Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Đón lễ tình nhân ngọt ngào, sang trọng và lãng mạn

Đón lễ tình nhân ngọt ngào, sang trọng và lãng mạn

Đón lễ tình nhân ngọt ngào, sang trọng và lãng mạn


SGTT.VN - Lễ Tình Nhân năm nay, khách sạn Equatorial hân hạnh mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn cho buổi tối ngọt ngào - lãng mạn dành tặng nửa yêu thương của mình tại nhà hàng Chit Chat, Orientica và phòng trà FLO.


Tại nhà hàng Chit Chat


Tất cả các món ăn mà đôi bạn yêu thích đều sẵn sàng tại quầy salad, quầy khai vị lạnh, quầy sushi và sashimi. Cạnh đó là quầy hải sản tươi sống, quầy bánh mì với những ổ bánh mì hình trái tim, quầy phô mai, quầy thịt và hải sản nướng,… Và kết thúc buổi tối ngọt ngào bằng các món tráng miệng hấp dẫn và sô cô la tuyệt vời.











Đêm tiệc ngọt ngào cùng với các chương trình giải trí và quà tặng chỉ với


940.000 đồng ++/ người, diễn ra từ 18 giờ 30 đến 22 giờ 30 tối 14/2/2014.


Tại nhà hàng Orientica


Vào ngày này, bạn sẽ cảm nhận những món ăn thịnh soạn được các đầu bếp danh tiếng của khách sạn chế biến trong không gian sang trọng, lãng mạn tại nhà hàng Orientica với các món ngon: cá hồi, sò điệp, súp kem măng tây, cá mú đen hoặc tôm sú, thịt bò Mỹ và các món ngọt tráng miệng.


Chương trình chỉ diễn ra duy nhất đêm 14/2/2014, từ 18 giờ 30 đến 22 giờ 30 tối với giá 990.000đ ++/ người


Đặc biệt, tất cả thực khách sẽ được tặng quà khi thưởng thức tiệc tại nhà hàng.


Tại phòng trà FLO


Sau khi dùng tiệc thịnh soạn tại nhà hàng của khách sạn, chúng tôi trân trọng kính mời bạn cùng đến với FLO để thưởng thức trọn vẹn đêm Lễ Tình nhân ngọt ngào. Tất cả các bạn nữ sẽ được thưởng thức những ly cocktail đúng điệu chỉ với 110.000 đồng ++/ ly


Ngoài những khuyến mãi đặc sắc trên, khách sạn còn mang đến bạn chương trình khuyến mãi tiệc nướng vào mỗi chiều cuối tuần. Khi tiết trời bắt đầu se lạnh, còn gì thích hơn khi được thưởng thức các món thịt và hải sản tươi ngon nướng trên than hồng tại hồ bơi ngoài trời của khách sạn 5 sao Equatorial- một trong những hồ bơi đẹp nhất thành phố. Quầy thức ăn và quầy bar của chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và mãn nhãn.


Hãy tham gia để thưởng thức cùng chúng tôi tiệc nướng vô cùng hấp dẫn vào mỗi chiều thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần từ 16 giờ tại hồ bơi tuyệt đẹp nhé. Chương trình kéo dài đến cuối tháng 2 năm nay.


Hiện tại, KS Equatorial đang dành cho bạn những bữa tiệc buffet thịnh soạn chỉ với


798.000 đồng ++/ người tại nhà hàng Chit Chat vào mỗi tối.


Bộ phận Ẩm thực, khách sạn Equatorial TPHCM, 242 Trần Bình Trọng, Quận 5


ĐT: (08) 3839 7777, Fax: 3835 9969, Email: dine@hcm.equatorial.com


Phương Anh






Một chiến thắng chống ngoại xâm

Một chiến thắng chống ngoại xâm

Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979:


Một chiến thắng chống ngoại xâm


SGTT.VN - Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định về cuộc chiến biên giới năm 1979.


Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công


Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?


Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.










Bia ghi lại tội ác của quận đội Trung Quốc đối với dân ta tại Cao Bằng.



Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.


Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.


Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.


Từ góc độ một nhà sử học, giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?


Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.


Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.


Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.


Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.


Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”


Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?


Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.


Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?









Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 - 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.



Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...


Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc


Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.


Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.


Thưa giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?


Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.


Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.


Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.

Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.


Xin cảm ơn Giáo sư!


Theo Laodong.com.vn






Vingroup tăng vốn điều lệ, đổi CEO

Vingroup tăng vốn điều lệ, đổi CEO

Vingroup tăng vốn điều lệ, đổi CEO


SGTT.VN - Ngày 11.2, tập đoàn Vingroup đã phát thông cáo cho biết, bà Dương Thị Mai Hoa sẽ thay bà Lê Thị Thu Thủy, đảm nhận vị trí tổng Giám đốc tập đoàn. Trước đó, tập đoàn này đã có thông báo tăng vốn điều lệ.


Lý do thay đổi nhân sự được Vingroup tiết lộ, tập đoàn này sẽ tập trung khai thác thị trường thương mại điện tử trong thời gian tới, bà Lê Thị Thu Thủy là người thích hợp để phụ trách mảng kinh doanh chiến lược này.










Vingroup quyết định khai thác thị trường thương mại điện tử.



“Chúng tôi đánh giá rất cao những đóng góp của bà Lê Thị Thu Thủy đối với sự phát triển của Tập đoàn Vingroup trong những năm qua, đặc biệt trong việc quốc tế hóa Vingroup và kêu gọi các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài vào Vingroup cũng như đưa Việt Nam tiếp cận hơn nữa đến các nhà đầu tư quốc tế. Chính vì thế, bà Thủy được Ban Lãnh đạo tin cậy giao trọng trách mới này. Chúng tôi tin tưởng bà Thủy sẽ tiếp tục thành công trong việc chinh phục lĩnh vực kinh doanh tiên phong mà Vingroup đặt mục tiêu sẽ trở thành số một tại Việt Nam,” ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết.


Theo thông cáo đã phát đi của Vingroup, bà Dương Thị Mai Hoa sẽ nhận vị trí tổng Giám đốc tập đoàn này trong nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ 11.2.2014.


Bà Dương Thị Mai Hoa tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh và là thành viên của Hiệp hội Kiểm toán viên Công chứng Anh Quốc (ACCA). Bà Hoa gia nhập Ngân hàng VIB năm 2007, với vai trò là Giám đốc tài chính. Tháng 3.2009, bà được bổ nhiệm vào vị trí phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của VIB. Đến tháng 9.2011, bà Hoa chính thức trở thành tổng giám đốc của VIB.


Tuy nhiên, tháng 3.2013, bà Dương Thị Mai Hoa đã quyết định từ nhiệm vị trí tổng Giám đốc của VIB, với lý do cá nhân.


Rời VIB, bà Hoa chuyển sang làm việc tại ngân hàng Maritime Bank, chức vụ cao nhất bà Dương Thị Mai Hoa lãnh nhận ở Maritime Bank là tổng Giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp.


Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán tại các công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của các Tập đoàn đa quốc gia, chi nhánh của các ngân hàng quốc tế lớn đang hoạt động tại Việt Nam, bà Hoa quyết định về “đầu quân” cho Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.


Trong một diễn biến khác, Vingroup hôm 10.2 đã thông qua quyết định của HĐQT về việc tăng vốn điều lệ để chuyển đổi Trái phiếu quốc tế sang cổ phần.


Theo đó, vốn điều lệ của Vingroup sẽ tăng từ 9.296.036.790.000 VNĐ lên 9.296.385.120.000 VNĐ, thêm 348.330.000 VNĐ.


Hình thức tăng vốn điều lệ là phát hành thêm cổ phấn phổ thông để chuyển đổi Trái phiếu quốc tế thành cổ phần.


Seatimes






Trung Quốc: “Nước lớn” nhưng “tiểu nhân”?

Trung Quốc: “Nước lớn” nhưng “tiểu nhân”?

Trung Quốc: “Nước lớn” nhưng “tiểu nhân”?


SGTT.VN - Trung Quốc sẵn sàng dùng các thủ đoạn mà giới quan sát chính trị quốc tế gọi là “hẹp hòi, ti tiện” để trả đũa những quốc gia mà họ không “hài lòng”.


Chỉ trong một vài năm gần đây, người ta đã có thể dễ dàng liệt kê được không ít những minh chứng thể hiện sự “tiểu nhân ti tiện” của Trung Quốc khi áp dụng những biện pháp trả đũa kinh tế đối với các quốc gia nhỏ bé có lập trường trái ngược hoặc gây khó chịu cho Bắc Kinh. Các nạn nhân điển hình nhất là Nauy và Philippines.


Từ ba năm qua, sản lượng cá hồi Nauy nhập khẩu vào Trung Quốc đã liên tục sụt giảm dù trước đó sản phẩm này đã từng chiếm đến 92% thị phần Trung Quốc.










Philippines đã phải hứng chịu những đòn trả đũa với thiệt hại khá nặng nề do tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.



Nguyên nhân được cho là Trung Quốc đã tức giận sau khi giải Nobel Hòa Bình 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba – một nhà hoạt động ly khai. Bất chấp việc trao giải Nobel Hòa Bình này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Nauy, Trung Quốc đã ngay lập tức áp đặt lệnh ngăn chặn việc nhập khẩu cá hồi từ quốc gia Bắc Âu này.


Trước đây, cá hồi Nauy chiếm 92% thị phần cá hồi Trung Quốc nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này chỉ còn lại 29% và vẫn đang tiếp tục sụt giảm mạnh.


Không chỉ ngăn cản việc nhập khẩu cá hồi, một loạt các đoàn ca kịch của Nauy trong đó có show diễn của ca sỹ trẻ đang rất nổi danh Alexander Rybak, người đoạt giải thường truyền hình châu Âu Eurovision 2009 cũng bị dừng cấp phép mà không có lý do.


Công dân Nauy cũng không được cấp giấy phép quá cảnh 72 giờ vào Trung Quốc.


Dù không đưa ra lời bình luận nào về những hành động này của Trung Quốc nhưng hãng thông tấn AFP đã có lần trích dẫn lời của ông Phil Mead, một chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn tại châu Âu: “Các thủ đoạn dọa nạt này là đặc trưng của cách hành xử thụ động, hung hăng và khiến cho Bắc Kinh có vẻ như là một kẻ đê tiện và thâm độc”.


Một nạn nhân khác cũng đang rất khốn đốn vì tiểu xảo này của Trung Quốc là Philippines – quốc gia đang đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền biển đảo.


Sau trận bão thế kỷ Haiyan khủng khiếp tàn phá đất nước Philippines hồi tháng 11.2013, Trung Quốc đã khiến cả thế giới “mắt tròn, mắt dẹt” khi thông báo viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á này chỉ 100.000 USD – món tiền nhỏ bé đến mức không thể tin nổi so với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và với tư cách một quốc gia đang rất thèm khát thị trường ASEAN.


Khoản tiền 100.000 USD lập tức bị bêu riếu khắp thế giới và gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, thậm chí từ chính công luận trong nước Trung Quốc.


Do bị chỉ trích mạnh mẽ quá nên sau đó Bắc Kinh đã phải miễn cưỡng nâng con số viện trợ lên mức 1,8 triệu USD. Nhưng khoản tiền này vẫn là nỗi xấu hổ khi biết rằng Mỹ đã viện trợ gần 30 triệu USD, Nhật Bản 10 triệu USD, Anh 16 triệu USD, UAE 10 triệu USD, Úc 10 triệu USD…


Trước đó, căng thăng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Manila nổ ra đã dẫn đến việc Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế nhập khẩu chuối của Philippines, viện cớ là tìm thấy các vết của chất diệt cỏ trong một số lô hàng. Ước tính thiệt hại của Philippines trong vụ này lên tới 23 triệu USD.


Một hành động khác thể hiện rõ nét nhất sự "trẻ con" và hẹp hòi của Trung Quốc là vụ nước này yêu cầu Tổng thống Philippines không tới tham dự Hội chợ thương mại quốc tế ASEAN - Trung Quốc diễn ra tại Nam Ninh (Trung Quốc) hồi tháng 8.2013.


Theo giới quan sát quốc tế, ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, những nguyên nhân khiến Trung Quốc thi triển “đòn trả đũa” với các nước khác còn liên quan đến một số chủ đề nhạy cảm như vùng lãnh thổ Đài Loan, vùng tự trị Tân Cương hoặc tất cả những gì liên quan đến nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng – đức Đạtlai Latma.


Thậm chí, các nhà nghiên cứu Đức hồi năm 2010 còn tính được cả “hiệu ứng Đạtlai Latma” theo quy luật: cứ nước nào tiếp đón nhân vật này, xuất khẩu của họ sang Trung Quốc sẽ bị giảm trung bình 12,5% trong hai năm sau đó.


Năm 2009, cộng hòa Palau – một quốc đảo nhỏ trên Thái Bình Dương - đã chấp nhận đón sáu người Duy Ngô Nhĩ vốn bị giam giữ ở Guantanamo được Hoa Kỳ trả tự do.


Bắc Kinh lập tức thể hiện thái độ: dự án xây dựng khu nghỉ mát trên 100 phòng với sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc đã bị hoãn vô thời hạn.


Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận những hành động kiểu này làm xấu đi rất nhiều hình ảnh quốc gia của Trung Quốc.


Giáo sư Joseph Nye của trường ĐH Havard (Mỹ) cho rằng những điều này là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh không có được tầm nhìn rõ ràng về tác hại của những hành động mà họ tiến hành. Tất cả đang biến nỗ lực xây dựng hình ảnh “cường quốc có trách nhiệm” mà Trung Quốc đang tốn rất nhiều tiền bạc và công sức trở thành trò cười trong mắt cộng đồng quốc tế.


Bài, ảnh: infonet






Án sơ thẩm Huyền Như: Sai phạm vẫn vô can

Án sơ thẩm Huyền Như: Sai phạm vẫn vô can

Án sơ thẩm Huyền Như: Sai phạm vẫn vô can


SGTT.VN - Trước các yêu cầu của hàng loạt khách hàng gửi tiền đòi Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm trả tiền, theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP.HCM, Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm gì, vô can.


Là Quyền trưởng Phòng giao dịch, có nhiệm vụ huy động vốn cho Ngân hàng Công thương, có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các giao dịch, chuyển tiền của khách hàng tại chính đơn vị mình, Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng hệ thống quản lý lỏng lẻo, sự bất chấp pháp luật, thiếu trách nhiệm của các cán bộ ở nhiều cấp, nhiều khâu, trong thời gian dài tại Ngân hàng Công thương để chiếm đoạt gần 5.000 tỷ đồng.










Huyền Như bị kết án chung thân trong lần xử sơ thẩm.



Trước các yêu cầu của hàng loạt khách hàng gửi tiền đòi Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm trả tiền, theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP.HCM, Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm gì, vô can.


Quyết định này đã gặp nhiều phản ứng từ những người gửi tiền và công luận.


Nhiều sai phạm


Hơn 3.400 tỷ trong số 5.000 tỷ chiếm đoạt là tiền của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của mình tại Ngân hàng Công thương.


Huyền Như đã cùng các cán bộ khác của Ngân hàng Công thương rút tiền bằng các thủ đoạn hủy bộ hồ sơ mở tài khoản thật của khách hàng, thay bằng hồ sơ giả, giả chữ ký chủ tài khoản để rút tiền;


Giả chữ ký của khách hàng để chuyển tiền, rút tiền trực tiếp trên tài khoản của khách hàng;


Lập hồ sơ vay giả, giả chữ ký của khách để cầm cố tiền gửi vay vốn của Ngân hàng Công thương, sau đó Ngân hàng Công thương trích tiền của khách hàng để thu nợ, dù hợp đồng cầm cố là giả, dù khách hàng không ký hợp đồng cầm cố.


Nhiều cán bộ của Ngân hàng Công Thương đã bị kết tội đồng phạm trong hành vi lừa đảo với Huyền Như, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.


Bản án sơ thẩm cũng đề nghị xử lý với Nguyễn Thị Minh Hương, Trương Minh Hoàng (cùng là Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương HCM), đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do các cá nhân, tập thể tại Ngân hàng Công Thương gây ra để xử lý thỏa đáng.


Sao lại vô can?


Qua ý kiến của Ngân hàng Công thương, ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa, nội dung bản án sơ thẩm, căn cứ để Tòa quyết định Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm trả tiền cho người gửi tiền là: Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương để huy động vốn;


Huyền Như có ý định chiếm đoạt tiền từ trước;


Khách hàng khi gửi tiền đã không làm việc trực tiếp với lãnh đạo Ngân hàng Công thương mà làm việc thông qua Huyền Như;


Khách hàng thỏa thuận với Huyền Như hưởng lãi suất cao, vi phạm quy định về trần lãi suất;


Khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm, để Huyền Như cầm thẻ tiết kiệm thực hiện hành vi chiếm đoạt;


Khách hàng không tự quản lý tài khoản của mình;


Khách hàng phó thác cho Huyền Như muốn làm gì thì làm;


Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng;


Các hợp đồng tiền gửi đã được ký ngoài trụ sở Ngân hàng Công thương;


Nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ hợp đồng ủy thác hoặc cho vay trái pháp luật;


Hợp đồng ủy thác gửi tiền đã bị hủy ngay trong ngày gửi tiền để che dấu hành vi ủy thác trái pháp luật.


Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát khẳng định hành vi chiếm đoạt của Huyền Như hoàn thành khi tiền chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, vẫn mang tên khách hàng (?).


Việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền, ký chữ ký giả để vay tiền Ngân hàng Công thương là hành vi thực hiện sau khi chiếm đoạt.


Gửi tiền cho ai?


Theo Kết luận điều tra, Cáo trạng và xét hỏi tại tòa, nhiều khoản tiền của khách hàng trong vụ án đã được chuyển vào tài khoản hợp pháp của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Các trường hợp như Ngân hàng Nam Việt (200 tỷ), Ngân hàng Á Châu (718,9 tỷ), Công ty chứng khoán Phương Đông (380 tỷ) …


Khách hàng có ký hợp đồng thật, hợp pháp với Ngân hàng Công thương, do bà Nguyễn Thị Minh Hương và ông Trương Minh Hoàng (Phó giám đốc CN HCM) đại diện, đóng dấu thật của Ngân hàng Công thương.


Ngân hàng Công thương bắt buộc phải hạch toán và trên thực tế đã hạch toán tiền gửi này là tiền huy động của ngân hàng.


Các khoản tiền gửi đã tất toán cũng do chính Ngân hàng Công thương chi trả. Có nhiều khoản tiền cho đến ngày xét xử sơ thẩm Ngân hàng Công thương vẫn còn đang quản lý.


Nhiều trường hợp Ngân hàng Công thương còn cấp sao kê tài khoản cho khách hàng. Do đó, đây là quan hệ tiền gửi của khách hàng với Ngân hàng Công thương, không thể nêu đây là Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương đi huy động.


Do đó, Ngân hàng Công thương phải trực tiếp có trách nhiệm với khách hàng.


Viện kiểm sát, Tòa sơ thẩm đã nhầm lẫn giữa việc giao dịch, trao đổi, thương lượng với cá nhân nào đó trước khi ký hợp đồng và quan hệ, giao dịch với pháp nhân, chủ thể sau khi giao kết hợp đồng.


Đã là pháp nhân thì khi giao dịch, làm việc đều phải thông qua một cá nhân nào đó, nhưng sau khi ký kết hợp đồng hợp pháp với pháp nhân thì hình thành mối quan hệ với pháp nhân.


Cho dù trước khi ký hợp đồng, khách hàng làm việc với ai đi chăng nữa, thì sau khi ký hợp đồng với Ngân hàng Công thương, đó cũng là mối quan hệ với Ngân hàng Công thương.


Huyền Như là Quyền Giám đốc phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương, việc khách hàng gửi tiền giao dịch với Huyền Như hay với bất cứ nhân viên nào của Ngân hàng Công thương cũng là chuyện bình thường, khách hàng có gặp hay không gặp lãnh đạo Ngân hàng Công thương cũng không làm thay đổi bản chất quan hệ pháp lý giữa khách hàng và Ngân hàng Công thương.


Trước đây, cũng như cho đến nay, Ngân hàng Công thương không hề thông báo cho khách hàng biết khi gửi tiền vào Vietinbank thì phải làm việc với ai. Liệu những khách đã gửi, đang gửi, sắp gửi tiền vào Vietinbank có làm việc đúng người, có gặp phải “Huyền Như” khác?


Liệu các khách hàng gửi tiền hiện nay tại Ngân hàng Công thương có gặp lãnh đạo ngân hàng hay không, gặp ai, chức danh nào, ngân hàng có thông báo không, nếu không làm việc thông qua nhân viên thì làm sao quan hệ với Ngân hàng Công thương.


Ngoài những khoản tiền trong vụ án, các khoản khác Huyền Như mời khách gửi tiền về Ngân hàng Công thương có phải cá nhân Huyền Như huy động không?


Tiền đã vào đâu?


Nhiều kênh thông tin, thậm chí ngay khi phiên tòa diễn ra, Chủ tịch Ngân hàng Công thương nêu tiền của khách hàng trong vụ án chưa vào hệ thống Ngân hàng Công thương, nên Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm.


Các khoản tiền của khách hàng chuyển vào tài khoản tại Ngân hàng Công thương đều chuyển qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.


Ngân hàng Công thương đã hạch toán tiền huy động của mình. Việc Huyền Như giả chứng từ để rút tiền ra, để cầm cố vay vốn chính Ngân hàng Công thương là minh chứng rõ ràng nhất về việc tiền đã vào Ngân hàng Công thương. Thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Công thương.


Trách nhiệm của Ngân hàng với tiền huy động của khách


Ngân hàng huy động vốn để cho vay, làm dịch vụ thanh toán. Để có tiền cho vay, Ngân hàng đương nhiên phải quản lý tiền huy động từ người gửi tiền; khi thực hiện dịch vụ thanh toán, ngân hàng phải đảm bảo các lệnh thanh toán được lập và thực hiện chính xác, hợp pháp.


Sau khi tiền của dân chuyển vào ngân hàng, trở thành tiền của ngân hàng, ngân hàng nợ dân và có trách nhiệm hoàn trả gốc, lãi vô điều kiện.


Theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 20.9.2001 của Chính Phủ về hoạt động thanh toán và cung ứng hoạt động thanh toán, quyết định 1284/QĐ-NHNN ngày 21.11.2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ngân hàng phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo các chứng từ giao dịch tài khoản của khách hàng phải khớp đúng, hợp pháp, hợp lệ; đồng thời chịu trách nhiệm về về những thiệt hại do lỗi của mình.


Theo Quyết định 1092/QĐ-NHNN ngày 8.10.2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tại điều 4, khoản 2 quy định thủ tục thanh toán lệnh chi: Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính hợp pháp của nghiệp vụ và hợp pháp, hợp lệ của chứng từ;


Đồng thời với chứng từ giấy, phải có môt bản làm giấy báo nợ gửi người trả tiền… Ngân hàng Công thương đã không hề làm chuyện này.


Khách hàng có trách nhiệm tự hạch toán các chi tiêu của mình trên tài khoản, tự quản lý số dư của mình để chi tiêu, sử dụng các phương tiện thanh toán cho phù hợp (thẻ, séc…), điều này không thể nhầm lẫn với trách nhiệm quản lý các giao dịch rút tiền, chuyển tiền trên tài khoản của ngân hàng.


Khách hàng không thể can thiệp vào việc rút tiền, chuyển tiền, nếu ngân hàng không thực hiện.


Ngay kể cả khi khách hàng liên tục xem số dư tài khoản, giao dịch của mình qua các phương tiện như Intenet banking, thì cũng không ngăn được việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền.


Do đó, khi Huyền Như dùng chứng từ giả chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản của khách hàng, Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách, không thể khác.


Với trường hợp Huyền Như giả chữ ký khách hàng, ký hợp đồng thế chấp giả, lập hồ sơ vay giả để vay tiền Ngân hàng Công thương, sau đó, Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả thu nợ cho vay trái pháp luật thì thực chất là Huyền Như chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Công thương.


Tiền của khách hàng chỉ bị mất khi Ngân hàng Công thương thu nợ. Ngân hàng Công thương phải trả lại tiền cho khách.


Khách hàng gửi tiền có phó thác cho Huyền Như?


Trong hợp đồng gửi tiền giữa một số khách hàng như nhân viên ACB, Ngân hàng Nam Việt… có điều khoản cho phép Ngân hàng Công thương tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán để chuyển vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.


Ngân hàng Công thương, Viện kiểm sát, Tòa án cho rằng quy định này có nghĩa là khách hàng đã phó thác toàn bộ cho Huyền Như muốn làm gì thì làm.


Quan điểm này không đúng pháp luật và thực tế vì các khách hàng đều ký hợp đồng với Ngân hàng Công thương, điều khoản này quy định về Ngân hàng Công thương Chi nhánh HCM chứ không phải Huỳnh Thị Huyền Như, không phải Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ.


Khách hàng đã thỏa thuận cho phép Ngân hàng Công Thương được chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để tính lãi theo lãi suất có kỳ hạn mà các bên đã thỏa thuận.


Hợp đồng hoàn toàn không có một chữ nào giao quyền này cho Huỳnh Thị Huyền Như.


Đây là thỏa thuận hoàn toàn hợp pháp để Ngân hàng Công thương trích tiền sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.


Sau khi tiền chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, trách nhiệm của Ngân hàng Công thương không thay đổi. Các khoản khác đã tất toán cũng thực hiện tương tự.


Việc Huyền Như trích tiền gửi của khách hàng nếu có khác với hợp đồng cũng là do lỗi của Ngân hàng Công thương.


Hợp đồng tiền gửi ký ngoài trụ sở


Theo quy định pháp luật, địa điểm giao dịch, ký hợp đồng trong hay ngoài trụ sở của pháp nhân không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch,hợp đồng.


Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng tại địa điểm của đối tác, tại khách sạn, tại nhà của khách hàng, thông qua Intenet, Nhà nước ký các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngoài trụ sở, không lẽ các giao dịch này cũng không có giá trị pháp lý?


Hợp đồng sau khi được lãnh đạo Ngân hàng Công thương ký, đóng dấu là hợp pháp.


Ký trong hay ngoài trụ sở cũng không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khoản tiền gửi của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của mình.


Về việc Huyền Như đã có ý đồ chiếm đoạt tài sản từ trước


Khách hàng gửi tiền không thể biết nhân viên Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt tiền của khách hàng từ trước hay không. Chính Ngân hàng Công thương phải có trách nhiệmvề nhân viên của mình, quản lý tiền do mình huy động của khách hàng, để bất cứ nhân viên nào dù có ý đồ chiếm đoạt cũng không thực hiện được.


Hàng chục nghìn nhân viên của Ngân hàng Công thương hàng ngày đang giao dịch với khách, làm sao khách hàng có thể biết được họ có ý đồ chiếm đoạt hay không khi giao dịch. Tại sao lại bắt khách phải chịu hậu quả từ việc nhân viên của Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt.


Khách hàng hưởng lãi suất vượt trần


Không người gửi tiền nào từ chối lãi suất cao do ngân hàng chi trả. Trách nhiệm chấp hành quy định về trần lãi suất huy động là của Ngân hàng Công Thương, không phải của người gửi tiền.


Giả sử khách hàng gửi tiền nhận lãi suất vượt trần là sai thì cũng không thể dẫn đến hậu quả là phủ nhận trách nhiệm hoàn trả số tiền gốc, lãi cho người gửi tiền của Ngân hàng Công Thương, không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khách hàng trong việc quản lý tiền gửi.


Việc vượt trần lãi suất không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như có thể chiếm đoạt được tiền gửi tại Ngân hàng Công thương.


Khách hàng gửi tiền không nhận thẻ tiết kiệm


Tòa sơ thẩm đã nhầm lẫn giữa hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán trong nghiệp vụ ngân hàng.


Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng có thể huy động tiền gửi dưới hình thức tiền gửi thanh toán (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn).


Tương ứng với từng loại hình này là các tài khoản khác nhau để hạch toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với hình thức tiền gửi thanh toán thì ngân hàng không phát hành chứng chỉ, thẻ tiết kiệm cho khách hàng.


Các khoản tiền gửi của Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Á Châu, Công ty chứng khoán Phương Đông… nêu trên đều là loại hình tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Do đó, việc khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm là đúng.


Ngay cả trong trường hợp khách hàng gửi tiền không lấy thẻ tiết kiệm thì Ngân hàng Công thương cũng phải chịu trách nhiệm trả tiền vì đây là trường hợp Ngân hàng Công thương không giao thẻ tiết kiệm cho khách, chứ không phải khách đánh mất thẻ hoặc giao thẻ cho Huyền Như, chính Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả tự ý trích tiền gửi của khách để thu nợ mà mình cho vay trái pháp luật, Ngân hàng Công thương có lỗi trong việc quản lý tài khoản, để Huyền Như giả chứng từ.


Về nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ giao dịch trái pháp luật


Theo quy định pháp luật, nguồn gốc tiền gửi hợp pháp hay không không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương.


Cho dù tiền gửi là do phạm tội mà có, chiếm đoạt bất hợp pháp gửi vào thì Ngân hàng Công thương vẫn phải quản lý đúng quy định, không thể vì thế Ngân hàng Công thương không quản lý, để cho nhân viên giả chứng từ rút ra.


Không thể vì nguồn gốc tiền gửi bất hợp pháp mà Ngân hàng Công thương được quyền nhận cầm cố bằng chữ ký giả, để rồi trích thu nợ.


Từ trước đến nay, Ngân hàng Công thương không có bất kỳ thông báo nào về việc sẽ không chịu trách nhiệm quản lý tiền nếu nguồn gốc tiền là bất hợp pháp.


Và nếu khẳng định như vậy thì Ngân hàng Công thương phải xác minh nguồn gốc tiền gửi của tất cả các khách hàng hiện nay để thông báo Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm với những khoản bất hợp pháp.


Việc ủy thác của Ngân hàng Á Châu cho nhân viên, việc cho vay của Ngân hàng Nam Việt cho nhân viên… cho dù đúng hay sai cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương.


Việc Ngân hàng Á Châu hủy hợp đồng ủy thác với nhân viên


Sau khi luật sư của Ngân hàng Công thương nêu thông tin này tại Tòa, Viện kiểm sát, Tòa án không thẩm tra tại phiên tòa mà sử dụng ngay thông tin này để kết luận ACB và các cá nhân đã hủy hợp đồng ủy thác trong ngày, từ đó kết luận cả hợp đồng ủy thác và hợp đồng gửi tiền của nhân viên ACB với Ngân hàng Công Thương là sai.


Việc Tòa sử dụng các tình tiết không được thẩm tra công khai tại phiên tòa để kết luận là không phù hợp với quy định pháp luật.


Tại phiên tòa, đại diện ACB và các nhân viên đều khẳng định đến nay, các hợp đồng ủy thác của ACB với nhân viên vẫn còn hiệu lực, không có việc hủy Hợp đồng và cũng chưa có cơ quan có thẩm quyền nào tuyên bố hủy Hợp đồng này.


Bên cạnh đó, hợp đồng ủy thác giữa ACB với nhân viên và Hợp đồng gửi tiền của nhân viên ACB với Ngân hàng Công Thương là hai quan hệ độc lập.


Ngay cả khi, các bên hủy Hợp đồng ủy thác thì cũng không ảnh hưởng đến trách nhiệm quản lý tiền của Ngân hàng Công Thương đối với tiền gửi của nhân viên ACB.


Tất cả các nhân viên ACB đều yêu cầu Tòa buộc Ngân hàng Công thương trả tiền cho ACB.


Hành vi chiếm đoạt hoàn thành khi nào


Chính từ quan điểm tội phạm hoàn thành ngay khi tiền của khách hàng, chuyển hợp pháp vào tài khoản vẫn mang tên khách hàng, nên cơ quan pháp luật cho rằng sự quản lý lỏng lẻo của Ngân hàng Công thương không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền.


Quan điểm này trái pháp luật, vì tội phạm chiếm đoạt chỉ được coi là hoàn thành khi tài sản đã dịch chuyển sang người chiếm đoạt, còn khi tiền vẫn đang ở trong tài khoản của khách hàng, thuộc sở hữu hợp pháp của khách, khách có đủ quyền với tài sản này.


Ngân hàng Công thương đang hạch toán là tiền huy động của mình. Thì làm sao có thể coi là đã hoàn thành.


Cách hiểu này thể hiện Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm gì với tiền gửi của khách, tiền gửi của khách có thể mất, bị chiếm đoạt khi vẫn mang tên mình.


Như vậy, việc Ngân hàng Công thương, Viện Kiểm sát, Tòa án cho rằng “khách tự quản lý số dư, tài khoản của mình” cũng không có ý nghĩa.


Lập luận này tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm: hàng chục triệu khách hàng đang gửi tiền tại hệ thống ngân hàng hiện nay có thể đã bị chiếm đoạt tiền khi tiền vẫn đang ở trong tài khoản của mình?


Hợp đồng cầm cố giả vẫn có giá trị pháp lý


Chính từ nhận định tội phạm hoàn thành khi tiền chuyển vào tài khoản mang tên khách hàng nên khi Huyền Như giả chữ ký cầm cố tiền gửi của khách cho Ngân hàng Công thương thì Tòa xác định Huyền Như chiếm đoạt tiền gửi cầm cố, việc Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng giả để thu nợ được thừa nhận. Đồng nghĩa với việc thừa nhận hợp đồng cầm cố giả có giá trị pháp lý.


Trong khi đó, các cán bộ của Ngân hàng Công thương bị kết tội vi phạm các quy định về cho vay với lý do không có tài sản đảm bảo.


Như vậy, khi kết tội cán bộ Ngân hàng Công thương, thì Tòa án không thừa nhận hợp đồng cầm cố giả. Khi Ngân hàng Công thương thu nợ vay trái pháp luật, thì Tòa án lại thừa nhận hợp đồng giả này.


Nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền


Qua các phân tích trên, có thể thấy: việc hưởng lãi suất cao, việc nguồn gốc tiền gửi không hợp pháp, việc ký hợp đồng ngoài trụ sở, việc khách hàng không quản lý tài khoản, không nhận sổ tiết kiệm… không phải là nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền.


Tất cả các sai phạm nếu có trước khi tiền chuyển vào tài khoản hợp pháp của khách tại Ngân hàng Công thương không thể là nguyên nhân để tiền được rút ra trái phép.


Bản chất vụ việc là tiền của khách hàng đã chuyển vào Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Công thương quản lý quá sơ hở, các cán bộ của Ngân hàng Công thương thiếu trách nhiệm, bất chấp pháp luật để Huyền Như dùng chứng từ giả rút tiền của Ngân hàng Công thương.


Nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền là lỗi của Ngân hàng Công thương trong việc quản lý tiền của chính mình, huy động từ khách hàng.


Với thủ đoạn như của Huyền Như, với cách thức quản lý như của Ngân hàng Công thương, khi cần tiền, Huyền Như chỉ cần làm chứng từ giả để chuyển tiền, rút tiền, vay tiền thì Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai gửi tiền tại Ngân hàng Công thương, dù cho lãi suất thế nào, ký hợp đồng ở đâu, nguồn gốc ra sao…


Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Ngân hàng Công thương cũng khẳng định trong vụ án này, Ngân hàng Công thương sẽ chịu trách nhiệm với các khoản tiền gửi theo hợp đồng thật do Ngân hàng Công thương xác lập.


Ý kiến này đã không được Tòa ghi nhận để làm căn cứ quyết định.


Trách nhiệm của Ngân hàng Công thương trong vụ án này không chỉ liên quan đến các tổ chức, cá nhân trong vụ án, nó sẽ là vụ việc điển hình đi vào lịch sử ngành tư pháp, để đánh giá hệ thống pháp luật, đánh giá môi trường kinh doanh, nó sẽ khôi phục hoặc đánh mất niềm tin của người gửi tiền, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Như vậy, khi kết tội cán bộ Ngân hàng Công thương, Tòa án không thừa nhận hợp đồng cầm cố giả.


Khi Ngân hàng Công thương thu nợ vay trái pháp luật, thì Tòa án lại thừa nhận hợp đồng giả này.


Bản chất vụ việc là tiền của khách hàng đã chuyển vào Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Công thương quản lý quá sơ hở, các cán bộ của Ngân hàng Công thương thiếu trách nhiệm, bất chấp pháp luật để Huyền Như dùng chứng từ giả rút tiền của Ngân hàng Công thương.


Bài, ảnh: tienphong.vn






Tòa án Tây Ban Nha yêu cầu sớm bắt giữ ông Giang Trạch Dân

Tòa án Tây Ban Nha yêu cầu sớm bắt giữ ông Giang Trạch Dân

Tòa án Tây Ban Nha yêu cầu sớm bắt giữ ông Giang Trạch Dân


SGTT.VN - Thẩm phán Ismael Moreno, thuộc Tòa án tối cao Tây Ban Nha hôm 10.2, đã ra phán quyết yêu cầu bắt giữ và bỏ tù năm cựu quan chức Trung Quốc, trong đó có ông Giang Trạch Dân, vì tội diệt chủng ở Tây Tạng.


"Giang Trạch Dân là người đã giám sát những người trực tiếp phạm tội. Vì vậy, ông ta phải chịu trách nhiệm về những hành động tra tấn và những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng do cấp dưới gây ra đối với người dân Tây Tạng,” ông Moreno viết trong phán quyết của mình.










Thẩm phán Moreno yêu cầu Interpol nhanh chóng bắt giữ ông Giang Trạch Dân. Ảnh: Mail & Guardian



Ngoài Giang Trạch Dân, Moreno đã yêu cầu Interpol bắt giữ cựu Thủ tướng Lý Bằng; cựu Bộ trưởng an ninh và công an Kiều Thạch; cựu quan chức phụ trách Tây Tạng Chen Kuiyan, và Pen Pelyun, cựu Bộ trưởng kế hoạch hóa gia đình.


Thẩm phán Moreno yêu cầu Interpol phát lệnh bắt để bỏ tù đối với ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng và ba quan chức kể trên.


Nguyên đơn trong vụ án chống lại các cựu lãnh đạo Trung Quốc là hai nhóm nhân quyền và một nhà sư Tây Tạng. Năm 2006, họ bắt đầu khởi kiện, sau khi đã tiến hành thu thập các chứng cứ từ trước đó.


Hệ thống luật pháp Tây Ban Nha cho phép tòa án thực thi công lý ở qui mô toàn cầu và có thể ra phán quyết đối với một số nghi phạm tội diệt chủng. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít bị cáo bị giải về Tây Ban Nha để xét xử.


Seatimes (dẫn theo GlobalPost, Afp)






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ