Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

“Hành trình vì khát vọng Việt” thúc đẩy sáng tạo và làm giàu bền vững

“Hành trình vì khát vọng Việt” thúc đẩy sáng tạo và làm giàu bền vững

“Hành trình vì khát vọng Việt” thúc đẩy sáng tạo và làm giàu bền vững


SGTT.VN - Ngày 18.10.2013, trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam cùng tập đoàn Trung Nguyên đã công bố chương trình “Hành trình vì khát vọng Việt” sẽ được thực hiện từ tháng 10.2013 đến tháng 2.2014.


Chương trình có hai hoạt động chính là cuộc thi “Sáng tạo tương lai” và Hành trình vì khát vọng Việt về nông thôn.


Cuộc thi “Sáng tạo tương lai” diễn ra tại năm khu vực cả nước (miển Bắc, miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ) với sự tham gia của sinh viên từ 30 trường đại học. Đội thi xuất sắc nhất sẽ được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sáng tạo và thành công tại Israel.


Hành trình vì khát vọng Việt về nông thôn diễn ra tại tám tỉnh, thành (Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương, Buôn Ma Thuột, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Giang) với trọng tâm là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm làm giàu bền vững của các điển hình kinh tế nông thôn và tư vấn cho thanh niên cách làm ăn, lập nghiệp.


Các Ngọc






Quảng Bình trong và sau cơn lũ dữ

Tháo gỡ vốn vay cho nông dân

Tháo gỡ vốn vay cho nông dân

Tháo gỡ vốn vay cho nông dân


SGTT.VN - Tăng trưởng tín dụng bình quân đối với nông nghiệp nông thôn trong ba năm (2010 – 2012) đã đạt gần 25% – được các chuyên gia về tài chính cho là ấn tượng. Tuy nhiên, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – nơi có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư cho sản xuất, nhưng nông dân vẫn thường xuyên trong cảnh “đói vốn”.










Nông dân miền Tây Nam bộ vẫn còn nghèo trong xã hội.



Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại vùng ĐBSCL trong tám tháng đầu năm nay là hơn 120.000 tỉ đồng, dù tăng 8,73% so cuối năm 2012, nhưng chỉ chiếm hơn 17% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc. Trong thực tế, khi có biến động lớn về giá cả, thiên tai… khả năng trả nợ ngân hàng của nông dân bị giảm sút mạnh, nên các ngân hàng chỉ cho vay nhỏ giọt, cầm chừng. Bảo hiểm lãi suất cho vay trong nông nghiệp nông thôn nhằm giảm bớt rủi ro trong cho vay được cho là biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp.


An toàn cho ngân hàng


Tại hội thảo giải pháp cho vay nông nghiệp nông thôn có bảo hiểm lãi suất ở vùng ĐBSCL do ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tại TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) ngày 17.10, TS Nguyễn Đức Hưởng, phó chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết: “Việc ký kết giữa LienVietPostBank và tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện (PTI) về bảo hiểm lãi suất miễn phí cho nông dân nhằm thực hiện chương trình 5.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp nông thôn ĐBSCL giai đoạn năm 2013 – 2015, sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân tiếp cận nguồn vốn này”. Theo đó, PTI sẽ thay mặt người được bảo hiểm (người vay theo chương trình này) trả khoản dư nợ lãi vay cho LienVietPostBank khi người được bảo hiểm không trả được nợ do thiên tai, thương tật vĩnh viễn hoặc thiệt mạng… Tổng số tiền lãi được bảo hiểm dự kiến cho chương trình này khoảng 800 tỉ đồng, trước mắt, PTI sẽ ký quỹ 10 tỉ đồng tại LienVietPosBank. Theo TS Hưởng, chương trình này sẽ góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen ở nông thôn.


Theo TS Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng viện Nghiên cứu khoa học thị trường – bộ Tài chính, cần tính đến các hình thức tín dụng toàn diện cho nông dân, trong đó có cả cho vay tiêu dùng để hạn chế tình trạng tín dụng đen. Tuy nhiên, TS Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho biết bảo hiểm nông nghiệp thường xuyên bị gián đoạn do mất cân đối từ nguồn thu, nguyên nhân bắt đầu từ việc bảo hiểm nông nghiệp chỉ triển khai trên phạm vi và quy mô không lớn; trong khi đó, những rủi ro xảy ra như: thất mùa, thiên tai, giá cả… thường ở quy mô vùng, miền. Do đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm khó đảm bảo được khả năng chi trả do không có nguồn thu từ những vùng miền khác để bù đắp lại.


Nông dân luôn chờ vốn


Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói: “Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 18 – 20% GDP, dù nhỏ nhưng là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế”. Bên cạnh đó, TS Nguyễn Đức Hưởng, thừa nhận: “Ngân hàng cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn sẽ an toàn hơn so với khu vực đô thị”. Nhưng vì sao ở khu vực nông nghiệp vẫn thường xuyên bị “đói” vốn?


Theo ông Lâm Hoàng Sa, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhu cầu vốn cho nông nghiệp nông thôn là rất lớn và cấp thiết, nhất là trong quá trình triển khai chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tuy nhiên, do nhu cầu vốn thường có yêu cầu vay dài hạn, hiệu quả đầu tư chưa thật sự ổn định, có nhiều rủi ro tiềm ẩn… nên các tổ chức tín dụng ngại cho vay. Mặt khác, nông dân ở khu vực nông thôn thường sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tài sản thế chấp… trong khi đó, trong thủ tục vay, các tổ chức tín dụng thường yêu cầu họ chứng minh năng lực tài chính, hiệu quả đầu tư… càng làm giảm cơ hội tiếp cận vốn của nông dân.


Ông Lê Minh Đức, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An, cho biết: “Nguồn vốn cho nông dân vay chỉ cần đáp ứng được ba yêu cầu chính: thủ tục đơn giản, lãi suất hợp lý, cho vay đúng thời điểm”. Còn ông Huỳnh Văn Thòn, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, chia sẻ: “Theo tính toán, công ty đã hỗ trợ cho các mô hình cánh đồng mẫu bằng cách ứng trước cho nông dân 962 đồng để làm ra mỗi kilôgam lúa”. Theo ông Thòn, đây là có thể xem là một hình thức hỗ trợ vốn, bảo hiểm gần như hầu hết rủi ro cho nông dân từ đầu tư sản xuất, dịch bệnh, giá cả… chỉ trừ tình huống thiên tai.


bài và ảnh Ngọc Tùng






Đã đến lúc phải có nhà quản lý bệnh viện chuyên nghiệp

Đã đến lúc phải có nhà quản lý bệnh viện chuyên nghiệp

Đã đến lúc phải có nhà quản lý bệnh viện chuyên nghiệp



SGTT.VN - Với xu thế phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ như hiện nay, mọi chuyện đều đòi hỏi sự chuyên nghiệp hoá, việc người đứng đầu bệnh viện không cần, hoặc cần ít chuyên môn về quản lý bệnh viện gần như không còn đúng.


1. Nói về kết quả thanh tra ba bệnh viện công lập ở TP.HCM (bệnh viện Bình Dân, Chấn thương chỉnh hình và Nguyễn Tri Phương) công bố trong tuần qua, một số lãnh đạo sở Y tế TP.HCM trước đây và hiện nay cùng thừa nhận “đó là một cú sốc đau đớn nhưng cần thiết để chấn chỉnh lại việc quản lý bệnh viện ở thành phố hiện nay”. Nhưng chấn chỉnh từ chỗ nào? Theo nhiều người, phải bắt đầu từ nhà quản lý bệnh viện.










Nếu được quản lý chuyên nghiệp thì bệnh viện sẽ không còn cảnh bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang nữa? Ảnh: Thanh Hảo



Khác với nhiều nước trên thế giới, nhà quản lý bệnh viện công ở nước ta thường được lựa chọn từ người có cống hiến lâu năm ở bệnh viện, có học hàm, học vị nổi bật (tiến sĩ, giáo sư/phó giáo sư) và thành tích chuyên môn được nhiều người công nhận (từng đứng đầu một khoa chuyên môn). Trong hoàn cảnh lịch sử nào đó, cách làm này không sai, vì khi nhà quản lý xuất thân từ bệnh viện, hiểu rõ nội tình của cơ sở, nhận được nhiều ủng hộ từ bên dưới, họ sẽ thành công. Thế nhưng, với xu thế phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ như hiện nay, mọi chuyện đều đòi hỏi sự chuyên nghiệp hoá, việc người đứng đầu bệnh viện không cần, hoặc cần ít chuyên môn về quản lý bệnh viện gần như không còn đúng.


Tham khảo danh sách 130 nhà điều hành (CEO) bệnh viện phi lợi nhuận (non-profit) của Mỹ do Becker’s Hospital Review công bố hồi tháng 7 vừa qua, người ta có thể nhận ra chỉ có độ 30 CEO dính dáng đến y khoa (bác sĩ, trưởng khoa y đại học), còn lại đều là những nhà quản lý chuyên nghiệp từng lăn lộn qua nhiều công ty và tập đoàn (kể cả quản lý bệnh viện), có bề dày về quản lý từ thấp đến cao trước khi được bổ nhiệm làm CEO bệnh viện. Cần nói thêm, những người trong danh sách do Becker’s Hospital Review lựa chọn đều có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và dẫn dắt những bệnh viện hàng đầu nước Mỹ. Không thể nói mô hình người đứng đầu các bệnh viện của Mỹ là nhà quản lý bệnh viện chuyên nghiệp là sai, bởi những bệnh viện này đều phát triển thành công.


2. Ở nước ta, giám đốc bệnh viện công lập thường là những người giỏi chuyên môn, vì thế thật đáng tiếc khi sau hàng chục năm học hành phấn đấu trong nghề nghiệp, một ngày nào đó họ phải từ bỏ chuyên môn để chuyển sang làm quản lý, lĩnh vực mà họ gần như phải bắt đầu từ số 0. “Một cầu thủ xuất sắc chưa hẳn là một huấn luyện viên tài ba”, câu nói này đúng không chỉ trong bóng đá mà cả trong nhiều lĩnh vực khác, kể cả quản lý bệnh viện. Khi nói đến quản lý bệnh viện, nhiều người thường nói đến một nhận định của bác sĩ Trần Tấn Trâm, nguyên giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM: “Ở nước ngoài, muốn cất nhắc ai làm giám đốc, người ta phải đào tạo người đó đầy đủ rồi mới cho lên làm lãnh đạo. Ở nước ta thì khác, thấy người nào được, ở trên cho người đó làm giám đốc ngay mà không chuẩn bị gì. Lên làm giám đốc, người này phải vừa làm, vừa học nghề quản lý. Làm được một nửa, hư một nửa. Họ đâu muốn như thế, nhưng năng lực họ cũng chỉ như thế mà thôi. Đến khi làm tốt, họ đến tuổi… về hưu”. Từ kết quả thanh tra các bệnh viện của TP.HCM vừa qua, gạt sang những lý do tế nhị, người ta có thể thấy mọi chuyện đều có phần xuất phát từ năng lực hạn chế của người quản lý.


3. Cách đây cả chục năm, từ việc nhận ra những vấn đề trong quản lý bệnh viện công, sở Y tế TP.HCM đã tổ chức cho nhiều giám đốc bệnh viện đi tham quan, học tập mô hình quản lý bệnh viện tại Singapore, một quốc gia khá tương đồng với chúng ta. Vài năm gần đây, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng mở chương trình đào tạo quản lý bệnh viện cho những nhà quản lý y tế, với các giảng viên hàng đầu từ Pháp. Nhưng cách làm này thực ra cũng chỉ là “đo ni đóng giày”, hay nói cách khác là đẽo gọt chiếc ghế giám đốc cho vừa vặn người ngồi, khác với cách làm buộc người ngồi phải hội đủ năng lực mới được ngồi lên chiếc ghế có kích cỡ theo như quy ước.


Do không chuyên tâm và thiếu năng lực quản lý, nên nhiều nhà quản lý bệnh viện công lập ở nước ta chỉ loay hoay với công việc hành chính như họp hành, ký giấy tờ hoặc quay lại công việc chuyên môn. Chuyện hai phó giám đốc bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trong giờ trực vẫn tham gia mổ dịch vụ là một minh chứng. Nhưng bệnh viện này đâu phải cá biệt, ở một bệnh viện phụ sản lớn của thành phố, giám đốc và phó giám đốc cũng mổ dịch vụ như những bác sĩ bình thường mà bỏ qua nhiệm vụ chính là quản lý, giúp bệnh viện phát triển chuyên môn, nâng cao thu nhập cho người lao động.


Trước những yếu kém trong quản lý bệnh viện công lập, cách đây một năm bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng mỗi một giám đốc bệnh viện phải là một CEO và đề nghị xây dựng lại tiêu chuẩn giám đốc bệnh viện. Bà nói: “Chúng ta không thể bắt giám đốc bệnh viện phải có học hàm giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ. Phó giáo sư, tiến sĩ suốt ngày đi giảng bài, đi làm nghiên cứu khoa học thì lấy đâu thời gian để quản lý bệnh viện?” Ý tưởng của người đứng đầu bộ Y tế có thể xem là một đột phá, nhưng từ đột phá này trở thành hiện thực có lẽ mất một thời gian khá lâu. Trong thời gian đó, người dân sẽ còn phải lĩnh nhận bao nhiêu hậu quả từ sự quản lý kém cỏi của người quản lý bệnh viện?


Phan Sơn






Đồng tiền đi liền khúc ruột như thế nào?

Đồng tiền đi liền khúc ruột như thế nào?

Đồng tiền đi liền khúc ruột như thế nào?


SGTT.VN - Câu “đồng tiền đi liền với khúc ruột” của ông bà vốn không sai. Nhưng để làm điều này, ông bà mình còn dạy cả việc ứng xử với đồng tiền thế nào để “đói cho sạch, rách cho thơm”.











Thông thường trước khi xem clip của các trang mạng khi phát tin, thường có đoạn quảng cáo, cũng như đi vào rạp xem phim, trước khi phim chính được chiếu thì phải chịu khó xem một trận quảng cáo dài có khi đến 30 phút, làm mờ cả mắt. Nhưng, “đồng tiền đi liền khúc ruột”, thôi thì cũng đành cho người kinh doanh ôm mớ tiền đó mà trích một phần thuế vào ngân sách quốc gia, còn mình thì giải khuây như đã muốn.


Nhưng mấy hôm nay, cộng đồng mạng đã phản ứng với kiểu quảng cáo dầu gội đầu trước clip điếu văn tiễn biệt một vị tướng, hay mới nhất là cảnh bão lũ miền Trung chỉ xuất hiện sau khi “cảm giác bạc hà mới làm bùng nổ cảm giác…”


Bất chấp hoàn cảnh và những cảm xúc hướng thượng, quảng cáo không đúng chỗ kiểu ấy thể hiện văn hoá của những người cứ chăm chăm kiếm tiền mỗi khi có cơ hội. Và vô tình cái “khúc ruột miền Trung” này đã bị tàn phá bởi bão tố còn bị nhiễm bẩn bởi những “khúc ruột” tham lam.


Có rất nhiều người dùng đồng tiền của mình làm từ thiện với cái tâm trong sạch. Họ phải lăn lộn vất vả để kiếm tiền, nhưng sẵn sàng chia sẻ cho người khác bằng niềm hạnh phúc chân thật. Họ chẳng bao giờ hiểu được vì sao có những kẻ có thể kiếm tiền ngay cả trong lúc mọi người nhỏ lệ cho sự mất mát, đau thương?


Hồ Trần






Làm sao biết rau, quả nhiễm thuốc trừ sâu?

Làm sao biết rau, quả nhiễm thuốc trừ sâu?

Làm sao biết rau, quả nhiễm thuốc trừ sâu?


Thống kê của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới đây cho biết kết quả giám sát tồn dư hoá chất trên rau, quả từ năm 2008 đến nay thì các loại sau có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu cao là: rau muống, rau ngót, cải xanh, đậu đỗ, nho tươi, dưa lê, chuối… Liệu có cách nào để người dân tự nhận biết?


Kim Hằng (TP.HCM)











Người đi chợ có thể phát hiện dư lượng hoá chất trong thực phẩm bằng cách đơn giản là ngửi và nhúng vào nước. Nếu ngửi nhanh thấy mùi hôi thì trong đó còn dư lượng của thuốc trừ sâu. Muốn biết rõ là thuốc trừ sâu gì thì chỉ có đem đến phòng thí nghiệm. Ban quản lý các chợ hiện cũng đã có một bước kiểm soát rau, quả và đảm bảo an toàn cho người mua. Nếu mua ở vỉa hè, lề đường thì dễ gặp rủi ro hơn.


Khi đi mua rau, quả phải xem kỹ hình dáng, màu sắc, độ tươi của rau, quả (không giập nát, héo úa, trầy xước), rau quả tươi thì chắc, nặng. Nhìn xem các cuống quả có bị đọng phấn lạ không, ngửi thử để phát hiện mùi lạ (nếu có dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ có mùi hắc và hôi). Người Việt mình có câu “Mua cá thì phải xem mang, mua bầu xem cuống mới toan không nhầm”.


BS Nguyễn Xuân Mai


(nguyên phó viện trưởng viện Vệ sinh y tế công cộng, bộ Y tế)






L800 không... “cỏ”

L800 không... “cỏ”

Dùng thử


L800 không... “cỏ”











SGTT.VN - Chiếc điện thoại “cỏ” L800 của hãng Gionee có dung lượng pin lên tới 3.000mAh, gấp ba đến bốn lần so với những chiếc điện thoại cỏ khác.


Khi đầy pin, với mức độ sử dụng từ 20 – 30 cuộc gọi (5 phút/cuộc)/ ngày, L800 có thể sử dụng từ 10 – 15 ngày mới phải sạc pin. Pin có dung lượng lớn hiện là một lựa chọn của những người có nhu cầu gọi nhiều, để thay thế cho những chiếc smartphone có thời gian hoạt động của pin không quá một ngày.


Ngoài dung lượng pin “khủng”, L800 còn có những chức năng mà nhiều chiếc điện thoại cỏ khác không có như: vào Google, Facebook, Oprera mini… trên màn hình 2,6 inch với tốc độ... “như rùa bò” nhưng cũng có cái để giải quyết những vấn đề khi cần Google hỗ trợ. L800 có 2 sim – 2 sóng, hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 16GB, camera 1,3 megapixel. Giá L800 ở mức chấp nhận được: 799.000 đồng.


Song Minh






Nhức đầu do thuốc giảm cân?

Nhức đầu do thuốc giảm cân?

Nhức đầu do thuốc giảm cân?


Cháu đang học lớp 11, có tiền sử rối loạn thần kinh tim, bắt đầu uống thuốc giảm cân khoảng hai năm nay. Gần đây cháu thường bị nhức đầu, choáng váng, chóng mặt, khó thở, khi thở lại rất đau bên phải. Khi phải tập trung suy nghĩ thì cháu nhức đầu kinh khủng. Xin hỏi có phải do tác dụng phụ của thuốc giảm cân?


Sóc Xinh (TP.HCM)


GS.TS.BS Lê Đức Hinh, chủ tịch hội Thần kinh Việt Nam: Cháu đã uống thuốc giảm cân trong hai năm nhưng không cho biết tình trạng giảm cân của cháu như thế nào, chế độ ăn uống ra sao nên tôi không rõ. Nhưng cháu từng bị rối loạn thần kinh tim mà lại uống thuốc giảm cân trong thời gian dài thì có thể cơ thể không thích ứng được với việc giảm cân, hơn nữa chức năng tim của cháu yếu nên ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của máu lên não và gây ra các hiện tượng trên. Theo tôi cháu nên ngừng uống thuốc giảm cân, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể vì tôi nghĩ các bạn trẻ ngày nay thường nhịn ăn để giảm cân, điều này sẽ không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cháu nên đi khám nội khoa, đặc biệt là đến chuyên khoa tim mạch để kiểm tra lại tình trạng bệnh tim của cháu.










Ảnh: mang tính minh họa







Tứ tấu Arties

Tứ tấu Arties










Tứ tấu Arties


SGTT.VN - Chương trình hoà nhạc cổ điển Tứ tấu Arties diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 31.10 tại hội trường trung tâm Văn hoá Pháp (Hà Nội).


Arties là nhóm nhạc đẳng cấp quốc tế, các thành viên đều tốt nghiệp các nhạc viện lớn ở châu Âu (Paris, Brussels, Berlin, Geneva...) và đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế (Dublin, Hamamatsu, Nielsen, ARD Munich, Florence, Long Thibaud, Heerlen, Illzaach...)


Chương trình nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp – Việt.


H.T






Tẩy basa ra khô... cá dứa

Tẩy basa ra khô... cá dứa

Tẩy basa ra khô... cá dứa


SGTT.VN - Do giá cao gấp ba lần mà hình dáng lại hao hao cá tra, cá basa nên khô cá dứa thường bị làm giả từ những loại cá cùng họ da trơn này. Bị lừa, người mua không chỉ mất tiền mà còn có nguy cơ nhiễm độc do ăn phải hoá chất dùng “tắm trắng” cá tra, basa thành cá dứa!










Cá dứa một nắng ăn với cơm nướng lá dứa của nhà hàng Yến Tiệc ở quận 7. Ảnh: Khởi Thức



Vàng thau lẫn lộn


Vừa qua, chị Ánh Ngọc ở quận 6, TP.HCM trong một lần đi du lịch biển thấy khô cá dứa chỉ 180.000 đồng/kg, rẻ gần nửa giá chị mua ở siêu thị đặc sản, bèn mua luôn 5 ký. Tuy nhiên, khi ăn thử thì chị phát hiện khô không có mùi thơm, thịt bở, không ngon bằng mấy lần mua trước. Tương tự, chị Thuỳ Vân ở quận Thủ Đức và gia đình trên đường đi Vũng Tàu về cũng ghé chợ mua khô cá dứa, giá 150.000 đồng/kg. Không ngờ, khi ngồi uống nước trước cổng chợ, chị tá hoả nghe người bán nước mách: “Đây là cá tra bị tẩy trắng bằng hoá chất chứ không phải cá dứa!”


Trong vai người cần mua chất tẩy trắng cá, chúng tôi liên hệ trang mạng của một công ty phân phối hoá chất. Nhân viên tư vấn rằng nên mua hoá chất tẩy đường có tên là sodium hydrosulfite, công thức hoá học là Na2S2O4, xuất xứ Đức, Trung Quốc. Sodium hydrosulfite được miêu tả có dạng bột tinh thể trắng, không mùi hoặc có mùi khí SO2 nhẹ, được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt nhuộm, tẩy trắng bột giấy, đất sét cao lanh và thực phẩm, là chất khử trong tổng hợp hữu cơ. Ngoài ra có thể dùng ôxy già tức hydrogen peroxide (H2O2) là chất lỏng, có công dụng oxy hoá mạnh, diệt khuẩn, ứng dụng trong ngành thuỷ sản, thú y, ngành giấy, dệt, xử lý nước…


Về phía nhà sản xuất, anh Lý Trường Huy, giám đốc công ty TNHH thương mại dịch vụ thực phẩm Yến Tiệc, cho biết cá dứa chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên, khan hiếm nên thường có giá cao, do vậy thị trường hiện nay thường sử dụng khô cá hú, cá tra và cá basa để giả khô cá dứa, trong đó tỷ lệ sử dụng cá basa làm giả chiếm tới 90%. Anh Huy khẳng định: “Hiện nay, tuỳ kích cỡ, khô cá dứa có giá 320.000 – 390.000 đồng/kg, dưới 300.000 đồng/kg là cá giả”. Điều mà những doanh nghiệp như anh Huy lo ngại, không chỉ là chuyện khó có thể cạnh tranh trong thời buổi “vàng thau lẫn lộn”, cũng không phải là chất lượng thịt cá ngon dở, mà là sức khoẻ người dùng sẽ ra sao khi ăn phải cá đã bị tắm hoá chất?


Nguy cơ khó lường


ThS Trần Trọng Vũ, giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm đại học Công nghệ Sài Gòn, cho biết theo danh mục phụ gia cho phép sử dụng của bộ Y tế (quyết định 3742/2001/QĐ-BYT) thì không có ôxy già. “Tuy nhiên, đó là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế một số cơ sở sản xuất thuỷ sản vẫn sử dụng một số chất tẩy trắng có chứa thành phần ôxy già để làm trắng mực, tôm… Điều quan trọng là nó hoà tan rất tốt trong nước, dễ bị rửa trôi và sau khi tham gia phản ứng oxy hoá khử nó tạo thành nước và hầu như không còn tồn dư trong sản phẩm”, ông Vũ khẳng định.


Ông Vũ cho biết thêm, theo IARC (cơ quan Nghiên cứu về ung thư quốc tế), ôxy già được xếp vào nhóm 3, nhóm các chất không có khả năng gây ung thư cho người. Ôxy già chỉ gây tổn thương nếu chúng ta tiếp xúc với dung dịch nồng độ cao, khi đó có thể nó sẽ gây cháy da, tổn thương niêm mạc… chứ chưa thấy có báo cáo xác nhận sản phẩm qua xử lý bằng ôxy già và không còn tồn dư có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.


Trong khi đó, sodium hydrosulfite là loại phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, là một tác nhân chống hoá nâu, có tính sát khuẩn, đối với các sản phẩm thuỷ sản thì hàm lượng sulfite tối đa cho phép tồn dư là 450mg/kg. Ngoài mối nguy nếu sử dụng quá hàm lượng cho phép, ThS Vũ lưu ý: “Trường hợp cá bị tẩy trắng không phải bởi hai chất trên mà bằng các loại hoá chất công nghiệp thì còn có nhiều nguy cơ khác”.


Để phân biệt khô cá dứa với cá tra, basa, đại diện công ty Yến Tiệc cho rằng ngoài độ chênh về giá cả, người tiêu dùng có thể căn cứ vào đặc trưng bên ngoài như chiều dài, màu sắc, mùi vị (xem box).


Sa Đồng – Trọng Văn















Bác sĩ Trung Quốc lại tháo chạy

Bác sĩ Trung Quốc lại tháo chạy

Bác sĩ Trung Quốc lại tháo chạy


SGTT.VN - Sáng ngày 18.10, thanh tra sở Y tế TP.HCM đã bất ngờ có mặt thanh tra phòng khám đa khoa Châu Á (646 – 648 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP.HCM). Vừa thấy cơ quan chức năng, năm bác sĩ Trung Quốc đang khám chữa bệnh đã vội vàng cởi bỏ áo blouse, bỏ chạy lên tầng 7 tòa nhà rồi khóa chặt cửa. Sau một hồi thuyết phục những người này mở cửa không được, thanh tra buộc phải nhờ công an phường và công an Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM hỗ trợ .


Khi lực công an đến, các bác sĩ Trung Quốc mới chịu mở cửa. Tại phòng khám, thanh tra ghi nhận có tám bác sĩ Trung Quốc, nhưng họ giải thích là chỉ tạt qua phòng khám chơi chứ không tác nghiệp. Mãi gần hai giờ sau khi đoàn thanh tra có mặt, bác sĩ Trương Quốc Trương, phụ trách khoa Sản của phòng khám mới có mặt để làm việc với cơ quan chức năng.










Phòng khám Châu Á. Ảnh: Phan Sơn



Tại phòng khám, đoàn thanh tra ghi nhận bệnh nhân Trần Thành (sinh năm 1976, ngụ tại quận 11) đang được truyền dịch. Không có bất kỳ bác sĩ Việt Nam nào có mặt, dù giấy phép hoạt động do bác sĩ trong nước đứng tên. Cơ quan chức năng cũng phát hiện nhiều loại thuốc Trung Quốc không có sổ ghi, các phiếu xét nghiệm bằng chữ Trung Quốc, hồ sơ bệnh án tiếng Trung Quốc.


Theo bác sĩ Phạm Kim Bình, phó chánh thanh tra sở Y tế TP.HCM, phòng khám Châu Á được sở Y tế cấp phép hoạt động vào tháng 6/2013, nhưng phòng khám không hề đăng ký có người nước ngoài hành nghề. Do đó, việc người nước ngoài khám, chữa bệnh tại đây là sai quy định.










Cơ quan chức năng làm việc với đại diện phòng khám. Ảnh: Phan Sơn



Ngoài vi phạm trên, phòng khám này còn tổ chức quảng cáo quá chức năng chuyên môn, phát tờ rơi không đúng thủ tục theo qui định về quảng cáo trong lĩnh vực y tế, không niêm yết giá dịch vụ, không lập hồ sơ bệnh án, không có sổ sách theo dõi bệnh nhân. Sở Y tế đã yêu cầu phòng khám tạm ngưng hoạt động khám chữa bệnh khi chưa được phép, ngưng việc quảng cáo phát tờ rơi, đóng cửa phòng thuốc cho đến khi xuất trình được các giấy phép liên quan, và yêu cầu cơ sở xuất trình các giấy tờ, hóa đơn chứng từ về máy móc thiết bị tại cơ sở. Song song đó, phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM cũng đã lập biên bản đối với 8 người Trung Quốc.


Cần nhắc lại, vào cuối tháng 8 năm nay, thanh tra sở Y tế TP.HCM cũng bất ngờ thanh tra phòng khám đa khoa Apollo (số 228 – 228A Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM) và phát hiện hàng loạt sai phạm. Tại đây, các “bác sĩ” Trung Quốc cũng lột áo blouse và trốn chạy.


Bình Yên






“Đói” cá tra giữa mùa xuất khẩu

“Đói” cá tra giữa mùa xuất khẩu

“Đói” cá tra giữa mùa xuất khẩu


SGTT.VN - Đúng như dự đoán của các doanh nghiệp cá tra, đến tuần giữa tháng 10 này giá cá vọt lên 23.500 – 24.000 đồng/kg, kéo theo giá xuất khẩu tăng. Cùng với đó là hàng loạt doanh nghiệp chỉ còn chạy cầm chừng hoặc ngưng hoạt động. Thiếu nguyên liệu đang trở nên trầm trọng, trong khi nhu cầu thị trường ngày một tốt lên thì doanh nghiệp lại không có hàng để bán.


Giá tăng, hết hàng


Từ đầu tháng 10 đến nay công ty cổ phần thuỷ sản An Giang (Agifish) chỉ có thể cung cấp hàng cho đối tác làm ăn truyền thống, có uy tín, còn lại số khách hàng mới đặt mua một vài lần thì phải từ chối. Ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc công ty nói do nguyên liệu cạn kiệt nên công ty không đủ hàng xuất khẩu cho khách hàng mới, việc lựa chọn đối tác cũ để bán lúc này được xem như là cách để Agifish “tri ân” họ.










Cá tra nguyên liệu đang thiếu trầm trọng. Trong khi nhu cầu thị trường ngày một tốt lên thì doanh nghiệp lại không có hàng để bán. Ảnh: TTXVN



Hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều cho biết vài tuần gần đây nhu cầu đặt hàng cá tra của nhà nhập khẩu đến từ Mỹ, châu Âu, Trung Đông, thậm chí cả Trung Quốc tăng khá mạnh. Khách hàng mua nhiều cá tra vào thời điểm này để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cuối năm, nhưng doanh nghiệp không có đủ hàng cung cấp do nguyên liệu khan hiếm. Agifish thuộc số ít doanh nghiệp có vùng nuôi riêng, ngoài ra còn liên kết nuôi gia công với hàng trăm hộ dân thông qua việc tài trợ thức ăn từ nhà máy Việt Thắng, nhưng ông Nguyễn Văn Ký cho hay công ty này vẫn phải “ăn đong” nguyên liệu từng bữa.


“Chúng tôi phải cử nhân viên xuống khảo sát tình hình ở từng ao. Những ao nuôi liên kết gia công với dân có khi còn phải canh me ngày đêm để ngăn chặn dân bán cá ra ngoài để hưởng giá cao hơn”, ông Ký kể.


Do thiếu nguyên liệu nên giá cá tra tăng vọt lên 24.000 đồng/kg ngay trong tuần giữa tháng 10 này. Ông Úc Anh, người nuôi cá ở cồn Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ hồ hởi nói: “Lúc này doanh nghiệp muốn bắt cá thì phải hẹn ngày trả tiền, chậm nhất là 15 ngày đến một tháng là phải thanh toán hết, không được vậy thì khó mà mua được cá của dân”. Theo ông Nguyễn Văn Kịch, tổng giám đốc công ty cổ phần thuỷ sản Cần Thơ (Cafatex), tình trạng thiếu cá nguyên liệu là có thật, không chỉ hụt nguyên liệu ở dưới ao mà trong kho ở các nhà máy cũng không còn nhiều hàng như trước nên dịp này, khách hàng đang có nhu cầu mua nhiều hơn cũng không có đủ để bán.


So với cách đây một tháng, giá cá tra xuất khẩu tăng ít nhất 0,2 – 0,25 cent/kg, lên mức 2,6 – 3 USD/kg. Rất tiếc, doanh nghiệp lại không còn đủ hàng để bán.


Thiếu nguyên liệu: sẽ là chuyện dài


Theo khảo sát của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, tổng sản lượng cá tra sản xuất từ nay đến cuối 2013 còn chưa đến 50.000 tấn, trong khi nhu cầu cần tới 300.000 tấn. Hiện nay, 70 nhà máy chế biến cá tra chỉ có chưa tới 30 nhà máy có vùng nguyên liệu nhưng cũng chỉ chủ động được 40%, còn 40 nhà máy phụ thuộc cá của dân, trong khi nguồn này hầu như không còn. Ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), cho biết do không còn nguyên liệu nên có nhiều nhà máy cá tra chỉ còn chạy cầm chừng, đa số chỉ đáp ứng 40 – 50% công suất hoặc một ngày làm nghỉ hai ba ngày.


Nhiều hộ dân bán hết cá đã không tái đầu tư do cạn vốn nên tình trạng mất nguyên liệu dự báo còn kéo dài đến hết năm sau. “Tổng tài sản của gia đình tôi được ngân hàng định giá 10 tỉ đồng nhưng chỉ vay được đúng 1 tỉ đồng. Ngân hàng nói là cho vay để hỗ trợ một phần con giống chứ không dám rót nhiều vì sợ rủi ro”, ông Úc Anh cho biết. Thực tế, theo tính toán của người nuôi cá, mặc dù giá cá tra đã tăng nhưng sau khi trừ hết các khoản chi phí thì người dân chỉ còn lời 500 – 1.000 đồng/kg.


Hoàng Bảy






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ