Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Càphê vợt, hương thơm ký ức

Càphê vợt, hương thơm ký ức

LTS: Việt Nam là một trong những quốc gia có mô hình khép kín về càphê, từ khâu trồng, sản xuất, chế biến đến thưởng thức càphê. Văn hoá càphê cũng bắt rễ, phát triển hơn trăm năm. Thế nhưng, giá trị càphê vẫn chưa được nâng lên xứng tầm. Chuyên đề của báo SGTT hy vọng chuyển tải được phần nào những thay đổi thú vị đang diễn ra ở thị trường càphê.


Càphê vợt, hương thơm ký ức


SGTT.VN - Ngày nay người ta thường nói nhiều đến chuyện văn hoá càphê, nhưng bằng cách nào mà liên hệ với văn hoá càphê khi không mở lại những không gian quán càphê vợt từng đập cùng nhịp sống với cả thế hệ thị dân.











Không ai biết chính xác cái cách pha càphê bằng vợt có từ thời điểm nào, nhưng hầu hết mọi người đều tin rằng cái vợt pha càphê du nhập vào xứ ta cùng một ngày với cái thú uống càphê.


Người Sài Gòn ngày xưa thức giấc sớm, cứ tầm 4, 5 giờ sáng là bếp ở tiệm nước hoặc bếp ở quán hẻm phố lại đỏ lửa nấu nước pha càphê. Hình ảnh phổ biến nhất của càphê vợt lại là cái siêu đất, loại siêu nấu thuốc bắc và cái vợt bằng vải dài như chiếc vớ của người đi giày bốt.


Người bán càphê dùng nước sôi để trụng sạch vợt rồi cho loại càphê xay nhuyễn vô. Cái vợt chứa càphê được cầm để trên miệng siêu trước khi chế nước sôi vào; vậy là dòng càphê đen nâu chảy ra từ cái vợt toả khói thơm nghi ngút. Tất nhiên, tuỳ theo giá tiền của ly càphê mà lượng càphê cũng như số lần càphê được vợt đậm hay vợt lợt.


Nói đến càphê vợt mà không nhắc đến ngón nghề rót càphê của các tay pha chế thì có khi thiếu sót. Cái hình ảnh đưa siêu càphê lên cao rồi để cho dòng càphê chảy ra từ vòi siêu làm tràn miệng ly càphê đọng lại trong cái dĩa. Cái ngón nghề rót tràn ly này sao khéo quá, tràn chút xíu, để dư càphê cho khách chút xíu thôi vậy mà thành một phong cách kề môi miệng vô cái dĩa vừa thổi vừa húp.


Có người giải thích về phong cách húp chút càphê dư trong dĩa là: càphê mới rót nóng hổi, hương càphê tràn trên mặt cái dĩa, kề mũi miệng vô là cách tận hưởng hương càphê. Có thể cách giải thích đó là suy diễn nhưng dù sao chỉ với món càphê vợt người ta mới có phong cách húp càphê trong dĩa.











Trước đây, ở các quán bán càphê vợt còn có kiểu càphê bơ; càphê được chấm thêm chút xíu bơ càng làm cho càphê vợt ra cái vẻ Tây hơn. Một ông trung niên nói: “Những năm đi Thanh niên xung phong khắp các nông trường, mỗi lần về phép là làm một ly càphê bơ, làm như cái mùi càphê bơ nó nhắc mình kiểu gì thì mình cũng là người đô thị, dân Sài Gòn”.


Ở các tiệm nước của người Hoa còn có kiểu uống càphê vợt chấm giò quẩy hoặc bánh tiêu. Với nhiều người lớn tuổi, dân hưu trí... kiểu càphê này có thể thay thế phần ăn điểm tâm sáng. Thật là ngon lành biết bao khi cầm nguyên cả cái bánh giò quẩy chấm vào ly càphê hoặc ngắt từng miếng bánh nhỏ rồi dùng muỗng vớt chung với càphê lên nhâm nhi.


Ngày trước ở khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, ai có dịp đi trong buổi tinh mơ ngang qua các tiệm nước hay quán càphê đều rộng ngực hít lấy khói hương thơm càphê. Hương càphê hoà quyện cùng hơi nước toả ra, tạo nên những góc không gian đô thị an vui êm đềm cho mọi thị dân.


Ngày nay người ta thường nói nhiều đến chuyện văn hoá càphê, nhưng bằng cách nào mà liên hệ với văn hoá càphê khi không mở lại những không gian quán càphê vợt từng đập cùng nhịp sống với cả thế hệ thị dân. Tìm đến một quán cà phê vợt còn sót lại trên đường Tân Phước, bên hông chợ Thiếc, bước vào cái quán cũ kỹ nhưng tràn ngập hương càphê này người ta mới hay rằng, chỉ có pha càphê bằng vợt, chỉ có giữ nóng càphê bằng cái siêu đất thì hương càphê vợt tự do hơn hẳn hương càphê bị nhốt trong cái phin bằng kim loại.


Nhìn những cụ bà, cụ ông và người trung niên người Việt lẫn người Hoa ngồi im lặng thưởng thức từng ngụm càphê vợt, người ta mới cảm nhận rõ rằng sự thay đổi không gian bán càphê, thay đổi cách thức pha càphê không có nghĩa càphê vợt bị loại khỏi nguồn hương càphê ký ức của những thị dân cần một ly càphê để tỉnh thức mỗi đầu ngày.


Trần Tiến Dũng

ảnh: Trần Việt Đức






Cựu đại sứ Mỹ trò chuyện với sinh viên Việt Nam

Cựu đại sứ Mỹ trò chuyện với sinh viên Việt Nam

Cựu đại sứ Mỹ trò chuyện với sinh viên Việt Nam


SGTT.VN - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson sẽ có buổi trò chuyện thân mật với các sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ (TP.HCM) xoay quanh đề tài chương trình giáo dục quốc tế và xu hướng việc làm tại Việt Nam. Buổi trò chuyện sẽ diễn ra vào 14 giờ ngày 3.9 tới đây.


Theo thông báo của ban tổ chức, ông Pete Peterson sẽ giúp sinh viên hiểu thêm về sự nổi trội của nền giáo dục Mỹ và các ưu điểm của chương trình giáo dục quốc tế. Tại đây, các bạn trẻ cũng được cập nhật thông tin về xu hướng nghề nghiệp hiện nay trên thị trường việc làm quốc tế, cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia.


Đây là buổi giao lưu dành cho các sinh viên theo học chương trình Broward College với các diễn giả nổi tiếng nước ngoài. Buổi trò chuyện diễn ra tại trụ sở trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ, lầu 4, tòa nhà Flemington, 182 Lê Đại Hành, P.15, Q.11.


Hoàng Châu






Ông Trần Thọ làm Bí thư TP Đà Nẵng

Ông Trần Thọ làm Bí thư TP Đà Nẵng

Ông Trần Thọ làm Bí thư TP Đà Nẵng


SGTT.VN - Thành ủy Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để thực hiện qui trình về công tác cán bộ, lấy phiếu tín nhiệm chọn chức danh Bí thư. Theo đó, ông Trần Thọ được 100% phiếu tín nhiệm, được Thành ủy giới thiệu và được bộ Chính trị đồng ý.


Đây là vị Bí thư thứ 5 kể từ khi Đà Nẵng được công nhận thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 1997. Trước ông Trần Thọ, các ông: Trương Quang Được, Phan Diễn, Nguyễn Đức Hạt, Nguyễn Bá Thanh giữ chức bí thư thành ủy Đà Nẵng.


Ông Trần Thọ 57 tuổi, quê ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ông là thạc sĩ chuyên ngành chính trị học, từng giữ các chức vụ chủ tịch huyện Hoàng Sa, trưởng ban tổ chức thành ủy.


Ngày 31.1.2013, bộ Chính trị có quyết định phân công ông Thọ làm phó bí thư thường trực phụ trách thành ủy Đà Nẵng, thay ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng đã được phân công giữ chức trưởng ban Nội chính TƯ.


Hai tháng sau, ngày 1.4, ông Thọ đã được bầu giữ chức chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng.


Đến nay, sau gần 8 tháng ở cương vị phó bí thư phụ trách thành ủy, ông Thọ được bầu giữ chức bí thư thành ủy.


Theo VNN






Náo loạn vì 7 đứa trẻ bị bắt đi phỏng vấn

Náo loạn vì 7 đứa trẻ bị bắt đi phỏng vấn

Náo loạn vì 7 đứa trẻ bị bắt đi phỏng vấn


SGTT.VN - Một nhóm 7 em nhỏ đang chơi đá bóng ở gần chung cư tại Q.8 (TP.HCM) thì có 2 thanh niên đến rủ lên xe gắn máy chở lên Q.5, khiến cả khu phố náo loạn truy tìm trong đêm.


Tối 28.8, chị Nguyễn Thị Hoa (mẹ của em Trần Công Minh, học sinh lớp 7), kể: Minh đi học về 15 giờ 30, sau đó có xin phép chị cho ra khu chung cư gần nhà để đá bóng với mấy đứa bạn trong xóm. Đi được hơn một giờ đồng hồ thì Minh dùng số điện thoại 01866589… gọi về xin phép cho đi chơi tối mới về, nhưng chị Hoa không đồng ý. Sau đó, Minh đưa điện thoại cho một nam thanh niên nói tiếp: “Xin phép chị chở cháu Minh đi chơi nửa tiếng nữa rồi về”. Chị Hoa chưa biết chuyện gì xảy ra và người thanh niên kia là ai nên có lớn tiếng: “Không được! Anh cho tôi địa chỉ để tôi đến chở cháu về, nếu không tôi sẽ báo công an”. Ngay sau đó, thanh niên kia cúp máy. Chị Hoa liên tục gọi lại số điện thoại lúc nãy, nhưng không liên lạc được.









Lúc mấy em đang chơi vui vẻ với nhau, thì có hai anh, chị đi hai xe máy tới hỏi: "Ở đây có em nào sinh năm 2000 không? Lên xe chở đi phỏng vấn để nhận quà nhiều lắm."



Không chỉ có chị Hoa mà phụ huynh của cả 6 học sinh khác cũng hốt hoảng đi tìm, rồi trình báo công an con bị người lạ bắt cóc; đã có phụ huynh hoảng loạn đến ngất xỉu.


“Ăn bánh có ngon, nước uống có ngọt không”


Mãi đến 21 giờ cùng ngày, 7 đứa trẻ mới dò dẫm về nhà. Cầm trên tay bịch bánh và sữa, Lâm Chí Quốc kể lại: “Lúc mấy em đang chơi vui vẻ với nhau, thì có hai anh, chị đi hai xe máy tới hỏi: "Ở đây có em nào sinh năm 2000 không? Lên xe chở đi phỏng vấn để nhận quà nhiều lắm". Nghe nói vậy, cả 7 đứa em nhảy lên xe, chị gái chở hai đứa, anh kia chở ba đứa, hai đứa còn lại đi xe đạp theo sau. Hai người đó chở bọn em đi qua cầu Nguyễn Tri Phương, sau đó vòng vèo qua nhiều đường lắm rồi dừng lại ở căn nhà thuộc Q.5. Khi vào nhà, chị gái hỏi tên tuổi mấy đứa, nghề nghiệp bố mẹ của tụi em để ghi vào sổ. Hỏi xong, họ dẫn lên lầu gặp giám đốc, sau đó cho ăn bánh sandwich và uống nước ngọt. Ăn xong, họ hỏi tụi em: ăn bánh có ngon không, nước uống có ngọt không. Ngồi một lúc rồi cả hai anh chị chở tụi em về chợ Ba Đình (P.10, Q.8) bỏ ở đó, rồi bọn em tự đi bộ về nhà”. “Vậy em có nhớ đường dẫn tới căn nhà mà hai anh chị kia chở tới?”, chúng tôi hỏi. Quốc trả lời: “Tụi em không nhớ đâu, vì anh chị kia chở đi vòng vèo, qua nhiều đường lắm”.










Hai em Quốc và Minh trở về sau khi bị dụ dỗ: Ảnh: Đức Tiến



Trung tá Trương Công Hòa, trưởng công an P.9, Q.8, xác nhận: “Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân, công an phường đã nhanh chóng báo lên ban chỉ huy Công an Q.8. Ngoài việc trấn an người dân, công an phường cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm nếu sau 24 giờ các em học sinh không trở về”.


Từ số điện thoại 01866589… của người thanh niên gọi vào số máy của chị Nguyễn Thị Hoa, PV Thanh Niên đã cố gắng liên lạc nhưng bất thành.


Tiếp xúc với PV chiều qua, đại diện trường THCS Lý Thánh Tông cho biết sáng cùng ngày nhà trường đã giáo dục cho học sinh toàn trường về vụ việc này. “Từ trước tới giờ, nhà trường luôn nhắc nhở cho học sinh hãy nói không với người lạ và dạy các em phải luôn đặt câu hỏi khi người lạ cho mình bánh kẹo, quà cáp thì có mục đích gì?”, vị này nói. Ngoài ra, nhà trường cũng đã mời phụ huynh của 7 học sinh lên làm việc để tìm hiểu rõ vụ việc. “Đây có thể là chiêu tiếp thị hàng hóa của một số công ty nhưng không đúng cách, gây tâm lý hoang mang lo sợ cho nhiều người”, vị này nói.


Vi phạm pháp luật


Luật sư (LS) Nguyễn Văn Tài (Văn phòng LS Mai Trung Tín) cho rằng, hành vi của 2 thanh niên đưa 7 trẻ em (dưới 16 tuổi) đi trong suốt 6 giờ đồng hồ đến địa điểm không thông báo trước, không cho các em liên lạc với gia đình đã có dấu hiệu cấu thành tội “giữ người trái pháp luật”.


Đồng quan điểm này, LS Hà Hải (đoàn LS TP.HCM) phân tích thêm: Bộ luật Hình sự không có tội "bắt cóc trẻ em". Hành vi bắt cóc chỉ bị xử lý hình sự nếu "nhằm chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, hành vi không cho sử dụng điện thoại, không cho liên lạc với gia đình là khống chế đứa bé đó, tước đoạt sự tự do cần thiết của trẻ nên dù có cho quà vẫn có dấu hiệu của tội “giữ người trái pháp luật”. Hành vi sau đó đưa 7 trẻ về nhà khi gia đình, nhà trường nháo nhào đi trình báo công an được xem là nửa chừng chấm dứt tội phạm. Một chi tiết để xem xét giảm nhẹ mà thôi.


Cũng theo LS Hà Hải, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em và cấm hành vi lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi hay dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang. Trong trường hợp này, trẻ em là những người dưới 16 tuổi, không có đủ năng lực hành vi dân sự nên dù đứa trẻ đó có đồng ý đi theo 2 thanh niên “nhận quà” cũng không có giá trị. Mọi hành vi tiếp cận trẻ em, đưa trẻ em đi khỏi nơi cư trú của trẻ mà không được sự đồng ý của gia đình, người giám hộ, cha mẹ hoặc của nhà trường (nếu trong giờ học) là vi phạm pháp luật, không cần biết mục đích, động cơ của việc giữ trẻ. Mọi biên bản ghi nhận thông tin, thăm dò thông tin trẻ em mà không có người giám hộ đều không có giá trị.










Cả khu phố náo loạn vì 7 em nhỏ bị bắt đi... phỏng vấn.



Trung tá Trương Công Hòa cho biết, bước đầu cơ quan công an đã xác định được địa điểm mà hai thanh niên đưa các em học sinh tới. Công an sẽ mời đại diện công ty này đến làm việc, để làm rõ mục đích việc dụ dỗ các em đi mà không xin phép, sau đó sẽ có hướng xử lý tiếp.


"Tưởng đi nhanh rồi về nên không xin phép"


Sáng 30.8, Công an P.9, Q.8, TP.HCM đã làm việc với N.V.K (22 tuổi, ngụ Q.8) và người nữ tên N.T.M.T (30 tuổi, ngụ Q.3). Cả 2 đều là cộng tác viên cho một công ty nghiên cứu thị trường nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5. Tại cơ quan công an, 2 người này cho biết khoảng 17 giờ ngày 28.8, họ đi tìm khách hàng là những trẻ em từ 13 tuổi trở lên để mời về công ty cho sử dụng và lấy ý kiến về một loại nước ngọt sắp bán ra thị trường. Khi tới khu vực P.9, Q.8 thì thấy nhóm học sinh đang đá bóng nên mời, thì được cả nhóm đồng ý. Sau khi đưa về công ty ở Q.5 để phỏng vấn, họ tiếp tục đưa 7 học sinh tới công ty khác trên đường Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận), để phỏng vấn tiếp. Sau khi xong việc, cả hai đưa nhóm học sinh này trở về.


Trả lời câu hỏi vì sao không xin phép gia đình các em? T. nói: “Tưởng đâu đi nhanh rồi về nên chúng tôi không xin phép”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Chị biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật?”, thì T. ngập ngừng đáp: “Tôi cũng mời rất nhiều người, trong đó có trẻ em, nhưng đây là tai nạn nghề nghiệp, tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc. Sau khi làm việc với công an xong, chúng tôi sẽ đến tận nhà các em để xin lỗi”.


Chiều cùng ngày, Công an P.9 đã củng cố hồ sơ vụ việc chuyển Công an Q.8 để tiếp tục điều tra làm rõ.









Nhiều nước liệt vào tội bắt cóc


Theo trang Justice.gov.uk, luật pháp Anh ghi rõ trẻ em từ 16 tuổi trở xuống được xem là không đủ năng lực để tự quyết định có nên đi theo một người nào đó hay không. Từ đó, luật quy định mọi trường hợp tự ý dẫn trẻ đi nơi khác mà không được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ thì dù không có ý đồ gây hại cho trẻ và sau đó trả trẻ về cho cha mẹ hoặc người giám hộ vẫn có thể bị liệt vào tội bắt cóc.


Tại Mỹ, thậm chí cha mẹ đã ly hôn hoặc bắt đầu quá trình ly hôn mà tự ý mang con đi khỏi nơi cư trú và không báo cho người kia biết, dù là đi chơi, thì vẫn có thể khởi tố tội bắt cóc, theo website của bộ Tư pháp Mỹ.



Theo TNO






VFA đề xuất cho mua tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo

VFA đề xuất cho mua tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo

VFA đề xuất cho mua tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo


SGTT.VN - Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất cho triển khai mua tạm trữ thêm 300.000 tấn quy gạo vụ Hè Thu và vụ Thu Đông để giữ giá lúa ở thị trường nội địa. Thời gian mua từ ngày 15.9 đến 15.10.


VFA cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ của 300.000 tấn gạo này thời gian là hai tháng (từ 15.9 đến 15.11).










Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất cho triển khai mua tạm trữ thêm 300.000 tấn quy gạo vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Ảnh: TTXVN



Ngoài ra, VFA cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thêm thời hạn hỗ trợ lãi suất vay mua 1 triệu tấn quy gạo tạm trữ vụ Hè Thu. Theo đó, thay vì các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo Hè Thu phải trả nợ vào ngày 15.9, nay đề nghị cho kéo dài thêm một tháng lãi suất đến 15.10, nhằm tránh cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bán tháo gạo khi đến hạn.


Đề xuất này được VFA đưa ra sau khi Thái Lan xả hàng tồn kho gạo loại 100B bán ra với giá 420 USD/tấn, thị trường đang ngưng và trong tâm lý chờ, thì hôm nay Thái Lan lại đang bán ra gạo tồn kho cho doanh nghiệp với giá quá thấp 380 USD/tấn, sau khi chế biến doanh nghiệp có thể xuất khẩu với giá khoảng 410-420 USD/tấn, xấp xỉ với giá gạo 5% của Việt Nam.


Trong khi đó, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giá lúa, gạo đang có dấu hiệu giảm so với thời điểm cách đây 10 ngày.


Theo tính toán sơ bộ, hiện nay các doanh nghiệp tạm trữ đang chịu lỗ khoảng 30 USD/tấn. Để chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, VFA đề nghị các doanh nghiệp thời gian tới cần phải tích cực khai thác các thị trường nhiều hơn nữa.


Hiện nay, Chính phủ đang tập trung khai thác các thị trường có tiềm năng nhập khẩu gạo lớn, đặc biệt là thị trường châu Phi vì hiện nay nhu cầu của thị trường đang có.


TTXVN






BHXH Việt Nam không chấp nhận áp thầu bệnh viện Chợ Rẫy

BHXH Việt Nam không chấp nhận áp thầu bệnh viện Chợ Rẫy

Thanh toán thuốc BHYT năm 2013


BHXH Việt Nam không chấp nhận áp thầu bệnh viện Chợ Rẫy


SGTT.VN - Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, ông Nguyễn Minh Thảo, vừa có công văn gửi UBND TP.HCM, theo đó BHXH không đồng ý phương án áp dụng kết quả đấu thầu thuốc của bệnh viện Chợ Rẫy cho các bệnh viện trên TP.HCM mà UBND TP.HCM đề xuất để mua sắm thuốc từ nay đến cuối năm, trong khi chờ kết quả đấu thầu thuốc tập trung của TP.HCM.


Trong công văn này, BHXH Việt Nam cho rằng việc gần như chỉ áp dụng kết quả đấu thầu của một bệnh viện sẽ gây nhiều khó khăn cho cơ sở khám chữa bệnh trong việc mua thuốc có chất lượng với giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu điều trị. Cụ thể: gây áp lực lớn cho nhà thầu trong việc cung ứng đủ lượng thuốc, tạo thế độc quyền cho nhà thầu, thuốc của một bệnh viện sẽ không đáp ứng đủ hoạt chất cần thiết cho nhiều bệnh viện khác nhau, chưa thực hiện được đầy đủ giá thuốc và lựa chọn thuốc tại kết quả trúng thầu thuốc của bệnh viện Chợ Rẫy nên nếu áp dụng có thể gây lãng phí về nguồn lực tài chính cho thuốc chữa bệnh…


Căn cứ những điều trên, BHXH Việt Nam đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo sở Y tế và BHXH TP hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn căn cứ kết quả trúng thầu thuốc năm 2013 theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC của các địa phương, các cơ sở khám chữa bệnh trung ương, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM, căn cứ giá thuốc phổ biến năm 2013 đã được BHXH Việt Nam xác định và tạm thời thông báo để khẩn trương rà soát, xác định nhu cầu thuốc của bệnh viện, trình UBND TP phương án mua thuốc trong thời gian chưa có kết quả đấu thầu thuốc năm 2013, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, tăng cường hiệu quả đối với việc mua thuốc chữa bệnh, đặc biệt hiệu quả sử dụng quỹ BHYT.


Phan Sơn






Không gian văn hoá càphê

Không gian văn hoá càphê

LTS: Việt Nam là một trong những quốc gia có mô hình khép kín về càphê, từ khâu trồng, sản xuất, chế biến đến thưởng thức càphê. Văn hoá càphê cũng bắt rễ, phát triển hơn trăm năm. Thế nhưng, giá trị càphê vẫn chưa được nâng lên xứng tầm. Chuyên đề của báo SGTT hy vọng chuyển tải được phần nào những thay đổi thú vị đang diễn ra ở thị trường càphê.


Không gian văn hoá càphê


SGTT.VN - Du nhập vào Việt Nam cùng văn hoá Pháp, càphê trở thành một phần không thể thiếu của đời sống thị dân, bền chặt tới mức từ một danh từ chỉ thức uống, càphê còn được sử dụng như một động từ. Nơi uống càphê dần trở thành không gian sẻ chia của người thành thị. Cuộc toạ đàm mở ra vào một chiều cuối tuần tại báo Sài Gòn Tiếp Thị mang tên “Không gian văn hoá càphê”, do vậy cũng là cuộc trò chuyện về muôn mặt của đời sống đô thị.










Ảnh: Thu Vân



Càphê Sài Gòn – Hà Nội











Nhà khảo cổ Nguyễn Thị Hậu, tác giả của tập tản văn Buổi trưa trong quán càphê đưa ra những nhận xét xác đáng: “Tôi muốn nhìn càphê Sài Gòn, từ sự so sánh với càphê Hà Nội. Trước đây Hà Nội chỉ có chè chén vỉa hè chứ không có càphê vỉa hè, khách quay mặt vào trong chứ không quay ra ngoài đường. Càphê Hà Nội ngày xưa thường nằm trong những căn nhà nhỏ, thành phần đi uống càphê là công chức cũ, văn nghệ sĩ. Sau năm 1975, đặc biệt những năm gần đây, Hà Nội bắt đầu giống như Sài Gòn, các biệt thự cũ được cải tạo thành quán càphê, quán vì thế rộng hơn, không bó hẹp như trước. Quán càphê Hà Nội, khách thường ngồi rất lâu, không ồn ào mà cái chính là đến để tâm tình, khác càphê Sài Gòn mang tính cộng đồng hơn. Sài Gòn thì khác, người ta có thể tạo ra những không gian văn hoá càphê có tính thử nghiệm cho bất kỳ trào lưu, xu hướng nào, từ càphê sách, càphê gallery, càphê kịch… Điều đó xuất phát từ tính cách người Sài Gòn không ngại ngần, không sợ hãi, mạnh dạn, không sợ bị chê bai”.











Nhà thiết kế Chương Đặng, thế hệ 8X cũng hào hứng bắt vào câu chuyện: “Không gian càphê phản ánh cư dân ở vùng đó. Khi đi du lịch, muốn tìm hiểu vùng đất, con người ở đó như thế nào thì cứ tìm đến quán càphê đông nhất ở vùng đất ấy mà ngồi. Ở Ý có vùng khách ngồi uống ực một cái là đi, chỉ trong vòng 5 phút. Ở Hong Kong, người ta lo chăm chút cho việc ăn mặc đẹp nên thức uống cũng rất hào nhoáng, vì vậy mà không gian càphê ở đây lộng lẫy ánh sáng. Tôi nghiệm thấy quán càphê thành công là do người chủ chịu khó chia sẻ sự riêng tư của mình, mỗi góc đều có dấu ấn của một câu chuyện nào đó của chủ nhân, chăm chút cho mọi góc trong quán”.


Uống một chỗ ngồi











Anh Trương Đức Long, chủ quán càphê Bazar, chia sẻ: “Bạn bè ở nước ngoài về hoặc vùng miền khác đến hỏi Sài Gòn có gì là đặc sản thì tôi nói đó là càphê”. Nếu một khách nước ngoài đến Sài Gòn cần một điểm văn hoá, anh ta sẽ phải đến một quán càphê vườn. Nói đến Paris là nói đến càphê vỉa hè. Trong khi Sài Gòn lại quá nhiều nắng, và có gì đẹp hơn hình ảnh nhấp một ngụm càphê và ngắm nhìn ánh nắng xuyên qua kẽ lá. Anh tâm sự: “Bản thân tôi yêu thích càphê, mở quán càphê là vì truyền thống gia đình. Tôi nhớ bố tôi vốn là dân mỹ thuật, nhưng vì mê uống càphê mà không có tiền nên “cắn răng” gán lại những cái đĩa mà ông quý hơn hết thảy. “Cái ghiền” đó đi sâu vào tôi do đó tôi rất hiểu cảm giác say càphê. Sau này tôi đọc nhiều bài viết của các nhà báo về càphê, tôi nhớ mãi câu của anh Đỗ Trung Quân: “Người ta không chỉ uống càphê mà uống cả chỗ ngồi”.


Bản chất của không gian văn hoá càphê là suy tư, sáng tạo trong sự yên tĩnh. Trong không gian này người ta cư xử với nhau bằng thái độ trầm tĩnh, trao đổi, hiểu nhau. Nhậu nhẹt thì bá cổ bá vai xả láng chứ càphê thì không, anh không thể uống mười ly càphê được trong khi rượu thì có thể cả lít.


Nhà thiết kế Chương Đặng cho biết: “Tôi đang thực hiện một quán càphê có hơn 100 cửa sổ, có bàn pha trà, càphê dành cho thành viên (member). Ý tưởng cửa sổ sẽ đem lại cho mỗi người một góc nhìn khác nhau”. Nhà thơ Chiêu Anh tâm tình rằng không hiểu sao khi làm quán càphê, cô toàn thực hiện theo những ký ức về một không gian cũ xưa qua lời kể của cha mẹ cô. Cô thích ánh đèn vàng, chiếc ghế gỗ nhỏ xinh và một khoảng vườn thơm ngát hương hoa. Rất đồng tình, anh Nguyễn Đức Long cũng cho rằng, ngay chính anh khi thực hiện một không gian cho khách uống càphê, anh nhớ đến bố và những lần đi mua càphê về cho ông, vừa đi vừa ngửi mùi thấy đã đời. Đó là lý do anh đã mở một quán càphê buffet, để khách có thể chọn từng loại càphê mình thích, tự tay pha cho mình một phin và có thể… ngửi tuỳ thích.











Nhưng anh chủ quán càphê Golden Mountain Hoàng Anh lại có những quan tâm khác. Rất tự tin về càphê Việt, anh nói: “Gia đình tôi vốn kinh doanh nhiều loại hình khác. Nhưng khi bắt đầu trồng càphê, làm càphê để xuất khẩu, tôi nghĩ phải đem càphê về Sài Gòn, đặt nó vào một nơi thật trang trọng, vì hạt càphê đẹp như hạt ngọc. Tôi đã thuê một biệt thự thiết kế kiểu châu Âu mở một quán càphê. Khách đến có thể chọn càphê mình muốn rubusta, moka… đậm nhạt tuỳ thích và ai cũng nói mùi càphê rất thơm khiến người ta muốn uống hơn. Gần đây người ta nói nhiều đến Starbucks, tôi nghĩ không có gì phải sợ họ. Những quán càphê ở Sài Gòn, phong cách uống càphê của người Việt đã ăn sâu vào ký ức, hiện tại và sẽ đi vào tâm thức của lớp trẻ tương lai. Vì vậy, dù Sartbucks có mạnh như thế nào thì họ không bao giờ thay thế được đặc sản không gian văn hoá càphê Sài Gòn, nơi mà chiều sâu văn hoá Việt rất đậm, rất Sài Gòn”.









Thế giới tự do của mỗi người


Mỗi nhà kinh doanh khi đưa ra một thương hiệu càphê nào đó, thường kèm theo những tuyên ngôn, như một thứ văn hoá mà họ muốn tạo ra để người thưởng thức có thể tìm thấy ở đó sự đồng cảm nhất định, lâu dần sẽ hình thành thói quen tiêu dùng. Người ta thường nói Starbucks không bán càphê, mà bán văn hoá Mỹ, không khí chuyển động của đời sống Mỹ mà người Mỹ đang thụ hưởng, với tuyên ngôn: “Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người”. Trung Nguyên thì có cả một hệ thống tuyên ngôn càphê, học thuyết càphê, thánh địa càphê... với một “bữa tiệc” slogan thú vị: “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”, “Vị càphê cực mạnh”, “Mạnh chưa đủ, phải đúng gu”…


Ai cũng có thể có cảm nhận của riêng mình. Càphê là thế giới tự do của mỗi người, giúp họ đi sâu hơn vào đời sống của chính mình, nó không bị áp đặt bởi bất cứ thứ tuyên ngôn của một nhà kinh doanh nào. Xin đừng “bái vật hoá” càphê. Hãy xem nó như một thứ thức uống vừa đủ với tất cả mọi tâm trạng. Vừa đủ để buồn, vừa đủ để vui, vừa đủ để say, vừa đủ để lạc vào một vùng nào đó của ký ức để tạm quên đi những nhọc nhằn thường nhật.


Một ngày nào đó bạn ghiền một chỗ ngồi tưởng không thể rời bỏ, nhưng đừng tự khép mình. Hãy tạt qua một ngõ nhỏ, hay đi đến một vùng đất lạ, kêu một ly càphê, bạn có thể tìm được những cảm nhận hoàn toàn mới mẻ. Chất cafein mang lại điều đó hay là không gian văn hoá, là hương vị? Chính là sự cộng hưởng của con người với càphê, để mang lại một hương vị mới lạ cho riêng bạn mỗi ngày. Chính vì thế càphê chẳng bao giờ làm bạn chán, nó vẫn mãi là một thứ bí ẩn, quyến rũ.


Kim Yến



Đậm tinh thần khai minh









Những quán càphê đầu tiên ở Paris là trung tâm khai sinh tư tưởng cách mạng Pháp hay phong trào khai minh của châu Âu... “Rượu đồng hành với thi sĩ, càphê đồng hành với triết gia”, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn từng nói thế trong một lần trò chuyện về phong trào khai minh. Ở điểm này, anh Nguyễn Đức Lộc, người gầy dựng nên “Càphê học thuật” ở đại học Khoa học xã hội và nhân văn nhận định: “Càphê là biểu tượng của nhu cầu giao tiếp, gặp gỡ. Càphê học thuật của tôi chủ yếu là đến đó để gặp gỡ, tương giao về một chủ đề, một học thuyết đang được thảo luận, thậm chí là những xu hướng nghệ thuật mới hay dù chỉ bàn về một phương pháp luận khoa học đang gây tranh cãi… Chính trong không gian này, càphê vượt ra khỏi khái niệm ban đầu, trở thành biểu tượng văn hoá”.


Hiện nay ở Sài Gòn, đã hình thành càphê Thứ Bảy, càphê Kịch, càphê Ý Tưởng... Đó là những sáng kiến tuyệt vời mà ai cũng mong sẽ mọc đầy ở những nơi khác để có thể trao đổi về hội hoạ, kiến trúc, ý tưởng mới, sách, văn chương, triết lý… mà không cần vào những chốn trang nghiêm.











Nhà thơ Chiêu Anh, chủ một quán càphê sách ở quận Tân Bình cho biết: “Tôi không ngại khi mở càphê sách thì người ta ngồi cả ngày. Ngay từ đầu, tôi đã xác định làm một quán càphê sách không phải để bán sách như Phương Nam mà đem sách trong thư viện mình ra cho mọi người, phục vụ cho văn hoá đọc. Hơi điên rồ, tốn kém nhưng hiện quán càphê chỉ vài chục mét vuông của tôi đã có tám kệ sách, hơn 1.100 đầu sách (gồm 700 cuốn của Chiêu Anh và bạn bè, anh chị em mang đến khoảng 400 cuốn các thể loại hội hoạ, nghiên cứu…)” Rất đồng ý với Chiêu Anh, một giảng viên đại học cho rằng: “Quán càphê cần yên tĩnh, góc đọc sách. Điều đáng buồn là rất ít khi thấy người ta tận dụng quán càphê vườn để đọc sách, hầu như không ai đọc sách trong quán càphê. Trong điều kiện sống hiện nay, quán càphê vườn là nơi đọc sách rất lý tưởng vì ở nhà thì con cái ì xèo, rồi nhạc, tivi… Ở nước ngoài người ta đọc sách trong lúc đi xe, ngồi chờ xe buýt, trong công viên, chỗ nào yên tĩnh là người ta đọc. Còn ở Sài Gòn thì ở đâu lý tưởng hơn càphê vườn? Nhạc nhẹ, gió nhẹ, nước róc rách, chim kêu và một nơi cô tịch để đọc sách, một cách tìm sự cô đơn trong đám đông, thật thần tiên”.


Việt Nam là một trong những dân tộc biết khai thác càphê tương đối nhiều chiều, trong đó có cả chiều sâu văn hoá, vì vậy, không dễ gì cái không gian văn hoá ấy có thể bị mai một.


Nhóm phóng viên

ảnh Trung Dũng









Những Sài Gòn thu nhỏ


Càphê vỉa hè ở khắp nơi ở Sài Gòn. Từ người bình dân đến công chức, từ già đến trẻ hay sồn sồn trung niên, từ đàn ông đến đàn bà… đều có thể tạt vô mua một ly mang đi, hoặc kéo ghế nhựa ngồi uống một mình hay trò chuyện chốc lát cùng bạn bè, có thể sáng ghé rồi trưa lại ghé, chiều đi làm về cũng ghé, ngồi lề đường nghe ngọn gió trên cao lùa về mát rượi, thấy lòng thanh thản sau một ngày vất vả mưu sinh.


Ở càphê vỉa hè có thể bắt gặp ai đó yên lặng một mình, mở laptop xài ké wifi của công sở gần bên, hay nhóm đông bạn bè “tám” chuyện trên trời dưới đất chuyện quốc nội quốc ngoại…; có những người đến đó gặp nhau bàn công chuyện, uống ực cái hết ly càphê thì chuyện cũng xong, lại lao ra đường đi làm ăn tiếp. Lại có khi nhìn thấy anh chị kia ngồi rù rì chốc lát rồi lên xe chở nhau đi mất… Ở càphê vỉa hè giải trí có, làm ăn có, lãng mạn có, chuyện thế sự có, và chẳng làm gì, ngồi “giết thời gian” cũng có…


Càphê vỉa hè Sài Gòn luôn mang lại cho người Sài Gòn những ý tưởng và sức sống mới. Hơn thế, nó làm cho ai một lần đến Sài Gòn, ngồi càphê vỉa hè sẽ không quên ấn tượng về nó, bởi mỗi quán càphê vỉa hè là một Sài Gòn thu nhỏ.


Nguyễn Thị Hậu


Không gian sáng tạo


Không gian các quán càphê tại Việt Nam là những nơi thể hiện rõ nhất tiềm năng học hỏi và sáng tạo của người Việt.


Ngày nay, người ta có thể tìm thấy ngày càng nhiều quán càphê Việt Nam phong phú đa dạng, mang tính đặc trưng cho thời kỳ hội nhập quốc tế, đem lại các cảm giác thú vị. Du khách đến Việt Nam không nên bỏ qua việc thăm viếng các quán càphê mà có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Chúng góp phần vào sự đa dạng của không gian càphê trên thế giới. Ví dụ như càphê Lính ở Hà Nội, được thiết kế như một bảo tàng thu nhỏ với không gian quá khứ ấm cúng mà khách có thể đọc và sờ “hiện vật” của thời chiến tranh một cách thoải mái, và có thể hỏi chuyện chủ quán về những câu chuyện liên quan đến chúng.


càphê bệt ở công viên trước dinh Thống Nhất, với không gian kiến trúc mở hoàn toàn, không cần cửa-tường-trần-bàn-ghế, mà chỉ cần xác định bằng cây xanh, đất trời, và bãi cỏ, là không gian yêu thích của sinh viên trẻ. Khách chỉ cần ngồi bệt xuống đâu đó, là lập tức có người đem menu lại và phục vụ càphê trong vòng vài phút.


Càphê mini ở góc đường Trương Định – Hồ Xuân Hương mới mở trước nhà tôi, là một phiên bản hiện đại của các quán cóc càphê thế kỷ trước, tuy chỉ chiếm diện tích khiêm tốn khoảng 3m2 nhưng lại có đầy đủ tiện nghi nhờ cách thiết kế module đa dụng gọn nhẹ, nên lúc nào cũng đầy nghẹt khách. Hiệu quả kinh tế trên mét vuông của giải pháp thiết kế và tổ chức kinh doanh thể hìện rõ rệt sự thông minh của người Việt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay.


Chúng ta vẫn còn rất nhiều đất để khai phá tiềm năng phát triển các không gian sống và thư giãn dành cho càphê một cách sáng tạo, khi kết hợp càphê với những nhu cầu mới về sinh hoạt văn hoá xã hội.


Ngô Viết Nam Sơn







Khát vọng “thủ phủ càphê toàn cầu”

Khát vọng “thủ phủ càphê toàn cầu”

Khát vọng “thủ phủ càphê toàn cầu”


SGTT.VN - Những ý tưởng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên có người cho là hay, có người bảo là “dị”. Khi ông đi đâu cũng nói về ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một “thủ phủ càphê toàn cầu”, không ít người đến giờ vẫn cho ông Vũ quá ảo tưởng muốn làm nên kỳ tích.


Ý tưởng được ông Vũ mở đầu bằng dự án Bảo tàng càphê thế giới, với quyết tâm đưa những hiện vật và tinh hoa văn hoá thuộc về càphê trên khắp thế giới về “thủ phủ”.










Không nói ra, nhưng mong ước “thủ phủ càphê toàn cầu” ở Việt Nam chắc cũng có trong nhiều người. Ảnh: trungnguyen.com.vn



Mang tài sản càphê thế giới về thủ phủ


Bảo tàng càphê thế giới Jens Burg, một trong những điểm du lịch đặc sắc của thành phố Hamburg (Đức), đã thật sự cuốn hút ông Vũ bởi sự phong phú, đa dạng chủng loại, kiểu dáng, phong cách của hơn 10.000 vật dụng liên quan đến càphê qua nhiều thời kỳ lịch sử và văn hoá trên thế giới. Ông tha thiết có được tài sản vô giá này, bỏ hơn ba năm thuyết phục người chủ bảo tàng này nhượng lại.


Quyết tâm theo đuổi đến cùng, khát vọng của Trung Nguyên đã khiến Jens Burg tin tưởng ông gặp đúng người “sống vì càphê” kế tục bảo tàng. Tháng 9.2010, hơn 10.000 hiện vật bảo tàng càphê của Jens Burg đã về đến Việt Nam và được đưa về làng càphê Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột – thủ phủ càphê. Những hiện vật được sắp xếp theo một hành trình phát triển của càphê thế giới từ thuở sơ khai và bảo tàng càphê thế giới đã ra mắt trong lễ hội Càphê năm 2011. Ông Vũ cho biết sẽ tiếp tục thu thập thêm các hiện vật liên quan đến càphê trên thế giới, để từng bước hoàn thiện mô hình bảo tàng càphê thế giới.


Khát vọng từ làng


“Thủ phủ càphê toàn cầu” là một công trình lớn mà ông Vũ xác định: Trung Nguyên dù có khát vọng lớn cũng không thể một mình xây dựng. Thế nhưng, nếu không đặt những viên đá đầu tiên thì mãi sẽ không có công trình lớn.


Làng càphê Trung Nguyên ra đời vào năm 2008. Không giải thích nhiều, ông Vũ và những người tâm huyết với dự án cứ chăm chút ngày càng nhiều cho làng càphê Trung Nguyên, để trước mắt nó trở thành nơi hội tụ những người mê càphê trong nước và nước ngoài, là nơi mà khách du lịch sẽ đến tìm hiểu về những gì liên quan càphê.


Du khách rất thích không gian thoáng mát, cảnh vật lạ mắt ở đây, đặc biệt đến thủ phủ càphê muốn chụp hình với cây càphê thì làng càphê Trung Nguyên thoả được cho khách thấy sắc thái cây càphê ở mỗi tháng khác nhau: có mùa hoa nở trắng, có mùa trái chín đỏ cây.


Đến năm 2011, khi bảo tàng càphê thế giới mở cửa cho khách tham quan những hiện vật quý, làng càphê càng thu hút hơn. Ai cũng muốn xem bảo tàng có gì mà ông Vũ phải mất nhiều công sức và tiền bạc để được ông Jens Burg chuyển nhượng. Có xem mới thấy người có công sưu tập đã giúp cho mọi người được dịp nhìn thấy chiếc máy nghiền càphê thô sơ nhất bằng tay từ thời xa xưa, máy pha càphê hơi nước đời đầu, chiếc cối dùng để giã càphê cổ nhất ở Ethiopia, những chiếc ấm đựng càphê bằng đồng, bằng bạc sản xuất từ năm 1.700, túi da dê ủ ấm càphê, những bộ ly tách cùng với những chiếc máy pha càphê được chế tạo từ nhiều thời kỳ khác nhau thể hiện càphê ngày xưa là sản phẩm xa xỉ... Chiếc cân tiểu li Hy Lạp như minh chứng càphê thời xưa là hàng quý, phải cân đong từng lượng nhỏ.


Trong bảo tàng không thể thiếu hình ảnh càphê Việt Nam. Một không gian trưng bày những chiếc gùi, dụng cụ sản xuất càphê của người Tây nguyên; bộ sưu tập đồ pha chế càphê trong đó có những chiếc phin lọc càphê đầu tiên bằng sứ được chế tạo từ đầu thế kỷ 19, sau đó cải tiến bằng nhôm, thiếc… rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay.


Làng càphê còn cho khách thưởng lãm những cách pha chế và phong cách thưởng thức càphê khác nhau ở một số quốc gia như Ethiopia, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ… và của người Êđê Việt Nam.


Để có một “thủ phủ càphê toàn cầu” thật sự


Không nói ra, nhưng mong ước “thủ phủ càphê toàn cầu” ở Việt Nam chắc cũng có trong nhiều người. Tuy nhiên, một làng càphê, một bảo tàng càphê thế giới, cộng với việc ông Vũ tuyên bố sẽ mang càphê Trung Nguyên chinh phục cả thế giới cũng chưa đủ khiến người ta nhìn nhận “thủ phủ càphê toàn cầu” tại Việt Nam. Buôn Ma Thuột có là đô thị loại một hay thành đô thị trung tâm vùng Tây nguyên cũng không thể tiến tới ước mơ ấy nếu cả ngành càphê Việt Nam không vượt qua những yếu kém hiện nay.


Trong khi “thủ phủ càphê toàn cầu” còn ở xa trong tương lai thì những thương hiệu càphê thế giới đang tấn công vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Việt Nam chỉ còn thành tích xuất thô hạt càphê, xuất khẩu sản phẩm càphê chế biến chưa nhiều, hình ảnh thương hiệu càphê tầm toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có.


Khát vọng chinh phục để thế giới nhìn nhận “thủ phủ càphê toàn cầu” ở Việt Nam chắc chắn không thể chỉ ở làng càphê. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang tranh thủ sự ủng hộ của những học giả, nhà kinh tế, cả chính trị gia trên thế giới đối với mục tiêu toàn cầu của càphê Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn để có thể làm nên những kỳ tích cho càphê Việt Nam là kết nối được những đôi tay cùng giơ cao vì thương hiệu càphê Việt Nam của chính những người Việt Nam trồng, chế biến, kinh doanh càphê qua chính chất lượng càphê, sự phát triển càphê bền vững từ trồng, thu hoạch, chế biến, kinh doanh, xây dựng thương hiệu.


Các Ngọc






Thị trường càphê nội địa: cuộc rượt đuổi bất tận

Thị trường càphê nội địa: cuộc rượt đuổi bất tận

LTS: Việt Nam là một trong những quốc gia có mô hình khép kín về càphê, từ khâu trồng, sản xuất, chế biến đến thưởng thức càphê. Văn hoá càphê cũng bắt rễ, phát triển hơn trăm năm. Thế nhưng, giá trị càphê vẫn chưa được nâng lên xứng tầm. Chuyên đề của báo SGTT hy vọng chuyển tải được phần nào những thay đổi thú vị đang diễn ra ở thị trường càphê.


Thị trường càphê nội địa: cuộc rượt đuổi bất tận


SGTT.VN - Giới kinh doanh càphê trong nước cho rằng, chỉ cần 20% số dân Việt Nam uống thêm một ngày một ly càphê (25g càphê bột/ly), mỗi năm sẽ tiêu thụ thêm 128.000 tấn càphê bột, tương đương với 196.000 tấn càphê nhân, chiếm 14% sản lượng càphê xuất khẩu hiện nay. Nhìn thấy tiềm năng ở tương lai, gần đây, khá nhiều thương hiệu lớn trên thế giới nhảy vào đầu tư.










Biểu diễn cách pha cà phê của người Ethiopia tại làng càphê Trung Nguyên. Ảnh: Các Ngọc



Càphê hoà tan: sân chơi ông lớn


Giá trị gia tăng từ càphê hoà tan so với càphê nhân quá hấp dẫn. Năm 2012, cả nước xuất khẩu 1,4 triệu tấn càphê nhân với giá trị mang về là 2 tỉ USD (1.428 USD/ tấn nhân). Trong khi đó, sản lượng của Vinacafé Biên Hòa khoảng 17.000 tấn nhưng doanh thu đạt được khoảng 65 triệu USD. Với vài phép tính, mỗi tấn càphê nhân tham gia vào gói càphê hoà tan có giá khoảng 3.000 USD, gấp đôi so xuất khẩu thô.


Theo đánh giá của tập đoàn Euromonitor hồi cuối năm ngoái, doanh số của nhóm hàng càphê hoà tan tại Việt Nam khoảng 6.000 tỉ đồng và tăng đều đặn ít nhất 20% trong vòng ba bốn năm tới. Dù doanh số của nhóm hàng càphê hòa tan chưa thoả mãn các nhà sản xuất nhưng vì mối lợi, các hãng sản xuất càphê hoà tan trong và ngoài nước đã dùng nhiều chiêu thức để thuyết phục người tiêu dùng, kể cả người dân Tây Nguyên. Ở bất kỳ siêu thị, cửa hàng, thậm chí các tiệm tạp hoá trong các con hẻm nhỏ… cũng bắt gặp các nhãn hiệu càphê hoà tan của các hãng đứng kế vai nhau.


Cuộc chiến dành thị phần càphê hòa tan trong vòng gần một thập kỷ qua sôi động với các tên tuổi quen thuộc Vinacafe Biên Hoà, Nestlé và Trung Nguyên. Ước tính, ba đại gia này chiếm khoảng 90% thị phần càphê hoà tan tại Việt Nam, được chia đều với độ chênh 1 – 2% tuỳ theo thời điểm. Một chuyên gia tiếp thị cho rằng, thị trường sẽ bình lặng cho cả hai đại gia đến trước là Vinacafé Biên Hoà và Nestlé, nếu như không có sự kiện Trung Nguyên nhận chuyển nhượng nhà máy càphê Sài Gòn từ Vinamilk (tháng 9.2010), đặc biệt là sự xuất hiện của “gã khổng lồ” Masan mua lại 16,37% cổ phần Vinacafé Biên Hoà hồi tháng 11.2011, để trở thành cổ đông nắm quyền chi phối thương hiệu vốn đã từng nắm 80% thị phần càphê hoà tan.


Cuộc chiến giành vị thứ trong nhóm hàng càphê hoà tan ngày càng gay gắt. Các hãng sản xuất lớn đã tung ra thị trường nhiều loại càphê hoà tan đáp ứng “gu” của người dùng vốn quen với cách pha truyền thống. Nắm bắt tâm lý người dùng càphê hoà tan đã quen với loại càphê 3 trong 1 (càphê – đường – sữa), Nestlé rồi Trung Nguyên đã có loại càphê 2 trong 1 (càphê và đường). Vinacafé Biên Hoà, khởi nguồn chiến dịch phản công lại càphê bẩn hồi năm ngoái, đã giới thiệu với người dùng những gói càphê “càphê làm từ càphê”...


Không thể không nhắc đến CEO Đặng Lê Nguyên Vũ khi lựa chọn kiểu tiếp thị “đánh đu” vào những thương hiệu lớn hơn để tạo dấu ấn cho sản phẩm G7. Khi Nestle chuyển sang sản xuất loại càphê hoà tan 2 trong 1 với hương vị “100% càphê Việt” đi cùng cam kết: “ngon hơn, vị càphê mạnh hơn” thì ngay sau đó, Trung Nguyên đã “phản công” lại bằng thông điệp: “vị càphê cực mạnh”. Khi Nestle sửa đổi khẩu hiệu: “bạn đã đủ mạnh để thử”, thì Trung Nguyên thêm cho khẩu hiệu của mình: “mạnh chưa đủ, phải đúng gu”...


Tuy chưa nổi đình đám, nhưng thị trường càphê hoà tan Việt Nam cũng ghi nhận có những tên tuổi mới hơn như Highlands, Thu Hà, Mê Trang…


Càphê bột, cuộc chơi hỗn độn


Không có thống kê lượng càphê bột (càphê rang xay) tiêu thụ trong nước, nhưng không quá khó để nhận diện những thương hiệu có “thị phần” như Trung Nguyên (Dăk Lăk), Highlands (TP.HCM), Thu Hà (Gia Lai), Mêhicô (Dăk Lăk), Da Vàng (Kontum), Huy Tùng (Phú Yên), Mê Trang (Khánh Hoà)…


Trong một khảo sát hồi đầu năm nay, công ty nghiên cứu thị trường Mintel cho rằng, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới về tiêu thụ càphê bột. Đây cũng chính là điều kiện để các cơ sở tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhảy vào khai thác với chiêu thức chính là đạp giá, dẫn đến chất lượng kém, không an toàn cho người sử dụng. Ai cũng thấy phân khúc này hỗn độn nhưng chưa có cách kiểm soát hữu hiệu.


Từ một quán càphê nổi tiếng ở Pleiku, năm 1988, Thu Hà đã bắt đầu sản xuất càphê bột theo hình thức đóng gói. Ông Ngô Nguyễn Tuấn Anh, giám đốc công ty Thu Hà chi nhánh TP.HCM cho biết, càphê bột của Thu Hà có sản lượng khoảng 100 tấn/ năm, trong đó 30% xuất khẩu, phần còn lại tiêu thụ nội địa theo hình thức bán lẻ, bán sỉ và cả mở quán. Mêhicô cũng là thương hiệu sản xuất càphê bột quen thuộc với người tiêu dùng trong nước khi hàng có mặt tại nhiều địa phương nhưng đại diện công ty từ chối tiết lộ lượng hàng sản xuất cũng như tiêu thụ. Được xem là một đại gia dẫn đầu trong nhóm càphê bột nhưng Trung Nguyên cũng từ chối tiết lộ số lượng càphê bột tiêu thụ trong nước.


Việc các thương hiệu trong và ngoài nước có yếu tố liên quan đến càphê như: Trung Nguyên, Highlands, The Coffee Bean & Tea Leaf, Gloria Jean’s Coffees, Passio, các quán càphê theo mô hình “coffee to go” và rùm beng nhất là Starbucks xuất hiện tại thị trường Việt Nam, theo nhiều chuyên gia chỉ có giá trị khai thác thương hiệu kinh doanh thức uống hơn là nâng cao tỷ lệ tiêu thụ nội địa của hạt càphê Việt. Và dù họ nổi tiếng đến đâu, cũng khó lấn át những doanh nghiệp nhỏ năng động, càphê vườn, càphê cóc, sóng sau đùa sóng trước, vốn đáp ứng nhu cầu, gu thưởng thức rất đa dạng của người dân... Cụ thể, chuyện mua hoặc uống càphê bằng hình thức rang xay tại các quán không phải là chuyện mới nhưng để thành mô hình phổ biến chỉ mới xuất hiện gần đây, trong năm 2013 khi các phương tiện truyền thông cảnh báo càphê bẩn.


Ông Trịnh Ngọc Sơn, chủ quán càphê Sơn (Trường Sơn, Tân Bình, TP.HCM) cho rằng: “Hình thức tự chọn càphê chỉ là động thái tiếp thị, thuyết phục người dùng quay trở lại với càphê để từ từ kéo khách hàng uống càphê theo cách truyền thống nhiều hơn thay vì càphê hoà tan”.


Song Minh – Hoàng Bảy






Mô hình tản quyền của đô thị Berlin

Mô hình tản quyền của đô thị Berlin

Mô hình tản quyền của đô thị Berlin


SGTT.VN - Kinh nghiệm tổ chức của thành phố Berlin (Đức) cho thấy muốn tăng hiệu quả, nên giảm cấp đơn vị hành chính lãnh thổ. Địa bàn rộng, nên tổ chức tản quyền. Mô hình tản quyền Berlin để bảo đảm: tự quản địa phương, dân chủ, giám sát cao, tiện lợi cho công dân là một mô hình nên tham khảo.


Với diện tích 869km2 và dân số 3,3 triệu, Berlin là một đô thị được tổ chức theo nguyên tắc tản quyền thay vì phân quyền và là một thành phố rất đặc biệt: 3 trong 1: vừa là một thành phố, vừa là một bang, vừa là cấp đơn vị hành chính lãnh thổ cuối cùng. Mô hình này đã chứng tỏ rất hiệu quả suốt gần 200 năm lịch sử Berlin qua với những đặc điểm chính sau đây:


1. Toàn bộ thành phố là một thể thống nhất – để cho hiệu quả


Với đường kính xấp xỉ TP.HCM nhưng Berlin là một cộng đồng thống nhất và duy nhất (Einheitsgemeide). Hay nói cách khác, dưới Berlin không tồn tại bất kỳ một cấp đơn vị hành chính lãnh thổ độc lập nào. Cho dễ hiểu, nếu tạm so sánh với Việt Nam, thì Berlin vừa là đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh, vừa là cấp huyện, vừa là cấp xã.











Để bảo đảm tính gần dân và quyền tự quản địa phương, không gian Berlin được chia thành 12 Bezirk. Bezirk không có từ hoàn toàn tương đương trong tiếng Việt nên thường được người Việt quy chiếu miễn cưỡng và gọi là “quận”. Sở dĩ gọi sự quy chiếu này là miễn cưỡng, vì về mặt diện tích và quy mô dân số Bezirk tương đương với một quận ở Việt Nam, nhưng về phương diện pháp lý thì Bezirk không có địa vị của một đơn vị hành chính lãnh thổ như quận ở Việt Nam; nó không có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý (kein Rechtsträger), mà chỉ là một cơ cấu nội bộ của Berlin, giống như đơn vị cấp phòng của một công ty. Trong quan hệ với công dân, Berlin là một pháp nhân công quyền duy nhất; nếu có sai sót nào trong quản lý nhà nước, thì duy nhất chính quyền thành phố Berlin là bị đơn trước toà án mà không thể đổ lỗi cho cấp dưới.


Đằng sau cách tổ chức này, là quan niệm: toàn bộ thành phố là một thể thống nhất. Bởi so với nông thôn – nơi các làng mạc được phân cách về mặt không gian bởi các cánh đồng, cánh rừng – thành thị là một cộng đồng cư trú liên tục, cho dù đông dân đến mấy, giữa các cụm dân cư có mối quan hệ chặt chẽ, có độ đồng nhất cao hơn rất nhiều. Hay nói cách khác, các vấn đề của thành phố cần phải giải quyết trong một thể thống nhất, đồng bộ. Vì nếu quan niệm ngược lại, thành phố sẽ được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ độc lập, thì sẽ gặp tình trạng giống như Việt Nam hiện nay: truy quét mại dâm theo phường, theo quận – mà các quận, phường chỉ ngăn cách bởi một con phố, một cây cầu – đuổi bên lề phải đường thì chạy sang lề trái đứng, đuổi ở đầu này cầu thì sang bên kia cầu đứng. Nếu chia thành các quận, phường rồi yêu cầu các đơn vị này phối hợp cùng hành động thì sự phối hợp sẽ mang tính phong trào, nhất thời và rời rạc, bởi mỗi quận, phường vẫn chịu trách nhiệm độc lập; giữa các cấp sẽ có nhiều lý do đổ lỗi cho nhau trước dân.


2. Tản quyền – để gần dân


Trong quan hệ với bên ngoài, thành phố Berlin là một pháp nhân công quyền duy nhất, nhưng trong quan hệ nội bộ bên trong, các bộ phận của chính quyền Berlin được tổ chức theo nguyên tắc tản quyền để bảo đảm gần dân. Theo nguyên tắc này, ngoài trụ sở chính của chính quyền thành phố, tại các Bezirk (tạm gọi là “quận”) một bộ máy hành chính được thiết lập (Bezirksverwaltung) và trong phạm vi mỗi Bezirk lại thiết lập nhiều văn phòng tiếp dân (Bürgeramt). Nhưng tất cả các cơ quan này chỉ đóng vai trò như văn phòng đại diện hay chi nhánh cho chính quyền thành phố. Mạng lưới các “văn phòng đại diện, chi nhánh” của chính quyền thành phố dày đặc, và bảo đảm bán kính từ nơi cư trú đến văn phòng tiếp dân gần nhất không quá 3km – rất gần dân về mặt không gian.


Để tránh hiện tượng ùn tắc và biến các bộ máy hành chính tản quyền này thành “một cấp trung chuyển công văn” thì bộ máy hành chính đặt ở Bezirk, các văn phòng tiếp dân được uỷ quyền trực tiếp giải quyết rất nhiều việc cho dân.


So với mô hình tản quyền ở Paris, mô hình tản quyền ở Berlin, mang ba đặc điểm:


Thứ nhất, tản quyền nhưng bảo đảm quyền tự quản địa phương, bảo đảm dân chủ, bảo đảm giám sát đối với hoạt động hành chính ở các Bezirk. Cụ thể, để bảo đảm tính tự quản, các vấn đề quản lý thuần tuý liên quan hoạt động tại một Bezirk cụ thể sẽ do bộ máy hành chính tản quyền ở Bezirk thực hiện, bộ máy hành chính tập trung (Hauptverwaltung) không được tuỳ tiện lấy lên để giải quyết. Để bảo đảm tính dân chủ, bộ máy hành chính tản quyền ở Bezirk vẫn do dân bầu lên trực tiếp; tức là song song với việc bầu lên cơ quan đại diện của thành phố (Abgeordnetenhaus) cử tri trực tiếp bầu ra cơ quan dân cử ở Bezirk (Bezirksverordnetenversamlung). So với cơ quan đại diện của thành phố, cơ quan dân cử ở Bezirk không có quyền lập pháp, lập quy và được coi là một bộ phận của hành chính. Cơ quan dân cử này sẽ bầu ra cơ quan thường trực (Bezirksamt) và giám sát cơ quan thường trực thực hiện công việc hành chính.

Thứ hai, do coi toàn bộ thành phố là một thể thống nhất, nên công dân Berlin có thể đến làm thủ tục hành chính tại bất kỳ văn phòng tiếp dân nào không phân biệt văn phòng đó ở gần hay xa nơi mình cư trú, nơi làm việc; việc này tựa như người Việt Nam có thẻ ATM của ngân hàng thì rút ở chi nhánh nào cũng được, tiện ở đâu thì cắm thẻ vào cột đó.


Thứ ba, nếu xem xét kỹ hơn, mức độ tản quyền ở Berlin không chỉ dừng lại ở các văn phòng, mà đến tận từng cá nhân công chức; mỗi công chức được phát một con dấu với mã số riêng. Nếu việc thuộc thẩm quyền cá nhân công chức, thì họ trực tiếp xử lý, ký, đóng con dấu của mình, trả lại hồ sơ cho dân mà không cần qua văn thư đóng dấu, nếu sai thì cá nhân họ đi tù mà thủ trưởng chẳng cần phải giải trình gì.


TS Võ Trí Hảo (khoa Luật, đại học Kinh tế TP.HCM)






Điều chỉnh nhỏ, lợi ích có thể không nhỏ

Điều chỉnh nhỏ, lợi ích có thể không nhỏ

Điều chỉnh nhỏ, lợi ích có thể không nhỏ


SGTT.VN - Với tư duy đột phá về “pháp nhân công quyền”, nội dung cơ bản của đề án Chính quyền đô thị của TP.HCM hứa hẹn mang lại chất lượng dịch vụ công tốt hơn cho dân. Tuy nhiên, người dân sẽ dễ hình dung hơn, thu được ích lợi nhiều hơn, nếu như dự thảo đề án có vài điều chỉnh về thuật ngữ. Các thuật ngữ này không làm thay đổi tính chất của mô hình, song nó có thể có những tác động không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của người dân.











“Thành phố” trong thành phố?


Một điểm khác biệt lớn giữa TP.HCM so với Hà Nội trong cách đặt tên đường, tên quận, tên phường (thường đánh theo số) rất ngắn gọn, mang lại tiện lợi cho người đang sống. Truyền thống này cần tiếp tục phát huy, khi lựa chọn tên gọi cho các “thành phố vệ tinh”.


Hiện nay, bốn thành phố vệ tinh được đề án đặt tên lần lượt là: Thành phố Đông, Thành phố Tây, Thành phố Bắc, Thành phố Nam. Theo tôi, nên rút ngắn lại là: Phố Đông, Phố Tây, Phố Bắc, Phố Nam. Việc rút ngắn tên gọi có ý nghĩa rất lớn trong các giao dịch thương mại, giấy tờ hành chính hiện nay. Mặt khác, từ Phố Đông, Phố Nam... sẽ giúp người dân dễ dàng phân biệt thành phố vệ tinh, với một thành phố thông thường theo cách hiểu của người Việt bấy lâu nay; tránh được thắc mắc “thành phố trong thành phố”, cũng tránh được hiện tượng “thành phố Hà Đông trở thành thị xã Hà Đông” như Hà Nội gặp phải.


Đổi tên “Uỷ ban hành chính quận”/huyện thành “Văn phòng hành chính quận”/huyện


Tên gọi uỷ ban hành chính (UBHC) như đề án sử dụng hiện nay có hai điểm bất cập:


Thứ nhất, khi dùng từ “uỷ ban” thường được hiểu là một cơ quan có thẩm quyền độc lập, có cơ chế thảo luận, biểu quyết... Trong khi đó từ “văn phòng” thường được hiểu là cơ quan đại diện, “thường trú”, “chi nhánh”, “đại lý” của một cơ quan khác, không có thẩm quyền độc lập mà chỉ thừa hành theo sự uỷ quyền của tổ chức mẹ. Từ “Văn phòng hành chính” sẽ phù hợp hơn với bản chất của “cánh tay nối dài” của chính quyền thành phố; tránh người dân nghi ngại “đề án chẳng giảm được cấp hành chính nào”.


Thứ hai, trong quá khứ (Hiến pháp 1946) và trong tương lai, từ “UBHC” được dùng thay thế từ UBND hiện nay. Nên nếu trong tương lai sửa đổi hiến pháp lần tiếp theo, phương án đổi tên UBND thành UBHC được chấp nhận, thì từ “UBHC cấp quận” theo mô hình CQĐT của đề án đề xuất sẽ lại gây sự hiểu nhầm hơn nữa.


Đổi tên “Uỷ ban hành chính cấp phường” thành “Văn phòng công dân”


Trong chu trình ra quyết định, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hành chính, UBHC phường (theo đề án) là cổng giao tiếp đầu tiên, gần gũi dân nhất. Vì vậy, cơ quan này nên đặt tên là “Văn phòng công dân”. Việc đặt tên “Văn phòng công dân” sẽ phản ánh đúng chức năng của bộ phận này. Mặt khác, tên gọi này giúp phân biệt rõ chức năng của “cánh tay nối dài cấp cơ sở” và “cánh tay nối dài” ở cấp quận, phân biệt rõ với cổng giao tiếp cuối cùng là UBND xã ở vùng nông thôn.


Thực tiễn một số mô hình đô thị trên thế giới cũng thường gọi “cánh tay nối dài” (cấp cơ sở) này là Văn phòng công dân (Bürgeramt ở Đức/Citizen Center ở Hoa Kỳ).






Thời trang Senti mừng lễ quốc khánh 2.9

Thời trang Senti mừng lễ quốc khánh 2.9

Thời trang Senti mừng lễ quốc khánh 2.9


SGTT.VN - Mừng 2.9 – Thời Trang Senti dành chương trình ưu đãi đặc biệt đến Qúy khách hàng với mức GIẢM GIÁ lên ĐẾN 30%.Với phong cách thời trang mang đậm nét Châu Âu nhưng phù hợp với phụ nữ Á Đông, Thời trang Senti sẽ mang đến Qúy khách những bộ trang phục hợp thời nhất cho không khí đầu Thu năm nay.


www.senti.vn- Senti Fashion




  • 106 Hai Bà Trưng, Q.1




  • 242A Nguyễn Đình Chiểu, Q.3




  • A7 Lầu 2, Thương Xá Tax, Q.1



































Quảng Trị sắp có khu neo đậu tránh bão Cửa Việt

Quảng Trị sắp có khu neo đậu tránh bão Cửa Việt

Quảng Trị sắp có khu neo đậu tránh bão Cửa Việt


SGTT.VN - Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, công trình khu neo đậu tránh trú bão Cửa Việt đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính.


Dự án khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Cửa Việt tại huyện Gio Linh được đầu tư từ cuối năm 2010 với tổng nguồn vốn 151 tỷ đồng, bao gồm 2 khu neo đậu tàu thuyền với tổng diện tích 40 ha. Trong đó, khu neo đậu tại xã Triệu An có diện tích 34 ha, khu neo đậu ở Bắc Cửa Việt có diện tích 6 ha. Dự án đã xây dựng tuyến kè bờ khu neo đậu gần 1,3 km, tạo luồng chính cho tàu thuyền ra vào khoảng 300 m và tiến hành nạo hút âm 2 m với khối lượng khoảng 250.000 m3 bùn, cát các loại. Từ chỗ tàu thuyền xa bờ không thể vào neo đậu thì nay có thể vào neo đậu tránh trú an toàn mỗi khi có bão lũ xảy ra.


Theo ông Hoàng Đình Liên, phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này, do nguồn vốn gặp nhiều khó khăn nên một số hạng mục, công trình buộc phải cắt giảm đầu tư. Riêng công trình khu neo đậu tàu thuyền tại xã Triệu An có tổng mức đầu tư 82,6 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương 80 tỷ và vốn đối ứng của địa phương 2,6 tỷ đồng.


Hiện khu neo đậu tránh trú bão Cửa Việt là nơi tập trung của hàng trăm tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị đang neo đậu. Trước đây, phần lớn tàu thuyền, nhất là các tàu đánh bắt xa bờ neo đậu ngay tại khu vực cảng Cửa Việt hoặc phải tiến sâu lên Sông Hiếu đoạn qua xã Gio Mai, Gio Quang thì nay vào được khu neo đậu an toàn.


Lê Phượng






Nông sản: xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng

Nông sản: xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng

Nông sản: xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng


SGTT.VN - Theo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 8 của cả nước ước đạt 2,39 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tám tháng qua đạt 17,98 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2012.


Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu vật tư nông nghiệp của cả nước lên tới 12,09 tỷ USD, tăng 10,6% so cùng kỳ năm 2012. Riêng trong tháng 8.2013, một số mặt hàng như phân bón tăng gần 17% về lượng và gần 3% về kim ngạch, kim ngạch thuốc trừ sâu và nguyên liệu là 49 triệu USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.


Cụ thể, các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu được 8,99 tỷ USD, giảm 11,7%. Riêng xuất khẩu thủy sản đạt 4 tỷ USD, tăng 1,3% so cùng kỳ năm 2012, các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 11,7% so cùng kỳ năm 2012.


Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, đến giữa tháng 8, cả nước xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn gạo. Thị trường xuất khẩu mặt hàng này vẫn gặp nhiều khó khăn do nguồn cung tăng mạnh, giá bán giảm. Các hợp đồng chưa giao hàng đã ký còn khá nhiều với gần 1,8 triệu tấn. Tuy nhiên, riêng trong tháng 7, nhiều hợp đồng bị hủy với tổng lượng gạo gần một triệu tấn. Theo dự báo của VFA, xuất khẩu gạo có thể sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm 2013 nếu như thị trường thế giới không có những yếu tố tích cực mới.


Lê Phượng






Chính quyền đô thị và câu chuyện “phố trong lòng ấp”!

Chính quyền đô thị và câu chuyện “phố trong lòng ấp”!

LTS: TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân, các chuyên gia về đề án thí điểm xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố. Mục tiêu của đề án là xây dựng một mô hình chính quyền đô thị để giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra của một đô thị phát triển, mà với bộ máy và cách tổ chức chính quyền hiện tại khó có thể đảm đương. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin kể về câu chuyện “phố trong ấp” (tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) để thấy sự cần kíp xây dựng một chính quyền đô thị phù hợp, đồng thời giới thiệu mô hình quản trị của đô thị Berlin để bạn đọc tham khảo.


Chính quyền đô thị và câu chuyện “phố trong lòng ấp”!


SGTT.VN - Những chung cư cao chót vót đi kèm với các công trình công cộng hiện đại, những dãy nhà liên kế được thiết kế đồng bộ về kiến trúc nằm trải dài sát nhau, những cung đường được phân làn, trồng cây xanh rợp bóng mát… là bộ mặt của ấp 4B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM.










Một góc phố trong ấp 4B.



Dù chỉ là một ấp nhưng diện tích ấp 4B là 150ha, gấp rưỡi diện tích phường Bến Thành (quận 1), dân số trên 6.000 người, xấp xỉ dân số của cả xã Bình Lợi cùng huyện. Về độ sầm uất, nằm trong địa phận ấp 4B là khu dân cư Trung Sơn (một trong những khu đô thị mới đầu tiên của TP.HCM), khu dân cư – biệt thự Him Lam, Vạn Thịnh Phát, Sadeco... dự án bệnh viện Mắt TP.HCM, cả khu trung tâm thể dục thể thao Tân Trung Sơn. Tính sơ còn có hơn 200 trụ sở công ty, cửa hàng, quán ăn giăng khắp các tuyến đường.


Ông Nguyễn Văn Hồng, bí thư xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh cho biết, mang tiếng là xã nông nghiệp nhưng xã Bình Hưng chỉ còn khoảng 200ha đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.372ha. Dân số toàn xã 66.065 dân, nhưng diện thường trú chỉ chiếm 20,8%. Thời gian tới, hàng loạt khu dân cư mới hình thành ở khu Nam thành phố thì dân số sẽ tiếp tục tăng, áp lực về quản lý hành chính của chính quyền địa phương sẽ nặng nề hơn. Mặt khác, hầu hết người dân chuyển sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ.


“Do tốc độ đô thị hoá nhanh nên cơ chế quản lý hành chính của xã không còn phù hợp, vượt quá tầm quản lý của chính quyền địa phương”, ông Hồng than thở. Đi kèm việc “vượt quá tầm quản lý” là hàng trăm chuyện dở khóc dở cười của cán bộ thuộc ấp nhưng phải làm công việc quản lý đô thị của thành phố. Đơn cử, về bộ máy quản lý nhà nước tại các xã thì chỉ có cán bộ chuyên trách về kinh tế xã hội chứ không có cán bộ chuyên trách về đô thị, nên khi người dân muốn xin phép xây dựng nhưng không biết cơ quan nào chịu trách nhiệm. Đó là chưa kể, theo quy định ở ấp, xã nông thôn thì được miễn xin cấp phép xây dựng nhưng khu dân cư như khu Trung Sơn, Him Lam nếu miễn giấy phép xây dựng thì không biết sẽ quản lý theo cách nào?


Trước tốc độ phát triển đô thị chóng mặt mà trình độ quản lý cấp huyện không theo kịp, mới đây UBND lãnh đạo xã Bình Hưng đã kiến nghị thành phố cho phép xã chuyển thành phường Bình Hưng. Bởi theo bí thư Nguyễn Văn Hồng, với điều kiện hiện nay như đã nói thì Bình Hưng dư sức thành phường.


bài và ảnh: Vũ Nguyên









Tìm áo mới cho vừa cỡ


Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hoà, trưởng bộ môn đô thị học trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phải thay đổi mau chóng trong tư duy, quan niệm và luật để tiến tới thay đổi trạng thái này, vì quá trình đô thị hoá theo chiều rộng vẫn tiếp tục với tốc độ nhanh. Nhưng để làm điều này thì TP.HCM phải được gọi là vùng đô thị hay đại đô thị. Với cách tổ chức này thì các khu đô thị mới như Hiệp Phước, Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm sẽ được gọi là thành phố hay thị trấn? Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận một bước quá độ là có ban quản lý khu đô thị mới đến khi mà cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dân cư ổn định thì chuyển giao cho cấp quản lý hành chính là UBND thị trấn. Ban quản lý khu cũng như ban tự quản không có chức năng quản lý nhà nước. Mô hình này rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Ví dụ, thủ đô của Philippines bao gồm 16 thành phố và hàng chục thị trấn.


ThS Võ Thị Ngọc Anh, phó phòng tổng hợp viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM, cũng cho rằng, câu chuyện về sự quá tải trong quản lý hành chính ở các xã đô thị hoá tại thành phố... chính là một minh chứng cho sự bất cập, vì dùng chung một thước đo đánh giá công việc của bộ máy hành chính của tất cả các địa phương. Giải pháp căn cơ nhất là giao quyền chủ động cho đô thị lớn, để các đô thị này tự quyền quyết định thiết kế bộ máy hành chính địa phương. Nhưng làm được điều này phải thay đổi rất nhiều, không chỉ trong cơ chế mà cả trong tầm nhìn của những người đứng đầu thành phố. Ngay từ năm 2007, khi đề án chính quyền đô thị đưa ra, TP.HCM đã đề xuất cho thành lập các thành phố ở bốn hướng đông tây nam bắc, trong đó một phần của Bình Chánh sẽ thuộc một trong các thành phố đó.







Interfood Indonesia và bài học tương tác liên kết của hàng Việt

Interfood Indonesia và bài học tương tác liên kết của hàng Việt

Ghi nhận từ chuyến tham dự hội chợ quốc tế thực phẩm Interfood – Jakarta lần thứ 13:


Interfood Indonesia và bài học tương tác liên kết của hàng Việt


SGTT.VN - Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch HĐQT – tổng giám đốc công ty Vinamit nói với phóng viên trước cuộc gặp gỡ kết nối cơ hội kinh doanh hai nước Việt – Indonesia chiều 28.8.2013 tại Jakarta: “Thế giới đã phẳng, tất cả quân bài hầu như đều lật ngửa, doanh nghiệp Việt phải tương tác và liên kết để cùng đưa hàng ra thị trường”. Nhiều doanh nghiệp tham gia đoàn đến với hội chợ Interfood khai mạc hôm 28.8 cũng gật gù chia sẻ.










Nhà phân phối Indonesia xem hàng và đưa ra yêu cầu mới với Bích Chi. Ảnh: Hoàng Lan



Những bất ngờ “quá đã”


Cuộc gặp gỡ do đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cùng hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức, từ đầu đã xác định là đi thẳng vào chuyện làm ăn, bàn sâu các hành động cần làm để cùng có lợi. Ông Nguyễn Xuân Thuỷ, đại sứ Việt Nam tại Indonesia nói: “Tôi rất muốn cùng hội DN.HVNCL làm nhiều hơn cho điều lớn lao là xây dựng cho được hình ảnh hàng Việt ở đây”.


Vinamit gần như “thắng lớn” khi vừa mới mang hàng từ Việt Nam sang Jakarta hỗ trợ nhà phân phối thì thấy hàng bán ổn và mọi việc tại Interfood đã lo xong rồi. Tại cuộc gặp gỡ, một nhà nhập khẩu càphê hứng thú đề nghị sớm gởi mẫu để bàn kế hoạch nhập khẩu.


Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi thông qua BSA thuê gian hàng tại Interfood. Nhưng chị Bùi Thị Ngọc Tuyền, phụ trách xuất nhập khẩu của Bích Chi cho biết, thật bất ngờ, có một gian hàng nữa cũng quảng bá hàng Bích Chi mà do nhà phân phối tại đây tự làm, ông chủ công ty TTS nhập hàng và bán lẻ ở Indonesia, vui vẻ nói: “Mỗi tháng chúng tôi lấy hàng đều đặn 5 – 6 container từ Bích Chi. Lần này, tôi đề nghị, đợt hàng mới, bao bì nên ghi thành phần dinh dưỡng bằng tiếng Indonesia”. Và ông mời mọi người dùng thử món hủ tíu ăn liền của Bích Chi vừa xào nóng hổi, có dầu hào, nước mắm… đúng kiểu Indonesia.


Bất ngờ nữa là tại gian hàng Inofish có một số sản phẩm chả lụa hình con cá, giống y sản phẩm của công ty chả hoa Năm Thuỵ. Phản ứng của ông chủ trẻ của chả hoa Năm Thụy? Anh Nguyễn Trường Chinh, giám đốc công ty chả lụa Năm Thuỵ – tham gia đoàn, nói vui: “Thôi tạm gọi đây là “cuộc đụng đầu lịch sử” đi, dù chưa đủ cơ sở để kết luận điều gì, nhưng “tôi rất tin, có thể sao chép mẫu mã một lần, nhưng rồi người tiêu dùng sẽ phán đoán xem nhà cung cấp nào chăm sóc tốt hơn, khác biệt hơn. Vấn đề là làm sao để người tiêu dùng nhận diện thấy doanh nghiệp tận tuỵ qua cách luôn luôn tự làm mới”. Chinh không lấy chuyện bất ngờ vì “trùng” mẫu mã làm băn khoăn mà thích thú, mê mẩn tìm xem đủ loại dây chuyền tự động để hoàn thiện cho cửa hàng bánh mì tự chọn của anh mới mở, rất đông khách ở Trà Vinh.


Thấm thía hai từ “tương tác”


Ông Juan Gondokusumo – chủ tịch uỷ ban hợp tác kinh tế Indonesia – Việt Nam thuộc phòng Thương mại – công nghiệp Indonesia (KADIN) nói rằng năm 1985, ông là người đầu tiên dẫn đoàn doanh nhân Indonesia sang Việt Nam và bây giờ đẩy mạnh giao thương thì có lợi cho cả hai.


Phó chủ tịch ban Quan hệ quốc tế của hiệp hội Giới chủ của Indonesia (Apindo), ông Gautam Naraindas nói: “Cả Việt Nam và Indonesia đều được xem là con hổ châu Á, nhưng giá trị thương mại hai bên chưa đáng kể. Đây nên là thời điểm thúc đẩy mối quan hệ này, bắt đầu từ những buổi kết nối doanh nghiệp như hôm nay”.


Ông Lê Nguyên Hoà, phó chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood, khi cùng chuyên gia nghiên cứu thị trường của BSA và cả đoàn phân tích thực tế thị trường kể rằng, ông đã may mắn gặp người dày dặn kinh nghiệm về ngành hàng, tốt bụng chỉ ra những đặc điểm nên lưu ý của thị trường Indonesia và cung cấp các đầu mối tốt nhất...


Ngành hàng thực phẩm và nước giải khát Indonesia có doanh số mỗi năm 850 tỉ USD. Nhưng thị trường phân cực rất rõ rệt. Điều mà Nutifood muốn giải mã là mức giá khá mềm của các cửa hàng, rẻ hơn cả tiệm tạp hoá. “Nutifood muốn tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và cách làm để có giá mềm cho người thu nhập thấp ở Indonesia. Sau đó tiếp tục vận dụng để làm gì đó cho người thu nhập thấp ở nông thôn Việt Nam”, ông Lê Nguyên Hoà cho biết.


Công ty Bích Chi muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng ăn liền sang Indonesia sau khi đã thành công ở Singapore và Malaysia. Chứng nhận Halal không phải quá khó xin ở Indonesia. Mỗi năm công ty đều đăng ký Halal nên đòi hỏi chứng nhận này là dễ chịu khi mà Bích Chi đã nhìn xa và biết nhiều hơn những tính toán lời lỗ khi mở mang thị trường.


Indonesia có 240 triệu dân, có những đặc điểm thị trường khác Thái Lan và các nước lân cận. Đặc điểm mỗi thị trường đang buộc doanh nghiệp Việt phải liên kết, tương tác để chia sẻ giá trị của những trải nghiệm tốt hoặc xấu. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp lặng lẽ thâm nhập và thành công như cân Nhơn Hòa, nông cơ khí Bùi Văn Ngọ, trái cây sấy Vinamit… càng thúc giục doanh nghiệp Việt hay liên kết, tương tác để cùng tận dụng các cơ hội thị trường.


Hoàng Lan - Hà Minh






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ