Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện


SGTT.VN - Ngày 18.8, ThS. Nguyễn Trọng Khoa, phó cục trưởng cục Quản lý khám, chữa bệnh (bộ Y tế), cho biết sau sự việc xảy tra tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội, thời gian tới, bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền sẽ tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở y tế về việc thực hiện những quy chế, quy trình đã được bộ Y tế quy định.


Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát, sẽ hướng đến việc tiếp cận, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có chất lượng quản lý phòng xét nghiệm.


Với chức năng là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động của các đơn vị y tế trực thuộc, chính quyền địa phương và sở Y tế phải tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn cần được làm thường xuyên và nhạy bén hơn để kịp thời ngăn ngừa các sai sót có thể có.


L.Hà






Cá nhân có thể được giao khai thác một số khu vực biển

Cá nhân có thể được giao khai thác một số khu vực biển

Cá nhân có thể được giao khai thác một số khu vực biển


SGTT.VN - Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển sẽ có quyền sử dụng khu vực biển được giao để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo giấy phép. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ sử dụng khu vực biển đúng mục đích; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển...


Đây là nội dung trong dự thảo về Nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển của bộ Tài nguyên và môi trường.


Khu vực biển đề nghị giao phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở khu vực biển đề nghị giao.


Đồng thời, các cá nhân, tổ chức phải bảo vệ môi trường biển; báo cáo, cung cấp thông tin tình hình sử dụng khu vực biển cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp phục hồi, cải thiện môi trường biển khi thời hạn khai thác, sử dụng khu vực biển hết hiệu lực.


T.Tuyền






Sẽ xây mới 13 trạm quan trắc và 14 trạm khí tượng hải văn

Sẽ xây mới 13 trạm quan trắc và 14 trạm khí tượng hải văn

Sẽ xây mới 13 trạm quan trắc và 14 trạm khí tượng hải văn


SGTT.VN - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết, đơn vị này đang tiến hành lập dự án xây dựng, hoàn thiện hệ thống trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam.


Dự án chia làm 3 giai đoạn: từ năm 2013 - 2016 sẽ đầu tư xây dựng mới 6 trạm quan trắc tổng hợp, nâng cấp 3 trạm khí tượng hải văn hiện có và 1 trạm thu tại Hà Nội; từ năm 2016 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng mới 1 trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên môi trường biển và nâng cấp 7 trạm khí tượng hải văn hiện có; từ năm 2020 - 2050 sẽ đầu tư xây mới 6 trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên môi trường biển và nâng cấp 4 trạm khí tượng hải văn hiện có. Sẽ có 13 trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên - môi trường biển được đầu tư xây dựng mới, đồng thời nâng cấp, hoàn thiện 14 trạm khí tượng hải văn hiện có cùng một trạm thu tại Hà Nội.


Thiên Lam






Coi chừng email giả mạo

Coi chừng email giả mạo

Quyền lợi người tiêu dùng


Coi chừng email giả mạo


Gần đây, trong địa chỉ mail của tôi xuất hiện một vài email của Apple. Mở ra xem thì có đoạn nói đến tài khoản mà trước đây tôi đã sử dụng. Trước đây, tôi có sử dụng điện thoại iPhone 4S, thỉnh thoảng có dùng tài khoản để mua một vài ứng dụng. Nhưng cách đây ba tháng tôi không còn dùng giao dịch này nữa, thực chất email này là gì? Họ muốn gì ở người dùng?


(Quỳnh Loan, Q.3, TP.HCM)


Bà Võ Dương Tú Diễm (phụ trách tiếp thị Kaspersky Việt Nam): Theo số liệu từ Kaspersky Lab toàn cầu, từ năm 2011 đến nay có hiện tượng giả mạo thông tin của Apple. Không ít khách hàng có dùng giao dịch thanh toán ngân hàng khi mua các ứng dụng của iTunes Store đã nhận được email của Apple.com (giả mạo) yêu cầu xác nhận tài khoản tại một đường dẫn có trong email. Từ liên kết này, người dùng sẽ đến một trang web giả mạo. Nếu người dùng nhập Apple ID và mật khẩu, nghĩa là thông tin tài khoản trên đã bị đánh cắp.


Để bảo vệ thông tin cá nhân khi dùng các giao dịch trên iTunes Store, không nên mở và điền thông tin vào bất kỳ liên kết nào nằm trong những email mà mình không biết rõ người gởi, để tránh những phiền phức về sau.









Độc giả có thắc mắc phản ánh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm xin liên hệ:

Bban Công tác bạn đọc Sài Gòn Tiếp Thị.

Địa chỉ: 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM.

ĐT: 08.39305382 – 08.39307825 hoặc email: bandoc@sgtt.com.vn.







Thiết bị chống trộm xe hơi

Thiết bị chống trộm xe hơi

Thiết bị chống trộm xe hơi


SGTT.VN - Ở Việt Nam, việc bị trộm xe hơi ít khi xảy ra nhưng bị trộm vặt như kính chiếu hậu, cần gạt nước, logo… lại khá nhiều. Hoặc kẻ gian cạy cửa, đập vỡ kính xe để ăn trộm vật dụng trong xe. Có thể trang bị thêm hệ thống chống trộm bằng cảm biến chuyển động, còi báo trộm… để ngăn ngừa hành vi này.










Đèn chỉ báo hệ thống báo trộm đang kích hoạt. Hệ thống được nhà sản xuất Ford lắp đặt sẵn trên xe. Ảnh: Thu Vân



Báo trộm chính hãng


Tại Việt Nam, hệ thống báo trộm tích hợp trên một số loại xe hơi của nhà sản xuất chỉ phòng chống trộm xe chứ không có chế độ cảnh báo cho hành vi “trộm vặt”. Hệ thống này chỉ được kích hoạt khi chủ xe sử dụng remote (theo xe) bấm nút khoá cửa xe.


Theo bộ phận kỹ thuật của Ford Việt Nam, hệ thống báo trộm sẽ cảnh báo nếu dùng sai chìa khoá để khởi động, cố tình mở cửa xe, khoang hành lý, nắp khoang máy (capô)… Hệ thống này sẽ cảnh báo bằng còi trong vòng 30 giây và chớp đèn báo nguy khoảng 5 phút.


Chỉ có chủ xe mới có thể dùng remote để tắt hệ thống báo trộm và mở cửa từ xa. Nếu hệ thống báo trộm chớp đèn và hú còi mà không có remote, có thể bật/tắt khoá điện bằng chìa khoá khoảng 6 – 8 lần để tắt báo trộm (tuỳ model).


Toyota Việt Nam còn lưu ý chủ xe cần mở/khoá cửa xe theo đúng hướng dẫn sử dụng để tránh tình trạng không thể mở/khoá cửa bằng remote. Khi dùng loại chìa khoá điều khiển từ xa sử dụng tần số tín hiệu AM để mở/khoá cửa có thể xảy ra hiện tượng nhiễu sóng do hai xe sử dụng remote cùng lúc để mở/khoá cửa.


Nếu chủ xe dùng remote khoá cửa ở quá gần một chủ xe khác cũng đang ra lệnh mở/khoá cửa; khi đó tín hiệu radio bị nhiễu và hệ thống không chấp nhận lệnh mở/khoá cửa (cửa xe vẫn không khoá). Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu xe ở gần nguồn phát radio, thiết bị giao tiếp không dây, nguồn phát điện…


Gắn thêm báo trộm


Có một số model xe hơi khi lắp ráp tại Việt Nam đã bị cắt bỏ hệ thống chống trộm (Anti-Theft System) nhằm giảm giá bán. Phiên bản nguyên thuỷ bán tại thị trường Mỹ, châu Âu… vẫn được trang bị hệ thống chống trộm.


Hiện nay, xe hơi đời mới đều trang bị hệ thống khoá cửa từ xa bằng remote nhằm đảm bảo khoá cửa khi rời khỏi xe. Nhưng do không có hệ thống báo trộm nên nếu có kẻ gian cạy cửa ăn cắp hành lý trên xe thì xe cũng không hú còi.


Anh Vĩnh Huỳnh, chuyên kinh doanh xe hơi đã qua sử dụng ở quận 5 cho biết, trên các loại xe lắp ráp tại Việt Nam thường trang bị hai bộ remote điều khiển mở/khoá cửa; còn xe nhập khẩu thuộc loại cao cấp thường chỉ có một remote. Một số dòng xe nhập khẩu còn được trang bị thêm hệ thống định vị GPS chống trộm.


Nhằm tăng thêm độ an toàn, các chủ xe phải ra các cửa hàng kinh doanh phụ kiện xe hơi ở khu vực An Dương Vương, Trần Bình Trọng… gắn thêm hệ thống chống trộm. Các hệ thống còi báo trộm này hoạt động khá đơn giản, chủ yếu tích hợp thêm còi báo động và cảm biến nhằm hú còi khi có kẻ gian cạy cửa xe, mở nắp khoang máy…


Việc trang bị hệ thống chống trộm bằng GPS cũng tương tự như khi gắn “hộp đen” nhưng sẽ có thêm còi báo động, cảm biến, thẻ từ… Hệ thống này sẽ xác định vị trí xe đang đậu thông qua sóng GPS hoặc trạm phát sóng di động. Nếu có kẻ trộm xe, hệ thống sẽ nhắn tin đến số điện thoại di động của chủ xe và cho biết toạ độ của chiếc xe. Chủ xe cũng có thể nhắn tin để tắt động cơ từ xa GPS Tracking VT10 là hệ thống định vị của công ty Vietmap có tính năng chống trộm và cảnh báo qua tin nhắn SMS. Chủ xe có thể kiểm tra vị trí xe trên bản đồ số và ra lệnh tắt động cơ từ xa bằng tin nhắn SMS hoặc gọi đến số SIM tích hợp trong hệ thống. Chủ xe có thể theo dõi xe qua trình duyệt web hoặc ứng dụng dành cho điện thoại Android (phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ).


Chống trộm vặt


Một số chủ xe thường sử dụng một số biện pháp để chống trộm bằng cách gắn thêm bulông chống trộm bánh xe, xỏ cáp/xích vào kính chiếu hậu, bắn rivê lên logo…


Khắc mã số nhận dạng trên kính chiếu hậu cũng là một cách chống trộm được hãng bảo hiểm Liberty cung cấp cho khách hàng. Mã số nhận dạng này thường là biển số xe nhằm hạn chế việc bẻ kính chiếu hậu mang ra chợ trời bán. Ở nước ngoài, một số trường hợp chủ xe cũng chống trộm bằng cách khắc hoặc in mã số VIN (Vehicle Identification Numbers – mã số nhận dạng xe) trên cửa kính.


Việt Bình






Giờ thì anh nói để làm gì?

Giờ thì anh nói để làm gì?

Chuyện đêm nay


Giờ thì anh nói để làm gì?


SGTT.VN - Chuyện chưa từng, nay đã diễn ra. Lần đầu tiên, chính một bộ phận dưới quyền tổ chức họp báo đề nghị ông trưởng giải phải từ chức. Nhưng chuyện đâu có đơn giản, cứ “tư vấn” là có người từ chức hay bị cắt chức ngay được.










Bình luận viên Quang Huy – VTC, thành viên của ban tư vấn đạo đức đã công khai khẳng định bóng ra ngoài trong cuộc họp do Thanh Hoá tổ chức. Trong khi, ông Trần Duy Ly – trưởng ban tổ chức nói ngược lại. Vụ việc này được coi là “điểm nhấn” trong việc đối đầu giữa VPF và một ban do mình lập ra. Ảnh: VSI



Chiều qua 18.8, vòng đấu thứ 10 V-League đã diễn ra trong không khí khá căng thẳng. Trên sân Thống Nhất, vì đã nhiều lần phải xử lý, lẫn chứng kiến hậu quả mà các cổ động viên xứ Nghệ gây ra, ban tổ chức sân quyết định tăng giá vé để bù vào các khoản phải chi phí cho lực lượng bảo vệ. Trên sân Hàng Đẫy, lực lượng bảo vệ cũng được tăng cường khi có thông tin, các cổ động viên Nghệ An sẽ đến sân để cổ vũ cho đội Thanh Hoá cản bước đội bóng Hà Nội T&T giúp họ.


Những điểm nóng trên sân ấy, thực chất đang được “đun” thêm bằng những tình huống va chạm bên ngoài giữa ban tư vấn đạo đức (TVĐĐ) và các lãnh đạo VPF.


Công khai bằng một buổi họp báo, tại đây, ban TVĐĐ cho hay, họ đã có hàng loạt văn bản đề nghị ban tổ chức có hình thức xử lý kỷ luật các đội bóng, trọng tài, ban tổ chức sân... nhưng ban tổ chức làm ngơ. Thậm chí, còn nói ngược lại hoàn toàn với những gì mà ban TVĐĐ đã nêu, điển hình như trận Ninh Bình gặp Đà Nẵng. Ban TVĐĐ đề nghị có hình thức kỷ luật đội Đà Nẵng, nhưng ban tổ chức lại nói trận này diễn ra hoàn toàn bình thường. Đỉnh điểm của sự “va nhau” chính là trận đấu diễn ra trên sân Thanh Hoá, ông Quang Huy của ban TVĐĐ khẳng định bóng ngoài sân, trọng tài sai, ông Trần Duy Ly trưởng giải nói, bóng trong sân, trọng tài đã đúng. Mới hơn, trận đấu trên sân Kiên Giang, ban TVĐĐ đề nghị trừ điểm đội Sài Gòn Xuân Thành nhưng VPF lại cho rằng, không thể phạt đội bóng chỉ vì họ chọn cách đưa các cầu thủ trẻ vào sân. Ban TVĐĐ đề nghị, cắt chức ngay ông Ly.


Cùng thời điểm tại Hà Nội, VPF, VFF có cả đại diện của ngành công an cũng tổ chức họp khẩn, bác luôn yêu cầu của ban TVĐĐ. Tại đây, ông Võ Quốc Thắng – chủ tịch HĐQT VPF – đã khẳng định, không có chuyện cắt chức ông Trần Duy Ly khi giải đấu chỉ còn ba vòng cuối. Còn việc những tin nhắn trùng hợp với các trận cầu được coi là có vấn đề sẽ được gửi sang cho công an chứ không thể coi đây là bằng chứng được. Hơn nữa, muốn cắt chức ông Ly, đâu phải cứ có vài cá nhân đề nghị là được.


Cũng cần phải nói lại, ban TVĐĐ được chính VPF lập ra hồi đầu mùa bóng 2013 với mục đích “tư vấn” cho VPF nhằm “góp phần làm cho mùa bóng mới lành mạnh và có chất lượng”. Thế nhưng, giờ thì chính người trong nhà quay sang chỉ trích nhau nặng nề. Trong khi đó phía ban tổ chức giải vẫn khá điềm nhiên bởi theo lời “nói nhỏ” của người trong cuộc thì, tư vấn là một chuyện, còn quyết định thế nào là một chuyện khác. Làm gì có chuyện, ông tư vấn làm luôn việc của ông điều hành. Chuyện lùm xùm đến độ có tin sau mùa giải này ban TVĐĐ sẽ bị VPF giải thể, nhưng ông Nguyễn Công Khế – trưởng ban TVĐĐ – lại tuyên bố: “Chúng tôi đố ai xoá sổ được ban của chúng tôi”.


“Giờ thì anh nói để làm gì?”, đó thật sự là thắc mắc khi mà chính những người điều hành ở VPF không buồn nghe lời tư vấn từ ban TVĐĐ, bởi họ cho rằng đang bị ép phải làm theo. Và khi nói không còn được nghe, thì liệu họ có để cho ban tư vấn tồn tại?


Thảo Du






Xóm chài ở Sài Gòn

Xóm chài ở Sài Gòn

Xóm chài ở Sài Gòn


SGTT.VN - Tròng trành với con nước lớn ròng của sông Sài Gòn, xóm chài ấy có bốn hộ gia đình với 15 người. Ba thế hệ đã gắn bó ở đây, người thâm niên nhất đã hơn 60 năm làm nghề sông nước.


Thực hiện: Trần Việt Đức – Trọng Văn










Một mẻ chài cực nhọc nhưng kết quả không bao nhiêu, vì sông càng ngày càng ô nhiễm.











Công việc của họ đàn ông thì đánh bắt cá, đàn bà thì mang số cá ấy ra lên bờ bán rong ở lề đường hay rìa chợ. Họ sống trên con thuyền nhỏ, không điện, nước sạch phải lên bờ xin. Lũ trẻ ra đời, có đứa học được vài năm thì bỏ, thứ vì nghèo thứ vì cái nghề sông nước đã “chấm” năng khiếu của chúng. Xóm chài nằm lọt thỏm giữa hai cây cầu Bình Lợi, nhưng chọn phần đất thuộc phường 13, quận Bình Thạnh để neo đậu. Họ là người gốc miền Bắc, vào miền Nam từ năm 1954, miền đất mới đưa họ đến với nghề “đâm hà bá”.











Công việc của họ là nghề cá, cứ nước ròng là vác ngư cụ gồm chài, lưới đánh cá dọc bờ sông. Ông Nguyễn Ngọc Ái, bưng thau cá vừa đánh bắt đêm qua lên và nói: “Làm cá phải đi vào đêm, chừng này chắc bán được 70.000 đồng, vậy cũng là may vì bây giờ ô nhiễm nên cá cũng ít, chủ yếu là cá rô phi, trê”.











Xóm chài tự hình thành những chiếc “cầu tàu”, bãi đất hoang ngày xưa bây giờ đã được lấp đầy bởi nhà cửa của những cư dân mới. Người dân vẫn theo cầu tàu ra đây giặt giũ, lau chùi; ngược lại những cư dân xóm chài lên bờ đề xin nước, buôn bán với họ…











Hằng ngày họ qua lại dưới tĩnh không cầu Bình Lợi cũ để mưu sinh, trên họ là dòng xe, tàu hoả ngược xuôi hối hả. Cuộc sống của họ bình lặng trôi, đối lập với xã hội trên kia như ông Huỳnh Văn Trước nhận ra mình đã sống ở đây 60 năm, chứng kiến bao chuyện nhân tình thế thái gắn với cây cầu, chứng kiến sự lên đời của xã hội từ những bịch sữa, lon đồ hộp ném xuống sông và dạt về xóm chài của họ. Và đến nay họ vẫn nghèo nhưng thanh thản với công việc lương thiện.











Những ông thần tài, ông địa được thương lái bán nông sản, hàng nhu yếu phẩm từ miền Tây mang đến đây. Và như thông tin của cư dân xóm chài, nhiều người chơi lô đề biết cầu Bình Lợi là nơi nhiều người tự tử và chết ở đây nên cũng dựng bàn thờ ông địa, thần tài ở mé sông để cầu may. Riêng những cư dân xóm chài, họ phải làm một công việc bất đắc dĩ đó là cứu người tự tử hay tìm xác của những người chán sống.







Cá biển ngược dòng Nhật Lệ lên ngàn

Cá biển ngược dòng Nhật Lệ lên ngàn

Nhật ký trên những đôi giày


Cá biển ngược dòng Nhật Lệ lên ngàn


SGTT.VN - Dòng Nhật Lệ từ ngã ba của hai chi lưu phía thượng nguồn đến cửa bể Đông chỉ gần 20 cây số, nhưng trong lòng nó chứa bao câu chuyện thú vị về những loài cá nước mặn vượt nguồn nước ngọt lên rừng để sinh nở. Lại có loài cá bắt lên không dùng dao cắt mà phải nấu nguyên con, nếu cắt, con cá đắng ngắt kỳ lạ.










Trẻ con sống quanh dòng Nhật lệ thường “lấy” con cá trích ve này làm... thịt.



Bữa ngon nhớ đời bên rớ chàm


Có lẽ rớ chàm là cách đánh bắt thô sơ cuối cùng còn lại trên sông Nhật Lệ và một số vùng khác của Quảng Bình. Người làm rớ chàm cất chòi trên mỏm sông với bốn cột táu thẩy từ rừng về, mỗi cột dài từ 15 – 30m, đóng cố định xuống sông, trên đó cất chòi nhỏ, gọi là chà và. Cái rớ dệt rộng cả trăm mét vuông, rớ được cố định bẳng bốn chiếc cọc cũng làm từ táu bền chắc, neo dưới đáy sông, để cố định bốn chiếc cọc rớ là các dây thừng bắt chéo. Muốn kéo rớ lên, phải kết nối rớ với chòi bằng sợi thừng chắc chắn, trên chòi có trục đạp thu dây thừng kéo rớ từ đáy sông lên. Ông Lại Văn Thạnh (72 tuổi) sống bên kia Bảo Ninh (Đồng Hới) nói: “Rớ chàm ngày xưa ở sông Nhật Lệ dày đặc, tồn tại mấy trăm cái. Nó có từ thời tổ tiên của chúng tôi, mấy trăm năm thì chưa ai biết, nhưng khi chưa vươn ra biển khơi thì rớ chàm là cách để dân chúng tôi mưu sinh quanh năm từ đông sang hè. Cái ăn, cái mặc, con cái học hành, có tiền góp vào hội làng hay để đi xa cũng từ đồng tiền thu được của cái rớ chàm này”.


Khúc sông Nhật Lệ này giờ chỉ khoảng 50 chiếc rớ nằm rải rác cả hai phía bờ, chúng lặng lẽ giữa cuộc sống hiện đại của thế kỷ 21. Ông Thạnh mời tôi về chòi rớ chàm của ông chơi, ông nói, “Đãi bữa ăn mà chú không nhớ đời là tui không mời”. Chòi rớ của ông nằm ở ngã ba sông, trước mặt là sông Nhật Lệ, bên kia có con nước nhập vô là sông Luỹ kéo từ đông Trường Sơn về. Ông chọn chỗ ngã ba con sông để đón lõng những mẻ cá mùa mưa. Rớ ông thả xuống chừng 45 phút cất lên một lần. Mẻ cá mùa thu mỗi đợt kéo đến 4kg cá trích ve. Theo những nhà ngư loại học nghiên cứu, cá trích ve có lượng đạm gấp sáu lần thịt bò trong mỗi cân đồng đều. Con cá nhỏ như cá lia thia trưởng thành, ánh lên màu bạc, còn nhảy đùm đụp trong mẻ, không cần rửa qua nước, ông Thạnh cho vào nồi nước sôi sục trên chòi rớ, chưa đến ba phút đưa ra, ông mời chúng tôi xì xụp món canh tươi rói đúng nghĩa. Cái mặn mòi đi theo vị ngọt của cá ngào lên đến não, các xúc giác bật hẳn lên, nó cứ thế đi thẳng hồn đến lịm người. Thiệt là bữa ăn nhớ đời!


Những mùa cá vang bóng một thời


Kéo rớ chàm, theo ông Thạnh, chủ yếu nhờ trời, con nước mùa xuân hạ thì ngày kiếm ít cá bán chừng vài ba chục ngàn, đêm kiếm ít tôm lúc vừa chạng vạng kiếm cua sông chắc thịt. Bữa thu đông, vào mùa nước lũ, kéo được nhiều cá trẻng to cả chục ký, có năm may mắn, cha con ông, có đêm cất được cả tạ cá. Ông còn kể, ngày xưa, cứ đến mùa lũ, cả con sông Nhật Lệ như mùa hội của người làm rớ chàm, mẻ nào cất lên cũng thu từ vài chục ký, có khi cả tạ cá.


Nay, phía nguồn hồ đập ngăn bớt, mùa cá bội thu như xưa cũng dần vắng bóng. Đang kể, ông ra cất lại mẻ rớ mới, một đợt cả cá đối, cá cơm, nhảy tanh tách. Ông giải thích, cá cơm mùa thu là lạ, còn bình thường mùa hè, cá cơm vẫn đi từ biển vô, cất nhiều lắm, ăn không xuể, phơi khô, bán rất được tiền, cá cơm vô sông không biết sao người ta ăn lại thích.


Chuyện trò với ông mới biết, ngày xưa, cái rớ chàm là cả gia tài của gia đình, phải vay mượn, thuê thợ mới làm được gia tài lớn này. Bữa nay, rớ chàm như thứ làm thêm, “làm cho đỡ nhớ con nước”.


Với nghề rớ chàm của ông, không chỉ là cái nghề vô danh, trong đời sống tinh thần của người làng cát Trung Bính, nghề ấy còn có vị thờ thần rớ, mâm cỗ khai rớ để tưởng nhớ vị thần ấy trang trọng như cỗ cúng tổ tiên. Khi lên kéo rớ chài trên chòi, còn có những câu hò mặn mòi nhớ thương: “Hò ơ, con vượn trên núi nhớ cây nhớ rừng/Con cá dưới nước nhớ sông nhớ biển/Anh với em thì nhớ thầm thương trộm bên lưới chàm ơi em”...


Kỳ lạ con cá nâu


Với ông Thạnh, con cá nào bắt lên, ông đều hiểu được đặc tính đời sống lứa đôi của chúng hay cách ăn từng loại cá thế nào đúng cách nhất và chúng sẽ xuất hiện thời khắc nào của năm trên con sông này.


Bao câu chuyện ông truyền đạt đều lạ lẫm, thú vị nhất có lẽ loài cá nâu nay đã hiếm trên sông. Con cá trưởng thành như bàn tay, da của nó lốm đốm. Ông Thạnh kể: Thời nó lớn nhất có thể gần mười ký, bắt nó không cẩn thận, những chiếc xương như lưỡi mác trên kỳ và hai vây sẵn sàng trương cứng, đâm thẳng vào người, phát độc tố, gây tử vong nếu không cấp cứu kịp; “Nhưng những con to như thế người ta không bắt, vì không nồi niêu nào có thể nấu nguyên nó được”.


Và ông giải thích rằng, con cá nâu này nếu chặt ra cho vừa nồi thì thịt của nó đắng ngắt, rớ chàm chỉ bắt những con vừa ăn để bán. Đó là kinh nghiệm dân gian mà không thể lý giải vì sao đắng! Cá nâu sống ở vùng biển hoặc cửa sông nước mặn, mùa mưa lũ, nó tìm về ngược ngàn nước ngọt ở xã Trường Sơn, phía thượng nguồn Long Đại để sinh nở.


bài và ảnh: Quốc Nam






Biển Bắc Âu: tàu phải chạy bằng năng lượng sạch

Biển Bắc Âu: tàu phải chạy bằng năng lượng sạch

Biển Bắc Âu: tàu phải chạy bằng năng lượng sạch










Cảng Hamburg. Ảnh: TLCK



SGTT.VN - Đầu năm tới, những con tàu chỉ chạy bằng dầu cặn sẽ không được phép lưu thông ở biển Bắc Âu và Baltic. Nhưng năng lượng thay thế sạch hơn lại đắt đỏ. Khí hoá lỏng có thể là giải pháp.


Tại Scandinavia, một số chiếc phà đã chạy bằng khí hoá lỏng (LNG). Christoph Brockmann, phó chủ tịch cơ quan hàng hải và thuỷ động lực liên bang ở Hamburg, tin rằng các tàu hàng vận tải ở vùng biển Baltic phải chạy bằng LNG vì nhiên liệu này chỉ chiếm không gian chứa nhỏ hơn trên con tàu, theo Der Spiegel.


N. T.






Muỗi đốt liệt người: dẫu hiếm vẫn cảnh giác

Muỗi đốt liệt người: dẫu hiếm vẫn cảnh giác

Sống khoa học


Muỗi đốt liệt người: dẫu hiếm vẫn cảnh giác


SGTT.VN - Natasha Porter – một phụ nữ 23 tuổi người Anh khi đi du lịch tại Úc bị muỗi đốt đã dẫn đến tê liệt tạm thời từ cổ trở xuống, phải ngồi xe lăn trong bốn tháng, sau đó được điều trị trở lại bình thường. Mới đây, các bác sĩ đã xác định Natasha Porter mắc hội chứng Guillain-Barré sau khi bị muỗi đốt.










Natasha Porter sau khi bị muỗi đốt đã dẫn đến tê liệt tạm thời. Ảnh: foxnews



Bị “đánh nhầm” mà thành hội chứng


Là một trong những chuyên gia sức khoẻ theo dõi khá sát sao ca bệnh này, bác sĩ Nguyễn Võ Hinh, thầy thuốc ưu tú, viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn cho biết trường hợp mắc phải hội chứng Guillain-Barré có nguyên nhân do muỗi đốt rất hiếm gặp. “Tại Việt Nam, chưa có một tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học nào thông báo trường hợp bệnh nhân bị hội chứng Guillain-Barré sau khi muỗi đốt. Tuy vậy, nước ta ở trong khu vực nhiệt đới có nhiều loại muỗi hoạt động nên cần được cảnh báo một hội chứng hiếm gặp đã được các nhà khoa học ở nước ngoài phát hiện và chẩn đoán xác định. Về phía người dân cũng cần sử dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt...”, BS Hinh nói.


TS.BS Vũ Đức Định, trưởng khoa hồi sức tích cực, bệnh viện E Trung ương cho biết, hội chứng Guillain-Barré (hay còn được gọi là liệt Landry, hội chứng Guillain-Barré – Strohl) là một tổn thương cấp tính của các rễ, các dây thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân. Cho đến nay, người ta cho rằng hội chứng Guillain-Barré có tổn thương là do cơ chế tự miễn dịch. Sau sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh (hay các kháng nguyên) trong máu, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên. Trong hội chứng Guillain-Barré, kháng thể “nhầm lẫn” giữa sợi trục cũng như lớp vỏ myelin của các sợi rễ và dây thần kinh nên đã “đánh nhầm” và làm tổn thương các phần cấu trúc này. Kết quả là các rễ và dây thần kinh bị “hỏng” nên gây triệu chứng về vận động và cảm giác. Các tác nhân gây bệnh hay các kháng nguyên trong hội chứng Guillain-Barré bao gồm: các nhóm vi khuẩn như Campylobacter jejuni; virút như Cytomegalovirus (CMV), influenza virus… “Hội chứng Guillain-Barré cũng được cho là có liên quan đến việc dùng một số loại thuốc, hoá chất và có tới 60% các ca không rõ nguyên nhân khởi phát”, BS Định cho biết.


Những biểu hiện cần cảnh giác sớm


Theo BS Hinh, trên thực tế, các nhà khoa học không thể giải thích được tại sao hội chứng Guillain-Barré có thể xuất hiện ở người này nhưng không xảy ra trên người khác và điều gì đã làm cho bệnh tiến triển. Đây là một hội chứng gây nên tình trạng bệnh lý hiếm gặp, thường xảy ra một vài ngày hoặc vài tuần sau khi bệnh nhân gặp phải những triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virút ở đường tiêu hoá. BS Hinh cho biết: “Đôi khi hội chứng cũng xuất hiện sau khi phẫu thuật hoặc chủng ngừa vắcxin. Hội chứng rối loạn tạm thời có thể tính theo giờ hoặc ngày và có thể kéo dài từ ba – bốn tuần”.


Theo BS Định, đặc điểm cơ bản của hội chứng Guillain-Barré là liệt ngoại biên có tính chất lan lên (từ các đầu chi đến các cơ toàn thân) và rối loạn cảm giác. Thông thường, bệnh nhân thấy cảm giác tê đầu chi như kiến bò, sau đó khó cử động tay, chân. Một số bệnh nhân có các dấu hiệu liệt dây thần kinh sọ xuất hiện đầu tiên như liệt hầu họng làm bệnh nhân nói khó, nuốt sặc, liệt mặt ngoại biên, liệt cơ vận nhãn khiến bệnh nhân có biểu hiện nhìn đôi, lác trong, lác ngoài. Các rối loạn vận động xuất hiện từ đầu các chi, sau đó gây liệt chi và lan nhanh lên phía trên gây liệt toàn thân (cấu véo bệnh nhân không có cảm giác trong khi các cảm giác về nóng, lạnh ít rối loạn hơn), trong đó có liệt các cơ hô hấp: cơ liên sườn, cơ hoành, cơ ức đòn chũm, cơ thang... Liệt các cơ hô hấp khiến cho bệnh nhân bị suy hô hấp và đây cũng là biểu hiện nguy hiểm nhất, là mục tiêu điều trị đầu tiên. “Điều trị hội chứng Guillain-Barré gồm các giai đoạn điều trị đặc hiệu để phục hồi liệt vận động càng sớm càng tốt, chăm sóc chống bội nhiễm, đảm bảo dinh dưỡng và tiến hành phục hồi chức năng sớm. Khi điều trị, vấn đề đầu tiên là xem xét can thiệp cho thở máy sớm nếu có liệt các cơ hô hấp, sau đó tiến hành thay huyết tương tại giường. Nếu không thay huyết tương, truyền tĩnh mạch immunoglobulins cũng là một lựa chọn tốt…”, BS Định nói.


Lê Hương – Thoại Vi









Nhiều người Việt Nam bị hội chứng Guillain-Barré


Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM từng tiếp nhận hai trường hợp trẻ bị liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp, phải điều trị bằng máy thở: L.B.Đ., bảy tuổi, ngụ tại Nha Trang, trước đó bị sốt nhẹ, đau họng, yếu tay chân, đi tiêu khó khăn, rồi không đi được; và L.Th.T., 11 tuổi (An Giang) bị liệt tay chân, uống nước sặc. Cả hai trẻ được chẩn đoán là bị hội chứng Guillain-Barré. Sau điều trị tích cực, hai bệnh nhi hồi phục tốt.


Khoa hồi sức tích cực bệnh viện E Trung ương cũng từng điều trị thành công một bệnh nhân nữ sau khi mổ thay van tim mắc hội chứng Guillain-Barré gây liệt toàn thân và liệt các cơ hô hấp, buộc phải thở máy liên tục trong hai năm rưỡi kết hợp cùng các biện pháp chăm sóc và điều trị tích cực.







Biết chia cho nông dân mới bền được

Biết chia cho nông dân mới bền được

LTS: Từ số này, xuất hiện luân phiên với mục Giá trị sống sẽ là những cuộc Trò chuyện đầu tuần vào mỗi thứ hai. Nhân vật của Trò chuyện đầu tuần sẽ trao đổi những suy nghĩ thời cuộc, bài học thương trường, kinh nghiệm làm ăn... gần gũi với đời thường hơn, nhưng cũng nhằm mục đích chia sẻ những trải nghiệm cá nhân hướng tới giá trị sống phổ quát của cộng đồng.


Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở bưởi da xanh Hương Miền Tây


Biết chia cho nông dân mới bền được


SGTT.VN - Chỉ cần giữ uy tín bằng việc chọn lọc trái đẹp, thật ngon, cộng với nhãn hiệu bưởi da xanh Bến Tre “Hương Miền Tây” được đăng ký bảo hộ độc quyền, chủ vựa trái cây Đàm Văn Hưng dư sức làm giàu. Thế nhưng, hơn chục tỉ đồng thay vì bỏ vào ngân hàng hưởng lãi, ông đổ vào đầu tư nhà máy xử lý và bảo quản bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP. Ông cho rằng mình không liều:











Tôi không mạo hiểm, không liều, mà đầu tư có suy tính và cho rằng mình phải dám cùng nông dân đi theo quy trình VietGAP, rồi GlobalGAP (dự kiến cuối năm nay đạt), đây là chiến lược lâu dài đối với bưởi da xanh. Trước đây, tôi kinh doanh cam sành, loại trái này tuy cũng được trồng nhiều ở Nam bộ nhưng khó phát triển mạnh vì chất lượng không ổn định, nông dân khó kiểm soát được sâu bệnh trên cây cam, một khi vùng trồng đã bị nhiễm bệnh hoặc cây bị già cỗi thì không thể trồng lại trên đất cũ. Cây bưởi da xanh “dễ tính” hơn. Khi phát hiện bưởi da xanh đặc biệt hạp với thổ nhưỡng Bến Tre, thấy bán được giá cao mà ngày càng nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nông dân đã nhân rộng diện tích rất nhanh.


Quyết định chuyển qua kinh doanh bưởi da xanh, điều thuận lợi đầu tiên đối với tôi là chất lượng bưởi da xanh đã được khẳng định qua nhiều lần nhà vườn ở Bến Tre mang bưởi da xanh đi thi trái ngon và liên tục đoạt giải nhất, nhì. Một số nhà vườn đã có ý thức xây dựng thương hiệu bưởi da xanh của riêng họ, đó là nền tảng để vận động nhà vườn làm qui trình GAP. Song, nếu không có người chăm lo cho khâu tiêu thụ, để nhà vườn tự trồng, tự bán thì qui trình GAP không thể hoàn thiện khi ra thị trường bưởi trồng theo quy trình GAP hay không đều có giá như nhau.


Chúng tôi biết bưởi da xanh lần đầu tiên qua một hội chợ nông nghiệp do TP.HCM tổ chức cách đây khoảng mười năm. Lúc đó đã có vài nhà vườn làm thương hiệu cho bưởi da xanh do chính mình trồng, nhưng qua thời gian thì không còn thấy họ duy trì hình ảnh tốt nữa theo cả hai nghĩa quảng bá và chất lượng trái. Theo ông vì sao?


Thu mỗi năm không dưới 100 triệu đồng trên một công bưởi, chuyện tưởng khó tin nhưng nông dân đã làm được. Đúng là nhiều nhà vườn có vườn bưởi rất tốt, cho trái rất ngon, khi tiêu thụ được nhiều họ lại sinh chủ quan, trồng thêm bằng những cây giống không đạt chất lượng, nên mất uy tín. Không ít nhà vườn nổi tiếng nhờ chất lượng trái bưởi da xanh do mình trồng, từ đó họ nảy sinh làm cây giống, đăng ký thương hiệu cho cả cây giống bưởi da xanh. Đáng tiếc là nhà vườn ham lợi, làm cây giống không đúng tiêu chuẩn, rồi dán nhãn vô bán, khi bị phát hiện thì tiếng tăm nhà vườn mất luôn. Đó là những bài học “bán rẻ thương hiệu” rất đáng tiếc.


Tôi mong các trung tâm cây giống làm sao cung cấp giống tốt thật sự cho nông dân. Nếu không đặt tâm huyết từ cây giống thì ảnh hưởng trong tương lai rất lớn cho thương hiệu bưởi da xanh, nhất là ở Bến Tre. Cơ sở Hương Miền Tây hiện đang liên kết trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP với một số tổ hợp tác ở Bến Tre, chúng tôi đặt nông dân trồng theo quy cách của mình để kiểm soát chất lượng bưởi có hương vị đều nhau, nên tôi rất quan tâm đến giống.


Động lực nào khiến ông đặt hết tâm huyết, say sưa với bưởi da xanh như thế?


Thật tình đầu tiên là vì kinh tế gia đình. Giờ đã vượt qua khó khăn, đến lúc góp phần cho xã hội chính là phát triển cả cho mình. Với hai giai đoạn đầu tư nhà máy vừa qua hết gần 17 tỉ đồng, nhẩm tính nếu gửi ngân hàng thì gia đình cũng có thu nhập dư sống. Khổ nỗi vô nghề kinh doanh bưởi da xanh rồi thấy thành cái nghiệp của đời mình, nghĩ người tiêu dùng đã tín nhiệm mua sản phẩm của mình, giúp mình làm giàu thì mình phải tôn trọng người ta. Tôi muốn truyền suy nghĩ này cho nông dân. Mặt khác, cũng cảm ơn nông dân vì nhờ họ trồng được trái ngon mà tôi giữ được uy tín với người tiêu dùng và có điều kiện nâng giá trị của trái bưởi. Hiện tôi chỉ đóng góp làm hài hoà quyền lợi giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mình biết cách làm gia tăng giá trị sản phẩm của nông dân nhưng phải biết chia lại lợi nhuận cho nông dân mới bền được. Rất vui là tôi luôn nhận được sự ủng hộ của những người trong gia đình.


Tính toán thế nào mà ông dám xây dựng một nhà máy xử lý và bảo quản bưởi sạch theo tiêu chuẩn GAP với công suất thiết kế đến 60 tấn/ngày và còn dự định nâng lên 100 tấn/ngày vào năm 2015?


Bưởi da xanh đã thật sự mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nông dân ở Bến Tre, vì thế dự án phát triển 4.000ha bưởi da xanh của tỉnh thực hiện nhanh chóng. Thấy Bến Tre thu lợi lớn, nông dân ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, rồi nhà vườn ở các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng trồng. Với diện tích mở rộng như vậy thì vài năm nữa sản lượng bưởi da xanh rất lớn. Hiện nay mỗi ngày cơ sở Hương Miền Tây của tôi có thể xử lý 30 – 40 tấn bưởi/ngày. Nếu mình không tính toán trước công suất nhà máy và không lo trước thị trường, mà chờ sản lượng nhiều mới bắt đầu đi tìm thị trường, mới xây dựng nhà máy thì muộn. Nông dân hay mau nản, trồng ra mà thấy ế ẩm một năm là họ dao động liền, có người chặt cây ngay. Định ra công suất nhà máy đồng nghĩa với việc tôi đặt ra cho mình quyết tâm mở rộng thị trường cho bưởi da xanh. Tôi nghĩ mình đang làm tốt việc này khi vừa cùng nông dân xây dựng hình ảnh thương hiệu bưởi da xanh Bến Tre ở thị trường trong nước, vừa tạo nguồn tiêu thụ ở nước ngoài như Đức, Canada và một số nước châu Á.









Cảm ơn nông dân vì nhờ họ trồng được trái ngon mà tôi giữ được uy tín với người tiêu dùng và có điều kiện nâng giá trị của trái bưởi.



Đến giờ, thử nhìn lại thị trường trái cây nhiệt đới ở Việt Nam và trên thế giới, nhiều loại trái cây Việt Nam có chất lượng ngon, được ưa chuộng như xoài, sầu riêng, măng cụt, thanh long, chôm chôm… đang đối mặt với sự cạnh tranh khi một số nước cũng trồng được. Riêng bưởi da xanh thì hầu như nông dân một số địa bàn ở miền Tây Nam bộ, nhất là Bến Tre đang nắm lợi thế, theo tôi là nhờ thiên nhiên đã ban tặng cho họ vùng đất phù hợp nhất để có chất lượng bưởi ngon nhất. Thế nhưng, nếu nông dân cứ canh tác tự do, không định hướng lâu dài thì có lúc sẽ tự đánh mất lợi thế đó. Tiêu chuẩn không phải do doanh nghiệp đặt ra mà cũng không phải do Nhà nước đặt ra làm khó nông dân, mà do người tiêu dùng đặt ra. Người tiêu dùng trong nước cũng có yêu cầu cao không thua nước ngoài, tới giai đoạn ăn ngon mà mẫu mã phải đẹp, yên tâm an toàn sức khoẻ. Nếu không ý thức để cung vượt cầu, nhất là đối với trái cây trồng không theo tiêu chuẩn nào thì sẽ không tiêu thụ hết.

Ông không làm vườn, nhưng chọn gắn kinh doanh với nhà vườn. Ông nghĩ sao khi rất nhiều người trẻ ở nông thôn không còn muốn gắn với nghề nông, thích lên thành thị làm công nhân hơn?


Nhiều thanh niên bỏ quê lên thành, đó là một thực tế đang diễn ra, nguyên nhân vì người ta thiếu niềm tin vào thu nhập ổn định của nghề nông trước khi nói tới làm giàu, thành danh nhờ làm nông. Họ làm có thu nhập nhiều hơn ở quê thật, nhưng chi tiêu cũng nhiều hơn nên cũng không dư dả. Thật ra ở quê còn nhiều việc để làm. Ở Bến Tre, những nhà trồng bưởi hầu như không có con đi làm xa vì hiệu quả vườn bưởi cao. Nhà máy đóng gói bưởi của tôi tuy chưa lớn, cũng giải quyết việc làm cho 50 – 60 lao động. Một số thanh niên đã không đi xa nữa mà làm cho nhà máy tôi. Tôi nghĩ Nhà nước nên hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân, không phải là tiền, mà nông dân cần giống tốt, cần sự hỗ trợ kỹ thuật tăng giá trị nông sản, cần người đi mở thị trường.


Riêng tôi cũng đã thuyết phục con gái về tham gia vào công việc của cơ sở Hương Miền Tây đang làm. Tôi tâm sự với con: kiếm tiền là để nuôi sống gia đình, để làm giàu nhưng phải biết giới hạn bao nhiêu là đủ, chứ không phải cứ kiếm thật nhiều tiền là hạnh phúc. Nếu mình có tám biệt thự thì cũng chỉ ngủ trên một cái giường. Tiền bạc hiện nay mình cũng chẳng bằng ai, nhưng tư tưởng mình giàu, mình làm dư mà không dám hỗ trợ ai thì tiền dư không ý nghĩa gì. Tôi khuyên con về vì nông thôn thật sự cần người giỏi giang.


Tôi dự định đến năm 2016 có văn phòng đại diện ở Đức để có thể bán bưởi thẳng sang một số siêu thị, chứ không qua trung gian nữa.


Được biết, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông về học nghề thợ máy. Vì sao ông lại đi bán trái cây?


Tôi thấy mình hạp với nghề kinh doanh trái cây. Nghề này đến như một cái duyên. Làm nghề khác không hứng thú, nhưng đi bán trái cây thì ngày càng đam mê. Khi bán dạo, cực mà đã vui rồi, chứ không phải đến lúc làm ăn khấm khá lên mới vui. Bán dạo mấy năm, có vốn, năm 1996 tôi mới đi trái cây, chủ yếu là cam sành từ Bến Tre lên Sài Gòn bỏ mối cho các vựa ở chợ Cầu Muối, còn vợ tôi ở quê chuyên lo gom hàng. Năm 1999, thấy thị trường Hà Nội ăn giá cao nhưng vì đường dài ít ai đi hàng, trong khi hàng lên Sài Gòn nhiều người làm quá, nên tôi quyết định chọn thị trường Hà Nội làm chính và tôi đã chọn không sai.









Tôi nghĩ mình đã cố gắng hài hoà hai giá trị: giữ tình làng nghĩa xóm bằng cách làm sao vừa lợi cho mình vừa lợi cho bà con làm vườn, mình không chỉ lo mua để bán mà còn có trách nhiệm với họ.



Việc tôi chuyển qua kinh doanh bưởi da xanh là mặt hàng chính cũng có kỷ niệm đáng nhớ. Hồi bỏ hàng, ở Sài Gòn chưa làm bưởi da xanh. Năm 2000 ở Sài Gòn cũng chưa nhiều người biết bưởi da xanh, nhưng khi thấy bưởi da xanh ai ăn rồi cũng thích, tôi đưa ra bán ở Hà Nội trước. Lô hàng đi đầu tiên là vào năm 2001, đưa bưởi ra chào cho tiểu thương chợ Long Biên bán, họ chê bưởi da xanh trông vẻ bề ngoài xấu xí. Không nản lòng, tôi cứ xẻ mời người ta ăn. Mời ăn riết rồi một nhóm người ở chợ Long Biên bắt đầu thích. Người đầu tiên nhận bưởi da xanh bán thử cũng bảo mang ra từ từ thôi, sợ họ không bán được thì tôi lỗ đứt vốn. Lúc đó bưởi da xanh rẻ, tôi nghĩ một lần chở ra vài bội cũng chẳng bao nhiêu tiền, coi như có lỗ thì lấy tiền lời cam bù qua. Thời đó bỏ hàng cho các vựa ở Sài Gòn hay Hà Nội gì họ cũng chỉ nhận bán ăn cò 5 – 10%, mình giao hàng cho giá, họ bán tới đâu mới trả tiền đến đó, bán không hết họ trả mình cũng phải lấy lại. Ba năm sau, Hà Nội ăn hàng mỗi ngày 3 – 4 tấn, rồi cứ thế tăng lên. Tôi biết vị trí trái bưởi da xanh trên thị trường đã có. Sau này tôi thay đổi cách giao hàng, phân loại bưởi rồi giao đứt bán đoạn theo từng giá, các vựa tự định giá bán ra. Giờ các đại lý bán bưởi da xanh đều theo hình thức “cắt giá” trước, không bán ăn cò nữa. Cũng chính nhờ vậy mà tôi chủ động được việc định trước giá mua bưởi cho nông dân.

Nhiều người nói người kinh doanh không có tình, cứ có lợi thì làm, nhưng với người nông dân thì tình làng nghĩa xóm rất quan trọng. Ông có bị đối nghịch giữa hai giá trị sống này?


Tôi nghĩ mình đã cố gắng hài hoà hai giá trị: giữ tình làng nghĩa xóm bằng cách làm sao vừa lợi cho mình vừa lợi cho bà con làm vườn, mình không chỉ lo mua để bán mà còn có trách nhiệm với họ. Khi thị trường hút hàng thì ai cũng tranh mua, khi ế hàng thì bỏ mặc nhà vườn, nông dân chịu cảnh đó quá nhiều. Giờ đến lúc giữa người kinh doanh với nhà vườn, cùng đồng tâm làm ra sản phẩm tốt, có khó khăn cùng vượt qua. Tuy nhiên, mình có trách nhiệm bằng cách bao tiêu, thì nông dân cũng phải thay đổi suy nghĩ trong sản xuất theo đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Những nhà vườn trồng bưởi da xanh đã cũng thấy phải hài hoà hai giá trị đó. Họ thay đổi, canh tác theo tiêu chuẩn GAP, đến lúc thu hoạch chỉ lo thu tiền, không cần phải lo việc hái trái chở đi bán bởi tôi mua tận nhà. Từ thay đổi nhận thức giữa hai bên mà hình thành chuỗi giá trị sản xuất tốt, tiêu thụ tốt cho trái bưởi da xanh. Tôi nghĩ đó là một cách sống “tối lửa tắt đèn có nhau” theo tinh thần mới. Giờ nhiều công ty có vốn rất mạnh, nhưng thua mình về thời gian gắn bó với nông dân nên họ muốn có bưởi cũng phải mua qua Hương Miền Tây. Đó là cái giá trị không mua bằng tiền được.


thực hiện: Các Ngọc






Thưởng người tố cáo tiêu cực – “của cho và cách cho”

Thưởng người tố cáo tiêu cực – “của cho và cách cho”

Thưởng người tố cáo tiêu cực – “của cho và cách cho”


LTS: Như tin đã đưa, ngày 16.8, lãnh đạo sở Y tế Hà Nội đã tiến hành khen thưởng cho ba cá nhân tố cáo sai phạm tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức. Đó là chị Hoàng Thị Nguyệt, Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông. Hình thức khen thưởng là giấy khen cùng với số tiền 320.000 đồng cho mỗi cá nhân.


Cho dù việc khen thưởng này cũng đã khiến những người được khen xúc động. Chị Hoàng Thị Nguyệt cũng đã khóc. Nhưng với đa số những người hiểu chuyện, việc khen thưởng này gây nhiều thất vọng. Nhất là khi nó chỉ được làm sau khi có yêu cầu của bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị và theo tường thuật của phóng viên các báo, việc này được làm khá hời hợt: làm nhanh chóng, qua quýt, không tặng hoa, không chụp ảnh...


Như là không khuyến khích


Đa phần người đứng ra tố cáo một hành vi, việc làm tiêu cực của cơ quan, đơn vị nào đó không mong sẽ nhận được sự khen thưởng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng ngược lại, việc khen thưởng chậm trễ và ở mức quá thấp so với tính chất quan trọng của vụ việc, một mặt nào đó, sẽ không khuyến khích các cá nhân đứng ra chống tham nhũng, tiêu cực.










Sở Y tế Hà Nội trao thưởng cho các cá nhân tố cáo sai phạm vụ bệnh viện Hoài Đức.
Ảnh: VOV



Nếu chiếu theo quy định trong thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP của Thanh tra Chính phủ và bộ Nội vụ quy định về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng (có hiệu lực từ ngày 21.6.2011), và coi vụ việc trên là một việc làm tố cáo hành vi có tính chất tham nhũng (có cơ sở coi đây là hành vi như vậy) thì mức thưởng nói trên đã thấp hơn quy định của Nhà nước.


Cụ thể, thông tư liên tịch 03 trên quy định việc khen thưởng tương đương với bốn mức thưởng: huân chương Dũng cảm có mức thưởng bằng 30 lần mức lương tối thiểu (tương đương 24,9 triệu đồng); bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, mức thưởng bằng 20 lần mức lương tối thiểu (tương đương 16,6 triệu đồng); bằng khen cấp bộ, mức thưởng bằng 10 lần mức lương tối thiểu (tương đương 8,3 triệu đồng) và mức thấp nhất là: giấy khen, mức thưởng bằng ba lần mức lương tối thiểu (gần 2,5 triệu đồng).


Số tiền thưởng mà sở Y tế Hà Nội trao đã không bằng số lẻ của mức thưởng thấp nhất.


Ở nhiều trên thế giới, ngoài việc có những cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt cho người tố cáo, phần lớn đều quy định việc thưởng cho những người tố cáo hành vi tiêu cực, tham nhũng ở mức khá cao để khuyến khích, động viên người tố cáo. Đặc biệt, có nước như Thái Lan, người tố cáo hành vi tham nhũng được nhận 1/3 của số tiền tham nhũng mà tổ chức, hay cá nhân có hành vi tham nhũng đó gây ra. Bởi vì, người Thái có quan điểm là: thà chi mạnh như vậy để khuyến khích người tố cáo và vẫn còn thu lại được 2/3 số tiền và giá trị tài sản bị tham nhũng còn hơn mất không số tiền thuế của người dân, doanh nghiệp vào tay kẻ tham nhũng.


Ở nước ta thì trong những năm gần đây, việc tuyên dương, khen thưởng người tố cáo thực tế đã làm tốt hơn các năm trước. Năm 2012, UBND TP.HCM cũng đã có quy chế khen thưởng cho người tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực từ 1 – 10 triệu đồng; nếu tố cáo hành vi tham nhũng nghiêm trọng, có số tài sản tham nhũng thu hồi cao, cá nhân, tập thể tố cáo sẽ được xét thưởng cao hơn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Trong ba năm trở lại đây, ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng cũng đã tổ chức các lễ khen thưởng cho các cá nhân tố cáo tham nhũng, tiêu cực với nhiều mức khen thưởng khác nhau, trong đó nhiều mức từ 5 – 10 triệu đồng.


Do đó, về mức thưởng cũng như cách thưởng cho người tố cáo của sở Y tế Hà Nội, có thể nói, chưa đạt “chuẩn”. Nó không thể hiện sự khuyến khích cho những người đã dũng cảm tố cáo mà dường như có ngầm ý: chúng tôi không khuyến khích các việc làm tố cáo như thế này!


Mạnh Quân









Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa


Khen thưởng là vì cả hệ thống


Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, phần thưởng cho người dũng cảm tố cáo lại cái xấu chỉ là tượng trưng, là tấm bằng khen, bức thư khen thôi, quan trọng hơn là cách trao cho họ để thể hiện sự ghi nhận công sức của họ.


Tôi không chứng kiến cuộc trao thưởng của sở Y tế Hà Nội cho chị Nguyệt, nhưng nếu đúng như báo chí tường thuật như thế thì quả là đáng buồn. Họ chống tiêu cực tham nhũng, nhiều người họ làm không vì tiền, danh hiệu khen thưởng mà họ làm thường vì lương tâm, vì đạo đức công vụ, vì cái tốt cho xã hội. Cho nên, khi họ đã đứng lên tố cáo thì chỉ vì hai mục đích: một là cái đúng phải được thừa nhận, cái sai phải được dẹp bỏ, xử lý.


Chuyện khen thưởng vì thế không phải vì họ mà vì cả hệ thống, cần khen thưởng để phát huy cái tốt, ca ngợi, khuyến khích họ đứng lên chống lại cái xấu. Khen thưởng là vì xã hội chính là ở chỗ đó.


Cũng vì vậy mà khen thưởng phải là trách nhiệm của người lãnh đạo chứ không phải vì người được khen thưởng.


Thứ nữa, một khi đã khen thưởng, thì ông bà ta hay nói: của cho không bằng cách cho. Hình thức thể hiện sự tôn trọng, trân trọng. Do vậy, nhiều khi chỉ là tấm bằng khen, bó hoa, kể cả không có đồng nào cũng thể hiện sự trân trọng. Cũng phải nói thêm, chính sách chế độ nhiều khi không có tiền, hoặc chỉ ít tiền, có khi chỉ là bức thư của tỉnh thành phố, người đứng đầu ngành.


Thế nên cách thưởng quan trọng hơn giá trị thưởng. Nếu không làm được thì mình phụ lòng họ và thể hiện không đầy đủ trách nhiệm với xã hội. Bởi như nói ở trên, khen thưởng cái tốt là vì lợi ích của xã hội, của chế độ, của Nhà nước, để nhân dân càng có niềm tin mà làm đúng làm tốt, chống lại cái xấu.


T. Đức (ghi)










Y đức giá rẻ


Cách trao thưởng không đầy đủ tư cách hành chính để khuyến khích, nhân rộng gương điển hình; không hề có một câu ra hồn về việc này trên phông màn ở hội trường; không gian trao thưởng như làm cho có và có phần nào đó muốn không trưng bày phần ghi nhận công lao của những con người dám vạch mặt “lũ quỷ” núp sau tấm áo trắng có sứ mệnh nhân đạo cứu người.


Việc khen thưởng nói cho cùng là hình thức, nhưng nó là mệnh lệnh hành chính đúng đắn trong lúc này, không thể để các chị bơ vơ với tấm lòng trung trinh mà chỉ nhận được 320.000 đồng. Một con số mà người ta dễ dàng suy nghĩ, đạo đức nghề y lẽ nào rẻ rúng như thế, phải chăng y đức đang bị “bức tử” với những lắt léo không chỉ từ lòng kẻ xấu mà từ cách cho và cả… của cho như thế này.


Quốc Nam







Bây giờ, hoặc không bao giờ

Bây giờ, hoặc không bao giờ

LTS: Chủ tịch hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cùng đại diện Mỹ Hảo, Vinamit, Kim Chuông, nệm Vạn Thành và một số doanh nghiệp trong hội vừa hoàn tất chuyến làm việc tại Myanmar. Chuyến đi ngắn ngày, nhỏ gọn nhưng lại hiệu quả với các cuộc trao đổi cụ thể về làm ăn với đối tác phân phối, những câu chuyện ghi ở chợ truyền thống… Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu phần nhật ký của ông Lê Đức Duy, giám đốc tiếp thị công ty Vinamit về chuyến đi này.


Chinh phục thời cơ tại thị trường Myanmar


Bây giờ, hoặc không bao giờ


SGTT.VN - Trong bốn ngày ở Myanmar, nhóm chúng tôi, sáu doanh nghiệp Việt Nam đã đi thăm hầu hết các chợ truyền thống lớn của Yangon và trực tiếp đến chào hàng, kết nối với các kênh phân phối. Nhóm đã đến tiếp kiến ông đại sứ và phó đại sứ – tham tán thương mại Việt Nam ở Myanmar, nghe nhiều ý kiến phân tích phong phú và gặp lãnh đạo hai tập đoàn đa ngành có khâu phân phối, một nhà phân phối lớn của một công ty đa quốc gia, bốn hệ thống siêu thị và ba khu chợ truyền thống. Và chúng tôi rút ra kết luận nhanh sau chuyến đi như tựa bài trên. Vì sao?










Sạp tạp hoá tại một chợ ở Myanmar.



Một thị trường đầy tiềm năng…


Và cũng đầy thách thức. Xin bắt đầu câu chuyện với cuộc gặp đầu tiên. Eric, 26 tuổi, mời chúng tôi dùng cơm tối với chiếc siêu xe mới nhất trong bộ sưu tập của mình. Chàng trai này vừa tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ trở về để quản lý việc kinh doanh của gia đình. Trái với hình dung của chúng tôi về một “thiếu gia” lắm của nhiều quyền, Eric lịch thiệp, khiêm tốn kể rằng anh đã đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác mấy lần. Anh kể nhiều nhà đầu tư Nhật và phương Tây đang đổ vào Myanmar, và một miếng đất của gia đình anh, diện tích 7 x 15m gần trung tâm Yangon, đã có nhà đầu tư trả 20 triệu USD. Gia đình Eric có hàng ngàn hecta đất đai khắp Yangon. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẵn sàng đón nhận các nhà sản xuất nhỏ của Việt Nam đến đây bán hàng, hay tính tới chuyện đầu tư sản xuất ở Myanmar vì người Myanmar thiện cảm với Việt Nam”.


Thăm công ty chuyên phân phối của một công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đa quốc gia, người tổng giám đốc kiên nhẫn hướng dẫn cách định giá sản phẩm, cách ghi nhãn tiếng Anh, phân tích văn hoá và thị hiếu người tiêu dùng Myanmar. Ông kể rằng, cuộc chạy đua giành thị phần của các đại gia Hàn Quốc, Âu châu, Thái Lan, Nhật…đang tăng tốc chóng mặt. Phim Hàn được cung cấp miễn phí cho các đài truyền hình đang được thanh niên Myanmar quan tâm. Nhiều sự kiện quảng cáo sản phẩm của các hãng sữa, hoá mỹ phẩm tổ chức dài cả tháng với quà tặng hậu hỉ.


Tại các siêu thị, đã thấy có các khu vực bày hàng của Việt Nam, bánh Hải Hà, Kinh Đô, Bibica, mì ăn liền Vina Acecook, giấy Sài Gòn, đồ hộp Vissan, nước giặt Lix, càphê Trung Nguyên, có cả hàng nhái mít sấy của Vinamit từ Việt Nam sang (thiệt nhức đầu) nhưng có vẻ, hầu hết là bán “thử” thị trường vì chưa làm bao bì mới cho thị trường này, nói chi đến thay đổi khẩu vị phù hợp. Cầm gói G7 trên tay, nhà phân phối chuyên nghiệp chặc lưỡi, càphê G7 chúng tôi đã thử khẩu vị thị trường rất hợp nhưng nhà sản xuất tiếp thị còn sơ sài quá, thiệt uổng cơ hội thị trường khi Nestlé ở đây làm mạnh quá.


Thăm những khu chợ truyền thống nằm xen kẽ cạnh siêu thị, nơi đầy ắp các mặt hàng từ mấy nguồn Trung Quốc, Mã Lai, Ấn, Thái, chúng tôi lại có những trải nghiệm khác hẳn khi quan sát việc mua sắm của những người dân bình thường. Có thể gọi họ là tầng lớp nghèo và siêu nghèo, mua những đơn vị sản phẩm rất nhỏ với giá thấp. Lương lao động phổ thông ở trung tâm Yangon chỉ đang là 70 – 80 đôla Mỹ một tháng, những địa phương khác còn thấp hơn. Nhìn cái cân đang dùng ở đây, ai cũng phải ồ lên vì lạ và tôi thì nghĩ đến cơ hội của cân Nhơn Hoà. Ông chủ Mỹ Hảo mang tất cả các loại sản phẩm chào hàng thử và được chào đón xởi lởi với lời đề nghị thêm, nhớ là chất lượng hàng phải luôn ổn định, chọn thêm các loại giá mềm hơn nữa càng tốt… Khắp các sạp hàng, các quầy kệ mới, các công cụ quảng cáo đang được công ty đa quốc gia cấp tốc trang bị có vẻ để đón mức tiêu dùng đang tăng nhanh khi kinh tế phát triển.


Nhưng bài toán khó cho doanh nghiệp Việt


Ông Phạm Thanh Dũng, đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Myanmar cho biết đại sứ quán Việt Nam tại Yangon hiện có chín người, thường rất bận rộn đón tiếp và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sang tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới nổi này. Ông nhấn mạnh, tuy doanh nghiệp đến nhiều nhưng xem ra, quay lại và trụ vững ở đây chưa nhiều. Ông Trần Phước Anh, phó đại sứ phân tích thêm: thị trường 60 triệu dân này chủ yếu dùng hàng nhập khẩu, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu. Tuy nhìn chung còn nghèo, nhưng đa số người tiêu dùng Myanmar đều ưa thích các sản phẩm ngoại nhập có thương hiệu. Chúng ta không đủ tiền dội bom quảng cáo, phí vận chuyển rất cao, giá hàng Việt vốn cũng cao (do đầu vào của doanh nghiệp Việt quá cao) vậy phải rất tính toán chọn cách đi. Ông Phước Anh đặt vấn đề, TP.HCM đã xây dựng thương hiệu tập thể “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và có kinh nghiệm mười năm đem thương hiệu này chinh phục thị trường Campuchia, nên tính đến hình thức hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Myanmar để tạo sự khác biệt và cũng rất phù hợp đặc điểm tiêu dùng, thay vì làm hội chợ chung chung thì không đọ sức nổi các hội chợ hoành tráng đang tổ chức ngày càng dày đặc ở đây của Thái, Nhật, Hàn, Đài Loan, Trung Quốc…


Việc nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Myanmar cũng chưa thông thoáng hoàn toàn. Người nước ngoài chưa được làm phân phối và nhập khẩu ở Myanmar, nên cần liên kết với công ty phân phối Myanmar hay lập ra công ty do người Myanmar đứng làm chủ. Các mặt hàng như thực phẩm, dược phẩm muốn vào Myanmar phải có giấy phép do cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Qua tìm hiểu thực tế thị trường, các chính sách thương mại và cục diện cạnh tranh, chúng tôi thấy, vấn đề lớn nhất là: doanh nghiệp Việt Nam phải có kế hoạch, phải cử người lo kinh doanh, theo đuổi hàng ngày thị trường này. Chỉ mỗi năm đi dự hội chợ một lần hay phó mặc cho công ty Việt Nam phân phối ở đây là… lãng phí tiền bạc vô ích, trong tình hình tất cả đối thủ đang tập trung mọi phương cách giành thị trường. Hoặc làm cho ra làm, hoặc thôi ngừng, đừng làm cho có, sẽ không cạnh tranh nổi, nghĩa là, không có hiệu quả gì.


Lê Duy – VK






NSƯT Minh Châu: Vĩnh biệt bạn tâm giao

NSƯT Minh Châu: Vĩnh biệt bạn tâm giao

SGTT.VN - NSND Bạch Diệp, nữ đạo diễn đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam vừa qua đời sáng 17.8 do bệnh ung thư, thọ 85 tuổi. Dù cuộc chia ly này đã được báo trước, NSƯT Minh Châu vẫn cảm thấy hụt hẫng, chống chếnh với những hồi ức về “người bạn tâm giao may mắn tìm thấy trong đời”.


NSƯT Minh Châu: Vĩnh biệt bạn tâm giao


Người trong giới ai cũng biết, cô Bạch Diệp là một đạo diễn cực kỳ nghiêm túc, kỹ tính và rất “dữ” trên trường quay. Với tôi, thì đó còn là một đạo diễn vô cùng tự tin, quyết đoán, có thừa bản lĩnh, và hễ nói là làm. Vì thế, mỗi khi vào việc, cô Bạch Diệp luôn có được lòng tin tuyệt đối từ đồng nghiệp, nhưng cũng khiến cả đoàn phim phải mệt nhoài chạy theo. Ai không bắt kịp, là bị “vĩnh biệt” ngay. Làm phim nào, cô cũng tuyên bố “vĩnh biệt” không ít người, nhưng thực ra có vĩnh biệt được ai đâu.


Tôi rất thương cô Bạch Diệp vì nhiều lẽ, sự mạnh mẽ, quyết liệt và gai góc ấy chỉ là bề ngoài, và chỉ thấy trong công việc. Còn khi về với đời thường, cô yếu đuối lắm, luôn thiếu thốn tình cảm, luôn thèm có người để chia sẻ vui buồn, mà lại phải sống cô đơn quá, bao năm trời cứ thui thủi một mình trong căn nhà vắng lặng. Nhiều người thắc mắc, cách nhau cả mấy thế hệ, sao chúng tôi lại chơi thân được với nhau, sao mà tôi “Chiều được một người khó tính như cô Diệp”. Mọi người không hiểu đấy thôi. Với những ai thực sự quý mến, cô Diệp luôn đối đãi hết lòng. Tôi nhớ những khi tôi gặp buồn phiền, đêm hôm mưa gió, ngay tức khắc cô có mặt, nhiều khi chỉ là để uống với nhau một cốc rượu cho vơi buồn. Và, đó là một người kỹ chứ không phải khó tính.


Tôi thương cô Bạch Diệp còn vì suốt cả cuộc đời, cô quá yêu công việc. Lúc trẻ, khỏe thì làm phim truyện nhựa, tới khi về hưu, tuổi cao rồi cũng không chịu nghỉ ngơi, lại lao vào phim truyền hình. Cô từng nói với tôi, ước nguyện lớn nhất là được chết trên trường quay. Mấy năm trước, đài truyền hình mời cô làm một một bộ phim về Hà Nội xưa. Nhưng rồi phát hiện bệnh nặng, cô không thể làm phim tiếp được nữa. Chúng tôi đều biết, sớm hay muộn rồi cũng đến ngày chia biệt này. Hôm kia, khi đưa cô Diệp đi cấp cứu, gia đình gọi cho tôi. Tôi đến ngay, nhưng không kịp gặp cô lần cuối. Đêm hôm ấy tôi không thể nào ngủ được. Tôi nghĩ đến căn nhà vắng lặng của cô, nơi biết bao lần mình ghé chân, mà trào nước mắt…


Hương Lan (ghi)


















NSND Bạch Diệp tên thật Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1929 tại Hà Nội. Năm 1959, bà theo học lớp đạo diễn điện ảnh dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô. Tác phẩm đầu tay của bà là bộ phim Trần Quốc Toản ra quân, giải Bông sen bạc tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai. Những bộ phim tiếp theo của bà là Người về đồng cói, Ngày lễ thánh, Câu chuyện làng Dừa, Người chưa biết nói, Huyền thoại mẹ, Ai giận ai thương... Người chồng đầu tiên của bà là thi sĩ Xuân Diệu.


Năm 1997, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 2007, bà nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Bà là một trong số nghệ sĩ Việt Nam có tên trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô.







Có tiền mà chẳng biết xài, Wenger cần học lại!

Có tiền mà chẳng biết xài, Wenger cần học lại!

Có tiền mà chẳng biết xài, Wenger cần học lại!


SGTT.VN - Arsenal đã bắt đầu chuyến du đấu mùa hè bằng những chiến thắng 7 sao, song lại mở màn Premier League mùa giải mới bằng thất bại đau đớn ngay trên sân nhà. Gần cuối trận thua Aston Villa, một người đàn ông mặt mày bặm trợn cầm tấm biển có dòng chữ “Spend, spend, spend” (tiêu tiền) tiến đến gí sát mặt huấn luyện viên Arsene Wenger, người khi đó đang đứng bất động bên đường piste.


Hình ảnh ấy đã được truyền đi khắp thế giới, buộc Wenger phải lên tiếng với vẻ đầy bực dọc trong buổi họp báo sau trận đấu. Chiến lược gia người Pháp phủ nhận chuyện Arsenal thua là do không mua cầu thủ mới, đồng thời khẳng định rằng câu lạc bộ đang làm việc cật lực, 24 giờ mỗi ngày để có thể đưa được các ngôi sao có chất lượng đến Emirates.










Cổ động viên yêu cầu Ông Wenger phải tiêu tiền. Ảnh: Reuters



Wenger nói không sai. Đúng là mùa hè này, Arsenal đã gây ngạc nhiên lớn khi lao vào hỏi mua từ Gonzalo Higuain, Luis Suarez, đến cả Wayne Rooney. Ai đó từng coi Wenger là kẻ “lão hà tiện” có lẽ cũng phải nghĩ lại khi Arsenal từng đưa ra lời đề nghị trị giá tới 40 triệu lẻ một bảng để hỏi mua Luis Suarez của Liverpool. Trong chuyến du đấu tại Việt Nam, bên đường piste sân Mỹ Đình, “giáo sư” người Pháp cũng từng tiết lộ với báo chí Anh rằng Arsenal đủ khả năng chi trả mức lương kỷ lục của Rooney. Nghĩa là Wenger đã thay đổi tư duy, sẵn sàng mạnh tay tăng cường lực lượng, không phải để làm hài lòng các cổ động viên nhà, mà vì nhu cầu của chính đội bóng.


Thế nhưng, tại sao đến giờ này Arsenal vẫn chưa đón được ngôi sao đẳng cấp nào về sân Emirates, dù đã dám chịu chi? Lời giải thích hợp lý nhất trong trường hợp này có lẽ là vì Wenger đã… quên mất cách tiêu xài. Có tiền tiêu chỉ là điều kiện cần, ngã giá ra sao, chốt giá vào thời điểm nào mới là yếu tố quyết định trong các thương vụ mua bán.


Điển hình là trong vụ Higuain, ban đầu chỉ có mình Arsenal chèo kéo tiền đạo người Argentina, Real Madrid gần như đã đồng ý với mức giá xấp xỉ 30 triệu bảng mà Wenger đưa ra. Thời điểm đó, đáng ra cần phải chốt cho nhanh thì Arsenal lại đi kỳ kèo bớt một thêm hai, để rồi tới lúc Napoli đột ngột nhảy vào với lời đề nghị hấp dẫn hơn hẳn, Real đã ngoảnh mặt với Wenger. Không thể trách Real trong trường hợp này, bởi quy luật thị trường là được giá cao thì bán.


Hay như với vụ Luis Suarez, điều khoản mua đứt hợp đồng của tiền đạo người Uruguay là 40 triệu bảng, còn mức giá là Arsenal đưa ra là 40 triệu lẻ một bảng, tức chênh nhau chỉ vỏn vẹn một đồng xu có in hình Nữ hoàng Anh. Về lý thì Arsenal không sai, nhưng cách trả giá như vậy chỉ khiến người ta nghĩ đến câu chuyện chơi khăm nhau.


Dường như, sau nhiều năm theo đuổi chiến lược mua sắm tiết kiệm, thậm chí là có phần chộp giật (nhất là đối với trường hợp các cầu thủ trẻ), Arsenal đã quên mất cách chi tiêu xứng đáng với tầm vóc của một ông lớn. Đó là lý do tại sao mà đến giờ này, khi thị trường chuyển nhượng chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là đóng cửa, họ mới chiêu mộ được một cầu thủ duy nhất là tuyển thủ U20 Pháp Yaya Sanogo, theo dạng chuyển nhượng tự do!


Trong các thương vụ như thế này, không ai qua mặt được Wenger. Nhưng để thực hiện các bản hợp đồng bom tấn, có lẽ “giáo sư” người Pháp cần học lại môn kinh tế thị trường!


Nhật Hoàng






Những “vệ tinh nhi” lên tiếng!

Những “vệ tinh nhi” lên tiếng!

Giảm tải bệnh viện tại TP.HCM


Những “vệ tinh nhi” lên tiếng!


SGTT.VN - Một năm sau khi bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM lần lượt cho ra đời các phòng khám và khoa vệ tinh tại bệnh viện Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh, số bệnh nhân điều trị ở đây đã tăng rõ rệt. Cùng với đó, số bệnh nhân chuyển tuyến cũng giảm đi. Điều đó cho thấy mô hình có thể là bước đi đúng hướng để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM.










BS Phương Em, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, xuống hỗ trợ khám, điều trị bệnh tại khoa nhi vệ tinh bệnh viện quận Bình Tân. Ảnh: Thanh Hảo



10 giờ 30 sáng 15.8, nhân viên nhận bệnh của phòng khám ngoại trú nhi bệnh viện Bình Tân cho biết tính đến lúc này đã có 60 bệnh nhi đến khám từ đầu giờ sáng. Đó là ngày giữa tuần, chứ sáng thứ hai, số lượng thường không dưới 100. Không chỉ từ địa bàn quận Bình Tân, trẻ đến khám còn từ các quận Tân Phú, Bình Chánh và cả quận 6.


Tạo niềm tin


Chị Thảo, mẹ bé Như Quỳnh, ba tuổi, ngụ tại phường Tân Tạo A (Bình Tân), nhiều lần đưa con đến đây khám bệnh, cho biết: “Trước đây, tôi thường đưa bé đi khám tư, thậm chí phải đưa lên bệnh viện thành phố. Nhưng từ khi biết có phòng khám vệ tinh của bệnh viện Nhi Đồng 1 tại đây thì tôi không chọn nơi khác nữa. Ở đây không phải chờ lâu, bác sĩ khám tốt, mà còn được hưởng bảo hiểm y tế”.


Cũng sáng 15.8, tại phòng cấp cứu nhi bệnh viện Bình Tân, khi chúng tôi có mặt, các bác sĩ đang khám cho một bé viêm phổi sơ sinh vài ngày tuổi. Bác sĩ Đỗ Hữu Phước, trưởng khoa nhi bệnh viện, cho biết trước khi ra đời khoa vệ tinh, những trường hợp như thế này, chắc chắn bệnh viện cho chuyển lên tuyến trên, nhưng nay có thể yên tâm giữ lại điều trị. Bác sĩ Phương Em, đến từ khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1, giải thích thêm: “Em bé vừa sinh ra thì bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, cần thở oxy.


Sau vài ngày điều trị, bé đã tiến triển tốt, một hai hôm nữa là cai oxy”. Không chỉ mặt bệnh này, giờ đây khoa nhi còn chữa cả những trường hợp sốt xuất huyết nặng tái sốc, tay chân miệng độ 2a, suyễn nặng...


Từ khi cho ra đời phòng khám vệ tinh bệnh viện Nhi Đồng 1 vào tháng 7.2011 đến nay, số bệnh nhi đến khám tại bệnh viện Bình Tân tăng dần theo thời gian. Nếu trong sáu tháng đầu năm 2011 chỉ độ 12.000 trẻ, thì sáu tháng đầu năm 2012 tăng lên 16.900 và sáu tháng đầu năm nay là 18.800. Tháng 5.2012, bệnh viện cho ra mắt tiếp khoa vệ tinh bệnh viện Nhi Đồng 1 tại đây. Nếu sáu tháng đầu năm 2012 chỉ có khoảng 2.900 lượt điều trị nội trú thì sáu tháng đầu năm nay con số này là 4.000. Điều trị nhiều hơn và chuyển viện ít hơn, so với năm trước, sáu tháng đầu năm nay số chuyển viện giảm 17%!


Tha thiết


Không chỉ quận Bình Tân, mô hình phòng khám và khoa vệ tinh bệnh viện Nhi Đồng 1 tại quận Tân Phú và huyện Bình Chánh cũng được đánh giá là “thành công bước đầu”. Tại buổi sơ kết tuần qua, TS.BS Lê Bích Liên, phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết trước đây Bình Chánh cũng có khoa nhi. Nhưng từ khi có khoa nhi vệ tinh, bác sĩ đã giữ lại điều trị thành công những ca sốt xuất huyết nặng tái sốc, suyễn nặng cần phun khí dung, viêm tiểu phế quản. BS Bích Liên nói: “Chất lượng điều trị đã tăng lên một bước. Nếu trước đây có nhiều ca “chuyển viện non” do bác sĩ ở dưới không đủ tự tin, thì nay khoa Nhi bệnh viện Bình Chánh dám giữ lại nhiều ca nặng. Còn ca nào chuyển viện thì đều đáng chuyển và đúng thời điểm”.


Vì sao có sự thành công trên? Theo tìm hiểu của chúng tôi, điều cơ bản là bệnh viện thành phố và ba bệnh viện quận, huyện đều thiết tha với hướng đi này và cùng hợp tác. Đối với bệnh viện Nhi Đồng 1, đó là một trong những cách hiệu quả để giảm tải tuyến trên. Còn đối với bệnh viện tuyến dưới, nó mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương, giúp họ tiếp cận nhanh với những phương pháp điều trị kỹ thuật cao nhưng tiết kiệm chi phí đi lại. BS Nguyễn Văn Mười, giám đốc bệnh viện quận Bình Tân, nói: “Không thể không phát triển khoa nhi ở bệnh viện vì hầu như gia đình nào cũng có trẻ em. Trong 800.000 dân của Bình Tân thì có gần 1/3 là trẻ em. Nếu mỗi bệnh viện quận huyện có một khoa nhi (chỉ cần) 100 giường thì thành phố có một bệnh viện quy mô 2.400 giường, giúp điều trị những bệnh thông thường, không phải chuyển lên thành phố.


Y tế cơ sở cần thấy trách nhiệm này để cùng giải quyết tình trạng quá tải tuyến trên, một vấn đề lớn của y tế TP.HCM”.


Được biết, sắp tới khoa nhi bệnh viện Bình Tân sẽ mở rộng lên 150 giường, tăng cường thêm trang thiết bị, nhân sự và đặt mục tiêu giải quyết nhiều bệnh lý nặng hơn.


Phan Sơn









Mục đích: vùng xa


Theo TS.BS Lê Bích Liên, dù bước đầu có nhiều kết quả tích cực, nhưng do mới triển khai được hơn một năm, nên đề án phòng khám nhi và khoa nhi vệ tinh cần được đánh giá kỹ trước khi nhân rộng mô hình ra nhiều quận, huyện khác. Trong khi đó, TS.BS Tăng Chí Thượng, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM, cho rằng đề án chỉ có ý nghĩa khi những địa phương xa nhận được lợi ích. Thời gian tới sở Y tế TP.HCM sẽ tiến hành khảo sát tại huyện Cần Giờ, “vùng trắng” của nhi khoa vì bệnh viện ở đây từ trước đến nay không hề có khoa nhi. Một khoa nhi vệ tinh chắc chắn là niềm mơ ước của người dân Cần Giờ, khi bao đời nay họ phải đưa con em vượt hàng chục cây số lên thành phố chữa bệnh.







Nửa lo rủi ro, nửa muốn đẹp sổ sách

Nửa lo rủi ro, nửa muốn đẹp sổ sách

Chi phí dự phòng


Nửa lo rủi ro, nửa muốn đẹp sổ sách


SGTT.VN - Báo cáo tài chính quý 2/2013 của một số ngân hàng mới cập nhật cho thấy, lợi nhuận trước thuế hầu hết giảm mạnh, do dự phòng rủi ro tăng mạnh, trừ một vài trường hợp như VietinBank, ACB, Sacombank...


Chi phí tăng kéo lùi lợi nhuận


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), trong quý 2, cho vay khách hàng tăng 3% lên 58.479 tỉ đồng, thu nhập lãi thuần tăng lên hơn 650 tỉ đồng (cùng kỳ năm trước chỉ đạt hơn 429 tỉ đồng). Tuy nhiên, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng 37% lên 427 tỉ đồng. Trong đó, chỉ riêng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên 128 tỉ đồng, so với mức 54 tỉ đồng của quý 2/2012. Do vậy, tính chung lại, trong quý 2, lợi nhuận sau thuế của SHB chỉ 141 tỉ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ 2012, lợi nhuận sau thuế luỹ kế sáu tháng đầu năm của ngân hàng cũng giảm 32% so với năm trước, đạt 304 tỉ đồng.


Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), đến hết quý 2 năm nay, cho vay tăng 7,3% so với hồi đầu năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 3.529 tỉ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ cũng tăng gần 70%, đạt 696,7 tỉ đồng. Cũng như SHB, chi phí hoạt động kỳ này của BIDV cũng tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳ, từ mức hơn 820 tỉ đồng vọt lên hơn 1.747 tỉ đồng, trong đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tới 1.769 tỉ đồng, cao gấp hơn hai lần cùng kỳ. Tính chung sáu tháng đầu năm, riêng chi phí dự phòng đã ngốn của ngân hàng hơn 2.576 tỉ đồng, gấp gần ba lần cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của BIDV quý này chỉ đạt hơn 860 tỉ đồng, giảm gần 40% cùng kỳ.


Ngân hàng Quân đội (MB) cũng có mức tăng trưởng khá trên nhiều mặt hoạt động, như huy động (tăng 15%), cho vay (tăng 7%), thu nhập lãi thuần (quý 2 tăng 2%) cũng như các hoạt động khác… Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vẫn đạt khá: 726% (tăng nhẹ 1%) so với cùng kỳ, dù chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ của MB lên tới 403 tỉ đồng, tăng hơn 70%...


Dự phòng thấp: rủi ro cao


Theo quy định, mức trích lập dự phòng rủi ro phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay, do vậy, mức trích lập cụ thể phụ thuộc vào đánh giá của mỗi ngân hàng về mức độ rủi ro của từng khoản vay cũng như của chất lượng tín dụng chung của ngân hàng mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn, nợ xấu tăng cao, việc trích lập dự phòng rủi ro quá thấp sẽ mang lại rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.


Trong khi hầu hết các ngân hàng đều tăng dự phòng rủi ro, một số ít ngân hàng lại giảm mạnh khoản chi phí này. Điển hình là ngân hàng VietinBank, lợi nhuận sau thuế quý 2 năm nay thu về gần 2.129 tỉ đồng, luỹ kế sáu tháng hơn 3.171 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt lần lượt gần 614 tỉ đồng và 2.116 tỉ đồng. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh chung khó khăn, hoạt động ngân hàng nhiều sóng gió, rủi ro, con số lợi nhuận của VietinBank quả thật đầy ấn tượng.


Phân tích kỹ hơn có thể thấy rằng con số lợi nhuận của VietinBank không bền vững, bởi đóng góp cho mức tăng trưởng cao về lợi nhuận quý này không đến từ những nhân tố có tính đột phá như thay đổi về công nghệ, quản trị… Cụ thể, mốt số khoản đóng góp cho lợi nhuận của VietinBank kỳ này là lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ tăng 37%, mua bán chứng khoán đầu tư tăng 115%, song kinh doanh ngoại hối lỗ 19 tỉ đồng (cùng kỳ năm trước lãi hơn 70 tỉ đồng). Tuy nhiên, con số dịch chuyển đáng chú ý nhất trong bảng cân đối kế toán của VietinBank kỳ này nằm ở khoản dự phòng rủi ro. Cụ thể, quý 2.2013, VietinBank chỉ trích lập dự phòng rủi ro hơn 482 tỉ đồng, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm trước (1.482 tỉ đồng). So sánh với một số ngân hàng có cùng quy mô và dư nợ tín dụng cho thấy, mức dự phòng rủi ro của VietinBank kỳ này là thấp nhất. Chẳng hạn, ngân hàng BIDV có tổng tài sản, dư nợ tín dụng tính đến tháng 6.2013 tương đương với VietinBank, song mức trích lập dự phòng trong quý 2 và sáu tháng đầu năm lần lượt là 1.769 tỉ đồng và 2.576 tỉ đồng. Hay như ngân hàng Vietcombank, tổng tài sản cũng như dư nợ tín dụng tính đến hết tháng 6.2013 thấp hơn VietinBank xấp xỉ 100.000 tỉ đồng, song cũng bỏ ra 1.166 tỉ đồng và 2.603 tỉ đồng để trích lập dự phòng rủi ro cho quý 2 và sáu tháng đầu năm.


Tương tự, ngân hàng Á Châu (ACB), trong quý 2 chỉ trích lập dự phòng rủi ro gần 57 tỉ đồng, giảm tới 60% so với mức gần 184 tỉ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, trong quý này, hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn tăng nhẹ, từ hơn 101.312 tỉ đồng hồi đầu năm lên hơn 108.786 tỉ đồng tính đến hết 30.6 năm nay. Đặc biệt, nợ xấu của ngân hàng cũng tăng từ 2,5% cuối năm 2012 lên 2,98%.


Mặc dù việc trích lập dự phòng thấp không giúp ACB có được con số lợi nhuận tăng đẹp như VietinBank, nhưng cũng giúp giảm đà lùi về lợi nhuận của ngân hàng này. Cụ thể, ACB quý 2 chỉ thu về gần 409 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, bằng phân nửa so với cùng kỳ, luỹ kế đạt 715 tỉ đồng lãi ròng, giảm hơn một nửa so với năm trước.


Hay như ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), quý này cũng chỉ dành ra gần 42 tỉ đồng để trích lập dự phòng, trong khi cùng kỳ năm trước chi phí cho hoạt động này là hơn 322 tỉ đồng, trong khi đó huy động và cho vay của ngân hàng tính đến 30.6 tăng lần lượt 16% và 13%… Nhờ vậy, quý này, Sacombank vẫn tăng trưởng gần 30% lợi nhuận sau thuế và luỹ kế sáu tháng giảm 4% so với cùng kỳ…


Thảo Nguyễn






Hoàn thành việc thu hồi sữa “bẩn”

Hoàn thành việc thu hồi sữa “bẩn”

Hoàn thành việc thu hồi sữa “bẩn”


SGTT.VN - Ngày 18.8, cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) cho biết cục đã nhận được báo cáo của văn phòng đại diện công ty Abbott Laboratories S.A tại Việt Nam về tình hình thu hồi các lô hàng Similac GainPlus Eye-Q nằm trong danh sách nghi có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố đạm whey nhiễm Clostridium botulinum của công ty Fonterra.


Theo đó, đối với 11 lô đầu tiên được thông báo thu hồi, công ty đã thu về 24.196 thùng trong tổng số 24.434 thùng nhập khẩu, đạt 99%; với hai lô nguy cơ bổ sung, đã thu hồi 4.007 thùng/4.387 thùng nhập khẩu, đạt 91,3%. Công ty Abbott Laboratories S.A hiện đang tập kết số hàng thu hồi tại hai kho chính của công ty TNHH Dinh dưỡng 3A tại Hà Nội và TP.HCM, và trong tuần tới sẽ trình phương án huỷ sản phẩm nêu trên. Qua hệ thống phân phối, các cơ sở khám chữa bệnh, đường dây nóng và các phương tiện thông tin khác, cho đến nay, công ty chưa ghi nhận được bất kỳ trường hợp nhiễm độc nào do vi khuẩn Clostridium botulinum tại Việt Nam.


L. Hà






Hàng Việt về biên giới Tây Ninh

Hàng Việt về biên giới Tây Ninh

Hàng Việt về biên giới Tây Ninh


SGTT.VN - Diễn ra tại huyện Gò Dầu (Tây Ninh) từ ngày 24 – 26.8.2013, phiên chợ Hàng Việt về nông thôn lần này là một phiên đầy hứa hẹn, cho đến nay đã có 38 doanh nghiệp đăng ký tham dự.


Theo nhiều doanh nghiệp, thị trường vùng biên giới Tây Ninh luôn tạo sự hấp dẫn bởi sức mua lớn từ người dân địa phương và người dân từ Campuchia sang. Khu vực chợ Gò Dầu – nơi diễn ra phiên chợ, có vị thế chiến lược trong việc phân phối hàng hoá trong khu vực và hiện có khoảng 500 tiểu thương đang kinh doanh buôn bán tại chợ.


Do quá tải nên rất nhiều người kinh doanh xung quanh chợ hoặc mua bán tại nhà nên không gian chợ càng thêm tấp nập.


Nhân Nguyễn






13 thương vụ đầu tư trong công nghệ thông tin

13 thương vụ đầu tư trong công nghệ thông tin

13 thương vụ đầu tư trong công nghệ thông tin


SGTT.VN - Theo ông Phạm Minh Tuấn, giám đốc điều hành công ty tổ hợp giáo dục TOPICA (chuyên về giảng dạy khởi nghiệp – đầu tư), từ đầu năm đến nay, trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã có có 13 thương vụ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin chia làm ba hình thức: đầu tư ban đầu; mua bán – sáp nhập; và đầu tư khác.


Theo đó, về đầu tư ban đầu có năm dự án công nghệ đã được “cấp vốn” là: DeltaViet.vn; iStart.vn; lg9.vn; Greengar.com; và Tapmee.com. Trong mua bán – sáp nhập có hai thương vụ là Kiemviec.com và Vietnamwork.com đã được CareerBuilder và EN – Japan đầu tư, trong đó giá trị của thương vụ Vietnamwork.com ước tính khoảng 22 triệu USD.


Ngoài ra, điều đáng lưu ý là, một thương vụ mua bán – sáp nhập diễn ra trong quý 4/2012 là công ty VNG (Vinagame) đã đầu tư 2 triệu USD vào trang web Baomoi.com.


Còn ở lĩnh vực đầu tư khác, là sự thống trị của các quỹ đầu tư lớn như: IDG, CyberAgent Ventures… dành cho các công ty khác như: Tinh Vân, Ngân Lượng, Mobivi, Yton.vn, Violet.vn…


Nguyệt Minh






Đầu máy blu-ray có giá thấp

Đầu máy blu-ray có giá thấp

Đầu máy blu-ray có giá thấp


SGTT.VN - So với những năm trước, các đầu máy blu-ray có giá từ 10 – 15 triệu đồng/chiếc và ít người tiêu dùng quan tâm, vì đĩa blu-ray vẫn chưa phổ biến.


Thế nhưng, thị trường hiện đã thay đổi khi các hãng sản xuất hạ giá sản phẩm, như: Sony có sản phẩm BDP-S190/BM SP6 với giá 2 triệu đồng; Samsung có BD-F5100/XV và BD-F5500/XV với giá từ 1,8 – 2,5 triệu đồng; hãng LG có BP120 với giá 2,5 triệu đồng; và Philips có BDP3250/98 với giá 3,3 triệu đồng. Hiện nay đã có khoảng 1.000 đĩa đủ thể loại, như: 3D: 193 phim, hoạt hình: 82 phim, ca nhạc: 166 phim…với giá từ 35.000 – 60.000 đồng/đĩa và thực hiện giao hàng tận nơi. Tại các đường Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Trãi, TP.HCM cũng đã chuyển sang kinh doanh loại đĩa blu-ray.


Nhật Minh






Tôm nguyên liệu tăng giá

Tôm nguyên liệu tăng giá

Tôm nguyên liệu tăng giá


SGTT.VN - Giá tôm nguyên liệu các loại liên tục tăng giá suốt hơn tuần qua. Giá tôm thẻ loại 60 con/kg hiện ở mức 130.000 – 140.000 đồng/kg, loại 70 – 80 con/kg: 110.000 – 120.000 đồng/kg… tăng bình quân 10.000 đồng/kg so tuần trước.


Giá tôm sú nguyên liệu cũng đã tăng bình quân 10%, trong đó tôm sú loại 20 – 30 con/kg hiện có giá 190.000 – 230.000 đồng/kg. Theo các doanh nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu chính vẫn là các thị trường truyền thống: EU, Mỹ, Nhật Bản… sức mua yếu do tiêu thụ chậm, nhưng do nguồn cung từ tôm nguyên liệu trong nước còn chưa ổn định bởi tình trạng tôm nuôi bị chết vẫn ở mức khá cao, và nhiều người nuôi tôm thất bại liên tục đã không tiếp tục nuôi tôm.


N. Tùng






Tổ chức đá gà phải vào tù vì ác với động vật

Tổ chức đá gà phải vào tù vì ác với động vật









Đá gà bị cấm trên toàn nước Mỹ. Ảnh: TLCK



Tổ chức đá gà phải vào tù vì ác với động vật


SGTT.VN - Công chúa Irina Walker, 60 tuổi, và chồng là John Wesley Walker, 67 tuổi, hoàng thân thuộc hoàng gia Romania trước đây, là hai trong số sáu người bị bắt vì bị tố giác tổ chức đá gà và đánh bạc bất hợp pháp tại trang trại của họ ở Oregon.


12 người khác từ Oregon và Washington đối diện với tội nhẹ hơn vì vi phạm luật Đối xử tốt với động vật. Đá gà, qua đó các con gà phải chiến đấu đến chết, bị cấm trên toàn nước Mỹ.


Các công tố viên truy tố gia đình Walker tổ chức mười vụ đá gà ở bang miền Tây Bắc vào năm 2012 và năm nay. Các lưỡi thép được cột vào chân gà và những người xem phải mua 2.000 USD/vé, được bán đồ ăn thức uống trong khi xem các trận đấu.


Hai vợ chồng bà công chúa này bị truy tố tổ chức kinh doanh đánh bạc lậu và âm mưu vi phạm luật Đối xử tốt với loài vật. Nếu bị kết án, họ có thể bị 5 năm tù và số tiền phạt lên đến 250.000 USD.


N. T.






Thu hồi ba lô thuốc giảm cân gây loạn tim

Thu hồi ba lô thuốc giảm cân gây loạn tim

Thu hồi ba lô thuốc giảm cân gây loạn tim


SGTT.VN - Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và công ty Bethel Nutritional Consulting, Inc., New York đang tiến hành thu hồi ba lô thuốc được quảng cáo giảm cân, cai nghiện, ổn định tuyến tiền liệt, giảm cholesterol, tăng cường sinh lực… do chứa Sibutramine và Phenolphthalein.


Ba sản phẩm bị thu hồi đóng gói trong chai nhựa màu trắng, mỗi chai 30 viên nang, với dấu hiệu: Bethel 30 lô # 120.514, hạn dùng 5.12.2014; Bethel Advance lô # 10092011, hạn dùng: 2014; Quick Thin lô # 10032011, hạn dùng tháng 10.2014. Cả ba sản phẩm đều không được FDA công nhận là thuốc.


Theo FDA, Sibutramine làm tăng huyết áp và nhịp đập của tim, là một chất cực kỳ nguy hiểm khi tương tác với các loại thuốc khác. Còn Phenolphthalein khiến nhịp tim không ổn định, gây co thắt cơ, ung thư và gây rối loạn dạ dày nghiêm trọng.


Đinh Toàn






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ