Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Chính phủ Mỹ đóng cửa, cả thế giới lo... bệnh!

Chính phủ Mỹ đóng cửa, cả thế giới lo... bệnh!

Chính phủ Mỹ đóng cửa, cả thế giới lo... bệnh!


SGTT.VN - Trong khi người ta đang tính toán những thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ vì chuyện chính phủ đóng cửa, lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng đang khổ sở vì những tác động xấu của tình trạng này.










Các nơi tham quan công cộng bị đóng cửa. Ảnh: nymnag.com



Tại cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), ngày 1.10 vừa qua là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 55 ngày ra đời của cơ quan này, nhưng niềm vui phủ màu buồn bã khi đó cũng là ngày đầu tiên chính phủ đóng cửa. Trong 18.000 nhân viên ở đây, nay chỉ còn khoảng 600 người làm việc để bảo vệ tài sản và tính mạng con người, không chỉ trên đất Mỹ mà còn cả thế giới, thông qua những chương trình đặc biệt, chẳng hạn chương trình săn lùng thiên thạch va vào trái đất. Thế nhưng, do không còn kinh phí hoạt động, một loạt những dự án nghiên cứu phải dừng lại. Đáng kể nhất là chương trình phóng tàu vũ trụ nghiên cứu bầu khí quyển sao hoả (MAVEN) vào ngày 18.11 tới, nhiệm vụ cuối cùng của NASA tại sao hoả. Tại trung tâm không gian Kennedy, con tàu đang được lắp ráp và kiểm tra giai đoạn cuối, nhưng chưa ai trả lời được khi nào nó được phóng lên vũ trụ. Nếu hoãn MAVEN, nó phải chờ đến đầu năm 2016 mới khởi động, điều này làm NASA thiệt hại hàng chục triệu đôla Mỹ.


Nhưng lo lắng nhiều nhất từ chuyện Chính phủ Mỹ đóng cửa chính là ảnh hưởng của nó đến những chương trình nghiên cứu sức khoẻ. Tại trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC), viện Sức khoẻ quốc gia (NIH) và cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc men (FDA), 52% nhân viên, hay 40.512 người, làm việc tại đây và trên toàn cầu phải ngưng việc. Một loạt website của những tổ chức trên không được cập nhật vì thế thông tin trên đó hoàn toàn lạc hậu. Thiếu nhân viên làm việc, CDC không thể theo dõi hoạt động của bệnh cúm hay những dịch bệnh bùng phát ở các bang. Ngoài ra, khả năng của CDC trong việc đáp ứng những dịch bệnh trỗi dậy, bao gồm cúm H7N9 hay hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) “có thể bị chậm lại”. Tương tự, FDA không thể hỗ trợ cho phần lớn những hoạt động kiểm tra mỹ phẩm, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Điều gì sẽ xảy ra nếu bùng phát một dịch bệnh liên quan đến thực phẩm?


Trên trang Wired, nhà báo y tế Mỹ Maryn McKenna lo lắng: “Chúng ta không thể đáp ứng nhanh nếu những dịch bệnh có thể phòng ngừa bùng phát như sởi và cũng không thể theo dõi hoạt động của bệnh cúm mùa ở Mỹ khi mùa cúm mới bắt đầu. Nếu tình trạng đóng cửa kéo dài thêm vài tuần, việc sản xuất vắcxin cúm cho năm tới không thực hiện được vì ngay từ bây giờ các nhà nghiên cứu của CDC lẽ ra phải bắt đầu phân tích các chủng virút ở Nam và Bắc bán cầu, từ đó xác định cần phối hợp chủng nào để làm ra vắcxin mới”.


Bình Yên






Cuba và Argentina quan tâm nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại tại Việt Nam

Cuba và Argentina quan tâm nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại tại Việt Nam

Cuba và Argentina quan tâm nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại tại Việt Nam


SGTT.VN - Đoàn công tác TP.HCM do ông Nguyễn Văn Đua, phó bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM làm trưởng đoàn vừa có chuyến thăm và làm việc tại Cuba và Argentina (14.9 – 26.9.2013). Trong chuyến đi, trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) đã tổ chức hai hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch.










Việt Nam và Cuba có thể tăng cường giao thương trong các lĩnh vực lương thực thực phẩm, hàng dệt may, hoá chất, máy móc và trang thiết bị.



Bà Phó Nam Phượng, giám đốc ITPC nhận xét, Cuba là cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ Latinh và khu vực Caribbean. TP.HCM mời gọi cộng đồng doanh nghiệp Cuba gia tăng đầu tư trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, chăm sóc sức khoẻ và tư vấn thiết kế.


Các doanh nghiệp Việt Nam và Cuba đã thảo luận các phương thức phát triển giao thương, giới thiệu sản phẩm và mở rộng phạm vi thị trường, đối tác. Việt Nam và Cuba có thể tăng cường giao thương trong các lĩnh vực lương thực thực phẩm, hàng dệt may, hoá chất, máy móc và trang thiết bị. Theo chủ tịch phòng Thương mại Cuba – Estrella Madrigal, Việt Nam là quốc gia đối tác lớn thứ hai của Cuba tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và là nhà cung cấp gạo chủ yếu cho Cuba. Ngoài ra, du lịch cũng được doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh.


Ở Argentina, ITPC phối hợp với đại sứ quán Việt Nam tại Argentina và bộ Kinh tế Argentina tổ chức hội thảo về xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tại thành phố Buenos Aires. Có thể thấy sự quan tâm đặc biệt về Việt Nam nói chung và TP.HCM khi có đến 200 doanh nghiệp Argentina đến tham dự. Ông Hứa Ngọc Thuận, phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết có rất nhiều tiềm năng hợp tác về thương mại, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực TP.HCM có thế mạnh như dịch vụ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch...


Các tổng công ty trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dệt may, du lịch và dịch vụ hạ tầng của TP.HCM đã có các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp Argentina nhằm giới thiệu các sản phẩm, giới thiệu các dự án đang chào mời đầu tư và tìm kiếm những đối tác, nhà phân phối của hai bên. Các doanh nghiệp Argentina đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam khá thuận lợi cho họ. Trong thời gian sớm nhất, Argentina sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp sang Việt Nam tìm hiểu thêm các lĩnh vực có thể kinh doanh, đầu tư và mong muốn được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp khác.


Nguyệt Hồng






Vỡ quỹ tín dụng nhân dân ở Hậu Giang

Vỡ quỹ tín dụng nhân dân ở Hậu Giang

Vỡ quỹ tín dụng nhân dân ở Hậu Giang


SGTT.VN - Rất đông khách hàng gởi tiền đã tập trung tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Hậu Giang (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) để yêu cầu được trả lại tiền mà không cần tính lãi. Trước đó, hầu hết khách hàng gởi tiền dù đã tới hạn được lãnh đạo quỹ ký giấy hẹn trả nợ, nhưng mỗi lần tới hẹn lại là một lần tới để chuốc lấy bực bội và ra về tay không...


Người gởi tiền lo mất vốn


Từ cuối tháng 9 tới nay, ngày nào cũng có rất nhiều người tập trung tại QTDND Hậu Giang để đòi tiền tiết kiệm. Ông Dũng, một khách hàng gởi tiền tại đây, bức xúc: “Tui gởi 110 triệu đồng đã tới hạn từ ngày 25.9, từ đó tới nay ngày nào tui cũng tới đây đợi chờ, nhưng họ cứ hẹn hoài hết lần này tới lần khác mà không trả một đồng nào”.










Người dân kéo đến Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang rút tiền nhưng không có. Ảnh: CAND



Theo ông Dũng, có rất nhiều cán bộ, công chức nhà nước hiện là “chủ nợ” của quỹ tín dụng này, nhưng họ ngại không ra mặt và công khai lên tiếng. Chỉ có người dân thường ai cũng nóng ruột, vì số tiền gởi này là cả sự sống của họ cùng gia đình. Với nhiều người, đó là toàn bộ tiền bồi hoàn đất đai sau một vài lần bị giải toả, thu hồi đất. Nay họ trở thành những nông dân không ruộng đất mà số tiền kia lại còn bị tước mất thì không biết viễn cảnh tương lai sẽ ra sao. Còn kẹt 200 triệu đồng tiền gởi tại QTDND Hậu Giang, bà Nguyễn Thị Trúc (phường 2, thành phố Vị Thanh) không giấu được sự giận dữ: “Hình như họ cố tình ăn giựt trọn gói của dân, nếu không trả hết vốn cũng phải trả tiền lời định kỳ cho người ta chứ!”


QTDND Hậu Giang thành lập vào năm 2008 với số vốn điều lệ hơn 14,3 tỉ đồng. Đến thời điểm 30.9.2013 – tức ngày có đông khách hàng gởi tiền tập trung tại các bàn giao dịch của đơn vị này đòi rút lại tiền đã gởi, có trên 300 khách hàng đang gởi tiền tại đây với tổng nguồn huy động ghi nhận được khoảng 33 tỉ đồng. Trong số này, khách hàng có số tiền gởi trên 100 triệu đồng chiếm hơn 10%, 60% khách hàng có bảo hiểm tiền gởi. QTDND Hậu Giang mất khả năng chi trả, UBND tỉnh đã phải đề xuất ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ vốn khẩn cấp để chi trả dần cho người gởi, giảm tình trạng người gởi tiền vây điểm giao dịch đòi rút lại tiền.


Cam kết số tiền người dân gởi tại quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang sẽ không mất, giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, ông Trần Quốc Hà, cho biết: “Trước mắt, ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay khẩn cấp 10 tỉ đồng để ưu tiên chi trả cho người có tiền gởi đã tới hạn và cần vốn thật sự”. Theo cam kết, trong tình huống cần thiết, ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẽ tiếp tục cho QTDND Hậu Giang vay thêm 10 tỉ đồng (có tài sản đảm bảo) để tiếp tục giải quyết những nhu cầu rút tiền tiếp theo nếu cần. Theo ông Hà, những khách hàng đã gởi từ 50 triệu đồng trở xuống nên tiếp tục gởi lại tiền ở đây kể cả trường hợp tiền gởi đã tới hạn. Với đảm bảo từ bảo hiểm tiền gởi, số tiền này hoàn toàn không thể mất kể cả khi QTDND Hậu Giang buộc phải phá sản.


Kim ra khỏi bọc!


Theo ông Trần Quốc Hà, giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, doanh số cho vay tại QTDND Hậu Giang tính tới thời điểm bùng phát vụ việc (30.9) đã hơn 49,3 tỉ đồng, phần lớn được cho vay đầu tư vào các lĩnh vực: bất động sản, nuôi cá tra… tới thời điểm này nợ đọng vẫn không thu hồi được, trong khi nhiều hợp đồng tiền gởi tới hạn không có nguồn chi trả. Tuy nhiên, điều khiến dư luận xã hội hết sức lưu tâm là dù QTDND Hậu Giang đã bị thanh tra chuyên ngành ngân hàng đưa vào diện phải “giám sát đặc biệt” từ tháng 11.2011, nhưng từ đó đến nay nhiều khoản cho vay của đơn vị này tiếp tục được đánh giá là không minh bạch khiến cho nhiều người gởi tiền lại trở thành nạn nhân.


QTDND Hậu Giang trước đây được đánh giá như một mô hình tín dụng linh hoạt, có thể đáp ứng nhanh nhu cầu vốn của người dân nông thôn, lãi suất tiền gởi luôn cao hơn mức áp dụng tại các ngân hàng thương mại khác ở mọi thời điểm. Nhằm nuôi giữ mô hình này, UBND tỉnh Hậu Giang đã đặt quyết tâm “cố gắng tìm mọi biện pháp tháo gỡ nợ nần trong vụ việc”, như lời của phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Liên Khoa. Nhưng vấn đề còn nằm ở chỗ sau khi giải quyết xong vụ việc, tổ chức này liệu có còn tồn tại và tiếp tục hoạt động được hay không cũng khiến ông Khoa băn khoăn. Đó là chuyện của tương lai, còn trong lúc này, phương án phụ mà ông Trần Quốc Hà, giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hậu Giang đưa ra là: tạo điều kiện cho những trường hợp gởi tiền thế chấp thẻ tiền gởi của mình để tiếp tục vay ở một ngân hàng khác nếu thật sự cần vốn, có vẻ như không khả thi. Bà Lê Thị Đắng, một khách hàng đang gởi 100 triệu đồng tại QTDND Hậu Giang cho rằng: “Tại sao tui từ là chủ nợ lại trở thành con nợ?” Chính vì vậy, nhiều người đã trót gởi tiền vào QTDND Hậu Giang lúc này chỉ muốn rút lại tiền dù biết rút vốn trước hạn sẽ không được tính lãi.


Ngọc Tùng






Thêm cảnh báo với thuốc chống đông Pradaxa

Thêm cảnh báo với thuốc chống đông Pradaxa

Thêm cảnh báo với thuốc chống đông Pradaxa


SGTT.VN - Cục Quản lý dược, bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu công ty Boehringer Ingelheim International GmbH (Đức) cập nhật thông tin các mục chống chỉ định, cảnh báo và lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc trên nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất dabigatran etexilat.


Cụ thể: bổ sung chống chỉ định “bệnh nhân đặt van tim nhân tạo cơ học”; bổ sung cảnh báo “không khuyến cáo sử dụng dabigatran etexilat (thuốc Pradaxa) trên đối tượng bệnh nhân đặt van tim sinh học”. Thuốc chứa hoạt chất dabigatran etexilat hiện chỉ có một loại đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là Pradaxa (thuốc chống đông dạng uống), số đăng ký VN-16443-13.


L. Hương






Cứu sống nữ sinh viên đột quỵ

Cứu sống nữ sinh viên đột quỵ

Cứu sống nữ sinh viên đột quỵ


SGTT.VN - Ngày 6.10, thông tin từ bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM cho biết đang tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nữ N.T.H.N., 21 tuổi, sinh viên, nhập viện trong tình trạng xuất huyết não trong bán cầu trước, chèn ép mạch máu xung quanh… do dị dạng mạch máu não.


Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, sau buổi ăn sáng thì N. kêu bị mệt, một lúc sau đau đầu dữ dội, lơ mơ, cảm giác yếu liệt người… nên người nhà đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy ra một lượng lớn máu bầm, giúp các mạch máu lưu thông tốt. Hiện bệnh nhân đang dần hồi phục và tiếp tục được điều trị chống phù não.


Vi Thoại






Mùa khuyến mãi máy tính bảng

Mùa khuyến mãi máy tính bảng

Mùa khuyến mãi máy tính bảng


SGTT.VN - Hệ thống cửa hàng FPT Shop có chương trình bán hàng ưu đãi “Đại tiệc 12.000 máy tính bảng” trong tháng 10.2013, theo đó, khách hàng khi mua máy tính bảng sẽ được ưu đãi như: tặng sim 3G, trang trí, gói bảo hành đặc biệt…


Chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động cũng từng tổ chức sự kiện “Thiên đường máy tính bảng” kèm theo giảm giá trực tiếp, miễn phí lãi suất trả góp tháng đầu tiên…; công ty cổ phần Coby Việt Nam thực hiện giảm giá 10 – 15% cho các chủ thẻ VietinBank khi thanh toán qua thẻ tại các showroom máy tính bảng Coby. Một số cửa hàng, siêu thị điện máy tặng miếng dán màn hình, hoặc sim 3G với giá trị đến 1 triệu đồng cho khách mua các loại máy tính bảng 7 inch.


V. Bình






Giá sữa liệu có bình ổn sau khi bị “siết”?

Giá sữa liệu có bình ổn sau khi bị “siết”?

Giá sữa liệu có bình ổn sau khi bị “siết”?


SGTT.VN - Từ 20.11, các loại sản phẩm sữa dù thay tên đổi họ thành sản phẩm dinh dưỡng sẽ vẫn trong vòng quản lý của bộ Tài chính. Bộ Y tế đã chính thức ban hành danh mục sữa dành cho trẻ em dưới sáu tuổi thuộc hàng hoá thực hiện bình ổn giá. Nhưng liệu còn kẽ hở nào?










Người dân chọn mua sữa trong một siêu thị ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Hảo



Ông Trần Quang Trung, cục trưởng cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế), cho biết bộ Y tế đã ban hành thông tư số 30/2013/TT-BYT về danh mục sữa dành cho trẻ em dưới sáu tuổi thuộc hàng hoá thực hiện bình ổn giá. Theo đó, danh mục sữa dành cho trẻ em dưới sáu tuổi thuộc hàng hoáa thực hiện bình ổn gồm sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do bộ Y tế ban hành; sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới sáu tuổi. Các mặt hàng sữa trước đây tuy đã thay tên đổi họ thành sản phẩm dinh dưỡng, do tuân theo quy chuẩn của bộ Y tế thì tới đây sẽ vẫn tiếp tục được coi là sữa. Các sản phẩm này sẽ quay trở về nằm trong danh mục hàng hóa phải bình ổn giá do bộ Tài chính quản lý.


Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ Y tế, Tài chính, Công thương phải quản lý mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới sáu tuổi theo quy định của luật Giá.


Trên thực tế, thời gian qua, nhiều sản phẩm sữa đã bị “thay tên đổi họ” nhằm phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, làm căn cứ cho việc thực hiện quản lý nhà nước thì bộ Tài chính nhận định đây là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng ồ ạt tăng giá sữa. Việc đưa các “sản phẩm dinh dưỡng”, “thực phẩm bổ sung” vào danh mục do bộ Tài chính quản lý giá liệu có bình ổn được giá mặt hàng này khi mà trong vòng năm năm qua giá sữa đã tăng gấp 30 lần, mỗi lần tăng từ 3 – 20%. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, nhiều hãng sữa ngoại tăng giá lần thứ 5 liên tiếp.


Ông Nguyễn Thanh Phong, cục phó cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế), nói: “Thông tư 104 năm 2008 của bộ Tài chính có quy định sữa trong vòng 15 ngày liên tục không được tăng 20% so với giá hiện tại. Nếu như tôi là doanh nghiệp thì tôi để 16 ngày tôi mới tăng. Rõ ràng tôi không vi phạm quy định về quản lý giá. Như vậy, chúng ta cần xem lại các quy định khác nữa chứ không thể khẳng định thay đổi tên gọi là nguyên nhân để các cơ sở lách luật tăng giá”.


Việc đổi tên sữa thời gian qua chỉ là mánh lới để các hãng sữa tiếp tục tăng giá chứ không phải là nguyên nhân chính. Nhiều bộ lấy đây là “cớ” để giá sữa tăng trong khi không có cách quản lý giá sản phẩm này hiệu quả.


L. Hà






Miếng kẹo cao su lớn nhất thế giới do học sinh tiểu học làm

Miếng kẹo cao su lớn nhất thế giới do học sinh tiểu học làm

Miếng kẹo cao su lớn nhất thế giới do học sinh tiểu học làm










Các em đang cán kẹo.



SGTT.VN - Khoảng 910 học sinh tiểu học và phụ huynh của các em đã lập một kỷ lục Guinness tại Sapporo, Nhật hôm 5.10 với miếng kẹo cao su lớn nhất thế giới.


Miếng kẹo dài 1,1m và ngang 30cm có hương việt quất lớn gấp 15 lần kích cỡ của một miếng kẹo cao su thường. Trong khi các em cùng phụ huynh cán mỏng miếng kẹo, một số em “xoáy” các vụn kẹo.


“Tôi nghĩ rằng kỷ lục Guinness là đề tài của các chương trình TV”, japantimes.co.jp dẫn lời Akiko Rokkaku, 35 tuổi, người tham gia sự kiện cùng với con gái, một học sinh lớp 5 – “Đây là một trải nghiệm tốt đối với chúng tôi”.


K.T






Bắt đầu phá hủy vũ khí hóa học ở Syria

Bắt đầu phá hủy vũ khí hóa học ở Syria

Bắt đầu phá hủy vũ khí hóa học ở Syria


SGTT.VN - Ngày 6.10, đoàn chuyên gia của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học đã bắt đầu công tác phá hủy vũ khí hóa học ở Syria. Đoàn đến thủ đô Damascus (Syria) vào ngày 1.10.


Theo hãng tin RIA Novosti (Nga), đoàn gồm 33 người với 19 người thuộc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học và số còn lại là nhân viên LHQ. Các chuyên gia thuộc các quốc tịch Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Canada, Hà Lan, Uzebekistan, Cộng hòa Czech, Tunisia. Trong một tháng nữa số chuyên gia sẽ tăng lên 100 người.


Reuters dẫn nguồn từ một người có trách nhiệm của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học nhận xét: “Hiện thời chúng tôi không có bất kỳ hoài nghi nào về thông tin do Syria cung cấp”.


Trong khi đó, báo Der Spiegel (Đức) ngày 6.10 dẫn nguồn từ cơ quan tình báo Đức cho biết vào tháng 11.2012, Syria và Iran đã ký kết một hiệp ước bí mật cho phép Syria đưa máy bay chiến đấu sang Iran để đề phòng bị nước ngoài tấn công. Cơ quan tình báo Đức cũng ghi nhận Iran đã đưa vệ binh cách mạng ủng hộ quân đội chính phủ Syria.


D.THẢO






Khai mạc Hội nghị APEC

Khai mạc Hội nghị APEC

Khai mạc Hội nghị APEC


SGTT.VN - Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) khai mạc hôm nay (7.10) với nghị trình hàng đầu là các thách thức để tăng trưởng.


Chống chủ nghĩa bảo hộ và hoàn thành những cải cách khó khăn là vấn đề quan trọng với sự hồi phục tăng trưởng toàn cầu, theo Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.










Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) được tiếp đón tại sân bay Ngurah Rai, Bali.
Ảnh: Yên Ba



Trong bài phát biểu trước khoảng 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp tại đảo Bali ngày 6.10, ông Yudhoyono nói 21 thành viên APEC cần phải hợp tác để ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ và cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.


Bloomberg dẫn lời ông Yudhoyono cho rằng các nền kinh tế phát triển đang tăng tốc sau khi dần hồi phục từ đợt suy thoái toàn cầu trong lúc các nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng chậm lại.


“APEC ở vị trí lý tưởng để giúp hồi phục nền kinh tế toàn cầu”, ông Yudhoyono nói. Phát biểu của ông Yudhoyono trùng với quan điểm trong dự thảo tuyên bố của các lãnh đạo APEC sẽ được công bố vào cuối hội nghị.


Bản dự thảo mà Bloomberg tiếp cận được khẳng định khu vực đối mặt với bối cảnh hồi phục kinh tế toàn cầu một cách mong manh, thiếu cân xứng và cần phải cảnh giác trước áp lực gia tăng các rào cản thương mại.


Trong cùng Hội nghị Thượng đỉnh các tổng giám đốc (APEC CEO Summit), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định việc nhượng bộ khuynh hướng bảo hộ sẽ khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn với tất cả các nước.


Ông Lý nói châu Á đang hướng tới cải cách trong lúc ba nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ, Trung Quốc và Nhật vật lộn với những vấn đề nội bộ.


Việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa đã ngăn cản Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali như dự tính. Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng sự vắng mặt của ông Obama là “một thất vọng hết sức to lớn với chúng tôi”, theo AFP.


“Mỹ phải tiếp tục giao kết với khu vực vì nước này đóng vai trò rất quan trọng không nước nào có thể thay thế. Không phải Trung Quốc, không phải Nhật Bản, không phải bất kỳ cường quốc nào khác”, hãng AFP dẫn lời ông Lý.


Một trong những vấn đề quan tâm tại Hội nghị APEC lần này là cuộc vận động cho Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Theo AFP, nước chủ nhà Indonesia, vốn miễn cưỡng tham gia đàm phán TPP, khẳng định bất kỳ thỏa thuận khu vực nào cũng sẽ có lợi nếu có mặt Trung Quốc.


“Trung Quốc rất quan trọng với các nền kinh tế Đông Nam Á, dù muốn hay không”, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Chatib Basri cho biết.


Mục tiêu đạt được thỏa thuận về TPP trước cuối năm hiện là vấn đề tranh cãi giữa các nước tại Hội nghị APEC năm nay. Các quan chức Nhật và Mỹ khẳng định điều này là khả thi trong khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng mục tiêu trước cuối năm là “thời gian biểu rất khó khăn”.


Theo giới quan sát, chia rẽ đảng phái tại Washington sẽ khiến Nhà Trắng xao lãng khỏi các mục tiêu đối ngoại chủ chốt như TPP, vốn là một phần của chiến lược hướng về châu Á của ông Obama.


Việc lỡ hẹn khiến ông Obama đánh mất cơ hội tự mình thúc đẩy hiệp định kinh tế trên cũng như trấn an các đồng minh đang lo ngại trước nhiều động thái mở rộng hoạt động trên biển của Trung Quốc.









Ngày 6.10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến sân bay Ngurah Rai tại Bali, Indonesia lúc 20 giờ (giờ địa phương), bắt đầu chương trình làm việc trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21.


Đón đoàn tại sân bay có các quan chức đại diện chính phủ Indonesia, Tỉnh trưởng tỉnh Bali, Tư lệnh vùng Bali, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam.


Dự kiến trong các ngày 7 và 8.10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dự nhiều cuộc họp quan trọng cùng lãnh đạo của các thành viên APEC về nhiều nội dung nghị sự quan trọng với tinh thần của APEC năm nay là “Châu Á - Thái Bình Dương tự cường: Động lực của tăng trưởng toàn cầu”.


Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kiến sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước như Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng New Zealand John Key, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe... cũng như có buổi làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Mỹ.



Theo THANH NIÊN






SCG tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

SCG tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

SCG tiếp tục đầu tư vào Việt Nam


SGTT.VN 0 Tập đoàn công nghiệp SCG (Thái Lan) vừa kỷ niệm 100 năm thành lập, cũng là lúc SCG được công nhận là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng toàn cầu (Global Industry Leader) suốt ba năm liên tiếp theo tiêu chí phát triển bền vững của tổ chức Dow Jones (DJSI).










Kan Trakulhoon, chủ tịch kiêm CEO của SCG.



Ông Kan Trakulhoon, chủ tịch kiêm CEO của SCG cho biết từ năm 1992, SCG mở văn phòng đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay, SCG Việt Nam có hơn 6.500 nhân viên, 19 công ty con, tổng giá trị tài sản hơn 615 triệu USD. Hoạt động nổi bật nhất là thương vụ mua lại 85% cổ phần của Prime Group và đầu tư 4,5 tỉ USD vào nhà máy hóa dầu Long Sơn tại Bà Rịa – Vũng Tàu.


Tại Việt Nam, SCG sẽ mở rộng đầu tư vào ba lĩnh vực: xi-măng – vật liệu xây dựng, hóa chất và giấy.


T.A






13.10: Ngày hội Lãnh đạo trẻ toàn cầu 2013 cho sinh viên

13.10: Ngày hội Lãnh đạo trẻ toàn cầu 2013 cho sinh viên

13.10: Ngày hội Lãnh đạo trẻ toàn cầu 2013 cho sinh viên


SGTT.VN - Sinh viên sẽ được gặp gỡ các diễn giả là những chuyên gia kinh tế để được chia sẻ về các vấn đề lớn như khủng hoảng kinh tế, các kỹ năng cần có để vượt qua khủng hoảng và tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng…


Đó là một trong các hoạt động của ngày hội Lãnh đạo trẻ toàn cầu 2013 dành cho sinh viên. Chương trình do chính các bạn sinh viên thuộc nhóm tổ chức Sinh viên quốc tế (AIESEC), chi nhánh FTU Hà Nội tổ chức vào ngày 13.10, tại Hà Nội. Ba nội dung của hội nghị sẽ là: Tọa đàm lãnh đạo trong thời kỳ khủng hoảng, hội nghị Fishbowl và Làng văn hóa toàn cầu.


Trong hội nghị Fishbowl, sinh viên sẽ đối thoại trực tiếp với các diễn giả về các kỹ năng cần thiết bên ngoài giảng đường. Đây là vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, nhất là những sinh viên năm cuối.


Dự kiến các diễn ra sẽ gồm các doanh nhân tên tuổi như Nguyễn Hữu Thái Hòa, Nguyễn Thành Nam...


Chương trình Làng văn hóa toàn cầu là cơ hội để các bạn trẻ làm quen với những phong tục tập quán, đồ ăn và trang phục truyền thống của mỗi quốc gia.


Đây là lần thứ 3 chương trình được tổ chức, năm 2012, chương trình có trên 700 người tham dự.


T.Tuyền






Đánh lớn nhưng vắng tướng tài

Đánh lớn nhưng vắng tướng tài

Phiếm


Đánh lớn nhưng vắng tướng tài


SGTT.VN – Sao sáng sớm ngồi uống càphê mà trông ông buồn rười rượi? Có phải vì tin đồn ngành càphê Việt Nam sắp sụp đổ đang lan rộng trên các diễn đàn càphê thế giới?


– Tôi buồn vì tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cứ vắng vẻ dần những gương mặt để người Việt có thể ngẩng đầu với thế giới, chẳng lẽ ông không thấy buồn?


– Có chứ, chẳng những buồn mà còn lo, vì một trận đánh lớn sắp diễn ra mà tướng tài thì biền biệt…


– Úi trời, sao tôi chẳng hay biết gì cả? Giặc đến từ đâu?


– Ông thờ ơ với tương lai đất nước quá. “Đánh lớn” là cách tư lệnh ngành giáo dục gọi đề án đổi mới giáo dục.


– Lại “đổi mới”! Theo tôi biết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn xuất thân nhà giáo, cuối đời rất tâm tư với sự nghiệp giáo dục nước nhà cứ hết “cải” tới “đổi” mà vẫn lẹt đẹt chẳng bằng ai.


– Đại tướng chờ mãi mà chẳng thấy thế hệ sau làm nên một trận Điện Biên lẫy lừng trong dựng xây kinh tế cho người Việt sánh vai với bạn bè năm châu thì không tâm tư sao được. Nhưng mà lần này, nghe tư lệnh ngành hô khẩu hiệu đanh thép, tôi yên tâm phần nào.


– Thế khẩu hiệu ra làm sao?


– “Bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin và­­o chiến thắng, sẵn sàng trả giá!”


– Ông ơi, dù quyết tâm đã sẵn, khẩu hiệu có thừa, và binh lực hùng hậu vì có đến 22 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên mà thiếu tướng giỏi thì cũng như không. Đâu, ông chỉ cho tôi một cái tên xứng danh đại tướng cho trận đánh này?


– Ờ… à… ờ…


– Thấy chưa! Nên trong trận đánh tới, tôi chỉ mong như cuộc chiến chống giặc nội xâm tham nhũng, lãng phí: ráng cầm cự được là vui lắm rồi!


Người già chuyện






Để thắng trong cuộc chiến “bán hàng mùa tết”

Để thắng trong cuộc chiến “bán hàng mùa tết”

Để thắng trong cuộc chiến “bán hàng mùa tết”


SGTT.VN - Bây giờ đang là thời điểm mà các doanh nghiệp lên kế hoạch bán hàng tết và hoàn tất các sản phẩm cho mùa kinh doanh lớn nhất trong năm: tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm mà hàng loạt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiệu quả mùa tết đã được trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA khẩn trương chuẩn bị…










Giỏ quà tết hàng Việt – một cách làm tìm về những giá trị tết cổ truyền.



“Giỏ quà tết Việt”: đi tìm hương xưa


Dự án được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất, cũng là dự án khởi động sớm nhất cho mùa tết 2014 là “Giỏ quà Tết Việt” (thực hiện năm thứ 2) tại hệ thống siêu thị Co.opmart. 22 doanh nghiệp đã chính thức đăng ký tham gia chỉ sau một tuần khởi động vì hiệu quả của chương trình năm trước. Ý tưởng chính của dự án vẫn được duy trì: thêm một kênh tiếp thị, bán sản phẩm hàng Việt độc đáo, đặc biệt là hàng đặc sản làng nghề trong những giỏ quà giàu ý nghĩa nhân văn với giá “mềm” nhất cho người tiêu dùng. Điểm mới của giỏ quà tết 2014, là ban tổ chức đã chủ động đi nhiều vùng miền để tìm kiếm các sản vật địa phương mới đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo ra những giỏ quà đậm hương vị các vùng miền từ tài khéo của tay người, kèm theo những thông điệp tích cực cho một năm mới.


Mỗi giỏ quà vẫn sẽ chuyển tải một câu chuyện về ngày tết, về ý nghĩa của sản phẩm bên trong và một lời chúc an lành cho năm mới. Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết: “Chúng tôi xem đây là việc phải làm, không chỉ để bán nhiều hơn những sản phẩm đặc sản hàng Việt, mà còn để xây dựng một phong trào tìm về những giá trị tết cổ truyền. Dự án này như một công trình xã hội mà Saigon Co.op muốn thực hiện, dù mùa tết siêu thị mệt muốn “bứt hơi” nhưng mọi thành viên đều tự nguyện làm hết sức cho dự án này để có thể mang lại những giỏ quà thiết thực, ý nghĩa và tiết kiệm nhất không chỉ cho người tiêu dùng, mà còn cho các bạn công nhân xa quê và những Việt kiều phương xa về và tất cả ai yêu hàng Việt…”


Dự án sẽ kết thúc nhận doanh nghiệp đăng ký vào ngày 8.10.2013. Thông tin chi tiết xin liên hệ chị Thảo Lê: thaole@BSA.org.vn – điện thoại: 0907547212.


Ngày hội tung hàng tết: rộn rã cùng tiểu thương


Ngày hội tung hàng tết của hàng Việt sẽ được tổ chức vào ngày 20.11.2013 tại TP.HCM. Đây không chỉ là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm dành riêng cho mùa tết 2014, mà còn là nơi để gặp gỡ các nhà phân phối lớn, đại diện các chuỗi siêu thị và đông đảo nhất là hơn 300 tiểu thương của CLB Người bán hàng số 1 đến từ các chợ lớn nhất của 5năm tỉnh thành. CLB Phóng viên kinh tế cũng xác nhận sẽ truyền thông tổng lực để tiếp thêm năng lượng cho hàng Việt chinh phục thị trường trong mùa bán hàng tết năm nay. Ngoài ra, CLB Đại sứ hàng Việt cũng đồng hành xuyên suốt với ngày hội tung hàng tết để tạo ra một không gian rộn rã, vui tươi và sẵn sàng cho một mùa cuối năm bội thu. Ông Nguyễn Đặng Hiến, tổng giám đốc công ty Bidrico chia sẻ: “Ngày hội này không chỉ là dịp người sản xuất và người bán hàng gặp nhau, mà còn là dịp để đốt lửa cho đội ngũ anh em chuẩn bị xung trận mùa tết”. Thông tin chi tiết xin gọi chị Thảo Nguyên: thaonguyen@BSA.org.vn – điện thoại: 0937870504.


Tết cho gia đình chiến sĩ: Ấm áp những câu chuyện


Cận tết năm ngoái, kết hợp với báo Tuổi Trẻ và ban quản lý khu công nghiệp TP.HCM Hepza, trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp đã thực hiện chương trình quà tết cho gia đình các chiến sĩ Trường Sa, sau khi tiếp cận nhưng câu chuyện thực cảm động của gần 100 gia đình các người lính này tại TP.HCM. Chỉ có vài ngày, các doanh nghiệp, đại sứ hàng Việt cùng nhau góp tay, mời được hơn 70 gia đình từ Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi… đến chia sẻ tình cảm hướng về các chiến sĩ giữ đảo và trao cho từng gia đình những giỏ quà tết hàng Việt tại bảo tàng Tôn Đức Thắng. Từ cuộc gặp này, trại hè hàng năm “Đại sứ hàng Việt tí hon” lần ba do CLB Doanh nghiệp dẫn đầu tại Đà Lạt đã có thêm “lực lượng trại sinh mới” mang tên Trường Sa. Tết này, mọi người cũng sẽ lại gặp nhau. Cùng chia sẻ những nỗi niềm nhớ đảo, cùng khóc, cùng cười với tâm tình ngày tết của người mẹ, người vợ thiếu một bờ vai…


Nói như NSUT Kim Xuân: “Năm nay mình rủ nhau lại thăm hỏi các gia đình chiến sĩ Trường Sa nữa đi, để chúng tôi được chăm sóc các gia đình lính đảo một chút và những ngày mà gia đình nào cũng mong đoàn tụ…” Song song đó, Lễ hội mua sắm cuối năm, các chương trình hỗ trợ đưa hàn g đặc sản vào kinh doanh bền vững tại siêu thị Co.opmart cũng đang được thảo luận các bước tiến hành. Mời truy cập cổng thông tin www.BSA.org.vn để cập nhật những giải pháp tốt nhất cho một mùa bán hàng tết thành công.


K. Chinh









Làm ăn thật với người Nhật


Hội thảo “Làm ăn thật với người Nhật – Phân tích thực trạng và kinh nghiệm thực tiễn” sẽ diễn ra vào chiều ngày 10.10, do hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC), câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.


Diễn giả Nguyễn Thị Tuệ Anh, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương sẽ thông tin và phân tích về phương thức giao thương tạo uy tín và hiệu quả với người Nhật, đặc biệt chú trọng đến ba ngành liên quan đến HVNCLC là chế biến nông – thuỷ sản, máy nông nghiệp và môi trường – tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, DN có thể tìm hiểu thêm về các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đổi mới sáng tạo của Nhật với doanh nghiệp Việt. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan sẽ cung cấp các thông tin mới về các hiệp định thương mại quốc tế đang đàm phán mà Việt Nam tham gia. Quý doanh nghiệp tham gia, vui lòng gửi phản hồi trước 10g ngày 9.10.2013 về cho chị Thanh Thuý: 0903771414 – thuyhuynh@lbc.vn hoặc chị Thảo Nguyên: 0937102797 – thaonguyen@bsa.org.vn


Nhân Nguyễn







Đại tướng có những lúc khóc thầm

Đại tướng có những lúc khóc thầm

Đại tướng có những lúc khóc thầm


SGTT.VN - Chia sẻ về những kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tá Nguyễn Mạnh Hà – viện phó viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết có nhiều điều đáng nhớ tiết lộ tính cách của một nhân vật lịch sử.










Đại tướng đại diện cho trường phái chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam. Ảnh: Reuters



Tôi được tiếp xúc Đại tướng nhiều lần, ông lúc nào cũng rất thẳng thắn. Có lần tôi muốn mời Đại tướng viết một bài nhân hội nghị kỷ niệm 50 năm chiến thắng Việt Bắc, đó là năm 1997. Ông gọi tôi đến và bảo: “Đã 50 năm rồi, tôi cũng quên nhiều, cậu nói lại cho tôi diễn biến chiến dịch. Nghe xong tôi sẽ viết”. Sau đó tôi cùng Đại tướng và thư ký là ông Nguyễn Huyên ngồi làm việc, Đại tướng lắng nghe suốt hai tiếng đồng hồ. Đại tướng còn lên Thái Nguyên tham dự hội nghị cuối năm đó. Ông cũng căn dặn chúng tôi: viết lịch sử cần phản ánh được lịch sử oai hùng của dân tộc.


Một lần khác, tôi có dịp đưa cháu nội của ông Ngọc Trình, là một trong 34 người đầu tiên trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đến gặp Đại tướng. Ông Ngọc Trình đã hy sinh nhưng gia đình chưa nhận được chế độ chính sách gì. Khi gặp Đại tướng, ông đã ký nhận ông Ngọc Trình là thành viên của đội để yêu cầu có chế độ với gia đình ông. Thư ký của Đại tướng cho biết Đại tướng nhiều khi còn khóc thầm vì nhiều anh em trong số 34 người đó mỗi người một nơi.


Ngôi nhà của Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội là biệt thự kiểu Pháp mà hầu như không trang trí gì nhiều. Trong nhà toàn là cờ thêu, bức tượng… của anh em, đồng đội và quê hương gửi tặng. Đại tướng vẫn tiếp đón chúng tôi ở bộ tràng kỷ cũ. Ông sống cuộc đời thanh liêm, không đòi hỏi “vì tôi cống hiến mà phải được cái này cái kia”.


Đại tướng đại diện cho trường phái chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam. Nếu không có học thuyết quân sự của ông, Việt Nam không thể giành thắng lợi trong các cuộc chiến với các thế lực lớn mạnh hơn rất nhiều. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, gắn với tên tuổi Đại tướng, phương châm tác chiến được thay đổi chỉ trước mấy tiếng trước khi nổ súng. Lòng dũng cảm của người làm tướng khác với người chiến sĩ cầm súng đối diện với kẻ địch trên chiến trường, đó là dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước sinh mạng của hàng vạn con người, trước thành bại của cuộc chiến.


Có những chỉ huy người Pháp, Mỹ đánh giá cao Đại tướng và muốn gặp ông để “biết con người đã đánh bại mình”. Và sau những cuộc tiếp xúc đó, họ hiểu ra người Việt Nam chỉ muốn hoà bình, chiến tranh là do các nước khác mang đến.


Nhà sử học người Mỹ John Prados đánh giá Đại tướng là người làm thay đổi định hình lịch sử hiện đại.


Việt Anh (ghi)






Khi nào cho bé ăn chung thức ăn với người lớn?

Khi nào cho bé ăn chung thức ăn với người lớn?

Khi nào cho bé ăn chung thức ăn với người lớn?


“Bé nhà tôi năm nay gần ba tuổi. Do cả hai vợ chồng tôi đi làm suốt ngày nên không có thời gian nấu thức ăn riêng cho bé, nhà tôi lại ăn rất cay. Xin hỏi khi nào thì có thể cho trẻ ăn thức ăn chung với người lớn?”


Phan Kim Trang (Đồng Nai)


BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM: Bé từ hai tuổi trở lên, nếu có đủ 20 răng sữa là có thể ăn thức ăn cùng với người lớn, chỉ cần nêm nhạt hơn, nấu mềm hơn và ít cay, chua hơn thôi. Bạn có thể cho bé một số loại thức ăn của người lớn, nhớ lấy phần mềm, xé nhỏ, bỏ xương kỹ lưỡng. Bạn có thể lấy phần thức ăn của bé ra trước rồi hẵng cho ớt khi nấu món ăn.






Cá đối kho dưa môn

Cá đối kho dưa môn

Cá đối kho dưa môn


SGTT.VN - Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn (Hội An – Quảng Nam) đổ ra biển nên ở đây có nhiều cá đối, nhất là vào đầu mừa mưa. Một trong những điểm thích thú, thu hút du khách là câu cá hanh, cá đối.










Hương vị con cá đối với dưa môn muối như có duyên nhau trong nồi kho.



Cá đối có tập tính sống quần đàn, nhất là vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài biển để sinh sản. Hàng năm, từ mùa mưa đến trước tết âm lịch cho đến hết tháng giêng, từng đàn cá đối từ biển kéo lên những vùng sông nước lợ để tìm thức ăn. Cá đối ăn ngon nhất vào đầu mùa mưa nên ở quê tôi lưu truyền câu ca: “Cá đối chấm nước mắm gừng/Xa xôi cách trở xin đừng quên nhau”.


Mỗi khi bước vào mùa mưa, cha tôi chèo ghe vào các bờ, bãi ven sông cắt môn mọc hoang dại về làm dưa môn để bán và ăn dần. Mẹ tôi tỉ mẩn tước bỏ lớp vỏ bên ngoài rửa sạch để ráo rồi xẻ dọc thành từng sợi nhỏ, mang phơi nắng cho héo, sau đó bỏ vào hũ sành ủ chua. Khoảng một tuần, dưa chuyển màu vàng, mở nắp hũ nghe dậy mùi là được. Dưa môn chế biến các món chiên xào, nấu canh chua, kho đều ngon, nhưng tôi thích ăn nhất dưa môn kho với cá đối.


Ngày ấy, cha tôi với con thuyền độc mộc, bủa lưới bắt cá đối ở khu vực Cửa Đại. Trước khi đem bán, cha tôi gửi về nhà một ít để mẹ tôi làm bữa. Mớ cá đối tươi ngon, thân tròn dài, vảy tròn, màu bạc còn đang vùng vẫy, mẹ tôi móc bỏ mang, ruột, rửa sạch, để ráo. Để nướng cá đối, mẹ ướp cá với một ít muối, bột ngọt rồi nướng trên bếp lửa than, khi lớp vảy cá vàng rộm, toả hương thơm là được; chấm nước mắm chanh, gừng thì hết chê.


Tôi còn nhớ món kho dưa, cá đối sau khi làm sạch để ráo, mẹ tôi ướp muối, bột nêm, ớt trái chín, nghệ tươi, cho thấm; sau đó chiên sơ qua dầu ăn cho thơm và săn thịt. Rồi bỏ dưa môn đã rửa sạch vắt ráo nước vào kho tiếp với lửa nhỏ. Khi nồi cá sôi lại vài lần, trước khi nhắc xuống, thêm một ít tiêu bột. Món này thật hấp dẫn bữa ăn gia đình với bao hương vị trong nồi cá đối kho dưa môn.


Đặc biệt, món bà ngoại tôi thích là cháo cá đối ăn nóng. Khi cha tôi thả lưới bắt được con lớn, cha “lấy điểm” với bà ngoại bèn gửi về nấu cháo cho bà. Vì cá đối chỉ ăn rong rêu, có người nói bộ lòng cá đối là “miếng” ngon hơn cả lòng cá lóc. Mẹ bỏ cá đối vào nồi ninh lấy nước rồi vớt ra, cho gạo và ít hạt sen vào nấu cháo, xắt hành ngò rắc lên cháo. Ăn nóng với các loại rau thơm như rau quế, ngò tàu, ngò ta… Thú vị hơn, bạn sẽ gặp vị nhân nhẩn đắng, beo béo của ruột cá. Ngày nay, tôi có thể ăn những món cá kho, đặc sản các vùng miền khác khá ngon, nhưng mỗi lần trời mưa gió sụt sùi, tôi không làm sao quên được cá đối kho dưa môn mà mẹ nấu lúc tôi còn thơ. Tôi vẫn còn nhớ bà ngoại tôi thường đọc câu ca: “Bán ruộng đầu cầu, ăn đầu cá đối”. Và nhớ cả một miền sông nước mênh mông quê tôi ngày ấy.


bài và ảnh: Hoà Vang






Nhật Bản hạ nhiệt, cơ hội cho Việt Nam

Nhật Bản hạ nhiệt, cơ hội cho Việt Nam

Đàm phán TPP nông nghiệp


Nhật Bản hạ nhiệt, cơ hội cho Việt Nam


SGTT.VN - “Cuộc chơi nào cũng vậy, mọi người phải có lợi thì cuộc chơi mới lâu bền, nhưng anh nào giỏi, anh nào mạnh sẽ được nhiều hơn”. Đó là nhận định của ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) với báo Tuổi Trẻ khi bàn về vấn đề đàm phán hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại hội nghị cấp cao APEC 21.


Nhận định trên đặt ra vấn đề “chủ động” của Việt Nam trong việc tranh thủ liên kết lợi ích với các quốc gia khác, trong đó nổi bật và tiềm năng là Nhật Bản trong vấn đề nông nghiệp.


Nhật Bản: “lưỡng nan lợi ích”










Một nông dân Nhật Bản đang thu hoạch lúa trên đồng ruộng.



Tính đến nay, Nhật Bản chưa có động thái nào cho thấy nước này sẽ nhượng bộ các nước đàm phán TPP trong vấn đề bảo hộ nông nghiệp quốc gia. Điều này khiến các nước khác “bít cửa” khi muốn xâm nhập thị trường khá rộng lớn và tiềm năng này. Tuy nhiên, quyết tâm đàm phán thành công TPP được Chính phủ Nhật thể hiện khá rõ ràng và quyết liệt. Tính đến nay, nước này đã tổ chức các cuộc thảo luận song phương với Mexico, Việt Nam, Canada, Malaysia và New Zealand, và dự định sẽ tiếp tục thảo luận với các nước còn lại trong TPP nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình đàm phán. Theo nhận định của hai chuyên gia Matthew Goodman và Michael Green từ trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) thì TPP được xem là một nhân tố khách quan, mang tính tất yếu trong chiến lược làm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản vốn đang gặp nhiều khó khăn. Theo nhiều dự báo, hiệp định TPP có thể sẽ đưa nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 2,5% đến năm 2025 hoặc cao hơn nữa.


Tuy nhiên, nông nghiệp mà điển hình là lúa gạo vẫn còn là vấn đề “nhạy cảm” mà chính quyền Tokyo vẫn chưa nhượng bộ. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ khả năng cạnh tranh còn kém – đặc thù của Nhật Bản, quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên và điều kiện tự nhiên – so với các quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp trong khối TPP. Thế nên, hiện có hai kịch bản mà Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt về vấn đề đàm phán TPP, bao gồm: i) Nhật Bản tiếp tục tư duy bảo thủ để bảo vệ nền nông nghiệp và lợi ích của người nông dân – vốn được xem là tầng lớp có sự ủng hộ cao đối với chính quyền Shinzo Abe, nhưng đổi lại chỉ số phát triển kinh tế 2,5% sẽ là con số khó lòng đạt được với tình hình kinh tế Nhật Bản hiện tại; và ii) Nhật Bản sẽ phải nhượng bộ, chấp nhận thách thức của nền kinh tế thị trường để gia nhập TPP, và nguy cơ nền nông nghiệp quốc gia và lợi ích của những người nông dân bị ảnh hưởng mạnh là hoàn toàn có thể xảy ra theo quy luật thị trường. Tất nhiên, trước thế lưỡng nan về lợi ích, nếu có thể, Nhật Bản sẽ lựa chọn một chính sách – kịch bản thứ ba để dung hoà lợi ích của người dân lẫn lợi ích chung của nền kinh tế quốc gia mà không phải hy sinh hoàn toàn bộ phận nào.


Và cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam


Một trong nhiều các giải pháp được đề xuất nhằm giúp Nhật “thích nghi” với sân chơi TPP trên lĩnh vực nông nghiệp chính là việc tìm kiếm các đối tác xuất khẩu lương thực lớn, thông qua ký kết các hình thức hợp tác kinh tế song phương. Đây được xem là giải pháp hứa hẹn nhằm ổn định và đa dạng hoá việc nhập khẩu lương thực song song với quá trình tự do hoá thương mại đa phương. Nói một cách dễ hiểu, thay vì để nền nông nghiệp phải chiến đấu “không cân sức” với các đối thủ, Nhật Bản có thể biến đối thủ thành “đối tác” dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.









Dù là mô hình nào, điều quan trọng là Việt Nam phải chủ động và tính toán hợp lý để có thể “nhanh chân” liên kết với Nhật Bản, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường chất lượng cao.



Trong tương lai, có thể Nhật Bản sẽ chấp nhận những quy định “ngặt nghèo” về nông nghiệp mà TPP thách thức. Tuy nhiên, ngay bây giờ những biện pháp “tình thế” nhằm kéo dài thời gian để chuẩn bị nội lực là hoàn toàn phù hợp với chiến lược của quốc gia này.


Thế nên, sẽ không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Nhật bắt đầu triển khai nhiều dự án “thuê ngoài” tại các quốc gia vùng lãnh thổ có lợi thế nông nghiệp, trong đó có Việt Nam. Việc thuê ngoài sẽ mang lại cho Nhật Bản nhiều lợi ích, trong đó phải nói đến lợi ích trong việc đảm bảo chính sách an ninh lương thực trong dài hạn; đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn về nông sản theo thị trường Nhật Bản.


Một triết lý quan trọng trong nền kinh tế thị trường được nhắc đến chính là “Cuộc chơi nào cũng vậy, không ngoại trừ TPP, mọi người phải có lợi thì cuộc chơi mới lâu bền, nhưng anh nào giỏi, anh nào mạnh sẽ được nhiều hơn”. Cần hiểu, “giỏi” ở đây không chỉ là năng lực, mà còn là tính chủ động. Thế nên trong quan hệ song phương trong vấn đề nông nghiệp giai đoạn đàm phán TPP, Việt Nam cần chủ động đón nhận, thậm chí là đưa ra đề nghị để cả hai cùng xúc tiến mô hình hợp tác.


Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng và nguồn lực phù hợp để phát triển ngành nông nghiệp, trong khi Nhật Bản là quốc gia đứng thứ ba trong các quốc gia TPP có nhu cầu nhập khẩu lúa gạo. Bên cạnh đó, Việt – Nhật với mối quan hệ chính trị – xã hội trong 40 năm qua cũng là tiền đề quan trọng để cả hai cùng nghĩ đến một hợp tác song phương mà cả hai cùng có lợi.


Có ít nhất ba khả năng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong vấn đề nông nghiệp. Một là, Nhật Bản chuyển toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý nông nghiệp của mình sang Việt Nam để tiến hành sản xuất trong điều kiện giá cả lao động, chi phí sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác. Hai là, Nhật Bản có thể chủ động chuyển một phần hệ thống sản xuất bao gồm máy móc, quy trình sản xuất để kết hợp với lao động, tài nguyên nông nghiệp tại Việt Nam để đổi lại một nguồn cung ổn định, giá rẻ. Ba là, Nhật Bản có thể “đặt hàng” các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất gạo “theo chuẩn” mà thị trường Nhật ưa chuộng với giá cả hợp lý, số lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, khả năng này là khó xảy ra trong bối cảnh gạo Việt Nam khó có thể đảm bảo quy trình sản xuất gạo Nhật Bản trong thời gian ngắn, hơn nữa Nhật Bản sẽ “đề phòng” tình trạng phụ thuộc an ninh lương thực quốc gia.


Dù là mô hình nào, điều quan trọng là Việt Nam phải chủ động và tính toán hợp lý để có thể “nhanh chân” liên kết với Nhật Bản, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường chất lượng cao.


Trương Minh – Đỗ Thiện – Nhật Anh






25 năm tách đôi Việt – Đức, câu chuyện của lòng nhân ái

25 năm tách đôi Việt – Đức, câu chuyện của lòng nhân ái

25 năm tách đôi Việt – Đức, câu chuyện của lòng nhân ái


SGTT.VN - Sáng ngày 6.10, tại TP.HCM, sự kiện tách đôi cặp song sinh Việt – Đức cách đây đúng 25 năm đã được ôn lại với nhiều cảm xúc.


Đáng để ôn lại, vì đây là một trong những ca mổ đi vào lịch sử y học Việt Nam cũng như thế giới, và đó cũng là biểu trưng cho tình hữu nghị Việt – Nhật đúng 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia (21.9.1973 – 21.9.2013). Một sự trùng hợp thú vị.










Với sự giúp đỡ của cả xã hội, giờ đây Nguyễn Đức đã có một gia đình hạnh phúc.



Ca tách đôi lịch sử


Năm 1982, tại một trạm xá của huyện Sa Thầy (Kom Tum), một sản phụ đã cho chào đời một cặp song sinh nam dính liền nhau ở phần bụng. Các thầy thuốc chẩn đoán đây là di chứng của chất độc da cam.


Ngành y tế địa phương không giải quyết được, vì thế cặp song sinh được chuyển ra Hà Nội chữa trị, rồi sau đó đưa đến bệnh viện Từ Dũ. Ngày đó, chắc chắn bệnh viện này không có điều kiện cơ sở vật chất tốt như bây giờ, nhưng ban giám đốc và tập thể nhân viên lại luôn có sẵn tình người. Không chỉ nhận hai trẻ, làng Hoà Bình Từ Dũ còn nhận cả người mẹ và chị gái của cặp song sinh vào làm việc để họ có tiền lo cho cuộc sống. Hai đứa bé được mang tên Nguyễn Việt, Nguyễn Đức.


Giữa năm 1986, Nguyễn Việt bị một hội chứng não, hôn mê và được chuyển sang Nhật chữa trị. Tuy được chữa khỏi, nhưng do di chứng của bệnh này, từ đó Việt mất hết tri giác, chỉ còn sống thực vật. Giữa năm 1988, các bác sĩ phát hiện bệnh của Việt ngày càng nặng, cần nghĩ đến việc tách đôi hai anh em để tập trung cuộc sống cho Đức. Ngày 4.10.1988, ca mổ tách đôi Việt – Đức kéo dài đúng 15 giờ, phần lớn những phần chung của cơ thể đều được bác sĩ ưu tiên cho Đức.


Ca mổ ngày đó đáng đi vào lịch sử y học Việt Nam vì nó quy tụ đến 70 giáo sư, y – bác sĩ, dược sĩ được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng tất cả lại cùng chung một mục tiêu mạnh mẽ. Thành công vang dội của nó được thế giới ngưỡng mộ, thậm chí còn được ghi vào Sách kỷ lục Guinness 1991. Trong số hàng chục người tham gia ca mổ ngày đó, nhiều người giờ đây đã ra đi mãi mãi. Đó là GS Ngô Gia Hy, bác sĩ Bùi Sĩ Hùng, bác sĩ Vũ Tam Tĩnh, đặc biệt là người nhạc trưởng – giáo sư, bác sĩ Dương Quang Trung.


Cuộc sáp nhập hạnh phúc


Cuối năm 2006, người viết có dịp chứng kiến đám cưới Nguyễn Đức và Thanh Tuyền tại nhà riêng. Đó là một cột mốc đáng nhớ vì trước đó ít ai ngờ một người không lành lặn như Đức có được hạnh phúc như người bình thường. Nhưng cuộc sống luôn có những điều kỳ diệu, Đức không chỉ có được mái ấm gia đình, mà ba năm sau đó anh và vợ còn có với nhau một cặp song sinh trai, gái hoàn toàn khoẻ mạnh.


Sáng ngày 6.10, Nguyễn Đức bồi hồi phát biểu: “Tôi tự hào mình là minh chứng sống hùng hồn cho một bước ngoặt lịch sử của y học Việt Nam và thế giới. Nếu các bác sĩ trong ca mổ và các bác sĩ Nhật Bản là những bậc cha mẹ đã sinh ra tôi lần thứ hai, thì các bà, các mẹ, các cô ở làng Hoà Bình với tấm lòng bao dung và đôi tay ân cần rộng mở, chở che, chăm sóc chúng tôi từng chút một như những đứa con rứt ruột do chính mình sinh ra”.


Đức nhắc đến các bác sĩ Nhật Bản vì trong ca mổ tách anh và người anh trai Nguyễn Việt có sự giúp đỡ hết mình từ nhân lực, vật lực của nhiều chuyên gia Nhật, đặc biệt là nhóm Negaukai, đứng đầu là giáo sư Fujimoto. Đó là năm 1988, nhưng trước đó hai năm, các hãng truyền hình Nhật, đặc biệt là đài Asahi, đã kịp thời đến đưa tin về trường hợp song sinh đặc biệt này. Thậm chí, sau đó cặp song sinh còn được đưa đến Nhật bằng một chuyên cơ đặc biệt. Cần nói thêm, đó là những năm tháng khó khăn của đất nước.


Cặp song sinh đã trải qua ba tháng điều trị tại một bệnh viện ở Tokyo thuộc hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Mang ơn nước Nhật, vì thế cặp vợ chồng Đức – Tuyền quyết định đặt tên cho hai đứa con của mình là Phú Sĩ và Anh Đào, tên một ngọn núi nổi tiếng và một loài hoa biểu trưng của đất nước Mặt trời mọc.


GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên giám đốc bệnh viện Từ Dũ, một trong những người tham gia ca mổ cách đây 25 năm, nói: “Ca mổ đã đem lại cho bé Đức ngày nào một cuộc sống độc lập, hạnh phúc. Hai bé Phú Sĩ và Anh Đào đã tiếp nối chúng ta mang lại nguồn vui sống vô biên cho Đức. Chắc rằng Đức và vợ, đã, đang và sẽ chăm sóc cho hai con của mình thật tốt, và cũng không quên dành thời gian, tâm trí để giúp đỡ những bạn cùng cảnh ngộ nhưng không may mắn được xã hội quan tâm nhiều như mình”.


bài và ảnh Bình Yên






Trị gút theo cách đông y

Trị gút theo cách đông y

Dưỡng sinh


Trị gút theo cách đông y


SGTT.VN - Đông y gọi bệnh gút (gout) là thống phong. Nếu bạn đã từng bị thức giấc lúc nửa đêm vì một cơn đau dữ dội tại ngón chân cái, rất có thể bạn mắc chứng bệnh này.










Nên ăn thường xuyên các thức ăn có tính kháng viêm như quả dứa. Ảnh: Lê Kiên



Dấu hiệu cấp báo


Bệnh thường xảy ra ở những người tuổi từ 40 – 50. Nam giới mắc bệnh chiếm đến 90%, nữ ít gặp nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở một số chị em thời kỳ mãn kinh. Cũng cần lưu ý những bệnh khác có triệu chứng đau khớp giống với thống phong như viêm khớp do yếu tố thấp hoặc nhiễm trùng.


Báo hiệu thống phong là các triệu chứng: từng đau ở khớp; viêm khớp diễn tiến nhanh trong vòng một ngày; đau ở một khớp; sưng – nóng – đỏ – đau tại khớp; tăng axít uric máu; có hình ảnh X-quang điển hình; dịch khớp không có nhiễm trùng. Bệnh được xác định là chắc chắn khi phát hiện có sự hiện diện của tinh thể urate trong khớp hoặc trong các hạt ở vành tai hay quanh khớp (hạt Tophi).


Cần một liệu pháp tổng hợp


Giai đoạn cấp: khi khớp sưng đỏ, đau nhiều gây hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, có thể cần sự can thiệp của tân dược như các chất chống viêm không chứa steroid, thuốc đặc trị tăng đào thải hoặc ức chế tổng hợp axít uric… Nếu đợt cấp nhưng không ảnh lớn đến sinh hoạt cá nhân cũng như công việc, có thể dùng những bài thuốc có tính chất kháng viêm, giảm đau, thanh lọc cơ thể từ cây thuốc.


Giai đoạn mạn tính: đây là giai đoạn đông y có lợi thế vì thuốc ít gây phản ứng phụ và cơ thể người bệnh dễ dung nạp hơn. Tuỳ thể trạng người gầy, thừa cân, bệnh khác đi kèm… mà thuốc sẽ được điều chỉnh hoặc kết hợp khác nhau. Thầy thuốc đông y dựa vào các thông tin có được qua thăm khám trực tiếp sẽ phân chia người bệnh thuộc thể tạng nóng – lạnh (nhiệt – hàn), tốt – suy nhược (thực – hư), cơ quan bệnh (tạng – phủ), giai đoạn bệnh (biểu – lý) nhằm sử dụng thuốc phù hợp, có thế điều trị mới đạt kết quả mong muốn.


Đối với một bệnh khó trị như bệnh gút, không thể có duy nhất một cây thuốc, một bài thuốc mà cần một liệu pháp tổng hợp gồm điều chỉnh lối sống, ăn uống hợp lý, sử dụng thuốc đúng chỉ định.


Phòng ngừa


Nguyên nhân gây bệnh là trong máu có quá nhiều chất axít uric. Axít uric hình thành từ chất đạm có cấu tạo nhân purine, hiện diện nhiều trong nạc động vật, phủ tạng, hải sản… Có hai con đường gây tăng axít uric trong cơ thể: đưa vào cơ thể quá dư, hay thận thải trừ kém, hoặc do cả hai.


Vì vậy, để phòng ngừa thống phong, cần thực hiện các biện pháp: uống 8 – 10 ly nước hàng ngày (2 – 2,5 lít) để tăng bài tiết axít uric; hạn chế rượu, bia, càphê, trà đậm; ăn trái cây tươi: dâu, dưa hấu, đào, lê, táo… và nhiều rau xanh: cần tây, ngò gai… nhưng hạn chế măng tây, cải bó xôi, nấm, các loại đậu vì chứa nhiều purine; tránh ăn nhiều thịt đỏ, ngũ tạng (đồ lòng), hải sản... Cũng cần tránh dùng dầu đã qua sử dụng vì mất vitamin E và tăng axít uric. Điều chỉnh cân nặng hợp lý, nhưng giảm cân quá nhanh cũng có thể gây bùng phát cơn gút.


Các thức ăn vị thuốc có tính kháng viêm nên sử dụng thường hơn: quả dứa, nghệ, gừng, đu đủ… Còn các vị thuốc từ kinh nghiệm dân gian có thể cải thiện tình trạng bệnh nhân là lá cây sa kê, thân rễ cây dáy…


ThS.BS Trần Văn Năm, phó viện trưởng viện Y dược học dân tộc TP.HCM.









Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng những vị thuốc, bài thuốc từ kinh nghiệm hoặc do người quen mách bảo. Nguyên tắc điều trị bệnh của đông y là thuốc sử dụng tuỳ vào người bệnh cụ thể, không dựa vào chứng hay một bệnh danh ghi trong sách vở, vì có vị thuốc sử dụng hiệu quả cho người này nhưng không hề tác dụng với người khác.







Ý thức

Ý thức

Chuyện đêm nay


Ý thức


SGTT.VN - Đình đám nhất là chuyện cuốn sách của cô gái mang tên Huyền Chíp, người tán dương có nhưng cũng không thiếu người phản ứng bởi cho rằng, cuốn sách này tuyên truyền cách sống thiếu ý thức như vượt biên, đi làm lậu. Có vẻ như ý thức đang là “ông kẹ” của không ít dân Việt.










Có vẻ như ngoài lời tung hô, những vòng hoa, các cầu thủ U19 cần được rèn thêm về ý thức ngay từ bây giờ. Ảnh: VSI



Thời ông Karl-Heinz Weigang đến làm huấn luyện viên ngoại đầu tiên cho bóng đá Việt Nam, ông đến khốn khổ với việc làm sao để các cầu thủ của mình sinh hoạt theo chuẩn mực chung. Mặc cho các khách sạn 5 sao ở nước ngoài ngăn cấm chuyện nấu ăn, giặt giũ phơi phóng trong phòng. Các cầu thủ của ta cứ thế mà giặt, phơi, nấu đồ ăn rồi tụ tập trong phòng để ăn cùng. Thậm chí còn có màn giỡn hớt như xé hết bao mì gói mà cầu thủ Trần Công Minh để trong va li, sau đó đổ nước sôi rồi kéo dây kéo lại khiến người dọn phòng một phen khốn đốn. Chuyện ấy được lý giải bởi, thời ấy ta còn khổ, đi nước ngoài ít nên chưa quen với các thông lệ.


Nhưng đến tận thời ông Calisto làm huấn luyện viên trưởng cho đội tuyển Việt Nam, chuyện ý thức vẫn là một vấn đề. Nhìn các cầu thủ chuyển nhượng với giá vài tỉ đồng nhưng mặc đồ vẫn không theo khuôn phép nào dự các lễ lạt, ông Calisto ngứa mắt không chịu đựng được. Ông Calisto tập trung cả đội lại và lên hẳn một buổi giảng về chuyện mặc đồ nào ở nơi nào là phù hợp. Ông chỉ cách thắt caravat cho từng cầu thủ, ông bắt buộc không được đi giày tây, mặc vest mà mang vớ trắng thể thao. Ông đề nghị, từ nay mặc vest khi cả đội di chuyển ra nước ngoài, đến các lễ mừng công. Ông nói thẳng, đó là cách tôn trọng chính đội tuyển mà mình đang đại diện một cách có ý thức nhất.


Thật ra chuyện ý thức của cầu thủ không chỉ cần thiết điều chỉnh ở cách sinh hoạt mà ngay cả trong sân bóng, cách thi đấu. Trường hợp rõ rệt nhất mới đây khá đau là Công Vinh nhận thẻ đỏ ra sân ở Nhật. Sau bao chờ đợi, mãi đến lúc đội bóng của Vinh – tiền đạo người chấn thương, người bị thẻ phạt không thể ra sân – Vinh mới có cơ hội xuất hiện trên sân. Nhưng hỡi ơi, sau khi ghi được bàn thắng, Vinh đã ăn mừng bằng cách cởi phăng áo dù biết rằng sẽ phải nhận thẻ vàng cho hành vi này. Đến phút 36, sau một pha va chạm, Vinh lại bị phạt tiếp thẻ vàng nữa thành một thẻ đỏ khiến cả đội phải chật vật thi đấu với 10 người ở những phút sau đó.


Thật ra khó trách Vinh lắm, bởi ở Việt Nam Vinh không ít lần cởi áo bất chấp phải nhận thẻ vàng, như trận Vinh tái xuất cùng đội Sông Lam mùa này chẳng hạn. Nhưng, khác nhau ở chỗ, ở các nền bóng đá tiên tiến, cầu thủ ý thức mình vì đồng đội nên không dám mạo hiểm, trọng tài cũng cứ theo luật mà làm. Còn ở Việt Nam, các cầu thủ ỷ lại rằng, sau khi đã nhận một thẻ vàng, các trọng tài thường nương tay vì các áp lực “trận đấu phải về đích an toàn” hay cẩn thận kẻo “vỡ trận”. Chính các trọng tài như Võ Quang Vinh hay Dương Mạnh Hùng trước đây đều thừa nhận chuyện đương nhiên phải nương tay này. Chính điều này khiến ý thức tôn trọng luật của cầu thủ Việt Nam ít hơn so với các cầu thủ nước ngoài.


Hôm nọ, nghe bầu Đức nói về chuyện ưu tiên hàng đầu mà ông dành cho các cầu thủ của mình là phải thành người tử tế thông qua chuyện học hành. Thậm chí, ông còn cho biết, cầu thủ của ông có thể nói, hiểu cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, không ít người tin rằng từ nay chuyện ý thức chắc chắn sẽ được cải thiện. Nhưng hôm rồi, nghe tin đội U19 Việt Nam thay vì đăng ký lịch tập với ban tổ chức đã ra thảm cỏ trước đền thờ Hồi giáo ở Malaysia tập luyện. Cảnh sát đến nhắc nhở, các thầy và trò lui vào trong đợi cảnh sát đi rồi lại ra tập luyện tiếp. Để rồi cảnh sát lại phải quay lại và nhắc nhở nghiêm khắc hơn mọi thứ mới dừng lại.


Nghe mà thấy buồn bởi hoá ra, chuyện có ý thức sẽ phải bắt đầu từ “người lớn” mà điều ấy có vẻ hơi phiêu.


Ngẫm mà rầu.


Tất Đạt






Về làng Đỏ ăn trám đen

Về làng Đỏ ăn trám đen

Hương vị quê nhà


Về làng Đỏ ăn trám đen


SGTT.VN - Làng Đỏ nổi danh với đặc sản trám đen, từng ghi dấu tình cảm cá – nước của dân địa phương với các cán bộ hoạt động bí mật thời kỳ tiền khởi nghĩa – trước năm 1945.










Trám đen kho thịt cho hương vị chan hoà cộng hưởng ngon một cách lạ lùng.



“Làng Đỏ” là cách gọi xưa kia của người Bắc Giang để nói về tinh thần cách mạng của những người con trên mảnh đất An toàn khu 2 (Hoàng Vân – Hiệp Hoà) anh hùng. Trám đen nhiều nơi có nhưng chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại thích trám đen ở Hoàng Vân, bởi cái hương vị thơm ngậy lẫn bùi bùi. Và đương nhiên, giá bán đặc sản này ở đây cũng cao hơn nhiều nơi khác. Vì thế, không ít thương buôn mua trám Hoàng Vân về trà trộn với nơi khác để kiếm lời.


Đến Hoàng Vân vào mùa thu, khi những hàng cây trám cổ thụ chi chít bước vào mùa thu hoạch. Chúng tôi thật bất ngờ, hầu như gia đình nào trong xã cũng có ít nhất một cây trám trong vườn, vừa làm bóng mát vừa lấy trái ăn. Đặc biệt, hễ đến rằm tháng bảy âm lịch, mọi nhà nơi đây đều có dĩa trám đen thắp hương trên bàn thờ. Nhà cầu kỳ hơn thì làm món “nhám” – tên gọi riêng món gỏi cá với trám đen.


Anh Nguyễn Việt Phương, cán bộ văn hoá xã Hoàng Vân cho biết: Cả xã có gần 3.000 cây trám, trong đó có 100 cây cổ thụ trên 100 năm tuổi và hơn 200 cây từ 70 – 100 năm tuổi. Riêng thôn Vân Xuyên đã trồng hơn 1.000 cây trám đen. Hàng năm, Hoàng Vân cung cấp ra thị trường 50 – 60 tấn trám tươi. Trồng trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây từ 7 – 10 năm tuổi cho thu 2 – 3 tạ trái/năm. Giá trám trung bình lúc đầu mùa là 20.000 – 30.000 đồng/kg. Và, trám đen Hoàng Vân thực sự trở thành một loại cây hàng hoá.










Mỗi gia đình ở Hoàng Vân đều có ít nhất một cây trám đen. Và, nhiều trong số chúng là những cây cổ thụ trên 100 năm tuổi.



Có hai loại trám cần phân biệt là quả trám thoi và trám trâu. Trám thoi nhỏ nhắn, vừa bùi, vừa dễ ăn hơn so với trám trâu. Theo những người dân trong vùng, trám ở Hoàng Vân ngon có tiếng và được dùng như một đặc sản thết đãi người thân. Trám đen có thể chế biến được nhiều món ngon như trám kho cá, kho thịt, trám nhồi, nem cuốn… Anh Phương kể, thịt kho trám phải là thịt ba chỉ, sau 30 phút ướp là có thể đem nấu, đến khi nước thịt trong nồi sóng sánh, thoảng thấy mùi thơm của trám là được. “Nếm thử một miếng trám, một miếng thịt mà không phân biệt được đâu là trám đâu là thịt”, anh Phương tấm tắc. Trám có thể nấu xôi nhân trám, một chõ xôi vài cân gạo nếp cần có 1/3 là nhân trám. Như vậy, phải có vài rổ hạt trám mới lấy được 1kg nhân. Để chuẩn bị, phải vo gạo nếp, ngâm từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới rửa hạt trám đổ ra nong. Mọi người trong gia đình xúm quanh nong hạt trám để lấy nhân trộn cùng gạo, thêm ít muối và cho vào chõ đun nhỏ lửa. Khoảng nửa giờ sau, mùi xôi trong hơi gió thơm phảng phất nhựa trám. Khi ăn, ta có cảm giác sần sật, béo, bùi lẫn trong hạt nếp dẻo quánh. Hương nếp cái hoa vàng quyện hương nhân trám thành một hương vị khó tả.


Chia tay Hoàng Vân, chúng tôi còn nhớ mãi câu nói một cụ ông: “Quả trám là thực phẩm chủ yếu để dân Hoàng Vân nuôi dưỡng cán bộ cách mạng năm xưa”. Có lẽ vậy mà đến giờ nhiều người vẫn gọi đây là “làng Đỏ”.


bài và ảnh Hồng Ngoan






Thăm nơi đất lạnh tình nồng

Thăm nơi đất lạnh tình nồng

Nhật ký trên những đôi giày


Thăm nơi đất lạnh tình nồng


SGTT.VN - Bob – anh bạn người Mỹ từng nói với tôi: “Việc pha trộn các kiến trúc tao nhã của đô thị cùng với thiên nhiên tuyệt đẹp khiến thành phố Vancouver của Canada như một thứ bùa mê hớp hồn du khách. Khi đặt chân đến đây, chẳng ai muốn rời xa nó. Du khách sẵn sàng hy sinh những gì náo nhiệt hay sự tiện ích ở các thành phố khác để đến Vancouver tận hưởng sự thân thiện, nồng ấm, không khí trong lành của làng quê”.










Một góc thành phố Vancouver, Canada.



Tôi đến Vancouver vào những ngày giữa mùa thu. Những thảm lá phong trong các công viên dệt nên bức tranh thật đẹp về mùa thu. Nhiệt độ có khi xuống còn 00C, nhưng Vancouver trong tôi là một thành phố “đất lạnh tình nồng”.


Thành phố không đường cao tốc


Vancouver nằm giữa núi Coast và trải dài theo đường cong của biển Thái Bình Dương. Sự cân đối giữa biển và trời, cũ và mới, những toà nhà chọc trời và nhiều công viên trải dài tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp cho Vancouver. Không chỉ có những con phố cổ trầm mặc cùng thời gian, tôi nhìn nhận Vancouver ở một khía cạnh khác: thành phố yên bình và là sự hỗn hợp văn hoá. Tất cả những điều đó thể hiện trên đôi mắt và khuôn mặt của người bản địa.


Không giống như các thành phố Bắc Mỹ khác chằng chịt cầu vượt cho làn đường cao tốc, ở Vancouver trải dài với những làn đường dành cho xe ôtô, làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ. Người địa phương cũng không sử dụng nhiều ôtô đi lại để chứng minh sự giàu có của mình mà chỉ sử dụng hệ thống tàu điện công cộng.


Cũng giống như các thành phố khác của Canada, Vancouver chào đón làn sóng nhập cư từ những tộc người khác trên thế giới đến đây sinh sống. Họ sống theo những khu phố và mang dấu ấn riêng của chính họ trong lòng phố. Nhiều nhất trong số đó là những cư dân đến từ châu Á: Trung Quốc, Hong Kong và Nhật. Hình ảnh anh công nhân đào đường được chính phủ tiểu bang British Columbia tạc tượng đặt tại China Town, như một lời cảm ơn những công dân sớm đến đây giúp Canada hoàn thành hệ thống tàu lửa từ Vancouver sang các thành phố bờ Đông. Tất cả tạo nên sự đa sắc màu văn hoá tại Vancouver.










Những hàng lá phong đổi màu khi thu về.



Thành phố văn hoá đa chiều


Khác với các thành phố khác thường chọn đặt km zero trước bưu điện. Vancouver lại chọn mile zero là công viên Beacon Hill nơi đặt tượng anh hùng Terry Fox, người bị căn bệnh ung thư chân đã chạy marathon từ Vancouver đến các thành phố bờ Đông của Canada nhằm quyên góp quỹ chống ung thư. Ông hoàn thành sau 143 ngày với đích cuối cùng là công viên Beacon Hill.


Tôi đến Gastown và đi trên con đường đá cuội Old England. Thời gian như ngừng trôi ở con phố cổ kính nhất Vancouver. Bức tượng ông Jack Deighton – thuyền trưởng người Yorkshire được đặt giữa trung tâm phố đưa tôi quay ngược lại quá khứ bởi câu chuyện phố đã được thành lập như thế nào vào những năm 1867. Con đường đá cuội vẫn còn đó và là “hơi thở” của người bản địa. Họ cứ kéo đến đây để càphê và trò chuyện rôm rả vào mỗi buổi chiều.


Chiếc đồng hồ chạy bằng hơi nước do chuyên gia nghiên cứu về thời gian người Canada là Raymond Saunders xây dựng và hoàn thành vào năm 1977 tại Gastown, lại mang đến những cảm giác thú vị. Cứ năm phút, chiếc đồng hồ rú lên và nhả khói bằng những làn hơi nước mịt mù.


Tôi cứ lang thang qua những con phố đầy sắc màu văn hoá khác nhau trong cơn mưa thu nhè nhẹ. Yaletown lại mang đến hơi thở trẻ trung cho Vancouver. Đó là con phố với những quán càphê san sát nhau cùng với cửa hàng thời trang trưng bày những bộ cánh mới nhất về thiết kế. China Town ở Vancouver là khu phố người Hoa lớn thứ nhì ở các thành phố Bắc Mỹ, mang sắc màu phương Đông và đa dạng về ẩm thực.









Những điểm tham quan khác tại Vancouver:


– Toà nhà quốc hội.

– Vườn hoa Butchart.

– Dinh thự Canada.

– Cầu treo Capilano dài nhất Bắc Mỹ.

– Nơi diễn ra thế vận hội mùa đông 2010.



Thành phố đáng sống

Những nhà triết học cổ Hy Lạp đưa ra cách thức để giải thích sự hoà thuận giữa một vùng đất nào đó và môi trường bằng cách đưa vùng đất vào so sánh với các yếu tố cơ bản: đất, không khí, nước và lửa. Vancouver đều đạt bốn tiêu chí đó dù xen nó vào bất cứ nơi đâu. Vancouver là thành phố hải cảng kinh tế lớn nhất Canada, yếu tố “đất” Vancouver đã đáp ứng. Không khí tại Canada rất trong lành, bởi bao quanh thành phố là những ngọn đồi được phủ xanh những ngọn tuyết tùng và các rừng lá phong.


Năm 1886, Gastown bị cháy bởi trận hoả hoạn, người Vancouver ra sức xây dựng lại bởi nó là “linh hồn” của Vancouver. Kể từ đó trở đi, Vancouver chưa bao giờ xảy ra bất cứ vụ cháy nào kể cả cháy rừng. Tôi lại lang thang cảng cá Inner Harbour, nơi mà ông Vancouver đặt bước chân đầu tiên đến đây vào năm 1792 và thành phố mang tên ông. Chiếc canô cứ lướt qua làn nước trong veo quanh thành phố đưa tôi dạo quanh Vancouver. Vancouver vẫn đáp ứng tiêu chí “nước” và “lửa”.


Nếu xét yếu tố đất, không khí, nước và lửa theo nghĩa bóng, Vancouver vẫn đáp ứng, thành phố giàu có, mức sống cao, không khí trong lành và đa sắc văn hoá. Vancouver là thành phố hài hoà giữa các yếu tố. Thành phố liên tục nhận giải thưởng của các tạp chí kinh tế nổi tiếng thế giới: top 5 thành phố đáng sống nhất thế giới.


Tôi đang đi giữa một mùa thu vàng ở Vancouver!


bài và ảnh Chí Linh






Ý tưởng hay cần gặp thị trường tốt

Ý tưởng hay cần gặp thị trường tốt

Nâng giá trị cho sách


Ý tưởng hay cần gặp thị trường tốt


SGTT.VN - Thị trường sách tại Việt Nam lâu nay dường như chỉ có sách bán. Các nhà kinh doanh hầu như chưa nghĩ tới những cách để tôn vinh sách, chinh phục người mua bằng những cách làm hấp dẫn kèm theo.










Ấn bản Tại sao các quốc gia thất bại bìa bọc da handmade được NXB Trẻ giới thiệu.



Singapore, 5.12.2012


Tại nhà sách Books Actually nằm khiêm tốn trong khu phố cổ Tiong Bahru, một nhóm du khách mê sách người Việt như lạc vào mê cung quên mất đường về. Xét về tính quy mô thì nhà sách cỡ này ở TP.HCM, Hà Nội đâu có thiếu, thậm chí, xét về lượng sách, văn phòng phẩm được bày bán thì cửa hàng Fahasa, Phương Nam, Nguyễn Văn Cừ hay Thăng Long... còn hoành tráng hơn gấp nhiều lần.


Vậy, điều gì khiến nhóm độc giả – lữ khách người Việt mê mải đến vậy? Câu trả lời thật giản đơn: ở Books Actually, nhiều người trong số họ lần đầu tìm thấy những cuốn sách hay được đóng gói hấp dẫn, như những món quà tặng giá trị dưới dạng những ấn bản đặc biệt với mức giá không quá cao để phải đắng đót tần ngần. Nhất là, ở đó, họ tìm thấy những phụ kiện đi kèm sách, rất tinh tế và đi ngay vào cảm xúc của dân đọc sách: những cây bút chì nhiều màu in nhũ tên các nhà văn cùng những tác phẩm phổ biến của họ, những túi xách vải, bookmark in hình, minh hoạ, trang bìa các tác phẩm lớn...


Thì ra, những thứ lặt vặt gọi là phụ kiện đi kèm với sách lại có sức cuốn hút đến vậy. Chúng hấp dẫn đến mức, nhiều người đã chi tiền mua nguyên một bó bút chì tác giả (author pencil) nhiều màu có khắc tên E. Hemingway, Raymond Carver cho đến Antoine de Saint-Exupéry hay Hugo, Cervantes, Banzac... vì cầm chắc đây sẽ là những món quà giản dị và đúng gu sau chuyến đi dành cho những người bạn mê đọc ở quê nhà.


Sài Gòn, đêm cuối tháng 9.2013


Tại nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ, chị Liên, 37 tuổi, nhà ở quận 5 đi mua quà sinh nhật cho một người bạn. Sau khi chọn sách, chị không dám nhờ nhân viên nhà sách gói quà theo kiểu “đại trà”, mà đi chọn một chiếc hộp giấy và một miếng giấy phủ, dây buộc mộc mạc, phù hợp với “tâm tính” người nhận quà, rồi nhờ nhân viên nhà sách cắt dán, gói quà bằng thủ công.


Nhà sách hôm cuối tuần, đông khách, nhân viên gói quà không ngớt việc. Chị Liên phải đứng chờ gần 15 phút mới xong món quà. Toàn bộ phí và giá đóng gói, giấy, hộp mấy quyển sách là 30.000 đồng. “Tạm ưng ý. Nhưng nếu như các nhà làm sách, ngoài việc chăm chút nội dung, quan tâm hơn đến khâu đóng gói sản phẩm đồng bộ về hình thức – nội dung để gia tăng giá trị trong trường hợp khách hàng có nhu cầu mua sách làm quà tặng, thì sẽ đỡ mất công hơn, món quà cũng hoàn hảo hơn”, chị Liên nói.


Và cũng theo chị Liên, nếu đã chọn sách làm quà tặng người thân trong những dịp đặc biệt, thì chắc chắn, khách hàng sẵn sàng chi tiền phụ trội so với giá sách gốc để nâng giá trị món quà.


Trụ sở nhà xuất bản Trẻ, ngày đầu tháng 10.2013


Nhân viên ở đây đang chuẩn bị đưa lên kệ một lô hàng đặc biệt cho nhu cầu thị trường hướng đến ngày doanh nhân (13.10): Bộ lãnh đạo tài ba, gồm một chiếc bao da handmade (may tay), hộp đựng và hai cuốn cẩm nang dành cho nhà quản lý: Nghệ thuật quyến rũ và 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực của Robert Greene, giá 999.000 đồng (trong lúc đó, chỉ tính tổng giá bìa hai cuốn sách là: 225.000 đồng). Ngoài ra, cuốn sách gây chú ý dư luận và lọt vào giải Sách Hay 2013 vừa qua – Tại sao các quốc gia thất bại – của hai tác giả Daron Acemoglu và James A. Robinson được “đóng gói” khá đặc biệt với bìa bằng da may đục lỗ thủ công, trang trí gáy sách như những cuốn sách classic (kinh điển) nước ngoài, tên sách được khắc laser, mặt trong được lót vải nhung để tăng độ cứng cáp của bìa, kèm theo một hộp đựng quà khá trang nhã. Phần quà này có giá 1.295.000 đồng (đội lên so với giá bìa sách là 980.000 đồng). Ngoài ra, NXB Trẻ và dự án Ybook cũng có chế độ khuyến mãi voucher mua sách điện tử hay mua sách tại cửa hàng sách của nhà xuất bản Trẻ cho khách hàng mua các sản phẩm sách đóng gói quà tặng trong đợt này.


Đây là lần đầu tiên, ý tưởng thể nghiệm đóng gói sách làm quà tặng được một NXB trong nước đầu tư quy mô lớn như vậy. Hiệu quả đến đâu, còn phải đợi, nhưng việc thực hiện ý tưởng này có ý nghĩa đặc biệt với một thị trường xuất bản bấy lâu chỉ lo in sách bán, chưa nghĩ tới những cách để tôn vinh sách, chinh phục người mua bằng những chiêu thức hấp dẫn kèm theo.


Nhã Nam thư quán, trưa 2.10.2013


Nhã Nam, hiện nay vẫn là công ty sách thường xuyên nhất quan tâm đến việc in, giới thiệu những ấn bản đặc biệt của các tác phẩm giá trị, kinh điển và phát hành khuyến mãi các phụ kiện thèm theo sách như bookmark, huy hiệu nhân vật Pipi, Hoàng tử bé... Theo ông Thanh Hoài, phó giám đốc Nhã Nam, thường thì các ấn bản đặc biệt có mức giá gấp ba lần ấn bản phổ thông được phát hành tốt. Khoảng 50% người mua là quen thuộc, trong giới sưu tầm sách và 50% khách vãng lai, mua làm quà tặng, lưu niệm một bản sách mà người ta thấy trân quý.


Tuy nhiên, cũng theo ông Hoài, nhìn từ góc độ nhà sản xuất: “Hiện nay, với thị trường Việt Nam, có thể xem việc đóng gói sách, cộng thêm quà tặng, phụ kiện.... được hiểu là cách marketing thêm cho sách trong những dịp bán hàng đặc biệt và thường được thực hiện hiệu quả qua các nhà sách trên mạng, chưa phải là một ngành độc lập và chưa có sự theo đuổi lâu dài, chuyên nghiệp. Điều này cũng tuỳ thuộc vào thị trường đọc. Với một thị trường đọc phát triển thì việc thực hiện ý tưởng đóng gói sản phẩm sách, sản xuất phụ kiện quà tặng như trên sẽ rất hiệu quả”.


bài và ảnh Nguyễn Vinh






“Dĩ công vi thượng”

“Dĩ công vi thượng”

“Dĩ công vi thượng”


SGTT.VN - Một thiên tài quân sự, một nhân cách vĩ đại, một vị Đại tướng của hoà bình, của nhân dân, hết lòng yêu thương cấp dưới đã ra đi. Sự ra đi của Đại tướng gây xúc động lớn trong toàn dân và trên thế giới, chứng tỏ uy tín của Đại tướng trong lòng nhân dân, nhưng cuộc đời ông cũng đầy thăng trầm.










Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến về thăm Điện Biên, 4.2004. Ảnh: Reuters



Dù tuổi tác ngày càng cao, sức khoẻ càng yếu nhưng Đại tướng rất quan tâm đến tình hình đất nước, từng đề xuất những góp ý cho cải cách giáo dục, cho văn hoá. Thời bác Giáp làm khoa học kỹ thuật, ông quy tụ được rất nhiều các nhà trí thức, khoa học. Trong báo cáo đầu tiên tại thành phố Nha Trang khi làm phó Thủ tướng phụ trách khoa học và kỹ thuật, ông đã xác định rõ chúng ta phải phát triển ra biển, phải làm kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc. Không phải ra biển chỉ để đánh bắt cá, mà phải nuôi trồng thuỷ sản, nếu không tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt. Ngày đó Đại tướng đã nhìn thấy tầm chiến lược của kinh tế biển khi điều hành kinh tế đất nước.


Về với đời thường, hàng ngày tưới cây, ngồi thiền, rèn luyện thể lực, sống với gia đình, vui với cỏ cây… bác Giáp vẫn giữ mối quan hệ gần gũi với giới trí thức, và được tín nhiệm cao trong giới trí thức bởi bản thân ông là một nhà trí thức uyên thâm nhiều ngành, khoa học, giáo dục, quân sự... Bác Giáp rất tôn trọng nhân tài, có quan hệ thân thiết với GS Trần Đại Nghĩa, GS.BS Tôn Thất Tùng, người đã từng lên Điện Biên Phủ điều trị cho thương bệnh binh…


Là người gần gũi với Đại tướng, tôi hiểu quãng đời mà ông buồn nhất là khi được giao nhiệm vụ phụ trách sinh đẻ có kế hoạch. Đó cũng là một điều buồn trong lịch sử.


Bác Giáp sẵn sàng phục tùng sự phân công của Đảng dù có lúc thấy không phù hợp với sở trường, đó là phẩm chất “dĩ công vi thượng” (đặt sự nghiệp chung lên hàng đầu) mà bác học được trong những đêm ở hang Pắc Bó, nằm ngủ bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Kim Yến (ghi)









GS Phạm Duy Hiển: Về cuối đời, Đại tướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề văn hoá giáo dục và đạo đức xã hội. Thấy quá nhiều chuyện bất cập, cụ muốn làm thế nào để kết nối với giới trí thức nói nhiều về chuyện này. Đại tướng đã cùng GS Hoàng Tuỵ, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Nguyễn Quang Diệu… có ý kiến về giáo dục, và gửi lên Chính phủ những bức xúc của mình…


Hai ba năm gần đây, cụ nằm yên, không nói được nhiều, nhưng đâu đó trong tâm khảm vẫn còn trỗi dậy xung quanh những vấn đề của đất nước.







DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ