Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

“Vương quốc” bạch mã giữa lòng Hà Nội

“Vương quốc” bạch mã giữa lòng Hà Nội

“Vương quốc” bạch mã giữa lòng Hà Nội


SGTT.VN - Trên một vùng rộng mênh mông ở bãi bồi ven sông , cả trăm chú ngữa bạch đang nhởn nhơ ăn cỏ , phi nước đại, đừa nhau hí vang cả một vùng , trông chẳng khác ở cao nguyên Mông Cổ..


“Trăm nghe không bằng một thấy” , trong ngày đông giá rét , chúng tôi hăm hở lên đường đến tận nởi để tìm hiểu rõ thực hư…


Bỏ phố làm nông dân


Xuôi theo quốc lộ 1A (cũ) khoảng 10km, rồi rẽ vào con đường đê ngoằn ngoèo như dải lụa quấn quanh những dãy nhà cao tầng nhấp nhô ven ngoại thành. Tất thảy chúng tôi đều ngỡ ngàng trước khung cảnh trước mắt , một đàn ngựa bạch cả trăm con, lớn có , nhỏ có , nằm yên có , mà đùa nhau phi nước đại trên bãi đất rộng và sườn đê cũng có .











Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, chủ nhân của khu trang trại đặc biệt này không giấu được niềm vui vì công sức bao năm mình bỏ ra đang gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng.


Chị Hằng sinh năm 1959 ( Kỷ Hợi) , cái tuổi tưởng chừng chỉ đem lại sự an nhàn, phú quý, Thế nhưng, theo chị, cuộc đời mình gặp nhiều sóng gió trong làm ăn lắm. Là con gái “phố cổ” xịn nhưng chị lại chọn cho mình cái nghề vất vả , chân lấm tay bùn.


Sau khi học xong , theo bạn bè , chị quyết sang định sang Đức sinh sống và làm việc. Môi trường làm việc tốt , kiếm được nhiều tiền, nhưng nỗi nhớ gia đình và cái ước muốn làm được điều gì đó xây dựng cho quê hương , đất nước vẫn luôn làm chị đau đáu. 10 năm có lẽ là quãng thời gian quá đủ cho cái dự định khiến chị “mất ăn mất ngủ” bao năm nay.


Sau khi về nước với số vốn ít ỏi trong tay, năm 2004, tìm hiểu kỹ và tính phương thức làm ăn mới , chị Hằng quyết định làm thủ tục xin cấp 7ha đất bỏ hoang bên đê sông Hồng (thuộc thôn Vạn Yên, xã Yên Mỹ, Thanh Trì) để thực hiện ước mơ của mình.


Khi ấy, biết chị bỏ phố về quê để “đổ cả đống tiền của” xuống đầm lầy , người thân phản đối , khuyên can ghê lắm. Bởi họ sợ chị sẽ mất sạch số tiền đầu tư bao năm bươm chải ở xứ người. Theo chị Hằng , mọi chuyện đã qua rồi , chị không muốn nhắc lai bởi theo chị mọi quyết đinh sẽ là đúng đắn, chí ít với bản thân mình. Tiếp đó, chị nhanh chóng bắt tay vào thực hiện dự án để chứng mình rằng mọi việc mình làm đều có sự tính toán , làm bằng trí óc chứ không phải hồ đồ như mọi người vẫn nghĩ .


Sau khi san lấp được một phần đất , chị Hằng liền mở xưởng sản xuất thức ăn gia súc, cung cấp cho người chăn nuôi quanh vùng . Dù có chiến lược kinh doanh , nhưng dự án này nhanh chóng đổ bể vì những chủ trang trại, các hộ chăn nuôi đều bị thua lỗ do dịch bệnh. Không nản chí, ngoài việc động viên bà con tiếp túc chăn nuôi, chị còn đầu tư mở trang trại gia súc, gia cầm tại chỗ.


“Thời ấy, vì muốn khẳng định quyết định của mình là đúng và nhanh chóng thành công. Nên ngoài việc thuê người, chẳng quản sớm hôm, mưa nắng, lúc nào chị cũng túc trực tại trang trại để tự tay tham gia vào mọi việc. "Từ việc phát quang, đắp đất, đóng bao bì hay chăm sóc vật nuôi, tôi chẳng quản ngại gì hết. Nhưng, thất bại cứ nối tiếp thất bại, người dân làm ăn thua lỗ nên tiền bán thức ăn bị đọng lại ,không những thế trâu, bò, lợn, gà, dê, thỏ… của trang trại cũng héo hon, quay quắt rồi chết dần chết mòn trước sự bất lực của tôi và đối tác”, đưa ánh mắt dõi theo đàn ngựa khỏe mạnh đang đùa giỡn trên bãi cỏ, chị Hằng nhớ lại.


Thất bại trắng tay , nhìn cảnh hoang tàn của trang trại sau khi chỉ còn lại vài con vật gầy gò thiếu sức sống, cùng dây chuyền sản xuất thức ăn hoen rỉ, bỏ hoang từ bao giờ, chị không can tâm.


“May mắn, lúc tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt thì tôi lại thấy le lói tia sáng khi vô tình xem tivi thấy nhắc đến công dụng và giá trị của ngựa bạch. Từ đó tôi quyết đinh chuyển hướng làm ăn sang chăn nuôi , nhân giống gene ngựa bạch” , giọng chị Hằng thoáng vui.


Nghĩ là làm, nhưng trong chị còn ngổn ngang bao điều vì biết lấy vốn đâu để đầu tư, cách chăm sóc chúng ra sao, không những thế việc nhân giống gene ngựa bạch ở Việt Nam rất khó khăn , tỷ lệ thành công lại rất thấp.


Trời không phụ người có công


Là ủy viên Hội Thú y Việt Nam, nên khi đề xuất ý tưởng nuôi nhân giống gene ngựa bạch , chị được hội rất ủng hộ. Đặc biệt là BS Hoàng Triều - Ủy viên Thường vụ BCH Trung ương Hội Thú y Việt Nam, người luôn sát cánh cùng chị, hỗ trợ chị từ khâu kỹ thuật, con giống cho đến nguồn vốn. Cuối năm 2007, vay mượn bạn bè được hơn 100 triệu đồng, chị cùng BS Hoàng Triều cất công đi tận vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lạng Sơn , Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn,… để tìm hiểu và mua ngựa bạch đưa về trang trại nuôi.











Nhìn đàn ngựa đang tung tăng đùa nghịch, chị Hằng vui vẻ tâm sự: “Cứ nghe thấy ở đâu có giống ngựa tốt là tôi vội vàng tìm đến dù cho đó là bản làng heo hút đi bộ vài chục cây số , đi đêm về hôm hay lặn lội trên rừng rú cả tháng trời. Kẻ từ khi có ý tưởng nuôi ngựa bạch, trong tôi lúc nào cũng hừng hực đam mê, quyết tâm vào dự án đặc biệt này”.


Có lẽ chính vì cái quyết tâm lơn lao ấy nên chị mới dám mạo hiểm đến mức liều mình đem sổ đỏ của gia đình đi “cắm” cho ngân hàng lấy 1 tỷ đồng để đầu tư tiếp vào trang trại.


“Sau một thời gian dài đi khắp các tỉnh miền Bắc, nhưng tôi cũng chỉ tìm được 20 con ngựa bạch có tố chất tốt nhất đem về trang trại nuôi. Số lượng này so với diện tích 7ha quả là nhỏ, nên tôi đã quyết định “cắm” nhà ở lấy vốn sang Tây Tạng mua thêm 20 con nữa về nhân giống. Sở dĩ tôi phải sang tận Tây Tạng để mua là bởi ngựa ở đây có ngoại hình cao lớn , khỏe mạnh,lông mượt, tỷ lệ sinh sản đạt cao. Hứa hẹn một tương lai tươi sáng…” , chị Hằng vui vẻ cho hay.


Từ sự ham học hỏi, cùng quyết định táo bạo và cái “nhân duyên” đến với ngựa bạch từ vài chục cá thể đầu tiên . Đến nay trang trại của chị có hàng trăm con ngựa bạch. Đặc biệt , hiện trang trại có đến gần 40 con ngựa mẹ sắp đến ngày đẻ . Đó là còn chưa kể , từ năm 2006 đến nay , hàng trăm con ngựa bạch đã được xuất xưởng nấu cao, hoặc bán giống nuôi cho nhân dân.


Theo chị Hằng, cho đến tận bây giợ , chị cũng không thể ngờ được những chú ngựa quanh năm sống trên núi sao Tây Tạng nhưng đưa về đây lại dễ nuôi đến thế. Chính điều này đã khiến chị vui lắm vì công sức, tâm huyết của mình bỏ ra đã không uổng phí.


Bằng sự am hiều , có “bí kíp” riêng cùng với khả năng “nhìn xa trông rộng” của mình ngay từ năm 2007, chị Hằng mở thêm cơ sở sản xuất cao ngựa bạch mang thương hiện Vạn An và đã được Bộ Y tế chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường. Chị Hằng tâm sự : “Mục tiêu mở rộng quy mô đàn ngựa bạch của trang trại không hẳn là để nấu cao ngựa mà là nhân giống, giữ lại nguồn gen ngựa quý hiếm. Những chú ngựa đem nấu cao đa phần đã không còn khả năng sinh sản nữa. Nhưng vì tuổi thọ của ngựa hoàn toàn phù hợp với chất lượng cao nên loại cao này rất tốt”.


Chia tay chị Hằng vào lúc chiều đứng nhìn những chú ngựa bạch vẫn nhởn nhơ gặm cỏ non, rong ruổi phi nước kiệu đùa giỡn bên sườn đê, trong tôi lại thấy thích thú và thầm ngưỡng mộ nghị lực và tình yêu niềm đam mê bất tận của nữ chúa vương quốc bạch mã này!


Theo Dân Việt






300 người nhiễm virus "khủng khiếp" trên du thuyền siêu sang

300 người nhiễm virus "khủng khiếp" trên du thuyền siêu sang

300 người nhiễm virus "khủng khiếp" trên du thuyền siêu sang


SGTT.VN - Lần thứ hai trong chưa đầy một tuần, Royal Caribbean International – công ty sở hữu những chiếc tàu du lịch đắt giá nhất thế giới – đã phải đối mặt với một loại virus có sức lây lan khủng khiếp.


Hơn 300 hành khách trên chiếc du thuyền mang tên Explorer of the Sea đã phát bệnh trong chuyến hành trình du lịch của mình, theo như những gì Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) vừa thông báo trên website. Báo cáo của CDC cho biết 281 trên tổng số 3.050 hành khách và 22 trên 1.165 thành viên của phi hành đoàn đã có hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy.










Du thuyền Explorer of the Sea.



Cách đây vài ngày, 66 hành khách và nhân viên trên một chuyến du thuyền khác của Royal Caribbean là Majesty of the Sea trong một chuyến du lịch 4 đêm đến Bahamas cũng đã mắc phải một loại bệnh tương tự.


Trong một thông báo với CNN, Royal Caribbean khẳng định những người phát bệnh trên tàu đều được chăm sóc y tế tốt nhất có thể. Janet Diaz, phát ngôn viên của Royal Caribbean cho biết chuyến tàu sẽ bỏ qua điểm dừng ở Haiti và đi thẳng đến San Juan, Puerto Rico để thực hiện một đợt vệ sinh rộng rãi cho tất cả mọi người.


Một nhân viên y tế và dịch tễ học của CDC cũng sẽ lên tàu vào Chủ nhật tới tại St. Thomas (quần đảo Virgin, Mỹ) để tiến hành điều tra và đánh giá sức khỏe cũng như mức độ phản ứng với thuốc của bệnh nhân.


Nguyên nhân tạm thời được cho là do Norovirus – một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột. Diaz cũng cho hay những sản phẩm vệ sinh được sản xuất đặc biệt để phòng chống Norovirus cũng sẽ được sử dụng trên suốt chuyến đi.


Chuyến tàu mang tên The Explorer of the Seas khởi hành tại New Jersey vào ngày 21.1 và dự kiến sẽ kết thúc sau 10 ngày.


Theo Dân Việt/CNN






Thái Lan: DSI đề nghị tòa phát lệnh bắt 16 thủ lĩnh biểu tình

Thái Lan: DSI đề nghị tòa phát lệnh bắt 16 thủ lĩnh biểu tình

Thái Lan: DSI đề nghị tòa phát lệnh bắt 16 thủ lĩnh biểu tình


SGTT.VN - Theo THX, ngày 27.1, Cơ quan điều tra đặc biệt (DSI) của Thái Lan đã đề nghị Tòa Hình sự nước này phát lệnh bắt 16 thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ do bị cáo buộc vi phạm sắc lệnh tình trạng khẩn cấp.


Theo DSI, ông Suthep Thaugsuban, Tổng Thư ký Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chống chính phủ, đứng đầu trong danh sách đề nghị bị bắt giữ này.










Người dân biểu tình chống Chính phủ tại Bangkok. Ảnh: AFP



Còn tờ Bangkok Post dẫn lời chuyên viên phụ trách các vụ đặc biệt của DSI, Yutthana Praedam cho biết người đứng đầu cơ quan này Tarit Pengdith đã được yêu cầu làm chứng trước tòa.


Trong diễn biến khác, Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự (CMPO) đã cảnh báo 30 doanh nghiệp tư nhân ngừng hỗ trợ cho các cuộc biểu tình của PDRC.


Ông Tarit, đồng thời là Thư ký CMPO, cho biết những doanh nghiệp này sẽ vi phạm Bộ luật Hình sự, sắc lệnh tình trạng khẩn cấp và Luật chống rửa tiền khi cung cấp phương tiện và tài chính cho các cuộc biểu tình của PDRC.


Vietnam+






Gắn thêm “sao” cho hương vị quê nhà

Gắn thêm “sao” cho hương vị quê nhà

Đầu bếp 5 sao:


Gắn thêm “sao” cho hương vị quê nhà


SGTT.VN - Phục vụ đa số khách nước ngoài và khách Việt Nam thu nhập cao, những khách sạn, khu du lịch (resort) đẳng cấp bốn, năm sao xem ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng để giữ khách.Có đủ những thực đơn Âu, Á, nhưng món ăn Việt Nam vẫn không thể thiếu và phải hấp dẫn.Bên cạnh phở, chả giò, gỏi cuốn, cơm tấm, bún thịt nướng, bún bò Huế, mì Quảng… là những món Việt Nam đã được tiếng với khách nước ngoài, các khách sạn, resort bốn, năm sao vẫn tiếp tục làm giàu thực đơn món Việt cho dù đó là khác h sạn, resort do người Việt Nam hay các tập đoàn đa quốc gia quản lý.










Sản phẩm dự thi của nhà hàng Tàu Sài Gòn.



Giữ thuần Việt trong bếp năm sao


Ở TP.HCM, có thể nói Rex là khách sạn năm sao đem lại ấn tượng nhất với khách nước ngoài về ẩm thực Việt Nam, bởi không chỉ 70 – 80% là món Việt Nam, mà bản sắc Việt Nam đậm nét trong cách trình bày và phục vụ ở nhà hàng của Rex. Món chả giò cắm quanh trái thơm được khoét ruột khéo léo để thắp nến bên trong và quả bưởi được cắt tỉa sắc sảo để đựng món gỏi bưởi đã mấy chục năm vẫn được khách quốc tế chọn lựa thường xuyên. Theo đầu bếp Khâu Văn Dương đó là những món thuần Việt (từ hương vị đến cách trình bày) đã đạt thành công nhất do cố đầu bếp Trần Văn Nghĩa sáng tạo vì hình thức không cầu kỳ mà thể hiện sự tinh tế, khéo léo, tạo cho khách cảm giác ấm cúng, gần gũi và cách chế biến thì dễ phù hợp đối với khách nước ngoài đến từ bất kỳ nước nào.


Qua nhiều năm phục vụ, ông Dương nhận thấy khách nước ngoài thích chất đậm đà trong món ăn Việt Nam. Hiện nay, người nước ngoài có xu hướng quan tâm đến sự cân đối dinh dưỡng hơn, giảm những món có nhiều đạm, nhiều béo, nên món Việt Nam ngày càng được chuộng vì nhiều rau củ quả tươi, cách chế biến hấp, nấu, ăn tươi nhiều hơn chiên, nướng. Đó cũng là điểm mà đầu bếp lưu ý, nhất là bếp đẳng cấp năm sao phải nghĩ thêm nhiều món mới thể hiện khả năng giữ hương vị, màu sắc món ăn thuần Việt, nhưng biết đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng phù hợp khách nước ngoài.


Làm việc ở Hyatt Regency Danang Resort & Spa (Đà Nẵng), đầu bếp Hồ Công Quyết rất vui khi chủ đầu tư tuy là tập đoàn nước ngoài, nhưng họ muốn phát huy món ăn Việt Nam để phục khách đa số là người nước ngoài đến. Hiện Hyatt Regency Danang Resort & Spa có gần 100 món Việt Nam. Yêu cầu của họ là bếp không pha trộn hương vị Âu, Á khác, mà giữ bản sắc thuần Việt cho món Việt, kể cả theo đúng hương vị vùng miền Việt Nam. Trong cách trình bày cũng sao cho món ăn đẹp nhưng vẫn nhìn ra dáng vẻ Việt Nam.


Bởi thế, trong Hyatt Regency Danang Resort & Spa có ba nhà hàng đều có món cuốn tươi của Việt Nam, nhưng phân biệt nhà hàng bò bía Nam bộ, nhà hàng món cuốn miền Trung và nhà hàng nem cuốn miền Bắc. Khi khách bước vào nhà hàng thì biết hương vị món cuốn miền nào qua chi tiết thành phần nguyên liệu và nước chấm. Riêng món miền Trung, anh Quyết đơn cử như món mực nướng ở Đà Nẵng là nướng mộc, chấm với muối ớt xanh có nặn nước tắc, ăn kèm với rau răm. Anh làm đúng như vậy, dọn ra dĩa mực có rau răm, đồ chấm không khác nhưng trình bày hấp dẫn hơn, cho khách cảm thấy món ăn ngon trong nhà hàng năm sao chính là món Việt Nam. Hay như món ragu bò cuộn ngũ sắc là món đãi tiệc cưới phổ biến ở Đà Nẵng, đưa vào nhà hàng năm sao, anh chỉ thay đổi cách trình bày món ăn. Khách Hàn Quốc đã quen bữa ăn có nhiều kim chi, phục vụ họ món cao lâu, cơm chiên hay mì vịt tiềm, các đầu bếp Việt làm khổ qua, cà chua xanh muối chua, dưa leo muối chua, khách rất thích vì được ăn những món “kim chi Việt Nam”.


Anh Quyết cho biết mỗi năm anh cùng các đồng nghiệp phải bổ sung những món mới cho thực đơn Việt của nhà hàng. Mới đây anh đã làm món gỏi rau sam, trái vả và trái cà mắm, đều lấy những loại rau quả quen thuộc ở Đà Nẵng chế biến như một món salad, người Việt và người nước ngoài đều dùng được.














Sản phẩm dự thi của Golden Sand & Resort, Quảng Nam.



Sản phẩm dự thi của khu du lịch Bình Quới 1.



Thêm “lửa” cho món Việt


Ông Đỗ Quang Long, bếp trưởng khách sạn Đệ Nhất, TP.HCM nhận thấy thời gian qua lực lượng đầu bếp cả nước đã bổ sung nhiều món ăn mới rất ngon cho ẩm thực Việt Nam. Điều thuận lợi nguồn nguyên liệu tự nhiên, xanh, sạch ở Việt Nam đang ngày càng nhiều, không chỉ là rau củ quả, trái cây trồng không bón phân vô cơ, mà cả các loại thịt từ gia súc, gia cầm, nhiều loại cá được nuôi theo dân gian cũng giúp cho những khách sạn bốn, năm sao kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng thực phẩm cũng an tâm sử dụng để sáng tạo món mới.









Hiện nay, người nước ngoài có xu hướng quan tâm đến sự cân đối dinh dưỡng hơn, giảm những món có nhiều đạm, nhiều béo, nên món Việt Nam ngày càng được chuộng vì nhiều rau củ quả tươi, cách chế biến hấp, nấu, ăn tươi nhiều hơn chiên, nướng.



Ông Long rất đồng tình việc phát triển mạnh những món ăn Việt Nam trong khách sạn bốn, năm sao. Mấy năm gần đây, khách sạn Đệ Nhất khi nghiên cứu món mới thì có thể sử dụng nguyên liệu từ các vùng miền khác nhau, nhưng trong chế biến thì muốn tạo món ăn mà người vùng miền nào ở Việt Nam cũng thấy hợp khẩu vị mình. Tuy nhiên, theo ông bản sắc hương vị phải giữ, nhưng cần song song hai xu hướng trình bày: đẹp theo phong cách Việt Nam và học hỏi thêm cách trình bày theo phong cách Âu. Cũng đã đến lúc nghĩ đến chế biến những món mới Việt Nam đặc biệt có thể phục vụ những bữa tiệc mà khách nước ngoài thấy độc đáo, hợp khẩu vị và sẵn sàng bỏ ra vài trăm đôla để thưởng thức nghệ thuật chế biến và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Ông Ian Johnston Lovie, bếp trưởng điều hành ở InterContinental Danang Sun Peninsula Resort nhận xét món ăn Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ khả năng hấp dẫn hơn. Ngay tại InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, ông luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các đầu bếp trẻ Việt Nam thực hiện các món theo đúng hương vị Việt Nam. Các đầu bếp Việt Nam đã thể hiện rất tốt, đặc biệt các bạn đã tự lên thực đơn món Việt và được chọn để phục vụ cho thủ tướng Anh mới đây.


Hệ thống khách sạn Hyatt ở Việt Nam thường tổ chức cho đầu bếp Việt Nam đến khách sạn, resort trong hệ thống Hyatt ở các nước để giới thiệu món ăn Việt Nam, đó là một cách quảng bá thật hay cho ẩm thực Việt Nam và cũng giúp đầu bếp tiếp nhận ý kiến của khách nước ngoài khi phát triển thực đơn món Việt.


bài và ảnh: Nguyệt Hồng










Sản phẩm dự thi của nhà hàng - càphê Tre Xanh.







Sài Gòn hẻm và người

Sài Gòn hẻm và người

Sài Gòn hẻm và người


SGTT.VN - Hẻm là không gian sống bày biện tất cả sinh hoạt ban ngày của cư dân Sài Gòn.










Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến.



Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm. Hồi đó, chợ chưa xây kiên cố như bây giờ. Phía trước các bà các chị buôn bán ngồi san sát, chỉ còn lại lối đi nhỏ xíu. Phía sau cũng là hẻm, con hẻm ngoằn ngoèo ăn thông được ra tới chân cầu Công Lý.


Hồi đó, chợ Phú Nhuận còn là ngôi chợ sầm uất của Sài Gòn. Tại đây có cộng đồng nhỏ người Bến Tre từ miệt Giồng Trôm – Ba Tri nhập cư từ năm 1954. Ngay trước cửa tiệm có bà Tám bán gà vịt rau quả... Tuần hai lần, bà đáp xe đò mang theo hàng hoá từ Giồng Trôm lên Phú Nhuận để buôn bán. Cùng mỗi chuyến hàng từ Giồng Trôm lên, bà mang theo cơ man là chuyện: cây cầu Kinh sắp sập, dừa khô mất giá (thành câu hát ai có má đem đổi dừa khô!), đường độ này mới thêm trạm, thị trường chận bắt dữ lắm...


Mỗi sáng sớm, tôi luôn được đánh thức bằng tiếng những chiếc ba gác máy lấy bánh mì đi từ lò bánh ngay con hẻm sau nhà. Lò bánh mì đốt bằng củi, đương nhiên, làm hoàn toàn thủ công với khoảng bảy – tám thợ nhồi bột, vỗ bột nặn bánh thình thịch từ lúc nửa đêm. Tôi thức dậy, mặc quần áo rồi dắt xe đạp len qua hẻm chợ ồn ào đông đúc ra hướng cầu Công Lý, rồi chui tiếp vào con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy dọc suốt khu nhà ổ chuột bên dòng kinh Nhiêu Lộc để ra hướng cầu Lê Văn Sỹ, đến trường.


Chắc chắn ai đã từng sống nhiều năm ở Sài Gòn cũng ít nhất vài ba lần cảm thấy hoang mang khi lạc bước trong ngõ cụt. Sài Gòn hồi đó chưa kẹt xe triền miên như bây giờ nên cũng chưa có những tấm bảng chỉ dẫn mỗi đầu con hẻm, giả dụ như: “Hẻm này thông ra đường Nguyễn Kiệm”. Đang đi tưởng như bít lối, bỗng con hẻm bất ngờ mở ra một cái ngách ăn thông ra đường cái. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động bí mật trong lòng phố. Tôi chợt ngộ ra rằng, tất cả những con đường đều liên thông với nhau bằng cách nào đó và ở đâu có người thì ở đó chắc chắn có lối ra. Trong nhiều năm lang bạt, người viết bài đã từng khám phá không biết bao nhiêu đường hẻm. Dài có, ngắn có. Có con hẻm dài thẳng tắp với hàng loạt nhánh cắt ngang như hẻm Bùi Thị Xuân nối từ Nhiêu Lộc – Phú Nhuận tới Tân Bình. Có hẻm lòng vòng người lạ đi một hồi sẽ ngạc nhiên thấy mình quay về chỗ cũ nằm trong khu làng dệt Bảy Hiền. Hẻm chợ Đoàn Văn Bơ dài vô tận mà tên gọi từng khu vực chỉ có người địa phương mới hiểu: kho 2, kho 3, kho 4, kho 5... Hẻm nối liền hẻm, làm thành một hệ thống mạch máu lưu thông hoàn chỉnh mở ra một thế giới khác giữa lòng đô thị.


Những thế giới mang màu sắc cộng đồng riêng biệt dễ thấy nhất là những ngôi chợ nằm ẩn mình trong hẻm phố. Có thể liệt kê ra những cái tên như chợ Bà Hoa - nằm trên con đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, khu chợ được biết đến như là nơi tập trung đầy đủ các đặc sản của xứ Quảng. Chợ Long Vân nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng thuộc phường 24 quận Bình Thạnh – họp từ sáng sớm với đủ các thứ hàng rong dành cho công nhân và dân lao động. Chợ Phạm Văn Bạch ở khu vực giáp giới Gò Vấp – Tân Bình mang dáng dấp của người miền Bắc.


Một trong những hẻm chợ lâu đời nhất có lẽ là hẻm Đoàn Văn Bơ ở quận 4. Bên trong hệ thống hàng trăm con hẻm chằng chịt đan cài vào nhau như tấm mạng nhện ẩn giấu tất cả những gì xưa cũ nhất của đất Sài Gòn xưa. Ở đây người ta có thể tìm thấy dấu ấn sót lại của những làng nghề như nghề đóng giày, làm đàn guitar, làm mứt tết..., nghề lên đồng và hát cải lương. Tại đây còn có đền thờ Đức Thánh Trần và những ngôi miếu cổ mà tuổi có thể còn xa hơn cả những thợ thuyền theo tàu Tây vào lập nghiệp nơi đất cảng vào những năm đầu thế kỷ 20.


Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, “hẻm là phần hồn không thể thiếu của thành phố này”. Còn tôi hình dung nếu cuộc sống đô thị Sài Gòn là một thân cây thì hẻm giống như bộ rễ phồn thực âm thầm cắm sâu vào lòng đất, hút những mạch ngầm để nuôi sống nó.


Nếu ngoài đường phố cuộc sống lúc nào cũng tất bật, náo nhiệt thì trong hẻm nhịp sống chầm chậm, nhẩn nha. Buổi sáng có người ngồi quán càphê, nhâm nhi trang báo và lắng nghe chim hót. Hẻm chật chội nhưng đủ chỗ cho bà Tư bán gánh phở, cô Lý bán trái cây, ông Ba cắt tóc và chú Bốn sửa xe đạp. Cũng một chỗ dưới gốc me, buổi sáng chị Lan bán rau thì đến chiều dì Mai dọn bếp bánh xèo... Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. Rồi đến lúc nào đó, người mới bỗng nhận ra mình đã trở thành người Sài Gòn tự hồi nào.


như thuần


ảnh: Trần Việt Đức






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ