Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

27 tác phẩm được trao giải thưởng ảnh Di sản Việt Nam 2013

27 tác phẩm được trao giải thưởng ảnh Di sản Việt Nam 2013

27 tác phẩm được trao giải thưởng ảnh Di sản Việt Nam 2013


SGTT.VN - Sáng 21.11, Ban tổ chức cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam – Vietnam Heritage photo awards 2013 đã tổ chức lễ trao giải thưởng cho 27 tác phẩm xuất sắc nhất trong tổng số hơn 100 bức ảnh được chọn triển lãm.


Các giải ảnh đơn gồm có: tác phẩm “Biển và con người” của tác giả Nguyễn Xuân Hữu Tâm (giải đặc biệt), “Đi chợ về, Sapa” của Nguyễn Văn Đông (giải nhất), “Bạn già” của Nguyễn Lượng (giải nhì)... Nhóm ảnh bộ có các tác phẩm: “Lễ hội pháo Đồng Kỵ” của Hoàng Thế Nhiệm (giải nhất), “Lễ chọi trâu ở Đồ Sơn” của Nguyễn Viết Rừng (giải nhì), “Chiếu Định Yên” của Đoàn Thi Thơ (giải ba) và nhiều giải khuyến khích khác.










Tác phẩm “Biển và con người” của tác giả Nguyễn Xuân Hữu Tâm được trao giải đặc biệt.



Mặc dù có một số bất đồng ý kiến giữa các thành viên vào giờ chót, nhưng theo ban tổ chức, ban giám khảo đã cố gắng một cách công tâm, vô tư nhất để chọn các tác phẩm để trao giải thưởng. Theo đó, tác phẩm “Biển và con người” đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với cả ban giám khảo và công chúng bởi tính đối lập giữa hình ảnh những người ngư dân nhỏ bé, kiên cường và sự giận dữ, mênh mông của biển cả. Câu chuyện giản dị về đời sống lao động, mưu sinh hàng ngày của những người ngư dân đã được lưu lại sinh động, đầy cảm xúc.










Một trong bộ ảnh “Lễ chọi trâu ở Đồ Sơn” của Nguyễn Viết Rừng (giải nhì).



Sau lễ tổng kết và trao giải, các tác phẩm sẽ tiếp tục được triển lãm tại các địa phương: Hội An, Đồng Nai, An Giang, Huế, Quảng Bình. Mỗi địa điểm kéo dài trong một tuần, từ nay đến hết ngày 28.2.2014.


N.Th






Nhạc sĩ Quốc Trung tiếp tục là tổng đạo diễn RockStorm 2013

Nhạc sĩ Quốc Trung tiếp tục là tổng đạo diễn RockStorm 2013

Nhạc sĩ Quốc Trung tiếp tục là tổng đạo diễn RockStorm 2013


SGTT.VN - RockStorm 2013 sẽ bắt đầu với liveshow vào ngày thứ bảy, 30.11.2013 tại SVĐ Cảng, TP. Hải Phòng. Ngay sau Hải Phòng, RockStorm sẽ thực hiện các liveshow vào các thứ bảy của các tuần kế tiếp lần lượt tại Huế (7.12), Đà Nẵng (14.12), Biên Hòa (21.12), TP.HCM (28.12), Cần Thơ (4.1.2014) vào kết thúc tại Hà Nội (11.1.2014).


Sân chơi nhạc rock dành cho giới trẻ năm nay mang thông điệp Cháy cho khát vọng, do nhạc sĩ Nguyễn Quốc Trung làm tổng đạo diễn. Đây cũng là năm thứ ba nhạc sĩ gắn bó với RockStorm, chịu trách nhiệm chính về chất lượng nghệ thuật của toàn bộ chương trình cũng như toàn bộ hoạt động tuyển chọn ban nhạc tham gia RockStorm.










Nhạc sĩ Quốc Trung tiếp tục là tổng đạo diễn RockStorm 2013.



Bắt đầu từ năm 2011 hoạt động tuyển chọn ban nhạc đã được ban tổ chức thực hiện, đưa ra các tiêu chí yêu cầu các ban nhạc trẻ, mới nổi phải có dự án mới, ca khúc mới trong năm. Các bạn nhạc lớn đã có tên tuổi và gắn bó với RockStorm qua các năm sẽ được ban tổ chức gửi thư mời tham dự.


Với giá vé 30.000đ, hoạt động bán vé đã bắt đầu vào ngày 19.11 tại website rockstorm.vn. Cũng như mọi năm, toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động bán vé sẽ được làm từ thiện; năm nay sẽ trao tặng cho Quỹ Phẫu thuật Nụ cười Operation Smile Việt Nam và Quỹ Học sinh, sinh viên nghèo hiếu học của Tỉnh Đoàn hoặc Thành Đoàn tại địa phương mà RockStorm 2013 dừng chân.


Buổi công diễn mở màn của RockStorm 2013 đã được ban tổ chức ấn định sẽ diễn ra tại SVĐ Cảng, TP Hải Phòng đêm 30/11/2013 với 6 ban nhạc: Bức Tường, Microwave, Ngũ Cung, KOP, Oringchains và 18+band. Ban tổ chức sẽ lần lượt công bố danh sách các ban nhạc tham dự tại các tỉnh thành kế tiếp vào thời gian tới. Riêng tại TP. HCM ban tổ chức sẽ mời thêm một ban nhạc rock ngoại quốc tham gia biểu diễn.


Nét thú vị năm nay là RockStorm đang dần hướng tới mô hình Rock Festival trên thế giới. Ban tổ chức sẽ mở cửa cho fan vào sân từ 16g30 để tham gia các gian hàng bán đồ uống, đồ ăn, quà lưu niệm, và xem phần biểu diễn của các bạn nhạc rock trẻ biểu diễn trên sân khấu “festival”. Trong thời gian từ 16g30 đến 18g30 những ban nhạc rock trẻ, sẽ có cơ hội cống hiến cho khán giả hâm mộ vào sân sớm. Thời gian show diễn chính thức sẽ bắt đầu vào lúc 18g30 và dự kiến toàn bộ buổi diễn sẽ kết thúc vào lúc 22g00 phút.


Trâm Anh






"30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo"

"30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo"

"30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo"


SGTT.VN - “Hơn 30 năm công hiến cho ngành giáo dục, tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn.Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng tôi vẫn phải nhồi".


Một ngày 20.11 nữa lại đến. Môt ngày hạnh phúc. Học trò cấp 2 chưa phải lớn nhưng các em cũng không còn nhỏ nữa. Tôi hạnh phúc vì những tấm thiệp chi chit chữ. Các em trong sáng, hồn nhiên với những câu chữ lê thê.


Tôi luôn có học sinh ở bên cạnh và tôi cảm thấy các em hiểu, yêu quý và dành cho tôi những điều bất ngờ. Thế nên tôi ngạc nhiên trước suy nghĩ “Nhà giáo mẫu mực thường cô đơn”.










Đối với tôi, những gì tôi để lại trong lòng học sinh, phụ huynh mới là điều có ý nghĩa nhất. (ảnh minh họa)



Vì tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn. Mọi nỗ lực của tôi không chỉ được cấp trên ghi nhận mà phụ huynh, học sinh luôn trân trọng.


Còn việc được xã hội biết đến rộng rãi hay không, tôi nghĩ không quan trọng cho lắm. Đó dường như là ước muốn của những ngôi sao.


Đối với tôi, những gì tôi để lại trong lòng học sinh, phụ huynh mới là điều có ý nghĩa nhất.


Đối với giáo viên cấp THCS ở Thủ đô như tôi, những thành tích thiết thực nhất vẫn được đưa ra làm cơ sở xét thưởng là: số học sinh đạt giải các kì thi học sinh giỏi, học sinh đỗ vào chuyên, vào cấp 3…










Học sinh Hà Nội sau buổi thi vào lớp 10. Ảnh: GDVN



Trường tôi, lớp tôi chủ nhiệm, cứ đến kỳ lại được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ trở thành “lá cờ đầu”.


Mỗi khóa của tôi đều có hàng chục học sinh có giải thành phố, đỗ vào các trường chuyên danh tiếng của Hà Nội với số điểm rất cao.


Sau hơn 30 năm cống hiến cho ngành giáo dục, nhiều học sinh thành đạt đã trở về cảm ơn cô giáo.


Nhưng nếu có ai hỏi tôi có hài lòng với những thành tích mấy chục năm dạy học không, tôi đánh số 0 ngay.


Tôi hiểu chia sẻ của đồng nghiệp Nguyễn Thị Nhiếp khi tri ân những thầy cô lặng lẽ đóng góp cho ngành giáo dục mà không đòi hỏi, hay những đồng nghiệp của tôi muốn một sự bình yên để những giờ giảng bài thực sự thuần khiết.


Với tôi, hơn 30 năm làm nghề, tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn. Cái guồng quay của ngành vẫn đang quay vô cùng mạnh mẽ và những măt xích như tôi vẫn đang hối hả quay theo.


Những cuộc đuổi lao căng thẳng


Tôi cho rằng, thi học sinh giỏi mới là cuộc thi kinh khủng! Kì thi vào các trường chuyên, các trường cấp 3 công lập ở Hà Nội thực sự là một cuộc chiến nóng bỏng, gây áp lực nặng nề đối với thầy cô, phụ huynh và nhất là học sinh.


Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng tôi vẫn phải nhồi!


Mỗi lần nhận đội tuyển, đồng nghĩa với mỗi lần nhận mình viết tiếp bảng thành tích chói sáng cho trường, cho quận.


Nhưng mỗi lần như thế, cả tôi và trò lại gân sức lên để làm việc. Trò thì trải qua đủ các vòng thi từ lớp, trường, quận rồi thành phố. Sau mỗi vòng thi lại một chu trình “nhồi” thêm, nâng cao thêm kiến thức. Cứ thế, cả cô và trò ì ạch leo lên từng nấc. Học sinh thức, cô thức, bài vở chất đống. Cô trò đánh vật với nhau để được kết quả cuối cùng.


Bởi vì sao, vì mức độ khó của đề thi học sinh giỏi thì nhiều thầy cô dạy bình thường cũng không thể làm được. Thậm chí, trong tổ toán của một trường uy tín thì cũng chỉ khoảng 6 - 7 người làm được nhưng chưa chắc đã làm đúng hết.


Nhiều khi, tôi phải làm cái việc không đúng và bất công với các đồng nghiệp khác là phải “chiếm dụng” các giờ học như Thể dục, Giáo dục công dân, Công nghệ…










Một không gian vui chơi giải trí dành cho giới trẻ ở Hà Nội.



Và học trò của tôi còn ám ảnh về các kì thi này đến mức còn để lại trong lưu bút: “Có những hôm nằm mơ cũng phải nhớ đến môn Toán!”


Nhưng đã vào guồng rồi thì phải theo chỉ tiêu thi đua. Vì trách nhiêm của người đứng lớp, lòng tự trọng nghề nghiệp trong bối cảnh chung của giáo dục là thế, tôi không thể làm khác.


Đó là kì thi học sinh giỏi. Còn kì thi vào cấp 3 mới khiến tôi trăn trở nhiều nhất. Kì thi này cùng với thi học sinh giỏi đã khiến cho chương trình học nặng nề thêm. Có ở trong nghề như chúng tôi mới thấm vì sao học sinh cứ phải oằn lưng mà cõng sách vở đi học thêm.


Chương trình có những nội dung được đưa vào giảng dạy sớm hơn và theo sách giáo khoa, những kiến thức đó mới chỉ mang tính giới thiệu. Nhưng vì đi học thêm, học sinh được học nhiều dạng bài hơn, sẽ giải quyết nhanh gọn các câu hỏi trong đề thi. Điều đó tác động đến kết quả thi, đến tỉ lệ học sinh được vào cấp 3.


“Đất” vào cấp 3 công lập ở Hà Nội vô cùng chật hẹp, chỉ đáp ứng được một nửa số lượng học sinh là nhiều. Vì thế, mức độ khó của đề thi cũng phải co duỗi cho vừa với “đất”. Thế là, rút kinh nghiệm đề thi năm trước học sinh đáp ứng tốt, năm nay đề sẽ khó hơn!


Cứ sau mỗi lần rút kinh nghiệm và dự báo xu hướng ra đề của những giáo viên có kinh nghiệm như tôi, những kiến thức truyền cho học sinh cứ thế phải nặng dần, khó dần để theo kịp với đề thi.


Thi cử chính là nguyên nhân khiến cho học thêm, nhồi nhét phát triển và mọi thứ quay lại ràng buộc nhau khiến cuộc chiến càng gay gắt.


Tôi nhận thấy, nếu chỉ học sách giáo khoa, ít nhất là học sinh thủ đô không thể vào cấp 3. Chỉ vì sách giáo khoa hạn chế dạng bài, mức khó cho phù hợp vùng miền, nhưng việc học thêm, dạy thêm và ra đề thi ở thủ đô thì muôn hình muôn vẻ và đương nhiên độ khó thì vượt xa.


Ngoài các trường phổ thông thi đề chung của Sở GD-ĐT, mỗi trường chuyên ở Hà Nội lại có kiểu ra đề khác nhau khiến cho việc ôn thi của các em càng phức tạp.


Phụ huynh, học sinh và giáo viên cứ thế lao theo các kì thi. Nhiều khi, học sinh của tôi không biết các em học để làm gì, học cho ai, lựa chọn như thế nào. Nhiều phụ huynh của tôi rất quyết tâm để con vào trường chuyên. Họ cho rằng vào đó là đảm bảo đỗ đại học, danh tiếng gia đình…


Một sự thật khác


Vì thế, có một sự thật khác mà tôi muốn nói. Những em tư chất chỉ đạt đến 6 -7 phần và không phù hợp với các trường chuyên vốn dành cho các em thực sự có tư chất tốt.


Nhưng vì học thêm nhiều, nhồi nhiều nên thành “đường cày đảm đang” và các em có thể vượt qua bài thi.


Nhưng kiến thức đó chỉ đáp ứng được bài thi. Khi vào môi trường rèn luyện ác chiến như thế, các em sẽ chơi vơi mà học, trong khi các bạn có năng lực được chú ý để thành mũi nhọn.


Các em sẽ rất khổ sở với những kiến thức kinh viện, chuyên sâu không phù hợp và không cần thiết ở thi đại học.


Vì thế, cho dù các em có vào chuyên thì kết quả đó chỉ là sự hài lòng cho một khoảng ngắn và chẳng nói lên rằng các em đã chọn đúng hướng và sẽ thành đạt.


Để thành đạt trong cuộc sống, các em cần rất nhiều kỹ năng và hiểu biết xã hội khác.


Tôi mong sao phụ huynh hãy tôn trọng và hiểu sở trường của con mình, để các em được theo đuổi những mặt mạnh đó.


Nếu được quyết định, tôi sẽ làm gì?


Tôi cũng cho rằng, giáo dục sẽ không thể toàn diện nếu thi cử vẫn tiếp diễn như thế. Có những ngôi trường, để có thành tích đẹp thi học sinh giỏi, thi đại học, thi chuyên, đã sẵn sàng hi sinh những giờ học khác để tập trung cho các môn thi. Học sinh phần nhiều trở thành mọt sách, tự bản thân các em sẽ phát triển lệch mà thôi. Chưa kể, điều đó vô tình khiến các em xem nhẹ những kiến thức ở các môn khác, là cách đối xử bất công và thiếu tôn trọng với các giáo viên.


Nếu được quyết định, tôi sẽ bỏ ngay kì thi học sinh giỏi để các em có thêm nhiều sân chơi vui học. Kiến thức trong sách giáo khoa sẽ giúp các em giải quyết và lý giải nhiều vấn đề trong cuộc sống, hình thành cho các em phương pháp tư duy chứ không chỉ là ghi nhớ kiến thức phục vụ những kì thi.


Tôi đang chờ sự thay đổi trong đề án đổi mới giáo dục trị giá hàng chục nghìn tỉ đồng dự báo sẽ được triển khai từ năm 2015.


Liệu những mong muốn, đề xuất của một giáo viên vẫn được ngành công nhận là giáo viên giỏi như tôi có được đáp ứng?


Còn ở thời điểm hiện tại, những người thầy như chúng tôi vẫn đang quay cùng guồng quay thành tích của ngành giáo dục, của xã hội.


Chúng tôi có mong muốn như thế và hi vọng rằng chúng tôi không cô đơn!


Vietnamnet (Ghi từ lời kể của một giáo viên)






Bốn dịch giả gạo cội "đi tìm thời gian đã mất"

Bốn dịch giả gạo cội "đi tìm thời gian đã mất"

Bốn dịch giả gạo cội "đi tìm thời gian đã mất"


SGTT.VN - Dương Tường, Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào chung tay chuyển ngữ bộ sách "Đi tìm thời gian đã mất".


Ngày 19.11, Bên phía nhà Swann - tập đầu tiên trong bộ tiểu thuyết đồ sộ Đi tìm thời gian đã mất của nhà văn Marcel Proust - được phát hành ở Việt Nam. Một buổi tọa đàm, giao lưu với các dịch giả bộ sách diễn ra tối 19.11 tại hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội.










Bốn dịch giả chuyển ngữ bộ Đi tìm thời gian đã mất, từ trái qua: Đặng Anh Đào, Dương Tường, Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm.



Đi tìm thời gian đã mất được bình chọn là một trong 10 tiểu thuyết được yêu thích nhất thế kỷ 20 và được tạp chí Time xếp thứ tám trong 10 cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời. Tác giả của bộ sách tên đầy đủ là Valentine Louis Georges Eugène Marcel Proust (1871 - 1922). Ông được coi là một trong ba tiểu thuyết gia xuất sắc mọi thời đại. Đi tìm thời gian đã mất là tác phẩm làm nên cuộc cách mạng văn chương Pháp đầu thế kỷ XX. Dù tác phẩm được ưa thích hay không, nó luôn được lấy làm điểm quy chiếu: có một cách viết tiểu thuyết, cách đọc tiểu thuyết trước và sau Proust.


Ở Việt Nam, một trong bảy cuốn Đi tìm thời gian đã mất, tập hai Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, từng được dịch giả Nguyễn Trọng Định chuyển ngữ và in từ năm 1992. Đến năm 2013, tập một Bên phía nhà Swann mới được phát hành với phần chuyển ngữ của nhiều dịch giả trong một dự án lớn. Ông Vũ Hoàng Giang - phó giám đốc công ty Nhã Nam (đơn vị liên kết phát hành bộ sách) - cho biết: "Chuyển ngữ Đi tìm thời gian đã mất là một dự án lớn và dài hơi của chúng tôi. Xuất phát từ cuộc gặp gỡ của các dịch giả, họ cùng bàn luận và mong muốn Đi tìm thời gian đã mất có thể được giới thiệu tới độc giả Việt Nam. Bốn dịch giả Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Dương Tường và Đặng Anh Đào, là những dịch giả gắn bó và đã dịch nhiều cuốn Pháp văn, cùng nhau thực hiện dịch bộ tiểu thuyết lớn này". Ngay ở đầu cuốn sách có một trang ghi rõ phần nào của ai dịch như một cách trân trọng dành cho dịch giả.










Bên phía nhà Swann - tập đầu của bộ Đi tìm thời gian đã mất vừa phát hành.



Cả bốn dịch giả cuốn Bên phía nhà Swann đều đã ngoài 80 tuổi, nhưng đều bắt tay dịch với nhiều tâm huyết. Dịch giả Đặng Thị Hạnh có nói: "Nếu tôi ra đi mà sách Proust vẫn chưa được phát hành đến tay độc giả Việt thì quả là tôi không yên tâm chút nào". Dịch giả Dương Tường kể lại: "Cả bốn chúng tôi đã vào cuộc đầy háo hức, nhưng quá trình thì đúng là một cuộc vật lộn, bởi văn chương Proust có những câu như một mê lộ". Dịch giả Đặng Anh Đào cũng cho rằng khi dịch xong phần của mình, bà cảm thấy mệt, nhưng với bà, đó là một cuộc du lịch văn chương thú vị. Bà nói vui: Ông Proust thì đi tìm thời gian đã mất, còn tôi thì cứ mải miết đi tìm chủ từ đã mất.


Lý giải cho việc vì sao dịch Proust khó đến thế, dịch giả Lê Hồng Sâm đã viện câu của nhà văn Anatole: "Cuộc đời quá ngắn mà Proust quá dài". Bà Lê Hồng Sâm còn giải thích cặn kẽ: "Mấy nghìn trang sách của Proust đan cài biết bao nhiêu luận bàn, quy chiếu thiên hình vạn trạng với huyền thoại, truyền thuyết, tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội họa... nên đòi hỏi vô số chú thích khiến việc đọc gián đoạn mệt mỏi. Bút pháp Proust cũng gây nản lòng không kém. Ông có những câu văn 'dây leo' dài lê thê gồm rất nhiều mệnh đề với rất nhiều quan hệ kết hợp, phụ thuộc, xen thêm, so sánh, đối lập, song song... Cú pháp của Proust thách đố người dịch".


Tuy có bốn người dịch nhưng Bên phía nhà Swann có giọng văn khá thống nhất. Bà Đặng Thị Hạnh cho biết có được sự đồng thuận ấy bởi cả bốn đều là những người cùng thời đại nên suy nghĩ, ý tưởng có phần tương đồng. Cả bốn vị dịch giả đưa ra nguyên tắc dịch với nhau, đó là cùng dịch với tinh thần trung thành với bản gốc, tôn trọng cấu trúc câu trong văn Proust. "Chỉ khi cần thiết lắm mới chuyển đổi vị trí một giới từ, một liên từ, với tất cả sự thận trọng" - bà Lê Hồng Sâm nói thêm.










Marcel Proust - một trong ba tiểu thuyết gia vĩ đại của văn học thế giới.



Trong buổi tọa đàm giới thiệu sách Bên phía nhà Swann, không có quá đông khán giả đến dự, nhưng qua việc phát biểu giao lưu có thể thấy những người tới đều rất am hiểu về văn chương hoặc quan tâm tới Proust. Một độc giả nhận định văn Proust đọc không có gì đặc sắc mấy, mà sao nhiều người ca ngợi. Dịch giả Đặng Anh Đào cho rằng bà cũng không thích văn Proust, nhưng việc bà không thích không có nghĩa là tác phẩm đó không hay. Còn chị gái của bà - dịch giả Đặng Thị Hạnh phản bác: có thể bạn chưa đọc được những tác phẩm xuất sắc của Proust nên mới đánh giá như vậy. Một độc giả khác thì so sánh Đi tìm thời gian đã mất giống như một Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Vì bên cạnh câu chuyện tình yêu còn là những kiến thức về thơ ca, hội họa, ẩm thức... tất cả đều là những tinh hoa cả.


Bên cạnh nhóm bốn dịch giả cao niên, dự án chuyển ngữ bộ Đi tìm thời gian đã mất còn có sự tham gia của nhóm các dịch giả trẻ. Nhóm người trẻ có sự tham gia của tiến sĩ Nguyễn Giáng Hương – người dành nhiều thời gian công sức cho việc nghiên cứu Proust. Bà Lê Hồng Sâm cho biết: Nhóm các dịch giả cao niên sẽ dịch từ trên xuống (nghĩa là dịch từ tập 1 trở đi), còn nhóm trẻ sẽ dịch từ dưới lên (dịch từ tập 7), càng có nhiều người dịch Proust càng tốt. Bà nói: "Chúng tôi rất mừng vì đã có lớp trẻ kế cận, vì việc dịch Proust còn quá dài và con đường gian nan, nên chúng tôi cũng không biết thời gian và sức khỏe có cho phép đi tới chặng cuối con đường hay không".


VnExpress






Mỹ tịch thu đồ chơi Trung Quốc

Mỹ tịch thu đồ chơi Trung Quốc

Mỹ tịch thu đồ chơi Trung Quốc


SGTT.VN - Theo CNN, giới chức Mỹ ngày 19.11 cho biết đã tịch thu hơn 200.000 búp bê đồ chơi do Trung Quốc sản xuất bị cáo buộc chứa chất cấm.










Búp bê đồ chơi Trung Quốc.



Hải quan Mỹ thông báo 10 lô hàng bị tịch thu chứa hàm lượng cao chất phthalate, một loại hóa chất làm dẻo bị Mỹ cấm sử dụng trong sản phẩm dành cho trẻ em kể từ năm 1999.


Hải quan Mỹ đã phối hợp với các chuyên viên của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng nước này để kiểm tra và tịch thu số hàng. Tên của nhà sản xuất số hàng trên không được công bố. Năm ngoái, giới chức Mỹ đã tịch thu hơn 1,1 triệu sản phẩm được xếp loại không an toàn với người sử dụng theo hệ thống quản lý rủi ro của nước này.


Viện Nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ cho biết dù chưa thể xác định chính xác tác động đối với sức khỏe nhưng chất phthalate “có khả năng trở thành chất sinh ung thư ở người”.


TNO






Một thai nhi tử vong tại bệnh viện FV

Một thai nhi tử vong tại bệnh viện FV

Một thai nhi tử vong tại bệnh viện FV


SGTT.VN - Cho rằng, ê kíp trực tắc trách đã dấn đến cái chết thương tâm của một hài nhi, người thân sản phụ Phạm Mai Chi đã gửi đơn tố cáo Bệnh viện Pháp Việt (FV), quận 7, TP.HCM.


Thai nhi 3,2kg tử vong tại bệnh viện FV


Dù sự việc xảy ra cách đây đã hơn 2 tuần nhưng bà Võ Thị Phương Mai, mẹ ruột của sản phụ Phạm Mai Chi vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cái chết thương tâm của cháu mình. Theo bà Mai, trong suốt 39 tuần con gái bà mang thai, các kết quả khám định kỳ do một bác sĩ tên Lê Thanh Hùng tại bệnh viện FV khám đều cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh.













Vẫn theo bà Mai, vào lúc 4h sáng ngày 3.11, Chi được đưa vào phòng cấp cứu do bị đau bụng và ra máu hồng. Song khi cấp cứu đến bệnh viện không có bác sỹ thăm khám mà chỉ có một nữ hộ sinh. Nữ hộ sinh chỉ thực hiện đo tim thai và khám qua. Theo lời nữ hộ sinh lúc này tim thai tốt, cổ tử cung mở 1cm. Gia đình yêu cầu gặp bác sỹ trực thì chỉ nhận được câu trả lời lạnh lùng từ nữ hộ sinh là đến 8h mới có bác sỹ đến khám và chuyển Chi lên lầu 5 năm theo dõi chờ sinh. Trong suốt thời gian từ 4h sáng đến gần 10h sáng cũng không có một bác sĩ nào theo dõi, thăm khám sản phụ.


Chỉ đến 10h bác sỹ Huỳnh Thị Hiếu đến trong vòng 2 phút và cho tay vào khám qua cổ tử cung Mai Chi và nói mở 1cm và hoàn toàn không kiểm tra tim thai. “Lúc này, bác sĩ Hiếu bảo chúng tôi về cũng được vì không biết bao giờ sanh, có thể hôm nay cũng có thể vài hôm nữa mới sanh. Nhưng quá lo lắng nên chúng tôi có gọi điện cho bác sĩ Hùng để hỏi và được bác sĩ này khuyên về nhà cho thoải mái, chờ khi có cơn đau chuyển dạ hãy vào bệnh viện”, bà Mai nhớ lại.


Thế nhưng, niềm vui chờ đón đứa con đầu lòng của chị Chi đã vội tắt lịm sau đó chỉ mấy tiếng đồng hồ. Khi sản phụ đau đớn và quay lại bệnh viện vào lúc 21h06 và yêu cầu gọi bác sĩ Hùng hoặc bác sĩ trực thì nhận được câu trả lời thản nhiên của nữ hộ sinh tại đây: “Bao giờ cổ tử cung mở 4 – 5 cm thì mới gọi cho bác sỹ Hùng đến chứ gọi bây giờ làm mất thì giờ của bác sĩ lắm”.


Đến khi thấy sản phụ đau đớn, nữ hộ sinh này mới tiến hành đặt nghe tim thai thì không còn nghe được nữa. Đến tận 22h10 bác sĩ Đạt và bác sĩ Hùng mới có mặt, sau cuộc chuyển dạ nhanh tại Khoa Sản, Bệnh viện FV, chị Mai Chi sinh được 1 bé gái nặng 3,125kg nhưng đã tử vong.


Bệnh viện FV chối bỏ trách nhiệm?


Điều đáng nói là sau khi bé gái tử vong, các y bác sĩ của bệnh viện FV cho 2 kết quả. Trong giấy bàn giao của điều dưỡng ngày 4.11 ghi là “Bé chết lưu trong ổ bụng” nhưng kết quả của Hội đồng chuyên môn Bệnh viện ngày 14.11 gồm bác sĩ Lê Thanh Hùng, chuyên khoa sản phụ khoa, bác sĩ Võ Triệu Đạt, chuyên khoa sản phụ khoa, bác sĩ Roswitha Budde. Wolfram, giám đốc y khoa và bà Phạm Thị Thanh Mai, giám đốc điều hành lại xác định: “Sản phụ mắc bệnh lý bong nhau non” thông qua việc kết quả kiểm tra, xét nghiệm nhau thai của sản phụ Mai Chi tại Bangkok – Thái Lan.


Ngoài ra, hội đồng chuyên môn còn khẳng định, quá trình tiếp đón, khám, chuẩn đoán, xử trí và theo dõi sản phụ là phù hợp… và không may là bác sĩ đang thực hiện ca sinh mổ cấp cứu vào thời điểm được gọi nên không có mặt ngay lúc nhập viện để sản phụ và gia đình yên tâm.


“Tôi không hiểu, phù hợp ở đây là phù hợp cái gì, phù hợp với quy trình của bệnh viện hay điều luật nào của Bộ Y tế?”, bà Mai nói.


Hơn nữa, theo gia đình sản phụ Mai Chi, họ không chấp nhận với câu trả lời về nguyên nhân tử vong từ phía bệnh viện. Bởi theo bà Mai, gia đình không hề được thông báo hay cũng không hề biết việc Bệnh viện FV lấy mẫu nhau thai sang Thái Lan để xét nghiệm mà chỉ nhận được câu trả lời từ hội đồng chuyên môn như vậy. Vì vậy, gia đình đã gửi đơn tố cáo bệnh viện này lên Thanh tra Sở Y tế.


Bà Võ Thị Bạch Tuyết, bác của sản phụ bức xúc nói: “Nỗi đau này của gia đình chúng tôi không có gì có thể bù đắp lại. Từ cái chết oan uổng của cháu tôi, chúng tôi muốn làm rõ trách nhiệm này thuộc về ai? Tiêu chí của bệnh viện FV là gì? Sự thật nguyên nhân tử vong là do đâu... để sau này không ai trở thành nạn nhân như gia đình chúng tôi nữa”.


Hiện sản phụ Mai Chi rất yếu, gương mặt xanh cao, quầng thâm trên mắt hiện rõ. “Từ ngày đó đến nay, em không sao ăn được, ngủ được. Cứ nhìn thấy bác sĩ là em xỉu…”, chị Mai Chi rưng rưng nói.


Theo tiết lộ từ một thanh tra viên sở Y tế TP.HCM, hiện Sở đã tiếp nhận vụ việc này và đã thực hiện niêm phong hồ sơ. Do gia đình sản phụ không chấp nhận kết luận nguyên nhân tử vong của hội đồng chuyên môn bệnh viện nên sở sẽ thành lập hội đồng chuyên môn cấp Sở để tìm hiểu nguyên nhân tử vong của thai nhi.


Theo Infonet






Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo phát tín hiệu

Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo phát tín hiệu

Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo phát tín hiệu


SGTT.VN - Ngày 20.11, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon do các nhà khoa học trẻ của đơn vị này phát triển đã phát tín hiệu đầu tiên về mặt đất.


Trước đó, hồi đầu tháng 8.2013, PicoDragon đã được phóng thành công lên trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản. Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trong module Kibo trên trạm ISS, vào 19 giờ 17 phút ngày 19.11 (giờ Việt Nam), PicoDragon cùng hai vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ được đưa vào quỹ đạo.










Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ.



Chỉ bốn giờ sau đó, những tín hiệu đầu tiên đã được thu nhận thành công bởi các trạm mặt đất tại Nhật Bản. Vào lúc 23:08 đến 23:17 ngày 19.11 (giờ Việt Nam), Mineo Wakita (JE9PEL), một nhà vô tuyến nghiệp dư Nhật Bản, đã thu được tín hiệu đầu tiên từ PicoDragon (tham khảo: http://wakky.asablo.jp/blog/2013/11/20/7061675). Trong khoảng thời gian từ 23h15 đến 23h31 ngày 19.11 (giờ Việt Nam), trạm mặt đất của Đại học Nihon, Nhật Bản đã thu thành công tín hiệu từ PicoDragon.


Vào lúc 00:44 ngày 20.11 (giờ Việt Nam), trạm mặt đất của Học viện kĩ thuật Kyushu, Nhật Bản xác nhận đã thu được tín hiệu từ PicoDragon. Vào lúc 00:36 đến 00:42 ngày 20.11 (giờ Việt Nam), trạm mặt đất tại VNSC cũng đã thu nhận được những tín hiệu từ PicoDragon trong lần đầu bay qua Việt Nam.


Hiện, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon bắt đầu thực hiện các bước trong qui trình khởi động như kiểm tra trạng thái làm việc, đo đạc các thông số môi trường, đảm bảo đạt yêu cầu cho việc bung ăng ten và khởi động hệ thống thu phát tín hiệu vô tuyến. Ở chế độ thường, PicoDragon liên tục phát đi những bản tin quảng bá với nội dung “PICO DRAGON VIETNAM."











Cũng theo đại diện của VNSC, nhóm kỹ sư của VNSC hiện đang tích cực thực hiện việc thu nhận tín hiệu tiếp theo đồng thời liên lạc với các trạm mặt đất khác trên thế giới để nhờ sự trợ giúp.


Pico Dragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1kg, là sản phẩm được phát triển hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của VNSC. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam.


Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.


Thanh Tuyền






Chọn tủ bếp, hài hoà không dễ

Chọn tủ bếp, hài hoà không dễ

Chọn tủ bếp, hài hoà không dễ


SGTT.VN - Thử một lần bản thân phải đi chọn mẫu tủ bếp, hay đi “ké” theo bạn bè, người thân dạo shop mua sắm vật dụng trang trí cho khu bếp ăn mới phần nào hiểu được vấn đề. Dĩ nhiên mặt bếp là dùng để soạn nấu, quầy bar là để pha chế và ngăn chia không gian, rõ ràng vậy rồi nhưng sao vẫn không ít “cặp đôi hoàn hảo” tranh luận nảy lửa về những điều không nằm trong phạm vi công năng, như đẹp hay chưa đẹp, hợp hay không hợp, thậm chí tủ bếp này, quầy bar kia có thời trang, có ấn tượng, có thể hiện phong cách hay không...? Rõ ràng, bên cạnh yếu tố công năng và giá cả là chọn lựa của đa số người tiêu dùng, vẫn có không ít khách hàng đi mua sắm hệ thống bếp trên tinh thần tìm kiếm các yếu tố thẩm mỹ và cá tính riêng.
















Ảnh phải: Bếp gỗ tự nhiên theo phong cách cổ điển luôn được các gia chủ trung niên ưa chuộng. Ảnh trái: Đôi lúc không phải gia chủ nào cũng chấp nhận những phong cách bếp có vẻ lạ mắt hoặc bụi bặm như thế này.



Khi đó, những thương hiệu nào có sự trình bày hấp dẫn, theo những bộ sưu tập mang chủ đề rõ rệt, phối kết với phụ kiện và chiếu sáng sản phẩm tốt... sẽ giúp khách hàng dễ hình dung hiệu quả thẩm mỹ hơn.


Ở góc độ chuyên môn, nhiều nhà thiết kế khi tư vấn hoặc cùng khách hàng của mình “đi chợ” nội thất đã hình dung trước không gian bếp đó cần hệ thống tủ bếp tương ứng ra sao, cho nên yếu tố hài hoà và phong cách tủ bếp ứng với không gian kiến trúc luôn được ưu tiên chú trọng, hơn là sự độc đáo hay giá cả cao thấp. Một bộ bàn ghế ăn hấp dẫn, vài bức tranh có gu khi đặt để đúng chỗ, khi được khách đến nhà chơi công nhận “trông hợp đấy, sang đấy” không chỉ đem lại hiệu quả sử dụng mà còn là niềm vui khó tả của gia chủ, nhất là các “nội tướng”, tạo nên sự khác biệt. Đồng thời, nội thất bếp phù hợp còn giúp kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất thở phào nhẹ nhõm, bởi thực tế đã có không ít trường hợp nhà có phần cứng – tức là không gian bếp, dây chuyền sử dụng – thì ổn nhưng phần mềm – phụ kiện làm bếp, đèn trang trí, vật dụng – bị “lệch pha”, từ đó khiến cho tổng thể ngôi nhà không được đúng ý tưởng thiết kế ban đầu.


Tuy nhiên, để đạt được tính hài hoà thì lại không dễ, hay nói cách khác, sự hài hoà ở mức độ nào thường khó đo lường cụ thể, không hề có những bắt buộc rõ ràng và nhiều khi gia chủ phải chấp nhận các phép “thử và sai” với chi phí không nhỏ. Ví dụ nội thất toàn nhà hiện đại trắng trẻo, nhưng gia chủ lại thích hệ thống bếp phải dùng gỗ tự nhiên “cho nó sang” thì quả là không dễ cho việc kết nối và đồng bộ về mặt phong cách.


Tuy vậy, vẫn có một vài quy luật nền tảng trong chọn lựa hệ thống tủ bếp và phụ kiện liên quan đến khu bếp ăn như sau:


Bếp đi theo nhà: khi phòng khách sở hữu nhiều đồ đạc kiểu xưa, nội thất đã mang rõ chất hoài cổ, như nhà kiểu thời thuộc địa, nhà rường, nhà sàn... thì hệ thống tủ bếp gỗ thiên nhiên, có gờ chỉ, vòm khung, màu sắc từ vàng gỗ sồi đến sậm căm xe sẽ dễ hoà hợp. Và ngược lại, một dàn tủ bếp trắng xám đi cùng mặt đá đen hay solid surface trắng theo lối hi-tech sẽ được đa số gia chủ tin rằng khá hợp với nội thất phong cách hiện đại, làm ngược lại thì ắt xảy ra xung khắc giữa cũ và mới nếu không khéo phối hợp.


Bếp lấy công năng làm gốc: hiểu theo cách này thì dù nhà có làm theo phong cách gì đi chăng nữa vẫn có thể chọn hệ thống bếp sao cho dễ sắp xếp và thuận tiện nhất trong sử dụng. Nhiều người quan niệm bếp tiện dụng là bếp ít tủ kệ phức tạp, bày hết tất cả ra trong tầm nhìn và tầm với, dễ vệ sinh lau chùi bảo trì và thậm chí thay đổi. Quan niệm này không hẳn sai bởi đôi khi phù hợp với thực tế và túi tiền người sử dụng, tuy vậy các thương hiệu kệ bếp hiện đại cũng lấy công năng và tính tương tác trong sử dụng làm chính nên không khó để chọn và bố trí cho ngôi nhà hiện nay. Thậm chí có thể chọn loại bếp rời theo module có thể dễ dàng ghép nối, di chuyển khi cần.


Bếp đi theo bộ: cách chọn lựa này căn cứ vào gu thẩm mỹ của người sử dụng và yếu tố văn hoá của từng địa phương để chọn sao cho không bị lạc lõng với chung quanh. Vì tủ bếp dùng gỗ tự nhiên, ốp lát đá bề mặt thô mộc sẽ hợp với các không gian nhà và bếp mang tính âm (tĩnh lặng, hoài niệm, thâm trầm). Trong khi đó hệ thống kệ bếp bằng gỗ nhân tạo, có nhiều kim loại và nhựa, chất liệu tổng hợp, màu sắc đen trắng hoặc rực rỡ, đường nét mạnh… sẽ dùng thích ứng với các không gian bếp mang tính dương (vui vẻ, trẻ trung, mạnh mẽ), trong cơ cấu gia đình trẻ tuổi, bếp mở và gắn với nơi giải trí của gia đình, bạn bè.


Bếp của đa số hay thiểu số: để tránh những mâu thuẫn gia đình trong quá trình chọn lựa hệ thống tủ bếp, có thể chấp nhận sự hoà trộn và thoả hiệp tuỳ theo từng vị trí. Ví dụ như phần khung xương của tủ bếp thì nghe lời chồng chọn cách ăn chắc mặc bền (thậm chí đổ tấm đan, xây gối gạch cho... chắc!) còn phần bề mặt hoàn thiện bằng MDF sơn mờ hay phủ melamine tuỳ ý vợ chọn. Có người cho rằng mặt bàn bếp trắng dễ phát hiện dơ để mà lau, người khác lại muốn dùng mặt đá đen trông cho nó... sạch! Vấn đề là biết chọn lọc, ưu tiên các phần chính của không gian bếp đáp ứng đối tượng nào sử dụng nhiều hơn để “phục tùng đa số”, còn các tiểu tiết hoặc vị trí đặc thù như quầy bar, sàn nước... thì có thể tuỳ theo sở thích riêng, miễn không gây ra lệch pha là được.


Đây là những kinh nghiệm được một số nhà thiết kế đúc kết qua thực tế, dù chưa bao quát hết và đi vào chuyên môn sâu, nhưng ít ra cũng mang tính chất cơ bản có thể tham khảo để việc chọn lựa hệ thống bếp được hiệu quả hơn, đáp ứng đủ về công năng cũng như thẩm mỹ.


KS BỬU LONG


ảnh: AN NGUYÊN










Những tủ bếp kiểu dáng gọn ghẽ, đường nét vuông vức, giản dị, đem lại nhiều hứng khởi cho không gian nội thất theo phong cách hiện đại.
















Bài 1: Chuyện riêng Đất Mũi!?

Bài 1: Chuyện riêng Đất Mũi!?

Cà Mau – vùng đất bồi đang bị biển lấn


Bài 1: Chuyện riêng Đất Mũi!?


SGTT.VN - Tự hào là vùng đất bồi màu mỡ, mỗi năm Đất Mũi Cà Mau lấn thêm ra biển tới mấy trăm mét kéo theo những cánh rừng ngập mặn dày đặc bảo vệ đất liền. Nhưng mấy năm trở lại đây, người dân khu vực đang bất lực nhìn đất đai của mình, sinh kế của mình dần mất đi do bị biển xâm lấn...










Cư dân tự chống sạt lở.



Đai rừng biến mất


Ngôi nhà nhỏ của ông Tư Sơn ở Xóm Mũi – cái xóm ở cực nam của tỉnh Cà Mau – mỏng manh như những ngôi nhà khác ở đây sau bốn lần di dời do đai rừng biến mất. Lần này, ông không còn đường lui vì đã tới ranh đất của vườn quốc gia rồi.


55 tuổi, quê ở Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, ông Tư (Nguyễn Ngọc Sơn) về vùng đất cực nam dựng nhà sinh sống 20 năm nay. Năm lần “ngồi sui”, con cái ra riêng hết nên ông chuyển sang nghề làm lú thay vì làm nghề lưới cho phù hợp tuổi tác – lao động và những biến đổi khác thường từ ngoài biển.


Sắm 100 cái lú, tốn 30 triệu đồng, ông chỉ hy vọng thất cái này vẫn còn cái khác. Làm một giàn lú hoàn chỉnh tốn kém lắm, dù rất muốn nhưng ông không vay được tiền ở ngân hàng. Chòm xóm an ủi: khi mình sống ở vùng quá nhiều rủi ro thì chẳng ngân hàng nào dám cho mượn tiền, phải tự lo liệu thôi!


“Khoảng ba năm nay, bão to, sóng lớn thấy sợ lắm”, ông Tư nói. Dữ tợn như bão số 14 vừa rồi càng sợ hơn. Luôn ám ảnh ông Tư là cơn bão Linda (số 5), vì những cơn bão sau đó khiến cây cả ôm cũng bị tróc gốc. Cả đai rừng ở biển đông và biển tây bị sóng đánh riết tan hoang. Anh Võ Văn Đượm, trước đây làm việc ở công ty du lịch Minh Hải, lập gia đình ở Xóm Mũi từ năm 1990, nói: “Hơn 100 hộ dân sống ở đây luôn lo lắng vì nghề biển ngày càng khó sống, tôm cá ít đi, nhưng tệ nhất là sóng dâng cao và gió dữ tợn hơn… Trai tráng ngao ngán bỏ xứ đi Bình Dương, Đồng Nai kiếm sống khiến nguồn nhân lực tại chỗ đã nghèo càng nghèo hơn”.


Mùa này, con đường tráng nhựa ở Xóm Mũi ẩm ướt, có đoạn sạt lở ăn sâu 1/3 mặt lộ. “5 – 6 năm trở lại đây, triều cường lên cao ngập đường nội bộ khu du lịch Đất Mũi cả thước nước. Nhà cửa từ Xóm Mũi tới kênh Hai Thiện đều phải kê kích lên hết từ tháng 10 tới tết”, anh Đượm, dời nhà ba lần và từng chịu cảnh thức trắng từ 2 – 3 giờ tới sáng vì triều lên, sóng biển dâng cao, nước ngập không còn chỗ ngủ, nói.


Làm gì để có thu nhập và liệu có đê bao, đời bớt khổ hơn? Cả Đượm và ông Tư đều nói rằng có đê chắn thì bớt sợ sóng biển tràn vô nhà. Nhưng nếu sóng biển dâng cao hơn và phải làm đê cao hơn nữa thì chưa biết thế nào vì thách thức đã khốc liệt hơn rồi!


Nước dâng – đất lún


Phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi, ông Võ Công Trường, tỏ ra lo lắng: Không biết biến đổi khí hậu sẽ diễn biến phức tạp đến chừng nào nữa? Hai năm vừa qua, mực nước triều đã lên khoảng 6 tấc và có ba trường hợp sạt lở ở khu vực Lạch Vàm, Kênh Đào, Rạch Tàu.


Nước lên hay đất lún? Thực ra khó nói chính xác, nhưng ông Trường có cảm giác cả hai trường hợp đó đều xuất hiện ở Đất Mũi. Dân chúng đã tự làm nhà cao cẳng để tránh cảnh ngập ngụa. Dù vậy, chỗ ở an toàn và sinh kế là chuyện khiến dân Đất Mũi luôn lo lắng khi nói về tương lai. “Ở Vàm Xoáy bị lở hai bên nhưng xã không có tiền để làm kè”, ông Trường cho biết, “Xã chỉ còn cách làm quy hoạch xin bố trí lại dân cư, nghiên cứu cách làm ăn sinh sống của 120 hộ cần dời nhà khỏi vùng nguy hiểm. Nhưng ngay việc thuyết phục dân dời nhà để tránh rủi ro đã khó, kiếm đất làm nền nhà càng khó hơn!”


Thêm rắc rối


Xã Đất Mũi còn nhiều tài nguyên trên mặt đất như nghêu, sò, cua giống… Dân từ các nơi kéo về đây khai thác tự nhiên, xã không quản lý nổi. Tỉnh phải cho người xuống cơ sở giúp mới ổn định.


Toàn xã có 3.900 hộ dân, 18.000 – 19.000 dân. Khoảng 20% di dân tự do từ các nơi khác đến theo mùa, sống trên ghe hay len lỏi vào rừng tự đốn cây dựng nhà, làm đủ thứ nghề, bắt cá không được thì hầm than… Mọi thứ trở nên rắc rối khi bộ máy nhân sự đang quản lý vườn quốc gia mũi Cà Mau chỉ vỏn vẹn 78 người.


Ở khu vực Đất Mũi, trạm cấp nước phải khoan sâu 220m mới có nước ngọt. Việc khai thác nước ngầm đang là “nghi can” về mối nguy trực tiếp của sụp lún. Nhưng đó không phải chuyện riêng của Đất Mũi nữa. Cà Mau có 1,2 triệu dân, sống trên diện tích đất liền 5.294km2, chiếm 13% diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình quản lý khai thác nước ngầm cho biết đến năm 2020, khối lượng nước ngầm được khai thác khoảng 153.000m3/ngày, trong đó khu vực công nghiệp và đô thị chiếm khoảng 100.000m3. Có vẻ như không ảnh hưởng lớn tới nông thôn?


Trong khi đó, viện Địa kỹ thuật Na Uy (NGI) cho rằng, với tổng lưu lượng bơm hiện nay: 373.000m3/ngày đêm (tổng số giếng: 109.096) có thể là mối đe doạ rất nghiêm trọng. Đặc biệt là khu vực phễu lún và do phân bố các giếng khoan trên diện rộng sẽ khiến Cà Mau ở dưới mặt nước biển trong vài thập kỷ tới. Vấn đề này không giới hạn ở tỉnh Cà Mau.


Tuy nhiên, các nhà khoa học NGI thận trọng nói rằng tình trạng này cần có nhiều dữ liệu khoa học hơn, chắc chắn hơn. “Dù lún hay không tỉnh cũng sẽ quản lý nước ngầm chặt chẽ hơn, sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý hơn”, ông Nguyễn Long Hoai, chi cục trưởng chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau, thuật lại câu chuyện của địa phương với các chuyên gia NGI.


(còn tiếp)


bài và ảnh: Hoàng Lan






Cao huyết áp: nên ăn mặn tới đâu?

Cao huyết áp: nên ăn mặn tới đâu?

Dinh dưỡng


Cao huyết áp: nên ăn mặn tới đâu?


SGTT.VN - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết áp lớn hơn các quần thể có tập quán ăn nhạt. Công tác khám chữa bệnh của các thầy thuốc cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp.










Người bị tăng huyết áp không nên dùng thêm nước chấm mặn. Ảnh: Lê Kiên



Muối: “khắc tinh” của huyết áp


Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ hai nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến (phần này phụ thuộc vào từng người). Theo một số tác giả, một chế độ ăn không thêm muối cũng đã cung cấp 1,6g natri, tương đương 4,1g muối ăn.


Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh cần lưu ý một muỗng càphê muối tương đương 5g muối; một muỗng canh nước tương, nước mắm tương đương 2g muối; một gói mì ăn liền chứa gần 2g muối. Người bình thường không nên ăn quá 6g muối/ngày. Bệnh nhân tăng huyết áp: không ăn quá 4g muối/ngày.


Bệnh nhân bị suy tim không nên ăn quá 3g muối/ngày.


Lời khuyên cho người tăng huyết áp


Không dùng các loại thực phẩm có nhiều muối như các loại khô, mắm, cà muối, dưa muối, thực phẩm đóng hộp, giò chả, tương chao… Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: cải muối chua, trứng muối, thịt hộp, chả lụa, thịt chà bông (ruốc), xúc xích... Không dùng thêm nước chấm mặn trong bữa ăn; nước mắm nguyên chất, muối tiêu, mắm nêm, mắm tôm… Ăn nhạt hơn lúc chưa có bệnh. Nêm ít muối và bột nêm khi chế biến món ăn (giảm ít nhất 50% so với lúc bình thường).


Giảm sử dụng chất béo, đặc biệt khi có thừa cân, bằng cách hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Giảm sử dụng các loại nước xốt pha sẵn vì có nhiều dầu và muối (xốt cà chua, xốt ớt, xốt mayonnaise, dầu hào…) Ăn cá thay thịt tối thiểu ba lần/tuần, đặc biệt là các loại cá có nhiều chất béo omega 3 như cá thu, trích, mòi, ngừ, hồi, basa… Tăng cường ăn rau củ và quả chín theo khả năng. Bổ sung các loại khoai củ và đậu hạt. Uống thêm 1 – 2 ly sữa tách béo hoặc sữa đậu nành/ngày. Theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn kịp thời, tránh béo phì. Ngưng thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích thần kinh.


Rèn luyện cơ thể đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày. Bệnh nhân lớn tuổi đi bộ là tốt nhất.


Luôn vui tươi, lạc quan yêu đời để giảm bớt áp lực cho tim mạch. Uống thuốc và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý ngưng thuốc.


ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM






Tránh nhiễm độc khí từ máy photocopy

Tránh nhiễm độc khí từ máy photocopy

Chuyên trang Đời sống Khoa học có nhận được email của một số bạn đọc hỏi về tác hại đối với sức khoẻ khi sử dụng máy photocopy. Bạn đọc Võ An Tuấn (TP.HCM) cho biết đã đọc được một bài viết dịch từ tài liệu nước ngoài cảnh báo rằng tiếp xúc thường xuyên với máy photocopy có thể bị ung thư. Bạn đọc Mỹ Hương (Đồng Nai) cho biết thường xuyên đứng máy trực photocopy, gần đây chị thường bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... đi khám thì bác sĩ khuyên chị không nên làm công việc này nữa vì đã có biểu hiện nhiễm độc khí từ máy. “Nghề này đang nuôi sống nhà tôi, không làm nữa thì lấy gì mà ăn. Không biết các nhà khoa học có cách nào để giúp tôi không?”, chị Hương băn khoăn. Chúng tôi giới thiệu ý kiến của GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường, đại học Công nghiệp TP.HCM trao đổi về vấn đề này.


Tránh nhiễm độc khí từ máy photocopy










Để tránh tác hại, đứng máy khoảng một tiếng thì nên dừng nghỉ 5 – 10 phút. Ảnh: Carmensit13



Máy photocopy được sử dụng dựa trên nguyên lý: lợi dụng điện xung áp cực cao để phóng điện, lợi dụng ánh sáng tác dụng hình thành phần in kín để chụp tài liệu. Khi sử dụng máy, đèn thuỷ ngân cao áp hoặc tia lửa điện (có chứa một lượng lớn tia cực tím) có tác dụng biến đổi oxy trong không khí thành ozone.


Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố, cơ thể rất nhạy cảm với khí ozone: khi làm việc trong môi trường có nồng độ khí ozone từ 10mg/m3 trở lên, nếu không có biện pháp bảo vệ, phổi sẽ tồn đọng một lượng khí ozone lớn dẫn đến bệnh sưng phổi nước nhiễm độc tính. Riêng những người tiếp xúc máy photocopy trong thời gian dài có nguy cơ bị các bệnh về đường hô hấp như: ho, mũi họng khô, khó thở. Ở mức độ nặng hơn, sẽ xuất hiện những bệnh lý liên quan đến thần kinh như đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực và khả năng miễn dịch...


Chưa kể các loại mực của máy photocopy (mực nước, mực bột) cũng có tác hại không nhỏ đối với sức khoẻ. Chẳng hạn mực bột được sản xuất từ nguyên liệu than đen đặc biệt; ôxít cácbon thơm trong than đen không những có khả năng làm thay đổi kết cấu của tế bào nhiễm sắc thể bình thường mà còn có thể gây ung thư. Còn mực nước được làm từ mực bột có hoà trộn dung dịch ôxít cácbon. Dung dịch này dễ sôi ở nhiệt độ thấp, dễ bốc hơi và nếu điều kiện thông gió trong phòng không tốt, bụi than đen bám lại trong phòng sẽ tăng nguy cơ gây bệnh cho những người làm việc với máy.


Để giảm bớt tác hại của máy photocopy, người trực tiếp đứng máy nên tránh nhìn vào ánh sáng phát ra từ máy, đậy nắp máy trước khi vận hành, cách này sẽ giúp hạn chế việc phóng thích ozone ra bên ngoài. Kế đến, cần chú ý đến nơi đặt máy, không nên đặt nhiều máy photocopy quá sát nhau trong phòng làm việc kín. Chỗ đặt máy cần phải thông thoáng, nếu có gió tự nhiên và ánh sáng mặt trời thì càng tốt. Để bảo đảm cho sức khỏe, người đứng máy nên mang khẩu trang khi vận hành máy, tránh sao chụp liên tục. Đứng máy khoảng một tiếng thì nên dừng nghỉ 5 – 10 phút. Ngoài ra, mực in nên chọn loại ít thành phần độc hại như chì hay những chất hữu cơ khó phân huỷ (POP).


GS.TSKH Lê Huy Bá






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ