Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Câu được cá chép vàng

Câu được cá chép vàng

Câu được cá chép vàng


SGTT.VN - Đang thư giãn ở Biển Hồ, một người đàn ông ở địa phương đã câu được con cá chép vàng nặng đến gần chục cân.


Chiều 31.12, anh Việt cùng bạn bè đi câu cá tại Biển Hồ (xã Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai) thì thấy cần bị lôi bằng một lực rất mạnh. Biết đã trúng cá lớn, anh cùng bạn bè quyết tâm kéo bằng được con cá lên bờ. Cả nhóm quá vui mừng khi thấy con cá chép vàng óng nặng gần 10 kg.










Con cá chép nặng gần 10 kg bị mắc câu. Ảnh: Tùy Phong



"Tôi sống ở đây mấy chục năm, từng thấy nhiều người câu trúng cá lớn nhưng chủ yếu là cá trắm, cá mè. Đặc biệt, có con cá mè nặng hơn 30 kg. Còn cá chép vàng to như thế này đây là lần đầu tiên tôi được thấy", ông Quách Trọng Hoan (74 tuổi, nhà sát bờ Biển Hồ) cho biết.


Theo VnExpress






Hành trình tàu ngầm Kilo Hà Nội từ nhà máy đến Cam Ranh

Hành trình tàu ngầm Kilo Hà Nội từ nhà máy đến Cam Ranh

Hành trình tàu ngầm Kilo Hà Nội từ nhà máy đến Cam Ranh


SGTT.VN - Ngày 31.12.2013, tàu ngầm Kilo HQ 182 Hà Nội đã được tàu vận tải chuyên dụng đưa về cảng Cam Ranh sau chuyến hành trình kéo dài một tháng rưỡi.










Ngày 28.8.2012, tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội được đưa lên dock chuẩn bị cho lễ hạ thủy chính thức. Ảnh: tư liệu của nhà máy đóng tàu Admiraltei verfi











Thủy thủ đoàn của tàu ngầm Hà Nội tại lễ hạ thủy.











Lãnh đạo nhà máy Admiraltei verfi tặng lãnh đạo quân chủng Hải quân Việt Nam mô hình tàu ngầm Kilo 636 tại lễ hạ thủy.











Tàu ngầm Hà Nội neo đậu tại cảng của nhà máy trong thời gian hoàn thiện phần tháp tàu.











Đầu tháng 12.2012, tàu ngầm Hà Nội có chuyến ra biển lần đầu tiên, chính thức bắt đầu giai đoạn thử nghiệm nhà máy.











Tàu ngầm Hà Nội kết thúc giai đoạn thử nghiệm trên biển với kết quả xuất sắc.











Tàu ngầm Hà Nội trở về nhà máy Admiraltei verfi để bước sang giai đoạn thử nghiệm trên bờ và thử nghiệm tiếp nhận-bàn giao.











Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thị sát tàu ngầm Hà Nội hồi tháng 5.2013.











Ngày 30/7/2013, lãnh đạo Nhà máy Admiraltei verfi thông báo sẽ bàn giao tàu ngầm Hà Nội cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11.2013.











Tàu ngầm Hà Nội trên tàu vận tải trong hành trình về cảng Cam Ranh.
Ảnh: Marinetraffic.com











Đồ họa quân cảng Cam Ranh, nơi được cho là căn cứ chính của tàu ngầm HQ 182 Hà Nội. Ảnh: ru.wikipedia.org



Theo TTXVN






Top 10 các sự kiện văn hóa 2013

Top 10 các sự kiện văn hóa 2013

Top 10 các sự kiện văn hóa 2013


SGTT.VN - Cuộc tái xác nhận giá trị của dòng nhạc Bolero, vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sử dụng ngôn từ thái quá với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, diện mạo của người viết bị biến dạng... là những sự kiện văn hóa năm 2013


1. Cuộc tái xác nhận giá trị của dòng nhạc bolero trong xã hội Việt Nam, thông qua một số ý kiến cho rằng bolero không còn hợp thời, thậm chí bị coi là không có giá trị thẩm mỹ âm nhạc. Tuy nhiên, sau đó dư luận lên tiếng và bolero được tái khẳng định rằng đó là một trong những dòng nhạc không thể thay thế trong đời sống âm nhạc của người Việt, đặc biệt là của miền Nam.










Cuộc tái xác nhận giá trị của dòng nhạc bolero trong xã hội Việt Nam. Ảnh: TL



2. Ý kiến sôi động của khán giả về việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sử dụng ngôn ngữ thái quá với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, cho thấy sự bất cập trong tư duy của một xã hội văn nghệ bị thiếu tính kể thừa cũng như giá trị tôn ti. Tuy nhiên, điều đáng mừng là cuối cùng cái đúng vẫn được số đông ủng hộ, bất chấp các giá trị trên sàn diễn thương mãi.


3. Siu Black và sự kiện vỡ nợ, mở ra cánh màn nhung của hậu trường sân khấu. Lần đầu tiên, khán giả được biết them về đời sống thật của giới showbiz không hoàn toàn xa hoa và lộng lẫy như nhiều tờ báo, truyền hình vẫn vẽ nên.


4. Diện mạo của người Việt bị biến dạng với các hình ảnh tranh giành cái ăn, hôi của… Một dân tộc lâu đời vẫn luôn được ca ngợi bởi tính tình hiếu hòa và chia sẻ trong sách giáo khoa đột ngột giới thiệu một gương mặt khác của mình méo mó và xấu xí khó tưởng trong một nền văn hóa phát triển đầy bất cập


5. Những chương trình truyền hình thực tế ngày càng lộ ra sự kém cỏi và tệ hại trong việc lừa dối khán giả. Một trong những chương trình gây sửng sờ cho khán giả bởi thiếu tính nhân bản, thiếu sự thật là “Như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV. Khán giả lẫn người tham gia chương trình trở thành nạn nhân của ban tổ chức. Sự kiện này bị phát giác khiến những điều cảm động từ các chương trình truyền hình thực tế trở nên trơ trẽn.


6. Cũng tương tự, sự kiện nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng như nhiều nhà ngoại cảm khác đồng loạt bị giới truyền thong chỉ trích là lừa gạt cũng như không có khả năng thật, một lần nữa khiến niềm tin của khán giả giành cho truyền thong nói chung bị chao đảo, vì chính những người đó đã từng được ca ngợi không tiếc lời. Nói đi và nói lại không ngại ngùng trở thành một căn bệnh đáng trách của truyền thông.


7. Thư kêu cứu của 107 nhà báo và nhân viên của Saigon Tiếp Thị, được coil à một hiện tượng bất thường của nghề báo chí. Thư kếu cứu này được coi là độc nhất vô nhị từ năm 38 năm nay, với nội dung xin được làm nghề, thậm chí những người cùng ký đơn chấp nhận những giai đoạn làm việc không lương để giữ nghề, giữ tờ báo của mình.


8. Lần đầu tiên, luật buộc phải chịu trách nhiệm theo quan điểm Nhà nước với các phát ngôn và nội dung trên internet, chủ yếu là facebook đã ra đời. Luật có tên 258 và trở thành khung căn bản hình pháp đầu tiên cho hệ thống social media của Việt Nam.


9. Tình trạng bịa đặt thông tin, thậm chí bất chấp các giá trị đạo đức và làm tổn thương tinh thần cộng đồng của giới báo chí, truyền hình ngày càng nhiều. Mục đích của các loạt bịa đặt thông tin này chỉ nhằm cạnh tranh để thu lợi trong thị trường thương mãi. Chẳng hạn các vụ bịa đặt tin tức như hủ tiếu nấu thịt chuột, nữ Việt kiều quan hệ nhiều tài xế taxi, bố chồng quan hệ con dâu…v.v Nhưng rất ít những trường hợp này bị xử nghiêm, dù Việt Nam đã có luật báo chí.


10. Lần đầu tiên sau 38 năm, một tác phẩn điện ảnh thực hiện trong nước bị cấm hoàn toàn việc công chiếu và phát hành. Đó là trường hợp phim Bụi đời Chợ Lớn của đạo diễn Charlie Nguyễn. Sự kiện này gây xôn xao với công chúng trong nước cũng như báo chí nước ngoài.


Tuấn Khanh và nhóm bình chọn






Mơ lớn phía sau chiếc xe bánh mì nhỏ

Mơ lớn phía sau chiếc xe bánh mì nhỏ

Mơ lớn phía sau chiếc xe bánh mì nhỏ


SGTT.VN - Tốt nghiệp đại học, từ chối vị trí làm việc với mức lương vài chục triệu đồng tháng để thực hiện kế hoạch mở xe bán bánh mì. Nhiều bạn bè, thậm chí người thân cho cô là “có vấn đề”. Những dư luận đàm tiếu đó vẫn không ngăn cản được Phạm Thị Tuyết Xuân, 25 tuổi, từ bỏ quyết định của mình.










Cô chủ Tuyết Xuân bên xe bánh mì mỗi ngày.



“Một phần vì em thích bánh mì từ nhỏ, một phần vì em muốn làm việc mình thích và tìm thêm công ăn việc làm cho những người thân…” Xuân giải thích cái “có vấn đề” của mình đơn giản như cái công việc mình chọn.


Xuân “có vấn đề”...


Sinh ra và lớn lên ở xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, cha sửa xe, mẹ làm giáo viên. Ở cái xóm nhỏ miệt vườn đó, gia đình Xuân có tên trong danh sách xoá đói giảm nghèo. Nghèo nhưng may mắn cho Xuân là được cha mẹ tạo mọi điều kiện cho hai chị em đến trường.


Ngày bước chân vào ngưỡng cửa đại học, theo học khoa kinh tế, cũng là lúc Xuân chứng kiến cái cảnh cha mẹ đôn đáo chạy vạy kiếm tiền cho cô con gái lớn nhập học. 8 triệu đồng vay ngân hàng lúc đó với gia đình là cả một gia tài. Ý thức được cái nghèo, cảm được những giọt mồ hôi của cha mẹ, Xuân vừa đi học vừa đi làm. Từ việc phục vụ nhà hàng nước ngoài, đến chạy sô dạy kèm… bất cứ việc gì kiếm được thu nhập phụ gia đình trả nợ và trau dồi khả năng ngoại ngữ là Xuân lao vào thực hiện.


Năm 2010, cầm tấm bằng tốt nghiệp loại khá, Xuân đầu quân cho một công ty chuyên về bất động sản. Thay vì chọn những công việc nhàn hạ ở những vị trí còn trống như ngồi văn phòng, Xuân đăng ký vào vị trí nhân viên bán hàng vì muốn trải nghiệm và thử sức. Được hơn một năm tích luỹ kinh nghiệm cộng thêm khả năng ngoại ngữ, Xuân xin vào làm đại diện bán hàng cho một tập đoàn trong nước chuyên xuất nhập khẩu nông sản. Thu nhập tháng cùng với thu nhập từ tiền hoa hồng của đối tác có tháng trên ngàn USD của Xuân là niềm mơ ước của không ít người.


Sau hai năm làm việc, đùng một cái Xuân tuyên bố nghỉ việc. Mọi người ngã ngửa khi biết Xuân từ bỏ công việc tốt của mình chỉ vì muốn về bán… bánh mì. Với một số đồng nghiệp, quyết định nghỉ việc đi bán bánh mì là một quyết định gàn dở... có vấn đề. Thậm chí trong gia đình, Xuân cũng vấp phải sự phản ứng quyết liệt của cha mẹ và người thân. Kiên định với ý tưởng của mình, chiếc xe bán bánh mì của Xuân vẫn xuất hiện. “Ngày ra xe bánh, thật sự khó khăn, bởi cha mẹ can ngăn và giận không nói chuyện với em một thời gian, một số bạn bè cũng không ủng hộ nhưng em thích ăn bánh mì từ nhỏ, có thể phân biệt được bánh mì ngon dở... nên việc kinh doanh cũng sẽ vượt qua được”, Xuân bộc bạch.


Thành thương hiệu bánh mì Hậu Giang


“Ở Sài Gòn bánh mì đã tồn tại lâu đời, tìm cái riêng cho bánh mì của mình không phải dễ. Nhưng được một điều là do em quá mê bánh mì nên cứ nghĩ hoài về sản phẩm này…”, Xuân cười.


Thế rồi, tháng 6.2013 chiếc xe bánh mì của Xuân ngập tràn tới gần 20 loại nhân bánh mang đặc trưng của vùng quê miền Tây, với giá 10.000 đồng/ổ. Thời gian đầu kinh doanh, chiếc xe bánh mì vỉa hè của Xuân cũng phải chật vật tìm khách. Doanh thu không đủ để bù chi phí trở thành chuyện cơm bữa. Số vốn tích luỹ ba năm đi làm cứ dần đội nón ra đi. Cha mẹ giận, em trai trách móc: “Với trình độ như chị thì đi làm lương cao, có tiền hưởng thụ còn hơn phải làm những việc lao động chân tay như thế này”… Những rào cản này cũng không làm Xuân nhụt chí. Với Xuân: “thành công hay không là do chính bản thân mình, mình cảm thấy hạnh phúc với việc mình làm, đồng tiền kiếm được là đồng tiền bằng chính sức lao động của mình”.


Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng cộng thêm vốn kiến thức đã được học, Xuân vận dụng mọi thứ để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Những nỗ lực đó đã được đền đáp. Chấp nhận lời ít, bánh mì có hương vị riêng, cách kinh doanh chuyên nghiệp, chọn nguyên liệu tốt và quan trọng là chọn vị trí bán hàng ở những giao lộ tấp nập xe qua lại nên tình hình kinh doanh đã được cải thiện.


Chỉ sau sáu tháng, Xuân đã làm chủ ba xe bánh mì với 12 nhân viên hoạt động hai ca (sáng từ 6 – 9g, chiều từ 16 – 20g). Từ một chiếc xe bánh mì bình thường ở lề đường, khách hàng tìm đến với bánh mì Hậu Giang ngày càng đông. Số lượng bán mỗi ngày trung bình từ vài chục ổ, tăng lên vài trăm và hiện nay sức tiêu thụ cả 1.000 ổ/ngày. Để gìn giữ cái thương hiệu non nớt của mình, hàng ngày Xuân phải dậy từ 4 giờ sáng để làm nhân chuẩn bị hàng cho các xe bánh mì ca sáng, thời gian còn lại Xuân đi mua nguyên liệu ở siêu thị, chợ. Đến trưa là chuẩn bị hàng cho ca chiều. Thế mà buổi tối Xuân còn tranh thủ đi học thêm trung cấp dược để chuẩn bị cho một hoài bão khác… Xuân kết thúc một ngày làm việc vào tầm 24g. Xuân chia sẻ: “Sắp tới em sẽ đưa mấy dì và cậu lên để bán bánh mì với em, có thể sẽ mở thêm xe bánh mì nữa. Ngoài ra em vẫn ấp ủ mở một nhà thuốc”.


“Em đã hạ quyết tâm sẽ mở nhà thuốc giảm giá cho người nghèo. Lý tưởng sống của em được truyền từ một ma soeur, người đã giúp em trong suốt quãng đường khó khăn từ khi còn nhỏ.


Sau khi soeur mất, em đã bị sốc và điều đó đã tạo động lực để em càng cố gắng làm việc, tích góp tiền để thực hiện ước mơ của soeur và cũng là ước mơ của em: giúp đỡ những người nghèo khổ”, Xuân từ tốn nói.


bài và ảnh: Ngọc Hoài






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ