiết khắc nghiệt thiệt”, vị đại diện phòng kinh tế Chư Sê than thở.


Giá thấp hơn năm ngoái


Đầu niên vụ 2012 – 2013, ông Lê Vinh (Lâm Hà, Lâm Đồng), chủ đại lý thu mua càphê nhân xô với giá 37.000 – 38.500 đồng/kg nhưng niên vụ năm nay, ông chỉ còn mua với giá 32.000 đồng/kg. Ông Vinh nói: “Năm nay Brazil được mùa nên giá thế giới xuống thấp, mình cũng phải thu mua giá thấp”. Ông Hay cho biết thêm, không chỉ mua giá thấp mà năm nay các đại lý cũng “chảnh” trong việc gom hàng của người trồng càphê vì mưa nên năm nay hạt càphê “xấu xí”, kể cả lượng càphê còn để dành từ mùa trước cũng lên mốc. Ông Hay tiếc rẻ: “Nhà còn 2 tấn càphê từ vụ trước, hồi đầu năm giá lên 48.000 đồng/kg không bán vì nghĩ rằng giá sẽ lên ngoài 50.000 đồng nhưng nay cũng đành phải bán với giá này”.


Tuy là vựa càphê nhưng từ những ngày đầu vụ tới nay, người trồng càphê ở Dăk Lăk không thể bán với giá cao hơn những vùng khác, cũng chỉ dao động từ 32.000 – 33.000 đồng/kg nhân xô. Còn ở Gia Lai, những ngày đầu vụ, giá càphê nhích lên được 36.000 – 37.000 đồng/kg nhưng chỉ vài tuần sau, giá chỉ còn 33.000 – 34.000 đồng/kg tuỳ theo màu và chất lượng hạt càphê. “Năm nay mưa nhiều nên hạt càphê không mập như những mùa trước. Còn độ ẩm thì cao vì không đủ nắng để phơi”, một nông dân trồng càphê ở Chư Sê cho biết như vậy.


Đã bước sang tháng 10 mà Tây Nguyên vẫn đang sụt sùi mưa. Nhiều vườn càphê phải thuê người đi hái trái chín trước, chờ nắng lên mới suốt cả cành…


Song Minh – Hoàng Bảy






Đến thời của internet cáp quang

Đến thời của internet cáp quang

Đến thời của internet cáp quang


SGTT.VN - Dù xuất hiện trên thị trường đã lâu nhưng chỉ đến gần đây, các nhà cung cấp dịch vụ internet bằng cáp quang (FTTH – fiber to the home) mới tung ra nhiều “chiêu thức” để giành giật từng khách hàng. Cuộc cạnh tranh đến hồi gay cấn.










Nhiều hộ gia đình đã thay thế ADSL bằng FTTH. Trong ảnh: Hoàng Thế Huân, trưởng nhóm thi công cáp quang của FPT Telecom chi nhánh miền Nam đang kiểm tra hộp cáp quang trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3, TP.HCM). Ảnh: Minh Phúc



Dịch vụ internet bằng cáp quang ra đời cách đây hơn bảy năm, dù tốc độ tăng trưởng không như kỳ vọng của các nhà cung cấp, nhưng với sự phát triển hiện nay của dịch vụ giải trí với công nghệ Over the top (OTT) trên mạng internet như xem phim, xem các chương trình truyền hình… khả năng internet cáp quang thay thế ADSL là không xa.


Giành từng khách hàng


Nhiều nhà khai thác FTTH thừa nhận, chi phí đầu tư hạ tầng cáp quang hiện đã giảm nhiều. Nếu năm 2009, để kéo 1km cáp quang phải tốn 40 triệu đồng thì nay chỉ còn 5 – 8 triệu đồng. Vì chi phí đầu tư hạ tầng giảm, nhiều đối thủ cạnh tranh, để thu hút khách hàng, nhất là khách hàng gia đình, các nhà cung cấp đua nhau bung ra những hình thức khuyến mãi, như: miễn phí lắp đặt và hoà mạng (từ 1 – 8 triệu đồng tuỳ theo nhà mạng), tặng modem wifi, địa chỉ IP tĩnh, thiết bị chuyển đổi tín hiệu (converter), tặng thêm cước khi đóng cước trước…


Một trong những động thái cạnh tranh quyết liệt nhất chính là giảm cước thuê bao hàng tháng. Viettel hiện là nhà cung cấp FTTH có giá cước thấp nhất: 350.000 đồng/tháng cho gói cước Eco có tốc độ 12Mbps. Cũng tốc độ trên nhưng giá của VNPT là 487.500 đồng/tháng. Chia sẻ về việc mức cước của Viettel rẻ nhất, một chuyên gia viễn thông cho biết, hạ tầng của Viettel “hùng hậu” nên nhà mạng này sẵn sàng “down” giá hết mức để lấy số đông bù vào giá thấp. Còn FPT Telecom dùng chiêu giảm giá để dụ dỗ khách hàng từ những nhà cung cấp khác (VNPT, Viettel). Thanh Ngân, nhân viên kinh doanh của FPT Telecom chi nhánh TP.HCM cho biết, nếu khách hàng huỷ hợp đồng dịch vụ FTTH với nhà cung cấp trước đó, khi sử dụng gói FTTH Play của FPT sẽ được giảm 500.000 đồng/tháng, còn lại 1 triệu đồng/tháng.


Ngoài việc tặng những phụ kiện kèm theo, để thu hút khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ FTTH còn dùng chiêu “đóng cước trước, được tặng cước”. Trung tâm FTTH của Viettel chi nhánh TP.HCM cho biết, từ nay đến hết 15.10.2013, khi khách hàng đóng cước trước sáu tháng sẽ được tặng một tháng cước, còn đóng trước 12 tháng sẽ được tặng hai tháng cước.


FPT cũng áp dụng hình thức tặng cước nếu khách hàng đóng cước trước (sáu hoặc 12 tháng). Với gói Fiber Business (800.000 đồng/tháng), nếu đóng cước trước sáu tháng sẽ được tặng hai tháng, còn đóng 12 tháng sẽ được tặng sáu tháng. Còn hai gói Fiber Play và Plus, nếu đóng sáu tháng sẽ được tặng một tháng cước, còn đóng 12 tháng sẽ được tặng ba tháng. VNPT không áp dụng hình thức trên mà trừ thẳng từ 30 – 40% vào từng gói cước hiện hữu.


Sẽ thay thế ADSL?


Ông Lê Văn (quận 3, TP.HCM) cho biết, để đáp ứng nhu cầu cả nhà sử dụng các dịch vụ giải trí với công nghệ Over the top (OTT) trên mạng internet như xem phim, xem các chương trình truyền hình… ông đã chuyển sang sử dụng gói cáp quang từ hồi đầu năm. “Với mức cước hiện nay, tôi thấy sử dụng cáp quang hơn hẳn ADSL”, ông Văn chia sẻ thêm. Ông Văn phân tích, gói ADSL Mega Maxi (của VNPT) tốc độ down/up 8Mbps/512Kbps có giá 750.000 đồng/tháng, trong khi đó, gói cước cáp quang Eco của Viettel mà ông đang dùng có tốc độ 12Mbps nhưng giá cước chỉ có 350.000 đồng/tháng. Đối chiếu giữa giá cước của FTTH với giá cước dung lượng cao của ADSL, lựa chọn FTTH là một “quyết định sáng suốt” như lời tư vấn của bà Hương, công ty Thịnh Phát (Tân Bình, TP.HCM), đại lý cho VNPT TP.HCM. Theo bà Hương, về lý thuyết, cước thuê bao FTTH đắt hơn ADSL nhưng hiện nay giá thấp hơn vì FTTH đang trong giai đoạn khuyến mãi để thu hút khách hàng.


Về công nghệ, theo chuyên viên kỹ thuật của VDC2, FTTH có nhiều ưu điểm hơn ADSL như: độ ổn định của tín hiệu cao hơn do ít bị ảnh hưởng của môi trường, tốc độ tải về/tải lên bằng nhau, băng thông rộng nên đáp ứng nhiều ứng dụng trên internet: mạng riêng ảo, truyền dữ liệu, game online, truyền hình tương tác, xem phim theo yêu cầu, hội nghị truyền hình...; chất lượng truyền dẫn tín hiệu ổn định, không bị suy hao tín hiệu do điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp...


Không chỉ hạ giá cước mà các nhà cung cấp dịch vụ còn khai thác những ứng dụng nội dung số trên môi trường FTTH để gia tăng giá trị dịch vụ. Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, phó tổng giám đốc FPT Telecom, từ đầu năm, FPT đã nâng cấp dịch vụ truyền hình và kho phim theo chuẩn HD, dịch vụ camera an ninh giám sát cho gia đình với công nghệ lưu trữ trực tuyến trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. “FPT đang nghiên cứu những công nghệ mới để chạy trên những đường truyền FTTH sẽ có tốc độ lên tới 1Gbps cho nhóm khách hàng gia đình”, ông Linh cam kết.


Dù chưa có số liệu đối chứng nhưng theo các nhà cung cấp, với mức cước đã giảm nhiều, miễn chi phí lắp đặt nên gói internet FTTH hiện nay đã hút được những khách hàng gia đình vốn trước đây quen dùng ADSL. Ông Linh chia sẻ: “Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã mở rộng cáp quang để phục vụ cho các hộ gia đình. Việt Nam cũng vậy, các nhà cung cấp FTTH đang nhắm đến nhóm khách hàng này”.


Gia Vinh









Tính đến cuối tháng 8.2013, theo thống kê của cục Viễn thông (bộ Thông tin và truyền thông), cả nước có 236.538 thuê bao cáp quang. Trong đó, Viettel dẫn đầu thị trường với 43,6% thị phần, tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam: 36,6%, FPT: 13,9%, CMC: 3,7%, Saigon Postel (SPT): 1,1%, Netnam: 0,8%... Trong ba tháng gần đây, mỗi tháng dịch vụ FTTH tăng gần 8.000 thuê bao. Tỷ lệ thuê bao FTTH trên tổng băng thông rộng cố định (4,87 triệu thuê bao/tháng 8.2013) chỉ đạt mức 4,84%.







“Sói ăn thịt, cừu ăn chay thì cần gì người viết ý tưởng!”

“Sói ăn thịt, cừu ăn chay thì cần gì người viết ý tưởng!”

Copywriter Huỳnh Vĩnh Sơn


“Sói ăn thịt, cừu ăn chay thì cần gì người viết ý tưởng!”


SGTT.VN - Cuốn Ý tưởng này là của chúng mình dày hơn 300 trang của tác giả Huỳnh Vĩnh Sơn, 26 tuổi, một copywriter (người viết ý tưởng) vừa ra mắt đã khuấy động dư luận giới làm truyền thông quảng cáo và dịch vụ ý tưởng sáng tạo. Đây là cuốn sách hiếm hoi viết về một lĩnh vực thời thượng, lại được thể hiện sống động, thông minh, thấu cảm và mang nhiều tâm huyết của một tác giả người Việt, lại là kẻ mới chỉ vào nghề bốn năm.











Huỳnh Vĩnh Sơn có cuộc trao đổi thú vị với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về sách và nghề của mình trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.


“Rang tôm” – cách mà Sơn vẫn nói trại để diễn tả từ brainstorm: động não, tư duy – trong tư cách người viết sách có áp lực và “thú” như “rang tôm” khi làm copywriter?


Cũng may là nhẹ nhàng dễ dàng hơn rất nhiều.


Mỗi vai có một “con thú” riêng. Copywriter khi sáng tạo cho nhãn hàng luôn phải quan tâm đến cá tính thương hiệu, cá tính của ba má thương hiệu (marketer – người làm ngành tiếp thị), viết hay trình bày ý tưởng xong rồi hay bị kêu chỉnh tới chỉnh lui. Viết sao cho người xem mẩu quảng cáo phải cảm và hiểu đúng điều thương hiệu muốn, đó là mục tiêu tối thượng của truyền thông – quảng cáo.


Sáng tạo trên trang sách là trải lòng về nghề và người. Chữ tuôn ra tự nhiên hơn, đỡ quảng cáo hơn, nhưng phải “rang tôm” diễn đạt sao cho đơn giản, vui vui. Khi viết hay tự hỏi mình: viết thế này người đọc có thích không? Có bật cười không? Người không làm quảng cáo có hiểu câu chuyện mình đang kể không? Có thích đọc không?


Với một bạn đọc không làm quảng cáo như tôi, ngoài việc hơi lợn cợn về việc bê nguyên xi quá nhiều thuật ngữ gốc, tiếng Anh (không những thế, còn chơi chữ, đùa giỡn với chúng), thì tất cả đều... dễ gần và hấp dẫn. Nhưng Ý tưởng này là của chúng mình – nghe có vẻ đi ngược cá tính, cái tôi hay chủ nghĩa cá nhân mà dân làm ý tưởng sáng tạo thường tôn thờ (và ưa phô diễn)? Hình như ngay từ tựa sách, anh đã ngầm gửi gắm quan niệm về sự cộng hưởng sáng tạo?


Năm đầu tiên, đang còn “trăng mật” với ngành, mình đã luôn mơ ước sẽ làm nên những thông điệp đậm tính cá nhân, nghe một phát là biết “ý tưởng của Sơn” ngay! Hết sức trẻ con!


Bởi thứ nhất, ý tưởng chưa bao giờ là 100% của riêng bạn. Ý tưởng bạn nghĩ ra được truyền cảm hứng từ những ý tưởng khác, con người khác, những quan sát trong cuộc sống.


Thứ hai, trong bước đầu của quy trình sáng tạo, đúng là “chỉ ta với ta”, mài trải nghiệm thành ý tưởng. Nhưng hơn thua nhau là cách bạn hoàn thành ý tưởng, đưa nó đến người xem, cho dù bạn có sáng tạo trong ngành quảng cáo hay không. Một mình, bạn rất khó, hoặc không thể, hoàn tất bước này vì không đủ kinh nghiệm và chuyên môn. Ví dụ, một phim quảng cáo (TVC) 30 giây thôi thì êkíp đã gần cả trăm người, qua bốn, năm khâu khác nhau rồi. Lên khung storyboard (kịch bản phác hoạ), quay, hiệu chỉnh… không có đồng đội, ý tưởng của bạn không bao giờ thành hình. Đó là vẻ đẹp, là sức hấp dẫn của công việc sáng tạo đã giúp mình trụ lại trong ngành cho đến ngày hôm nay. Ý tưởng hay luôn là tối cần thiết, nhưng cũng chỉ là sự khởi đầu.


Hơn nữa, mỗi bạn sáng tạo là một cá tính độc đáo, là những chiều kích thú vị cho cái tôi của mình. Tuy làm chung cũng hay có mâu thuẫn, nhưng học hỏi thêm nhiều điều hay ho lắm, tội gì cứ đóng cửa loay hoay một mình!


Chọn lối viết gãy gọn, hài hước, thậm chí tinh quái để nói về không chỉ những ma lực mà còn cả những ức chế khó giãi bày khi sống đời sống một copywriter – có vẻ, ít nhiều văn phong đó chịu ảnh hưởng bởi lối viết từ một số cuốn sách ý tưởng sáng tạo của Jack Foster, Hugh Macleod hay Dan Ariely..., cả phong cách giễu nhại trong các tiểu thuyết của Milan Kundera, Frédéric Beigbeder...?


Tôi đến với quảng cáo bằng cái phông quản trị kinh doanh. Bắt đầu quan tâm đến viết lách khá trễ nên giọng văn chưa định hình chắc chắn nên bị chi phối rất nhiều từ các bậc tiền bối kể trên. Những đẳng cấp mà không biết “tu luyện” bao giờ mới với đến được. Cũng chẳng sao cả, mình từng đọc một lời khuyên trong quyển sách kinh điển về sáng tạo: “Cứ bắt chước những gì bạn yêu thích. Bắt chước đến một lúc nào đó bạn sẽ tìm được chính mình”.


Anh cũng hay nhắc lại câu nói của một người đi trước, đại ý, người làm copywriter luôn phải nhớ mình đang làm dịch vụ tạo ra ý tưởng sáng tạo – tất cả phục vụ cho nhãn hàng. Đây là nghề sáng tạo, nhưng là sáng tạo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vậy, vào thời điểm khủng hoảng kinh tế, khách hàng sẽ thực dụng, khắc nghiệt, thiển cận hơn trong tư duy hiệu quả, chắc hẳn có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề “tâm thần” của những copywriter?









Mỗi con người sinh ra vốn dĩ là một ý tưởng khác biệt rồi và môi trường quảng cáo là nơi luôn khuyến khích và nuôi dưỡng cái “độc” ấy.



Nhiều, rất nhiều. Copywriter luôn muốn làm nên những ấn phẩm quảng cáo sâu sắc, để người tiêu dùng không chỉ hiểu, được thuyết phục mà còn yêu mến sự thông minh, thú vị của nhãn hàng. Tuy nhiên thực tế ngoài kia khó cho phép điều này. Bên cạnh ngân sách ngày càng bóp chặt từ phía khách hàng, khiến họ nhát tay hơn khi duyệt những ý tưởng hơi mạo hiểm thì nhịp sống ngày càng cuồn cuộn khiến tâm lý người tiêu dùng cũng “xôi thịt” hơn. Đây là thực tế mà copywriter phải chấp nhận và tìm cách để vượt qua. Đây là sự tranh chấp nội tâm khiến copywriter vô cùng mệt mỏi, giữa “đứa trẻ” ham thích sự tươi mới, hồn nhiên của người làm sáng tạo và thực tế khắc nghiệt cơm áo gạo tiền của nền kinh tế thị trường ngoài kia. Hiểu thì hiểu đó, nhưng mỗi lần bị người làm tiếp thị từ chối những ý tưởng tâm huyết, lái nó sang một thông điệp “thẳng ruột ngựa”, để người tiêu dùng dễ hiểu, dễ mua hàng thì là một lần copywriter “buồn trong lòng một chút”, dần dần rất dễ bị chai sạn!

Bản thân tôi luôn tin rằng đó là đề bài khó cho mọi người làm trong ngành sáng tạo, không chỉ quảng cáo nên thay vì cứ uất ức thì hãy đối mặt và vượt qua. Cố gắng dùng ý tưởng của mình để thay đổi từng chút một. Than thở thì dễ lắm, ai than chả được!


Lối sống khác người của dân quảng cáo được kiến giải, biện hộ khá thấu đáo. Có thể gọi cuốn sách này là một “nỗ lực giải oan” cho nghề làm quảng cáo?


Không hẳn là giải oan, nói tôi viết vì tự hào về dân sáng tạo thì đúng hơn.


Mỗi con người sinh ra vốn dĩ là một ý tưởng khác biệt rồi và môi trường quảng cáo là nơi luôn khuyến khích và nuôi dưỡng cái “độc” ấy. Liên tục tiếp xúc cũng như nghĩ ra cái mới, gu thẩm mỹ và góc nhìn cuộc sống của bạn sẽ mỗi ngày được phát triển và rõ nét hơn. Khi lựa chọn một thứ gì đó để khoác lên người, bạn hồn nhiên chọn cái không những chỉ đẹp mà còn phải độc đáo. Rồi một ngày, ai đó gần bạn nhận xét… “khác người”! Khi suy xét, nhìn nhận một vấn đề, bạn luôn có những quan điểm lạ, đa chiều, tách hẳn đám đông hung hãn, thế là bị chúng nó gọi “điên điên, không bình thường”. Đó vừa là nỗi buồn nhưng cũng là niềm vui riêng của người làm sáng tạo.


Quyển sách của tôi chỉ đơn giản nói lên phần nào nỗi niềm ấy, cảm được thì cảm, không thì “lũ” chúng tôi cũng hiên ngang sáng tạo thôi. Riết rồi cũng quen, chẳng sợ “đá” hay “bàn phím” nào nữa, chỉ sợ thiếu ý tưởng, hehe!


Rất nhiều người làm nghề copywriter danh tiếng một thời bỗng dưng “mất tích” khi họ chạm đến giới hạn sáng tạo của bản thân hay cũng có thể một hôm nào đó nhìn thấy “hư vô” về nghề. Cuốn sách của anh dường như vẫn là một lời mời gọi sự dấn thân vào nghề này với nhiều cảm hứng và đam mê. Song, hình như nó chưa có sự chuẩn bị nào cho tâm trạng “giã từ”?


Chắc tại bản thân người viết cũng còn mê nghề quá, chưa vội nghĩ đến “giã từ” thôi! Bốn năm là thời gian quá ít ỏi để được gọi là nắm vững một nghề, nhất là việc viết ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm! Còn rất nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng mà tôi phải trau dồi thêm.


Mình luôn nghĩ “sống đến đâu viết đến đó, không thể viết hơn những gì mình sống được” nên ngoại trừ bài Bỏ cuộc chơi, mình chưa dám viết sâu hơn về tâm lý những “cây đa cây đề” đã chuyển nghề. Chưa có trải nghiệm nên cố viết sẽ không đúng!


Ngành quảng cáo luôn cần sự tươi mới của các bạn trẻ và tôi mong quyển sách sẽ phần nào mở cửa, đón nhiều hơn những trái tim yêu sáng tạo đến “bất cần thân thể”, thật ra chẳng cần “nhiều”, “một vài” là vui lắm rồi!


Bốn năm liệu có quá sớm để đưa ra một bản nhật ký trải nghiệm, trong bối cảnh thực tế về nghề không ngừng thay đổi?


Khi viết những bài đầu tiên trên weblog ToiYeuMarketing.com, tạm gọi là “đềpa”, thú thật mình cũng rất nhát tay. Sợ những gì mình trải qua còn non quá, chưa tròn trịa, đủ hay để chia sẻ với mọi người. Nhưng càng viết thì không ngờ lại được đón nhận rất nồng nhiệt trên web cũng như Facebook. Từ các bạn teen đến “mãn teen”, trong lẫn ngoài ngành. Lúc ấy mới nhận ra tuy nghề quảng cáo thay đổi từng giây theo dòng chảy công nghệ nhưng có một thứ rất ít thay đổi, đó là “tâm sự của người làm sáng tạo”, là những mâu thuẫn tuy đang xảy ra rất nhiều trong cuộc sống nhưng hình như ngoại trừ mình, chưa ai dám chạm đến hay nghĩ nó đáng để lên tiếng!


Nên tôi nghĩ bốn năm là vừa đủ, hú hồn (thở phào!), đủ gom góp những câu chuyện thật, ý nghĩa cho mọi người hiểu thêm về giới quảng cáo đầy màu sắc, cũng đủ còn “tươi” để truyền tải nó thật “nhí nhảnh”, thú vị.


Sói Ăn Chay, cái nickname trên thế giới mạng có liên quan gì đến cái “vai” copywriter Huỳnh Vĩnh Sơn?


Sói Ăn Chay là lời tôi dặn dò chính mình: ý tưởng hay, khiến người ta nhớ và thích là ý tưởng phải hơi “sai” một chút, chính cái “sai” này mới tạo nên khác biệt, tạo nên cá tính. Nghĩ ra những ý tưởng kiểu Sói Ăn Thịt, Cừu Ăn Chay thì cần gì copywriter!


Anh có vận dụng khả năng của một copywriter vào việc thúc đẩy hiệu quả phát hành cuốn sách?


Có, nhưng thiệt tình cũng… chưa tốt lắm! Trước đến nay múa bút viết cho người khác thì được, nhưng bây giờ viết để “bán” tác phẩm đầu tay của mình thì lúng túng vô cùng! Ngay từ phần soạn thông tin tác giả đã rất khó khăn rồi, kế đến là viết “copy” để thuyết phục người ta mua sách cũng khá “ác mộng”! Cũng may là qua vài buổi ra mắt sách (29.9, tại TP.HCM – NV), có dịp chia sẻ thêm với độc giả về nội dung sách thì mình cũng đã hoàn thiện hơn một chút, nắm rõ và sát hơn về những giá trị mà Ý tưởng này là của chúng mình gởi đến mọi người.


thực hiện: Nguyễn Vinh


chân dung hội hoạ: Hoàng Tường


















Huỳnh Vĩnh Sơn sinh năm 1987 tại Sài Gòn. Lao vào ngành quảng cáo ngay những ngày đầu mới ra trường, tính đến nay vừa tròn bốn năm sáng tạo, viết văn quảng cáo cho các tập đoàn truyền thông đa quốc gia, cho các nhãn hàng khá lớn ở Việt Nam.


Sáng lập ToiYeuMarketing.com, weblog chia sẻ về truyền thông, tiếp thị và sáng tạo được đông đảo sinh viên yêu thích. Đây cũng là nơi Sơn bắt đầu chuyên đề 160 bài về thế giới quảng cáo ở Việt Nam mang tên Nhật ký sáng tạo. Cuốn sách đầu tay Ý tưởng này là của chúng mình (NXB Trẻ, 10.2013) là tuyển chọn 100 bài trong số đó.







Phân lập ba hợp chất từ vỏ cây mắm ổi

Phân lập ba hợp chất từ vỏ cây mắm ổi

Phân lập ba hợp chất từ vỏ cây mắm ổi











SGTT.VN - Nhóm nghiên cứu Lê Thanh Phước và Lâm Thuý Phương, đại học Cần Thơ đã phân lập và nhận dạng được ba hợp chất triterpen từ cao petroleum ether của vỏ cây mắm ổi, gồm: taraxerol, taraxerone và betulin.


Taraxerol có hoạt tính kháng vi sinh vật, chống viêm và chống khối u... Taraxerone có hoạt tính chống bệnh sốt đen do ký sinh trùng Leishmania donovani gây bệnh và hoạt tính chống khối u đối với dòng tế bào bạch cầu K562... Betulin được dùng làm nguyên liệu ban đầu để chuyển hoá thành axit betulinic có hoạt tính sinh học cao, thể hiện hoạt tính chống HIV, bảo vệ gan…


Cây mắm ổi có tên khoa học là Avicennia marina, thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), trồng hoặc mọc hoang ở vùng nước mặn hay nước lợ nhiều nơi trên nước ta.


Tuấn Châu






Chế tạo tay máy sáu bậc tự do – eRobot

Chế tạo tay máy sáu bậc tự do – eRobot

Chế tạo tay máy sáu bậc tự do – eRobot











SGTT.VN - ThS Đỗ Trần Thắng cùng các cộng sư thuộc viện Cơ học, viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo thành công tay máy sáu bậc tự do – eRobot dùng trong dây chuyền sản xuất cơ khí và phục vụ đào tạo.


Tay máy sáu bậc tự do – eRobot có tầm với lớn nhất: 600mm, độ chính xác vị trí: ± 2mm, độ chính xác lặp: ± 2mm, có thể thực hiện thao tác nắm gắp và di chuyển đối tượng có khối lượng dưới 0,5kg, hàn điểm…


Phần mềm điều khiển eRobot được viết bằng ngôn ngữ Visual C++ có giao diện thân thiện với người sử dụng, tích hợp công nghệ đồ họa 3D OpenGL. Tay máy sáu bậc tự do – eRobot có thể ứng dụng trong dây chuyền tự động hoá sản xuất cơ khí và công nghiệp, phục vụ công tác đào tạo về cơ điện tử…


tin, ảnh: Đỗ Đình






Vị đắng trong mùa thu hoạch mía

Vị đắng trong mùa thu hoạch mía

Đồng bằng sông Cửu Long


Vị đắng trong mùa thu hoạch mía


SGTT.VN - Trước khi vào vụ ép mía niên vụ 2013 – 2014, các nhà máy đường đã thoả thuận giá mua mía 10 chữ đường (CCS) tại vùng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang) là 850 đồng/kg và mức tăng, hoặc giảm cho 1 CCS tương đương 7 đồng/kg. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả sản xuất, các nhà máy đường trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng thống nhất không thu mua mía nguyện liệu có hàm lượng đường dưới 7 CCS.










Nông dân tỉnh Hậu Giang tranh thủ thu hoạch mía trước khi lũ về.



Vùng nguyên liệu mía Phụng Hiệp là nơi thu hoạch mía sớm nhất khu vực ĐBSCL, những năm lũ về sớm, nông dân phải đốn cả mía non để chạy lũ. Hiện nay, tại Phụng Hiệp, các giống mía chín sớm có giá mua khoảng 800 – 850 đồng/kg (mía có 8 – 10 CCS), trong khi đó, các giống mía chín muộn, hiện chỉ khoảng dưới 6 CCS, hoặc 7 CCS. Với các loại mía này, các nhà máy dù đã thoả thuận trước, nhưng khi nông dân thu hoạch, nhà máy buộc phải mua hỗ trợ cho nông dân với giá 500 – 600 đồng/kg.


Ông Trần Ngọc Điển, người trồng mía ở xã Hoà An (huyện Phụng Hiệp) so sánh: “Giá mía năm nay thấp hơn vụ năm ngoái khoảng 200 đồng/kg, nên rất ít người kiếm được lời”. Trong khi đó, theo ông Lê Văn Chí, chủ tịch UBND xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp), những người thu hoạch mía càng muộn, càng bị lỗ vì trước áp lực nước lũ về, giá nhân công tăng, tổn thất năng suất mía cũng tăng. Do vậy, khi nông dân chấp nhận bị lỗ vụ mía để kịp sạ lại vụ lúa, thì nhà máy đường phải gánh thêm một phần chi phí sản xuất do phải ép mía non. Nhà máy đường gặp khó, thương lái thu mua mía càng phập phồng, ông Nguyễn Văn Ân, lái buôn mía ở Phụng Hiệp than: “Mùa này, đi mua mía có nhiều may rủi, nếu mía đưa về tới nhà máy mà đo đủ 10 CCS, thì mới đủ tiền ghe, còn bị lỗ nặng hay nhẹ thì tuỳ chữ đường rớt nhiều hay ít”.


Mấy năm gần đây, cây mía được cho là loại cây trồng đạt hiệu quả thấp so với một số cây trồng khác. Ở huyện Trà Cú (Trà Vinh), mặc dù có lợi thế mía lưu gốc, nhưng không ít nông dân đã phá bỏ mía để chuyển sang mô hình sản xuất khác. Do trồng mía không lời, nên tính đến cuối tháng 9.2013, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 360ha ao nuôi thuỷ sản (cá tra, cá lóc) nước ngọt, mà phần lớn là mô hình sản xuất vừa được chuyển đổi sang từ cây mía.


Hậu Giang là tỉnh có vùng nguyên liệu mía lớn nhất khu vực ĐBSCL. Qua nhiều năm thăng trầm với cây mía, nhiều nông dân Hậu Giang đã không còn mặn mà với cây mía. Niên vụ mía năm nay, tỉnh Hậu Giang chỉ trồng khoảng 14.000ha mía, giảm gần 190ha so năm trước. Theo kế hoạch, Hậu Giang sẽ cố gắng duy trì khoảng 10.000ha mía nguyên liệu phục vụ cho ba nhà máy đường trên địa bàn. Tuy nhiên, mối lo lớn nhất của các nhà máy là nếu mua mía giá cao, đảm bảo có lời cho nông dân, thì doanh nghiệp sẽ khó tồn tại, bởi mức giá chênh lệch hiện nay giữa đường nhập lậu từ biên giới Tây Nam và đường sản xuất trong nước đã cao hơn 1.000 đồng/kg.


bài và ảnh: Ngọc Tùng






Mọc lông, vai rút do thuốc trị hen?

Mọc lông, vai rút do thuốc trị hen?

Mọc lông, vai rút do thuốc trị hen?











Cách đây ba năm tôi bị hen độ 3, bác sĩ cho dùng thuốc xịt màu tím, loại đô 250 và giảm dần xuống đô 150. Dùng khoảng một năm thì khỏi. Hiện bệnh lại tái phát và tôi đang uống Salbutamon mỗi khi lên cơn. Mới đây tôi có đọc thông tin trên internet nói thuốc trị hen có tác dụng phụ làm mọc lông, vai rút… Thông tin này có thật không?


Minh Triều (minhtrieu2006@...)


PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, chủ tịch hội Hô hấp TP.HCM: Có những tác dụng phụ đó nếu dùng thuốc dạng uống hay chích. Tuy nhiên, hiện nay thuốc hen là dạng hít vào thẳng phổi nên tác dụng phụ rất hiếm. Bạn dùng thử Flixotide 125 dạng bình xịt định liều ngày hai lần, mỗi lần xịt họng hai nhát. Khi khó thở dùng hai nhát Ventolin, nếu thấy trong vòng một giờ mà không hết khó thở thì nên đi cấp cứu tại bệnh viện. Không nên uống Salbutamol. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có toa thuốc chính xác hơn.






Đưa nghề bánh tráng lên dây chuyền khép kín

Đưa nghề bánh tráng lên dây chuyền khép kín

Sáng chế vào đời


Đưa nghề bánh tráng lên dây chuyền khép kín


SGTT.VN - Một dây chuyền tráng – hấp và sấy bánh tráng khép kín vừa được công ty TNHH chế biến thực phẩm Trương Hiệp Thạnh (Long An) đưa vào vận hành ba tháng nay, nâng công suất lên 6 – 7 tấn bánh thành phẩm trong 24 giờ. Ông Trương Tuấn Nghĩa, giám đốc công ty cùng đội ngũ kỹ thuật của mình lại tiếp tục nghiên cứu công nghệ mới, thiết bị mới sản xuất khép kín để làm những loại bánh tráng có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.










Bánh tráng ra khỏi dây chuyền đã khô ngay.



Nâng cấp cho nghề thủ công


Có thể nói ông Trương Tường Minh và con trai Trương Tuấn Nghĩa là người khai sinh dây chuyền khép kín sản xuất bánh tráng, đưa một nghề thủ công lên sản xuất công nghiệp hoàn toàn.


Từ năm 1980, ông Minh đã là nhà xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm Việt Nam. Khoảng năm 2004, ông Minh nhận được đề nghị xuất bánh tráng, nhưng khi ông đặt các nơi cơ sở ở miền Đông Nam bộ và TP.HCM xuất đi thì bị trả về mấy lần, vì làm thủ công không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Đã chắc chắn có những thị trường lớn mà bỏ thì thật đáng tiếc, ông Minh quyết định sản xuất để kiểm soát chất lượng. Năm 2005, ông Minh lập thêm công ty TNHH chế biến thực phẩm Trương Hiệp Thạnh ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An, dồn hết vốn liếng vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất bánh tráng khép kín từ khâu đưa bột vào đến ra chiếc bánh tráng khô đóng gói ngay. Lúc đó, trên thị trường đã có nhiều nhà cung cấp máy tráng – hấp bánh tráng, hầu hết được cải tiến từ máy làm hủ tíu, bánh phở, nhưng ông Minh tìm mãi không có nơi nào có công nghệ sấy bánh tráng. Các cơ sở sản xuất bánh tráng vẫn phải phơi ngoài trời hoặc trong nhà. Ông Minh và con trai Trương Tuấn Nghĩa tự mày mò, phác thảo hệ thống khép kín sản xuất bánh tráng công nghiệp theo tiêu chuẩn sạch, trao đổi với kỹ sư cơ khí để nhờ họ giúp thiết kế. Vất vả hai năm lắp máy, chạy thử, kiểm tra chất lượng bánh…, bỏ đi hết một dàn máy, đến năm 2007 dàn máy thứ hai mới hình thành được như ý, chi phí đầu tư cho nhà máy bị lố đi khoảng 30% so với dự toán. Công suất dây chuyền đầu tiên là 3,5 tấn bánh tráng thành phẩm trong 24 giờ.


Khi công ty Trương Hiệp Thạnh chào hàng bánh tráng sạch, khách hàng Nhật và Mỹ đòi đến xem nhà máy sản xuất mới tin. Thấy dây chuyền điều khiển tự động trên các công đoạn vào bột, tráng, hấp và sấy, công nhân chỉ thực hiện công đoạn cắt bánh đã sấy khô (bằng máy) và đóng gói, khách hàng an tâm về tiêu chuẩn vệ sinh. Tháng 8.2007, Trương Hiệp Thạnh xuất 21 tấn bánh tráng đầu tiên, giá cao hơn bánh làm thủ công hoặc bán thủ công đến 30%. Nhớ lúc đó chúng tôi hỏi: “Người ta có vốn đang đầu tư vào bất động sản để mau sinh lời, sao ông lại đi theo việc sản xuất mặt hàng bình dân như bánh tráng”, ông Minh đã trả lời: “Có thể đối với người khác là tầm thường nhưng với cha con tôi, ý nghĩa lắm. Tỷ lệ lợi nhuận thấp, thu hồi vốn sẽ chậm nhưng tôi tin bánh tráng sẽ là một đặc sản quảng bá Việt Nam, vì có nhiều món ăn Việt Nam làm từ bánh tráng đang được nước ngoài yêu thích. Phát triển thị trường đòi hỏi kiên trì, quan trọng là tạo dựng uy tín. Khách yêu cầu bánh tráng phải trăm cái như nhau, lành lặn không được thủng lỗ nhỏ nào và tôi đã làm họ hài lòng”.


Ông Nghĩa thổ lộ, máy làm bánh tráng thật ra chưa có công nghệ nào hoàn chỉnh cả, nên hai cha con vẫn tiếp tục nghiên cứu cải tiến, đến lần thứ ba thì tỷ lệ bánh tráng đạt loại A tăng được 70 – 80%. Tâm huyết của hai cha con mới đi được quãng đường ngắn, còn bao nhiêu điều ấp ủ, thì tháng 3.2010, ông Minh qua đời. Ông Nghĩa vẫn kiên trì theo đuổi ước vọng của hai cha con.










Ông Nghĩa đang kiểm tra bộ phận sản xuất.



Không dừng đam mê


Khách hàng ở Mỹ, Nhật tăng sản lượng nhập khẩu bánh tráng mỗi năm, công ty Trương Hiệp Thạnh nay có thêm khách hàng ở Canada, Úc, đòi hỏi công suất nhà máy phải tăng. Lần thứ năm, ông Nghĩa cùng chính đội ngũ kỹ thuật cơ khí của nhà máy đã thiết kế dây chuyền mới, tăng công suất lên gấp đôi, bánh loại A trên 90%, mà chi phí đầu tư thấp hơn trước. Ông nói khó nhất là khách hàng Nhật, họ đòi bánh tráng có màu trắng đồng nhất, mặt bánh láng không một lỗ li ti, độ dày bánh phải đều nhau và đúng trọng lượng yêu cầu, nên công ty phải dùng cân điện tử để cân từng chiếc bánh khi đóng gói. Thật vui khi dây chuyền mới này đạt yêu cầu khó đó.


Ông Nghĩa tâm sự mỗi ngày ông càng thấy đam mê nghiên cứu bánh tráng, lúc nào trong giấc ngủ cũng thấy máy làm bánh tráng, đang ngủ bật thức dậy vẽ, tính toán. Thành công khi làm được sản phẩm khó khiến ông vui hơn kiếm được nhiều tiền. Ông tin công ty sẽ đầu tư ngày càng ít chi phí vì đã biết cách tính toán vật liệu làm để máy bền, chạy tốt, làm ra bánh đạt cao mà tiêu hao nguyên liệu ít hơn, khâu công nhân phân loại và đóng gói bánh tráng cũng làm việc khoẻ hơn. Ông Nghĩa và cộng sự đang nghiên cứu làm bánh tráng da cuốn chả giò cũng bằng dây chuyền tráng – hấp – sấy, nhưng kỹ thuật đòi hỏi khó hơn để đạt yêu cầu bánh khi cuốn chả giò chiên sẽ giòn tan ngay cả khi nguội và màu chả giò chiên phải vàng ánh. Hiện đã có những cơ sở xuất bánh tráng da cuốn chả giò dạng tươi đông lạnh, chỉ bảo quản được 2 – 3 tháng. Khách hàng gợi ý Trương Hiệp Thạnh sản xuất bánh tráng da cuốn chả giò sấy khô có thể bảo quản cả năm và không mất công trữ lạnh.


Xuất khẩu đã nhiều, ông Nghĩa cũng nghĩ đến việc đưa sản phẩm vào thị trường nội địa. Thế nhưng, băn khoăn nhất hiện nay của ông là các siêu thị yêu cầu mức chiết khấu quá cao nên muốn đưa giá hợp lý nhất đến người tiêu dùng rất khó.


bài và ảnh: Các Ngọc






Sẽ mở rộng kiểm toán hoạt động

Sẽ mở rộng kiểm toán hoạt động

Sẽ mở rộng kiểm toán hoạt động


SGTT.VN - Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên, cho biết, cơ quan này đang xây dựng đề án thành lập một vụ kiểm toán chuyên đề là Kiểm toán hoạt động trình Quốc hội.


Với loại hình mới này, các kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán, đưa ra các kiến nghị ngay từ khi chương trình, dự án đang triển khai, thậm chí khi mới ở khâu lập dự án tiền khả thi, nhờ vậy sẽ hạn chế được những thiếu sót, sai phạm, nếu có.










Ông Đoàn Xuân Tiên cho biết, một trong những hoạt động quan trọng của kiểm toán hằng năm là kiểm toán việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ (ảnh minh hoạ). Ảnh: nld.com.vn



Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đánh giá, việc chưa có một quy trình về Kiểm toán hoạt động trong hệ thống pháp luật Việt Nam là một hạn chế lớn kìm hãm sự phát triển của loại hình kiểm toán này trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Hạn chế này tới đây được khắc phục ra sao?


Kiểm toán hoạt động là một trong 3 loại hình kiểm toán, phát triển sau Kiểm toán tài chính và Kiểm toán tuân thủ, đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành từ lâu. Từ khi Luật Kiểm toán ra đời năm 2006, KTNN đã có định hướng dần từng bước mở rộng kiểm toán hoạt động, song đến nay, chúng ta vẫn chưa tiến hành riêng rẽ, mà chủ yếu lồng ghép cùng một số nội dung kiểm toán khác. Tuy nhiên, trong tháng 10.2013, chúng tôi chuẩn bị ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán, trong đó có Kiểm toán hoạt động.


Kiểm toán hoạt động có gì khác với hai loại hình truyền thống hiện nay là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính?


Mục tiêu của Kiểm toán hoạt động là tập trung nâng cao tính kinh tế của chương trình, dự án, hoặc nâng cao hiệu quả, hiệu lực kinh tế, xã hội của chương trình, dự án. Với Kiểm toán hoạt động, nghĩa là các kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán ngay trong quá trình thực hiện của một chương trình, dự án nào đó chứ không phải chờ đến khi chương trình, dự án đã hoàn thành như với kiểm toán tài chính – là kiểm toán khi quyết toán xong rồi, kí báo cáo kế toán rồi. Nhờ vậy, Kiểm toán Nhà nước có thể đưa ra đánh giá, kiến nghị để điều chỉnh ngay trong quá trình thực hiện chương trình, dự án được kiểm toán, chứ không phải, chúng tôi mới kiểm toán. Thậm chí, tiến tới kiểm toán chương trình, dự án ngay cả trước khi thực hiện, từ khâu lập dự án tiền khả thi, nhờ vậy sẽ sớm phát hiện, điều chỉnh những chương trình, dự án kém hiệu quả, dàn trải, lãng phí...


Dự kiến khi nào chúng ta bắt đầu tiến hành Kiểm toán hoạt động? Kiểm toán Nhà nước đã có kế hoạch kiểm toán hoạt động với dự án, chương trình nào chưa, thưa ông?


Chúng tôi đang xây dựng đề án thành lập vụ kiểm toán chuyên đề về Kiểm toán hoạt động, trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ đẩy mạnh, tăng cường và mở rộng Kiểm toán hoạt động, thay vì lồng ghép trong trong các chương trình kiểm toán khác như mấy năm gần đây.


Lĩnh vực nào sẽ được Kiểm toán hoạt động “để mắt”?


Một trong những tiêu chí chúng tôi lựa chọn cho Kiểm toán hoạt động là lĩnh vực đang được xã hội quan tâm hiện nay như quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản; vấn đề phát triển nhà đô thị; vấn đề về hiệu quả, hiệu lực, tính kinh tế của các dự án đầu tư...


Năm 2014, KTNN đề nghị kiểm toán 44 tập đoàn, tổng công ty, tăng 6 đơn vị so với năm nay. Thường vụ Quốc hội lo ngại, với quy mô tăng lên như vậy, chất lượng kiểm toán khó đáp ứng yêu cầu?


Về cơ bản, chúng tôi cố gắng giữ quy mô, nếu tăng chỉ một chút ít so với năm trước. Nhìn vào số lượng tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được kiểm toán thì thấy có tăng lên, nhưng mặt khác, tại mỗi đơn vị, chúng tôi sẽ nghiên cứu để chọn một số lĩnh vực quan trọng nhất để tiến hành kiểm toán, sao cho có trọng tâm, trọng điểm, nhờ vậy mà khối lượng công việc cũng không tăng nhiều, mặt khác cũng giúp cho kiến nghị của kiểm toán có tính khả thi hơn.


Hiện tại chúng ta có hơn 1.200 doanh nghiệp Nhà nước, trong khi mỗi năm chỉ kiểm toán được khoảng 50 đơn vị, thì đến bao giờ các tập đoàn, tổng công ty lớn mới được kiểm toán quay vòng trở lại?


Bên cạnh việc kiểm toán luân phiên, mang tính định kì, KTNN cũng rất chú trọng kiểm toán những đơn vị, vấn đề đang được xã hội quan tâm, hay gây bức xúc trong dư luận, do vậy có những tập đoàn, tổng công ty không phải đợi thời gian hay thứ tự mới được kiểm toán. Đó là lí do mà có tập đoàn, chúng tôi vừa kiểm toán năm ngoái, năm nay lại kiểm toán tiếp, như EVN chẳng hạn.


Xin cảm ơn ông!









Ông Đoàn Xuân Tiên cho biết, một trong những hoạt động quan trọng của kiểm toán hằng năm là kiểm toán việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ. Bước đầu kiểm toán nội dung này, cơ quan KTNN đã phát hiện một lượng vốn trái phiếu Chính phủ bị sử dụng sai mục đích gần 300 tỉ đồng và đã kiến nghị từng trường hợp để giải quyết sao cho phù hợp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu bởi KTNN chưa kết thúc toàn diện nội dung kiểm toán này ở tất cả các địa phương, các bộ, ngành.



Thảo Nguyễn (thực hiện)






Cuối năm, khởi động tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện dầu khí Vũng Áng 1

Cuối năm, khởi động tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện dầu khí Vũng Áng 1

Cuối năm, khởi động tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện dầu khí Vũng Áng 1


SGTT.VN - Tại buổi họp công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013, chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phùng Đình Thực cho biết giữa tháng 8.2013, đã đốt lò bằng dầu cho tổ máy số 1 chạy thử, theo kế hoạch tháng 12.2013 sẽ chính thức đốt lò bằng than cho tổ máy số 1.


Do đây là dự án sản xuất điện bằng than, nên tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ cho chạy thử nghiệm đến đầu quý 3/2014 mới chính thức hòa vào lưới điện. Theo đó, quý 4/2014 sẽ chạy thử tổ máy số 2. Theo hồ sơ thiết kế, dự án nhà máy nhiệt điện dầu khí Vũng Áng 1 có công suất 1.200Mw. Theo ông Thực, dự án này trước đây là của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trả lại, tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận.


Song Minh






TP.HCM: Kiểm tra giăm bông “bẩn”

TP.HCM: Kiểm tra giăm bông “bẩn”

TP.HCM: Kiểm tra giăm bông “bẩn”


SGTT.VN - Ngày 8.10, cục An toàn thực phẩm bộ Y tế đã yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM xác minh thông tin phản ánh về cơ sở sản xuất giăm bông bẩn trên địa bàn thành phố và báo cáo kết quả triển khai về cục trước ngày 20.10.










giăm bông bẩn bị phát hiện tại TP.HCM.



Trước đó, có thông tin phản ánh về việc cơ sở sản xuất giăm bông (da bao, thịt nguội) ở số 41 đường Miếu Gò Xoài, khu phố 11, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM sản xuất giăm bông không đảm bảo an toàn thực phẩm.


Cũng liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, cục cho biết vụ ngộ độc bếp ăn tập thể tại công ty TNHH MTV Wondo Vina trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện tổng số bệnh nhân ghi nhận được là 779 người, từ 10 giờ ngày 6.10 không ghi nhận bệnh nhân nào phải vào điều trị.


Tại năm cơ sở điều trị (Bệnh viện 120 Quân khu 9, Trung tâm Y tế thành phố Mỹ Tho, bệnh viện đa khoa tỉnh, trung tâm y tế huyện Chợ gạo, trung tâm y tế Gò Công Tây) đã có 711 người bình phục và ra viện, hiện còn 2 cơ sở đang điều trị cho 68 người. Các bệnh nhân đều tiến triển tốt, không có diễn biến bất thường.


Công tác điều trị, điều tra, xét nghiệm xác định nguyên nhân và các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả vụ ngộ độc vẫn đang được các cơ quan chức năng của địa phương triển khai quyết liệt và tích cực theo kế hoạch.


L.Hà






LG công bố những dòng tivi Ultra HD (4K) nhiều kích thước

LG công bố những dòng tivi Ultra HD (4K) nhiều kích thước

LG công bố những dòng tivi Ultra HD (4K) nhiều kích thước


SGTT.VN - Hôm nay, 9.10, LG Electronic Vietnam đã giới thiệu những chiếc tivi 4K mới nhất tại thị trường Việt Nam, gồm các mẫu: 84LA9800, 65LA9700, 65LA9650 và 55LA9650.










Chiếc tivi 4K mới nhất của LG vừa xuất hiện trên thị trường. Ảnh: Vũ Hương



Ông Ko Tae Yeon, tổng giám đốc LG Electronic Vietnam cho biết, những dòng tivi 4K mới có những công nghệ mới: bộ giải mã tín hiệu 4K – HEVC được tích hợp ngay bên trong chiếc tivi, xử lý trực tiếp các nội dung có độ phân giải 4K mà không cần đến đầu đọc tín hiệu 4K bên ngoài; bộ nâng cấp chất lượng hình ảnh Tru-Ultra HD cho phép xử lý và nâng cấp chuẩn hình ảnh từ HD, Full HD có chất lượng tương đương 4K, công nghệ tấm nền Nano Full LED...


Trước đây, những chiếc tivi 4K có kích thước từ 84inch trở lên thì nay LG là hãng sản xuất có nhiều kích thước khác nhau cho dòng tivi này: 55inch – 84,9 triệu đồng, 65 inch – 119 triệu đồng, 84 inch – 350 triệu đồng.


Gia Vinh






Du lịch Myamar được miễn thị thực

Du lịch Myamar được miễn thị thực

Du lịch Myamar được miễn thị thực


SGTT.VN - Theo thông tin từ vụ Thông tin báo chí bộ Ngoại giao, hiệp định giữa Việt Nam và Myamar về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông chính thức có hiệu lực từ ngày 26.10.2013.










Từ 26.10, người VN mang hộ chiếu phổ thông sẽ được miễn thị thực nhập cảnh vào Myanmar.



Theo Hiệp định này, công dân của một bên là người mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị ít nhất sáu tháng được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ bên kia với thời gian lưu trú không quá 14 ngày. Nếu có nhu cầu nhập cảnh và lưu trú với thời hạn trên 14 ngày thì phải làm thủ tục xin thị thực bên tiếp nhận trước khi nhập cảnh.


Như vậy, cho tới nay công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh, quá cảnh và lưu trú tại tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, trước mỗi chuyến đi công dân cần kiểm tra thời hạn lưu trú được miễn thị thực trên cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ www.lanhsuvietnam.gov.vn.


Thảo My






Các công ty công nghệ chung tay chắp cánh ước mơ

Các công ty công nghệ chung tay chắp cánh ước mơ

Các công ty công nghệ chung tay chắp cánh ước mơ


SGTT.VN - Tối ngày 5.10, tại Nhà văn hóa Thanh Niên (TP.HCM), báo Tuổi Trẻ phối hợp với tỉnh đoàn, sở Giáo dục - đào tạo 7 tỉnh, thành Đông Nam bộ đã tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho 205 tân sinh viên học giỏi, vượt khó.


Tổng kinh phí của đợt trao học bổng lần này là 1,25 tỉ đồng, bao gồm 5 triệu đồng/suất, kèm theo quà tặng bằng hiện vật.










Ông nguyễn Hoàng Trúc Ly, giám đốc marketing Nokia Việt Nam (thứ 2, từ phải qua) chia sẻ cùng các bạn sinh viên nhận học bổng.



Sự kiện này cũng đánh dấu chuỗi hoạt động đồng hành “Tiếp sức đến trường” cùng báo Tuổi Trẻ của Nokia Việt Nam và FPT Shop.


Ông nguyễn Hoàng Trúc Ly, giám đốc marketing của Nokia Việt Nam chia sẻ: “Nokia Việt Nam rất vinh hạnh được đồng hành cùng với chương trình để hỗ trợ cho các bạn sinh viên, góp phần động viên các bạn vượt qua khó khăn, chấp cánh cho những ước mơ tốt đẹp của các bạn bây giờ và trong tương lai”










Phần giao lưu xúc động với bạn Lê Hoàng Ngọc Thủy, sinh viên ĐH Văn lang và mẹ của em – cô Lê Thị Nghĩa. Ảnh:



Khán phòng lễ trao giải luôn đầy kín người, vừa là thân nhân các em, vừa có các sinh viên khóa trước đến làm tình nguyện, cũng có những người muốn ghé vào cùng chia sẻ cảm xúc, cùng xem clip phóng sự và lắng nghe những tâm tư đầy lắng đọng của những mảnh đời kém may mắn nhưng đầy nghị lực.










Nguyễn Thanh Tỵ - Đại học Công nghệ thông tin Tp.HCM: “Em cảm thấy rất xúc động khi nhận được chiếc Nokia Asha 501, em cũng đang góp tiền để mua 1 chiếc điện thoại nhưng chưa đủ tiền... Khi có chiếc điện thoại thì em cũng sẽ giảm chi phí tiền điện thoại vì em có thể sử dụng các ứng dụng mới trên máy Nokia 501 này như Yahoo!, Facebook...”



Chúng tôi bắt gặp em gái nhỏ với cái tên rất nam tính: Nguyễn Thị Dũng, em đứng tần ngần sau buổi trao học bổng. Dũng cho biết mình rất xúc động khi nhìn thấy nhiều trường hợp khó khăn hơn như bạn Lê Hoàng Ngọc Thủy có mẹ bị bệnh ung thư nhưng vẫn tần tảo cố gắng nuôi các con vào đại học; bạn Bùi Thị Thảo với “túp lều của cô giáo tương lai”… Em cho rằng mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người cùng trang lứa và mọi ước mơ của Dũng vẫn còn ở phía trước.










Nguyễn Thị Dũng (sinh năm 1995), tân sinh viên khoa Ngữ văn Anh trường Đại học sư phạm: “ Em cảm thấy rất vui khi được nhận chiếc Nokia Asha 501. Xin chân thành cảm ơn Nokia Việt Nam và FPT Shop đã tài trợ cho em có được chiếc điện thoại này nhằm hỗ trợ việc liên lạc với gia đình cũng như học tập thuận lợi hơn do nó có rất nhiều tính năng hữu ích!”.



Trước đó, chương trình xuất phát tại miền trung với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Huế, Nghệ An và Khánh Hòa với hơn 700 suất học bổng trị giá gần 4 tỉ đồng cùng hiện vật đã được trao tận tay với những lời gửi gắm, động viên các em vững bước đến trường.


Tại các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc, chương trình cũng được đón nhận rất nồng nhiệt từ các mạnh thường quân, cơ quan thông tấn báo đài cũng như người dân địa phương. Theo đó, gần 800 suất học bổng tiếp theo cùng 100 chiếc Nokia Asha 501 lại được trao tận tay các em, chia sẻ một phần gánh nặng trong năm học mới.










Ông Nguyễn Lê Minh, giám đốc ngành hàng điện thoại mới, công ty FPT shop trao tặng điện thoại Nokia Asha 501 đến tận tay các bạn tân sinh viên vượt khó tại khu vực Hà Nội.



Những giấc mơ có thể sẽ bị vùi lấp nếu không có những cánh tay vươn ra kịp thời. Nokia Việt Nam và FPT Shop vinh dự được là một nhịp cầu kết nối tri thức và tương lai cho các em. Không khí ấm áp của buổi lễ trao 205 suất cuối cùng tại Nhà văn hóa Thanh niên cũng đã khép lại một chặng đường đồng hành nhiều cảm xúc.


PV






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ