Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Mobifone có thể tách khỏi VNPT

Mobifone có thể tách khỏi VNPT

Mobifone có thể tách khỏi VNPT


SGTT.VN - Kế hoạch tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) dự kiến khởi động ngay tháng 9, trong đó nhiều khả năng nhà mạng Mobifone sẽ tách khỏi tập đoàn.










VNPT sẽ cơ cấu lại trong tháng 9 này.



Bộ trưởng bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết trong tháng 9 dự kiến chính thức tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Theo đề án mà Bộ đã trình Chính phủ, cơ cấu lại tập đoàn vẫn phải đảm bảo mạng viễn thông tách ra sẽ hình thành một doanh nghiệp mạnh cấp quốc gia và bộ phận còn lại cũng là một tập đoàn mạnh.


"Việc này sẽ đảm bảo hình thành và duy trì được thị trường viễn thông có 3 - 4 mạng tầm cỡ quốc gia, phát triển lành mạnh", Bộ trưởng nói. Hiện tại, Việt Nam có 3 thương hiệu viễn thông quốc gia là Vinaphone, Mobifone và Viettel. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết tái cơ cấu VNPT sẽ góp phần giữ vững thương hiệu, vai trò của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Theo ông, hiện chưa có nước nào trên thế giới làm được điều tương tự như Việt Nam, khi Nhà nước làm chủ mạng viễn thông và doanh nghiệp trong ngành có thể thắng trên sân nhà.


Dự kiến thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về tổ chức bộ máy của VNPT. Việc tái cơ cấu được thực hiện ra sao sẽ phải chờ VNPT và bộ Thông tin và truyền thông trình Chính phủ phê duyệt. Nhiều chuyên gia dự đoán bộ phận tách ra khỏi tập đoàn nhiều khả năng là nhà mạng Mobifone vì doanh nghiệp này đang là một trong những thương hiệu lớn nhất Việt Nam.


Trong thời gian dài, Mobifone thường xuyên có báo cáo doanh thu và lãi lớn, đạt mức tăng trưởng tốt. Mặt khác, đơn vị này đã duy trì mô hình kinh doanh độc lập tương đối hơn so với các doanh nghiệp khác của tập đoàn. Báo cáo tài chính năm 2012 của VNPT cho thấy, trong 8.500 tỷ đồng lợi nhuận toàn tập đoàn thì Mobifone đóng góp khoảng 77,6% (tương đương 6.600 tỷ đồng), còn doanh thu chiếm 31,2% (trong số 130.500 tỷ đồng).


Việc VNPT thay lãnh đạo hồi đầu tháng 8 trong bối cảnh hoạt động gặp nhiều khó khăn được xem là bước đệm cần thiết cho việc tái cấu trúc tập đoàn. Ông Trần Mạnh Hùng giữ chức CEO thay ông Vũ Tuấn Hùng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía các chuyên gia cũng như người trong ngành với tin tưởng sẽ có sự thay đổi lớn trong doanh nghiệp.


Theo VnExpress






Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá!

Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá!

Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá!


SGTT.VN - Việc khai thác thủy điện để có nguồn năng lượng là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Tuy nhiên, sự dễ dãi trong quy hoạch, quản lý, giám sát các dự án thủy điện đã bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả


Lời nguyền tài nguyên có câu “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ngẫm suy thật chuẩn xác vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ hại với môi trường sinh thái tự nhiên. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, sự tiếp tay của những phần tử thoái hóa trong chính quyền thì việc phát triển thủy điện tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia, chính là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi…, phá hủy các cơ sở hạ tầng, làm nhiều người bị rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đặc biệt là cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội.


Tiềm năng thủy điện sắp cạn










Trận lũ quét kinh hoàng gây thiệt hại lớn ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào đầu tháng 9-2013 có nguyên nhân từ phá rừng đầu nguồn làm thủy điện.



Chúng ta đều biết điện sử dụng bằng điện sản xuất cộng điện nhập khẩu trừ đi điện tiết kiệm. Phương trình này đơn giản nhưng không phải là bài toán dễ giải. Thủy điện là nguồn điện rẻ, sạch, có khả năng tái tạo nên các quốc gia có tiềm năng về thủy thế, nguồn nước đều ưu tiên coi trọng thủy điện. Tuy nhiên, nhìn tổng thể bài toán cơ cấu nguồn điện năng của nước ta thì thủy điện chiếm tỉ lệ quá cao trong tổng sơ đồ điện. Thủy điện đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng tác động đến môi trường cũng không nhỏ, phải di dân tái định cư, thay đổi dòng chảy tự nhiên, môi trường sinh thái động thực vật, đa dạng sinh học, đặc biệt tàn phá rừng.


Nguồn năng lượng điện ở Việt Nam từ trước đến bây giờ vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn nhiên liệu chính là than đá, khí (nhiệt điện) và nước mặt ở các dòng sông (thủy điện), trong đó nguồn thủy điện luôn duy trì tỉ trọng lớn khoảng 40% trong cơ cấu nguồn điện ở Việt Nam từ trước đến nay. Tiềm năng lý thuyết thủy điện Việt Nam khoảng 75.000 MW, tiềm năng kỹ thuật khoảng 31.000 MW và tiềm năng kinh tế - kỹ thuật khoảng 20.000 MW.


Năm 2001, công suất max hệ thống khoảng 6.000 MW nhưng đến năm 2009 con số này đã là khoảng 14.000 MW (trung bình tăng 1.000 MW/năm với tỉ lệ tăng khoảng 12%/năm), trong đó thủy điện chiếm 6.500 MW. Hiện tại, công suất thủy điện trong hệ thống khoảng 11.000 MW. Dự báo đến các năm 2020 và 2030, tổng công suất hệ thống là khoảng 75.000 MW và 150.000 MW, trong đó thủy điện tương ứng là 17.000 MW (23%) và 18.000 MW (12%).


Như vậy, rõ ràng là trong giai đoạn 2001-2010, một thập niên bùng nổ thủy điện, gần như tiềm năng kinh tế - kỹ thuật nguồn thủy điện đã được khai thác rất lớn. Trong những năm tiếp sau 2010, chỉ còn một vài dự án lớn như Sơn La 2.400 MW, Lai Châu 1.200 MW cùng một số thủy điện vừa và nhỏ khoảng 2.100 MW sẽ được khai thác đến năm 2015 là gần như hết tiềm năng thủy điện Việt Nam. Chỉ còn lại một ít dự án thủy điện tích năng sẽ được tiếp tục khai thác sau năm 2020.


Mặc dù vai trò nguồn thủy điện trong cơ cấu nguồn điện chiếm tỉ trọng lớn nhưng việc đầu tư cho công tác quy hoạch chưa tương xứng với tiềm năng. Đối với quy hoạch tổng sơ đồ điện, từ trước đến nay đã qua 7 kỳ quy hoạch và nhiều lần hiệu chỉnh quy hoạch, việc quy hoạch chủ yếu dựa trên tiêu chí tối ưu chi phí đầu tư và vận hành hệ thống điện, theo nhu cầu năng lượng của quốc gia song lại không chú trọng tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường. Chi phí cho một kỳ quy hoạch tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (5 năm/lần) rất hạn chế nên khó đáp ứng cho việc đánh giá tác động môi trường từ các dự án nguồn, trong đó có thủy điện. Việc đánh giá tác động môi trường lại được “lồng ghép” cho quy hoạch từng dự án cụ thể hoặc đánh giá chung chung khi lập quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch cấp tỉnh nên chất lượng rất hạn chế.


Đối với quy hoạch thủy điện theo lưu vực sông, chỉ một số ít có quy hoạch cụ thể và cũng chỉ có các dự án trên 30 MW mới được xem xét. Một số lưu vực trước đây khi lập quy hoạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thuê tư vấn nước ngoài lập với chi phí đáng kể thì vấn đề môi trường được đánh giá khá chi tiết và có khuyến cáo cụ thể khi xếp hạng ưu tiên khai thác, hay nói cách khác là các dự án được xếp hạng theo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Đối với quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ thì được cấp tỉnh phê duyệt, nội dung nghiên cứu quy hoạch cũng chưa chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường.


Con người gánh trọn hậu quả


Các tác động của thủy điện thì ai cũng nhìn thấy, cả mặt lợi và hại. Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc gia, nhu cầu năng lượng quốc gia, việc khai thác thủy điện để cung cấp năng lượng là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Vấn đề của Việt Nam là con người, kể cả người thực hiện, chủ đầu tư và người quản lý. Có một lỗ hổng trong quy trình quản lý nên việc quản lý, cấp phép và giám sát môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến các tác động ngoài mong muốn mà một bên không thể dễ dàng nhận trách nhiệm. Một số tác động gần đây như lũ tăng bất thường, động đất kích thích, vỡ đập, phá rừng, biến đổi sinh thái và hình thái hạ lưu sông… là kết cục tất yếu của một quá trình lâu dài hơn 10 năm khai thác thủy điện nhưng các chế tài chưa phù hợp với phong trào “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”.










Thủy điện sông Ba Hạ (tỉnh Phú Yên) bất ngờ xả lũ gây khốn đốn cho người dân ở hạ du.



Nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại môi trường quá mức từ các dự án thủy điện là do chúng ta chưa có tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án khai thác tổng thể theo sự tiến bộ về nhận thức của xã hội, nghĩa là chỉ có tiêu chí kinh tế - kỹ thuật mà chưa có tiêu chí kinh tế - môi trường - kỹ thuật. Dự án để được triển khai phải có tên trong quy hoạch (tổng sơ đồ điện quốc gia và quy hoạch thủy điện tỉnh). Trong thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có chất lượng chưa tốt do hạn chế ở khâu kinh phí, nguồn nhân lực (kể cả những người lập báo cáo lẫn hội đồng xét duyệt). Chính sự dễ dãi, thậm chí lơi lỏng trong giám sát, đã bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả.


Bộ Công Thương và các tỉnh, thành vừa “trảm” hàng trăm dự án thủy điện vừa và nhỏ, điều này càng chứng tỏ công tác quy hoạch thủy điện lợi bất cập hại. Nhìn xa hơn, ngay cả các công trình thủy điện lớn đã xây dựng như hồ Tuyên Quang 5 ngày vừa qua phải xả qua tràn mà không xả phát điện do không bán được điện. Hồ Sơn La, hồ Hòa Bình cũng phải phát điện hạn chế mặc dù nước đầy hồ rất lãng phí. Năm nay, không có lũ lớn nhưng mưa dài ngày, lượng nước đổ vào các hồ chứa thừa mứa, đúng là “trời cho” nhưng lại không biết sử dụng hiệu quả.


Năm nay, thủy điện “được mùa”, khó bán nhưng dân vẫn hứng chịu giá cao. Các công trình thủy điện nhỏ đã xây dựng cũng đang ngắc ngoải vì lỗ vốn như hồ Cấm Sơn (Thái Nguyên), thủy điện sông Mực (Thanh Hóa)… Hàng loạt đại gia cũng đua nhau bán lại thủy điện nhỏ, điều ấy không có gì lạ!









Mạnh ai nấy làm


Trong khai thác tài nguyên nước, mặt lợi và hại luôn đan xen nhau, đó là tính 2 mặt của quy luật phát triển. Hiện nay đã có Luật Tài nguyên nước nhưng lại tiếp tục cho soạn thảo Luật Thủy lợi, vừa chồng chéo vừa thừa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, trong đó có quy hoạch cấp nước, tiêu nước, phòng chống thiên tai (không có quy hoạch về môi trường). Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông có nghĩa là nghiên cứu phân bổ nguồn nước hợp lý. Hai bên mạnh ai nấy làm, không có sự phối hợp, ăn khớp với nhau. Cho đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa phê duyệt được quy hoạch tổng thể nào do chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu nên không tạo được khung định hướng chung, nhất là giải quyết mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước. Trên thực tế, đã xảy ra các mâu thuẫn sử dụng nước ở Vu Gia - Thu Bồn, chuyển nước của công trình DakMi 4 và Đà Nẵng, các công trình ở An Khê, Gia Lai...



Tô Văn Trường/ NLĐO






10.000 tình nguyện viên Ford chung tay vì cộng đồng

10.000 tình nguyện viên Ford chung tay vì cộng đồng

10.000 tình nguyện viên Ford chung tay vì cộng đồng


SGTT.VN - Ngày 13.9, tập đoàn Ford cho biết có hơn 10.000 tình nguyện viên của họ tham gia “Tuần lễ chăm sóc toàn cầu” lần thứ 8 của Ford.










Ông Metelo Arias -tổng giám đốc của Ford Việt Nam- tặng quà cho các em học sinh tiểu học.



Đội tình nguyện Ford gồm hơn 10.000 thành viên trên toàn thế giới, đang chung tay thực hiện hơn 200 dự án từ thiện trên khắp 6 châu lục; ra quân từ Trung Quốc đến Úc, từ châu Âu đến châu Mỹ vào khoảng giữa tháng 9 này. Tuần lễ chăm sóc toàn cầu là điểm nhấn của chiến dịch tình nguyện quanh năm của nhân viên, cán bộ về hưu và đại lý Ford.


Tại Việt Nam, đội ngũ tình nguyện viên của Ford sẽ tổ chức các hoạt động vì cộng đồng tại Hà Nội, Hải Dương và TP.HCM. Ford Việt Nam và các đại lý đã dành gần 2.000 giờ lao động với hơn 500 tình nguyện viên để tham gia vào tuần lễ chăm sóc toàn cầu năm nay.


“Ở Ford Việt Nam, chúng tôi tự hào khi hàng trăm nhân viên của Ford Việt Nam và hàng nghìn nhân viên đến từ các đại lý của Ford đã chung tay tham gia vào các hoạt động xã vô cùng ý nghĩa.” ông Jesus Metelo Arias ‘Met’, tổng giám đốc Ford Việt Nam nói.


Tin, ảnh: Nam Hưng






Quốc Trung - nhạc xưa: Đừng đẩy sự việc đi quá xa

Quốc Trung - nhạc xưa: Đừng đẩy sự việc đi quá xa

LTS: Bài Vết ngứa trong tim của nhạc sĩ Tuấn Khanh trên Sài Gòn Tiếp Thị (thứ sáu 13.9.2013) đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía độc giả. Trên quan điểm tôn trọng ý kiến đa chiều, SGTT.VN xin mạn phép giới thiệu bài viết trên báo điện tử Vietnamplus.vn của một nhà báo hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, với những góc nhìn và quan điểm của riêng tác giả về sự kiện này .


Quốc Trung - nhạc xưa: Đừng đẩy sự việc đi quá xa


SGTT.VN - Bài trả lời phỏng vấn của nhạc sỹ Quốc Trung trên một tờ báo điện tử gần đây đã tạo nên những cuộc tranh cãi khuấy động cả làng nhạc.


Bởi nó không chỉ đơn thuần là việc trình bày quan điểm riêng của một nhạc sĩ, mà còn động chạm tới một dòng nhạc lớn cùng với cả công chúng của nó.


Cuồng ngôn hay diễn ngôn kém cỏi?


"Nó biểu hiện cho sự bế tắc, lười biếng chộp giật của tầng lớp nghệ sĩ và sự đứt gãy xa cách giữa các thế hệ" – Đó là câu trả lời của nhạc sỹ Quốc Trung dành cho câu hỏi đại ý 'sự tồn tại bền bỉ của nhạc xưa, nhạc sến trong lòng công chúng có lợi hay có hại cho những dòng nhạc khác?'










Hoạt động âm nhạc" đình đám nhất của nhạc sỹ Quốc Trung thời gian qua là làm giám khảo cuộc thi Giọng hát Việt (Nguồn: CTS)



Còn khi được hỏi ''Theo anh, sự đón nhận nhiệt tình của khán giả với những dòng nhạc xưa, sến có bị coi là lệch lạc so với sự phát triển của âm nhạc?,” nhạc sỹ Quốc Trung đã nói: "Tiếc rằng ít có người đủ kiên nhẫn, bản lĩnh để làm được việc đó. Với quan niệm của tôi thì đó là sự lệch lạc đáng xem xét," và "Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền nhưng lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không? Họ còn nhầm lẫn và cho đó là đẳng cấp của văn hoá hay sự sành điệu trong thưởng thức nghệ thuật. Sự chênh lêch giữa tốc độ sống và cảm xúc nghệ thuật chính là sự lệch lạc."


Chúng ta có thể hiểu những câu trả lời trên theo cách nào?


Theo tôi, là một người từng tiếp xúc không nhiều nhưng cũng chẳng ít với nhạc sỹ Quốc Trung, và cũng đã có lần nói chuyện về thị trường âm nhạc Việt Nam với anh cách đây vài năm, có thể ý của nhạc sỹ là sự không bình thường nằm ở chỗ thị trường nhạc nhẹ Việt Nam hiện nay quá thiếu các sáng tạo mới đủ sức đi vào lòng công chúng, khiến cho các ca sũ đủ tự tin để thể hiện nó nên vì thế họ phải đào bới những sáng tác đã ra đời cách đây nhiều thập niên.


Nếu đúng ý của nhạc sĩ Quốc Trung là thế thì với cách diễn ngôn như kể trên, mấy ai hiểu được cái sự “bất bình thường” mà nhạc sỹ đưa ra? Và một khi, là người phát ngôn ra điều gì đó có ảnh hưởng đến công chúng, ta diễn ngôn không đạt ý, nói thẳng ra là kém cỏi, phát ngôn của ta có thể tạo ra những tranh cãi rất lớn trong dư luận.


Tuy nhiên, dẹp những tranh cãi sang một bên và hiểu theo đúng ý mà nhạc sỹ Quốc Trung muốn gửi gắm, câu hỏi lớn đặt ra là sự “bất bình thường” kia thuộc trách nhiệm đầu tiên của ai?


Xin thưa, trách nhiệm của các nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc đầu tiên. Một trong số họ, người có tuổi nhất của thế hệ tạm gọi là còn trẻ chính là nhạc sĩ Quốc Trung. Thú thực, chính việc họ lười lao động, thiếu sáng tạo mới đã tạo ra sự “bất bình thường” chứ không phải các ca sỹ, những người mà nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng 'chụp giật' hay 'biếng lười'.


Ca sỹ Việt Nam thực sự không biếng lười mà họ chỉ bế tắc vì các nhạc sỹ không có tác phẩm mới nào ra hồn cho họ hát. Thử hỏi, nếu nhạc sĩ Quốc Trung viết 1 bài hát mà anh thích và những ca sỹ cảm nhận nó có thể thành “hit,” tức trở thành một sản phẩm văn hoá ăn khách giúp họ đảm bảo doanh thu trình diễn, họ có lao đến anh mà 'chộp' lấy ca khúc ấy, thậm chí 'giật' từ tay đối thủ cạnh tranh khác hay không?


Như vậy, dù là ý đồ của nhạc sĩ Quốc Trung hoàn toàn hướng tới tính chất xây dựng cho nền âm nhạc Việt Nam đi nữa, thì anh cũng mâu thuẫn với chính bản thân anh, một người không đưa được ra sản phẩm mới có giá trị đủ tầm để được đặt bên cạnh những sản phẩm xưa cũ đã được khẳng định giá trị nhờ vào độ bền thời gian.


Ngược lại, nếu không phải do sự kém cỏi trong diễn ngôn, rõ ràng nhạc sĩ Quốc Trung đã 'ném đá' những người nghe nhạc xưa bằng những viên đá rất nặng, thậm chí là quá tay, khi dùng những ngôn từ như 'lệch lạc'; 'đẳng cấp văn hoá'...


Và chuyện không nhỏ nữa


Trong giới âm nhạc hiện nay thực sự đang tồn tại một nghi vấn về nhóm lợi ích mà người hoạt động mạnh mẽ nhất trong nhóm đó chính là nhạc sỹ Quốc Trung. Không biết nhóm lợi ích này có thật hay không hay những nghi vấn kia chỉ là cảm giác tưởng tượng của những người trong nghề nhưng chúng ta không thể không để tâm tới những râm ran như thế.


Các hoạt động của nhạc sỹ Quốc Trung gần đây khá mạnh mẽ nhưng hoàn toàn nằm ngoài lãnh địa sáng tạo mà điển hình như “Nghe có ý thức”; góp phần tạo diễn đàn tranh luận về nhạc xưa, làm giám khảo các chương trình truyền hình thực tế... lại càng củng cố hơn ngờ vực của những người đưa ra thuyết âm mưu này.


Nhiều người cho rằng, nhạc sĩ Quốc Trung đã có 'thế' ở thị trường giải trí và anh muốn củng cố quyền lực ấy của mình hơn thông qua các phát ngôn đao to búa lớn. Tất nhiên, đó chỉ là những ngờ vực dừng ở mức độ bàn luận trà dư tửu hậu nhưng nó chính là một chuyện không nhỏ nữa sau những ồn ào vừa rồi khi đánh động thực sự về mối quan hệ đồng nghiệp trong làng giải trí.


Nhạc xưa, nhạc sến, nhạc vàng thực chất gắn liền với hơi thở văn hoá-xã hội của miền Nam và có thể coi nó là một đặc sản của miền. Việc loại nhạc ấy bị “quên lãng” trong một thời gian dài đã khiến một bộ phận không nhỏ nhầm lẫn đến mặc cảm khi cho nó là 'thấp kém', 'tàn dư'...


Thế nên, những phát biểu cho rằng việc còn thưởng thức chúng là lệch lạc đã dẫn đến sự nổi giận của không ít thính giả nhạc xưa, đặc biệt khi nhạc sĩ Quốc Trung mang khái niệm 'trí thức' và 'trẻ' vào phát ngôn của mình. Không có gì là lạ nếu một người trẻ thích xem phim xưa, nghe nhạc xưa, đọc sách xưa. Cái lạ đáng nói chỉ là một người trẻ không còn xem, nghe, đọc nữa mới là phải.


Và điều không nhỏ thứ hai đã xảy ra khi câu chuyện âm nhạc này bỗng nhiên bị đẩy lên thành đụng độ văn hoá và xung đột vùng miền...


Sau phát biểu của nhạc sĩ Quốc Trung, đã có những bài viết của giới văn nghệ Sài gòn như Tuấn Khanh, bài trả lời phỏng vấn của Quốc Bảo, những bài viết của nhiều văn sỹ, nhà thơ, hoạ sỹ, nhà báo... phản bác lại. Đó chính là một điều không nhỏ thứ ba.


Đời sống văn nghệ rất cần tranh luận nhưng xem ra những tranh luận này đã ở mức độ 'da cam' khi rất dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa con người đồng nghiệp với nhau nếu như sự đáp trả (sắp tới và nếu có) từ nhạc sĩ Quốc Trung không đủ sự tế nhị.


Nếu 'say men chiến thắng', nhạc sĩ Quốc Trung rất có thể sẽ trở thành đối tượng bị tẩy chay đối với một bộ phận không nhỏ trong đời sống văn nghệ Sài Gòn.


Mấy lời riêng


Riêng với nhạc sĩ Quốc Trung, tôi còn nhớ mình đã háo hức đi mua đĩa Đường Xa Vạn Dặm của anh như thế nào và vẫn thường hay nhắc nhớ anh về dự án bỏ dở mang tên “Thiện Thanh” của anh, một dự án tôi cũng rất thích. Tuy nhiên, dù là một người ngoài cuộc (tôi chưa bao giờ tự cho mình là nhạc sỹ) và là một người hậu bối, tôi mạo muội khuyên anh thế này:


- Anh có nói một câu rất hay, đại ý là truyền thông đang dắt mũi khán giả hôm nay và tôi đặt câu hỏi là "Ai đã để cho họ xỏ mũi nếu không phải là chính chúng ta?" Giá như anh Quốc Trung biết từ chối, không trả lời phỏng vấn, không đao to búa lớn, không diễn ngôn vòng vèo để độc giả hiểu lầm, đã không có những chuyện tranh cãi như hôm nay.


- Và giá như anh Quốc Trung biết từ chối cả những show giám khảo đầy chất kịch để đầu tư thời gian đó sản xuất, sáng tác ngõ hầu đưa ra sản phẩm đối chứng để khán giả hiểu hơn về thẩm mỹ âm nhạc của riêng anh thì hay biết bao.


- Ở cương vị của một trong những người thẩm định Bài hát Việt, anh Quốc Trung và ban thẩm định đã chấp nhận sự đa dạng ở môi trường đó thay vì chú tâm vào những hạng mục ca khúc 'độc đáo, mới lạ' hay chưa? Các anh có sẵn sàng mở lòng với những sáng tác mới dù mang hơi hướm cũ, dù không có đột phá về học thuật nhưng có thể tạo được hiệu ứng công chúng hơn hay không?


Làm được mấy lời mạo muội khuyên riêng của tôi, nhạc sỹ Quốc Trung sẽ giúp được nhạc Việt nhiều hơn là chỉ phát biểu đơn thuần bằng những đánh động dễ gây hiểu lầm như vừa rồi.


Hà Quang Minh/Vietnam+






Lầu năm Góc vẫn sẵn sàng cho cuộc tấn công Syria

Lầu năm Góc vẫn sẵn sàng cho cuộc tấn công Syria

Lầu năm Góc vẫn sẵn sàng cho cuộc tấn công Syria


SGTT.VN - Lầu Năm Góc ngày 14.9 tuyên bố các lực lượng quân đội Mỹ vẫn ở vị trí sẵn sàng cho các cuộc tấn công quân sự tiềm tàng vào Syria, ít nhất là vào thời điểm hiện tại, ngay cả khi Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.


Trong một tuyên bố, Người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little nói: "Chúng tôi không có bất kỳ sự điều chỉnh lực lượng nào tính đến thời điểm này. Sự răn đe đáng tin cậy bằng sức mạnh quân sự đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt tiến triển về ngoại giao và điều quan trọng là chế độ Assad phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận khung".










Tàu sân bay USS Nimitz cùng các tàu chiến khác của Mỹ đang ở gần vùng biển Syria Ảnh: gulfbusiness



Trước đó, trong bài phát biểu hàng tuần hôm 14.9, Tsổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết ông sẵn sàng tạo cho con đường ngoại giao một cơ hội để giúp giải quyết khủng hoảng Syria, song cảnh báo vẫn cân nhắc giải pháp quân sự.


Tổng thống Obama nêu rõ: "Chúng ta cần chứng kiến những bước đi rõ ràng thể hiện rằng ông Assad nghiêm túc với việc từ bỏ vũ khí hóa học. Và vì kế hoạch này chỉ xuất hiện sau khi lời đe dọa có hành động quân sự đáng tin của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì thế đứng quân sự tại khu vực này để gây sức ép với chính quyền Assad".


Trong khi đó, phát biểu cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian tuyên bố Mỹ hiện không còn cớ tấn công Syria sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov đạt được thỏa thuận tại Geneva (Thụy Sĩ) về việc loại bỏ kho vũ khí hóa học của nước này.


Ông Amir-Abdollahian nhấn mạnh: "Tình hình mới này cho thấy trên thực tế rằng mọi lý do để Mỹ và một số nước tham gia vào hành động quân sự chống Syria đã bị loại bỏ. Chúng ta thậm chí có thể nói về một thành công của mặt trận kháng chiến (chống Israel - bao gồm Iran, Syria, các tổ chức vũ trang Hezbollah ở Liban và Hamas của Palestine)".


Trước đó cùng ngày, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran, Tướng Qassem Soleimani khẳng định rằng việc ủng hộ Syria và "mặt trận kháng chiến" nằm trong phạm trù lợi ích quốc gia của Iran.


Vietnam+






Lên kế hoạch xây thêm KCN Singapore ở Việt Nam

Lên kế hoạch xây thêm KCN Singapore ở Việt Nam

Lên kế hoạch xây thêm KCN Singapore ở Việt Nam


SGTT.VN - Ông Kelvin Teo, Giám đốc điều hành Tập đoàn Sembcorp Development của Singapore, cho biết Sembcorp đang nghiên cứu khả năng xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, thường được gọi là VSIP, thứ sáu và có thể xây VSIP thứ bảy trong những năm tới.










Mô hình Dự án Khu VSIP Quảng Ngãi. Ảnh: TTXVN



Theo The Business Times, nhật báo hàng đầu của Singapore, ông Kelvin Teo công nhận rằng mặc dù trong hai năm trước Việt Nam trải qua thời kỳ khó khăn nhưng không thể phủ nhận những tiềm năng lớn của đất nước này.


Ông nói: “Chúng tôi vẫn tiến hành một cuộc xem xét dài hạn đối với Việt Nam. Chúng tôi không thể làm ngơ trước một đất nước với 90 triệu dân mà trong đó 50% ở độ tuổi dưới 30.”


Giám đốc điều hành của Sembcorp nói thêm rằng bất chấp những khó khăn của Việt Nam liên quan tới lạm phát, tỷ giá hối đoái và nợ xấu, Sembcorp vẫn nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam và đang tiến hành các bước đi để nâng cổ phần của mình trong nhà máy nhiệt điện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ 33,3% lên 66,67%.


Cùng lúc, tập đoàn sẽ mở rộng hoạt động tại Khu liên hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ ở tỉnh Quảng Ngãi, hay còn gọi là VSIP Quảng Ngãi, ra các ngành như chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất hàng tiêu dùng, lắp ghép hàng điện tử và một số ngành công nghiệp nhẹ phục vụ công nghiệp hóa dầu.


VSIP Quảng Ngãi được khởi công xây dựng ngày 13.9, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam. Đây là dự án tiếp nối thành công của 4 dự án mà Sembcorp đã thực hiện cùng các đối tác Việt Nam.


Theo ông Kelvin Teo, VSIP Quảng Ngãi sẽ bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận của Sembcorp ngay trong năm nay và khu này sẽ phát triển đầy đủ trong 10 năm tới.


Ông Kelvin Teo nói: “VSIP của chúng tôi là các khu công nghiệp duy nhất (ở Việt Nam) thực sự có 'nhãn mác' quốc tế vì có các công ty đến từ 22 nước trên thế giới. Đó cũng là lý do vì sao tổ chức Euromoney đánh giá chúng tôi là tập đoàn phát triển công nghiệp tốt nhất ở Việt Nam.”


Nhật báo Today dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng bốn VSIP đã thu hút hơn 6 tỉ USD vốn đầu tư với khoảng 500 công ty và hơn 140.000 lao động.


Các khu công nghiệp này đã tạo ra khoảng 6 triệu USD/ha, gần gấp đôi giá trị trung bình trên toàn Việt Nam.


Các khu này cũng thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và có vốn đầu tư lớn như dược phẩm, cơ khí chính xác và sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao.


Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng các VSIP hoạt động thành công là do có sự hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương ở Việt Nam.


Ông khẳng định thành công của khu công nghiệp thứ năm tại Quảng Ngãi sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam liên quan tới cơ sở hạ tầng tốt, quy định rõ ràng và chính sách khuyến khích đầu tư.


TTXVN






“Nhà máy” sản xuất phần mềm

“Nhà máy” sản xuất phần mềm

“Nhà máy” sản xuất phần mềm


SGTT.VN - Văn phòng kiến trúc Henn Architekten mới đây đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế trụ sở công ty sản xuất phần mềm tại Karlsruhe, CHLB Đức.


Với ý tưởng về “sự trong suốt và cởi mở”, thiết kế không chỉ đem đến cho công trình một vỏ bọc đầy ấn tượng mà còn giúp tạo ra một cấu trúc mạch lạc cho toà nhà cùng với không gian nội thất được tổ chức khoa học. Không gian thoáng đạt trong thiết kế cho phép tạo ra nhiều mô hình tổ chức văn phòng khác nhau, nhiều khu vực dành cho sự giao tiếp cũng như những không gian khép kín cho sự tập trung. Môi trường làm việc thoáng, sáng và đa dạng sẽ hỗ trợ tối đa cho người lao động và khách hàng.


Ba khối tích được xếp lệch nhẹ so với nhau tạo ra hàng loạt hiên trong và định hình lối vào chính ở phía bắc của khu đất. Để tạo ra sự linh hoạt tối đa, toà nhà đã được thiết kế sao cho nó có thể được chia thành nhiều đơn vị nhỏ hơn và cho thuê một cách độc lập.


Hai cửa vào với hai sảnh đón riêng biệt: một cho những người sử dụng chính và một cho khách thuê trong tương lai, đã tạo ra một sự phân chia rõ ràng ngay từ tầng trệt. Khối thang lớn trong suốt cùng với những cầu nối giúp tạo nên giao thông mạch lạc và định hướng rõ ràng giữa trong và ngoài.


KTS lê Anh Đức

Ảnh: Henn Architekten















Lầu năm Góc vẫn sẵn sàng cho cuộc tấn công Syria

Lầu năm Góc vẫn sẵn sàng cho cuộc tấn công Syria

Lầu năm Góc vẫn sẵn sàng cho cuộc tấn công Syria


SGTT.VN - Lầu Năm Góc ngày 14.9 tuyên bố các lực lượng quân đội Mỹ vẫn ở vị trí sẵn sàng cho các cuộc tấn công quân sự tiềm tàng vào Syria, ít nhất là vào thời điểm hiện tại, ngay cả khi Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.










Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ neo đậu ở vùng biển gần Syria. Ảnh: AFP



Trong một tuyên bố, Người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little nói: "Chúng tôi không có bất kỳ sự điều chỉnh lực lượng nào tính đến thời điểm này. Sự răn đe đáng tin cậy bằng sức mạnh quân sự đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt tiến triển về ngoại giao và điều quan trọng là chế độ Assad phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận khung".


Trước đó, trong bài phát biểu hàng tuần hôm 14.9, Tsổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết ông sẵn sàng tạo cho con đường ngoại giao một cơ hội để giúp giải quyết khủng hoảng Syria, song cảnh báo vẫn cân nhắc giải pháp quân sự.


Tổng thống Obama nêu rõ: "Chúng ta cần chứng kiến những bước đi rõ ràng thể hiện rằng ông Assad nghiêm túc với việc từ bỏ vũ khí hóa học. Và vì kế hoạch này chỉ xuất hiện sau khi lời đe dọa có hành động quân sự đáng tin của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì thế đứng quân sự tại khu vực này để gây sức ép với chính quyền Assad".


Trong khi đó, phát biểu cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian tuyên bố Mỹ hiện không còn cớ tấn công Syria sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov đạt được thỏa thuận tại Geneva (Thụy Sĩ) về việc loại bỏ kho vũ khí hóa học của nước này.


Ông Amir-Abdollahian nhấn mạnh: "Tình hình mới này cho thấy trên thực tế rằng mọi lý do để Mỹ và một số nước tham gia vào hành động quân sự chống Syria đã bị loại bỏ. Chúng ta thậm chí có thể nói về một thành công của mặt trận kháng chiến (chống Israel - bao gồm Iran, Syria, các tổ chức vũ trang Hezbollah ở Liban và Hamas của Palestine)".


Trước đó cùng ngày, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran, Tướng Qassem Soleimani khẳng định rằng việc ủng hộ Syria và "mặt trận kháng chiến" nằm trong phạm trù lợi ích quốc gia của Iran.


Vietnam+






ASEAN - Trung Quốc bàn về COC

ASEAN - Trung Quốc bàn về COC

ASEAN - Trung Quốc bàn về COC


SGTT.VN - Giới chức ASEAN - Trung Quốc đang bàn về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), giữa lúc tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này đang căng thẳng.


Ngày 14.9 tại thành phố Tô Châu thuộc miền đông Trung Quốc, đại diện ngoại giao 10 nước ASEAN và nước chủ nhà bắt đầu cuộc hội đàm 2 ngày nhằm thiết lập COC. Kyodo News dẫn lời giới chức ASEAN cho hay trong ngày đầu, đại diện hai bên bàn chi tiết của dự thảo COC và sẽ trình kết quả thảo luận cho quan chức cấp cao hai bên xem xét vào ngày thứ hai. Theo lịch trình, hai bên còn tập trung thảo luận về việc thực thi Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC) được ký hồi năm 2002. Kết quả của cuộc họp dự kiến sẽ được đưa vào tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc ở Brunei vào tháng tới.










Tàu Trung Quốc trong một đợt hoạt động trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo



Việc các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc hồi tháng 6 quyết định tổ chức cuộc họp trên được cho là bước tiến đáng kể trong vấn đề biển Đông. Giới quan sát cũng khẳng định cần sớm cho ra đời COC để giải quyết căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện nay.


Tuy nhiên, đến tháng 8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại nhấn mạnh “Trung Quốc không thấy có gì phải vội” để đi đến COC. Ngoài ra, trước khi cuộc họp diễn ra vài ngày, phía Trung Quốc đã có nhiều động thái thị uy. Cụ thể, ngày 12.9, Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Phạm Trường Long thăm một đơn vị hải quân ở tỉnh Quảng Đông, vốn tiếp giáp biển Đông, và ra lệnh binh sĩ tại đây tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến, theo Tân Hoa xã.


Cũng trong ngày 12.9, Reuters dẫn lời Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tuyên bố sẽ cân nhắc về việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào tác chiến trong vòng vài năm tới. Đến ngày 13.9, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo cảnh báo Mỹ tránh xa tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông.


AFP dẫn thông cáo cho hay khi tiếp Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller hồi đầu tuần, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung nói Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ không trở thành bên thứ ba trong các tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông.


Đáp lại, ông Miller nhấn mạnh Washington phản đối dùng vũ lực giải quyết tranh chấp chủ quyền và họ có trách nhiệm bảo vệ theo hiệp ước đã ký với một số nước ở hai vùng biển trên.


Theo TNO









Ông Obama sẽ bàn về an ninh biển khi thăm ASEAN


Ngày 13.9, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Barack Obama sẽ lần lượt thăm Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines từ ngày 6 - 12.10, theo Reuters. Trong đó, an ninh biển sẽ nằm trong chương trình nghị sự của ông Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Brunei. Đài Phượng Hoàng dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay tranh chấp biển Đông cũng sẽ được thảo luận trong cuộc hội đàm giữa ông Obama với lãnh đạo các nước tại EAS.







Để gia tăng độ tín nhiệm khi xuất khẩu

Để gia tăng độ tín nhiệm khi xuất khẩu

Doanh nghiệp ĐBSCL


Để gia tăng độ tín nhiệm khi xuất khẩu


SGTT.VN - Chỉ mất thời gian 5 – 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp được xác minh và cấp mã số. Ngoài lợi ích được nhà mua hàng chú ý khi nằm trong danh sách đã có mã số DUNS, doanh nghiệp còn được cấp cho con dấu điện tử để gắn lên website của doanh nghiệp.


Ngày 13.9, tại Hội thảo “Tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông – thủy sản: Giải pháp nào cho doanh nghiệp?” (TP Cần Thơ), do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức, giám đốc phát triển kinh doanh công ty Dun & Bradstreet Vietnam (D&B) Lê Thị Phương Nhi, gợi mở cho các doanh nghiệp ĐBSCL cách tiếp cận qui trình đăng ký mã số DUNS (hệ thống số hoá dữ liệu quốc tế – Data Universal Numbering System), xây dựng sự tín nhiệm và nhận diện thương hiệu cho mình và tìm hiểu thông tin của đối tác thông qua mã số này.


Chỉ mất thời gian 5 – 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp được xác minh và cấp mã số DUNS, chi phí chỉ khoảng 4.400.000 đồng/năm. Ngoài lợi ích được nhà mua hàng chú ý khi nằm trong danh sách đã có mã số DUNS, doanh nghiệp còn được D&B cấp cho con dấu điện tử để gắn lên website của doanh nghiệp.


Bà Nhi cho rằng tình trạng người mua hàng thường gặp khó khăn để biết rõ về bên bán hàng; thông tin chuyên sâu và minh bạch về người bán hàng thường không đầy đủ và ngược lại. Vì thế, nhu cầu về một môi trường thương mại quốc tế minh bạch hơn và có nhiều thông tin hiểu biết chuyên sâu hơn là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay.


Công ty Dun & Bradstreet (D&B) đang sở hữu nguồn cơ sở dữ liệu lớn và chuyên sâu hơn 225 triệu doanh nghiệp trên toàn cầu (tại Việt Nam có 128.000 doanh nghiệp). Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tại ĐBSCL đăng ký không nhiều so với những khu vực khác. Bà Nhi giải thích thêm, những nhà mua hàng lớn không muốn gặp khó khăn khi không biết rõ đối tác, nếu gặp đối tác không đủ năng lực sẽ rủi ro rất lớn cho họ khi gián đoạn nguồn cung cấp.


Trong khi đó, trưởng phòng Pháp chế thuộc VCCI - chi nhánh Cần Thơ, ông Nguyễn Phương Lam thống kê những vụ tranh chấp thương mại giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) loại hình tranh chấp về mua bán hàng hóa chiếm đến trên 70%, tiếp đó là gia công (5%), xây dựng (5%), hợp tác đầu tư (4%)… phần lớn nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán tiền hàng còn chưa trả, bồi thường thiệt hại, giao hàng kém chất lượng,… Kinh nghiệm từ những vụ tranh chấp cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu bị vướng hai vấn đề: Tìm hiểu khách hàng chưa kỹ, thiếu thông tin khách hàng cũng như thông tin về thị trường; thứ hai là doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay chưa am hiểu nhiều về luật pháp, thông lệ quốc tế. “80% doanh nghiệp chưa hiểu rõ khách hàng, đối tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, rủi ro”, ông Lam nói.


NGỌC BÍCH






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ