Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Quỹ Lawrence S. Ting bàn giao 3 tỉ thiết bị y tế cho cộng đồng

Quỹ Lawrence S. Ting bàn giao 3 tỉ thiết bị y tế cho cộng đồng

Quỹ Lawrence S. Ting bàn giao 3 tỉ thiết bị y tế cho cộng đồng


SGTT.VN - Sáng ngày 24.10, tại khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting đã tổ chức lễ bàn giao dụng cụ và vật tư y tế tiêu hao do Tổ chức từ thiện MedShare (Mỹ) tài trợ.










Sở Y tế Đồng Tháp tiếp nhận dụng cụ và vật tư y tế. Ảnh: Như Thuần



Đây là lần thứ 3 Quỹ Lawrence S. Ting đóng vai trò kết nối, tiếp nhận 1.100 mặt hàng tài trợ từ MedShare và bàn giao lại cho các đơn vị thụ hưởng tại Việt Nam với tổng giá trị ước tính khoảng 3,1 tỉ đồng. Ba đơn vị thụ hưởng tài trợ năm 2013 gồm có: sở Y tế tỉnh Trà Vinh (350 mặt hàng), sở Y tế tỉnh Đồng Tháp (400 mặt hàng) và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long (350 mặt hàng).


Như vậy, kể từ khi chính thức phối hợp cùng Tổ chức từ thiện MedShare vào năm 2011, đến nay, Quỹ Lawrence S. Ting đã trực tiếp trao cho các đơn vị thụ hưởng tại Việt Nam hàng ngàn mặt hàng tài trợ là dụng cụ và vật tư y tế tiêu hao mới 100% với tổng giá trị gần 10 tỉ đồng cùng phí vận chuyển hàng tài trợ từ Mỹ về đến Việt Nam khoảng 1,2 tỉ đồng do Quỹ Lawrence S. Ting tài trợ.


N.Th






TP.HCM: hết xét tuyển vào lớp 10 công lập từ năm học 2014-2015

TP.HCM: hết xét tuyển vào lớp 10 công lập từ năm học 2014-2015

TP.HCM: hết xét tuyển vào lớp 10 công lập từ năm học 2014-2015


SGTT.VN - Từ năm học 2014 - 2015, tất cả các trường trung học phổ thông (THPT) công lập trên địa bàn thành phố sẽ tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10.


UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản số 5588/UBND-VX về “thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2014-2015” đối với các trường THPT tại những quận, huyện trước đây được xét tuyển.










Từ năm học 2014-2015 tất cả học sinh lớp 9 tại TP.HCM muốn vào lớp 10 công lập phải qua kỳ thi tuyển. Ảnh: TL



Theo đó, kể từ năm học tới, tất cả học sinh lớp 9 đều phải thi tuyển để vào lớp 10 công lập chứ không còn xét tuyển như ở một số quận, huyện trước.


Công văn số 5588 /UBND-VX do UBND TP ban hành cũng giao sở GD-ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố có kế hoạch triển khai nghiêm túc quy định này ngay từ năm học 2013-2014. Việc tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập sẽ theo quy chế tuyển sinh của bộ GD-ĐT.


Từ năm học 2006 - 2007, TP.HCM áp dụng cùng lúc hai hình thức tuyển sinh vào lớp 10 công lập là thi tuyển và xét tuyển. Đầu tiên, chỉ có ba huyện Bình Chánh, Củ Chi và Cần Giờ được thực hiện hình thức xét tuyển. Sau bảy năm số quận được xét tuyển vào lớp 10 tăng lên thành 9/24 quận, huyện, gồm Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 6 và quận Bình Tân.


Theo giải thích của giám đốc sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn, hiện nay trên địa bàn TP.HCM không còn những trường THPT yếu kém về chất lượng dạy và học cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị… Nhiều trường được xây mới với cơ sở vật chất hiện đại, tiếp cận chuẩn khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đặc biệt, huyện Cần Giờ là một địa phương vùng xa, vùng sâu nhưng thời gian qua đã được thành phố đầu tư mạnh mẽ và hiện trên địa bàn huyện đã có ba trường THPT đẹp về kiến trúc, khang trang về cơ sở vật chất, đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức thi tuyển. Từ thực tế này, sở GD-ĐT đã mạnh dạn đề xuất UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương về thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2014-2015 tại những quận, huyện đang thực hiện xét tuyển lớp 10 trong những năm vừa qua.


Ông Sơn cũng cho biết, việc tổ chức thi tuyển còn nhằm đảm bảo tốt việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở, những em học giỏi sẽ thi tuyển vào các lớp chuyên, trường chuyên để nâng cao kiến thức. Còn những em học sinh có học lực trung bình yếu, hổng về kiến thức, khả năng học tập hạn chế sẽ vào học hệ giáo dục thường xuyên, ít bị áp lực nhiều về kiến thức, phù hợp với năng lực thực tế của học sinh. Ngoài ra, các em có thể lựa chọn học hệ trung cấp nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp.


D.Th






Mua cây phải chọn kỹ

Mua cây phải chọn kỹ

Ý kiến bạn đọc:


Mua cây phải chọn kỹ


SGTT.VN - Đọc bài "Cây kiểng giải độc: thận trọng khi trồng" (SGTT số ra ngày 16.10.2013), nhiều bạn đọc góp thêm những ý kiến hay, xin trích đăng:


Còn rất nhiều loại cây cảnh chứa chất độc, có thể nguy hại cho người và động vật nếu vô tình bị dính nhựa hay ăn lá và hít phải phấn hoa như hoa thơm ổi, cây chuỗi ngọc, anh thảo, dạ lan, xương rồng bát tiên... Những loại cây cảnh gây độc được ưa thích vì thường có hoa đẹp, dễ trồng.










Cần tìm hiểu trước khi quyết định để cây trong nhà. Ảnh: CTV



Tùy cơ địa của mỗi người mà mức độ gây độc nặng hay nhẹ. Để đảm bảo sức khỏe, người chơi cây cảnh nên chọn những cây lành tính. Với những cây đã được cảnh báo, nếu chơi nên đề phòng, không nên cho trẻ nhỏ và thú cưng tới gần, đặc biệt với trẻ ở độ tuổi có thói quen nhét các vật lạ vào miệng. Không nên trồng những cây cảnh độc cạnh nguồn nước sinh hoạt. Trong trường hợp có biểu hiện ngộ độc, cần đưa đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời. Người chơi cây cảnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc tính của những loại hoa, cây cảnh trong nhà để tránh hậu quả đáng tiếc. (Võ Tuấn Châu, cafe...@yahoo.com) .


Tôi xin được góp thêm một thông tin cho bài báo này: cây vạn niên thanh không nên để trong nhà. Nếu đã chạm tay vào loại cây này thì đừng dụi tay lên mắt vì có thể làm cho mắt bạn mù một phần hoặc vĩnh viễn. Loại cây này có tên khoa học là dieffenbachia cultivar (tên thường gọi: vạn niên thanh), thuộc họ ráy (araceae), thân mềm, lá màu xanh đốm trắng, được trồng làm kiểng trong nhà ở khắp nơi trên thế giới. Độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể calcium oxalate trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các enzyme phân giải protein trong các tế bào tạo tinh thể.


Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể calcium oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa... Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi. (Mai Hậu, maihau...@yahoo.com)


Hầu hết thực vật đều tốt cho môi trường sống. Tuy nhiên, cần phân biệt cây nào thải ra khí cacbonic (CO2), cây nào thải ra khí oxy (O2) vào ban đêm (trong điều kiện không hoặc thiếu ánh sáng) để trồng trong nhà. (Phan Dương Tường, pdtuongg@....com).


SGTT






HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2: Máy quét hai mặt siêu tốc

HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2: Máy quét hai mặt siêu tốc

HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2: Máy quét hai mặt siêu tốc


SGTT.VN - Số hóa và lưu trữ các tài liệu quan trọng đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Thấu hiểu nhu cầu đó của các doanh nghiệp, HP đã cho ra đời dòng máy quét hai mặt siêu tốc HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2.


Được trang bị công nghệ hiện đại nhất, máy quét HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 phù hợp cho các doanh nghiệp cần một giải pháp thông minh, đáng tin cậy và hiệu quả giúp biến khối lượng giấy tờ, văn bản khổng lồ thành dữ liệu số hóa mà không cần mất nhiều thời gian và không gian lưu trữ tài liệu gốc.


Dễ dàng số hóa mọi tài liệu


Giúp đơn giản hóa công việc văn phòng, máy quét HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 cho phép người dùng sau khi sao quét các tài liệu có thể lưu hoặc gửi trực tiếp tài liệu tới hộp thư điện tử, tập tin, thiết bị lưu trữ, dịch vụ lưu trữ như đám mây hoặc SharePoint.


Thông qua kết nối internet, dòng máy này có thể tự động nén các tập tin dung lượng lớn và chuyển đến HP Flow CM, Google Drive, SkyDrive, Box, Dropbox, Evernote…. Nhờ khả năng chụp chính xác nội dung cần xử lý và phát hiện màu sắc của máy, tài liệu sao quét sẽ cho ra các bản sao chụp sắc nét với độ phân giải lên đến 600 dpi.










Máy scan HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 Sheet-feed cho hiệu suất cao



Dễ dàng sử dụng


HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 được thiết kế nhỏ gọn, rộng chỉ bằng một tờ giấy A4, phù hợp với mọi không gian từ doanh nghiệp nhỏ đến cả văn phòng gia đình.


Chiếc máy này đơn giản hóa quy trình quét truyền thống bằng phần mềm sao quét HP Smart Document Scan Software và chế độ cài đặt các lệnh thông qua một nút bấm để sao quét một mặt hoặc hai mặt giúp việc sao quét trở nên dễ dàng. Đây là một trong những giải pháp hữu ích về công nghệ phần mềm giúp doanh nghiệp, người dùng tiết kiệm thời gian cũng như tăng tính hiệu quả cho công việc.










Dễ dàng sao quét chỉ bằng một nút bấm



Chất lượng sao quét vượt trội


Công nghệ tiên tiến có tên HP EveryPage được ra mắt trong tháng 5 năm nay là phần thiết bị được tích hợp dành cho máy quét HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2. Nhờ HP EveryPage, máy quét trở nên mượt mà, người dùng không phải lo ngại khi phải sao quét nhiều loại tài liệu khác nhau mà không bỏ sót một trang trong tài liệu nào.


Các chế độ tự động nhận diện đúng nội dung cần sao chụp, tự động quét, cắt, xác định màu giúp bản quét sắc nét và chính xác tới từng chi tiết. Ngoài ra, HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 sở hữu tốc độ sao quét tốc vượt trội - sao quét lên đến 25 trang và 50 hình ảnh mỗi phút. Máy cho năng suất lên đến 2000 trang mỗi ngày đối với khổ giấy A4, giúp tăng tính hiệu quả cho doanh nghiệp.










HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 đạt chứng nhận về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.



Tiết kiệm năng lượng


HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 còn được HP chú trọng đến tiết kiệm chi phí vận hành, năng lượng và bảo vệ môi trường. Các máy quét thường xuyên ở trong tình trạng chờ 24/7 dù không có người sử dụng vì vậy không thể tránh khỏi việc thất thoát điện năng.


Công nghệ HP Auto-Off cho phép thiết bị tự động tắt nguồn để tiết kiệm năng lượng khi không sử dụng, và công nghệ quét đèn LED cũng giảm mức tiêu thụ điện năng. Đặc biệt, dòng máy quét này còn đạt chứng nhận ENERGY STAR® và chứng chỉ Bạc của EPEAT , đây là những hệ thống chuẩn đã được cấp bằng chứng nhận thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng và được các chuyên gia của các tạp chí danh tiếng như PCMag khuyến cáo người dùng nên tìm mua nếu có dòng chữ như EPEAT hay ENERGY STAR®.


HP Scanjet Enterprise Flow 5000 s2 được đánh giá là dòng máy quét có độ bền cao, đáp ứng đầy đủ “bộ tiêu chuẩn vàng” của HP và được hưởng chế độ bảo hành toàn diện một năm. Trong thời gian bảo hành, nếu máy bị hư hỏng về lỗi kỹ thuật, HP sẽ tiến hành sữa chữa, đổi mới phụ kiện mà khách hàng không tốn bất cứ chi phí nào.


P.A






Nét Việt trong khu đại học xá Paris

Nét Việt trong khu đại học xá Paris

Nét Việt trong khu đại học xá Paris


SGTT.VN - Ở Paris hoa lệ, có một ngôi nhà mái ngói đỏ âm dương, có bức tranh tả cảnh làng quê Hà Nội năm 1929, có một nét rất Huế với liễn đối, hoành phi, rồng chầu chữ thọ, cả đôi nghê án ngữ trước cổng vào ngôi nhà, đó chính là những chi tiết trang trí trong ngôi nhà Đông Dương, được xây dựng từ năm1930 với phong cách chủ đạo là những đường nét kiến trúc thuần Việt.










Chi tiết ngoại thất ở ngôi nhà Đông Dương mang nét Á Đông quen thuộc.












Đại học xá Paris nằm trên đường Jourdan thuộc quận 14 của Paris, đây là một khu nhà ở rất đẹp, tựa một ngôi làng của giới thượng lưu, trong đó bao gồm nhiều dịch vụ sinh hoạt dành cho sinh viên như nhà hàng, thư viện, các sân tập thể thao, công viên… Các toà nhà trong khu đại học xá ở đủ mọi phong cách kiến trúc khác nhau, từ cổ điển đến các nét đương đại, hoà trộn và đan xen giữa các mảng xanh của thiên nhiên trong khuôn viên rộng đến 34ha. Khu nhà ở ấy bao gồm 40 toà nhà dành cho hơn 12.000 sinh viên, nghiên cứu sinh, nghệ sĩ, giảng viên đến từ hơn 140 quốc gia trên thế giới đến sống, nghiên cứu và học tập tại đó. Và ngôi nhà Đông Dương, nay được đổi tên thành ngôi nhà Đông Nam Á là một toà kiến trúc đã trở nên rất quen thuộc trong tâm thức nhiều lưu học sinh Việt Nam học tập và sinh sống trên đất Pháp từ những năm 1930.


Đại học xá Paris hình thành từ những năm 1920 nhờ sự nỗ lực của ông André Honnorat và các mạnh thường quân nhằm giúp đỡ và hỗ trợ cho sinh viên thế giới có một nơi chốn ổn định để phục vụ cho việc học tập tại Paris. Khởi phát từ đó, các ngôi nhà trong khu đại học xá dành cho sinh viên quốc tế lần lượt ra đời.


Và vào năm 1930, ngôi nhà Đông Dương (Maison de l’Indochine) được hình thành trong khu đại học xá nhờ sự quyên góp và giúp đỡ của ông Raphael Fontaine cùng các thương gia người Pháp sống và kinh doanh tại các xứ thuộc địa trong vùng Đông Nam Á thời bấy giờ. Chính mối liên hệ Á – Âu đó đã hình thành nên một ý tưởng để thể hiện vào kiến trúc toà nhà, phải là sự kết hợp các phong cách kiến trúc tân thời của Pháp ở đầu thế kỷ 20 và nét truyền thống Á Đông của xứ thuộc địa vùng Đông Nam Á.


Pierre Martin và Maurice Vieu là hai kiến trúc sư được chọn để đưa ra đồ án xây dựng, thiết kế ban đầu gồm 100 phòng ở, với tổng thể là những đường nét mang đậm phong cách Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, điều này dễ nhận ngay từ những nét trang trí kiến trúc ngoại thất của toà nhà như phần mái hiên, chóp mái, ngói âm dương. Phần nội thất với các lối lên cầu thang dùng chất liệu gỗ được chạm trổ khá tinh xảo, đến phần sảnh đường là một không gian cung đình đậm chất Huế của người Việt, có hàng cột gỗ tròn để phân gian phỏng theo kiến trúc nhà rường, kết hợp cùng chi tiết trang trí cánh én, bao lam, vách gỗ đem lại một tổng thể đậm nét Á Đông không thể nhầm lẫn. Công trình ngôi nhà Đông Dương hoàn tất vào tháng 3.1930.


Với bố cục phân tầng các toà kiến trúc trong khuôn viên đại học xá tương đồng nhau, nhưng nhìn từ xa, ngôi nhà Đông Dương là một điểm nhấn khá nổi bật, nhất là phần ngói đỏ âm dương, với diềm mái là ngói tráng men xanh có hình nổi chữ thọ, kết nối với các cánh đan cũng tráng men xanh tựa ngói lưu ly, với lối tạo hình giống cánh dơi. Đây chính là một chi tiết trang trí khá phổ biến trong kiến trúc truyền thống của người Á Đông và cả Việt Nam, với đồ hình con dơi – chữ thọ, hàm ý cầu mong phước lành, bình an cho ngôi nhà.


Dưới phần cổng vào chính là đôi nghê án ngữ. Hình tượng nghê ở Việt Nam, vốn xuất thân từ văn hoá Bắc bộ, với khởi hình của nghê là con chó, do vậy rất nhiều nghê tìm thấy qua các hiện vật từ Lý, Trần, Lê có dáng hình một con chó mang gương mặt sư tử, hoặc lai sang rồng. Con nghê chầu ở cổng ngôi nhà Đông Dương cũng mang dáng hình tựa một con chó nằm dọc theo lan can, đầu ngẩng cao oai vệ, với gương mặt đã ngả nhiều sang rồng, thân mang vảy – một dấu chỉ hoá linh trong hình tượng các linh vật được thờ cúng của người Việt, và cũng là biểu trưng cho sự chính trực, quyền uy.


Ở phần trang trí nội thất, nếu như đôi nghê chầu đại diện cho nét văn hoá tâm linh thuần Việt, toà kiến trúc này còn sở hữu một báu vật rất có giá trị cả về mặt mỹ thuật lẫn độ quý hiếm của nền mỹ thuật Việt Nam, đó chính là bức bích hoạ khổng lồ của danh hoạ Lê Phổ tả cảnh người miền quê Bắc bộ vẽ năm 1929 tại Hà Nội. Đứng trước dãy hành lang dài, trước mặt là bức bích hoạ, trên vách tường là các liễn đối, đại tự, phần tả hữu của bức hoạ là đôi đỉnh xông trầm bằng đồng có kích thước lớn, được đúc từ Việt Nam với những đường nét cực kỳ tinh xảo và chi tiết, hẳn thật dễ tìm được cảm giác đang ở đâu đó trên đất Việt chứ không phải tận trời Tây xa xôi.


Hệ thống phòng ốc, thư viện, cả phòng ăn cũng được trang bị với đầy đủ tiện nghi để sinh viên tự nấu ăn, phòng học chung được bố trí rộng rãi phù hợp cho việc học riêng hoặc làm việc theo nhóm, hệ thống phòng riêng dành cho một người một phòng, tạo nên không gian sống và học tập lý tưởng cho các sinh viên lưu trú tại đây.


Từ tháng 1.1972, ngôi nhà Đông Dương được đổi tên thành ngôi nhà Đông Nam Á. Năm 1998 ngôi nhà được sửa lại mái và phần mặt tiền, đến 2007 phần nội thất cũng được tu bổ lại và tăng thêm 22 phòng cho sinh viên, trước kia các dãy phòng phải dùng chung nhà tắm thì nay mỗi phòng đều có phòng vệ sinh riêng. Kể từ năm 2008 đại học xá Paris liên kết với học viện Khoa học và công nghệ Paris (ParisTech), mở ra những cơ hội lưu trú dành cho sinh viên đến từ các quốc gia trên thế giới đang theo học các chuyên ngành về khoa học, kỹ thuật và quản trị của 12 trường đại học thành viên thuộc ParisTech.


Bài và ảnh Nguyễn Đình










Ngói đỏ âm dương là chi tiết nổi bật của tổng thể ngôi nhà.



































Dãy hành lang trong khu nhà Đông Dương.



Hình tượng nghê chầu ở lối vào chính của toà nhà.











Các chi tiết trang trí bằng gỗ trong nội thất được bố cục, xử lý rất hài hoà và tinh tế.











































Tổng thể trang trí cho ngôi nhà Đông Dương mang đậm nét Việt.





Thêm 10 triệu Euro hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Thêm 10 triệu Euro hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Thêm 10 triệu Euro hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam


SGTT.VN - Giai đoạn II của chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) sẽ được thực hiện với tổng kinh phí dự kiến khoảng 10 triệu Euro.


Đây là thông tin được chia sẻ tại cuộc họp báo “Diễn đàn Đổi mới sáng tạo: từ chiến lược đến thực hiện” do bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 23.10 tại Hà Nội.


Bộ trưởng bộ Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân cho biết, trong khuôn khổ giai đoạn I của IPP, có trên 300 đề án được đề xuất và đã có 60 dự án được chọn để hỗ trợ tập trung vào 4 hợp phần: phát triển năng lực thể chế; xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các sáng kiến, dự án đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; hợp tác Việt Nam-Phần Lan.


Giai đoạn II của IPP sẽ tạo ra những đột phá mới cho ngành khoa học công nghệ Việt Nam, tạo điều kiện gắn kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học cao…


Giai đoạn I của IPP được thực hiện từ 2009-2013 với ngân sách hoạt động trên 7 triệu Euro (89% ngân sách do Phần Lan tài trợ) dưới sự quản lý của bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, bộ Ngoại giao Phần Lan. Giai đoạn II sẽ được bắt đầu từ năm 2014-2018. Tại Việt Nam, IPP là chương trình ODA đầu tiên thí điểm hỗ trợ đối với hoạt động phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo.Chương trình IPP là nỗ lực của hai Chính phủ Việt Nam - Phần Lan nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.


Cũng trong 2 ngày 23-24.10, “Diễn đàn Đổi mới sáng tạo: từ chiến lược tới thực hiện” sẽ có các hoạt động như hội thảo Ngày đổi mới và nhiều vấn đề khác được đặt ra tại chương trình thảo luận bàn tròn như: quản lý các chương trình quốc gia, các công cụ tài trợ đổi mới, thúc đẩy đổi mới trong khu vực, hợp tác giữa trường đại học-doanh nghiệp, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước...


T.Tuyền






Asus trình làng dòng máy tính bảng Fonepad™ 7

Asus trình làng dòng máy tính bảng Fonepad™ 7

Asus trình làng dòng máy tính bảng Fonepad™ 7


SGTT.VN - Ngày 23.10, công ty Asus Việt Nam đã chính thức giới thiệu tới người dùng Việt Nam Fonepad™ 7. Đây là chiếc máy tính bảng kiêm tính năng gọi điện thoại 3G.


Trước đó, trong tháng 6.2013, thế hệ trước, dòng Fonepad trở thành dòng bán chạy nhất theo trên thị trường Việt Nam, theo số liệu của hãng nghiên cứu GFK.











Khác biệt của Fonepad™ 7 so với các máy tính bảng trước đó là thiết kế nắp lưng liền mạch, họa tiết vân nhám chống trơn trượt, sức mạnh được nâng cao với bộ vi xử lý Intel® Atom™ Z2560 lõi kép 1.6GHz công nghệ siêu phân luồng với 2 nhân và 4 luồng xử lý thay vì một nhân như trước.


Fonepad™ 7 cũng là chiếc máy tính bảng 7 inch đầu tiên được trang bị hệ thống 2 loa stereo trước kết hợp công nghệ ASUS SonicMaster, hệ điều hành Android 4.2, màn hình 7 inch phân giải HD.


Máy tính bảng này có trọng lượng 340g, mỏng 10.5mm, hỗ trợ thẻ nhớ SD 64GB, tài khoản thư viện đám mây 5GB miễn phí suốt đời máy. Máy có giá 6.490.000 đồng.


Thiên Lam






Chủ động đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện trước khi bổ nhiệm

Chủ động đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện trước khi bổ nhiệm

TS.BS Tăng Chí Thượng, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM


Chủ động đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện trước khi bổ nhiệm


Thưa ông, từ kết quả thanh tra ba bệnh viện tại TP.HCM vừa rồi, có ý kiến cho rằng giám đốc bệnh viện công nước ta giỏi về chuyên môn nhưng chưa giỏi về quản lý. Ông có thừa nhận điều này?


Cũng như mọi ban, ngành khác, ngành y tế thành phố vẫn thực hiện tốt việc quy hoạch cán bộ từ cấp khoa, phòng đến lãnh đạo bệnh viện. Nhưng ra được danh sách này chỉ mới là bước đầu, bước quan trọng tiếp theo phải là giúp cán bộ quy hoạch có đủ năng lực để họ thực hiện tốt nhiệm vụ khi được giao phó.










Bệnh viện là nơi dành cho mọi người, ai cũng được đối xử như nhau... Ảnh: Thanh Hảo



Với cán bộ lãnh đạo y tế hiện nay, ngoài phẩm chất chính trị, họ còn phải có bằng cấp chuyên ngành tuỳ theo nhiệm vụ được giao. Nhưng qua vụ việc vừa rồi, lãnh đạo sở Y tế rút ra một điều là cán bộ quản lý bệnh viện chưa thực hiện đúng chức năng quản lý ở vị trí mà họ đảm nhiệm. Vì thế, sắp tới sở Y tế sẽ phối hợp với đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức khoá huấn luyện chuyên đề quản lý bệnh viện cho những cán bộ quy hoạch.


Đại học Phạm Ngọc Thạch cũng từng mở lớp quản lý bệnh viện do chuyên gia nước ngoài giảng dạy, vậy khoá huấn luyện của sở Y tế có khác gì với lớp học của trường hay không?


Sở Y tế thành phố và đại học Phạm Ngọc Thạch đang khẩn trương xây dựng một chương trình đào tạo “sát sườn”, kéo dài trong một năm, chú trọng thực tế chứ không lý thuyết, dành cho người được quy hoạch làm cán bộ quản lý bệnh viện từ thấp đến cao.


Chẳng hạn, người trưởng khoa ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn phải biết được công việc quản lý mà bộ Y tế quy định. Trước nay, những trưởng khoa sau khi được bổ nhiệm đều phải tự mình tìm hiểu công việc rồi tự làm, chứ không được ai huấn luyện. Nếu ai có tinh thần tự học, họ sẽ làm tốt công việc được giao, ai chỉ lo chuyên môn, không biết nhiều về quản lý sẽ gặp sự cố khi làm việc. Có thể xem khoá huấn luyện này là bước chuẩn bị chủ động cho những cán bộ quy hoạch, thay vì bổ nhiệm họ rồi mới cho đi học như trước nay.


Để không xảy ra những vụ việc vừa qua, ông có nghĩ rằng ban giám đốc bệnh viện từ đây phải tập trung cho công việc quản lý, không được làm chuyên môn?


Ban giám đốc sở Y tế hoàn toàn thống nhất quan điểm này. Về lâu dài, sở Y tế sẽ có quy định buộc những thành viên lãnh đạo bệnh viện phải tập trung vào quản lý, chứ vừa làm quản lý vừa làm chuyên môn sẽ không xuể, hoặc họ sẽ thiên về chuyên môn mà xao nhãng quản lý. Tuy nhiên, trước mắt sở Y tế sẽ đề nghị giám đốc bệnh viện làm gương trước, ai còn kiêm nhiệm công tác chuyên môn phải dừng ngay công việc này để lo quản lý. Thực tế cho thấy, bệnh viện nào làm tốt là ở đó ban giám đốc thực hiện tốt việc giám sát hoạt động bệnh viện, vì qua giám sát mới phát hiện được những sai sót để khắc phục. Bài học từ đợt thanh tra bệnh viện vừa rồi là từ nay cơ sở phải tăng cường hoạt động giám sát của mình, đồng thời sở Y tế tăng cường giám sát bệnh viện theo chuyên đề nhằm vừa hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vừa chấn chỉnh kịp thời những sai sót nhỏ.


Từng nhiều năm tham gia quản lý bệnh viện, ông có thấy việc quản lý bệnh viện công ở nước ta rất khó khăn hay không?


Nhìn chung, quản lý luôn là một công việc nhiều thách thức và khó khăn, đòi hỏi người quản lý phải xác định được nhiệm vụ và mục tiêu chính của đơn vị mình, chứ nếu không sẽ phát triển lệch. Thí dụ một bệnh viện công chỉ chú trọng phát triển dịch vụ thì một lúc nào đó sẽ đi lệch hướng. Bởi dù nói gì, bệnh viện công vẫn là bệnh viện dành cho mọi người, làm sao cho mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là người yếu thế, khi bước vào bệnh viện công không cảm thấy bị đối xử bất bình đẳng hay bị o ép một chiều, mà luôn được hưởng chất lượng điều trị như những người khác.


Bình Yên (thực hiện)






Chăn nuôi động vật hiếm: lợi nhưng hiếm lời

Chăn nuôi động vật hiếm: lợi nhưng hiếm lời

Kết nối thiên nhiên


Chăn nuôi động vật hiếm: lợi nhưng hiếm lời


SGTT.VN - Những năm gần đây, việc chăn nuôi thương phẩm một số loài động vật hiếm ở Việt Nam khá sôi động: đà điểu, gà sao, trĩ đỏ, nhím, cầy hương, dông cát, kỳ đà, heo rừng... Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, việc này còn giúp giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã, bảo vệ nhiều loài quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, không phải cơ sở chăn nuôi động vật hiếm nào cũng thành công, nhiều cơ sở đầu tư thất bại, vướng nợ nần.










Nuôi đà điểu. Ảnh: Dịu Hằng



Do nhận thức sai lầm của người nuôi


TS Võ Văn Sự, chi hội Động vật quý hiếm thuộc hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên trưởng bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học thuộc viện Chăn nuôi quốc gia, cho biết nguồn gốc sâu xa khiến người dân tìm đến các loài vật nuôi hiếm là nhiều người – đặc biệt ở châu Á – tin rằng ăn động vật hoang dã giúp họ mạnh mẽ, chữa được bệnh, lại an toàn. Lý do khác là giá thức ăn tăng cao cộng chi phí thuốc phòng dịch bệnh (cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng…) khiến giá thành chăn nuôi bị đội lên, đặc biệt từ khi các nguồn thịt ngoại giá cực thấp được nhập vào, người chăn nuôi không trụ nổi nên phải xoay đủ kiểu, trong đó có việc tìm nuôi những con vật mới. Hơn nữa, những loài vật đó dẫu năng suất thấp nhưng không đòi hỏi cám công nghiệp, thức ăn bổ sung vitamin... “Các loại này hầu như ít bệnh, nếu nuôi đúng quy trình thì có lẽ chẳng bao giờ cần đến thuốc. Thêm nữa chăn nuôi loại này không cần đến điện, mà vì thiếu nó đã làm chết 15.000 con gà, 3.000 heo công nghiệp ở các trang trại trong mùa hè 2008…”, TS Sự lý giải.


Cũng theo TS Sự, nhiều cơ sở nuôi thất bại có thể do nhận thức sai lầm của người chăn nuôi, tưởng động vật hiếm dễ nuôi: “Heo rừng Việt Nam là một điển hình. Việc thuần hoá nó không đơn giản, 95% là chết. Vì thế, người dân không nên tự làm. Con hon (don) cực kỳ khó sinh trong môi trường nhân tạo. Cầy hương từ miền Nam đưa ra miền Bắc đẻ rất ít…” Nhiều người nuôi cho rằng các con vật này không bệnh tật. Thực tế thì nuôi ít không sao, nhưng khi nuôi nhiều với mật độ lớn, khả năng nhận bệnh từ các loài vật nuôi khác và từ chúng với nhau cao hơn nhiều. Vậy nên việc vệ sinh phòng bệnh không thể xem thường. TS Sự nói: “Thường họ nuôi một vài cặp, và như thế nguy cơ đồng huyết rất cao, khó có thể chọn lọc được giống tốt. Chưa kể thức ăn đơn điệu, như có khi cả tháng cho nhím ăn mỗi ngô. Họ không biết rằng trong rừng, nhím có thể ăn rất nhiều loại cây, củ quả, giun dế... để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nó”.


Cần tổ chức chăn nuôi bài bản


Theo TS Sự, so với thế giới thì số loài vật được nuôi ở nước ta mới hơn phân nửa. Tuy nhiên cách thức của chúng ta chủ yếu là tự phát, người dân phải tự mày mò tìm hiểu kỹ thuật. “Cơ quan khoa học cần đi trước. Khốn nỗi, các cơ quan khoa học chỉ được giao nhiệm vụ khi thấy người dân đã làm ồ ạt nhằm khẳng định liệu chăn nuôi con vật đó có được không, có nguy hiểm đến môi trường hay không, và nếu được là nên như thế nào...”, TS Sự lý giải.


Với góc nhìn của một chuyên gia đã nhiều năm nghiên cứu về việc chăn nuôi động vật hiếm và bản thân từng khởi xướng việc chăn nuôi này, TS Sự cho rằng nên nhìn nhận mặt tích cực của việc chăn nuôi động vật hiếm là tạo nên sản phẩm mới cho xã hội, cho xuất khẩu và cơ may tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là khu vực miền núi nơi đất rộng, nguồn thức ăn từ cây cỏ, củ quả nhiều và rẻ. “Nhưng để có hiệu quả thì ta cần tổ chức chăn nuôi hệ thống, bài bản, đặc biệt hướng tới sản phẩm hữu cơ. Mặt khác, Nhà nước cũng phải ngăn chặn nạn “hàng giả” trong lĩnh vực này. Hàng giả vốn là tai vạ cho nhiều ngành kinh tế, đối với các loại động vật mới “được giá” này lại càng tai vạ”, TS Sự nói. Ngoài ra, cũng nên công nhận chúng là giống vật nuôi, bởi “thực ra nhiều loài đều vừa là hoang dã, vừa là thuần hoá: bò rừng – bò nhà, heo rừng – heo nhà... Như vậy ta sẽ có nhím rừng – nhím nhà, trĩ đỏ rừng – trĩ đỏ nhà. Nhân đây cũng cần nói đến con hươu. Hươu sao hầu như không thấy trong rừng từ năm 1975, nhưng hàng trăm ngàn con hươu hiện tại đều từ hươu nhà nuôi từ năm 1920 tại Hương Sơn vẫn bị coi là động vật hoang dã”, TS Sự nhận định.


Linh An – Hoàng Tuấn









Theo TS Sự, trên thế giới hiện có 5.675 loài động vật có vú và khoảng 10.000 loài chim. Loài người đã thuần hoá và sử dụng 40 loài động vật trong hai nhóm trên cho mục đích cung cấp thực phẩm, nông nghiệp và các mục đích khác. Con số đó ở nước ta là 27 loài, trong đó có 12 loài thuộc loại hiếm. Các loài mới được du nhập: đà điểu, gà sao, trĩ đỏ, chồn nhung đen, lợn rừng, kỳ đà, hon... Một số mới tự nhân nuôi là nhím, cầy hương, dông cát, kỳ đà…







Dây chuyền sản xuất gạch không nung

Dây chuyền sản xuất gạch không nung

Kiốt công nghệ


Dây chuyền sản xuất gạch không nung











SGTT.VN - Dây chuyền sản xuất gạch không nung LA block – brick (ảnh) là kết quả của dự án “Hoàn thiện công nghệ, thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất gạch block không nung”, do trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, chi nhánh phía Nam (bộ Quốc phòng) và công ty TNHH Phan Lâm Anh (TP.HCM) phối hợp thực hiện.


Gạch được sản xuất theo công nghệ tự động đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477:2011, cường độ 100 – 200kg/cm2 (gạch tự chèn cho các công trình đặc biệt đạt cường độ 500kg/cm2). Ngoài ra, sản phẩm có độ dẫn nhiệt thấp, chống cháy tốt, tỷ khối đồng đều trong toàn thể tích viên gạch... Các khuôn ép của dây chuyền được thiết kế khá linh hoạt, có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu về mẫu mã và kích thước viên gạch. Dây chuyền sản xuất gạch có giá thấp hơn 30% so với nhập ngoại.


tin, ảnh Thanh Hải






Máy băm rơm hỗ trợ nghề trồng nấm

Máy băm rơm hỗ trợ nghề trồng nấm

Kiốt công nghệ


Máy băm rơm hỗ trợ nghề trồng nấm











SGTT.VN - Kỹ sư Ngô Văn Hoá, cán bộ trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang vừa nghiên cứu, chế tạo thành công máy băm rơm tiện dụng và giá rẻ hơn máy ngoại nhập, nhằm hỗ trợ người sản xuất nấm rơm.


Máy có công suất băm 500kg rơm/giờ, tiêu hao 5 – 7kW/giờ, cao 1,2m, rộng 0,6m (ảnh). Rơm cho vào máy được băm nhỏ, còn kích thước 1 – 10mm và thổi vào thùng chứa làm sạch, sau đó cho vào bịch nấm hấp diệt khuẩn.


Trước đây, người dân thường dùng nguyên liệu trồng nấm bằng mùn cưa hoặc phụ phẩm bông gòn nhưng hiện những nguyên liệu này hiếm dần, nên chuyển sang trồng bằng rơm băm vừa dễ kiếm, thuận lợi mà giá rẻ.


tin, ảnh: Hữu Gia






Tăng trưởng suy vì tín dụng kiệt

Tăng trưởng suy vì tín dụng kiệt

Tăng trưởng suy vì tín dụng kiệt


SGTT.VN - Tăng trưởng kinh tế năm 2013 và cả năm 2014 chỉ đâu đó quanh mức 5%, thấp hơn rất nhiều mức tiềm năng 7%. Đó là nhận định của chuyên gia đến từ ngân hàng ANZ, tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014” diễn ra hôm qua (22.10), tại Hà Nội.










Tăng trưởng GDP Việt Nam lệ thuộc nhiều vào dòng tín dụng từ ngân hàng. Ảnh: Lê Quang Nhật



Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng trưởng thấp, được cả chuyên gia quốc tế và Việt Nam nhận định là tín dụng quá thấp, thậm chí có biểu hiện suy kiệt.


Tăng trưởng dưới mức tiềm năng


Đó là nhận định của ông Glenn B. Maguire, chuyên gia Kinh tế trưởng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngân hàng ANZ về triển vọng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2013 của Việt Nam. Cụ thể, ông Glenn B. Maguire dự báo, năm nay, tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,1% và sẽ cải thiện trong năm 2014 đạt mức 5,25%, thấp hơn ước tính của uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia là 5,3% trong năm 2013; và 5,6 – 5,8% năm 2014. Để quay trở lại mức tăng trưởng tiềm năng (khoảng 7%), Việt Nam cần tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước.


Cơ sở cho nhận định của ANZ, theo ông B. Maguire là tỷ lệ vay nợ trong nền kinh tế Việt Nam cao, trong khi gánh nặng nợ xấu lớn. Để tăng trưởng kinh tế cao hơn nữa, Việt Nam phải cải thiện hoạt động đầu tư, nâng cao hiệu quả phân bổ vốn. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam còn chịu lực cản của một số yếu tố như năng lực cung ứng điện (nhu cầu điện trung bình cho phát triển kinh tế xấp xỉ 5.000MW nhưng trên thực tế khả năng đáp ứng thấp hơn), trong khi thu hút đầu tư vào điện gặp nhiều khó khăn; dự trữ ngoại hối còn mỏng…


Lạm phát cả năm được ANZ dự báo trong biên độ 6 – 8%, do cầu trong nước yếu sẽ giữ cho giá tiêu dùng không tăng trong trung hạn.


Thành viên hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia Lê Xuân Nghĩa, cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cần đạt mức 16 – 17%, nền kinh tế mới đạt được sản lượng tiềm năng khoảng 7%. Bởi Việt Nam có tỷ lệ đòn bẩy tài chính lớn, tín dụng quyết định tổng đầu tư xã hội, đặc biệt là đầu tư khu vực tư nhân.


Mặc dù vậy, dự báo về triển vọng kinh tế 2014, ông Nghĩa vẫn đưa ra một bức tranh lạc quan hơn của ANZ, cụ thể: GDP tăng trưởng 5,5 – 5,7%, cơ sở là thâm hụt ngân sách có thể nâng lên 5,3%, giúp nâng tổng vốn đầu tư/GDP tăng từ 29% lên khoảng 33%, trong đó dành chủ yếu vào đầu tư công – những công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; CPI khoảng 7%; tăng trưởng tín dụng 14 – 15%; lãi suất giảm nhẹ và được duy trì ổn định…


Khu vực ngân hàng là mắt xích yếu nhất


Khu vực tài chính vẫn là điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam, theo đánh giá của ANZ, khi cho rằng “khu vực ngân hàng vẫn là mắt xích yếu nhất, trong khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tiếp tục rút đi”. Lý giải điều này, ông B. Maguire cho biết, hoạt động cho vay tiếp tục yếu kém, số liệu chính thức ước tính tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 7.2013 đạt 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu, theo thông báo của ngân hàng Nhà nước giảm từ 4,65% vào tháng 5 xuống còn 4,46% vào tháng 6. Tuy nhiên, theo ANZ, các tổ chức xếp hạng tín dụng nước ngoài ước tính con số thực phải cao hơn gấp đôi so với ước tính chính thức.


Chung mối lo ngại này, ông Nghĩa cho biết, thị trường tín dụng của chúng ta có dấu hiệu đi xuống cả về giá (lãi suất liên tục giảm và ở mức thấp); khối lượng (giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh cả về khối lượng và lãi suất); tăng trưởng tín dụng quá thấp trong một thời gian rất dài… Ông Nghĩa nhận xét: “Tín dụng đang có biểu hiện suy kiệt và nhiệm vụ thúc đẩy tín dụng tăng ở mức hợp lý còn là khó khăn trong trung hạn”.


Cũng theo số liệu từ ANZ, từ 1 – 25.9, tổng số vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam là 17,4 triệu USD, nâng tổng số luỹ kế dòng vốn đầu tư rút khỏi Việt Nam lên gần 182 triệu USD trong 18 tuần qua. “Chúng tôi dự báo vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục rút ra trong những tháng tới”, ông B. Marguire nói. Tuy nhiên, điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam, được ANZ ghi nhận, là dòng vốn đầu tư trực tiếp chín tháng đầu năm đã tăng 52,2% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đầu tư 9,3 tỉ USD.


Chia sẻ góc nhìn này, thành viên hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia Lê Xuân Nghĩa, phân tích: kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, lãi suất của thị trường thế giới tăng lên làm giảm chênh lệch với lãi suất thị trường Việt Nam, do vậy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam có giảm sút. Mặt khác, các quỹ đóng tại Việt Nam phải đều phải hết hạn trong năm 2013 – 2014, mức độ thoái vốn rất lớn, trong khi việc thành lập quỹ mới chậm, nên có thể suy giảm nhất định dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới đây ở Việt Nam.


“Tuy nhiên, nhìn vào triển vọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng tôi tin rằng dòng vốn gián tiếp sẽ sớm quay trở lại”, ông Nghĩa nói và dẫn giải nhận định của nhiều tổ chức tài chính quốc tế: hai thị trường được dòng vốn nhắm đến nhiều nhất là Việt Nam và Philippines, do chính phủ hai nước này rất nỗ lực khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.


Thảo Nguyễn






Hàng tết nặng nhiều nỗi lo toan

Hàng tết nặng nhiều nỗi lo toan

Hàng tết nặng nhiều nỗi lo toan


SGTT.VN - Ngay từ cuối tháng 10, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị đưa hàng tết ra thị trường. Việc chuẩn bị hàng tết sớm hơn mọi năm được doanh nghiệp lý giải nhằm tận dụng hết cơ hội mua sắm cuối năm, vớt vát lại một năm kinh doanh đầy khó khăn…










Dây chuyền sản xuất hàng tết ở nhiều doanh nghiệp đã khởi động. Ảnh: TL



Giữa tháng 10.2013, nhà sản xuất bánh kẹo thuộc hàng lớn nhất thị trường nội địa hiện nay là Bibica công bố kế hoạch chuẩn bị hàng tết Giáp Ngọ 2014. Để chuẩn bị tung hàng tết ra thị trường trong một vài tuần tới, Bibica chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, huy động 100% công suất của các dây chuyền sản xuất bánh kẹo tết và dự kiến cuối tháng 11, hơn 1.250 tấn hàng tết, tăng khoảng 10% so với năm ngoái sẽ có mặt trên tất cả các điểm bán trên toàn quốc.


Chạy trước hàng ngoại nhập


Theo ông Nguyễn Quốc Hoàng, phó tổng giám đốc Bibica, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp bánh kẹo nội địa đối mặt mùa hàng tết năm nay là việc phải cạnh tranh với các loại hàng nhập khẩu không rõ chất lượng, hạn dùng từ các nước, nhiều nhất từ Malaysia có giá khá rẻ. Ngoài ra, một số dòng bánh cao cấp công bố là nhập khẩu từ châu Âu, nhưng thực chất là sản xuất tại các nước châu Á và đóng gói tại Việt Nam, nhưng được bán với giá rất cao. “Một số loại bánh cao cấp của ngoại nhập đã qua hạn sử dụng 12 – 18 tháng (chỉ còn 6 – 12 tháng sử dụng) được đưa về Việt Nam để thay đổi bao bì, bán với giá rẻ hơn 20 – 40% giá sản phẩm mới cũng gây ngộ nhận cho người tiêu dùng”, ông Hoàng nói.


Nhiều năm trở lại đây, cuộc chiến trong lĩnh vực bánh kẹo là cuộc chiến không cân sức giữa hàng nội với hàng nhập ngoại. Theo các chuyên gia, dù sao hàng nội cũng chỉ được sản xuất trên nền tảng tiềm lực tài chính, giá trị thương hiệu chưa cao, cộng thêm tâm lý chuộng ngoại của người tiêu dùng nên thường gặp trở ngại khá lớn trên chính sân nhà, nhất là ở phân khúc cao cấp trong dịp tết. Do đó, với Bibica, ông Hoàng nói một mặt phải thay đổi mẫu mã bao bì, tăng khả năng cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, còn phải tranh thủ chiếm lĩnh thị trường từ rất sớm, trước khi hàng ngoại được nhập về.


Nỗi ám ảnh mang tên sức mua kém


Với các doanh nghiệp thực phẩm chế biến, tình hình cạnh tranh với hàng ngoại nhập có vẻ ít căng thẳng hơn, nhưng như vậy không có nghĩa là mối lo ít đi. Ông Văn Đức Mười, tổng giám đốc công ty Vissan thừa nhận mặc dù chuẩn bị tới 600 tỉ đồng hàng tết, tăng 20% so với năm ngoái, nhưng khả năng “đẩy” hết được số thực phẩm khổng lồ này trong điều kiện sức mua còn yếu là bài toán nan giải. Tương tự, bà Lê Thị Thanh Lâm, phó tổng giám đốc công ty Saigon Food, cũng nói các năm trước, sức mua tháng tết cao hơn tháng bình thường từ 50 – 80% nhưng năm nay Saigon Food cũng chỉ dám chuẩn bị lượng hàng thành phẩm nhiều hơn tết năm trước khoảng 10%, khoảng 500 tấn và thực hiện giải pháp vừa sản xuất vừa theo dõi thị trường để điều chỉnh chứ không sản xuất đón đầu tràn lan.


“Tôi nghĩ kinh tế vẫn còn khó khăn lắm, thu nhập của người dân chưa cải thiện nên họ vẫn phải chi tiêu dè xẻn nên chúng ta đừng mong nhiều sẽ có đợt phóng tay chi tiêu trong dịp tết”, bà Lâm nói.


Giá sẽ khó tăng?


Đến thời điểm này chưa có cơ quan nào công bố số liệu nguồn cung thực phẩm cho tết năm nay, riêng chỉ có hội Chăn nuôi Việt Nam thống kê lượng thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chỉ tăng khoảng 5% so với mức 10,5% của năm ngoái. Theo cách tính tổng đàn chăn nuôi, tỷ lệ thức ăn thường tỷ lệ thuận với sản lượng thịt nên nhìn vào con số này cũng có thể suy ra nguồn thực phẩm năm nay chỉ tăng khoảng 5%. Nếu so với nhu cầu tăng trung bình xấp xỉ 10% như cách tính của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì có vẻ như nguồn cung bị thiếu. Tuy nhiên, thực tế giá cả hầu hết các loại thực phẩm trên thị trường đến thời điểm hiện nay chỉ mới tăng khoảng 10% so với hồi thấp điểm cách nay hai tháng. Mức này, theo ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch hội Chăn nuôi Việt Nam, là chưa tương xứng với một ngành kinh doanh thường có rủi ro cao như chăn nuôi. Do đó, ông Vang nhận định nhiều khả năng giá thực phẩm dịp tết sẽ tăng thêm ít nhất 5% so với hiện nay. “Nguồn cung không thiếu nhưng sẽ ít có khả năng dư thừa. Việc giá thực phẩm có thể tăng thêm chút đỉnh cũng chỉ là cho phù hợp với chi phí và rủi ro mà nông dân phải bỏ ra thôi”, ông Vang nói.


Trong khi đó, một số doanh nghiệp chuẩn bị hàng tết lại khẳng định chắc chắn sẽ không tăng giá mà ngược lại còn cố gắng khuyến mãi, giảm giá để kích thích tiêu dùng. Doanh nghiệp cho rằng cơ sở để giữ giá hàng tết là việc họ chuẩn bị được nguồn nguyên liệu ổn định từ khá sớm, cộng thêm kế hoạch tiết giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Như ở Vissan, ông Văn Đức Mười cho biết, công ty ký hợp đồng chăn nuôi với các hộ dân, trang trại nên đến thời điểm này nguồn cung đã có sẳn với chất lượng ổn định. Bà Lê Thị Thanh Lâm, đại diện Saigon Food cũng cho biết mặc dù năm nay nguyên liệu sản xuất khan hiếm, giá tăng cao, chi phí khác cũng tăng nhưng công ty cố gắng kìm giá. “Năm nay Saigon Food chỉ tăng giá một lần hồi đầu tháng 10, trung bình khoảng 5% và giữ nguyên đến tết Nguyên đán”, bà Lâm khẳng định.


Ngoài kế hoạch như đã nêu, việc nhận định sức tiêu thụ khó xảy ra đột biến cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không dám mạnh tay “đẩy” giá hàng tết, cho dù chi phí đầu vào năm nay theo thống kê đã tăng không dưới 10%.


Nhìn từ tín hiệu thị trường bánh kẹo, một số nhà sản xuất còn đưa ra phân tích xu hướng tiêu dùng bánh kẹo tết đang có sự thay đổi theo hướng giảm lượng tăng chất. Thay vì mua nhiều như trước đây, nay người tiêu dùng mua ít nhưng chọn sản phẩm chất lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn, hàng cao cấp hơn nên doanh nghiệp phải điều chỉnh để thích nghi thị trường. Ngoài ra, do cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu nên bánh kẹo nội muốn tồn tại cũng phải giữ giá bán phù hợp. “Nhìn chung, giá bán các sản phẩm tết Bibica 2014 không tăng nhiều, chỉ từ 5 – 10% tuỳ loại, khoảng 30% sản phẩm giữ nguyên giá của năm 2013”, ông Hoàng nói.


Hoàng Bảy






TPHCM: Phạt 53 triệu đồng vi phạm hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ

TPHCM: Phạt 53 triệu đồng vi phạm hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ

TPHCM: Phạt 53 triệu đồng vi phạm hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ


SGTT.VN - Ngày 23.10, thanh tra sở Y tế cho biết đã có kết quả tổng hợp đợt thanh tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM tiến hành thời gian qua.


Trong tổng số 80 cơ sở được thanh tra gửi công văn yêu cầu tự chấn chỉnh hoạt động,15 cơ sở được thanh tra trực tiếp.











Kết quả cho thấy, trong tổng số 5 bệnh viện được thanh tra, hầu hết đều không phát hiện sai phạm, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Đối với 10 phòng khám chuyên khoa, thanh tra phát hiện 4 cơ sở vi phạm quảng cáo trong truyền thông và thu phí dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa niêm yết giá.


Thanh tra đã xử phạt các cơ sở vi phạm tổng cộng 52,75 triệu đồng, trong đó 34,5 triệu đồng liên quan đến lỗi quảng cáo vượt quá chuyên môn và không đúng quy định; 17,5 triệu đồng do lỗi thu giá dịch vụ khi chưa niêm yết, không thực hiện việc lập hồ sơ và lưu trữ bệnh án theo quy định.


Sau đợt thanh tra này, sở Y tế TP.HCM đã gửi công văn đến UBND các quận, huyện chỉ đạo phòng y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ trên địa bàn, đặc biệt là phát hiện các cơ sở hoạt động khi chưa có giấy phép.


Bình Yên






Phan Khôi, một con người rất Tú Sơn(*)

Phan Khôi, một con người rất Tú Sơn(*)

Đọc sách


Phan Khôi, một con người rất Tú Sơn(*)


SGTT.VN - Cuốn Nắng được thì cứ nắng – Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn do người con út của ông là Phan An Sa biên soạn, cung cấp thông tin về 23 năm cuối đời của Phan Khôi (1936 – 1959).











Có lẽ thời gian làm tờ Sông Hương ở Huế là lúc Phan Khôi tỏ rõ được cái tự tại của mình nhiều nhất. Một mình ông gần như viết hết các mục trên tờ báo.


Những phát hiện của Phan Khôi dọc theo suốt tập sách cho thấy sự nghiên cứu của ông thật phong phú. Về Tư Mã Thiên, Phan Khôi đánh giá cái “biểu” của ông này sáng tạo đem áp dụng đầu tiên trong Sử ký, có thể coi là ngang hàng với sáng chế ra điện, ra máy hơi nước. Ông gọi đó là một thứ “văn học không cú đậu”, nghĩa là đọc không thành câu. Thời đó, Phan Khôi đã nhìn ra được sức mạnh thông tin của đồ hoạ thông tin mà báo chí rất thường sử dụng, mặc dầu biểu bảng của Tư Mã Thiên còn sơ khai (trang 79).


Ngày đó, Phan Khôi cho đăng nhiều kỳ cuốn tiểu thuyết Làm đĩ của nhà văn lớn một thời bị cho là theo tự nhiên chủ nghĩa Vũ Trọng Phụng, đã là một sự quả quyết khác người. Ông còn tranh luận luôn cả với người viết báo can ngăn đừng đăng là ông linh mục chủ bút tờ báo Vì Chúa J.M. Thích (trang 34).


Về sau, nhân sự kiện giỗ Vũ Trọng Phụng, ông viết một bài với tựa đề rất Phan Khôi: Không đề cao Vũ Trọng Phụng, chỉ đánh giá đúng, trong đó có câu: “Cái thói tục ấy là tôi hiểu rằng ở trong xã hội này đừng ai nói đến ai hết, hễ nói đến, tức là đề cao, mà đề cao là một cái lỗi, vì không có người nào đáng đề cao hết”. Câu này được viết cách không lâu khi Hoàng Cầm viết về Trần Dần.


Phan Khôi trước đó cũng nổi tiếng khi dịch Kinh Thánh cho hội Tin Lành trong thời gian năm năm. Ông cho đó là một nguồn văn hoá lớn cần giới thiệu với người Việt. Nhưng sau chỉnh huấn ở Việt Bắc, ông kiểm thảo rằng làm như vậy chỉ vì vô tình, nhưng ông cũng đã gieo rắc thêm mê tín cho người trong nước, thực ra là ông đã làm một việc phản khoa học…


Về lịch sử, Phan Khôi có nhiều nghiên cứu và công trình đáng kể. Ông là người đính chính cho vai trò chính của Thái Phiên thay vì là Trần Cao Vân như người đời bị thực dân Pháp thông tin gây nhiễu, mặc dầu cả hai đều có tham gia vụ Duy Tân khởi nghĩa (trang 485).











Nhận xét về Phan Thanh Giản, ông viết: “… tuy bị mang tiếng là một trong hai tên “mại quốc”, nhưng ông vốn là người liêm chính, cương trực, cái chết của ông đủ tỏ ra cái nhân cách của ông” (Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính miền Nam – 30.7.1956) (trang 517).


Phan Khôi là một con người độc lập trong suy nghĩ và hành động của mình. Con ông nghĩ về ông: Cùng yêu nước cùng vì nhân dân mình, nhưng ông hành động khác các anh, đó là quyền của ông bởi vì ông có cái quyền đó (trang 520).


Cái bi kịch của ông là nhận lời làm chủ nhiệm báo tư nhân Nhân Văn, vì những người làm tờ này thực sự đều là đảng viên, không được ra báo tư nhân. Rồi đến bài viết trên Giai phẩm mùa Thu: Phê bình lãnh đạo văn nghệ.


Chẳng những bi kịch cho bản thân ông, mà còn bi kịch cho người thân, nhất là các con luôn luôn kính yêu ông. Chẳng hạn như Phan Thao, con trưởng của ông lúc đó là trưởng phòng bí thư (tổng thư ký toà soạn), rồi trưởng ban văn nghệ báo Nhân Dân, phải đăng những bài mạ lỵ cha mình một cách hèn hạ sau bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ.


Sau thời gian đó, ông giam mình trong không gian văn chương của Lỗ Tấn, lấy nhân sinh quan Lỗ Tấn làm lý tưởng sống cho mình, bỏ qua những búa rìu bên ngoài. Một nhận xét độc đáo của ông về nhà văn lớn này: “Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩa Marx lắm, nhưng trong văn chương của ông không hề dùng những danh từ mác xít, mỗi khi đọc, làm tôi nghĩ đến thân phận con tằm: con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, nếu nhả ra dâu thì không phải là con tằm” (trang 496). Nguyễn Tuân quy ông là ám chỉ ai đó.


Sự suy sụp của ông sau cùng được xua đi khi ông ngồi ngắm nắng chiều thu Hà Nội và làm bốn câu thơ: Nắng chiều đẹp có đẹp/ Tiếc tài gần chạng vạng/ Mặc dù gần chạng vạng/ Nắng được thì cứ nắng (trang 533).


Phan Khôi còn có một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học tiếng Việt, cũng như dựa trên tiếng Việt, nghiên cứu lịch sử. Cuối đời, sau bài thơ Nắng chiều, ông còn có bài Những con số không nhất định trong từ ngữ; trong đó ông bàn về số 3 và số 9 như ông ba phải, ba cọc ba đồng, chín suối, ruột đau chín chiều..., số ba – bốn và số chín – mười, v.v. (trang 568).


Tóm lại, Phan Khôi và nhiều người khác vẫn cho rằng ông là sản phẩm cựu học. Nhưng để có được một sản phẩm cựu học uyên bác và tài tình như thế, quả là hiếm. Thực ra, sau khi từ bỏ con đường theo đòi cựu học, đáp ứng ý muốn của ông nội và cha ông, Phan Khôi đã chuyển sang học chữ quốc ngữ. Và sự thành đạt của ông trên lĩnh vực báo chí, sử học, ngôn ngữ học và văn chương hầu hết là nhờ tự học. Từ tự học và nghiên cứu cách nhau chỉ có một bước.


Ông từng dặn con ông: “Nhưng con phải tự học thêm, chớ chỉ có kiến thức ở trường không thì chỉ làm được anh giáo thôi...” (trang 551).


Công Khanh


(*) Một trong những bút danh của ông mà nhà phê bình Thiếu Sơn giải thích nó phiên âm từ tiếng Pháp là tout seul (một mình) (trang 527).






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ