Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Bài 1: Ngàn năm một phương thức canh tác

Bài 1: Ngàn năm một phương thức canh tác

Đằng sau chuyện nông dân bỏ ruộng


SGTT.VN - Từ chỗ mùa màng bị thất bát, thu nhập không xứng với công cán bỏ ra, nông dân ở nhiều nơi tại khu vực Bắc Trung bộ đã bỏ ruộng hoang, có nơi nhà nông viết đơn xin trả lại ruộng để tha hương kiếm ăn. Bờ xôi ruộng mật một thời phấn đấu cho người cày có ruộng, nay lại xảy ra chuyện có không ít mảnh đất chẳng có ai ngó ngàng đến.


Bài 1: Ngàn năm một phương thức canh tác










Do làm lúa bị lỗ, nông dân không còn tâm huyết với việc gieo trồng mùa vụ mới.



Tình cảnh của nông dân khó khăn trăm bề, nhiều hộ dân để ruộng hoang khiến cho xã hoặc thôn phải “ép” vào điều kiện: làm ruộng mới được vào hộ nghèo, hoặc cận nghèo. Thế nhưng, mặc dù hiện đang ở thế kỷ 21, phương thức canh tác của nông dân ở đây vẫn như xưa, điển hình ở vựa lúa có tiếng của Bắc miền Trung là xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: vẫn con trâu đi trước, cái cày đi sau!


Sản xuất còn manh mún


Cuộc sống của người nông dân hiện nay luẩn quẩn trong điệp khúc: được mùa mất giá. Bi kịch hơn khi vụ lúa hè thu ở tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh...nông dân lại bị mất mùa do nạn chuột hoành hành, phá hoại ruộng đồng. Chúng tôi trở về với các cánh đồng cò bay thẳng cánh để tìm hiểu chuyện vì sao người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời hiện vẫn không đủ sống bằng nghề nông.


Không riêng gì tỉnh Quảng Bình, các cánh đồng lúa ở khắp miền Trung đều được cắt thửa, chia lẻ ra cho từng hộ cá thể, những bờ ruộng được be lên để phân biệt ruộng của hộ này với hộ kia. Các cánh đồng cò bay thẳng cánh đã được chia như thế và nay ruộng đồng nhìn lút mắt, nhưng trên thực tế canh tác rất khó cho máy móc hiện đại vào cày bừa lớn, hoặc gieo trồng tự động.


Bà Nguyễn Thị Lý, ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh có bốn sào ruộng, nói: “Ruộng xã chia cho từng hộ thì mạnh ai nấy làm, mạnh ai đắp bờ ruộng nhà nấy, máy móc khó vô thì phải làm thủ công”. Cách làm ruộng thủ công của bà Lý vẫn áp dụng từ kinh nghiệm từ ngàn vạn đời trước truyền lại: ngâm giống, ủ giống đều làm thủ công trong nhà, gieo sạ đều từng thúng, vãi lúa bằng tay, vùng sâu trũng lại dàn hàng ngang khom lưng cấy lúa bằng tay.


Đến mùa thu hoạch, bà Lý cũng như hàng vạn hộ nông dân miền Trung khác đều đến lò rèn ở xã, hoặc huyện để đi đặt mua từng cái liềm nhỏ bé, hoặc những cái hái cho vùng lúa nước sâu để gặt từng gốc lúa. Sau khi trừ đi chi phí như: công cán bỏ ra mỗi ngày trong từng vụ là rất lớn cộng với các khoản khác về phân, giống, cày, bừa, thuốc trừ sâu, nhổ cỏ, tính ra, mỗi vụ, mỗi sào lúa ở khắp các cánh đồng tại huyện Quảng Ninh chỉ thu lời chưa đến 100.000 đồng.


Ông Nguyễn Văn Công, bí thư chi bộ thôn Thu Thừ (Quảng Ninh) nói: “100.000 đồng tiền lời cho bốn tháng ròng, không hề tính bất cứ ngày công nào cả, thế là lỗ sặc gạch. Phải tính như thế nào, chứ công cán trần ai, làm ăn manh mún, con trâu cái cày, liềm hái nhỏ bé từ mấy ngàn năm trước để lại, chừ vẫn thế thì có qua thế kỷ 22, nông dân vẫn cực. Nhà nước cần nghĩ mần răng có phương thức canh tác lúa kiểu mới thôi, chứ cứ làm ăn manh mún mãi thì chẳng cất đầu lên được”.


Chúng tôi về các làng quê giữa vụ hè thu, nhìn quanh vẫn chỉ những tốp phụ nữ làm nông bằng liềm và hái, họ gánh gồng từng bó lúa lên bờ, về nhà, thi thoảng mới thấy chiếc máy gặt đập liên hợp giữa vùng ruộng lớn, còn lại ai nấy cứ dàn đều hàng ngang cần mẫn dùng liềm cắt lúa.


Nông dân mất trắng lúa


Mùa vụ năm nay với miền Trung quả là cực hình khi đi đâu cũng gặp thông điệp mất mùa. Người nông dân khốn đốn với lũ chuột, một loại “địch hoạ” biến mùa màng thành công cốc trong vài đêm khi lúa chưa được mang vào nhà. Toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 2.000ha lúa bị chuột tấn công, có nơi nông dân bị mất trắng vụ lúa nhưng chỉ biết nhìn trời ứa nước mắt.


Ngoài cánh đồng khóm đội thôn Thu Thừ, ông Nguyễn Văn Công vừa nói vừa khóc: “Cực lắm chú ơi, bọn tui là cán bộ thôn, đi vận động dân làm ruộng từ đầu vụ. Nói thiệt đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng người để tránh bỏ ruộng, có khi tui bị người dân chửi như xát muối vô mặt, bởi vì, họ nói, họ làm không có lời nên không làm, họ nói các ông là cán bộ thôn ưng thì ra đó mà làm, bày tui càng làm càng mất thì làm để làm gì, làm vì thành tích mà đói meo bụng thì làm cái gì. Chừ thấy dân bị chuột phá trắng mỗi đêm 20ha lúa thì tui ứa khóc, tui cũng vì gương mẫu, làm được mấy sào, nhưng bị chuột phá sạch”.


Cạnh bên là hợp tác xã Hoành Vinh cùng xã An Ninh, ông Võ Doãn Dực, chủ nhiệm hợp tác xã cho biết: “Hợp tác xã tui làm 193ha lúa, nhưng hơn 160ha lúa bị mất trắng, không còn cọng nào hết, số còn lại cũng mất kiểu loang lổ, chẳng gặt được gì, coi như sạch trơn do chuột phá hoại.


Cả vựa lúa của huyện, nổi tiếng cả vùng Bắc miền Trung bị mất sạch do chuột”.


Theo thống kê sơ bộ của xã An Ninh, có hơn 200ha lúa bị chuột phá hoại. Đứng trước tình hình nghiêm trọng này, địa phương đã tổ chức hội nghị vào ngày 28.8 để bàn về việc làm cách nào để diệt chuột. Đại diện một số đơn vị nông nghiệp từ Nghệ An cũng vào cùng nông dân giữa cái nắng chang chang để “tính sổ” với lũ chuột. Ông Nguyễn Văn Đồng, chủ tịch xã An Ninh, cho biết: “Lúc chuẩn bị làm ruộng, xã thôn đi vận động dân làm ruộng, nhưng họ từ chối vì nói làm ruộng bị lỗ, nhưng cán bộ cứ đến nói cả đêm, khiến cho dân đuổi về, hoặc có khi cán bộ doạ là nếu dân làm ruộng thì họ mới được vô danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thì cũng có người dân đồng ý làm ruộng. Riêng tui, do gương mẫu làm 5 sào ruộng, thì bị mất trắng cả 5 sào”.


Cụ ông Hồ Công Tất, 81 tuổi, trách: “Lãnh đạo huyện lẽ ra phải về với nông dân một ít phút khi khắp nơi bị mất mùa do lũ chuột phá hoại mùa màng nhằm để an dân, trong khi họ cứ để người dân bơ vơ giữa ruộng đồng trắng tay thế này coi răng được!”


Chuột chạy tràn đồng


Sau khi những nỗi khó khăn thường xuyên của nông dân trong bao năm qua chưa vơi thì vụ mùa năm nay, lũ chuột lại xuất hiện nhiều vô số kể. Dù cho người dân sử dụng đủ mọi phương cách, nhưng họ lại không thể nào tiêu diệt được nạn chuột hoành hành, phá hoại mùa màng. Ông Nguyễn Viết Ánh, chủ tịch huyện Quảng Ninh cho biết: “Chuột chạy từng đoàn như giặc, đi từ đồng lúa này sang đồng lúa khác, đen đặc, nhìn khiếp lắm”. Còn ông Võ Doãn Dực cho biết: “Chúng cắn xé đến chóng mặt, ở làng tui cứ ba đêm, chúng cắn nát 40ha lúa. Chỉ trong vòng một ngày, cả làng đã diệt được 3 tạ chuột, mười ngày qua, làng đã diệt đến 3 tấn chuột. Chưa kể các vùng khác ở Lệ Thuỷ, mỗi ngày cũng có đến hàng tấn chuột bị bắt bẫy”.


Không chỉ có nạn chuột hoành hành ở đây, mà chuột có mặt khắp huyện vựa lúa Lệ Thuỷ, rồi cả huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới. Ở tỉnh Hà Tĩnh, 12 huyện thị xã cũng bị chuột tàn phá dữ dội. Có những hộ dân đầu tư vụ hè thu từ 18 – 20 triệu đồng, nhưng bị chuột càn quét mất trắng. Riêng hợp tác xã Hoành Vinh đã ký bảo lãnh cho nông dân vay giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu... hơn 1,5 tỉ đồng, thì nay đã không còn do chuột phá hoại mùa màng khiến cho khoản nợ này, theo ông Dực, không biết khi nào trả được, có khi ông còn bị kiện, chắc phải chịu trách nhiệm thay cho nông dân làng này, bởi chẳng có ai thu hoạch được lúa để trả khoản nợ trên.


bài và ảnh Quốc Nam






Làm sao để doanh nghiệp ít “được” quản lý

Làm sao để doanh nghiệp ít “được” quản lý

Doanh nhân góp ý đề án chính quyền đô thị


Làm sao để doanh nghiệp ít “được” quản lý


SGTT.VN - Tại hội nghị “Doanh nhân TP.HCM góp ý đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị thành phố” do Thành uỷ TP.HCM tổ chức sáng 3.9, một lần nữa câu hỏi về lợi ích, vai trò của người dân, trong đó có doanh nghiệp được đưa ra.


Ông Nguyễn Xuân Hàn, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) cho rằng, trong đề án chỉ thấy nếu được chấp thuận thì thẩm quyền của thành phố tăng lên, trong cái tăng lên đó thì (chủ yếu) là tăng thu. “Vậy người dân sẽ được gì…? Nhất là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tại TP.HCM với các tỉnh và địa phương lân cận, nó có được tăng lên hay không?”, ông Hàn đặt vấn đề.


Theo ông Hàn, một số doanh nghiệp cảm thấy sống tại TP.HCM sao ngột ngạt quá, “được” quản lý nhiều quá. “Các doanh nghiệp đang có quá nhiều cấp quản lý, từ ông trật tự đô thị phường cho đến ông thanh tra các bộ, ngành đều có thể quản lý được. Do đó, điều quan trọng nhất của việc xây dựng chính quyền đô thị (CQĐT) là vấn đề phân quyền, phân cấp, để khi hình thành CQĐT thì người dân, doanh nghiệp cảm thấy tốt hơn, ông Hàn nói.


Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Huỳnh Văn Minh cho rằng vấn đề hiện nay người dân và doanh nghiệp bức xúc nhiều là về cải cách hành chính. Do đó, việc xây dựng CQĐT phải làm sao đơn giản nhất, phục vụ dân nhiều nhất. “Muốn vậy phải quyết liệt kiến nghị Trung ương phân cấp cho thành phố, là đô thị đặc biệt, thì quyền hạn cho thành phố phải rõ. Phải có cơ chế và trao quyền cho người đứng đầu một cách thực chất, rõ rệt hơn, nhiệm vụ phải kèm theo quyền hạn. CQĐT phải giao quyền quyết liệt hơn thì mới giúp dân và doanh nghiệp được”, ông Minh nói.


Ở một góc nhìn khác, ông Đặng Đức Thành, tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Căn nhà Mơ ước cho rằng, xây dựng CQĐT thì phải công khai minh bạch, nhất là minh bạch về thông tin quy hoạch. “Bên cạnh đó xây dựng CQĐT mà đời sống cán bộ công chức không đảm bảo là không được. Giảm các cấp thì phải tăng lương cho người ta, đó là cơ sở số một để người thực hiện có sức mà làm. Sau đó mình quy định điều kiện anh vi phạm thì bị chế tài, lúc đó người ta mới sợ”, ông Thành nói.


PGS.TS.KTS Phạm Tứ, hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cho rằng, trong mô hình CQĐT, thành phố cần làm rõ và chuẩn mực về cấu trúc và hình thái. Điều băn khoăn nhất của KTS Phạm Tứ là khi có một hình thái mới liệu có đánh mất đi giá trị cũ, không phải một thế hệ mà rất nhiều thế hệ mới xây dựng được. “Ví dụ chỉ một cái tên như Thành phố Đông thì một thời gian là các địa danh khác nó không còn, mà cái địa danh ở Sài Gòn nó đã đi vào văn hoá và tiềm thức của người dân”, ông Tứ nói.


Cũng theo KTS Phạm Tứ, việc xây dựng CQĐT của TP.HCM phải tránh được tư tưởng “chia nhỏ để dễ quản lý”, mà thay vào đó là việc thực hiện trao quyền có kiểm soát cho uỷ ban hành chính địa phương ở cấp xã/phường, nhằm phát huy dân chủ và quyền tham gia của cộng đồng dân cư bằng hình thức trực tiếp hay thông qua cơ chế đại diện.


“Để đề án thành công thì sự cạnh tranh có tính bổ sung giữa các khu đô thị đòi hỏi cơ chế tự chủ và trao quyền thực sự để phát huy vai trò của người đứng đầu, tránh xa nguyên tắc điều hành tập thể và không xác định vai trò trách nhiệm của người đứng đầu…”, ông Tứ nhấn mạnh.


Đoàn Quý






Bớt ăn vây cá mập nhờ chống tham nhũng

Bớt ăn vây cá mập nhờ chống tham nhũng

Bớt ăn vây cá mập nhờ chống tham nhũng










Hơn 95% vây cá mập thu được hàng năm được tiêu thụ tại Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan. Ảnh: TL



SGTT.VN - Chống phung phí và tham nhũng ở Trung Quốc làm đau đầu những viên chức quen phủ phê trong yến tiệc, nhưng lại cứu được cá mập.


Mức tiêu thụ vây cá mập, món chính trong những bữa yến tiệc đắt tiền và phung phí đã giảm xuống 70%, tờ Independent dẫn dữ liệu từ bộ Thương mại Trung Quốc, kể từ cuối năm ngoái. Lãnh đạo Trung Quốc phát động chiến dịch vào tháng 12 chống phung phí và lãng phí, và yêu cầu cán bộ và sĩ quan quân đội thắt lưng buộc bụng như là một biện pháp làm giảm hối lộ.


Zhao Ping, phó giám đốc khoa nghiên cứu kinh tế tiêu dùng của Hàn lâm viện Trung Quốc về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế, tin rằng 50% lượng tiêu dùng vây cá mập giảm là hệ quả của việc cắt giảm tiệc tùng có liên quan đến chính phủ.


Theo các nhà bảo vệ môi trường, khoảng 100 triệu cá mập bị giết hàng năm chỉ để lấy vây, và 44 loài cá mập ở các vùng biển gần Trung Quốc đang lâm nguy hoặc sắp tuyệt chủng. Hơn 95% vây cá mập thu được hàng năm được tiêu thụ tại Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan. Trước chiến dịch chống tham nhũng, ít nhất 100 triệu tệ được chi ra để mua vây cá mập tại Bắc Kinh, bà Wang Xue, thành viên một tổ chức NGO về môi trường ở Bắc Kinh, nói. Vào tháng 9.2012, dân Bắc Kinh tiêu thụ 7,5 tấn vây cá mỗi ngày, giá một tô vây cá là 1.800 tệ.


K.T






Mỹ – Âu đối đầu về khí thải hàng không

Mỹ – Âu đối đầu về khí thải hàng không

Mỹ – Âu đối đầu về khí thải hàng không










Khí thải hàng không đang gây tranh cãi giữa Mỹ và châu Âu.



SGTT.VN - Các hãng hàng không Mỹ phản đối một luật của châu Âu về việc thu phí đối với khí thải của các chuyến bay xuất phát từ hoặc đáp xuống châu Âu. Các hãng Mỹ cho rằng điều đó vi phạm luật quốc tế và trừng phạt các hãng không thuộc châu Âu bay đường bay dài.


Chính phủ ông Obama có thể phải đối mặt một cuộc xung đột với châu Âu về việc giảm thải carbon, khi đại diện 191 nước họp trong tháng này ở Montreal để định ra các tiêu chuẩn khí thải máy bay.


Nếu cuộc họp vào 24.9 thất bại, người ta sẽ không biết chính quyền ông Obama có áp dụng những cắt giảm nghiêm ngặt mà châu Âu áp dụng hay không, theo LAT.


K.T






Ngàn năm áo mũ

Ngàn năm áo mũ










Ngàn năm áo mũ


SGTT.VN - Đây là công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu trẻ Trần Quang Đức.


Tác giả có tham vọng phục dựng bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng 1.000 năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009 – 1945). Thông qua xử lý một khối lượng tư liệu đồ sộ, từ hiện vật trang phục cung đình cho đến tranh tượng, tư liệu lịch sử... cuốn sách đã phần nào cho thấy các triều đại Việt Nam không chỉ mô phỏng đế chế phong kiến Trung Hoa, mà còn cố gắng vượt ra khỏi khuôn khổ đó để trở thành một “quốc gia quốc tế hoá”.


Cuộc trưng bày tranh, ảnh, hiện vật thực hiện cuốn sách diễn ra đến ngày 19.9 tại Manzi Art Space, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội.


(Công ty Nhã Nam và nhà xuất bản Thế Giới, 400 trang, giá 250.000đ).


N.Th






PV Oil bị đình chỉ chế độ ưu tiên hải quan

PV Oil bị đình chỉ chế độ ưu tiên hải quan

PV Oil bị đình chỉ chế độ ưu tiên hải quan


SGTT.VN - Tổng cục Hải quan đã có quyết định đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), có địa chỉ tại tầng 14-17, tòa nhà Petro Việt Nam Tower, TP HCM.


Quyết định này của tổng cục Hải quan được đưa ra dựa trên đề nghị của cục Kiểm tra sau thông quan có liên quan tới việc doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối này đã có những lần bị phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan, khai sai chủng loại hàng hóa so với hàng thực nhập và có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động tạm nhập, tái xuất mặt hàng xăng dầu.


Hiện nay, PV Oil là một trong số khoảng 20 doanh nghiệp trong cả nước đang đã được hưởng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.


M.Minh






Isamu Noguchi: “Mọi thứ đều là tác phẩm chạm khắc”

Isamu Noguchi: “Mọi thứ đều là tác phẩm chạm khắc”

Isamu Noguchi: “Mọi thứ đều là tác phẩm chạm khắc”


SGTT.VN - “Việc giới hạn bản thân với một phong cách nhất định nào đó có thể khiến bạn trở thành chuyên gia về quan điểm hoặc trường phái cụ thể ấy, nhưng tôi không mong bản thân mình thuộc về bất cứ trường phái nào. Tôi luôn học hỏi và luôn khám phá” – Isamu Noguchi – “Mọi thứ đều là tác phẩm chạm khắc”, Isamu Noguchi từng nói như thế. Ông tạo ra những bức điêu khắc từ đủ mọi loại vật liệu mà ông có thể bắt tay vào làm được – đá, kim loại, gỗ, đất sét, xương, và cả giấy.


Ra đời tại Los Angeles, California, Noguchi có mẹ là người Mỹ và cha là người Nhật, ông sống tại Nhật Bản đến năm 13 tuổi rồi chuyển đến Indiana (Mỹ). Khi đang theo học dự bị ngành dược tại đại học Columbia, ông đã tham gia lớp điêu khắc buổi tối ở khu Hạ Đông New York, được hướng dẫn bởi nhà điêu khắc Onorio Ruotolo. Ông sớm rời trường đại học để trở thành một nhà điêu khắc kinh viện (hàn lâm, học thuật).


Một trong những sự kiện gây ra sự biến chuyển mạnh mẽ cho định hướng nghệ thuật của ông là vào năm 1926, khi ông đi tham quan triển lãm các tác phẩm của Constantin Brancusi tại New York. Với việc trở thành thành viên của hội ái hữu John Simon Guggenheim, Noguchi chuyển đến Paris và làm việc tại studio của Brancusi từ năm 1927 – 1929. Được truyền cảm hứng từ những hình mẫu rút gọn của những nghệ sĩ đi trước, Noguchi chuyển sang trường phái hiện đại và trừu tượng, những tác phẩm hoàn thiện ở mức độ cao của ông tràn ngập cảm hứng, nhờ vào sự biểu đạt đầy xúc cảm và sự mê đắm, phảng phất đôi chút bí ẩn.


Tuy nhiên, các tác phẩm của Noguchi không thực sự được công nhận ở Mỹ cho đến tận năm 1938, khi ông hoàn thành một tác phẩm điêu khắc quy mô lớn tượng trưng cho quyền tự do báo chí, được đặt làm cho toà nhà hội Liên hiệp báo chí ở trung tâm Rockefeller, New York.


Vào năm 1942, Noguchi khai trương studio của mình tại số 33 đường MacDougal, khu Greenwich Village, ông đã dành khá nhiều thời gian trong khoảng thập niên 1930 cho xưởng điêu khắc đặt ở thành phố New York này, nhưng đồng thời ông cũng du ngoạn châu Á, Mexico và châu Âu.


Sự kiện quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng và những phong trào chống đối người Mỹ gốc Nhật nổ ra đã có một tác động cá nhân mạnh mẽ lên Noguchi, thúc đẩy ông trở thành một nhà hoạt động chính trị. Năm 1942, ông lập ra hội Những cây bút Nisei (Nisei Writers) và phong trào Huy động các nghệ sĩ cho nền Dân chủ (Artists Mobilization for Democracy), một nhóm chuyên kêu gọi sự chú ý về lòng yêu nước của những người Mỹ gốc Nhật. Ông cũng từng bị bắt vào trại giam ở Arizona, nơi ông sinh sống trong vòng bảy tháng ngắn ngủi. Sau chiến tranh, Noguchi dành một khoảng lớn thời gian tại Nhật để nghiên cứu về những vấn đề nhức nhối đau xiết với ông xảy ra những năm về trước. Tại thời điểm đó, ý tưởng và cảm xúc của ông được phản ánh rõ nét qua các tác phẩm, bao gồm cụ thể là những bức tượng đắp trưng bày trong triển lãm “14 người Mỹ”, tại bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, New York, vào năm 1946.


Vào thập niên 1960, ông bắt đầu làm việc với nhà chạm khắc đá Masatoshi Izumi trên đảo Shikoku, Nhật Bản, sự hợp tác này kéo dài cho đến hết những năm còn lại trong phần đời của ông. Từ năm 1960 – 1966, ông bắt tay vào thiết kế sân chơi cùng KTS Louis Kahn và thực sự yêu thích công việc này. Khi được trao cho cơ hội thử vận may với việc sản xuất đại trà các sản phẩm thiết kế nội thất của mình, Noguchi ngay lập tức nắm bắt lấy. Vào năm 1937, ông thiết kế hệ thống liên lạc nội bộ Bakelite cho tập đoàn radio Zenith, và vào năm 1947, bàn phủ mặt kiếng của ông được sản xuất bởi Herman Miller. Thiết kế này cùng với các thiết kế khác như tượng Akari Light (được phát triển vào năm 1951 sử dụng các nguyên liệu truyền thống Nhật Bản) – vẫn còn được sản xuất đến tận hôm nay.


Năm 1985, Noguchi khánh thành Vườn bảo tàng Isamu Noguchi (nay được biết đến như bảo tàng Noguchi), tại Long Island City, New York. Được thiết kế và thành lập bởi chính Noguchi, bảo tàng này đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của sự tận tâm mà ông dành cho những không gian công cộng. Bảo tàng được toạ lạc trong một toà nhà công nghiệp có từ thập niên 1920, cắt ngang một con đường kể từ nơi người nghệ sĩ này thành lập một phòng tranh vào năm 1960. Trong bảo tàng, ta có thể bắt gặp được khu vườn tượng ngoài trời hết sức thanh bình, và cả những phòng triển lãm các công trình của Noguchi cùng với các hình mẫu và ảnh tư liệu ghi lại dấu ấn sự nghiệp của ông qua năm tháng.


Triển lãm nhìn lại quá khứ sáng tác đầu tiên của Noguchi ở Mỹ diễn ra vào năm 1968, tại bảo tàng Whitney nghệ thuật Mỹ, thành phố New York. Vào năm 1986, Noguchi vinh hạnh trở thành nghệ sĩ đại diện cho nước Mỹ tại triển lãm nghệ thuật Venice Biennale. Năm 1982, ông được trao tặng huy chương Edward MacDowell cho những cống hiến vượt trội cả đời cho nghệ thuật. Và theo sau đó là giải thưởng Kyoto về nghệ thuật vào năm 1986, huy chương nghệ thuật quốc gia năm 1987; ông được chính phủ Nhật Bản trao tặng huy chương cao quý hạng nhất vào năm 1988. Cùng năm đó, thế giới cũng tiếc thương sự ra đi của người nghệ sĩ vĩ đại Isamu Noguchi.


tổng hợp: phương nguyên


(Nguồn: Noguchi.org)


















Isamu Noguchi (1904 – 1988) là một trong số những nhà điêu khắc quan trọng và được tôn vinh bậc nhất của thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời làm thử nghiệm về nghệ thuật, ông đã sáng tạo nên những công trình điêu khắc, những khu vườn, đồ nội thất và những thiết kế ánh sáng, đồ gốm, công trình kiến trúc và những thiết kế sắp đặt. Những tác phẩm của ông, vừa tinh tế lại vừa táo bạo, vừa truyền thống lại vừa hiện đại, chúng tạo ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho sự xoay vòng của nghệ thuật.


là một trong số những nhà điêu khắc quan trọng và được tôn vinh bậc nhất của thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời làm thử nghiệm về nghệ thuật, ông đã sáng tạo nên những công trình điêu khắc, những khu vườn, đồ nội thất và những thiết kế ánh sáng, đồ gốm, công trình kiến trúc và những thiết kế sắp đặt. Những tác phẩm của ông, vừa tinh tế lại vừa táo bạo, vừa truyền thống lại vừa hiện đại, chúng tạo ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho sự xoay vòng của nghệ thuật.

Noguchi là một con người theo chủ nghĩa quốc tế, ông đã đi du lịch cùng khắp thế giới trong suốt cuộc đời mình. (Vào những năm sau này ông duy trì cả hai studio của mình ở Nhật Bản và New York). Nhờ đi du lịch khắp nơi mà ông khám phá ra được tác động của những công trình nghệ thuật công cộng quy mô lớn ở Mexico, những đồ gốm sứ giản đơn và những khu vườn tĩnh lặng ở Nhật, nghệ thuật đưa nét cọ mực đầy tinh tế ở Trung Hoa, và sự tinh khiết của đá hoa cương ở Ý. Ông kết hợp chặt chẽ những nét ấn tượng này để đưa vào các tác phẩm của mình, thứ sử dụng đến đủ các loại vật liệu, bao gồm thép không gỉ, đá hoa cương, gang, gỗ mềm, đồng, nhôm tấm, khoáng basalt, đá granite, và cả nước nữa.



Tác phẩm tiêu biểu


Series đèn bàn Akari: Những chiếc đèn này được xem như những phiên bản hiện đại của đèn lồng Nhật Bản truyền thống. Đèn Akari ra đời vào những thập niên 1950, bởi bàn tay tài hoa của Isamu Noguchi và chúng duy trì được vị trí như những vật trang trí cổ điển thiết yếu cho đến tận ngày hôm nay. Những chiếc đèn này được làm thủ công bằng cách dán lớp giấy dó lên khung tre, chúng mang đến màn ánh sáng nhẹ nhàng đầy dễ chịu cho bất cứ ứng dụng nội thất nào.


(Nguồn: Pinterest.com, 2013)







































Bàn càphê Noguchi (1948): Câu chuyện về chiếc bàn này rất thú vị. Vào năm 1939 khi Noguchi đến Hawaii thực hiện một quảng cáo cùng với Georgia O’Keefe, ông gặp Robsjohn-Gibbings (một nhà thiết kế nội thất người Anh), người đặt hàng ông thiết kế một chiếc bàn càphê. Noguchi đã thực hiện một mẫu nhỏ bằng nhựa và không được nhận thêm phản hồi nào khác. Cho đến tận khi ông bị bắt vào trại tập trung ở Arizona, ông bắt gặp mẫu bàn mình thiết kế đề xuất cho Robsjohn-Gibbings được công bố như một quảng cáo cho nhà thiết kế người Anh ấy. “Khi tôi trở lại, tôi phản đối chuyện đó, và ông ấy nói rằng ai cũng có thể tạo ra một chiếc bàn ba chân”. Noguchi kể lại. “Để trả đũa, tôi đã tạo nên biến thể của riêng tôi cho chiếc bàn của riêng tôi”. Và thế là chiếc bàn càphê Noguchi nổi tiếng ra đời.


Chiếc bàn này đúng nghĩa mang trong mình sự cân bằng hoàn hảo giữa nghệ thuật và nội thất. Phần đế bằng gỗ uốn cong đỡ cho mặt kiếng hình dạng tự do đã tạo nên một chiếc bàn mang đậm đặc tính thiết kế của Noguchi, tinh tế nhưng vô cùng táo bạo. Sự kết hợp hài hoà giữa hình khối mang tính chạm khắc và sự tiện dụng hàng ngày đã khiến cho chiếc bàn trở thành một yếu tố đẹp đẽ, mang tính chất như một lời tuyên bố trong những căn nhà và văn phòng mà nó hiện diện.


(Nguồn: Hermanmiller.com, 2013)











Bàn Cyclone: Chiếc bàn này có phần chân đế là sứ đen cao cấp, mạng que chống làm từ gang mạ chrome và mặt bàn từ những lá sợi thuỷ tinh dát mảnh. Được thiết kế vào năm 1957, chiếc bàn này ban đầu bị lầm tưởng là một chiếc ghế đẩu đung đưa. Theo lời gợi ý của Hans Knoll, Noguchi đã điều chỉnh bổ sung thêm vào những chiếc ghế đẩu cho bàn cỡ nhỏ vào năm 1954, và cho bàn cỡ lớn vào năm 1957. Những chiếc ghế đẩu có hình dáng tương tự với chiếc bàn này. Thiết kế này từng bị dừng sản xuất vào năm 1974, nhưng sau đó được giới thiệu lại vào năm 2003.


(Nguồn: Knoll, 2013)










Noguchi bên chiếc bàn Cyclone của ông, ông đang ngồi trên chiếc ghế đẩu cùng bộ.



Bàn Ghế Pierced 1982: Hai sản phẩm này nằm trong một dự án hợp tác giữa Noguchi và Gemini G.E.L tại Los Angeles. Những thiết kế này được tạo ra từ việc cắt đốt những tấm thép, hàn lại bằng tay và mạ kẽm. Mặt bàn, ghế trông giống như bề mặt của các hòn đá trong một con suối nhỏ. Việc chạm khắc, nung chảy vật liệu kẽm giúp cho bề mặt những sản phẩm này trở nên hiền hoà, gợi nhớ đến thiên nhiên dù cho cấu trúc của chúng vô cùng độc đáo, táo bạo và thậm chí có chút cứng ráp. Chúng là ví dụ điển hình cho sự hài hoà những nét đối lập trong phong cách của Noguchi.


(Nguồn: Icollector.com, 2013)






























Ghế sofa freeform: Bộ ghế này được thiết kế vào năm 1946, thoạt nhìn hai chiếc sofa này trông như được làm từ những tảng đá lớn. Chiếc ghế đệm mềm và chiếc ghế có lưng tựa tạo thành một bộ đôi hoàn hảo, vừa thoải mái khi sử dụng nhưng lại thể hiện thành công cái “chất điêu khắc” trong các sản phẩm của Noguchi. Vải bọc cho ghế được làm từ dạ, trong khi đó khung ghế được tạo thành từ gỗ dẻ gai với chân ghế bằng gỗ thích.


(Nguồn: Marco, 2013)











Bàn Prismatic (1957): Thiết kế này mang nét tương đồng với bức điêu khắc làm từ nhôm bẻ và gập của ông vào cuối thập kỷ 1950. Chiếc bàn mang hình dạng mảnh nhôm đa diện này được thiết kế cho chiến dịch quảng cáo “Chương trình dự báo” của công ty Alcoa về khám phá những công dụng mới của nhôm.


(Nguồn: Noguchi.org, 2013)






























Ghế tròn Rattan và ghế rổ đan: Chiếc ghế rổ đan bằng tre (phải) là một sản phẩm hợp tác giữa Isamu Noguchi và nhà thiết kế công nghiệp người Nhật Isamu Kenmochi (1912 – 1971). Khi Noguchi đến Nhật vào một mùa hè năm 1950, ông ngay lập tức bị thu hút bởi các thiết kế sử dụng kỹ thuật đan lát tre của Nhật Bản. Noguchi vẽ ra một vài ý tưởng và họ bắt tay vào cùng thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, chiếc ghế này chưa từng được đưa vào sản xuất và mẫu dựng hình của nó đã thất lạc. Chiếc ghế Rattan (trái) sử dụng ý tưởng về đan lát cho phần đế và phần lưng tựa của Kenmochi. Phần cuộn trục vòng bằng que sắt là ý tưởng của Noguchi, làm ta gợi nhớ đến khung chiếc ghế bươm bướm (Butterfly chair) của Jorge Ferrari Hardoy.


(Nguồn: Nytimes.com, 2007)











Chín ngọn thác bay: Đây là công trình nghệ thuật công cộng cuối cùng của Noguchi dành cho cuộc triển lãm thế giới tại Osaka, Nhật Bản vào thập kỷ 1970. Noguchi đã đưa ảo ảnh thị giác về ngọn nước này lên một tầm cao mới, và làm cho chúng như thể đang bay lơ lửng trên không trung.


(Nguồn: Pinterest.com, 2013)











Khối lập phương đỏ (1968): Tác phẩm nghệ thuật công cộng này được đặt tại New York ngay trước toà nhà mang số 140 Broadway, được tạo thành từ một khối thép không gỉ lớn sơn màu đỏ rực rỡ, bắt mắt vô cùng. Khối đỏ này không thực sự là hình lập phương như tên gọi của nó, mà thực chất là một hình hộp xiên. Vào năm 1968, khi tác phẩm này ra mắt công chúng, Ada Louis Huxtable đã viết trên tờ Times rằng khối lập phương này mang trong mình “chất” của Noguchi – màu sắc, kích thước, phong cách, hình khối, không gian, sáng, tối, rắn chắc, khoảng trống, cao và thấp – tất cả đều thật hài hoà. Nó được xem như là một ví dụ điển hình của kiến trúc đô thị vào thế kỹ 20 trên toàn thế giới.


(Nguồn: Artincommon.net, 2012)











Bộ bàn ăn Rudder: Bộ bàn ăn này được Noguchi thiết kế theo đơn đặt hàng cho Herman Miller vào năm 1944. Những chiếc ghế Rudder được tạo thành bằng cách gắn mặt ghế được tạo hình lên một chiếc chân gỗ hình parabol và hai chân ghế kim loại thẳng thường được mạ lớp chrome để hoàn chỉnh. Hình dáng chiếc bàn Rudder cũng tương tự như ghế, chỉ khác là hai chiếc chân kim loại còn lại của bàn cũng mang hình parabol độc đáo. Bộ bàn ghế này chỉ được Herman Miller sản xuất trong một khoảng thời gian ngắn với số lượng có hạn. Và chỉ rất ít sản phẩm nguyên bản còn tồn tại, hầu hết chúng đều thuộc về tay những nhà sưu tập nội thất hiện đại giàu có.


(Nguồn: Auctioncentralnews.com, 2013)















Khách sạn Songjiang ở Thượng Hải

Khách sạn Songjiang ở Thượng Hải

Khách sạn Songjiang ở Thượng Hải


SGTT.VN - Năm 2015, một mô hình khách sạn đặc biệt sẽ xuất hiện tại một mỏ đá ở Thượng Hải, Trung Quốc. Dự án này dự kiến sẽ do văn phòng kiến trúc của Anh Quốc Atkins thiết kế.


Nó có 19 tầng và được xây dựng dựa vào vách đá của một mỏ đá – nơi những tầng thấp hơn sẽ nằm dưới mặt nước. Đây sẽ là không gian dành cho nhà hàng và thuỷ cung. Khách sạn có 400 phòng nghỉ dành cho khách. Năng lượng sẽ được tạo ra qua địa nhiệt. Một thác nước cũng sẽ được tạo ra để đem đến khung cảnh thú vị bên cạnh khách sạn. Những nhà thám hiểm có thể nhảy Bungee từ trên cao xuống dưới.


Nguồn: Daily Mail






NSƯT Vũ Linh tái diễn bốn trích đoạn cải lương

NSƯT Vũ Linh tái diễn bốn trích đoạn cải lương









Ảnh: Phúc Tân



NSƯT Vũ Linh tái diễn bốn trích đoạn cải lương


SGTT.VN - NSƯT Vũ Linh phối hợp với ông bầu Phước Sang sẽ tổ chức diễn một đêm duy nhất vào 20 giờ ngày 5.9 với chủ đề: Vũ Linh và những người bạn tại phòng trà Nam Quang (147 Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, TP.HCM).


NSƯT Vũ Linh sẽ ca diễn lại bốn trích đoạn cải lương nổi tiếng từng gắn liền với tên tuổi anh: Tần Thuỷ Hoàng, Đêm lạnh chùa hoang, Hàn Mặc Tử, Tướng cướp Bạch Hải Đường. Chương trình có sự tham gia của các các nghệ sĩ khách mời: NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Phượng Loan, NSƯT Trọng Phúc, Chiêu Hùng, danh hài Hoàng Sơn...


Vũ Linh từng là tên tuổi lừng lẫy với giọng ca ăn khách nhất từ cách đây gần 30 năm, được giới bầu sô coi như “thần tài” đem lại doanh thu cao cho các sân khấu cải lương. Thực hiện đêm cải lương phòng trà lần này, Vũ Linh xem đây là sự đáp lễ những khán giả đã ủng hộ tiếng hát của anh trong ngần ấy năm. Tới đây, anh sẽ hợp tác với công ty cổ phần đầu tư giải trí Phước Sang để cho ra mắt vở cải lương Đường về San Hậu thành, do anh làm đạo diễn, biểu diễn tại rạp Đại Đồng vào trung tuần tháng 12.2013.


Việt Võ






Bí ẩn hậu trường “Người giấu mặt”

Bí ẩn hậu trường “Người giấu mặt”

Phiếm


Bí ẩn hậu trường “Người giấu mặt”


Ban tổ chức vừa bắt đầu tuyển thí sinh cho chương trình truyền hình thực tế Người giấu mặt thì một thành viên yêu cầu họp đột xuất:


– Thôi thôi, đừng tổ chức thi nữa! Tôi dám chắc chương trình này đưa vào xứ mình là thua!


– Vì sao?


– Yêu cầu của cuộc thi là tìm ra người có sức chịu đựng cao nhất sau khi sống giữa một nhóm người khác biệt nhau về tầng lớp, nghề nghiệp, cá tính, quan điểm… trong một ngôi nhà biệt lập và có máy quay đặt khắp nơi ghi lại suốt 24 giờ, đúng chưa?


– Tất nhiên, phải khó khăn và kịch tính như thế thì mới thu hút người xem chứ!


– Thứ nhất, khả năng chung sống của chúng ta với tham nhũng, trộm cướp, nước ngập, ô nhiễm, thức ăn bẩn… lâu nay đã được trui rèn vào hàng thượng thừa, đã thế gần đây ngày càng xuất hiện nhiều người có khả năng chịu đựng đồng loại cực kỳ cao. Có những vị hễ làm là sai, bị dư luận công khai kể đủ thứ tội nhưng tỉnh như không. Có những giám đốc lãnh lương khủng, bị công chúng soi mói, đả kích kịch liệt mà vẫn kiên quyết không rời ghế! Những người lì lợm như thế mà đi thi thì chừng nào cuộc thi mới kết thúc nổi?


– Hay mình đổi thể lệ, không bắt thí sinh chung sống với đồng loại nữa mà nhốt chung với… cọp, beo, rắn rết?


– Tưởng gì, đó là ý tưởng của cuộc thi Tôi dám hát!


Ai nấy đang vò đầu bóp trán thì một thành viên la lên:


– Kiếm nhà giáo đi, chỉ nghề đó là sức chịu đựng còn kém!


– Thật không?


– Năm ngoái có một cô giáo ở Hà Nội vì mắc lỗi trong vụ “canh gà Thọ Xương” mà làm đơn xin nghỉ, nhớ chưa? Mới đây ở Hà Đông có thêm 5 hiệu trưởng từ chức vì năng lực yếu kém.


– Thì sao?


– Sao nữa: mình chỉ ưu tiên nhận thí sinh trong ngành sư phạm, mấy ngành béo bở thì từ chối khéo!


Người già chuyện






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ