Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ăn bánh chưng bán dạo, cả nhà ngộ độc

Ăn bánh chưng bán dạo, cả nhà ngộ độc

Ăn bánh chưng bán dạo, cả nhà ngộ độc











SGTT.VN - Ngày 24.9, thông tin từ bệnh viện đa khoa Dầu Giây (Đồng Nai) cho biết bệnh nhân nữ N.T.N. (65 tuổi), ngụ ở xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, đang bình phục.


Theo lời kể của bà N., sáng 21.9, cả gia đình bà gồm bảy người đã ăn bánh chưng mua của một người bán dạo tại chợ Dốc Mơ, sau đó tất cả đau bụng dữ dội kèm tiêu chảy, nhức đầu, nôn ói... Một số người tự mua thuốc uống rồi khỏi, riêng bà N. diễn biến nặng hơn nên nhập viện cấp cứu.


Ngọc Tú






Xe rác quận 1 chạy giờ cao điểm là đương nhiên!

Xe rác quận 1 chạy giờ cao điểm là đương nhiên!

TP.HCM


Xe rác quận 1 chạy giờ cao điểm là đương nhiên!


SGTT.VN - Những chiếc xe rất to, chở đầy rác với mùi hôi nồng nặc, nước rỉ chảy xuống ròng ròng xuống đường thường xuyên xuất hiện vào các giờ cao điểm, nhất là giờ tan tầm buổi chiều ở khu vực trung tâm TP.HCM vừa gây ô nhiễm vừa làm mất mỹ quan. Lúc đó, vì xe cộ cứ san sát, nhích từng bước, nên rất nhiều người phải đi kế bên xe rác. Có những buổi chiều chở con đi học về gặp xe rác là coi như tối đó đứa nhỏ bỏ bữa vì bị ám ảnh bởi mùi hôi và nôn oẹ.










Xe đổ rác trước Vincom B (quận 1, TP.HCM) vào lúc 7g33 phút ngày 21.9.2013. Ảnh: Minh Phúc



Ông Phúc Minh, một người dân tỏ ra bức xúc khi kể câu chuyện trên với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị sau khi thường hứng chịu cảnh tượng trên. Không chỉ ông Minh, nhiều bạn đọc khác cũng gọi điện, phản ánh với phóng viên và nhờ hỏi “tại sao như vậy? Bạn đọc Trần Thanh Trung (ngụ quận Phú Nhuận) khẳng định, chuyện các xe rác chạy trong giờ cao điểm so với “quy định giờ xe tải lưu thông trong khu vực nội đô” là sai bét nhè. Vậy mà chuyện này vẫn xảy ra hàng ngày, là sao?


“Việc thu gom rác là bắt buộc nhưng cách thức, giờ giấc thu gom thế nào để tránh việc ùn tắc, ô nhiễm thì phải ưu tiên, chú trọng số một chứ để xe rác – vốn là xe được trang bị làm sạch môi trường lại gây ra cảnh ô nhiễm môi trường thì không thể chấp nhận được”, ông Trung nói.


Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Văn Vân, giám đốc công ty Công ích quận 1, không ngại ngần khẳng định: “Xe rác của chúng tôi (xe màu vàng – NV) lưu thông vào giờ cấm xe tải đều được cấp phép đàng hoàng”.


Theo ông Vân, hiện rác ở khu vực quận 1 được thu gom và chuyển về ba điểm là Đa Phước, Hiệp Phước và trạm trung chuyển Quang Trung. Chẳng hạn như ở tuyến vận chuyển rác từ trung tâm về trạm Quang Trung, nếu đi trong giờ cấm xe tải thì trong giấy phép đều quy định lộ trình di chuyển, giờ di chuyển cụ thể. Theo đó, phải bắt buộc xe chạy theo hướng Cầu Kiệu – Phan Đình Phùng – Vòng xoay Cộng Hoà – Trường Chinh – Phan Huy Ích – đến trạm Quang Trung.


Còn ông Trần Mạnh Cường, phó giám đốc công ty Công ích quận 1 – người chịu trách nhiệm theo dõi chuyên về vận chuyển rác – thì cho rằng, đối với doanh nghiệp công ích “kêu vận chuyển giờ nào thì chúng tôi vận chuyển giờ đó chứ đâu dám tự ý”. Sở dĩ một số xe rác ở quận 1 được chạy trong giờ cấm xe tải là do đặc thù rác ở trung tâm thành phố khác với các quận khác, bởi quận 1 không có một trạm trung chuyển nào cũng như không có bô rác nào. Nếu đơn vị không lấy rác để chuyển đi trong giờ cấm xe tải hay giờ cao điểm thì rác đựng trong xe tay để dọc đường còn ô nhiễm nhiều hơn. “Bây giờ mà cứ đợi tới 9 giờ tối chạy thì rác nằm đầy đường. Nói chung được cái này phải mất cái kia. Trong thời gian tới ở khu vực quận 1 sẽ có thêm nhiều tuyến xe chuyển rác được chạy trong giờ cấm xe tải để giải phóng rác tồn, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, xuất phát từ việc nhiều hộ dân bức xúc chuyện rác để quá lâu gây ô nhiễm khu dân cư”, ông Cường nói.


“Nói vậy, chắc chắn nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta không xây dựng một điểm tập trung rác trên địa bàn để đợi đến sau 21 giờ mới vận chuyển về các bãi rác? Ở đây tôi xin trao đổi luôn, chuyện đó cũng đã được tính đến nhưng không hề khả thi, bởi ở quận 1 “tấc đất, tấc vàng” nên không lấy đâu ra đất mà làm. Hơn nữa, ở quận 1 dân cứ đông đúc nên xây dựng gần khu dân cư là bị phản đối ngay lập tức. Mong những người bị ảnh hưởng bởi xe rác di chuyển trong giờ cao điểm thông cảm, chứ bản thân chúng tôi cũng đâu muốn. Nếu có cách khác hay hơn chúng tôi sẽ kiến nghị làm ngay nhưng thực tế không có”, ông Dũng giải thích tiếp.


Nói như cách của công ty Công ích quận 1, trung tâm TP.HCM sẽ tiếp tục “sống chung” với xe rác bất cứ giờ nào và ngày càng nhiều hơn?


Đào Lê






Vespa du ký – từ Roma đến Sài Gòn

Vespa du ký – từ Roma đến Sài Gòn










Vespa du ký – từ Roma đến Sài Gòn


SGTT.VN - Trong khuôn khổ chương trình “Năm Ý tại Việt Nam”, đại sứ quán Ý, CLB Vespa cổ Hà Nội và Thái Hà Books vừa giới thiệu cuốn Vespa du ký – từ Roma đến Sài Gòn của Giorgio Bettinelli, nhà báo kiêm một “tín đồ” của Vespa.


Trong cuốn sách này, tác giả Giorgio Bettinelli kể lại chuyến đi đầu tiên của mình trên chiếc Vespa PX 125 phân phối, vượt qua 24.000km, từ Roma (Ý) đến Sài Gòn. Khởi hành từ cuối tháng 7.1992, trong vòng bảy tháng, ông đã đặt chân đến mười quốc gia là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Banglades, Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Mỗi đất nước với một phong tục khác nhau, những khung cảnh khó quên, những lễ hội kỳ dị đã mang lại cho tác giả những khoảnh khắc tự do vô hạn để viết nên cuốn sách thú vị trên nền một châu Á bí ẩn, kỳ diệu và vui tươi.


Trâm Anh






Bàn Plug Table của Savage Works

Bàn Plug Table của Savage Works

Bàn Plug Table của Savage Works


SGTT.VN - Plug Table là một tác phẩm nội thất của nhà thiết kế New York, Scott Savage (Savage Works). Trông thanh lịch và có một chút vui tươi, chiếc bàn này có một chiếc móc nilông giúp cho việc di chuyển nó được dễ dàng hơn tới nơi cần thiết.


Plug Table được làm từ gỗ phong hoặc polyester kính cường lực có hai màu. Nó được gia công bằng CNC giúp đạt được độ bóng hoàn hảo hơn.


Ảnh Chris Lindsay






Chianti Bottle 2.0: chân nến của Peter van de Water

Chianti Bottle 2.0: chân nến của Peter van de Water

Chianti Bottle 2.0: chân nến của Peter van de Water











SGTT.VN - Vào những năm 1970, những chân nến này là một phần của các thiết bị tiêu chuẩn có trong hầu hết các nhà hàng Ý cũng như trong ký túc xá: các chai rượu Chianti được sử dụng như chân nến.


Trong khi chân nến cũ bằng chai rượu Chianti trông không đẹp mắt thì chân nến của nhà thiết kế người Hà Lan Peter van de Water có một cái nhìn sạch sẽ hơn nhiều. Chỉ có bóng của chai là cũ, thiết kế mới này được làm từ thép đen dày 4mm. Phía dưới nó được bao phủ bởi một lớp kính mỏng để tránh các vết sáp của nến chảy đọng lại trên đồ nội thất. Chân nến có hình dáng ba loại chai khác nhau.


Theo Nina Shell


































Nguyễn Kim nhận bảo hành cho khách mua hàng ở Home One

Nguyễn Kim nhận bảo hành cho khách mua hàng ở Home One

Quyền lợi người tiêu dùng


Nguyễn Kim nhận bảo hành cho khách mua hàng ở Home One











Cách đây không lâu, trên các phương tiện thông tin đại chúng, Nguyễn Kim tuyên bố: vì gặp khó khăn trong quá trình bảo hành cho khách hàng đã mua sắm tại các siêu thị điện máy đóng cửa do sản phẩm bảo hành có chất lượng kém, hàng lỗi kỹ thuật, hàng nhái…, Nguyễn Kim quyết định không hỗ trợ cho khách hàng đã mua hàng tại Home One, nhưng mới đây đã thấy một bảng thông báo: Nguyễn Kim nhận bảo hành cho khách đã mua hàng ở Home One! Vậy là sao?


(Nguyễn Thị Minh, Gò Vấp, TP.HCM)


Ông Lê Phạm Anh Thy, giám đốc tiếp thị trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim: Trước đây, Nguyễn Kim có tuyên bố như vậy nhưng gần đây, Nguyễn Kim nhận được yêu cầu của khách hàng về việc bảo hành, sửa chữa các sản phẩm đã mua tại Home One. Theo một số cuộc gọi từ khách hàng cho biết, khi sản phẩm hư hỏng, gặp sự cố, gọi đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Home One thì trung tâm này đã đóng cửa. Còn liên hệ trung tâm bảo hành của hãng được thông báo không phải sản phẩm chính hãng, từ chối bảo hành. Để hỗ trợ quyền lợi của người tiêu dùng đã mua hàng tại Home One, từ ngày 20.9.2013, Nguyễn Kim nhận bảo hành các sản phẩm chính hãng và hỗ trợ sửa chữa đối với những sản phẩm không chính hãng. Khách hàng Home One vẫn được hưởng chính sách bảo hành tại nhà, bảo hành tại các trung tâm bảo hành của Nguyễn Kim, hỗ trợ miễn phí việc vận chuyển hàng bảo hành.






News Corp ra mắt ứng dụng xem giải ngoại hạng Anh trên di động

News Corp ra mắt ứng dụng xem giải ngoại hạng Anh trên di động

News Corp ra mắt ứng dụng xem giải ngoại hạng Anh trên di động


SGTT.VN - Hãng Newscorp vừa cho ra mắt ứng dụng BallBall cho phép người dùng xem các video bóng đá Giải Ngoại hạng Anh trên di động.


Người sử dụng còn có thể kích hoạt chế độ theo dõi đội bóng yêu thích để nhận các cập nhật mới nhất về đội bóng đó. Nội dung trên ứng dụng đều được thể hiện bằng ngôn ngữ địa phương. Người dùng có thể đọc, chia sẻ, tạo ra cộng đồng và tương tác với những người hâm mộ khác trên toàn thế giới. Hiện tại, người dùng tại Việt Nam có thể tải ứng dụng BallBall thông qua hệ điều hành Android. Nhiều chức năng mới và phiên bản dành cho hệ điều hành iOS sẽ được giới thiệu trong một vài tháng tới. "


p.a






Hà Nội: người thuê trọ lo lắng giá nước sắp tăng

Hà Nội: người thuê trọ lo lắng giá nước sắp tăng

Hà Nội: người thuê trọ lo lắng giá nước sắp tăng


SGTT.VN - Mặc dù còn gần mười ngày nữa, bản quy định tăng giá nước sạch của UBND TP Hà Nội mới có hiệu lực, nhưng đến nay, nhiều chủ nhà trọ gần các trường cao đẳng, đại học tại các quận (huyện) Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Xuân, Hoàng Mai… đã bắt đầu thông báo cho sinh viên, người thuê trọ về đợt tăng giá nước sạch sắp tới. Thậm chí có những chủ nhà trọ không cần đợi đến ngày 1.10, mà trước đó, đã tự động tăng giá nước.










Người thuê nhà trọ đang phải chịu giá nước sạch tăng rất tùy tiện.



Theo ghi nhận của chúng tôi, tại thôn Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, nơi có hàng vạn sinh viên, người lao động nghèo đến thuê trọ, ở đây, các chủ nhà trọ đã đẩy giá nước thu lên tới 20.000 đồng/m3, hoặc 100.000 đồng/người/tháng. Anh Nguyễn Tuấn Anh, người thuê trọ nhà ông Xuân Khương (ngõ 187, Phùng Khoang, Trung Văn), cho biết:


“Gần hai tháng nay, lấy lý do giá nước tăng, chủ nhà trọ đã thu thêm 10.000 đồng/người/tháng. Nếu cộng cả đợt tăng giá nước mới đây, thì chúng tôi phải trả 100.000 đồng/người/tháng”. Anh Đoàn Văn Công, sinh viên năm thứ 3 trường đại học Kiến trúc Hà Nội, cho biết: “Chúng em là sinh viên đi học suốt ngày, chỉ tối về tắm giặt thôi, vậy mà, cách đây ba tháng, chủ nhà trọ đã thu tiền nước sạch là 60.000 đồng/người/tháng, và đến nay thu lên 70.000 đồng/người/tháng”.


Trao đổi với chúng tôi, bà Dương Thu Hằng, trưởng ban giá của sở Tài chính Hà Nội, cho biết đợt tăng giá nước lần này, TP Hà Nội cho phép tăng 80% so với mức đề nghị của doanh nghiệp. Cụ thể, mức tăng đối với nước sinh hoạt là 19,93% (tăng từ 3.478 đồng lên 4.172 đồng/m3), và nước kinh doanh là 35,48% (tăng từ 10.434 đồng lên 14.137đồng/m3).


Tuy nhiên, đối với tất cả các chủ nhà trọ, sở Tài chính không áp dụng mức tính giá nước kinh doanh, thậm chí sau khi điều chỉnh giá nước, các hộ gia đình dùng dưới 4m3 nước đều được miễn phí theo nghị định của Chính phủ. Do vậy, theo bà Hằng, các chủ nhà trọ không được thu tiền quá mức quy định của sở Tài chính.


Còn theo ông Nguyễn Như Hải, tổng giám đốc công ty Nước sạch Hà Nội, công ty chưa bao giờ thu giá nước sạch theo cách tính kinh doanh đối với người thuê nhà trọ. Do đó, nếu các chủ nhà trọ tuỳ tiện thu giá nước cao hơn mức quy định, công ty đề nghị chính quyền xã phường xử lý nghiêm các chủ nhà trọ theo đúng quy định. “Trước đây sau khi báo chí phản ánh một số chủ nhà trọ thu tiền của người thuê nhà cao hơn nhiều mức quy định của công ty, chúng tôi đã cho phòng kinh doanh đi kiểm tra và đã phát hiện xử lý nhiều trường hợp. Thậm chí, có những chủ nhà trọ tái phạm nhiều lần, chúng tôi báo về chính quyền địa phương tiến hành lập biên bản tạm thời ngừng cung cấp nước”, ông Nguyễn Anh Việt, tổng giám đốc công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) cho biết.


Rõ ràng, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp các chủ nhà trọ cố tình thu tiền nước quá cao so với mức quy định của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.


bài và ảnh: Đức Nguyễn






Học bổng 1 tỉ đồng bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên

Học bổng 1 tỉ đồng bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên

Học bổng 1 tỉ đồng bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên


SGTT.VN - Ngày 24.9, tại Hà Nội, công ty TNHH hợp tác giáo dục Anh Quốc (BEP) đã tài trợ 100 suất học bổng toàn phần (mang tên “Good to Great”) cho 100 giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội và TP.HCM nhằm tăng cường năng lực ngoại ngữ trong quá trình dạy học theo đúng chuẩn năng lực ngôn ngữ chung châu Âu.


Trong buổi trao học bổng này, trước sự chứng kiến của Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York Vương Quốc Anh, ông Nguyễn Hữu Độ, giám đốc sở Giáo dục – đào tạo Hà Nội đã thay mặt lãnh đạo UBND TP. Hà Nội trao giấy phép hoạt động cho công ty TNHH hợp tác giáo dục Anh Quốc.


BEP cam kết sẽ tích cực hỗ trợ hai sở Giáo dục - đào tạo Hà Nội và TP.HCM trong các hoạt động định hướng, triển khai và giảng dạy nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của đề án Ngoại ngữ quốc gia năm 2020.


Thiên Lam






Tác giả đã truyền niềm tin cho bạn đọc

Tác giả đã truyền niềm tin cho bạn đọc

Phản hồi


Tác giả đã truyền niềm tin cho bạn đọc


SGTT.VN - Chuyên mục Khoẻ & Vui của báo Sài Gòn Tiếp Thị luôn nhận được những phản hồi tích cực của độc giả. Số báo ra ngày 23.9.2013 với bài viết Kể chuyện đôi gò của GS.BS Nguyễn Chấn Hùng cũng không ngoại lệ.


Bạn đọc Tran Van Hai (225 Le Lai, Cần Thơ) viết: Một bài viết công phu kết hợp khoa học giáo dục và thẩm mỹ thật đáng trân trọng. Cám ơn tác giả, cám ơn Sài Gòn Tiếp Thị.


Đồng ý kiến, bạn đọc Hoà Vang (fghogog@...com) nhận xét: Bài viết nói về những vấn đề y học, sức khoẻ một cách mộc mạc, dễ hiểu và gần gũi, thân thương. Ai bệnh ung thư mà đọc xong, sẽ lạc quan lắm đây!


Tỉ mỉ hơn, bạn đọc Nguyễn Tùng Dương (ng_tungduong...@yahoo.com) phân tích: GS Chấn Hùng có giọng văn nhân ái, dí dỏm, trí tuệ nên khi đề cập đến các vấn đề về căn bệnh ung thư người đọc không cảm thấy nặng nề và bi quan. Ngược lại, mọi người sẽ cảm nhận được niềm lạc quan của bác sĩ truyền đến người đọc. Đọc các bài viết của giáo sư tôi biết thêm những điều hay, những phương pháp hữu ích cho việc chăm sóc sức khoẻ không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả mọi người xung quanh mình. Xin cảm ơn giáo sư.


Ung thư vú không còn là căn bệnh hiếm, vì thế những thông tin về căn bệnh này đã trở thành mối quan tâm trong cộng đồng, bạn đọc Hồng Anh (diaocthantai@...com) chia sẻ: Cuộc sống mạnh khoẻ quý giá hơn bất cứ cái gì trên trái đất. Có tiền nhưng không hiểu biết thì cũng chẳng chữa được bệnh ung thư. Cô bạn gái của tôi bị ung thư vú phát hiện giai đoạn đầu nhưng không làm phẫu thuật ngay mà chỉ ăn chay chữa theo đông y, đến khi bệnh nặng đi phẫu thuật thì đã muộn, để lại hai đứa con nhỏ tội nghiệp lắm. Tôi đọc rất kỹ các bài viết của GS.BS Nguyễn Chấn Hùng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị. Đây là kênh tham khảo duy nhất cho tôi niềm tin tưởng lớn lao khi thu thập các thông tin, kiến thức về sức khoẻ nói chung và bệnh ung thư nói riêng. Xin cảm ơn GS Chấn Hùng và báo Sài Gòn Tiếp Thị rất nhiều.










Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, có tin đồn cho rằng nữ ngôi sao nổi tiếng Angelina Jolie chỉ còn sống được 3 năm nữa.



Truyền niềm tin đến cho bạn đọc về khả năng chữa trị của y học không phải tác giả nào cũng làm được, vì thế bạn đọc Nguyễn Bảo Khoa (ng_baokhoa...@yahoo.com) tỏ ý tin tưởng: Tối qua tôi tình cờ đọc được thông tin trên báo nước ngoài nói diễn viên Angelina Jolie còn sống khoảng ba năm nữa, lòng cũng thấy bất an, thương cô ấy và những đứa con. Sáng nay được đọc bài viết này của GS Nguyễn Chấn Hùng, tôi thấy có niềm tin hơn. Thì ra, y học cũng đã có những bước tiến dài và sâu trong phát hiện và điều trị bệnh ung thư vú. Tôi tin đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ tìm ra được phương pháp để khống chế hoàn toàn căn bệnh ung thư. Lúc đó ung thư sẽ chỉ như bệnh cảm, sốt bình thường, tựa như bệnh sốt rét cách đây mấy chục năm nhân loại hoang mang, lo sợ, giờ thì đã thấy vô cùng bình thường.


Tối qua tôi tình cờ đọc được thông tin trên báo nước ngoài nói diễn viên Angelina Jolie còn sống khoảng ba năm nữa, lòng cũng thấy bất an, thương cô ấy và những đứa con. Sáng nay được đọc bài viết này của GS Nguyễn Chấn Hùng, tôi thấy có niềm tin hơn. Thì ra, y học cũng đã có những bước tiến dài và sâu trong phát hiện và điều trị bệnh ung thư vú. Tôi tin đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ tìm ra được phương pháp để khống chế hoàn toàn căn bệnh ung thư. Lúc đó ung thư sẽ chỉ như bệnh cảm, sốt bình thường, tựa như bệnh sốt rét cách đây mấy chục năm nhân loại hoang mang, lo sợ, giờ thì đã thấy vô cùng bình thường.




Nhà khoa học bỏ viện, nông dân thành kỹ sư

Nhà khoa học bỏ viện, nông dân thành kỹ sư

Nhà khoa học bỏ viện, nông dân thành kỹ sư


SGTT.VN - Dường như đang trở thành trào lưu: Nhà khoa học nông nghiệp bỏ viện nghiên cứu, trong khi nhiều nông dân trở thành “nhà sáng chế”, tích cực nghiên cứu để ứng dụng sản xuất. Hệ quả ai cũng thấy nông nghiệp vừa lạc hậu, lại manh mún.


Tụt hậu 50 năm


Trong khi nhiều nông dân chế tạo, cải tiến ra nhiều loại máy móc, có tính ứng dụng cao, thì thành tựu của ngành nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp được coi là “yếu kém, khó chấp nhận”.










Nông dân Nguyễn Văn Út ở Đồng Tháp sáng chế máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Phương Chăm



Theo nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, khoa học nông lâm nghiệp nước ta có tỷ suất cống hiến đạt khoảng 30% giá trị gia tăng trong sản xuất. Trong khi, tỷ suất này ở Trung Quốc, như Quảng Tây là 40%, Quảng Đông 60%, Thượng Hải tới 70%; còn các nước tiên tiến là 80-90%. “Đây là sự yếu kém khó chấp nhận. Với đà phát triển này, nếu tỷ lệ cống hiến của khoa học nông lâm nghiệp chỉ tăng 1%/năm, phải 50 năm nữa, Việt Nam mới đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới”- ông Tạn nói.


Ông Tạn dẫn chứng, đến nay, ngành chăn nuôi nước ta chưa tạo ra được con giống gọi là thành quả khoa học công nghệ tự thân của Việt Nam. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, phần lớn phải nhập nguyên liệu (từ ngô, đậu tương, đến thức ăn bổ sung, phụ gia). Còn ngành lâm nghiệp, đến nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi muôn thuở của dân: Ở vùng đồi núi trồng cây gì sớm được khai thác, đạt doanh thu 20 triệu đồng/ha/năm...


Trong khi đó, tình trạng tổn thất sau thu hoạch còn lớn. Hệ thống máy móc phục vụ nông nghiệp phải nhập từ nước ngoài. TS Chu Văn Thiện, viện trưởng viện Cơ điện và công nghệ sau thu hoạch (bộ NN&PTNT) cho biết, hiện 90% máy gặt đập liên hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long nhập từ nước ngoài.


Nhiều loại máy trôi nổi, không kiểm soát được chất lượng. “Còn phần cơ giới hóa nông nghiệp, đến nay loại máy kéo 2 bánh trong nước sản xuất đã lỗi thời. Loại 4 bánh, tới 99% nhập nước ngoài. Trong nước cũng có một cơ sở của Hà Tây (cũ) nghiên cứu được loại này, nhưng mãi chưa chuyển giao vào sản xuất được”- ông Thiện nói.


Nguyên Cục trưởng Trồng trọt- ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng, kết quả nghiên cứu của các viện, trường còn chưa tương xứng so với mức độ đầu tư của Nhà nước. Về nghiên cứu khoa học, ông Ngọc cho hay: “Thực chất ông nào khéo vẽ thì tiêu được tiền. Chứ không phải ông nào khéo làm, làm giỏi và làm có kết quả mới được tiêu tiền”.


Cái chúng ta cần là những đơn vị làm ra sản phẩm được nông dân và xã hội công nhận. “Những sản phẩm khoa học phục vụ sản xuất còn khiêm tốn quá. Những báo cáo khoa học nhiều quá. Báo cáo khoa học nhiều làm gì, bà con có thời gian đọc đâu. Mà có đọc cũng không thể hiểu hết được”- ông Ngọc nói.


Nghiên cứu xong bỏ vào ngăn kéo


Kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng còn nghèo nàn, nhiều nhà khoa học muốn dời các viện nghiên cứu. TS Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược Phát triển NNNT (bộ NN&PTNT) nói: “Tình trạng nông dân bỏ ruộng là bất thường, nhưng tình trạng nhà khoa học bỏ viện nghiên cứu còn tệ hơn”. Theo ông, trong 5 năm qua, tình trạng “chảy máu chất xám” tiếp tục diễn ra tại các viện nghiên cứu, nhất là các viện cách xa thành phố.










Đầu tư nghiên cứu hàng chục năm nay, nhưng máy gặt đập liên hợp ở ĐBSCL hầu hết phải nhập khẩu (ảnh to); “Hai lúa” nông dân Hoàng Văn Liêm bên chiếc máy xúc nông sản tự chế ở huyện Thới Lai - Cần Thơ (ảnh nhỏ). Ảnh: Phương Chăm



Theo ông Sơn, hằng năm, nước ta chi khoảng 1.000 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp, với đội ngũ nhà nghiên cứu tới 5.000-6.000 người, ở trên 10 viện nghiên cứu. Đến 1/3 số tiền trên bỏ vào hoạt động bộ máy, nhưng lương vẫn rất thấp. “Dàn trải mà không đến đầu đến đũa. Hơn nữa, cách giao đề tài thông qua các hội đồng; các đơn vị nghiên cứu xong, lại nộp hội đồng đó đánh giá, và bỏ ngăn kéo là xong”- ông Sơn nói.


Ông Nguyễn Trí Hoàn, viện trưởng Cây lương thực và cây thực phẩm (bộ NN&PTNT) cho biết, vài năm lại đây, ở viện có 3-4 người, trình độ thạc sĩ đào tạo ở nước ngoài xin nghỉ, và chuyển sang làm cho một số công ty nước ngoài ở Việt Nam. “Ở ngoài họ trả 20-30 triệu đồng/tháng, ở viện chỉ được 3-4 triệu. Chịu thôi. Tình trạng một số anh em đi học nước ngoài ở lại làm tiếp, có người chả muốn về thì nhiều” - ông Hoàn nói.


Ông Hoàn cho hay: “Lớp trẻ bây giờ thực tế lắm, sống ở thành phố khó khăn như thế mà lương thấp, chỉ được mấy triệu mỗi tháng nên họ ra đi. Lúc đầu mình thấy ngạc nhiên, nhưng dần dần mình thấy đó là tất yếu cuộc sống”. Theo ông, thực ra, đội ngũ cán bộ khoa học “khó sống”. So với ngành nghề khác còn có tiền nọ, tiền kia, phần trăm này khác, chứ khoa học có gì đâu.


TS Lê Văn Bảnh - viện trưởng viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, cho biết hiện đang có 16 người học tiến sĩ và 23 người học thạc sĩ ở nước ngoài. Lực lượng khoa học trẻ này, “cố bám” ở nước ngoài, hay sau này xin nghỉ ở viện cũng không loại trừ.


Theo Tiền Phong








Nhiều sáng chế của nông dân được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, như: ông Huỳnh Thái Dương ở Bình Thuận, đạt giải tại Hội nghị sáng tạo kỹ thuật toàn ngành Quốc gia với bóc vỏ, tách hạt bắp; ông Trần Văn Lía (xã Ninh Phụng, Ninh Hòa, Khánh Hòa) với quạt bắt muỗi, đoạt giải tại Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông lần thứ III; nông dân Nguyễn Văn Hai (phường Xuân An, Phan Thiết, Bình Thuận), chưa học hết lớp 5, có hàng chục sản phẩm kỹ thuật được giải thưởng và bằng sáng chế độc quyền như: máy tuốt củ lạc (đậu phộng), bơm tích nước nhỏ giọt tưới thanh long; phun thuốc trừ sâu, bơm nước, cứu hỏa; anh Nguyễn Hồng Chương (xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), có hàng loạt sáng chế: máy gieo hạt, máy dồn đất vào vỉ số, máy xay đất mùn; máy xay đất kết hợp băng tải...





VietJet Air nhận bàn giao kỹ thuật máy bay Sharklet từ Airbus

VietJet Air nhận bàn giao kỹ thuật máy bay Sharklet từ Airbus

VietJet Air nhận bàn giao kỹ thuật máy bay Sharklet từ Airbus


SGTT.VN - Ngày 24.9, tại nhà máy sản xuất máy bay lớn nhất của tập đoàn Airbus ở Toulouse (Pháp), hãng hàng không VietJet Air đã nhận bàn giao kỹ thuật máy bay A320 Sharklet thế hệ mới nhất.










Máy bay A320 Sharklet vừa được Airbus bàn giao cho VietJet Air.



VietJet Air là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam sở hữu dòng máy bay mới và hiện đại này.


Sharklet của Airbus chính thức xuất xưởng từ năm 2012 có nhiều ưu điểm, thiết kế cánh máy bay thế hệ mới nhất này giúp tiết kiệm đến 4% lượng nhiên liệu tiêu hao và giảm đến hơn 1.000 tấn CO2 thải ra hàng năm.


Ông Lưu Đức Khánh, giám đốc điều hành VietJet Air cho biết với đội máy bay mới hãng vừa tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, vừa đảm bảo cung cấp dịch vụ bay chất lượng đến khách hàng.


Các Ngọc






Đến năm 2020, có thêm 41 khu bảo tồn thiên nhiên

Đến năm 2020, có thêm 41 khu bảo tồn thiên nhiên

Đến năm 2020, có thêm 41 khu bảo tồn thiên nhiên


SGTT.VN - Ngày 24.9, bộ Tài nguyên Môi trường đã giới thiệu Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.










Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ở Đồng Tháp Mười. Ảnh: Wikipedia



Theo mục tiêu của chiến lược, đến năm 2020, diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ; diện tích khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; có 10 khu Ramsar, 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái được phục hồi, số lượng khu bảo tồn được quốc tế công nhận: 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN, 10 khu Ramsar…


Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam có kế hoạch thành lập 41 khu bảo tồn mới với tổng diện tích 775.000 ha vào năm 2020, tăng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn cả nước lên 3 triệu ha; phát triển 4 vườn thực vật, 5 vườn cây thuốc, 2 vườn động vật quốc gia, 11 trung tâm cứu hộ động vật, 3 ngân hàng gene... Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 23 khu bảo tồn mới. Hiện tại, Việt Nam có tất cả 148 khu bảo tồn, tập trung phần lớn ở phía Bắc.


T.Tuyền






Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về tiêu thụ thực phẩm chế biến

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về tiêu thụ thực phẩm chế biến

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về tiêu thụ thực phẩm chế biến


SGTT.VN - Tại Trung Quốc, chế độ ăn uống truyền thống gồm rau, gạo, mì, và một phần nhỏ thịt, vốn thường được ca ngợi là một trong những chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đang dần biến mất. Người Trung Quốc nay đang ăn nhiều thức ăn phương Tây hơn, nhiều thịt hơn, và trên hết, là thực phẩm đóng gói và đem về, thường đi kèm với các chất phụ gia, hương liệu nhân tạo và các hoá chất khác.











Theo ước tính của Euromonitor International, thị trường Trung Quốc đối với thực phẩm chế biến đóng gói như các bữa ăn sẵn, đồ ăn nhẹ và đồ uống như bánh quy, khoai tây chiên, và nước soda sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2015. Trung Quốc có thể tiêu thụ khoảng 107 triệu tấn thực phẩm đóng gói, so với 102 triệu tấn ở Mỹ.


Điều đó có nghĩa là một cư dân Trung Quốc bình thường chỉ ăn khoảng một phần tư lượng thực phẩm chế biến mà một người Mỹ trung bình tiêu thụ. Và thị trường Mỹ vẫn sẽ giá trị hơn (369 tỉ USD so với ước tính khoảng 238 tỉ tại Trung Quốc). Tuy nhiên, mức tiêu thụ những loại thực phẩm này của người dân Trung Quốc sẽ tăng trưởng 66% so với năm 2008, theo Euromonitor.


Điều gì đang thúc đẩy sự tăng trưởng đó? Do nhiều người Trung Quốc rời bỏ cuộc sống trang trại để ra thành phố và nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Việc tham gia thị trường của các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói như Kraft, Nestlé hay PepsiCo đã giúp gia tăng lượng tiêu thụ đồ ăn nhẹ kiểu phương Tây tại 7-Elevens và các cửa hàng tiện lợi khác, vốn rất phổ biến ở các thành phố Trung Quốc.


M.C (theo Quartz)






Honda, BMW thu hồi xe bị lỗi

Honda, BMW thu hồi xe bị lỗi

Honda, BMW thu hồi xe bị lỗi


SGTT.VN - Hãng xe Honda đang tiến hành thu hồi 318.000 xe tải nhỏ Odyssey ở Mỹ và 63.400 xe thể thao đa dụng Acura MDX ở một số quốc gia để sửa chữa lỗi túi khí.











Xe Acura MDX bị thu hồi bao gồm 56.000 chiếc tại Mỹ, 1.000 chiếc ở Nhật Bản, 4.800 chiếc tại Canada và gần 1.600 chiếc ở Úc. Tại Canada, Honda cũng thu hồi 23.300 chiếc xe tải nhỏ Odyssey. Hãng Honda cho biết chưa có tai nạn liên quan đến vấn đề túi khí này. Honda đã nhận được những khiếu nại gần đây liên quan đến việc túi khí bật khi không cần thiết trong các mẫu xe Odyssey năm 2003, 2004 và Acura MDX 2003 do các chip vi tính điều khiển túi khí phản ứng với nhiễu điện. Theo Honda, một bộ lọc nhiễu điện cần phải được cài đặt để ngăn chặn lỗi này.


Đồng thời, BMW cũng thu hồi 134.100 chiếc sedan series 5 vì lỗi đèn hậu. Việc thu hồi chỉ liên quan đến những mẫu xe 528i, 535i, 550i, và M5 năm 2008-2010 do trở kháng gia tăng tại các điểm tiếp xúc điện trong hộp đèn hậu, có thể khiến các đèn hậu bị tắt. Do vấn đề trở kháng này, người lái xe có thể mất khả năng bật đèn hậu, đèn thắng, đèn báo chuyển hướng hoặc đèn rọi phía sau xe.


N.H (theo AP và USA Today)






iPhone 5S gold giá chợ đen gấp đôi giá chính thức

iPhone 5S gold giá chợ đen gấp đôi giá chính thức

iPhone 5S gold giá chợ đen gấp đôi giá chính thức


SGTT.VN - Một tin đồn lan truyền trên mạng cho rằng Apple tung ra bản iPhone 5 gold là nhằm phục vụ sở thích của người Trung Quốc. Nếu đó là sự thật, thì hãng công nghệ khổng lồ đã thực hiện được một bước đi đúng.











Trong khi giá chính thức iPhone 5S tương đương với iPhone 5 từng bán trước đây ở Trung Quốc, với bản 16GB được bán với giá 5.288 nhân dân tệ (864 USD), nhưng nếu bạn muốn có một chiếc iPhone 5S gold trên thị trường chợ đen vào lúc này, bạn sẽ phải trả 10.000 nhân dân tệ (1.634 USD) hoặc cao hơn nữa, theo Tân Hoa Xã.


Ngay tại Hong Kong, iPhone 5S gold được rất nhiều người tiêu dùng săn lùng. Hàng trăm cò đứng đợi bên ngoài các cửa hàng Apple Store trong ngày ra mắt iPhone mới hôm thứ sáu tuần trước, theo China News. Những người mua được iPhone 5S gold loại 16GB có thể bán lại cho cò ngay lập tức với giá hơn 9.000 đôla Hong Kong (1.161 USD), so với giá chính thức là 5.588 đô la Hong Kong (721 USD). Doanh số bán iPhone trực tuyến của Apple tại Hong Kong cũng đã cho thấy sự phổ biến của bản 5S gold. Trong khi các bản IPhone 5S màu bạc, đen vẫn còn nhận đặt hàng và dự kiến ​​sẽ giao vào tháng 10; và tất cả các bản iPhone 5C có thể giao ngay trong vòng 24 giờ, thì iPhone 5S gold đã hết hàng ngay từ ngày đầu tiên ra mắt.


N.H (theo ZDNet)






Giới thiệu album Ba chàng trai vàng Tiếng hát mãi xanh 2013

Giới thiệu album Ba chàng trai vàng Tiếng hát mãi xanh 2013

Giới thiệu album Ba chàng trai vàng Tiếng hát mãi xanh 2013











SGTT.VN - Ba giọng ca nam bước ra từ chương trình Tiếng hát mãi xanh 2013 với các ca khúc thành công nhất sẽ góp mặt trong CD do Bến Thành Audio và MayQ Media phát hành cuối tháng 9 với 1.500 đĩa.


Đó là “ông già Nam bộ” Mai Văn Đặng – giải nhất bảng A (65 tuổi trở lên), Trần Ngọc Hoà – giải nhất bảng B (51 – 65 tuổi) và “niềm tự hào của người Hội An” – Nguyễn Duy Dũng – giải nhất bảng C (35 – 50 tuổi) kiêm nhất chung cuộc với các ca khúc Cõng mẹ đi chơi (Trần Quế Sơn), Mắt lệ cho người (Từ Công Phụng) và Riêng một góc trời (Ngô Thuỵ Miên).


Buổi ra mắt CD được tổ chức lúc 9g30 ngày 29.9 tại phòng trà Đồng Dao, 164 Pasteur, Q.1, TP.HCM.


Trâm Anh






Đêm nhạc Tình thu

Đêm nhạc Tình thu









Ca sĩ hải ngoại Anh Khoa sẽ hát trong đêm nhạc Tình thu.



Đêm nhạc Tình thu


SGTT.VN - Đêm nhạc Tình thu nằm trong chuỗi chương trình Tình khúc vượt thời gian sẽ diễn ra lúc 20g30 ngày 28.9 tại nhà hát Bến Thành, TP.HCM.


Đêm nhạc sẽ gồm các ca khúc bất hủ của nền tân nhạc Việt Nam. Bên cạnh các ca sĩ trong nước như Ánh Tuyết, Đức Tuấn, Dương Triệu Vũ… chương trình có sự góp mặt của bốn giọng hát hải ngoại: Phương Dung, Elvis Phương, Giao Linh và Anh Khoa.


Chương trình sẽ truyền hình trực tiếp trên VTV9, tiếp sóng trên VTV Huế, VTV Phú Yên, đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng.


Trâm Anh






Ưu tiên cấp phép cho ứng dụng công nghệ số

Ưu tiên cấp phép cho ứng dụng công nghệ số

Ưu tiên cấp phép cho ứng dụng công nghệ số











SGTT.VN - Bộ Thông tin và truyền thông vừa yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phải cam kết ứng dụng công nghệ số và có lộ trình cụ thể; bộ sẽ sắp xếp lại thị trường truyền hình trả tiền theo ba nhóm cơ bản và cấp lại giấy phép theo quy định mới.


Đồng thời, Nhà nước sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp tận dụng, hoặc sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn; ưu tiên cho các dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số; truyền hình internet; truyền hình vệ tinh... Các doanh nghiệp viễn thông cũng được tham gia vào thị trường này như trường hợp Viettel và FPT được cấp phép kinh doanh truyền hình cáp; hoặc VNPT đang xin phép cung cấp truyền hình vệ tinh.


Việt Bình






Cạnh tranh internet cáp quang

Cạnh tranh internet cáp quang

Cạnh tranh internet cáp quang











SGTT.VN - Các đơn vị cung cấp dịch vụ internet đang ra mắt các gói dịch vụ internet cáp quang ưu đãi nhằm thu hút khách hàng, cụ thể gói tích hợp Fiber Home của FPT Telecom bao gồm đường truyền internet cáp quang 12Mbps và truyền hình internet PlayHD.


Viettel đưa ra các ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng internet cáp quang như: tăng băng thông cho gói FTTH Office (32Mbps lên 45Mbps) và Pro (50Mbps lên 75Mbps) với mức cước giữ nguyên; khách hàng chọn gói FTTH Eco (12Mbps) có thể đóng trước 3 – 12 tháng cước internet để được miễn phí, hoặc giảm phí lắp đặt cáp quang. Còn VNPT ưu đãi cho khách hàng sử dụng internet cáp quang như: trang bị miễn phí router quang; không thu phí lắp đặt; khuyến mãi cước tháng...


V. Bình






Rổn rảng để làm gì?

Rổn rảng để làm gì?

Chuyện đêm nay


Rổn rảng để làm gì?


SGTT.VN - Có vẻ như cơn phấn khích vì chiếc huy chương bạc của U19 Việt Nam vẫn chưa dừng lại. Lật các trang báo, người ta không khó tìm ra những tiêu đề như: “bầu Đức ra lệnh…” hay “bầu Đức lên kế hoạch…”










Vượt qua đội U19 Lào vào chung kết với tỉ số 1 – 0 nhưng được diễn tả là “mừng rưng rưng nước mắt” thì quả là cũng hơi khó hiểu. Ảnh: Nhựt Anh



1. Huấn luyện viên Lê Thuỵ Hải khi được hỏi đã nói, người ta đang khen quá, mình nói khác đi có khi bị ghét nhưng, năm 2011 U19 Việt Nam cũng vào đến chung kết và chỉ thua Thái Lan ở chấm luân lưu đấy thôi. Thật ra, ông Lê Thuỵ Hải nói đúng, ngày ấy lứa cầu thủ U19 cũng vào đến trận chung kết nhưng người hâm mộ lẫn giới truyền thông đều không làm quá lên, bởi khi ấy U19 không được “làm truyền thông” một cách chuyên nghiệp như mùa này.


Chính vì vậy, sau khi cơn phấn khích dịu dần, thậm chí nhiều người còn hơi lo cho các cầu thủ U19 dù những người lớn có trách nhiệm luôn miệng “đừng làm hư các em”. Mới nhất, việc VFF công khai chuyện ông Nguyễn Trọng Hỷ sẽ làm thư kiến nghị về trọng tài điều khiển trận chung kết giữa Việt Nam và Indonesia gửi lên AFF khiến nhiều người giật mình. Giật mình bởi, việc khiếu nại không thể thay đổi kết quả trận đấu nhưng, nó như một kiểu vẽ đường cho hươu chạy khi cầu thủ không thể vượt qua những thử thách.


Hoá ra, máu ăn thua của những “người lớn” đang trỗi dậy và việc nhân danh bảo vệ các tài năng trẻ có khi chỉ là cái cớ. Thậm chí, bầu Đức, người tưởng chừng như bình tĩnh nhất, cũng thốt lên “Tôi thích nhất làm trưởng ban trọng tài”. Có vẻ như ông bầu lẫn VFF vẫn bực khi phó chủ tịch AFF, trưởng ban tổ chức giải U19 là ông Dương Vũ Lâm, người Việt nhưng không chịu “tác động có lợi” cho quân mình.


Nhưng, nếu nhìn kỹ hơn sự việc, chúng ta sẽ đồng quan điểm với các chuyên gia. Việc các cầu thủ chúng ta chấn thương, xuống sức nhanh có phần rất lớn do chính các cầu thủ còn non kinh nghiệm, thiếu sức mạnh. Nếu cần phải nhắc lại, chắc nhiều người hâm mộ chưa quên việc đội tuyển Việt Nam cũng chọn cách đá rắn với Thái Lan ở nhiều kỳ SEA Games, coi đó như một biện pháp để khắc chế đối phương, tuy nhiên, người Thái vẫn thắng bởi họ kinh nghiệm hơn, mạnh mẽ hơn. Chính ông Nguyễn Bá Thanh – trưởng ban Nội chính Trung ương – cũng nhận định: “Mình phải thấy cái nhược của mình. Không thấy ra thì còn khuya. Còn đổ hết chuyện nọ qua chuyện kia thì còn khuya!”


2. Bỏ qua chuyện thắng thua, ở lần thành công của U19 năm nay, người ta không thể quên vai trò đầu tàu của bầu Đức trong việc đào tạo trẻ và có tầm nhìn xa. Tất nhiên, việc đào tạo ấy ban đầu xuất phát từ tiêu chí lợi nhuận và bây giờ cũng không khác mấy. Thử tưởng tượng, một học viện có toàn tuyển thủ quốc gia thì việc chuyển nhượng sẽ thành công như thế nào? Uy tín trào dâng lên đến đâu?!


Nhưng, thôi không nghĩ tới chuyện kinh tế, cái cách mà ông bầu đóng góp cho bóng đá Việt mới đáng quý làm sao. Thậm chí, mới nhất mọi người còn nghe nói về kế hoạch mà bầu Đức ấp ủ, đó là dùng chính quân của ông bầu này làm nòng cốt cho cuộc tranh chấp SEA Games hai năm sau. Bầu Đức cũng không giấu giếm ý định, “dứt khoát quyền chỉ huy kế hoạch phải thuộc về tôi”.


Có điều, bầu Đức vừa muốn làm chỉ huy kế hoạch tạo nên một đội tuyển mà VFF chỉ là nơi hỗ trợ, vừa ao ước làm trưởng ban trọng tài… vậy câu hỏi một lần nữa được đặt ra: VFF tồn tại để làm gì? Và VFF cần gì nhiều ban bệ đến thế. Nếu bầu Đức làm chủ tịch VFF cùng kiêm nhiệm điều hành trọng tài, đào tạo bóng đá trẻ… có khi bóng đá Việt cất cánh còn nhanh hơn chăng?


Chỉ biết rằng, khi mọi chuyện chưa ngã ngũ bởi đại hội 7 của VFF để tìm cho ra ông chủ tịch VFF sẽ dời lại vào đầu năm 2014, thì việc dùng thành công của các cầu thủ U19 như một bình phong, như một minh chứng cho câu nói hay cách làm dường như không hợp lẽ cho lắm. Bởi, đó mới chính là điều dễ làm hư các cầu thủ nhất, vì các tài năng trẻ được nhắc đến như một cứu cánh của cả nền bóng đá, đó chắc chắn không phải là bảo vệ các tài năng. Chắc hẳn mọi người chưa quên, ngày đội U16 Việt Nam thành công tại vòng chung kết U16 châu Á, với những Văn Quyến, Ánh Cường, Lâm Tấn, Như Thuật… Ngày ấy người ta cũng kêu gào chuyện “hãy bảo vệ các em” nhưng lại cũng dựa vào những thành công ấy để được việc của người lớn, để đánh bóng chính mình. Để rồi, giờ thì một thế hệ đã lụi tàn, thậm chí có người còn dính vào ma tuý hay tù tội.


Để thành công, hình như người ta cần làm nhiều hơn nói cho rổn rảng thì phải?


Thảo Du






Mùa thu không còn là thấp điểm du lịch

Mùa thu không còn là thấp điểm du lịch

Mùa thu không còn là thấp điểm du lịch


SGTT.VN - Đưa khách tham quan cảnh lúa chín vàng trên những ruộng bậc thang kỳ vĩ ở cao nguyên phía Bắc, hay nước phù sa đỏ ngầu cuộn trên những dòng sông, cánh đồng mang theo nhiều tôm, cá ở miền Tây Nam bộ, và đến với hình ảnh cây cối thay sắc lá làm nên cảnh vật tuyệt vời ở nước ngoài...


Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 được xem là mùa thấp điểm của ngành du lịch. Năm nay, các công ty lữ hành đã biến mùa thấp điểm thành một mùa du lịch chính trong năm bằng những tour mới.










Cảnh mùa lúa chín ở Tây Bắc Việt Nam luôn hấp dẫn du khách.



Đối tượng các công ty lữ hành nhắm tới cho mùa du lịch thu là khách lẻ từ trung niên trở lên, có thu nhập khá và khách MICE của các tổ chức, doanh nghiệp vì hầu hết là những tour xa, dài ngày. Phục vụ những đối tượng khách như vậy, nên chất lượng dịch vụ trong nhiều tour được các công ty lữ hành định từ ba sao trở lên. Tuy nhiên, công ty nào cũng muốn thu hút khách nên đang tăng các mức giá khuyến mãi hoặc đưa thêm nhiều những dịch vụ cộng thêm vào.


Tăng tần suất khởi hành


Ông Lại Minh Duy, tổng giám đốc TST Tourist cho biết “Thu muôn lối” là một trong ba chương trình chính trong năm của công ty. Thời gian qua, TST Tourist đều đặn mỗi tháng với các tour nước ngoài mùa thu, như tour Pháp – Thuỵ Sĩ, Nga, Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…, đặc biệt tour Đức – Hà Lan – Bỉ - Luxembourg – Pháp mỗi tháng 3 – 4 đợt khởi hành. Theo ông Duy, khách thích đi các nước trên vào mùa thu không chỉ vì cảnh sắc thời gian này đẹp với nhiều màu lá cây rực rỡ, mà thời tiết cũng dễ chịu. Ngoài ra, khoảng thời gian này châu Âu có ngày dài, khách có nhiều giờ để tham quan, mua sắm, giải trí hơn.


Công ty Vietravel đã mấy năm qua định tên cho mùa du lịch này là “Thu quyến rũ”. Vietravel khẳng định nhờ thu hút khách tốt, từ đó nhận được giá tốt nhất từ các đối tác nên tour Nhật Bản – Hàn Quốc của công ty có giá thấp nhất hiện nay. Các tour mùa thu châu Âu của Vietravel trung bình có 8 – 9 chuyến khởi hành mỗi tháng. Với hai văn phòng tại Mỹ, Vietravel tổ chức được toàn bộ dịch vụ, luôn có hướng dẫn viên tiếng Việt đi suốt tuyến, do đó không khó để đẩy mạnh các tour Mỹ mùa thu.


Công ty Du lịch Hoàn Mỹ với thế mạnh tổ chức các tour đi Mỹ, năm nay cũng chú trọng triển khai chủ đề mùa thu từ châu Mỹ, châu Âu đến châu Á, kể cả đi Nam Phi ngắm hoa phượng tím (cây jacaranda) vào tháng 9, tháng 10. Các đơn vị Lữ hành Saigontourist, Bến Thành Tourist, Du lịch Liên Bang, Fiditour… cũng tăng tần suất các tour đi ngắm mùa thu ở nước ngoài. Lữ hành Saigontourist còn mở cả tour mùa thu Canada – Cuba.


Với mùa thu trong nước, mùa lúa chín ở các tỉnh vùng cao phía Bắc được quảng bá nhiều nhất. Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ, cho rằng không có lý khi ca ngợi mùa thu nước ngoài mà bỏ qua vẻ đẹp mùa lúa chín trên những ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Việt Nam mà nước ngoài không có, nhất là Mù Căng Chải. Ngoài ra, Hà Nội cũng được đẩy mạnh giới thiệu vào mùa thu bởi thời tiết đẹp nhất trong năm. Còn ở miền Tây Nam bộ, các công ty lữ hành tập trung vào các điểm rừng tràm Trà Sư, Long Xuyên; Đồng Tháp khi mùa nước nổi đến. Các tour này đều được các công ty lữ hành tổ chức hàng tuần.


Nhiều cách thu hút khách


Để khách thấy thú vị hơn, mỗi năm các công ty lữ hành cố gắng tìm thêm điểm tham quan mới đưa vào mỗi tour mùa thu, ngày càng chú ý các chương trình đi sâu tìm hiểu đời sống, văn hoá của người dân ở các nước hay từng địa phương trong nước. Chẳng hạn với tour Hàn Quốc, TST Tourist cho khách học cách làm kim chi, cách mặc hanbok; Bến Thành Tourist cho khách xem trình diễn chế biến món cơm trộn kết hợp với các điệu nhảy. Khách đi Nhật được tham gia một buổi trà đạo đúng phong cách Nhật. Với tour mùa nước nổi ở Đồng Tháp khách được tham gia buổi giăng lưới, đặt lờ, câu đêm trên những chiếc xuồng ba lá. Vietravel còn thử nghiệm sử dụng ôtô có wifi trong tour Tiền Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Cần Thơ.


Có thể thấy khi xác định mùa thu cũng là một mùa du lịch chính, các công ty lữ hành đã có những cách ưu đãi để cho khách thấy các tour vào mùa này tuy cao cấp nhưng không chỉ dành cho khách trung lưu.


Vietravel cho khách du lịch là chủ thẻ Sacombank được trả góp tiền tour trong 12 tháng không lãi suất. Vietravel còn phối hợp với các đối tác Wintogether như La Cochinchine Spa, Ivy Moda, Cititime giảm giá một số dịch vụ từ 45% cho khách hàng sở hữu thẻ thành viên Vietravel và nhận voucher ưu đãi mua sắm ở Nguyễn Kim, Samsonite, Sumo BBQ… Bến Thành Tourist mở tour du lịch Hàn Quốc kết hợp kiểm tra sức khoẻ, có lịch khởi hành hàng tuần, giúp du khách không cần chứng minh tài chính khi làm thủ tục visa, và khách hàng thanh toán tour bằng thẻ Visa Platinum của ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ được trả góp trong ba tháng không lãi suất.


Sau Lữ hành Saigontourist, giờ các công ty lữ hành khác cũng có ưu đãi riêng cho khách cao tuổi, nhóm khách được cho là có nhiều khả năng nhất đi các tour chất lượng cao.


bài và ảnh Các Ngọc






Thiên đường mới cho các cậu ấm cô chiêu Trung Quốc

Thiên đường mới cho các cậu ấm cô chiêu Trung Quốc

Thiên đường mới cho các cậu ấm cô chiêu Trung Quốc


SGTT.VN - Con cháu của các giới chức chính trị Trung Quốc hiện đang xem xét bỏ việc tại các ngân hàng nước ngoài sau khi Hoa Kỳ điều tra hoạt động tuyển dụng của JP Morgan.










Trụ sở của JP Morgan ở New York. Việc Hoa Kỳ tiến hành điều tra JP Morgan đã khiến các cậu ấm cô chiêu “nghiêm túc xem xét” việc tìm chỗ làm mới. Ảnh: Reuters



Tháng trước, Chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ sẽ điều tra hoạt động tuyển dụng của JP Morgan liên quan đến việc chào mời các con cháu của một số nhân vật quan trọng ở đại lục vào làm việc cho mình tại Hong Kong. Do vậy, nhiều cậu ấm cô chiêu làm việc cho các ngân hàng nước ngoài khác đang nghiêm túc xem xét tìm việc làm mới.


Phản ứng của họ với vụ điều tra này ra sao? Vẫn ở lại Hong Kong nhưng bỏ việc ở các ngân hàng nước ngoài để làm cho các văn phòng của các công ty đại lục đóng tại Hong Kong.


Trường hợp JP Morgan đã thu hút sự chú ý ở đại lục trong lúc công chúng đang tức giận về nạn tham nhũng. Do đó, các văn phòng Hong Kong của nhiều ngân hàng và các công ty chứng khoán lớn của đại lục đang trở thành những thiên đường mới cho các cậu ấm cô chiêu thuộc những gia đình danh giá thế hệ đầu tiên, hiện vẫn còn là những tinh hoa chính trị kể từ khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.


Một số lại không muốn làm việc cho các ngân hàng đại lục ở Hong Kong (họ không muốn sử dụng thẻ tín dụng của các ngân hàng đại lục ở nước ngoài vì không thích những thương hiệu đại lục). Vì vậy, họ tìm việc ở những nơi khác, chẳng hạn như quỹ đầu tư SAFE, bộ phận đầu tư ra nước ngoài hàng đầu của cơ quan Quản lý Ngoại hối (SAFE), nơi quản lý nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, trị giá hơn 3.000 tỉ USD.


Một phần lý do tại sao một số cậu ấm cô chiêu đang nghiêm túc xem xét thay đổi công việc và vào làm trong một công ty Hong Kong có nguồn gốc đại lục là họ không muốn thu hút sự chú ý không cần thiết hoặc những rắc rối chính trị cho bản thân và gia đình mình.


Chính phủ Hoa Kỳ có thể tiến hành điều tra JP Morgan, nhưng có ai dám chọc mũi vào xung đột lợi ích tại các công ty đại lục ở Hong Kong? Có lẽ là Uỷ ban độc lập chống tham nhũng (ICAC), nhưng uỷ ban này hiện giờ cũng đã quá bận rộn với rất nhiều vụ nổi cộm khác tại đây.


Trong thực tế, rất nhiều cậu ấm cô chiêu thường không coi việc làm trong các ngân hàng đầu tư lớn là lựa chọn sự nghiệp suốt đời.


Theo nhà phân tích độc lập David Webb của Hong Kong: “Nhiều con cháu của các ông trùm Hong Kong có những lúc – thường là ở giai đoạn đầu trong sự nghiệp của họ, vừa rời trường đại học - đã làm việc cho các ngân hàng đầu tư muốn củng cố các mối quan hệ với cha mẹ họ. Trên quan điểm của nhà tài phiệt, ngân hàng sẽ “đào tạo chúng nên người” và bồi dưỡng “kinh nghiệm làm việc” cho chúng”.


Có thể xem Jiang Zhicheng, cháu trai của cựu lãnh đạo nhà nước Giang Trạch Dân, là một minh hoạ.


Thoạt đầu Jiang làm việc cho Goldman Sachs sau khi tốt nghiệp đại học Harvard và bây giờ ông là người đồng sáng lập một quỹ riêng của mình với lượng vốn lớn và có nhiều ảnh hưởng, được hỗ trợ một phần bởi Li Ka-shing, người giàu nhất của Hong Kong.


Mai Chuyên (theo SCMP)






Doanh nghiệp “doạ” ngưng xuất khẩu càphê vì thuế VAT

Doanh nghiệp “doạ” ngưng xuất khẩu càphê vì thuế VAT

Doanh nghiệp “doạ” ngưng xuất khẩu càphê vì thuế VAT


SGTT.VN - Ngổn ngang nợ xấu, kinh doanh thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, khó khăn tài chính và nhiều tác động xấu từ thị trường xuất khẩu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến niên vụ càphê mới thu hoạch từ tháng 10 tới đây.


Tại hội nghị bàn giải pháp xuất khẩu càphê niên vụ 2013 – 2014 của nhóm 20 nhà xuất khẩu càphê hàng đầu hôm 24.9 tại TP.HCM, doanh nghiệp còn bức xúc đang bị cơ quan thuế “ngâm” quá lâu hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, khiến họ không còn vốn hoạt động, phải tính đến việc ngưng xuất khẩu…


Nợ bủa vây doanh nghiệp










Giá càphê thế giới như arabica, robusta đang trong chu kỳ thấp nhất trong vòng từ ba đến bốn năm trở lại đây, trong khi giá thành sản xuất lại tăng nhanh. Ảnh: TL



Ông Nguyễn Nam Hải, phó chủ tịch thường trực hiệp hội Càphê Việt Nam (Vicofa), cho biết niên vụ vừa qua ngành càphê Việt Nam gặp không ít khó khăn, xuất khẩu giảm cả về sản lượng lẫn giá trị khi chỉ đạt 1,4 triệu tấn (giảm 23,7%) và 2,8 tỉ USD (giảm 22,8%) so niên vụ trước. Đi kèm với tình hình xuất khẩu giảm sút là giá càphê trong nước liên tục biến động theo chiều hướng xấu, từ trên dưới 40.000 đồng/kg hồi năm ngoái, nay chuẩn bị vào vụ mới còn 36.000 đồng. Chưa hết, liên tiếp trong hai năm gần đây, kinh doanh xuất khẩu càphê rất khó khăn, doanh nghiệp mua cao bán thấp, thua lỗ triền miên, hàng loạt công ty lớn phá sản, vỡ nợ liên tục xảy ra, nợ xấu chưa trả của toàn ngành còn trên dưới 8.000 tỉ đồng.


Hiện nay, mặc dù có trường hợp được ngân hàng khoanh nợ, nhưng tình hình chung là doanh nghiệp bị từ chối cho vay mới để thu mua, chế biến xuất khẩu nên không ít đơn vị mất khả năng kinh doanh. Do đó, theo ông Hải, tuy trong ngành vẫn còn nhiều doanh nghiệp đứng vững, nhưng nếu không cùng nhau tháo gỡ khó khăn thì chắc chắn hoạt động xuất khẩu càphê trong niên vụ tới sẽ khó vực dậy được.


Tại hội nghị, nhiều ý kiến còn cho hay giá càphê thế giới như arabica, robusta đang trong chu kỳ thấp nhất trong vòng từ ba đến bốn năm trở lại đây, trong khi giá thành sản xuất lại tăng nhanh. Những yếu tố rủi ro khác như cung vượt cầu, rủi ro thị trường, sâu bệnh cũng đang gây cản trở cho niên vụ càphê sắp tới. “Doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh trong thế yếu về vốn, lãi suất, kinh nghiệm thị trường so với các doanh nghiệp FDI. Ngành càphê đang hội tụ quá nhiều tác động xấu”, ông Lương Văn Tự, chủ tịch Vifaco, nói thêm.


Ngưng xuất khẩu nếu không được hoàn thuế


Tuy nhiên, bức xúc lớn nhất được cộng đồng doanh nghiệp càphê phản ánh đó là việc chậm được hoàn thế VAT đầu vào. Thông thường, doanh nghiệp xuất khẩu càphê mua hàng qua khâu trung gian và phải trả thuế VAT 5% trực tiếp trên giá mua khi xuất hoá đơn và người bán hàng (khâu trung gian) có trách nhiệm nộp lại khoản thuế này cho cục thuế địa phương. Điều kiện được hoàn thuế là doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng đi nước ngoài. Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay hầu hết đều bị cơ quan thuế “ngâm” hồ sơ khiến họ không thể lấy lại được tiền thuế VAT đã nộp trước đó. Tình trạng này, theo ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Vicofa, đang trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp đã gần nửa năm nay không được hoàn lại hàng chục tỉ đồng thuế VAT, nên khả năng phải ngưng xuất khẩu trong niên vụ tới là rất lớn.


Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu nông sản Packsimex, TP.HCM bức xúc: “Nếu công ty chúng tôi không được giải quyết hoàn thuế thì ngay trong tuần tới chúng tôi sẽ gửi công văn lên bộ Công thương, Thành uỷ, UBND TP.HCM, tổng cục Thuế xin ngưng xuất khẩu càphê, đồng thời thực hiện biện pháp giảm người, đẩy lao động ra đường”. Bà Mai cho hay, Packsimex xuất khẩu nhiều mặt hàng, kim ngạch trung bình khoảng 45 triệu USD mỗi năm, trong đó có khoảng 1/3 là càphê, nhưng từ khi có công văn quy định hoàn thuế mới của bộ Tài chính thì công ty không thể nào được hoàn thuế VAT. “Chỉ cần 12 tỉ đồng của chúng tôi không được hoàn sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền luân chuyển, cho dù lãi suất bây giờ đã hạ nhưng vẫn phát sinh thêm vào kết cấu giá thành, làm giảm đáng kể tính cạnh tranh với hàng hoá thế giới”, bà Mai nói.


Doanh nghiệp cho biết trước đây sau khi xuất khẩu xong họ chỉ cần nộp hồ sơ, hoá đơn là được hoàn thuế (hoàn trước, kiểm sau) nhưng từ ngày 1.7.2013, công văn 7527 của bộ Tài chính quy định cơ quan thuế phải tiến hành kiểm tra đầy đủ hoá đơn đến người bán hàng đầu tiên, nếu đạt thì doanh nghiệp mới được hoàn thuế (kiểm trước, hoàn sau). Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp càphê mua hàng qua trung gian, có khi hàng hoá đó đã được mua đi bán lại qua nhiều tầng nấc nên nếu chờ để cơ quan thuế truy đến người bán đầu tiên thì phải mất cả năm trời. Thậm chí, nếu có một khâu nào đó trong mắt xích bán hàng gian lận, trốn thuế thì doanh nghiệp xuất khẩu cũng không được hoàn thuế.


“Doanh nghiệp xuất khẩu khi mua hàng hoá có hoá đơn và đã thanh toán xong giá trị hoá đơn VAT, đương nhiên họ phải được hoàn thuế VAT đầu vào”, ông Đỗ Hà Nam phân tích. Ngoài ra, ông Nam cũng cho rằng quy định pháp luật, việc doanh nghiệp bán hàng đã nộp hay còn nợ thuế VAT đối với các hoá đơn trên, không ảnh hưởng gì đến hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp xuất khẩu.


Hoàng Bảy






Người già bám víu nhà thương

Người già bám víu nhà thương

Người già bám víu nhà thương


SGTT.VN - Hơn tháng nay, ông N.V. Luân (80 tuổi, ở Bà Rịa) đi tiểu thấy buốt. Bệnh viện Bà Rịa chẩn đoán ông bị viêm tiền liệt tuyến. Tuổi cao, tai hơi lãng, nghe ù ù cạc cạc, ai hỏi ông bệnh gì, với giọng gốc Huế đặc sệt, ông bảo là “tui bị liệt tiền tuyến”.










Bà Tiểu, bệnh nhân ung thư quê Bình Phước phải nằm ngủ hành lang bệnh viện Chợ Rẫy chờ đợt thuốc cuối cùng.



Ba giờ sáng một ngày giữa tháng 9, từ Bà Rịa, ông bà Luân khăn gói bắt xe lên bệnh viện Bình Dân, TP.HCM, hy vọng có máy móc hiện đại, bác sĩ thành phố chuyên môn tốt hơn để trị bệnh. Sáu giờ, anh con trai đang làm việc ở TP.HCM phải nghỉ việc đón ông bà trước cổng bệnh viện. Dù anh con trai ông Luân rành ngõ ngách liên hệ thủ tục bệnh viện, thì vẫn phải đến 2 giờ chiều ông mới hoàn thành các khoản xét nghiệm. Ông bà già mệt mỏi ngồi thừ ở dãy ghế chờ của bệnh viện chờ con đi mua thuốc rồi mới được đi ăn trưa, trong khi buổi sáng phải nhịn đói để lấy máu. Xong xuôi, bà Luân nói: “Nhờ có con nó lo thủ tục các thứ, chứ vô đây rối tù mù, tui với ông nhà mà đi chắc không biết đâu mà lần”.


Mất sức nhờ... bệnh viện


Tuy nhiên, không phải bệnh nhân lớn tuổi nào cũng may mắn có con cái đưa đến bệnh viện như ông bà Luân. Nhiều người lớn tuổi ở những vùng quê xa mắc bệnh nan y, vì không muốn phiền đến con cái, nên tự mình khăn gói đến các bệnh viện công ở TP.HCM để tìm cơ hội chữa chạy, lạ nước lạ cái, nhà thương không ra nhà thương, đâu đâu cũng chen chúc, quát tháo, phục vụ máy móc lạnh lùng, lại càng thêm đuối sức, mệt trí khiến cho bệnh nhẹ thành nặng thêm.


Một giờ rưỡi chiều 19.9, ông Văn Sơn, nhà ở Vũng Tàu tay xách túi đồ, kẹp nách bộ hồ sơ kết quả xét nghiệm sỏi thận đứng thập thò trước cửa phòng khám ở bệnh viện Bình Dân. Bác sĩ – người có thể giúp ông đưa ra lời khuyên nên chọn giải pháp nào để điều trị – chưa có mặt. Chần chừ mãi, cuối cùng, ông Sơn cũng lấy hết can đảm đẩy cửa bước vào đưa tập hồ sơ bệnh án hỏi cô y tá trợ lý phòng khám. Vừa chìa tập hồ sơ ra, ông đã bị đẩy lại. Thay vì hướng dẫn bệnh nhân đợi bác sĩ tư vấn, thì cô y tá trẻ lạnh lùng nói với ông, đại ý hãy sang bên quầy đăng ký dịch vụ mà hỏi. Vợ chồng ông Sơn suốt một buổi sáng chưa kịp có gì lót dạ, đã trễ giờ cơm trưa, lại chán nản lủi thủi đi về phía quầy thu ngân trong khi còn chưa được bác sĩ tư vấn. Ai dám chắc ở đó họ không bị người của bệnh viện chỉ ngược về phòng bác sĩ?!


Những người lớn tuổi ở quê nhà có khi cả đời không biết đến nhà thương là gì, nay ngơ ngác trước cách tổ chức không gian khám bệnh khá phức tạp rối rắm ở các bệnh viện công ở đất Sài Gòn luôn thường trực trong tình trạng quá tải. Họ ít nhiều có cảm giác hụt hẫng, chán nản rồi sau đó, không cách gì khác là phải đối diện, chấp nhận, thích nghi để tìm một cơ hội chữa chạy bệnh tình mà họ tin tưởng là tốt hơn tại các bệnh viện địa phương nơi quê nhà.


4 giờ chiều 19.9, ở khoảng sân bên cạnh nhà thuốc bệnh viện Chợ Rẫy, bà Nguyễn Thị Ngòi, sinh năm 1945, quê Cần Thơ đang ngồi thừ người vì mệt. Bà vừa trải qua hai ngày khá căng thẳng để tìm cái bệnh huyết áp vô căn và viêm dạ dày. Bà Ngòi nói: “Tui đăng ký khám ở Bình Dân. Đi tới đi lui mất hết gần ngày trời, có kết quả, bác sĩ bên đó chuyển tui sang Chợ Rẫy xét nghiệm tiếp. Vậy là coi như hết hai ngày trời tui như đi lạc trong bệnh viện. Chưa hết, giờ khám xong thì không đủ tiền mua thuốc. Vậy là mai phải sắp xếp trở lại mua thuốc đặc trị theo toa bác sĩ. Già rồi, muốn khỏi bệnh phải chấp nhận cực khổ vầy chớ sao giờ”.


Ngủ hành lang, cơm từ thiện


Tuổi già, bệnh tật hiểm nghèo, chấp nhận sống chung với sự bực bội ở bệnh viện và tìm cách hoá giải là cách thế mà nhiều người lớn tuổi đang chọn. Với những hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thì không gì khác là phải thích nghi và tìm cách thực sự sống chung, nương tìm một chỗ trú thân, đối diện cảnh “ngủ hành lang, cơm từ thiện” ở bệnh viện để tìm một cơ hội được chữa trị.


Ở dãy hành lang gần khu Nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy, ông Thước (nhà ở Bình Phước) đang ngồi nắn đôi bắp chân bủng beo cho bà Tiểu, vợ ông. Bà Tiểu bị ung thư hang vị, đã cắt bỏ một phần dạ dày từ bốn năm trước, trải qua tám lần vào thuốc hoá trị, tóc rụng, nước da vàng bợt, mất sức nói không ra hơi. Bốn năm qua, trước từng đợt hoá trị, vợ chồng lão nông ở Bình Phước đều phải tay xách nách mang lên TP.HCM, vào bệnh viện chui nhủi ngủ hành lang chờ đến lượt gọi tên, vào thuốc. Đây là đợt vào thuốc cuối cùng trong phác đồ điều trị của bà Tiểu. Ông Thước nói giọng buồn buồn: “Thuê nhà nghỉ thì tốn kém. Nhập viện thì chật chội, người ta không có giường. Ngày trải chiếu nằm đường luồn ở đây, đến chiều tối dọn vô bên trong”. Cảnh ngộ vợ chồng bệnh nhân 65 tuổi trên rất phổ biến ở các bệnh viện công có khoa điều trị ung thư. Một đêm cuối tuần, trời mưa ẩm ướt và lạnh buốt. Ở những dãy hành lang, ghế đá của bệnh viện Ung bướu TP.HCM, là cảnh những cánh mùng nối tiếp những cánh mùng. Bệnh nhân dựng cọc, máng mùng vào hành lang, ghế đá để tránh muỗi và chuột cống. Đa số họ là những bệnh nhân lớn tuổi, quê xa, đang theo điều trị hoặc đã được lên lịch một, hai tuần sau mới lên bàn mổ phải chấp nhận ở lại bệnh viện để chờ.


Ở một góc nhập nhoạng, bà Xuân, 78 tuổi, cũng quê Bình Phước dùng bữa tối với một ổ bánh mì dai nhẳng giá 15.000 đồng. Bà bị một khối u bằng ngón tay cái nằm trong bao tử. Bốn tháng nay, cứ hai tuần một lần, bà từ quê bắt xe lên bệnh viện Ung bướu TP.HCM để bác sĩ theo dõi, cho thuốc. Bà kể về kinh nghiệm của mình: “Mỗi đợt đi lấy thuốc, là phải mang theo mùng mền, chiếu, đến bệnh viện trước một hai ngày, chấp nhận cảnh tối ngủ ghế đá ở hành lang bệnh viện để chờ lấy số sớm. Ở đây lúc nào cũng đông, nếu “không biết cách” thì chẳng biết bao giờ mới tới lượt mình”.


Nhìn cái cách một mình xoay xở để tạo ra một cái lều dã chiến giữa một dãy lều, nằm dọc theo đường cống thoát nước đầy chuột, bốc mùi hôi thối sau mưa, mới biết những bệnh nhân lớn tuổi như bà Xuân không hề dám nghĩ đến cái gọi là một dịch vụ y tế đặc biệt nào đó nhân văn hơn dành cho người già. Điều quan trọng nhất lúc này với họ là làm sao để đêm ngủ vạ vật không bị muỗi cắn, chuột rúc, trời không mưa to đến mức phải ôm mùng chiếu chạy và nhất là không bị đội bảo vệ đuổi.


bài và ảnh Nguyễn Vinh






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ