Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

iPhone 6 sử dụng kính sapphire?

iPhone 6 sử dụng kính sapphire?

iPhone 6 sử dụng kính sapphire?


SGTT.VN - Không ngoại trừ khả năng mẫu iPhone thế hệ tiếp theo tới đây của Apple sẽ được trang bị kính sapphire siêu bền.


Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất với hãng tin ABC News, CEO Tim Cook của Apple đã xác nhận về một cơ sở sản xuất kính sapphire của Apple tại tiểu bang Arizona (Mỹ). Đây là chuyến đi nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm kể từ ngày ra mắt chiếc Macintosh đầu tiên.










iPhone 6 sử dụng kính sapphire Ảnh:



Thông tin này càng trở nên có cơ sở khi trước đây Apple từng tiết lộ về một dự án trị giá lên đến 578 triệu USD với một công ty chuyên sản xuất, gia công kính sapphire là GT Advanced Technologies. Vấn đề trong cuộc phỏng vấn CEO của Apple lại không tiết lộ bất kỳ bình luận nào về một khả năng chúng sẽ được trang bị cho các thiết bị cầm tay cao cấp mới của hãng sắp tới, bao gồm cả chiếc iWatch vừa mới rò rỉ.


Như chúng ta đã biết, loại kính siêu bền này chỉ mới xuất hiện trên nút Home của chiếc iPhone 5S, trong khi màn hình vẫn sử dụng kính chịu lực từ Gorilla. Đây được xem là một vật liệu cao cấp chỉ được sử dụng cho các phiên bản điện thoại xa xỉ (như Vertu) với số lượng rất hạn chế.


Trong trường hợp Apple sử dụng công nghệ này cho chiếc iPhone 6, chắc chắn nó sẽ có chi phí không hề dễ chịu, đặc biệt khi thiết bị mới sở hữu màn hình kích thước lớn hơn, công nghệ hiện đại, giá thành sản xuất cao.


Cũng không loại trừ khả năng kính sapphire sẽ chỉ có sẵn trên thiết bị iWatch của Apple.


Khampha.vn






Tạ ơn đất lành

Tạ ơn đất lành

Tạ ơn đất lành


SGTT.VN - Nhiều người bạn Mỹ nhận xét có gì đấy khá giống nhau giữa sự hình thành, phát triển Sài Gòn với nước Mỹ. Và nếu nước Mỹ có một ngày lễ Tạ ơn thì mong rằng, những người đã đến Sài Gòn sinh sống, hãy một lần thôi, tạ ơn đất này.











Hiện nay Sài Gòn là thành phố có số lượng dân nhập cư lớn nhất: hơn 2 triệu người.


Từ những con người của Sài Gòn và sống – ở – Sài Gòn, Sài Gòn đã dung nạp, tiếp nhận tất cả các yếu tố văn hoá khác nhau: phong tục, tín ngưỡng, tiếng nói, ẩm thực, trang phục… Và quan trọng là Sài Gòn không làm thay đổi những nét văn hoá riêng của từng cộng đồng người, vẫn nuôi dưỡng tất cả để tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hoá Sài Gòn.


Ở Sài Gòn các “hội đồng hương” tồn tại và phát triển mạnh, thậm chí có cả hội đồng hương cấp huyện. Người các tỉnh/ thành vào Sài Gòn giữ được “cá tính văn hoá” riêng của quê hương mình, nhất là ngôn ngữ và ẩm thực là hai yếu tố được nhận biết rõ nhất. Ở Sài Gòn tiếng nói các vùng miền hoà lẫn vào nhau. Buổi sáng ngồi ở các quán càphê, bạn có thể nghe thấy tiếng miền Tây, tiếng Hà Nội, tiếng Quảng, tiếng Huế, chưa kể bây giờ còn có nhiều người Hàn, người Nhật, người các xứ Âu Mỹ đến làm ăn tại Sài Gòn.


Các món ăn ở Sài Gòn cũng chẳng thiếu đặc sản nơi nào: bánh Huế, cơm hến, mì Quảng, bún bò Huế, phở Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, bún đậu mắm tôm “đặc Bắc”, bún mắm, bún nước lèo miền Tây, hủ tíu Sa Đéc, Mỹ Tho, Nam Vang, bún riêu Bắc, bún riêu Nam, bánh xèo “bà Mười Xiềm” Cần Thơ, bánh khọt cô Ba Vũng Tàu… Quán ăn Tây, Nhật, Hàn, Thái, tiệm fast food khắp nơi… Ẩm thực và ngôn ngữ ở Sài Gòn như một “liên hiệp quốc” chung sống hoà bình, thân ái, chẳng ai muốn diệt ai, mà có muốn thì cũng không được, vì Sài Gòn vốn bao dung cho mọi người vì mọi người đã làm nên Sài Gòn.


Sự bao dung ấy làm cho Sài Gòn luôn tươi mới và còn làm cho những “đặc sản” các nơi được lưu giữ ở Sài Gòn một cách “đậm đặc”, theo quy luật của văn hoá: văn hoá càng xa cái gốc càng bảo tồn nguyên vẹn mà nếu ở ngay quê hương thì có khi bị biến dạng, biến chất nhanh.









Sài Gòn bao dung vì không coi mình là trung tâm để so sánh hơn kém với vùng miền khác. Sài Gòn đánh giá hiệu quả việc “làm ăn” là quan trọng nhất, mọi cái khác coi là “chuyện nhỏ”.



Sự bao dung của Sài Gòn còn là cái nôi cho những tài năng đến đây và phát triển.

Nhiều lần tôi thử lý giải về sự bao dung nâng đỡ của Sài Gòn đối với những gì còn yếu thế, mới mẻ, thậm chí còn chưa kịp định hình. Không thể không bắt đầu từ lịch sử. Là vùng đất chưa kịp có ký ức lâu dài, Sài Gòn không chịu sự níu kéo của truyền thống quá sâu nặng nên dễ tiếp nhận cái mới, đồng thời cũng chưa đủ sức mạnh để “đồng hoá” cái mới, cái khác.


Sài Gòn bao dung vì không coi mình là trung tâm để so sánh hơn kém với vùng miền khác. Sài Gòn đánh giá hiệu quả việc “làm ăn” là quan trọng nhất, mọi cái khác coi là “chuyện nhỏ”. Người Sài Gòn có tính thực tế cao nhưng không bị chuyển thành tính “cá nhân” mà ngược lại tính cộng đồng cũng cao, việc xã hội, việc nghĩa được coi là chuyện bình thường. Vì vậy dễ dàng chia sẻ, đùm bọc người tứ xứ nhập cư.


nguyễn thị hậu


ảnh: Trần việt đức






Thăm thần Hoa thưởng cơm Tàu

Thăm thần Hoa thưởng cơm Tàu

Thăm thần Hoa thưởng cơm Tàu


SGTT.VN - Như hai địa danh Sài Gòn, Chợ Lớn thường gắn liền nhau, có một thời người Sài Gòn nào chưa thăm thú những địa chỉ thoả mãn cả phần xác và hồn của người Hoa trong khu vực ngày nay là các quận 5, 6, 11 thì chưa được xem là dân Sài Gòn chánh hiệu.













Những ngôi chùa Tàu trên 200 tuổi ở Chợ Lớn.



Cầu phúc tại chùa trăm tuổi


Hãy đến những con đường buôn bán sầm uất nhất của khu phố Tàu tại quận 5 để khám phá những ngôi chùa Tàu trên 200 năm tuổi, được công nhận di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Gọi “chùa” nhưng thực ra đó là các đền, miếu được hội quán điều hành. Quận 5 có đến ba nơi thờ bà Thiên Hậu: chùa bà Hải Nam (hội quán Quỳnh Phủ), chùa bà Hà Chương (hội quán Hà Chương), chùa Thiên Hậu (hội quán Tuệ Thành). Chùa Thiên Hậu được nhóm di dân gốc huyện Tuệ Thành, Quảng Đông sang Việt Nam góp vốn góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Đây là ngôi chùa được nhiều du khách nước ngoài đến tham quan nhất tại khu vực này. Ngoài ra, còn có chùa Quan Âm (hội quán Ôn Lăng) do một số thương nhân Hoa xây dựng vào năm 1740.


Để cầu buôn may bán đắt, người dân trong khu vực thường đến cúng bái ở chùa Ông Bổn, còn gọi là miếu Nhị Phủ (hội quán Nhị Phủ). Chùa được xây vào khoảng năm 1730, là chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa tại TP.HCM. Một ngôi chùa khác là chùa Quan Đế, còn gọi là chùa Ông hay miếu Quan Đế (hội quán Nghĩa An) do người Triều Châu và người Hẹ xây dựng cách đây hơn 200 năm. Nơi đây còn có tên “Vay Phú Miếu”, vì hàng năm vào tết Nguyên đán, chùa chuẩn bị sẵn một số lượng lớn quả quýt, lì xì, lồng đèn… để thiện tín thập phương đến “vay”. Đa số các chùa khu vực này mở cửa từ 6 – 17 giờ hàng ngày.


Nếu thích cảnh chùa có sông nước lãng mạn, có thể ngồi đò ra… giữa sông Vàm Thuật viếng Phù Châu miếu. Nơi đây còn được gọi là miếu Nổi, chùa miểng sành, được người Quảng Đông xây dựng cách nay khoảng 300 năm trên cồn đất nổi giữa dòng sông.














Cơm gà Đông Nguyên.



Một quán cơm của người Hẹ ở quận 11.



An lòng ở phố ăn Tàu


Để được “ăn cơm Tàu” chính gốc, chỉ cần dạo vài vòng ở khu vực quận 5, quận 6 và 11 là đủ no nê. Có một đầu bếp người Hoa nhận xét rằng, nếu để ý kỹ sẽ thấy các món ăn của người Hoa ở quận 5 nhiều dầu mỡ hơn ở quận 6 và quận 11. Bởi lẽ, quận 5 chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Hong Kong, còn quận 6 và quận 11 vẫn giữ được nét đặc trưng ẩm thực Hoa nguyên gốc.


Muốn ăn cơm gà không thể bỏ qua quán cơm gà Đông Nguyên nằm ngay góc Nguyễn Trãi – Châu Văn Liêm (quận 5) nổi tiếng hơn 60 năm.


Trong con hẻm nhỏ xíu trên đường Lý Thường Kiệt (quận11) cũng có một tiệm cơm của người Hẹ, luôn nườm nượp khách hơn 60 năm qua, bán từ 11 – 14 giờ và 17 – 20 giờ mỗi ngày. Quán có hơn 60 món ăn Hẹ như gà xối mỡ, giò heo phá lấu, trứng ba màu, sườn xào tàu xì, canh sắn dây, khoai môn hấp thịt quay, bắp bò tiềm thuốc bắc… có hương thanh, vị nhạt, dễ hợp khẩu. Quán ăn Triều Châu trên đường Hồng Bàng (quận 6) thì nổi tiếng nhiều năm với các món cải chua ruột heo nguyên gốc Triều Châu ăn kèm cơm và cháo.


Ngoài cơm, hủ tíu của người Hoa cũng nổi tiếng không kém. Đặc biệt sợi mì trong tô hủ tíu vàng mướt, vừa dai vừa giòn. Được coi là một trong những tiệm có thâm niên trong nghề (trên 50 năm) là tiệm Hồng Phát trên đường Tháp Mười, đối diện chợ Bình Tây (quận 6). Hồng Phát trước đây là tiệm nước có bán thêm điểm tâm, bây giờ bán điểm tâm là chủ yếu, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa.


Nhắc đến hủ tíu không thể bỏ qua món sủi cảo, để thưởng thức có thể ghé đường Hà Tôn Quyền (quận 11) với một dãy quán luôn nhộn nhịp. Sủi cảo ở đây được làm bằng lá hoành thánh, gói thịt băm và tôm nguyên con, đặc trưng ẩm thực Quảng Đông. Còn một loại sủi cảo khác thanh đạm hơn là sủi cảo Sơn Đông, đặc trưng vùng phương bắc Trung Quốc, có thể ăn thử tại quán Đại Nương trên đường Châu Văn Liêm (quận 5)… Ngoài sủi cảo, quán còn một số món Sơn Đông nguyên gốc như dưa chua, phổ tai phá lấu, đậu hũ phá lấu, canh cà chua trứng, canh chua cay… Cũng trên góc đường này là quán lẩu Dân Ích, tuổi trên 20 năm, vẫn còn xài nồi lẩu cù lao, nấu bằng than.


Minh Cúc - ảnh: Trần Việt Đức






Lời thú tội của một “giặc lái” tàng hình

Lời thú tội của một “giặc lái” tàng hình

Lời thú tội của một “giặc lái” tàng hình


SGTT.VN - Anh là một trong những tân binh đầu tiên của thể loại chiến tranh mới, trong đó con người và máy móc hợp nhất. Anh thực hiện rất nhiều phi vụ, nhưng luôn ở bên màn hình máy tính của mình, từ rất xa chiến trường. Anh săn đuổi và giết vô số người nhưng không thể nói với bạn chính xác anh đã làm điều đó ra sao...










Dù công cụ giết người được nâng cấp đến mức nào, thực tế máu me vẫn in vào lương tâm con người như cũ. Ảnh: tư liệu



Chơi trò chiến tranh


Từ căn phòng của mình giữa sa mạc Nevada (Mỹ), anh theo dõi ba gã đàn ông lê bước trên một con đường xơ xác ở tỉnh Kunar phía đông Afghanistan. Anh zoom màn hình vào những người bị tình nghi là phiến quân. Trong tai anh lùng bùng mệnh lệnh “bắn hạ” từ cấp trên. Anh chiếu tia laser vào hai người đàn ông đi đầu và bấm nút. Từ cách xa anh 7.500 dặm, một quả tên lửa dòng Hellfire phóng ra với tốc độ siêu âm. Trong tích tắc, ngọn lửa trắng loé trên màn hình. Khi khói tan, anh nhìn thấy những mảng xương thịt vương vãi quanh một hố lớn trên đường. Người đàn ông thứ ba ôm chiếc chân phải bị phạt quá đầu gối giãy giụa, máu xối thành vũng.


Đó là phát bắn đầu tiên trong đời phi công Brandon Bryant, vào đầu năm 2007, vài tuần sau sinh nhật thứ 21 của anh. Từ năm 2006, Bryant bắt đầu làm việc tại căn cứ không quân Nellis gần thành phố Las Vegas, trong căn phòng làm bằng kim loại không có cửa sổ, để mọi người làm việc trong đó hoàn toàn tập trung vào công việc của họ.


Nhiệm vụ của anh là cùng một đồng đội điều khiển chiếc máy bay không người lái MQ-1B Predator hoạt động cách mặt đất 3km, trên vùng trời Afghanistan. Người kia điều khiển Predator bay, còn Bryant điều khiển hệ thống định vị mục tiêu của nó. Thay vì ngồi trong buồng lái, họ ngồi phòng lạnh, ở hai ghế dựa cạnh nhau. Khi phóng một quả tên lửa Hellfire, họ phối hợp với nhau: người kia nhấn cò, Bryant dẫn đường cho tên lửa, đầu đạn tên lửa sẽ nổ ở đúng vị trí Bryant trỏ tia laser vào. Mỗi chiếc Predator mang hai quả Hellfire, và có thể mang bốn hay sáu quả nếu là tên lửa loại khác, mang hệ thống camera tối tân...


Máy bay không người lái đang trở thành tâm điểm của chiến lược quốc phòng Mỹ. Đến năm 2025, dự kiến ngành công nghiệp này có quy mô 82 tỉ USD và sử dụng 100.000 nhân công. 61% người Mỹ, theo một cuộc khảo sát của Pew gần đây, ủng hộ ý tưởng máy bay không người lái trong quân sự, để giảm thiểu sự mạo hiểm tính mạng của lính Mỹ.


Bryant được nuôi lớn bởi bà mẹ đơn thân, một giáo viên tiểu học ở Missoula (bang Montana), và anh khó tìm được một chỗ ở trường đại học vì lý do học phí. Mùa hè 2005, anh ghi danh vào Không lực Mỹ. Sau một khoá huấn luyện ngắn dưới cái nóng sưng tấy người ở Texas, Bryant được phân vào một đơn vị đặc biệt, nơi họ giới thiệu với anh rằng “anh sẽ làm nhiệm vụ của những người phân tích và cung cấp thông tin cho các điệp viên kiểu James Bond để họ hoàn thành nhiệm vụ”. Sau vài tháng huấn luyện, Bryant bước vào “cuộc chiến”, thực hiện các phi vụ ở Iraq, dù thực tế, anh chẳng rời Nevada nửa bước.


Ngày đầu tiên lâm trận có lẽ là ngày tồi tệ nhất với anh. Nhiệm vụ của anh và cộng sự là điều khiển chiếc máy bay không người lái cất cánh từ căn cứ không quân ở Balad, cách Baghdad 85km, hoạt động như một “thiên thần hộ vệ” cho một cuộc hành quân bằng xe quân sự. Bryant sẽ dò tìm mìn tự tạo, các nhóm phiến quân và các mối đe doạ khác trên hành trình vạch sẵn của đoàn quân này, báo cho họ biết trước để tác chiến.


Từ độ cao 3.000m, Bryant quét con đường bằng tia hồng ngoại. Anh nhận ra một đốm sáng bất thường trên mặt đường, có vẻ như một quả bom tự tạo. Anh lập tức liên lạc với đoàn xe, nhưng điện thoại trên các xe bị nhiễu sóng. Đoàn xe vô tư tiến lên trong nhịp tim dồn dập và hơi thở tắc nghẹn của Bryant. Chiếc xe dẫn đầu chạy qua đốm sáng, không có gì xảy ra, chiếc xe thứ hai trờ tới, một tiếng nổ cất lên... ánh sáng trắng lan toả lớn dần trên màn hình. Hai người lính chết và ba người khác trọng thương. Lỗi không phải của Bryant và phi đội của anh, chỉ tại sóng radio nhiễu mà thông tin không đến được những người ở hiện trường. Nhưng ai cũng cảm thấy có lỗi.


Ca làm của Bryant kéo dài 12 giờ mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần, thường là trọn đêm. Ở nửa bên kia thế giới là ban ngày thì ở nước Mỹ là ban đêm. Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, quân đội ngày càng dựa nhiều vào máy bay không người lái. Chiếc Predator có thể hoạt động liên tục 18 giờ mỗi ngày, cả phi đội phải theo nó. Bốn năm đầu làm việc, Bryant không nghỉ phép ngày nào. Trong căn phòng không cửa sổ, chỉ có ánh sáng duy nhất phát ra từ màn hình, Bryant có thể “sống” với mục tiêu hàng tuần lễ: xem đối tượng bị theo dõi uống trà với bạn dưới mái hiên, chơi đùa với con trong sân vườn, quan hệ tình dục với vợ trên tầng áp mái... Cũng từ đây, anh được xem những cảnh man rợ. Ở Iraq, anh theo một mục tiêu là thủ lĩnh phiến quân.


Ông ta lái chiếc xe tải ra khu chợ đông đúc, đậu xe giữa đường, mở thùng xe lôi ra hai cô gái bị trói và nhét giẻ vào miệng, đẩy họ quỳ xuống, rút súng xử họ. Lần khác, anh thấy một quan chức địa phương lồm cồm bò xuống miệng hố ông ta tự đào trước khi bị hai tên lính Taliban hành quyết.


Lần Bryant đến gần thực địa nhất là mùa thu 2007, anh tình nguyện đến căn cứ Balad ở Iraq. Và công việc của anh vẫn thế: điều khiển các chiếc Predator. Một lần, anh được chỉ đạo tìm kiếm một trại huấn luyện của phiến quân. Chỉ trong tích tắc sau khi anh trỏ tia laser vào toà nhà, nó đã bị san bằng, cả quân nổi dậy lẫn gia đình họ. Máy bay F-16, dưới sự dẫn đường của Bryant đã trút xuống đó 500kg bom, gấp mười lần Hellfire.


Bryant không chống đối việc sử dụng máy bay không người lái, anh xem nó như một công cụ, như nhiều thứ khác, có thể rất hữu hiệu trong việc theo dõi bọn săn thú trộm, hoặc kiểm soát nguy cơ cháy rừng. Với anh, chỉ là việc ai có quyền năng điều khiển nó. “Không thể để một nhóm nhỏ quyết định cách sử dụng máy bay không người lái. Việc này cần phải minh bạch hơn. Công chúng cần phải biết chúng được sử dụng làm gì và như thế nào”. Đến mùa xuân 2011, sau gần sáu năm bước chân vào không lực, Brandon Bryant quyết định rời khỏi hàng ngũ, từ chối 109.000 USD tiền thưởng nếu tiếp tục phục vụ. Anh bay gần 6.000 giờ, theo hàng trăm phi vụ, nhắm bắn hàng trăm kẻ địch. “Họ đưa tôi một danh sách chiến công – anh nói – số địch bị diệt, bị bắt... những thứ tương tự như vậy”. Anh không điểm laser vào mục tiêu hay nhấn nút bắn vào tất cả những gì ghi trong danh sách đó, nhưng cứ tham gia vào phi vụ nào có người chết là anh được tính vào “chiến công”. Tổng số kẻ địch bị anh tiêu diệt: 1.626.










Một phi công lái máy bay tàng hình từ xa. Ảnh: tư liệu



Chiếc “huy chương” có tên PTSD


Giữa năm 2011, Bryant trở về quê nhà Missoula với tâm trạng chán nản, cô lập, dễ kích động. Một lần, khi mua một video game ở Best Buy, anh chìa thẻ quân đội cùng thẻ tín dụng, một thiếu niên đứng sau anh trầm trồ: “Ồ, anh ở trong quân đội, anh tôi là lính thuỷ đánh bộ đã tiêu diệt được 36 tên, lúc nào anh ấy cũng tự hào với điều đó”. Bryant quay lại hét lên: “Nếu cậu còn lải nhải điều đó với tôi, tôi sẽ đâm cậu. Đừng bao giờ bất kính với những người đã chết!”


Theo lời khuyên của một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam, Bryant đi gặp bác sĩ chuyên khoa. Sau vài lần chẩn trị, bác sĩ chẩn đoán anh mắc hội chứng PTSD (rối loạn tinh thần sau một biến cố bi đát).


Cũng năm 2011, các nhà tâm lý trong không lực Mỹ thực hiện một cuộc khảo sát với 600 phi công máy bay không người lái. 42% số này được đánh giá ở mức độ stress cao. Một khảo sát sau đó chỉ ra rằng các phi công điều khiển máy bay không người lái cũng mắc chứng trầm cảm, lo lắng, PTSD, lạm dụng đồ uống cồn ở mức độ như các phi công máy bay chiến đấu truyền thống. Điều đó có nghĩa dù công cụ giết người được nâng cấp đến mức nào, thì thực tế máu me vẫn in vào lương tâm con người như cũ.


Hè 2012, Bryant trở lại không lực làm sĩ quan dự bị, hy vọng có tên trong chương trình SERE nhằm huấn luyện các phi công kỹ năng tự cứu mình khi lọt vào vùng kiểm soát của kẻ thù. Sau nhiều năm giết người, anh muốn cứu người. Nhưng sau vài tuần, đầu anh lại đau, lại rơi vào trầm cảm và trở về Missoula lần nữa. Trong nhiều đêm sau đó, anh lang thang ở các quán bar, uống đến say rũ người, rồi ngủ trong túi ngủ chính phủ phát cho người vô gia cư ở bên bờ sông Clark Fork. Lan Ann, mẹ của anh nói có lần anh suýt tự tử bằng súng ở nhà.


Bryant hy vọng kể câu chuyện này ra sẽ làm anh nhẹ lòng. Đầu tiên vào mùa thu năm ngoái với tờ báo Đức Der Spiegel. Câu chuyện được chuyển ngữ qua tiếng Anh trên tờ Daily Mail và bắt đầu lây lan như virút. Một số người ủng hộ, một vài kẻ xỉ vả anh. Anh có thể được xem như những người làm rò rỉ thông tin như Chelsea Manning hay Edward Snowden hy sinh bản thân vì những nguyên tắc của anh. Tuy nhiên, Bryant khá cẩn trọng trong câu chuyện, anh không kể những chi tiết tối mật trong công việc của mình.


Giờ thì Bryant đã khá hơn, không còn gặp những cơn ác mộng. Anh đang học để trở thành một nhân viên cấp cứu, để có thể cứu người như anh hằng mong muốn.


Đinh Hiệp






Tôi chúc gì đây vào mùa xuân này… (1)

Tôi chúc gì đây vào mùa xuân này… (1)

Tôi chúc gì đây vào mùa xuân này… (1)


SGTT.VN - Những lời chúc, cho một năm mới hạnh phúc an vui đã lại vang lên trong các cuộc gặp gỡ từ khoảng giữa tháng 11 đến tết âm lịch. Người người, nhà nhà cầu mong bình an, sức khoẻ, sự phát đạt và sinh sôi nảy nở cho nhau. Loài người cổ kim luôn có những mẫu số chung về hạnh phúc và bình an, cho những tháng ngày cùng tồn tại trên cõi nhân gian này.










Câu đối ngày tết hàng năm của miếu Thành Hoàng trên đường Cao Thắng dành tặng người hữu tâm. Ảnh: Trần Việt Đức



Chân thành và cay đắng


Người Âu Mỹ đã phát thiệp với lời chúc chung Season Greetings bởi giai đoạn này là mùa Thanks Giving, đến Noel, tết dương lịch và rồi tết âm lịch của nhân loại châu Á. Một lời chúc chung không dành cho chỉ một hoặc hai mùa vui mà thôi. Giáng sinh có lời chúc vui vẻ (Merry Xmas), cho cả một năm mới thì lời lẽ ở mức độ cao hơn, đó là “hạnh phúc” (Happy New Year). Chúc nhau một mùa vui nhưng không hẳn chỉ là một mùa mà kéo dài đến bốn mùa và xa hơn nữa. Chúc nhau sự sinh sôi nảy nở như một lời nguyện phồn thực và bền vững của giống nòi.


Người Trung Quốc và nhiều nước Á Đông treo chữ Phúc, chữ Cát hay Ngũ phúc lâm môn (phúc lộc thọ khang ninh) cũng là một ước nguyện viên mãn nhất có thể. Có phúc, lộc, thọ nhưng không khoẻ mạnh (khang) mà bệnh rề rề thì cũng không được, song nếu có phúc lộc thọ khang mà tâm hồn không ninh tĩnh, “ăn thịt bò mà lo ngay ngáy” thì cũng khó coi.


Thật hạnh phúc cho những ai còn giữ được cho mình một vài tấm thiệp úa màu thời gian nhưng lời chào, lời chúc vẫn tươi như hoa xuân.


Về tâm lý học, lời chúc có giá trị tự kỷ ám thị, vực dậy những tâm hồn nản chí trong những cuộc đua tranh, buộc họ phải quan tâm tới chính họ trong những ngày nhân quần vui vẻ bên nhau. Những lời chúc mà dân Do Thái lạc nước từ năm 70 (CN) đến năm 1948 dành cho nhau quả nhiên đã thành hiện thực: “Sang năm về Jerusalem!”


Tuy nhiên lời chúc tụng hay khẩu hiệu có khi đi bên lề hiện thực, khiên cưỡng, không phát từ thành tâm dễ trở thành sáo rỗng và mỉa mai.









Những cờ phướn chúc tụng quá sự thật hay tấm thiệp Season Greetings sặc sỡ sẽ bị gỡ bỏ khỏi vách thời gian. Chỉ có ước muốn của con người về một miền an hoà, ninh tĩnh, yên vui và chân thật vẫn còn đó.



Chắc cũng chứng kiến những khiên cưỡng như vậy mà ngày xưa các cụ Yên Đỗ và Vị Xuyên mô tả mùa xuân và các lời chúc một cách không mấy thiện cảm như “Khăn là bác nọ to tày rế, váy lĩnh cô kia quét sạch hè” hoặc “Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu”, “Bồng bế nhau lên nó ở non”. Chính nhờ những lời chúc có phần cay đắng ấy mà trong mùa xuân, con người sẽ chúc nhau những mong mỏi về tương lai thành công, tốt lành, hiền hoà mà không lạc điệu hay xu thời phụ thế.

An bình và ninh tĩnh


Liên quan đến an ninh vật chất và sự bình an trong tâm hồn thì không thể không bàn về sự bất an từ bên ngoài tác động vào một cá thể. Thucydides từ cổ xưa đã xác định một trong những lý do tiến hành chiến tranh của cổ nhân chính là sự mất an tĩnh của tâm hồn: nỗi sợ hãi.


Đến thời buổi hiện đại này, nỗi sợ hãi, sự đe doạ vẫn đến từ nhiều nơi, không chắc ít hơn ngày xưa vì tiến bộ khoa học cho phép con người loại bỏ nhiều nỗi sợ hãi nhưng cũng mang đến nhiều âu lo khác. Cơn bão quái ác Haiyan là lời nhắc nhở của tự nhiên đến sự mong manh của con người. Lúc này, những lời chúc trở nên ít có ý nghĩa hơn một hành động cụ thể hay một cái bắt tay thân ái. Ngoài thiên tai, nỗi bất an dễ thấy nhất đó là cái đói ăn trên 870 triệu dân toàn thế giới (2) và đi kèm là lạc hậu và bị cách ly khỏi những tiện ích mà thế giới đang được thụ hưởng. Công việc bảo đảm an ninh lương thực thường được nhắc đến thời gian gần đây. Khi đói, khi lạnh hay bị ngược đãi, những lời chúc lành sẽ nâng con người vượt qua khổ sở. Và khi vượt qua khó khăn vật chất, con người đòi hỏi quyền của mình được nâng lên như những nấc thang Maslov cao dần và trên cùng là những nhu cầu về quyền tinh thần, tâm linh. Sự bình an trong tâm hồn cũng đến từ quyền được thờ phượng và an trú trong không gian tâm linh của cá nhân. Những câu chúc an ổn trong tâm thường nghe như: “Chúc thân tâm an lạc”, “Chúc thường lạc” cũng rất là hiện thực và cụ thể.


Nhân tai như vụ xả lũ để gây ra cái chết hàng chục người, nhiều án oan sai và sự chai đá của công bộc, sự lạnh lùng của công dân đối với nhau chẳng phải là mất an ninh sao?


Để định nghĩa sự bình an, người đọc có thể thấy hàng loạt thể hiện cho sự bất an: từ tảng thiên thạch cho đến con vi khuẩn từ nước sạch đến mưa axít, từ khủng bố đến biến đổi khí hậu, từ đổ vỡ hệ thống gia đình đến biến tướng của những tôn giáo, từ láng giềng ba trợn đến tên xâm lược trâng tráo, từ truyền thống đến phi truyền thống (3). Những sự an ổn ngắn hạn phải đánh đổi bằng những cuộc biến động máu lệ. Sự bình an đôi lúc đầy miễn cưỡng kiểu như “thôi thì hy sinh cho thế hệ sau” với một niềm tin vu vơ rằng chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, nhân hoạ sẽ chỉ là chuyện của ai đó, của xứ nào đó.


Chưa kịp điều chỉnh mình theo tầm nhìn của Rachel Carson, nhà đấu tranh bền bỉ về môi trường, thì con người lại vẫn hứng chịu nhiều bất an hơn nữa, không giới hạn bởi vùng miền hay quốc gia, tiến bộ hay lạc hậu. Bom tự sát của Al Qaeda hay hô hoán giành biển bằng chữ U tưởng tượng chẳng những làm nhân loại bất bình mà còn không giảm đi bất an cho các tác giả tham lam, bạo lực. Tôi dám cá!


Bởi vậy, tết và ước mong bình an vẫn luôn xoay vần đến với nhân gian mỗi năm một bận. Bởi vậy, những lời chúc an bình dù có phần chua chát của hai cụ Nguyễn, Trần vẫn sáng tươi hơn những lời tụng hoà mà không bình, an mà không ninh của cờ hoa, phướn liễn.


Năm mới, bên cạnh những lời chúc tốt đẹp, có lẽ chọn làm một điều lành sẽ khiến cho lời chúc được hiện thực hơn. Những lời chúc sẽ như một sức mạnh tinh thần dẫn dắt con người đến bình an và hạnh phúc, chứ không phải dìm cho con người mê mẩn và mê tín đi. Những cờ phướn chúc tụng quá sự thật hay tấm thiệp Season Greetings sặc sỡ sẽ bị gỡ bỏ khỏi vách thời gian. Chỉ có ước muốn của con người về một miền an hoà, ninh tĩnh, yên vui và chân thật vẫn còn đó. Những lời chúc ấm lành, sáng tươi như bãi mía nương dâu, như bát cơm manh áo thoát kiếp cơ cầu trong một mùa xuân vĩnh cửu.


Lê Lãm Thông


(1) Lời trong ca khúc Cánh thiệp đầu xuân của Minh Kỳ – Lê Dinh


(2) http://ift.tt/SIYufg


(3) Peter Hough, Understanding Global security, Routledge-Third Edition 2013






Biển Tây mùa xuân lộng lẫy con ruốc về

Biển Tây mùa xuân lộng lẫy con ruốc về

Biển Tây mùa xuân lộng lẫy con ruốc về


SGTT.VN - Trước khi tìm đến những hòn đảo của xứ Hà Tiên, tôi không thể hình dung hết là mọi thứ đều đẹp đẽ, long lanh chiếu sáng dưới ánh mặt trời...










Hoàng hôn nhuốm đỏ mặt nước, nhìn từ Hòn Trẹm.



Ngày thứ nhất: Sài Gòn – Rạch Giá


Sáu giờ sáng khởi hành. Xe gần đến Cai Lậy, một người bỗng thốt lên: “Sao không ghé ông Phạm Hoàng Quân?” Cả bọn trông chờ đến cây cầu Mỹ Đức Tây. Chuyến xe trở nên sôi nổi hẳn. Nào là “cái thằng cha chuyên nghiên cứu Tàu thì tìm đến chỗ có Mỹ-Đức-Tây để ở”. Tới nơi, đằng trước cửa khoá, đằng sau lối vào rậm cỏ, nhưng người thì đứng chờ sẵn. Thi sĩ Trần Tiến Dũng lần đầu tiên ghé nhà Quân kể từ khi ông bạn cho chữ hàng năm của anh chuyển về đây ở hẳn đã hai năm. Một vòng xem nhà, thi sĩ kết luận: “Nhà gì mà không có chữ gì đọc được thì có gì coi nữa đây!” Lát sau nơi hiên nhà đã có rổ trái cây, hộp bánh pía Sóc Trăng, mấy cái ly nhỏ và chai rượu trắng đã lắng đọng cả năm được bày biện thiệt hấp dẫn…


Đến phà Vàm Cống, gọi cho một nhân vật khác: anh Tùng, hội Nông dân làm du lịch, một người thú vị và chịu chơi. Nghe cuộc điện người Sài Gòn hỏi về món lá chúc, anh gọi lại nói đã đặt nhà hàng làm món gà hấp lá chúc. Rồi anh nói sẽ kiếm cây chúc về cho mọi người. Cái bọn nấu món tom yum của Thái Lan ở Sài Gòn dùng lá này thay cho gia vị chua của Thái mà lại ngon hơn nguyên bản. Chúc là một loại chanh rừng. Trái chúc nhỏ hơn quả bóng bàn, vỏ dày và sần sùi, nhưng tinh dầu bốc hơi nhanh, ăn đứt chanh nhà. Những cái mũi có cơ hội cộng hưởng với lưỡi thật tấu xảo lạ lùng. Thi sĩ nói, thì ra bây giờ mới biết miền Bắc có “gà hấp lá chanh” nhưng kém xa “gà nấu lá chúc” miền Tây vì nó ngọt, thơm và đậm đà hơn, lại không bị chanh chua, bị đắng…


Anh Tùng khoe mùa tết miền Tây giàu có nhất, trái cây đủ loại, tôm cá đầy đìa... du lịch về miền Tây mùa này giống như trở lại tuổi thơ, không phải lo nghĩ gì, chỉ cần uống rượu ngâm ủ vài năm và ăn hương đồng cỏ nội, vậy là đời lên tiên.


Tới Rạch Giá, thổ địa Kiên Giang, cô Lụa giới thiệu món sò lụa trong bữa tối ở một quán ốc nửa bình dân nửa cao cấp. Nhưng không may, hôm nay chỉ có lụa gầy! Cô bạn Lụa nói ngay, không sao, ngày mai mọi người đi đầm Bà Lụa còn có nhiều thứ hay hơn nữa. Rồi cô Lụa dẫn đi uống càphê, cái phố càphê đường mang tên bác Tôn thiệt là choáng ngợp, lộng lẫy còn hơn Sài thành. Cả một con đường càphê làm tưởng nhớ đến con đường cùng tên đầy ắp món ăn vỉa hè chiều đến thơm nức mùi lá lốt ở Sài Gòn.


Sáng hôm sau, cả một cuộc săn lùng bún cá Kiên Giang. Nhưng tiếc thay, có lẽ do biển ở đây bị “tước đoạt” một phần, nước lèo nấu bằng cá không còn, chỉ còn nước nấu bằng xương heo, với cá lóc nuôi. Quán bún ven đường và tô bún trong resort Hoà Bình cùng một phiên bản… Nhà báo Đỗ Th., quê Rạch Giá nói: “Phải ra ngã tư Ông Địa mới gặp bún thứ thiệt nấu bằng nước cá”.










Lội biển Hòn Đầm, lặn vớt nhum.



Ngày thứ hai: Kiên Lương, Hòn Đầm


Từ giã Rạch Giá, xe chạy bon bon. Đi để biết hòn Phụ tử tật nguyền, chùa Hang và resort Hòn Trẹm. Nhưng chỗ này chưa phải điểm đến, cả bọn đang háo hức lên tàu tìm đến những hòn đảo hoang nổi danh của vùng Kiên Lương. Bạn hiền dưới này chỉ cho hành trình như sau: đến bến tàu, đi ra Hòn Bà Lụa, chọn một hòn mà nghỉ chân, nhưng bạn khuyên chỉ cần đến Ba Hòn Đầm. Nơi đó phần biển tiếp giáp các hòn có thể lội qua, nước có cao cũng chỉ tới bụng. Lúc lội có thể mò ốc, bắt cua. Người dân giải thích: gọi Hòn Đầm vì ngày xưa lính Mỹ thường đưa vợ con tới đây tắm, dân quen gọi mấy bà này là “đầm”.


Qua khỏi nhà máy ximăng Kiên Giang, trước mặt có cây cầu nho nhỏ, đó là cống Bình An. Lại điện thoại nhờ chỉ đường ra bến thì anh Tài chủ tàu nói là rẽ phải đi theo đường đất dưới chân cầu thẳng vô khoảng 500m là tới.


Tàu Thuỷ Tài đã đợi sẵn ở bến... Resort Hòn Trẹm cử một anh chàng tuổi đôi mươi ra làm bạn nói chuyện biển, thiệt là chu đáo. Ông chủ tàu tên Hiền, hoá ra là con của chúa đảo Hai Mực. Từ ngày vợ qua đời, ông Hai Mực phiền muộn không ở đảo nữa mà về Hà Tiên, để đảo lại cho các con.


Từ đất liền ra đến đảo Ba Hòn Đầm mất khoảng một giờ đồng hồ. Mùa gió bấc, có chút sóng nhưng vì được bao bọc chung quanh hơn bốn chục hòn đảo lớn nhỏ nên biển vẫn êm. Các hòn đảo lô xô dọc hai mạn thuyền. Chưa định thần thì thuyền đã cập bến. Không ngờ, cái bến này đẹp như một giấc mộng lành.


Ba Hòn Đầm là ba hòn đảo nhỏ: Hòn Đước (trồng đước), Hòn Dương (cây ở đây chủ yếu là cây dương) và Hòn Giếng, nơi đào được cái giếng lớn nhất ngay giữa đảo, có độ sâu gần 40m. Hỏi ai đào giếng, anh Hiền cà rỡn: “Hình như là bom thả đào sẵn hố sâu, sau đó người mới đến đào miết, đào miết cho thấy nước mới thôi”. Ba hòn cách nhau khoảng vài trăm mét lội nước, cao nhất cũng chỉ ngang ngực. Lội từ Hòn Đước sang Hòn Dương, cát mịn hơn thảm nhung vì có lẫn phù sa, thi thoảng chân có chạm vào vật gì đó hơi gai một chút, cúi xuống sờ soạng, lấy lên một vốc tay đầy ốc và cả sò lụa... “Trời đất ơi, tới đảo hoang mà mò cua bắt ốc nè!”, một cô gái địa phương cất tiếng sang sảng, bọn đàn ông đâu có nghe vì đang mải chèo thuyền đi mò nhum.


Nhum ăn sống ngon khỏi bình phẩm. Sau đó còn được thưởng món cá mú vừa kho lạt vừa nấu chua.


Bốn giờ chiều, cậu quản lý khách sạn Hòn Trẹm đi theo đoàn báo là nên về cho kịp để ngắm hoàng hôn Biển Tây. Thuyền cập bến, mọi người hối hả lên xe về Hòn Trẹm. Xe đi vào khu resort, lăn bánh thẳng lên đỉnh đồi. Bước xuống nhìn thấy mặt trời đỏ ngầu từ từ lặn xuống mặt biển. Màu trời và mặt nước đều nhuộm ráng vàng, ráng hồng lung linh.


Cái tên Trẹm khiến nhiều người phán đoán. Cô Hải giám đốc, chúng tôi gọi đùa là bà chúa Hòn Trẹm, giải thích chữ Trẹm này là từ “trèm trẹm”, tiếng dân địa phương chỉ những vật gì nó không quá, nó vừa vừa. Nhưng từ điển của xứ Hà Tiên lại có từ “chèm chẹm” nghĩa cũng gần như vậy. “Trẹm” là gì không ai biết, vì xứ này còn có sông Trẹm chảy từ Cà Mau sang Kiên Giang đâu có nghĩa trèm trẹm chút nào. Nhưng như “lá diêu bông”, cái hư hư thực thực của nó khiến người ta nhớ mãi.


Bữa tối ở Hòn Trẹm, bà chúa đãi món lẩu cá bớp và cá thu chiên tươi ngon thấu trời. Đã vậy trên đường về từ Hòn Đầm cả bọn còn xin được mớ cá cơm vừa bắt dưới biển lên. Cá cơm chiên giòn ngon nhưng không ngọt bằng cá cơm Biển Đông, phóng viên Tấn Tới bình. L ại còn có cá cơm hai nắng đặc sản của nhà hàng.


Một điều đáng nhớ: bên dưới đồi Trẹm, sát bên bờ nước, gần một tán cây bàng gie ra, có hòn đá cô độc trông giống như một tượng mỹ nhân ngư tự nhiên chứ không phải tượng tạc như ở Copenhagen, Đan Mạch. Buổi rất sớm, nhìn hòn đá, người ta dễ nghĩ tưởng đến nàng tiên cá bị một hoàng tử lừa tình, không nỡ đâm chết đối thủ trong vòng tay người tình, trở về chết bên bờ biển vì nước cũng không dung kẻ bỏ cõi mà đi, của ông vua cổ tích Andersen. Bà chúa Hòn Hải đã bỏ qua việc khai thác cảnh này cho Hòn Trẹm xôm tụ hơn…














"Nàng tiên cá" dưới chân Hòn Trẹm. Ảnh: Đặng Kính



Cầu cảng lên Hòn Đầm.



Ngày thứ ba: Hà Tiên đồng vọng huyền tích họ Mạc


Một sớm mai gió chớm xuân hung hẩy, một ngày thật thích hợp để có thêm những lễ hội, và chúng tôi, những người tự tạo ra lễ hội cho mình, lần mò tìm đến dưới một gốc cây trứng cá, ngắm nhìn bà chị đang chuẩn bị món hủ tíu cho thực khách qua đường, tóc mai lóng lánh những giọt ánh sáng mồ hôi. Anh chàng Gò Công mê hủ tíu mà chuyến này toàn ăn nhà hàng, quán xá sang trọng anh không ưng bụng lắm, lại không gặp cô Thắm duyên quê khiến anh càng thất vọng. Lễ hội của ảnh là hủ tíu và cô Thắm mà thôi.


Sau đó ngược trở ra, xe đi Hà Tiên. Cách Hà Tiên bảy tám cây là mũi Ông Cọp, nơi chúa đảo Hai Mực sống một mình với hình bóng người vợ quá cố và bàn thờ cha ông, ông tổ khai phá Hòn Đầm cách đây gần trăm năm. Hồi đó, ông Hai nói, biển còn có cá mập trồi lên đớp cả mái chèo, còn đi từ bờ ra đảo mất cả ngày vì chưa có ghe máy.


Hà Tiên vẫn đậm màu sắc của dòng họ Mạc, người khai sáng xứ sở này. Ngôi mộ của bà Phù Dung nằm khuất trên đồi, phía sau chùa, lặng lẽ, cô tịch. Có cái hay là bà thoát khỏi cảnh phồn hoa trong chùa, nơi quy tập đủ cả chư tiên lẫn chư Phật. Căn gác nơi bà vẫn chiều chiều ra “vướng luỵ” nhìn về núi xa nơi ông chồng Mạc Thiên Tích ở, vẫn còn đấy…


Lăng mộ dòng họ Mạc chiếm một ngọn đồi khác. Đi hết khu lăng mộ, qua bên kia đồi, dưới chân lăng Mạc Cửu, là khu mộ cô Năm Mạc Mi Cô, tiểu thư của đô đốc Mạc Thiên Tích, bị nịnh thần chôn sống lúc mười ba tuổi vì nói những lời tiên tri với số phận lũ quan tham…


Lễ hội ở Hà Tiên mùa gió bấc, mùa xuân lộng lẫy con ruốc về cũng là lễ hội của những kẻ tìm ra chốn lưu trú cho riêng mình.


Ngân Hà. ảnh tấn tới










Đặc sản nhum Biển Tây.







DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ