Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Ít, tức là nhiều

Ít, tức là nhiều

Ít, tức là nhiều


SGTT.VN - Chỉ mất 90 phút lái xe từ sân bay Cam Ranh là bạn đã đến resort Amanoi. Khu nghỉ dưỡng này nằm trong khu bảo tồn của Vịnh Vĩnh Hy, một trong những bờ biển nổi tiếng nhất của Việt Nam với vẻ đẹp tự nhiên, bờ biển cát trắng của tỉnh Ninh Thuận, bao gồm cả Công viên quốc gia Núi Chúa.



















Những tiện nghi hiện đại pha trộn với nét truyền thống Việt Nam, tạo cho toàn bộ khu nghỉ mát một cảm giác mạnh mẽ giữa một khung cảnh sang trọng.



Những căn phòng hiện đại, những dãy phòng và biệt thự đều tuyệt vời, cung cấp cho ta không chỉ một địa điểm ven biển tuyệt đẹp, mà còn những tiện nghi hiện đại pha trộn với nét truyền thống Việt Nam, tạo cho toàn bộ khu nghỉ mát một cảm giác mạnh mẽ giữa một khung cảnh sang trọng.


Các biệt thự lấy cảm hứng từ kiến trúc của nhà ga và được thiết kế như các gian hàng, nằm giữa các mỏm đá granite và cây cỏ bản địa. Những mái nhà duyên dáng được lấy cảm hứng từ ngôi nhà sàn truyền thống Việt Nam. Lối vào mỗi biệt thự thông qua sảnh, từ đó có lối dẫn đến một phòng khách và một khu vực thư giãn. Khu thư giãn, sân hiên nối với hồ bơi và một khu vực ăn riêng. Hồ bơi lớn ở giữa mỗi căn biệt thự được bao quanh bởi sân hiên và cung cấp tầm nhìn ra vịnh.


Khi thiết kế các biệt thự, người ta nhấn mạnh đến không gian sống trong nhà/ngoài trời để tận hưởng khí hậu ôn hoà và quang cảnh đẹp như tranh vẽ.


Nhà thiết kế Denniston đã được chọn để thiết kế tổng thể vị trí và chọn phương án kiến trúc. Những tảng đá lớn, những địa hình gồ ghề và tuyệt đẹp được lựa chọn để xác định vị trí mỗi thành phần của dự án. Để tạo sự cách biệt tương đối của địa điểm này, họ cần phải giữ cho khu nghỉ dưỡng càng yên tĩnh càng tốt cả trong việc lựa chọn vật liệu, màu sắc.


Dự án là sự tương phản giữa nét kịch tính của địa điểm và ngôn ngữ kiến trúc tinh chế. Các gian nhà nghỉ nằm trên cao và chiếm vị trí chủ đạo của địa điểm này, là “nơi gặp gỡ”, hội trường chung của resort. Nó chiếm vị trí ấn tượng nhất và in đậm nét kiến trúc trên bãi biển.


Tầm nhìn của khu resort đều hướng ra biển hoặc khu bảo tồn rừng giáp ranh. Mục đích thiết kế của nhà nghỉ là để tránh tạo ra một “khu nghỉ mát” đơn thuần.


Kinh nghiệm của việc xây nhà nghỉ là cần sự tôn trọng, tự do và đơn giản. Chủ nghĩa tối giản được áp dụng ở resort này. Đến nay, các công trình đã hoàn tất và hoàn toàn kết nối hài hoà với địa hình khu vực một cách tinh tế. Kiến trúc của khu nghỉ dưỡng này rất mạnh mẽ và đầy cảm hứng và dường như đã luôn ở đó. Bạn có thể đến khu toà nhà chính bằng cách leo lên các tam cấp có mái che kiểu Việt Nam.


Các căn nhà được bố trí khéo léo, trông đơn giản như tịnh xá. Hàng cột ở trên cao có nét thanh lịch và vài trang trí nhỏ. Một bộ sưu tập các bức ảnh và tranh của các nghệ sĩ Việt Nam tô điểm cho các bức tường và những chiếc ghế da thoải mái mời mọc bạn khoảnh khắc thời gian yên tĩnh.


Giữa căn phòng là một không gian thiết kế bằng kính phục vụ cho việc ăn uống và ngồi chơi. Các lớp rèm vải tạo ra nét huyền bí của văn hoá Việt Nam và tương phản với vẻ hiện đại của gian kính. Nó trông giống như một viên ngọc trong một màn hình. Ở bên dưới của không gian kính này là một thư viện có máy lạnh cho phép khách hàng đọc sách hoặc hội họp. Chiếm dụng nhiều nhất là các nhà hàng với tất cả bàn ghế đều hướng ra quang cảnh tốt nhất với một sân hiên nhìn ra bờ biển ngoạn mục. Hồ bơi ở trong phòng chính, nhưng nằm bên trong các khối đá. Trông có vẻ hồ bơi như nổi trên đại dương nhưng lại rất gần gũi và đầy nét riêng tư, bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi những cơn gió.


Đối diện với biển, câu lạc bộ bãi biển là một ngôi nhà hiện đại, xây trên cồn cát hướng về biển. Khu này có bức tường cao, dài bằng gỗ. Lối ra được tô điểm bởi một khu rừng cây cao và với ánh sáng. Hồ bơi dài và sát những tảng đá. Vách đá cao hai bên tạo ra một khung cảnh riêng tư hoàn hảo cho bãi biển.


Ít, là quá nhiều. Đây là nét điển hình của mỗi resort của tập đoàn Aman, cách tiếp cận của khu nghỉ mát này là đơn giản, thanh lịch.


Bài và ảnh: Sarah Nguyen - chuyển ngữ: hoành sơn










Các biệt thự lấy cảm hứng từ kiến trúc của nhà ga và được thiết kế như các gian hàng, nằm giữa các mỏm đá granite và cây cỏ bản địa.


























Ít, là quá nhiều. Đây là nét điển hình của mỗi resort của tập đoàn Aman, cách tiếp cận của khu nghỉ mát này là đơn giản, thanh lịch.

















Hồ bơi dài và sát những tảng đá tạo một không gian riêng hoàn hảo.







Tham gia miễn phí hội thảo về: “Phương pháp nhận biết sớm và chữa trị bệnh ung thư nhi”

Tham gia miễn phí hội thảo về: “Phương pháp nhận biết sớm và chữa trị bệnh ung thư nhi”

Tham gia miễn phí hội thảo về: “Phương pháp nhận biết sớm và chữa trị bệnh ung thư nhi”


SGTT.VN - Phát hiện sớm và chọn đúng phương pháp chữa trị làm tăng 90% khả năng chữa khỏi bệnh, rút ngắn được quy trình điều trị, kéo dài thời gian sống cho các trẻ em mắc bệnh ung thư.










Bác sĩ chuyên khoa Nhi đang thăm khám và tư vấn cho bệnh nhi.



Theo phó giáo sư – bác sĩ Allen Yeoh – một bác sĩ hàng đầu châu Á trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư bạch cầu và huyết học nhi của bệnh viện đại học quốc gia Singapore (NUH): “Có ba loại bệnh ung thư mà trẻ nhỏ thường mắc phải đó là: bệnh bạch cầu cấp, u nguyên bào thần kinh và u nguyên bào võng mạc. Các triệu chứng ban đầu của những căn bệnh này bao gồm:


1. Bệnh bạch cầu cấp: Bị sốt thất thường đã dùng kháng sinh nhưng không thuyên giảm, mệt mỏi, ít chơi đùa, da xanh dần. Ở giai đoạn muộn bệnh có thể làm bé xuất hiện triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, gan to, lách to, hạch to.


2. U nguyên bào thần kinh: Dấu hiệu nhận biết bệnh được gợi ý theo vị trí u: bé cảm thấy đau đầu, đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi. Một số bé đái gắt hoặc rối loạn đường tiết niệu. Ngoài ra bé có thể bị hẹp đồng tử, sụp mi, giảm tiết mồ hôi…


3. U nguyên bào võng mạc: Bé bị điểm trắng ở mắt, thấy rõ khi mắt chuyển động hoặc chụp ảnh thấy vệt trắng trên đồng tử. Ở giai đoạn bệnh muộn hơn, bé có thể bị lác mắt, u nguyên bào thận, đái máu thường gặp, cao huyết áp, u ổ bụng”.









Thông tin thêm


Phó giáo sư Quah Thuan Chong là bác sĩ cấp cao và trưởng chuyên khoa huyết học, ung bướu nhi, khoa nhi, đại học quốc gia Singapore. Ông chuyên chữa trị các bệnh bạch cầu, não, và các khối u hệ thần kinh trung ương, ung thư hạch bạch huyết (Hodgkin và Non-Hodgkin), u nguyên bào võng mạc... Bác sĩ cũng là người đã thực hiện ca ghép tuỷ đầu tiên tại Singapore với kết quả tiến triển khả quan.


Phó giáo sư Allen Yeoh Eng Juh – bác sĩ cấp cao và phó giáo sư ở khoa huyết học – ung bướu nhi, viện Nhi đại học quốc gia Singapore. Ông được xem là bác sĩ hàng đầu của Singapore và châu Á trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư bạch cầu ở trẻ em và các bệnh lý: bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ, ung thư xacôm mô mềm (sarcoma), ung thư xương…



Phó giáo sư Allen Yeoh cho biết: “Đối với ba loại ung thư này, nếu phát hiện càng sớm, cơ hội chữa khỏi cho trẻ càng cao, có thể lên đến 90%”.

Tại bệnh viện đại học Singapore, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sử dụng máy chụp cắt lớp SPECT và máy chụp cắt lớp Aquillion ONE tiên tiến nhất châu Á. Bước nhảy vọt của loại máy này là giúp cho bệnh nhi giảm bớt sự tiếp xúc nhiều với liều lượng bức xạ và không cần làm quá nhiều xét nghiệm, hạn chế sự kiệt sức cho trẻ.


Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi của bệnh viện Đại học Singapore vốn là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong quản lý phẫu thuật ung thư, có thể tiến hành các phương pháp phẫu thuật triệt để cho các giai đoạn bệnh ung thư tiến triển nặng như phẫu thuật duy trì, phẫu thuật can thiệp tối thiểu và phẫu thuật tái tạo. Hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật là một đội ngũ các bác sĩ gây mê, bác sĩ hồi sức cấp cứu và đội ngũ vật lý trị liệu… để giúp chăm sóc bệnh nhi trước và sau phẫu thuật, đảm bảo cho trẻ phục hồi nhanh chóng và an toàn.


Bác sĩ Allen Yeoh còn chia sẻ thêm: “Tại NUH, chúng tôi áp dụng phương pháp điều trị xạ trị hình ảnh hướng dẫn TomoTherapy (IGRT), xạ trị điều biến cường độ (IMRT) giúp bác sĩ biết được định mức liều lượng, vị trí mô tế bào nào cần tập trung xạ trị, bảo vệ được các mô lành. Như vậy kết quả điều trị nhanh chóng hơn, giảm tác dụng phụ và bớt đau cho các bệnh nhi”.


Qua chương trình hợp tác với NUH, bệnh viện FV đã tạo nên một cầu nối giúp các trẻ em mắc bệnh ung thư nhi ở Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với kỹ thuật điều trị tiên tiến trên thế giới. Bệnh nhi sẽ được trực tiếp khám, chẩn đoán và tư vấn tại bệnh viện FV trong ba ngày từ ngày 9 – 11.1.2014 với hai chuyên gia hàng đầu về huyết học và ung thư nhi của viện Nhi đại học quốc gia Singapore (NUH) – phó giáo sư Quah Thuan Chong và Allen Yeoh Eng Juh. Bạn hãy nhanh chóng đặt hẹn ngay qua số: 08.54113408.


Kata









Đăng ký ngay!


Bệnh viện FV và NUH phối hợp tổ chức hội thảo miễn phí về “Phương pháp nhận biết sớm và chữa trị các bệnh ung thư nhi thường gặp ở trẻ em: ung thư nguyên bào võng mạc, bệnh bạch cầu và u não”, vào lúc: 9g00 – 11g30, thứ bảy ngày 11.1.2014 tại khách sạn Continental, 132 – 134 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM.


Mời bạn đăng ký tham dự qua số: 08.54113333 (máy nhánh: 1336). Số lượng có hạn, ưu tiên cho người đăng ký sớm.







Không chiều thị hiếu vẫn thắng thị trường

Không chiều thị hiếu vẫn thắng thị trường

Không chiều thị hiếu vẫn thắng thị trường


SGTT.VN - Có những nghệ sĩ trẻ không a dua đám đông, không chạy theo thị hiếu, vậy mà họ vẫn thu hút được khán giả bằng tài năng của mình. Họ đã làm nên một hiện tượng của thị trường nghệ thuật 2013.














Nhạc sĩ Đỗ Bảo.



Đạo diễn phim Nguyễn Khắc Huy.



Liều mình với nhạc kịch


Sân khấu TP.HCM năm 2013 đã có một tin sáng khi Nguyễn Khắc Duy, 23 tuổi, cùng với những người bạn của mình thử sức với nhạc kịch. Sau khi giới thiệu đến công chúng vở nhạc kịch Chicago phiên bản Việt, kịch Tuyết đỏ, tết năm nay, êkíp của Duy tiếp tục giới thiệu High School Musical phiên bản Việt.


High School Musical sẽ trình diễn tại rạp Công Nhân từ ngày 22.1.2014. Việt Nam chưa ai dám thử sức với nhạc kịch vì muôn ngàn lý do, từ đội ngũ nghệ sĩ, đầu tư kịch bản, đầu tư âm thanh, ánh sáng, phục trang… vậy mà Khắc Duy đã tự liên hệ mua bản quyền các vở nhạc kịch, tự chuyển soạn lời Việt, tuyển chọn diễn viên có năng khiếu kịch nghệ và âm nhạc. Liều mình và đặt ra mục tiêu chỉ cần thu hồi được vốn, sau bốn đêm diễn với giá vé từ 200.000 – 350.000đ tại rạp Công Nhân, Chicago đã thu về được hơn 200 triệu đồng, bằng số tiền các bạn đã bỏ ra để đầu tư, trong đó tiền dựng vở của đạo diễn, cátsê của diễn viên chỉ ở mức tượng trưng. Từ một vở diễn tốt nghiệp đại học Sân khấu và điện ảnh, Khắc Duy đã chinh phục được công chúng trẻ lẫn những người chuyên nghiệp không dám đi một bước mạnh bạo như Duy.


Nhiều người nghĩ rằng chắc đạo diễn Nguyễn Khắc Duy phải là con nhà “đại gia” mới dám đầu tư như vậy, thực tế, Duy và Hoàng Quân, người bạn trong êkíp thực hiện cùng đầu tư từ tiền tích luỹ trong quá trình đi làm thêm khi đang học. Giá bản quyền được mua ở mức tượng trưng (3.000 USD), rạp Công Nhân hỗ trợ giá, âm thanh của nhà hát, mọi người tự làm thiết kế, cátsê đôi khi chỉ là một buổi ăn vỉa hè nên mọi thứ được tiết kiệm tối đa.


“Nhiều người lớn nói với chúng tôi rằng làm cho vui thì được chứ đừng mơ đến việc đem ra công chúng những vở nhạc kịch vì sẽ khó khăn về bản quyền, vì công chúng sẽ so sánh với bản gốc… Nhiều lời “đe doạ” đưa ra nhưng chúng tôi nghĩ nếu không làm, không thử thì làm sao giỏi và ngay lập tức chúng tôi tìm cách liên hệ với công ty Samuel French ở New York để thương thảo về bản quyền cũng như song song hoàn thiện các bản dịch ca khúc, tập luyện ca hát, diễn xuất… Điều quan trọng là chúng tôi muốn làm hết sức mình để khán giả trẻ cảm thấy thú vị với sân khấu kịch, khi mà thật xót xa, giá vé xem kịch lúc nào cũng rẻ hơn ca nhạc dù diễn viên sân khấu quá cực nhọc”, Nguyễn Khắc Duy chia sẻ.


Và sự dũng cảm của anh đã có kết quả khi sắp tới đây, công ty của đạo diễn Lê Bảo Trung sẽ chính thức hợp tác đầu tư vào các vở nhạc kịch của Nguyễn Khắc Duy.










Đạo diễn Nguyễn Khắc Duy.



Những đích mới sau Đường đua


Sinh năm 1986, Nguyễn Khắc Huy ghi dấu ấn trong làng điện ảnh Việt năm 2013 bởi bộ phim truyện đầu tay: Đường đua. Dù thất bại về mặt doanh thu nhưng hãng phim Blue Production của Hồng Ánh và đạo diễn Nguyễn Khắc Huy đã thành công trong việc giới thiệu một bộ phim đáng xem với nhiều thử nghiệm mới mẻ, táo bạo và không thoả hiệp với xu hướng phim hài đang thống lĩnh thị trường phim Việt chiếu rạp.


Nguyễn Khắc Huy tự nhận khi bước vào thực tế làm phim tại Việt Nam sau thời gian du học ở Úc, anh đã gặp quá nhiều điều không lường trước được. Khi bộ phim công chiếu và không thành công về doanh thu, anh cũng đã ngẫm nghĩ nhiều về sự thiếu tương tác giữa bộ phim và giới trẻ –đối tượng mua vé xem phim nhiều nhất hiện nay của thị trường điện ảnh Việt, để từ đó, Huy bắt đầu nung nấu ý định làm sao vừa giữ được cái tôi của mình vừa không phải thoả hiệp với một đám đông mang tên khán giả nhưng vẫn bán được vé. Huy muốn làm ra một tấm gương mà ai cũng có thể soi vào đó để thấy mình. Điều đó tuy không dễ dàng nhưng cũng không phải bất khả thi, bởi Huy từng làm được điều quá khó. Chỉ từ một phim ngắn, anh đã thuyết phục nhà đầu tư bỏ ra hơn 10 tỉ đồng để sản xuất bộ phim đầu tay của một người mới 27 tuổi.


Huy ấp ủ nhiều kế hoạch về các bộ phim độc lập, về các tập phim sau Đường đua nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về các dự án mới của Huy. Hy vọng, dù bị khán giả quay lưng, Huy vẫn giữ được nhiệt huyết cũng như quan niệm về nghề thật vững vàng, để không bị chi phối bởi những thành công ở phòng vé của các bộ phim như Tèo Em.


“Nhạc sĩ của năm”


Chỉ tính đến việc album Cánh cung 3 bán hết veo 2.000 bản trong ba ngày, liveshow Cánh cung cháy vé ngay giữa thời bão giá, Đỗ Bảo đã đủ khiến người ta nể vì. Còn nếu xét tới chất lượng, gọi anh là “Nhạc sĩ của năm” chắc không quá lời! Chắc chắn, liveshow Cánh cung của Đỗ Bảo không dành cho đại trà. Thế nhưng, khán phòng 1.000 chỗ ngồi của cung Hữu Nghị (Hà Nội) đã quá tải, với rất nhiều người mê mải đứng xem, vỗ tay không dứt và hát cùng ca sĩ cho đến giây cuối cùng, mà Cánh cung thì kéo dài hơn 200 phút! Quả thực, Đỗ Bảo có một đội ngũ người hâm mộ trung thành và hùng hậu chẳng hề kém các ngôi sao giải trí. Họ hiểu và yêu nhạc của anh, họ tin vào mỗi điều mới lạ Bảo đem tới. Và Bảo không làm khán giả của mình thất vọng. 35 tuổi đời, hơn 100 sáng tác, có lẽ hiện tại, anh là một trong những nhạc sĩ dồi dào năng lượng nhất. Các ca khúc của Bảo đều không dễ thẩm thấu ngay tức thì. Thậm chí có một thời, lối hoà âm cầu kỳ, giai điệu khó đoán và ca từ không dễ cắt nghĩa của Cánh cung 1 đã trở thành hiện tượng. Một hiện tượng thú vị mà nếu chịu khó tìm hiểu thì lại thấy, ẩn sau những màu sắc tưởng như phức tạp ấy là một thứ logic riêng, một chất nhạc riêng, càng nghe càng thấm. Album Cánh cung 3 – Chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta đánh dấu bước trưởng thành khó tin ở Đỗ Bảo. Vẫn là pop thấp thoáng chút jazz, chút semi classic… nhưng mười năm trước, các ca khúc của anh đi theo kết cấu: lõi (nội dung) có vẻ đơn giản + vỏ (giai điệu) vô cùng phức tạp thì bây giờ ngược lại, Bảo đã tiết chế mình một cách đầy tinh tế khi thể hiện những tư tưởng, những triết lý sâu sắc về con người, định mệnh và cuộc đời bằng âm nhạc, như thể, anh đã qua thời viết nhạc cho công chúng, mà bắt đầu giai đoạn viết nhạc vì những thôi thúc tự thân. Bởi Bảo của hôm nay đã là một người đàn ông vững chãi, một người chồng, một người cha với những trải nghiệm và cảm xúc phong phú hơn nhiều so với thuở đôi mươi.


Trâm Anh – H. Lan






Tình không biên giới, duyên xuyên thế kỷ

Tình không biên giới, duyên xuyên thế kỷ

Sức mạnh tình thân


Tình không biên giới, duyên xuyên thế kỷ


SGTT.VN - Ngồi bên chồng, bà đưa tay vuốt mái tóc ông rồi nhỏ nhẹ: “Uống nước đi cưng!” Có lẽ chưa có cặp đôi nào trên thế giới xưng hô “mùi” như cụ ông Đào Khiết và cụ bà Võ Hảo sau hơn 70 năm chung sống. Năm nay, cụ ông 104 tuổi, còn cụ bà đã ngót nghét 90.










Gia đình cụ bà Renée Tôn Văn và ông Tôn Văn Minh khi còn sống.



Đến Pháp dịp cuối năm, duyên hạnh ngộ dẫn dắt tôi gặp những người con đất Việt bình dị, sống lặng thầm theo dòng chảy thời gian, nhưng đằng sau những bình dị của đời thường thân thương ấy là trọn một khung trời hoài niệm. Đó là hoài niệm một thời kỳ bần khổ của những người lính thợ rời quê nghèo đi phu cho Pháp; hoài niệm một thời sôi động của phong trào Việt kiều hướng lòng về quê hương; và ấn tượng hơn cả là hoài niệm về chuyện tình xuyên thế kỷ của những cụ ông, cụ bà đã gần đất xa trời nhưng tình yêu vẫn nồng nàn như thuở ban sơ.


Tình yêu lính thợ


Lính thợ Đào Khiết, sinh năm 1910, đang sống trong ngôi nhà ấm cúng ở ngoại ô Paris, kể lại: “Tôi quê ở Tiền Hải, Thái Bình, năm 1939 xảy ra chiến tranh Đức – Pháp nên bị lý trưởng bắt đăng lính. Sau 45 ngày lênh đênh trên biển cùng 2.000 người Việt khác, tôi đến Pháp ngày 22.10.1939, tham gia lực lượng pháo binh”.


Đến tháng 5.1944 ông Đào Khiết bị thương, chuyển hết viện này đến viện khác, sau có quyết định được hồi hương trong lúc vết thương nhiễm trùng nặng. Ông may mắn được bà mẹ nuôi người Pháp giữ lại vì biết trên đường về thế nào ông cũng chết, và xin cho ông xuất ngũ. Mất một năm dưỡng thương, ông ra lính, đi học nghề, học tiếng Pháp, làm thuê cho Pháp. Đến 1954, một tiệm sách Việt ở Paris cần sang lại, ông gom vốn ra làm chủ, đặt tên tiệm là Thái Bình.


Cụ bà Võ Hảo khi ấy mới 21 tuổi, vừa ở Việt Nam sang. Bà kể: “Tôi quê Thủ Đức, sang Pháp buồn, đi kiếm tiệm sách, ông thấy tôi ông mê luôn”. Còn ông thì chữa lại: “Bà nhà tôi dân miền Nam, khoái nghe ca cổ, cải lương, tiệm tôi cũng bán đĩa hát, nên thấy bà đến là tôi mở đĩa cho nghe. Vậy là yêu nhau”. Nói rồi ông ngâm thơ: “Paris đi dễ khó về, trai đi có vợ gái về có con”. Hai ông bà cưới nhau năm 1956, hai năm sau sinh con gái đầu lòng, và có thêm với nhau ba người con nữa. Ông tả cuộc sống hạnh phúc bên gia đình rằng: “Cõi trần như thể khác gì chiêm bao!”.


Bên cạnh công việc kinh doanh và xây dựng tổ ấm cho gia đình, cụ ông Đào Khiết cũng là người tích cực trong việc xây dựng hội Người Việt tại Pháp, là người sáng lập hội Thương gia Việt Nam tại Pháp.










Bà Berta Nguyễn đang kể về người chồng quê Quảng Nam của mình.



Tình không biên giới


Dịp ghé thăm những người đồng hương Quảng Nam ở Paris, tôi gặp cụ bà người Đức là Berta Nguyễn – vợ người lính thợ quê ở Quảng Nam. Cụ ông mới mất, ký ức về người chồng được kể lại: “Chiến tranh thế giới thứ hai chuẩn bị diễn ra, chính phủ Pháp tuyển mộ lính tại các nước thuộc địa. Chồng tôi 17 tuổi, nhưng khai man thêm ba tuổi để đăng lính thợ, đến cảng Marseille ngày 8.3.1940, nhồi thuốc súng trong nhà máy đến tháng 6.1940, chuyển đến Sort làm đến tháng 8.1944. Sau đó Pháp lập đội quân người Việt đi đấu tranh cho xứ Pháp, chồng tôi tham gia chiến đấu, hành quân đến vùng Alsace giáp Đức. Khi Đức thất trận, chồng tôi theo quân đội giải phóng sang Đức để tiếp quản, chúng tôi gặp nhau năm 1945 tại Đức, năm 1948 ông theo quân đội về Pháp, và đến 1949 ông trở lại Đức cưới tôi làm vợ”.


Tôi cảm nhận rõ nét hứng khởi trên gương mặt cụ bà Berta Nguyễn khi kể về khung trời tình yêu của mình: “Ông nhà tôi là người rất đàng hoàng và quyến rũ, ở mọi khía cạnh. Dù tham gia nhiều hoạt động trong hội người Việt như hội Những người công nhân lao động, hội Đồng hương Quảng Nam, hội Dâu rể Pháp – Việt, nhưng ông không bao giờ quên chăm sóc gia đình, luôn là một người cha tốt của những đứa con. Và cho đến giờ, khi ông mất đi rồi, tôi vẫn yêu ông”.


Tình yêu không biên giới ấy được củng cố vững bền dù gặp không ít những mối truân chuyên của thời cuộc. Bà Berta Nguyễn kể thêm: “Pháp là xứ thắng trận, Đức là người thua, khi chúng tôi quyết định lấy nhau cũng lo vì không biết có về sống được với nhau không. Nhưng may mắn là mọi chuyện ổn định, chúng tôi làm đám cưới ở Đức rồi theo chồng về Pháp. Chồng tôi ra lính đi học nghề, tôi ở nhà sanh được ba người con, cuộc sống gia đình chúng tôi giản dị mà hạnh phúc. Tôi quen ông năm 18 tuổi, cưới nhau năm 21 tuổi, giờ tôi đã 86”.


Câu chuyện quyết định lấy chồng Việt còn một lý do khác: “Khi chứng kiến chiến tranh thế giới, tôi suy nghĩ nếu con người ở nhiều quốc gia, chủng tộc kết hợp với nhau, chắc có thể làm vơi đi chiến tranh và đem lại hoà bình”.


Tấm ảnh người xưa


Nhân viên người Pháp duy nhất làm việc ở văn phòng hội Người Việt Nam tại Pháp là cụ bà Renée Tôn Văn. Không gian Việt được thể hiện rất rõ với hình ảnh cụ Hồ, hình ảnh các cuộc míttinh, biểu tình đòi tự do cho dân tộc Việt Nam… gợi lại cho bà Renée Tôn Văn một kỷ niệm mãi không phai với người chồng quá cố. Bởi hội Người Việt ngày xưa chính là nơi cụ ông Tôn Văn Minh, chồng bà, thường đưa bà đến tham gia hoạt động.


Khi cụ ông qua đời, bà bị sốc nặng, rơi vào trầm cảm và muốn tự tử, trại dưỡng lão cùng những bạn cao niên không làm vơi đi nỗi đau mất mát. Bà đến xin làm việc trong hội để được gặp người Việt, để nhìn những hình ảnh thời xưa hai vợ chồng bà từng gắn bó, để vơi đi cảm giác trống vắng. Công việc của bà là dọn dẹp, đón tiếp khách, phụ làm sổ sách, kiểm tra giấy tờ với kế toán.


Nói về người chồng của mình, bà tâm sự: “Tôi lập gia đình năm 1956. Chồng tôi là người kín đáo, hiền lành, dễ thương, là mẫu người đàn ông điển hình mà tôi chọn. Khi chúng tôi lấy nhau, gia đình tôi thì không vấn đề, nhưng láng giềng rất khó chịu, bởi vậy phần lớn bạn bè của chúng tôi là Pháp – Việt, hoặc là người Việt”.


Trước lúc chia tay, bà đưa chúng tôi xem tấm ảnh chụp chung với chồng vào tháng 12.1988 mà bà luôn giữ bên mình, đây là tấm hình hiếm hoi vì bà cho biết ông rất ít khi chụp hình. Tấm hình như minh chứng cho tình yêu vượt không gian, thời gian, vượt qua tất cả những rào cản hiện hữu nơi thế giới con người để đạt đến vẻ đẹp vĩnh cửu, ngay cả khi một nửa của họ đã đi sang bên kia thế giới...


bài và ảnh: Nguyễn Đình










Tiệm sách Thái Bình, nơi nảy sinh tình yêu của ông Đào Khiết và bà Võ Hảo.







“Miệng nam mô” và “dao găm”

“Miệng nam mô” và “dao găm”

Càphê thể thao


“Miệng nam mô” và “dao găm”


SGTT.VN - Tiếng Bồ Đào Nha có thể không phổ biến như tiếng Anh, nhưng trong bóng đá thì dường như những phát ngôn bằng tiếng Bồ Đào Nha, hoặc từ miệng của những người Bồ lại được chú ý nhiều hơn cả.


Bằng chứng, trong cuộc họp báo trước trận đấu giữa Chelsea và Liverpool, huấn luyện viên Jose Mourinho đã tránh đề cập tới vụ tiền đạo Luis Suarez từng cắn tay hậu vệ Ivanovic hồi mùa trước dẫn đến việc bị treo giò tới mười trận. Tuy nhiên, chiến lược gia người Bồ không vì thế mà “buông tha” Suarez khi nói rằng một chấn thương nhẹ có thể sẽ khiến chân sút người Uruguay không đạt được phong độ cao nhất.


Một ngày sau đó, trong buổi lễ trao tặng các danh hiệu của thể thao Bồ Đào Nha năm 2013, tay cò bóng đá nổi tiếng Jorge Mendes cũng có tuyên bố sốc không kém khi nói rằng nếu thi đấu ở Barcelona thì Cristiano Ronaldo phải ghi tới 120 bàn một năm. Câu nói ấy được đưa ra khi có người đề nghị Mendes so sánh giữa thân chủ của mình (tức Ronaldo) với đại kình địch Lionel Messi. Và phát biểu của Mendes có thể được xem như việc “dìm hàng” ngôi sao người Argentina.


Một chi tiết đáng chú ý là Mendes hiện làm đại diện cho cả Mourinho lẫn Ronaldo. Mỗi lần hai người này chuyển câu lạc bộ thì Mendes lại ẵm một mớ tiền thông qua việc đàm phán hợp đồng với các đội bóng chủ quản, nhằm đem lại quyền lợi tốt nhất cho thân chủ. Cho dù công việc của Mendes là hoàn toàn đúng đắn và hợp pháp thì nhiều người vẫn đánh đồng những hoạt động của “siêu cò” này với chiếc vòi bạch tuộc.


Do đó, chẳng mấy ai tin khi Mendes nói rằng nhiều người đã hiểu nhầm về tính cách của Ronaldo, hình ảnh lệch lạc của cầu thủ này (kiêu ngạo, xấu tính) là do tính cách mạnh mẽ của anh gây ra. Bởi chính những tuyên bố theo kiểu hạ thấp đối thủ của Mendes mới là nguyên nhân chủ yếu khiến Ronaldo không được lòng một bộ phận công chúng.


Mà chẳng nói đâu xa, báo chí châu Âu vẫn bóng gió, những cư xử của Ronaldo như kiểu dằn dỗi với Real Madrid về chuyện lương bổng, hợp đồng đều là Mendes giật dây từ hậu trường để gây sức ép với câu lạc bộ. Bởi nếu Ronaldo có được tăng lương thì đương nhiên siêu cò này cũng được trích khoản hoa hồng béo bở.


Tương tự, cho dù trong cuộc họp báo trước trận gặp Liverpool, Mourinho cũng nói vớt vát là ông không đề cập tới một chấn thương nặng dành cho Suarez, song nói thế chẳng khác nào trù ẻo cầu thủ xuất sắc nhất bên phía đối thủ. Dĩ nhiên, mục đích của Mourinho khi nói ra những lời nói “ác miệng” như thế thật ra cũng là vì đội nhà. Song người ta cũng hoàn toàn có thể chọn cách nói khác lịch sự hơn. Nên cũng chả trách chiến lược gia người Bồ giờ bị xem như một nhân vật chuyên gây tranh cãi và các phát ngôn có phần chợ búa của ông ta còn đáng bị lên án hơn cả hành động cắn Ivanovic của Suarez.


Nhưng Suarez bị phạt mười trận cho hành động mang tính bột phát đó. Còn Mourinho, khi phát biểu chắc chắn phải cân nhắc rất kỹ, thì lại chẳng bị làm sao cả.


Nhật Hoàng






Lễ lạt, cùng gia đình làm “Lã Vọng”

Lễ lạt, cùng gia đình làm “Lã Vọng”

Lễ lạt, cùng gia đình làm “Lã Vọng”


SGTT.VN - Với không gian thiên nhiên dân dã, thoáng đãng và những món ăn miệt vườn phong phú, các khu giải trí câu cá, câu tôm ở TP.HCM là địa điểm thích hợp cho cả gia đình, nhóm bạn bè trong dịp tết dương lịch không có nhiều ngày nghỉ như năm nay.










Câu cá trong những không gian thế này, cùng nhiều loại hình giải trí thư giãn khác.



Chèo thuyền câu cá ở khu Bình Xuyên


Với tổng diện tích hơn 20.000m2, khu ẩm thực sinh thái Bình Xuyên là địa điểm lớn nhất trong khu vực tập trung các khu ẩm thực sinh thái thuộc vùng giáp ranh giữa quận 7, quận 8 và huyện Bình Chánh. Những căn nhà lá nằm rải rác quanh hồ nước cùng thảm cỏ xanh mượt tạo nên cảm giác thư thái hiếm hoi giữa thành phố náo nhiệt. Hai hồ nước lớn nơi đây không chỉ để tạo không gian thoáng mát, hữu tình mà còn để khách chèo thuyền, câu cá với đủ loại cá trê, cá chim, cá chép... Ngoài các món ăn Nam bộ dân dã, nơi đây còn có thực đơn Á, Âu khá phong phú. Theo một số thực khách, ở đây có món gà ta hấp nước mắm nhĩ rất độc đáo và hấp dẫn.


Về quê Xuân Hương thư giãn


Với mô hình kết hợp du lịch sinh thái, câu cá giải trí, quán ăn gia đình, khu câu cá giải trí Xuân Hương mang đến một không gian thiên nhiên và các món ăn đậm chất dân dã Nam bộ. Hồ câu cá được chia thành các khu vực phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách khác nhau. Với diện tích hơn 60.000m2 , nơi đây là một miền quê thu nhỏ với chòi lá, hàng dừa, khóm chuối… rợp bóng mát. Ngoài câu cá, khách có thể thuê chòi lá, võng, bếp, karaoke, nhạc sống… để thoả thích nghỉ ngơi, ăn chơi, ca hát. Và, không thể không nhắc đến các món ngon như tôm sú nướng muối ớt, gà ta hấp niêu, vịt xiêm ba món…


Thi câu cá ở khu Út Phương


Với tổng diện tích mặt bằng 8.500m2 , khu câu cá này có hẳn hai khu vực hồ để câu máy và câu tay. Các dãy nhà lá bên không gian hồ yên tĩnh tạo cảm giác như đang ở miền quê thanh bình. Chủng loại cá trong hồ khá phong phú như cá tra, cá chim, cá chép, cá trê, cá rô đầu vuông… Vào các ngày cuối tuần, nơi đây thường tổ chức các cuộc thi câu với phần thưởng hấp dẫn. Do nguyên liệu tại nguồn nên các món ăn tại đây có giá khá bình dân như cá lóc nướng trui, cá ba sa tả pín lù, cá chép nấu riêu…


Câu tôm và giải trí ở Kiều Đàm


Các khu câu tôm giải trí không có thiết kế dân dã như câu cá. Nằm dưới cầu Kênh Tẻ (quận 7), khu câu tôm Kiều Đàm cũng có không gian rộng rãi, thoáng mát và lịch sự. Giá một giờ câu ở đây là 100.000đ. Câu xong, khách có thể mang “chiến lợi phẩm” nhờ nhà hàng chế biến, nào là tôm càng quay tỏi, tôm tích quay tỏi, rang muối, nướng mọi, quay me, nướng muối ớt, rang muối Hong Kong… Hoặc thưởng thức các món hải sản khác như cá tầm, cua, ghẹ… Với thực khách thích ca hát hay các hoạt động sôi nổi có thể thuê phòng karaoke, tham gia thi câu tôm có thưởng.


Nhà hàng câu tôm Đại Phú Hào


Nằm trong khu vực có nhiều địa điểm câu cá, câu tôm, khu câu tôm Đại Phú Hào thường tổ chức các chương trình khuyến mãi như câu tôm tặng nước ngọt, tặng bia, giảm giá khi câu nhiều giờ… Trong không gian thoáng đãng, khách có thể tận hưởng thành quả sau thư giãn bằng các món như tôm càng nướng muối ớt, càri tôm, tôm hoàng kim, tôm nướng mọi… Hoặc các món ăn như lẩu lươn bắp chuối, lẩu cua đồng, gỏi bắp chuối tôm thịt, bò cuộn nấm…


bài và ảnh: Minh Cúc









Địa chỉ tham khảo:


- Khu ẩm thực sinh thái Bình Xuyên, C3/18, Phạm Hùng, H. Bình Chánh, TP.HCM. ĐT: 54316316.


- Câu cá giải trí Xuân Hương, C2/40 Long Vĩnh, ấp 5, xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP.HCM. ĐT: 22101458.


- Khu câu cá Út Phương, 78B, kênh số 1, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. HCM. ĐT: 0903117619.


- Câu tôm giải trí Kiều Đàm, 793/35/4 Trần Xuân Soạn, KP4, P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM. ĐT: 37753282.


- Nhà hàng câu tôm giải trí Đại Phú Hào, 296 Bình Quới, P.28, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. ĐT: 35564386.











Một nơi để hưởng không khí sông nước trong lành.







Hai miền Đông – Tây gần hơn nhờ cao tốc

Hai miền Đông – Tây gần hơn nhờ cao tốc

Hai miền Đông – Tây gần hơn nhờ cao tốc


SGTT.VN - Theo kế hoạch, ngày 2.1.2014, một đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ được đưa vào sử dụng tạm. “Đây là tin vui của cả hai miền Đông và Tây Nam bộ, dù đi trên đường cao tốc phải trả tiền”, phó giám đốc sở Giao thông vận tải TP.HCM, Bùi Xuân Cường chia sẻ.










Từ Trung Lương đến nút giao Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) theo đường Quốc lộ 1, thời gian thấp nhất phải di chuyển là hai giờ đồng hồ. Nay chỉ cần rẽ vào nút giao Tân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) lên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương) mất khoảng 30 phút là đến. Từ nút giao Chợ Đệm đi theo đường quốc lộ 1, quốc lộ 51 đến Vũng Tàu mất bốn giờ. Nếu chọn đi đường cao tốc TP.HCM – Long Thành chỉ mất khoảng hai giờ. (Khi đến trạm thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương (thuộc địa bàn TP.HCM), có thể rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh hoặc chạy thẳng ra quốc lộ 1 rồi rẽ vào đại lộ Đông Tây, nay là đường Võ Văn Kiệt).



Giảm được 1/2 thời gian di chuyển


“Có thêm đoạn cao tốc này, từ TP.HCM đi Vũng Tàu giảm được gần nửa thời gian so với hiện tại”, anh Lê Thanh Hùng, nhà ở TP.HCM nhưng làm việc ở Vũng Tàu, thường xuyên di chuyển bằng ôtô nói.


Chị Nguyễn Thị Hoa, chủ một vựa cá ở Kiên Giang nhưng thường xuyên điều xe lên Vũng Tàu lấy hàng hồ hởi: “Nhờ có cầu Mỹ Thuận, cao tốc TP.HCM, rồi nay thêm đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành, lưu thông từ Rạch Giá đến Vũng Tàu chúng tôi tiết kiệm được hơn bốn giờ đồng hồ”.


Di chuyển từ miền Tây lên TP.HCM nếu tính từ nút giao Thân Cửu Nghĩa (điểm cuối của cao tốc TP.HCM – Trung Lương) đến nút giao giữa cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đoạn thuộc quốc lộ 51 (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) so với đi theo hướng quốc lộ 1 ra quốc lộ 51 đến Vũng Tàu thì người lưu thông tiết kiệm được hơn bốn giờ.


Dù phải đóng phí vẫn có lợi


Hai tuyến đường cao tốc nối liền từ đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ được đưa vào sử dụng thực sự là tin vui cho cả hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, với mức phí qua cao tốc, trong đó, TP.HCM – Trung Lương trung bình 1.000 đồng/km, còn TP.HCM – Long Thành trung bình 2.000 đồng/km là khá cao. Như vậy sẽ đẩy chi phí đường bộ lên cao, đồng nghĩa với giá cả hàng hoá tăng cao. Vì thế, nhiều người đặt vấn đề sao không tính toán mức phí qua cao tốc như ở các trạm thu phí trên xa lộ Hà Nội hay Bình Triệu?!


Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, từ khi đưa đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương vào sử dụng đến nay, lượng xe ngày càng tăng cao và gần như các loại xe khách, xe cá nhân và xe chở hàng hoá đã chọn phương án qua đường cao tốc làm hướng lưu thông. “Chọn hướng đi qua cao tốc TP.HCM – Trung Lương chỉ có 40km, trong khi đi từ Trung Lương đến TP.HCM theo đường quốc lộ 1 dài đến hơn 60km. Rút gắn hơn 20km, tương đương với khoảng 2 lít xăng, nếu là xe bảy chỗ. Vị chi tiết kiệm được gần 50.000 đồng nhiên liệu, trong khi mức phí chỉ có khoảng 40.000 đồng. Như vậy vẫn còn rẻ hơn”, anh Trần Văn Hiến, tài xế taxi hãng Mai Linh, tính.


Tại buổi tiếp xúc với báo chí để chuẩn bị cho buổi lễ thông xe đường cao tốc TP.HCM – Long Thành, câu hỏi vì sao mức phí đường cao tốc này cao gấp đôi so với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, ông Mai Tuấn Anh, tổng giám đốc tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giải thích, đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành hiện nay không phải là tuyến đường duy nhất nên chủ phương tiện có thể lựa chọn tuyến đường nào thích hợp để đi. Tuy nhiên, đại diện VEC cũng tính toán, nếu đi từ TP.HCM về Vũng Tàu qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội tốn 10.000 đồng, trạm thu phí quốc lộ 51 tốn 20.000 đồng. Quãng đường dài hơn (hơn 30km, vì đi cao tốc từ TP.HCM lên đến nút giao với quốc lộ 51, huyện Long Thành chỉ mất chưa đầy 20km) sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, chưa kể tình trạng kẹt xe triền miên ở ngã tư Vũng Tàu, xa lộ Hà Nội. Như vậy, chi phí còn nhiều hơn đi đường cao tốc.


Đào Lê









Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: “Dời ngày thông xe không phải do khiếm khuyết chất lượng”


Ngày 29.12, tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có thông báo chính thức về việc thông xe giai đoạn 1 của cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Theo đó, lễ thông xe dự kiến sẽ được lùi lại vào ngày 2.1, thay vì như dự kiến trước đó là ngày 30.12. Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, lãnh đạo của VEC khẳng định việc lùi lại này hoàn toàn không phải vì những khiếm khuyết vừa qua tại hạng mục cột hộ lan của gói thầu số 3 mà báo chí nêu mấy ngày qua. “Những khiếm khuyết này đã được khắc phục đúng như chỉ đạo xong trước ngày 30.12. Việc lùi lại này để phù hợp với lịch làm việc của lãnh đạo Chính phủ vì dự kiến sẽ có lãnh đạo cao cấp của Chính phủ đến cắt băng lễ thông xe dự án”, đại diện VEC cho biết. Trước đó, ba lãnh đạo của VEC liên quan đến dự án này đã bị kỷ luật vì sự cố nói trên.


Chí Hiếu







Phố thị “đói ăn rau” rừng

Phố thị “đói ăn rau” rừng

Phố thị “đói ăn rau” rừng


SGTT.VN - Khoảng hơn chục năm trước, các loại rau rừng là đặc quyền ẩm thực của người nhà quê và dường như còn khá xa lạ với người Sài Gòn. Vậy mà hiện nay, rau rừng đã có mặt khắp nơi trong thành phố, từ nhà hàng ra tới các chợ.










Rau rừng có vị lạ, thích hợp với nhiều món.



Thêm hương vị để thành đặc sản


Có lẽ, trong chuyện đưa rau rừng đến với phố thị, công đầu thuộc về món bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt luộc. Từ miếng bánh tráng là lạ có màu trắng đục, dai mềm, tới những đọt rau rừng có vị chua, the, chát và cả cái hương xá xị tưởng chỉ có trong chai nước ngọt khiến thực khách Sài Gòn vô cùng thích thú. Nhờ sự thích thú này của thực khách Sài thành, rau rừng hiện nay không chỉ kết đôi với bánh tráng Trảng Bàng mà còn kết hợp rất ăn ý với các món bò tơ luộc, bánh xèo, cá chiên xù, tép mòng um… trong các nhà hàng, quán xá. Đa số các nhà hàng đều cho biết, rau rừng có các hương vị mà rau trồng quen thuộc ít có được là các vị chua, đắng, chát, the. Ở nhà hàng Làng nướng Nam bộ (quận 3) rau rừng là nguyên liệu quan trọng để ra các món đặc sản như tép mòng cuốn bánh tráng, cá rễ tre um cuốn rau rừng chấm mắm chua. Hơn chục loại rau rừng như quế vị, đọt cóc, đọt xoài… có nguồn cung từ Trảng Bàng đem lên. Ông Hồ Hồng Hải, chủ nhà hàng Làng nướng Nam bộ, cho biết: “Từ mười năm trước đã bán rau rừng vì thực khách thích rau thiên nhiên, rau sạch. Trong khi rau thường không có vị đặc sắc thì rau rừng có vị lạ, thích hợp với các món cuốn, luộc như thịt heo luộc, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù… Ăn chắc bụng”.


Còn nhà hàng Hàng Dương (quận 4) thì chuyên các loại rau rừng Tây Nguyên như rau rừng Gia Lai, cải mầm đá Sa Pa, rau bò khai Bắc Kạn, rau bằng lăng tím Pleiku, khổ qua rừng, rau dớn… Ông Lý Nhất Hiếu, chủ nhà hàng cho biết: “Các loại rau rừng này có mùi vị đặc trưng, giòn, ngọt và sạch. Thích hợp xào tỏi, xào thịt bò, nhúng lẩu…”


Một món ăn dân dã quen thuộc khác là bánh xèo cũng sử dụng rau rừng để tạo thêm sự “tròn trịa” cho món bánh vốn đã tròn này. Ngoài các loại rau quen thuộc, trong rổ rau ăn kèm bánh xèo còn có hơn mười mấy loại rau rừng như đọt sao nhái, lá lụa, đọt điều, lá lốp, lá cách, đọt xoài, đọt chùm ruột, quế vị… có nguồn gốc từ Cần Thơ và Tây Ninh. Ông Trương Văn Phúc, giám đốc chuỗi nhà hàng bánh xèo Mười Xiềm, nhận xét: “Các vị chát, chua, đắng của rau quyện cùng bánh xèo tạo ra một hương vị hoàn hảo, ăn hoài không ngán”.










Rau rừng bán chung với các loại rau củ quả miệt quê, đáp ứng nhu cầu nấu món ăn dân dã cho gia đình phố thị.



Nhu cầu về rau tự nhiên cao


Rau rừng có nhiều nguồn gốc, phổ biến nhất là các loại rau rừng Tây Ninh như lá lụa, rau quế vị, đọt chiếc, lá săng dẻ, đọt sao nhái, đọt cóc, đọt xoài… Kế là dòng rau miền Tây như đọt chùm ruột, lá cách, lá lốp, đọt bí… Dòng rau hiện còn hiếm ở Sài Gòn là rau rừng có nguồn gốc từ các vùng núi Tây Nguyên như cải mầm đá, ngó xuân, rau bò khai, ngồng tỏi… Từ xuất xứ vùng miền, các loại rau cũng có kiểu ăn khác nhau, rau miền Tây và Tây Ninh đa số ăn sống, còn các loại rau Tây Nguyên thì luộc, xào, nhúng lẩu.


Mặc dù, gọi là rau rừng nhưng một số loại đọt như đọt cóc, đọt xoài, đọt chùm ruột… đều là cây trồng quen thuộc nhưng với hương vị lạ cũng được xếp vào danh sách rau rừng. Một số loại khác trước đây vốn là cây mọc tự nhiên nhưng trước nguồn cung không đủ cầu, một số nơi đã tổ chức mô hình trang trại trồng rau rừng. Ông Trần Hữu Lãnh, trưởng phòng kinh doanh, công ty TNHH đầu tư – phát triển TMDV Trần Gia cho biết, công ty bán rau rừng gần mười năm, hiện đang cung cấp 14 loại rau rừng, có nguồn gốc Tây Ninh và Gia Lai. Trước đây chỉ giao nhà hàng, hiện nay mở rộng trên 20 nhà hàng trên địa bàn TP.HCM, nhu cầu tăng từ 15 – 20 lần so với trước đây. Công ty có trang trại trồng rau rừng, hiện lượng rau bán ra đạt 100kg/ngày, thu hoạch cuốn chiếu sức cung có thể đạt 150 – 200kg/ngày. Các loại như đọt cóc, đọt xoài, bần ổi... đều trồng được và dễ trồng.


Ông Hiếu cho biết thêm, nhà hàng bán rau rừng được hai năm, nguồn hàng được đặt mua tại địa phương rồi chuyển lên thành phố. Tuy nhiên, vì là rau thiên nhiên, chưa trồng được nên lượng hàng tuỳ theo đợt, lúc có lúc không.


Còn ông Phúc cũng cho biết, hiện nguồn cung rau rừng chưa đủ do phụ thuộc vào mùa vụ, một số loại chưa được trồng nên hơi bị hiếm.


Ở các chợ như Bà Quẹo, Bà Chiểu, Bà Hoa, Tân Hương… cũng có bán rau rừng, mặc dù thỉnh thoảng mới có với một ít chủng loại và phải đi chợ thật sớm mới mua được. Còn chợ Bến Thành có hẳn hai sạp chuyên bán rau rừng quanh năm. Tại đây, một bịch rau rừng khoảng chục loại, nặng nửa ký có giá 20.000đ.


bài và ảnh: Sa Đồng






Sài Gòn mùa đông đầu tiên nửa đêm về sáng

Sài Gòn mùa đông đầu tiên nửa đêm về sáng

Sài Gòn mùa đông đầu tiên nửa đêm về sáng


SGTT.VN - Mười hai giờ khuya mùa đông lạnh se sắt, tôi khoác áo và cưỡi xe chạy ra phố theo lộ trình ngẫu hứng. Những mảng màu thực trong bức tranh thành phố nửa đêm về sáng đã đánh bật khỏi suy nghĩ những hình dung có bề thi vị. Và tôi bắt đầu ghi chép lại...










Người giàu kẻ hèn trong một bức tranh giữa Sài Gòn.



0 giờ 30 phút


Gánh xôi của cô gái Nguyễn Ngô Kim Phụng, 24 tuổi, trước khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) đã vơi gần nửa. Dưới đèn compact nhỏ toả ánh sáng trắng chỉ đủ toả xuống tủ hàng, nụ cười cô gái gốc Sài Gòn nhỏ nhắn thấp thoáng nụ cười duyên. Cô vui vẻ chuyện trò với tay khách chỉ mua một gói xôi 10.000 đồng nhưng cứ lân la nhiễu sự.


Nhà ở đường Đoàn Văn Bơ, quận 4. Cứ 8 giờ tối là Tài (cậu em trai) lại chở Phụng ngồi sau xe máy, kéo theo tủ xôi chạy qua cầu Tân Thuận rồi dừng ở bên lề đường, góc Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, dọn hàng bán cho tới 6 giờ sáng. Công việc đó đều đặn hai tháng nay. “Mẹ em bán xôi ở đây được 15 năm rồi. Do thức đêm nhiều quá, nên bị suy nhược thần kinh, đang điều trị, hai chị em phụ nhau bán thay mẹ”, Phụng nói. Vừa nói, cô gái vừa hơ hơ hai bàn tay mềm mại trên hơi khói thơm ấm áp toả ra từ bốn cái nồi xôi, trong khi Tài đặt lưng nằm vắt yên, chân vắt cổ chiếc xe máy đắp chăn ngủ khò. Thi thoảng, câu chuyện chúng tôi đứt quãng vì cô chị phải tập trung gói xôi cho khách. “Ngày trước bán cho công nhân làm ca đêm là chính, bán được lắm. Gần đây, gói xôi 5.000 – 10.000 đồng cũng khiến họ cân nhắc, vì đời sống làm ăn ngày càng khó khăn”, Phụng kể.


Từ gánh xôi nhỏ này mà nhìn về thời cuộc công ăn việc làm, thì mới thấy, cái khó khăn đó đâu chỉ đến với người mua xôi, mà cả trong hoàn cảnh sâu xa của người bán xôi. Tốt nghiệp cao đẳng, ngành thư ký, kiếm việc ở một số công ty nhỏ, đồng lương bọt bèo, Phụng quyết định về phụ ba mẹ nấu nướng, làm gia vị, rồi đi bán. Kinh tế cả nhà bốn người cậy vào một gánh xôi. Phụng kể: “Đi bán vầy là thức sáng đêm, ngày chỉ ngủ được chừng 3 – 4 tiếng. Khổ, cũng phải làm, vì nhà đơn chiếc quá, ba mẹ cũng già yếu rồi. Vài lần gặp lại bạn bè thời sinh viên, hỏi nhau làm gì, nói bán xôi thì cũng ngượng ngùng, sau lại nghĩ, miễn mình làm ăn lương thiện thì chẳng có gì phải mặc cảm”. Chỉ lo là những ngày lễ lạt, các phường quanh đây có chiến dịch giải toả, đứng đâu cũng bị mấy anh dân phòng, mấy chú công an đuổi. Có khi hốt cả xe xôi về đồn, nhìn ứa nước mắt. Anh tính coi, cả vốn lẫn lãi mỗi ngày mẹ em kiếm được 500.000 đồng, mà bị xui rủi, đi mua xe mới giá 800.000 đồng/chiếc, coi như cụt vốn”, cô gái nói.


Trước khu chế xuất Tân Thuận bây giờ chỉ còn hai gánh xôi nhỏ bán sáng đêm. Nhưng đến sáng thì có khoảng chục gánh. Khi đông người bán, tự động mỗi hàng phải giảm giá để cạnh tranh.


1 giờ 17 phút


Những con đường quận 1 trống trải, rộng thênh, gió sông Sài Gòn thổi buôn buốt. Các toà nhà bóng lộn, những shop hàng xa xỉ đóng kín. Nhưng đây mới là giờ “tới bến” của đời sống trong các vũ trường, bar trung tâm.Tiếng nhạc vẫn xập xình trên lầu vũ trường Tự do (Đồng Khởi), nhưng khung cảnh phía trước không có vẻ nhốn nháo. Trong khi đó, trước bar 2 Gold Club, đám taxi liệng lách, đạp thắng khin khít đón những kiều nữ ăn mặc gợi tình rời tụ điểm. Vài cô cặp kè với mấy gã Tây đi bộ cười nói oang oang, băng qua ngõ Ngô Đức Kế, về phía những khách sạn hạng sang trên đường Nguyễn Huệ. Vài nhân viên vạm vỡ vận đồng phục đen bước qua đường, đi về phía công viên sau tượng Trần Hưng Đạo, chỗ có gánh bánh chưng bánh giò dạo vội vã tráng tạm dạ dày theo kiểu bình dân. Bà đẩy xe bánh dạo hất hàm về phía mấy cô gái phô đùi ngực nóng bỏng bên kia đường: “Ngó ngon lành thơm tho vậy đấy, chớ cặp nhau vài bữa, giãn tuồng, nhảy nhót no say lại qua đây mua bánh chưng bánh giò lót dạ”. Ở những góc đường trung tâm, lác đác vài quán càphê cóc giờ này vẫn lặng lẽ bán. Khách hàng là mấy bác tài taxi, xe ôm ngồi khúm rúm rít thuốc, nhấm nháp những ngụm càphê cho quên cái lạnh, qua cơn buồn ngủ.


2 giờ 15 phút


Quỳnh Anh, 23 tuổi, nhà ở quận 8 cùng nhóm chục người bạn ăn mặc sành điệu thời trang, nước hoa nồng nặc rời một bar ở quận 1. Cả nhóm đèo nhau về quán bánh canh, hủ tíu của chị Oanh ở vỉa hè bên hông chợ Bến Thành. Họ vừa ăn vừa tranh luận với nhau về bar này thằng DJ chơi dở, bar kia nhà quê nhưng giá trên trời... Cuộc tranh cãi về sự “đẳng cấp chơi” càng lúc càng sôi nổi.


3 giờ 5 phút


Những xe chở ximăng ướt xếp hàng trước công trình Senta Boutique Hotel trên đường Hai Bà Trưng. Rầm rì tiếng máy trộn. Trên cao, các công nhân xây dựng ca đêm hẳn không có khái niệm thời gian. Góc ngã tư Đề Thám – Bùi Viện vẫn xập xình tiếng nhạc. Các ghế vỉa hè quán bar Go2, Crazy Buffalo vẫn đặc kín khách Tây, ta. Men theo vỉa hè đường Bùi Viện, những hàng ăn, quán nhậu vẫn bia bọt lai láng. Tại một chốt canh trên con đường này, một bác cảnh sát khu vực lớn tuổi ngồi mệt mỏi ghi sổ sách. Nhịp sống nhộn nhịp náo động của khu phố du lịch bình dân “toàn cầu hoá” nhất Sài Gòn này là thâu đêm suốt sáng. Gần đây, các quán nhậu vỉa hè dần dần tràn sâu xuống lòng đường, và những quầy bar tha hồ tràn ra vỉa hè.


Vừa lắc lư theo điệu nhạc, vừa hít shisha, Doughlag, một du khách người Ai Len nói: “Sài Gòn đêm ở chỗ này rất vui và thoải mái!” Trong khi một nhân viên quán càphê Rum-ba sát bên cạnh đang không giấu được cái ngáp dài, thì đám khách Tây vẫn say sưa quay cuồng theo bản dance nổi tiếng Maya hi maya hu của Crazy Frog. Cách đó chừng trăm mét, một bác xích lô tranh thủ dừng xe, chợp mắt một lúc dưới gốc cây.


4 giờ


Dọc đường Trần Hưng Đạo, những khách sạn có bảng dịch vụ “Foot massage”, “Body massage” phục vụ 24/24 vẫn có khách lui tới. Nhưng khu chợ dưới chân cầu Ông Lãnh thì đã được nhóm từ lúc 3 giờ. Những chuyến xe tải từ chợ đầu mối chở nông sản rải những túm nilông lớn có ghi tên chủ sạp xuống các bãi chợ. Dưới ánh sáng nhá nhem từ mấy chiếc đèn tròn, những người đàn bà nhận hàng rồi ngồi xếp rau, quả ra sạp, một ngày như mọi ngày trong cuộc đời tảo tần. Các thau hàng hải sản, thịt cá cũng được dọn ra dưới chân cầu để bỏ sỉ. Có lẽ cảnh bãi chợ sớm ở đây cũng như bao khu chợ khác như Cây Gõ, Hoà Bình... và không khác là mấy so với những khu chợ bình dân khác trong thành phố này. Trên Cầu Dừa quận 5, một người đàn ông vô gia cư gối đầu lên nền cầu và ngủ say như chết bên chai rượu đế uống dở đầu hôm. Có lẽ cơn rượu say khướt đã khiến ông ta không còn cảm giác gì về cái lạnh đang tụt xuống dưới 19 độ. Trên lề cầu Nguyễn Văn Cừ, một kẻ vô gia cư khác cuộn chăn kín từ đầu đến chân. Có tiếng xe cứu thương rúc còi chạy hút hút phía bệnh viện Chợ Rẫy.


4 giờ 30 phút


Chủ hai đại lý báo lớn vỉa hè đường Châu Văn Liêm (quận 5) bắt đầu dọn sạp. Những mặt báo sáng từ các xe phát hành đổ xuống được xếp dàn ra trên mặt vỉa hè, rồi sắp xếp gọn gàng lên giá, sạp. Một ông khách người Hoa chạy thể dục sớm, ghé ngang cặp nách một tờ Sài Gòn Giải Phóng Hoa Văn. Chủ quán hủ tíu A Phúc, nằm góc Châu Văn Liêm – Nguyễn Trãi bán tô đầu tiên. Đó cũng là giờ mà những quán hủ tíu vỉa hè trên bến Bình Đông bắt đầu sáng đèn, lục đục dọn bàn ghế. Những dãy nhà cổ rêu phong, dòng kênh đen chìm trong sương lạnh như lạc về từ âm bản của một cuộn phim cũ. Cái lạnh buổi hừng đông sẽ càng thêm se sắt.


5 giờ 13 phút


Hai nhân viên bảo vệ của Phú Mỹ Hưng (quận 7) ở chốt góc đường Phạm Thái Bường – Nguyễn Bính thay phiên nhau đi nhổ những cọc thông báo mua bán đất ở những nền đất trống về chẻ ra, ném vào một thùng thiếc và đốt lửa, sưởi ấm. “Nay đến tết, trực đêm rất tốn củi”, một người nói với ông khách lạ run rẩy xuýt xoa xin sưởi ké. Phú Mỹ Hưng, khu dân đô thị hiện đại nhất của Sài Gòn, hẳn là sẽ chào ngày mới trễ hơn những vùng dân cư lao động khác.


5 giờ 50 phút


Công viên Hoàng Diệu quận 4, một toán người cao tuổi múa may dưỡng sinh quanh một chiếc cátxét mở bản hoà tấu du dương âm hưởng phương Đông sâu lắng của Kitaro. Những công viên khác trong thành phố cũng bắt đầu chộn rộn bước chân người. Trong sương mù buổi sáng, những dòng xe cộ bắt đầu túa ra mọi nẻo đường lớn từ những ngõ hẻm nhỏ.


Lang thang một mình trong rét buốt, tôi vừa cùng thành phố đi qua một trong những đêm vừa nồng nhiệt vừa lạnh lẽo nhất của mùa đông này. Hẹn sẽ còn những cuộc “say đêm” khác.


bài và ảnh: Nguyễn Vĩnh Nguyên






Khách hàng nữ là tương lai của chợ online

Khách hàng nữ là tương lai của chợ online

Trần Ngọc Thái Sơn, giám đốc điều hành Tiki.vn


Khách hàng nữ là tương lai của chợ online


SGTT.VN - Người đàn ông sinh năm 1981, ông chủ của website thương mại điện tử khởi đầu từ bán sách online tiếp phóng viên trong văn phòng đóng tại một toà nhà ở quận 11 đầy trẻ trung và rộn ràng không khí của những ngày cuối năm. Thái Sơn mặc áo thun, thoải mái bên những nhân viên chỉ vừa tốt nghiệp đại học, mặc quần jeans đi làm trong ngày thứ sáu.










Với Thái Sơn, CEO không chỉ là giám đốc điều hành mà còn là nhân viên tìm hiểu khách hàng. Ảnh: Bảo Dung



Điều bất ngờ là name card của CEO Tiki không giới thiệu mình là Chief Executive Officer (giám đốc điều hành) như cách gọi thông thường mà tự xưng mình là Customer Experience Officer (nhân viên tìm hiểu khách hàng). “Từ ngày khởi nghiệp, Sơn một mình làm tất, từ chức giám đốc, nhân viên tổng đài, nhân viên bọc sách cho đến đi giao sách nên chẳng muốn gọi mình là Chief. Sơn thấy mình dù là ai đi nữa, đều luôn luôn quan tâm đến khách hàng nên chọn chức danh này, Customer Experience Officer”.


Khởi nghiệp với 20 đơn hàng/tháng


Tiki.vn hiện thời đã phát triển với nhiều mặt hàng thời trang, văn phòng phẩm, công nghệ, chứ không chỉ có sách, được hai đơn vị của Nhật đầu tư là tập đoàn Sumitomo và công ty CyberAgent Ventures, thế nhưng, vào tháng 3.2010, Tiki chỉ là công ty một thành viên duy nhất Trần Ngọc Thái Sơn. Chọn phân khúc hẹp là bán sách tiếng Anh qua mạng với hơn 100 đầu sách, văn phòng công ty đặt tại phòng ngủ, sách để trong nhà xe, Sơn một mình đóng đủ loại vai. “Dù mình chắt chiu tiền bạc mua được 100 cuốn sách nhưng số tựa trên online thì cũng được hơn 2.000, là do Sơn chụp hình sách của đối tác và để lên website trước, khi khách đặt sẽ lấy mang về, như vậy vừa tiết kiệm được chi phí, lại vừa an toàn về vốn”, Sơn chia sẻ.


Sau một thời gian vất vả tìm kiếm người đồng sáng lập nhưng những người cùng đam mê, đồng chí hướng hoặc quá bận rộn, hoặc không dám liều mình với ý tưởng đầy mạo hiểm nên Sơn đã bắt đầu một mình. “Đi rừng, leo núi nếu có bạn đồng hành vẫn tốt hơn nhưng không có ai thì mình vẫn phải đi. Với khoảng 5.000 USD tiền túi, tôi đã bắt đầu khởi nghiệp, rồi vừa làm vừa gầy dựng lòng tin để mượn thêm từ gia đình, bạn bè”, Sơn nói.


Từng học cử nhân phần mềm nên Sơn đã tìm được cách tiết kiệm chi phí tối đa bằng cách chọn lựa các phần mềm miễn phí, tự làm website. Sau thời gian chuẩn bị một cách liệu cơm gắp mắm trong hai tháng, tháng đầu tiên của Tiki có khoảng 20 đơn hàng.


Học thạc sĩ thương mại điện tử của đại học New South Wales – Úc, ra trường làm cho công ty quảng cáo trực tuyến của Thái Lan, rồi Vinabook, nhưng lại bỏ hết, ra riêng với 20 đơn hàng lẻ hàng tháng, điều may mắn của Sơn là không hề gặp phải những phản đối từ gia đình. “Ba tôi thấy tôi cực khổ khởi nghiệp nhưng không rầy la gì cả, chỉ nói rằng con hãy cứ làm những gì mình thích, đây là sự hậu thuẫn lớn nhất về tinh thần mà tôi có được”, Sơn kể.


Khách hàng nữ chiếm 70% khách của Tiki


Từ một doanh nghiệp nhỏ đến nay Tiki.vn đã phục vụ khách hàng tại 64 tỉnh thành Việt Nam và bắt đầu sang một số nước khác, được vinh danh với ba danh hiệu trong lĩnh vực thương mại điện tử: “Dịch vụ chăm sóc khách hàng được ưa thích nhất”, “Giao hàng được ưa thích nhất” và “Nhà sách trực tuyến được ưa thích nhất” do sở Công thương TP.HCM, hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam chứng nhận và trao thưởng hai năm liền, 2011 và 2012. Điều đó bắt nguồn từ việc Sơn đã dành một thời gian dài, ngày nào cũng đi nhà sách để tìm hiểu thói quen tiêu dùng.









Tiki.vn được thành lập từ tháng 3.2010, sau ba năm hoạt động, Tiki.vn đã phục vụ khách hàng tại 64 tỉnh thành Việt Nam và 17 quốc gia trên thế giới.



“Khi kinh doanh thời gian đầu, tôi lấy nhu cầu bản thân để hiểu khách hàng. Tôi bán các đầu sách kinh doanh tiếng Anh kinh điển mà mình yêu thích nhưng rồi nghiệm ra hầu hết đều là những người giống như mình mua. Tôi đi nhà sách, và phát hiện ra rằng khách hàng nam đi nhà sách rất nhanh và chọn đúng sách họ cần, khách hàng nữ lại đi lâu hơn, mua nhiều và chọn đa dạng các loại sách, họ không chỉ mua cho mình mà còn mua cho người thân, bạn bè. Đặc biệt, sách văn học luôn được chọn lựa nhiều hơn sách kinh doanh”, Sơn kể.

Cột mốc để Tiki thành công có thể bắt đầu từ lúc Sơn nhận thấy khách hàng nữ chính là tương lai của thương mại điện tử. Từ đó, Tiki bắt đầu thay đổi chiến lược marketing, tiếp cận khách hàng. Marketing bắt đầu chú trọng đến dịch vụ, sự thân thiện, mang yếu tố vui vẻ, đặc biệt là chiến lược giá tốt, giảm giá, tặng quà để phù hợp với khách hàng nữ lúc nào cũng muốn mình là người tiêu dùng thông minh. Các quà tặng như kẹp sách, hình thức bọc sách trước khi giao của Tiki đã làm hài lòng khách nữ, điều đó càng đúng với kết quả hiện nay, 70% khách hàng của Tiki là nữ.


Nhân viên giao hàng luôn có tiền lẻ


Từ một nhân viên duy nhất, đến nay Tiki có 170 nhân viên, độ tuổi trung bình từ sinh năm 1986 – 1988, với sức trẻ và sự sáng tạo tràn trề. “Tôi luôn chú trọng việc huấn luyện nhân viên từ những điều nhỏ nhất. Có thể ít ai để ý nhưng nhân viên giao hàng của Tiki không chỉ chuyên nghiệp ở bề ngoài như mặc đồng phục, đội nón bảo hiểm, áo mưa Tiki mà luôn chuẩn bị sẵn tiền lẻ để lúc nào cũng có sẵn để thối lại cho khách”, Sơn chia sẻ.


Thế nhưng, hành trình của Tiki không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ý tưởng marketing “Dzựt cô hồn online” của Tiki được xem là một ý tưởng mới và độc đáo khi tổ chức cho khách hàng có được những món hàng như điện thoại 3 triệu, tai nghe 1 triệu chỉ còn 10.000. Thế nhưng khi thực hiện, ý tưởng này đã bị “sập” ngay lập tức. “Chúng tôi dự kiến cho khách hàng “giựt cô hồn” online trong năm phút với hàng ngàn quà tặng giá trị để bắt đầu đợt giảm giá mùa hè, nhưng khi chưa bắt đầu thì đã có hơn 10.000 khách trực tuyến chờ sẵn. Mạng sập, chạy như rùa khi chưa bắt đầu vì khả năng chúng tôi chỉ có thể đón 3.000 – 5.000 khách online cùng thời điểm. Dù sau đó, chúng tôi đã đổi từ khuyến mãi năm phút thành một ngày để xin lỗi khách hàng nhưng đây vẫn là bài học dành cho chúng tôi”, Sơn nói.


Không những thế, trước sự phát triển ngày càng nhanh và rộng, Tiki không chỉ bán sách mà còn phát triển các mặt hàng khác nên những thú vui nhỏ của khách như biết đến Tiki như dịch vụ bọc sách miễn phí đã không còn nữa, đây cũng là một điều khiến Sơn suy nghĩ rất nhiều, “đau đầu” trước khi quyết định ngưng dịch vụ bọc sách miễn phí mà thay vào đó là có một khoản phí nhất định.


Không chịu tiết lộ về mức độ đầu tư của hai công ty Nhật Bản nhưng Sơn cho biết hiện tại, cổ đông Việt Nam vẫn lớn nhất trong Tiki, đặc biệt, chuyện lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu của Tiki ngay thời điểm này. “Câu hỏi lợi nhuận sẽ được trả lời bằng lựa chọn về tầm nhìn của doanh nghiệp đó, nếu tầm nhìn của họ là một năm, hai năm, hay ba năm thì họ sẽ có chiến lược lợi nhuận phù hợp. Tại Tiki, với tầm nhìn là 5 – 7 năm, chúng tôi lựa chọn mang lại nhiều giá trị cho khách hàng nên tạm thời sẽ trì hoãn lợi nhuận ngắn hạn trước mắt”, Sơn khẳng định.


Trâm Anh






Thư toà soạn

Thư toà soạn

Thư toà soạn


Bạn đọc thân mến,


Báo Sài Gòn Tiếp Thị ra số này là số gộp (147+148) đặc biệt “Chào năm mới 2014”. Hẹn gặp lại bạn đọc vào số thứ sáu ngày 3.1.2014.











Một năm qua với nhiều sự kiện đã diễn ra từ thị trường đến kinh tế, từ đời sống đô thị đến môi trường. Một năm qua, trên cái nền kinh tế ảm đạm, vẫn có những thương nhân trẻ hoạt động sôi nổi và tồn tại “tỉnh bơ” khiến cho nhiều người ngưỡng mộ.


Bên cạnh đó, sự chòi đạp để kiếm sống kha khá của những sinh viên, người trẻ. Họ kinh doanh đủ thứ với số vốn ít ỏi và quay vòng nhanh đồng vốn. Khó khăn khiến doanh nghiệp phải lựa chọn chuyển từ chiến thuật mưu mẹo sang sáng tạo… Cũng từ sự ảm đạm này, chúng tôi đã có buổi toạ đàm về “rúc đầu xuống cát hay không” trước quá nhiều khó khăn của bản thân từng người và xã hội. Ở đó, chúng ta được nghe ý kiến nhiều người trẻ và nhiều người lớn nhận ra thái độ sống tích cực của họ…


Một năm đã qua. Những lời chúc đầu năm mới, chúng tôi, tập thể con người của Sài Gòn Tiếp Thị cảm ơn bạn đọc, những doanh nghiệp đã đồng hành cùng chúng tôi suốt năm qua. Những thiếu sót mong được thông cảm và bỏ qua. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong năm tới…


SGTT






Thời smartphone làm “người”

Thời smartphone làm “người”

Thời smartphone làm “người”


SGTT.VN - Theo khảo sát vào đầu năm 2013 của hãng Google, smartphone đang làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Việc truy cập internet bằng smartphone tại Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến hơn.










Sự phát triển internet di động đã góp phần thúc đẩy sức mua smartphone. Ảnh: tư liệu



Số lượng smartphone tiêu thụ tại Việt Nam cũng tăng nhanh trong năm 2013 và ước tính sẽ vượt qua con số 17 triệu chiếc. Theo GFK, tỷ trọng smartphone trên tổng số điện thoại di động bán ra thị trường vào cuối quý 3/2013 khoảng 40%.


Cơ hội thay thế điện thoại phổ thông


Theo nhận xét của ông Nguyễn Văn Đạo, phó tổng giám đốc công ty điện tử Samsung Việt Nam, smartphone sẽ phát triển mạnh và dần dần thay thế feature phone (điện thoại phổ thông).


Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường GFK, trong chín tháng đầu năm 2013, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có số lượng tiêu thụ smartphone tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.


Từ tháng 1 – 9.2013, người tiêu dùng ở các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Philippines đã bỏ ra 10,8 tỉ USD để mua gần 41,5 triệu chiếc smartphone. Doanh số smartphone ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đã tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm 2012.


Công ty IDC dự báo rằng vào khoảng quý 2/2014 thì sản phẩm smartphone có khả năng lần đầu tiên vượt qua feature phone. Sức mua smartphone đang tăng mạnh và ngày càng đa dạng về mẫu mã, giá bán… Thị phần của smartphone tăng và feature phone giảm.


Ông Võ Lê Tâm Thanh, chuyên viên phân tích thị trường thuộc nhóm nghiên cứu thiết bị người dùng của IDC Việt Nam cho rằng, smartphone đang từng bước “nuốt” lấy thị phần của feature phone và một phần nào đó của máy tính bảng. Gần đây, trên thị trường đã xuất hiện một số mẫu smartphone màn hình lớn (5.7 – 6.4 inch) được sử dụng như máy tính bảng.


Ông Ngô Nguyên Kha, tổng giám đốc công ty Mobile Star (nhãn hiệu Mobiistars) cho rằng, người dùng ngày nay đã khai thác smartphone tốt hơn – tận dụng nhiều tính năng gắn liền với internet. Sự phát triển internet di động đã góp phần thúc đẩy sức mua smartphone.


Sử dụng smartphone như PC


Doanh số bán máy tính truyền thống (PC – bao gồm máy tính để bàn và laptop) đang giảm mạnh tại Việt Nam và thế giới. Tại Việt Nam, khá nhiều cửa hàng phải giảm giá mạnh các mẫu laptop thông thường và Ultrabook để thu hút khách hàng.









Nghe nhạc, xem phim trực tuyến, đọc báo, chơi game… Thời gian sử dụng smartphone của người Việt Nam để tìm kiếm thông tin, xem video trên YouTube, vào mạng xã hội… ngày càng tăng lên.


Một số người đã trả lời bản khảo sát của Google rằng: họ sẽ chẳng bao giờ ra khỏi nhà mà không cầm smartphone trên tay.



Bà Phan Thị Hoàng Yến, chuyên viên phân tích thị trường của IDC Việt Nam cho biết, cả laptop và máy tính để bàn đều gặp khó khăn không ít kể từ đầu năm 2013. Đặc biệt, dòng sản phẩm laptop ở Việt Nam đang sụt giảm mạnh về doanh thu.

Trong năm 2013, dòng sản phẩm Ultrabook (laptop dạng mỏng) phải giảm giá để cạnh tranh với máy tính bảng và smartphone màn hình lớn (phablet). Do giá bán cao, mẫu mã chưa nhiều nên Ultrabook khó lòng cạnh tranh với máy tính bảng và smartphone.


Đồng thời, người tiêu dùng bắt đầu quen dần với việc sử dụng máy tính bảng và smartphone để thay thế cho laptop/Ultrabook. Tất cả những thao tác đọc tin tức, gửi/nhận email, soạn thảo văn bản… đều có thể thực hiện trên máy tính bảng và smartphone.


Theo khảo sát của Google vào quý 1/2013 thì người tiêu dùng Việt Nam sử dụng smartphone vào nhiều mục đích: nghe nhạc, xem phim trực tuyến, đọc báo, chơi game… Thời gian sử dụng smartphone của người Việt Nam để tìm kiếm thông tin, xem video trên YouTube, vào mạng xã hội… ngày càng tăng lên.

Một số người đã trả lời bản khảo sát của Google rằng: họ sẽ chẳng bao giờ ra khỏi nhà mà không cầm smartphone trên tay.


Có đến 97% số người cho biết dùng smartphone để truy cập internet và tìm kiếm thông tin. Khoảng 60% số người cho rằng họ còn dùng smartphone để mua sắm trực tuyến, đặt mua hàng qua mạng…


Smartphone Android vẫn đầu bảng


Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, các thiết bị di động Android chiếm 81% trên tổng số 211,6 triệu smartphone bán ra thị trường toàn cầu trong quý 3 năm nay. Xếp hạng nhì là thiết bị iOS (như iPhone) với thị phần 12,9% và thứ ba là Windows Phone với thị phần ít ỏi 3,6%.


Tuy nhiên, số lượng người dùng Windows Phone đang tăng nhanh trong năm 2013. Tổng cộng đã có đến 9,5 triệu chiếc smartphone sử dụng hệ điều hành Windows Phone bán ra thị trường, tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái.


Tốc độ ra mắt cũng như mức tiêu thụ smartphone màn hình lớn (từ 4 inch trở lên) có khuynh hướng tăng nhanh. Theo thống kê của hãng GFK thì có đến 27% số lượng smartphone có màn hình từ 4 inch trở lên tiêu thụ ở khu vực Đông Nam Á.


Tại Việt Nam, các phablet (smartphone màn hình lớn) với màn hình từ 5 inch trở lên đang dần phổ biến. Người dùng thay vì phải kè kè máy tính bảng cùng smartphone thì nay có thể dùng phablet thay cho máy tính bảng. Vừa đọc báo trên màn hình lớn, vừa tha hồ gọi điện như smartphone; đó là ưu thế của phablet!


Chí Thịnh









Công ty Nghiên cứu thị trường GFK cho biết, ước tính cả năm 2013 thì smartphone chiếm 40% về số lượng và 80% doanh thu của thị trường điện thoại di động Việt Nam. Trong năm 2013, ước tính thị trường Việt Nam có thể tiêu thụ khoảng 17 triệu chiếc điện thoại di động. Từ tháng 6.2012 đến tháng 6.2013, thị trường Việt Nam tăng trưởng gần 40% với số lượng tiêu thụ 484.000 chiếc smartphone.







DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ