Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

LHQ báo động thái độ chống VN của phe đối lập Campuchia

LHQ báo động thái độ chống VN của phe đối lập Campuchia

LHQ báo động thái độ chống VN của phe đối lập Campuchia


Đặc phái viên nhân quyền LHQ Surya Subedi đã cảnh báo đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia CNRP đối lập tại Campuchia về hành vi kích động chống Việt Nam để thu hút người ủng hộ. Ngoài ra, ông Subedi cũng bày tỏ sự lo lắng về những luận điệu bôi nhọ Việt Nam, kích động chống đối người Việt mà đảng đối lập Campuchia đang tuyên truyền.


Tại một cuộc họp báo kết thúc sứ mệnh kéo dài 5 ngày tại Campuchia, đặc phái viên Nhân quyền LHQ Surya Subedi cho biết: "Tôi lo ngại về luận điệu chống Việt Nam mà phe đối lập sử dụng để tuyên truyền trước công chúng".


Ông Subedi cho biết đã nói với các lãnh đạo đảng CNRP rằng “việc phổ biến quan điểm kích động hận thù, phân biệt chủng tộc cũng như hành vi bạo lực hoặc kích động chống lại bất kỳ chủng tộc hay nhóm người có màu da hoặc có nguồn gốc dân tộc khác... đều không có chỗ trong một xã hội dân chủ”.










Đặc phái viên nhân quyền LHQ Surya Subedi.



Ông Subedi cũng lưu ý lãnh đạo CNRP về các cuộc tấn công nhằm vào nhiều cửa hàng của người Việt trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và các công nhân may mặc nước này hôm 3.1. Đảng này lâu nay thường dùng những từ ngữ mang tính miệt thị người gốc Việt và các công ty Việt Nam tại Campuchia trong các cuộc biểu tình vừa qua.


Theo TTXVN, Trung tâm nhân quyền Campuchia cũng đã chỉ trích phe đối lập sử dụng ngôn ngữ có hại đối với Việt Nam.


Ông Subedi nói rằng, trong cuộc gặp gỡ giữa ông với những người lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia CNRP, ông đã nhắc nhở đảng này rằng sự khoan dung và hoà hợp dân tộc là yếu tố quyết định đối với tương lai của nền dân chủ Campuchia.


Trong khi đó, theo ông Subedi, các nhà lãnh đạo CNRP đã giải thích với ông rằng mọi người đã hiểu sai ý của họ trong các tuyên bố được đưa ra.


"Mọi người có thể đưa ra nhiều kết luận khác nhau, nhưng họ (các lãnh đạo đảng CNRP) nói với tôi rằng họ đã và sẽ tiếp tục hành động trong khuôn khổ dân chủ, tôn trọng sự bao dung và hoà hợp dân tộc". Dù vậy, CNRP không nói cụ thể những suy diễn sai lầm đó là gì.


Trước đó, sau chuyến thăm Campuchia vào tháng 5.2013, ông Subedi cũng đã kêu gọi tất cả các bên "hết sức kiềm chế, tránh sử dụng những luận điệu về dân tộc". Tuy nhiên, khi đó, ông Subedi không chỉ đích danh đảng CNRP như lần này.


Hiện Chủ tịch đảng CNRP Sam Rainsy và phó Chủ tịch đảng này Kem Sokha chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.


Để lôi kéo sự ủng hộ của các cử tri thiếu thông tin, Sam Rainsy cùng đảng của ông ta đã liên tiếp tuyên truyền những luận điệu sai trái rằng Việt Nam chiếm đất của Campuchia, người Việt Nam chiếm việc làm của người dân Campuchia, ngang nhiên hứa hẹn sẽ "lấy lại Phú Quốc từ tay Việt Nam" và "đuổi người yuon (cách gọi miệt thị người Việt ở Campuchia) về nước.


Những phát ngôn vô căn cứ này không chỉ khiến công việc làm ăn hợp pháp của người Việt Nam ở đây gặp khó khăn, mà còn khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.


Sam Rainsy thậm chí còn công khai ủng hộ những hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành, đồng thời trắng trợn vu cáo Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông.


Theo baodatviet.vn






Nhà mạng "đòi" tăng cước viễn thông: Bổn cũ soạn lại

Nhà mạng "đòi" tăng cước viễn thông: Bổn cũ soạn lại

Nhà mạng "đòi" tăng cước viễn thông: Bổn cũ soạn lại


Bộ Tài chính có Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí phân bổ và phí sử dụng kho số viễn thông (hiệu lực từ 6.2). Quy định mới có thể khiến giá thành viễn thông của mỗi đơn vị tăng hàng trăm tỷ đồng. Các nhà mạng đã tính toán việc tăng 3-4 lần mức phí sử dụng kho số.


Sẽ tác động đến giá thành


Với phí tăng từ 1.000 đồng lên 3.000-4.000 đồng theo quy định mới, tổng số tiền các doanh nghiệp phải nộp hàng năm để sử dụng đầu số có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.


Trao đổi trên VnExpress, VinaPhone cho biết hiện doanh nghiệp có 56 triệu số phải trả phí sử dụng hàng năm, tương đương 56 tỷ đồng nộp cho Cục Viễn thông. Số tiền này chưa kể đến phí sử dụng mã mạng, mã dịch vụ..., là những thành phần quan trọng trong giá thành dịch vụ viễn thông. Theo lý giải của doanh nghiệp, việc tăng phí sử dụng kho số lên 3.000-4.000 đồng sẽ tác động đến giá thành, lợi nhuận của họ.










Theo quy định mới, có thể khiến giá thành viễn thông của mỗi đơn vị tăng hàng trăm tỷ đồng.



"Thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cước phí dịch vụ dành cho khách hàng, kể cả giá bán sim hòa mạng", đại diện này cho biết.


Hiện giá cước hòa mạng đối với thuê bao trả sau là 35.000 đồng mỗi lần, trả trước là 25.000 đồng.


Một doanh nghiệp viễn thông khác là MobiFone cũng thừa nhận chi phí đầu số là một phần quan trọng trong các hạng mục chi phí để tính toán vào giá thành dịch vụ thông tin di động.


"Sau khi tính toán giá thành năm 2014 và trên cơ sở so sánh với giá bán dịch vụ, MobiFone sẽ quyết định có hay không thực hiện điều chỉnh cước". Hiện nhà mạng có 55 triệu số phải trả phí mỗi năm.


Trong khi đó, nhà mạng lớn còn lại là Viettel vẫn chưa lên tiếng về vấn đề này.


Theo các chuyên gia, người tiêu dùng hiện vẫn chưa bị tác động bởi quyết định mới từ Bộ Tài chính. Tuy nhiên, về lâu về dài, khi nhà mạng tính toán và cân đối lại doanh thu, chi phí hoặc cần tăng giá bán để bù đắp giá thành thì đối tượng chịu thiệt không ai khác chính là các thuê bao.


Lãnh đạo một doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, việc tăng phí lên gấp 4 lần sẽ là gánh nặng cho đơn vị, đẩy chi phí lên cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng năm. Do đó, nhà mạng đề nghị Bộ Tài chính có lộ trình tăng phí dài hơn để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.


Bên cạnh đó, vị này cũng mong Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép trả lại số thuê bao không sử dụng để giảm chi phí thuê kho số, tính phí với các số thực hoạt động...


Một đơn vị khác lại có đề xuất thu phí sử dụng đầu số theo nguyên tắc giá giảm dần theo số lượng nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà mạng. "Càng nhiều thuê bao hoạt động thì phí sử dụng đầu số càng giảm", ông gợi ý.


Ba nhà mạng độc quyền?


Ngày 12.1 vừa qua, các doanh nghiệp viễn thông cũng đã đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông cho tăng cước gọi di động và cố định quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent một phút, nhằm thu về khoảng 12 triệu USD mỗi năm.


"Mức cước này sẽ đảm bảo lợi nhuận của nhà mạng và thu về ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước", đề xuất nêu rõ.


Theo đại diện VNPT, 8,1 cent là mức cước hợp lý so với mặt bằng chung của quốc tế và khu vực. Một đơn vị khác cũng xin Bộ cho áp dụng chung và ổn định giá trong khoảng 5 năm tới.


Viettel cho hay đang gửi đề xuất lên Cục Viễn thông đề nghị nâng giá lên cùng mức trên kể từ ngày 1.2.2014. Các đơn vị kinh doanh đều nhận định với giá 8,1 cent và trừ thêm 15-20% lưu lượng giảm do bị trộm cước và dịch vụ thoại, nhắn tin miễn phí (OTT) thì Việt Nam vẫn có được khoản lợi nhuận không nhỏ trong bối cảnh dịch vụ viễn thông đang có mức tăng trưởng chậm.


Trước đó, tháng 10.2013, 3 nhà mạng là VinaPhone, MobiFone và Viettel đã đồng loạt tăng cước 3G lên 40%, thậm chí 300% đối với một số gói dịch vụ.


Để giải thích cho việc tăng giá cước, các nhà mạng cho rằng, mức giá cước của dịch vụ 3G tại Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới khoảng 35 đến 70%, do vậy dù điều chỉnh tăng giá cước tuy nhiên tính trung bình hiện giá cước dịch vụ 3G tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung giá cước 3G tại các nước trên thế giới.


Dư luận cho rằng có dấu hiệu 3 nhà mạng bắt tay nhau tăng cước 3G, tuy nhiên, kết quả xác minh của Cục Cạnh tranh chỉ ghi nhận trong quá trình thực hiện điều chỉnh giá, từng doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký giá cước riêng. Thời điểm nộp hồ sơ và thời điểm đề nghị áp dụng giá cước mới của từng doanh nghiệp trong hồ sơ đăng ký giá cước là có sự khác biệt. Kết luận của Cục cạnh tranh (Bộ Công thương) về việc không có dấu hiệu bắt tay nhau của 3 nhà mạng vẫn khiến dư luận băn khoăn.


Như vậy, chỉ trong 1 thời gian ngắn các nhà mạng lớn đã đồng loạt tăng từ giá cước 3G, đề xuất tăng giá cước quốc tế, và lên kế hoạch tính toán lệ phí phân bổ và phí sử dụng kho số viễn thông nhằm tăng doanh thu lợi nhuận cho mình.


Theo baodatviet.vn






Uy tín Tổng thống Pháp tăng nhờ... bê bối tình ái

Uy tín Tổng thống Pháp tăng nhờ... bê bối tình ái

Uy tín Tổng thống Pháp tăng nhờ... bê bối tình ái


SGTT.VN - Cuộc thăm dò mới đây nhất do tờ tạp chí Nouvel Observateur thực hiện cho thấy, uy tín của tổng thống Pháp Francois Hollande bắt đầu tăng. Theo kết quả của cuộc thăm dò này, chỉ số tín nhiệm của ông trong dân chúng Pháp đã tăng thêm 2%, cụ thể đã tăng từ 24% lên 26%.


Những thông tin về vụ ngoại tình vụng trộm dường như xảy ra giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande 59 tuổi và nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Julie Gayet 41 tuổi đã làm bùng lên một vụ bê bối không những ở Pháp mà còn lan sang khắp châu Âu.










Ông Hollande, đệ nhất phu nhân Trierweiler và người tình mới, nữ diễn viên Gayet (ảnh nhỏ).



Đời tư và chính trị: Không liên quan


Nhưng điều ngạc nhiên là vụ bê bối tình ái động trời đó không làm giảm mà ngược lại, đã làm tăng uy tín của ông Hollande. Cuộc thăm dò dư luận được thực hiện ngay sau vụ bê bối bùng nổ cho thấy uy tín của ông Hollande vẫn ổn định, người dân Pháp không vì thế mà thay đổi thái độ theo chiều hướng xấu đi đối với ông.









Cuộc sống riêng tư được người Pháp coi là bất khả xâm phạm. Rất có thể vì thế mà nhiều người đồng cảm với ông Hollande khi đời tư của ông bị phơi bầy trên mặt báo.



Cụ thể, chỉ có 23% những người được hỏi ý kiến cho rằng đời tư của ông Hollande có liên quan đến cả nước Pháp. Trong khi ấy, có tới 77% những người được hỏi ý kiến tin rằng đó là chuyện riêng tư của ông và không có quan hệ đến bất kỳ ai ngoài cá nhân ông. Hơn thế nữa, có tới 88% tuyên bố vụ bê bối không ảnh hưởng gì đến thái độ của họ đối với Tổng thống.


Theo nhận định của các nhà phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến vụ bê bối không làm xấu đi hình ảnh của ông Hollande trong con mắt người Pháp. Trước hết, đó là vì người Pháp vốn có truyền thống coi trọng cuộc sống riêng tư của từng cá nhân miễn là cuộc sống riêng tư không để ảnh hưởng xấu đến công việc chung của đất nước.


Nói cách khác, cuộc sống riêng tư được người Pháp coi là bất khả xâm phạm. Rất có thể vì thế mà nhiều người đồng cảm với ông Hollande khi đời tư của ông bị phơi bầy trên mặt báo.


Quá cả tin và khinh suất


Thứ hai và điều này mới thật sự quan trọng, ngày càng nhiều người Pháp tin rằng ông Hollande là nạn nhân của một vụ khiêu khích chính trị do các đối thủ của ông tổ chức.


Thật vậy, theo một số nguồn tin, việc công bố những tài liệu về cuộc tình vụng trộm của Tổng thống đã được chuẩn bị trong vài tuần lễ và những lực lượng giàu kinh nghiệm nhất đã được huy động. Họ đã tìm được địa điểm ông thường gặp gỡ nữ diễn viên Julie Gayet và tổ chức mai phục.


Phóng viên nhiếp ảnh Sebastien Valiela - một trong những phóng viên đã chụp những bức ảnh làm bùng lên vụ bê bối – cho biết chụp những bức ảnh đó là việc khá đơn giản. Thậm chí, không một vệ sĩ nào của ông Hollande nhận thấy ông bị theo dõi.


Sebastien Valiela nói: “Ông ấy không hề được một ai bảo vệ. Nếu tôi muốn ám sát ông thì điều đó thật dễ dàng. Ông tối nào cũng đến và chúng tôi đã đợi sẵn ông ở đấy. Không thấy lực lượng bảo vệ đâu, ngay cả ở vòng ngoài”.


Bộ phận an ninh của Điện Elyseé cam đoan là lúc nào cũng để mắt đến Tổng thống. Nhưng sau khi vụ bê bối nổ ra, chính bộ phận này lại bắt đầu thanh lọc đội ngũ của mình. Không phải vô cớ mà các bạn chiến đấu của ông Hollande trách ông đã quá khinh xuất trong việc bảo đảm an ninh cho cá nhân.


Báo chí Pháp còn cho biết, ông Hollande quá cả tin, vẫn giữ lại rất nhiều người của Cựu Tổng thống Sarkozy trong bộ phận an ninh của Điện Elyseé. Chắc hẳn vì thế mà nhất cử nhất động của ông đều không còn là chuyện bí mật.


Theo Tienphong,vn (Gazeta.ru)






Chỉ 200, 500 đồng mỗi cây bắp cải, su hào tại vườn

Chỉ 200, 500 đồng mỗi cây bắp cải, su hào tại vườn

Chỉ 200, 500 đồng mỗi cây bắp cải, su hào tại vườn


Cận Tết, giá một số loại rau củ rớt giá thảm hại. Giá tại vườn, một củ su hào chỉ còn 200 đồng, bắp cải 500 – 1000 đồng/ cây (mỗi cây 2 - 3 kg).


Vườn cải bắp xanh mơn mởn của người dân xã Vân Côn (Hoài Đức- Hà Nội) đang đến thời kỳ thu hoạch, nhưng giá rẻ không đủ bù đắp chi phí.


200 đồng/củ su hào, 500 đồng/cây cải bắp


Trái ngược với một số thực phẩm tăng giá dịp Tết, rau xanh chính vụ đang từng ngày rớt giá thê thảm. Người trồng rau không có cách nào khác đành phải bán tống bán tháo, thậm chí phá bỏ vườn để trồng cây khác cho kịp thời vụ.










Vườn cải bắp xanh mơn mởn của người dân xã Vân Côn (Hoài Đức- Hà Nội) đang đến thời kỳ thu hoạch, nhưng giá rẻ không đủ bù đắp chi phí.



Nhiều loại rau củ năm nay đều được mùa, nhưng giá cả thì rẻ như bèo. “10 năm vợ chồng tôi đi buôn rau, chưa thấy năm nào giá rẻ như năm nay”, anh Nguyễn Văn Thiết, người nhiều năm buôn rau quả ở Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ.


Một cây cải bắp bán buôn tại ruộng ở xã Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) hiện có giá từ 500 – 1000 đồng/ cây (loại 3,5 kg), su hào loại to khoảng 200 đồng/củ. Với giá cả như hiện nay, mỗi cây cải bắp người dân lỗ từ 1000- 1500 đồng tiền giống, chưa kể công chăm bón.

Anh Nguyễn Văn Thiết, người có thâm niên hơn 10 năm đi buôn rau quả cho biết: Chưa bao giờ thấy cải bắp lại rẻ như năm nay. Trong ảnh: Anh Thiết đang sắp hàng để chuẩn bị mang ra Hà Nội bán


Bà Vũ Thị Nương 62 tuổi, thôn Ninh Thượng, xã Vân Côn (Hoài Đức) cho biết, cải bắp năm nay được mùa, hơn 1 tháng trời không chăm bón cây vẫn phát triển tốt, nhà tôi trồng hơn 2 sào khoảng 3 nghìn cây. Một cây cải bắp giống khi mua là 1400 đồng, sau khi trồng khoảng hơn 3 tháng sau mới được thu hoạch.


“Trong gần một tuần trở lại đây, không hiểu vì lý do gì cải bắp rẻ quá, mỗi cây cải to mới bán được 1000 đồng. Tuy giá thấp nhưng không bán thì cải bắp bị già vỡ mất, nên đành bán gỡ gạc được ít nào hay ít ấy”, bà Nương ngậm ngùi.


Cũng vào thời điểm giáp Tết Âm lịch năm ngoái, theo bà Nương cho biết, thì cải bắp lúc đó được bán với giá 8 nghìn/cân và có xe ô tô về tận ruộng thu mua. Với diện tích hơn 2 sào cải bắp giá thấp như hiện nay, bà Nương đã bị thất thu hàng chục triệu đồng.










Chị Hạnh xót xa chặt su hào đem bán buôn với giá 200 đồng/ củ.



“Cải bắp nếu không thu hoạch kịp thời, cây sẽ bị nổ hoặc thối dần. Bình quân mỗi cây cải bắp nặng khoảng 3,5 kg. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào hoa màu, năm nay thất thu thì coi như mất Tết”, người phụ nữ này than.

Chị Hạnh xót xa chặt su hào đem bán buôn với giá 200 đồng/ củ


Cùng chung tâm trạng với bà Nương, gia đình nhà chị Nguyễn Thị Hạnh thôn Vân Ninh, Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) năm nay cũng trồng hơn 2 sào xu hào, mấy ngày nay giá su hào cũng rẻ như bèo nhưng gia đình chị Hạnh vẫn bắt buộc phải chặt bỏ để trồng cây khác.


Chị Hạnh cho biết: “Năm ngoái su hào bán được giá nên năm nay mọi người đều trồng đồng loạt vào một đợt. Xu hào năm nay cũng thuận lợi về thời tiết, cây phát triển tốt, củ to, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, giá cả năm nay lại rẻ quá, thương lái mua buôn 200 đồng/củ, nếu chịu khó đi chợ bán lẻ thì được hơn, khoảng 500 – 1000 đồng/củ.


Trồng trái vụ để tránh rớt giá


Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Long chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Toàn xã Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) hiện có khoảng 130 ha trồng rau các loại. Sở dĩ cải bắp, su hào năm nay có giá thành rẻ như vậy là do người dân “cân đối” không được chuẩn, cung cao hơn cầu. Năm ngoái hai mặt hàng cải bắp và su hào có giá thành cao nên năm nay người dân trồng nhiều.

Cải bắp nếu không thu hoạch kịp sẽ bị thối.


“Biết là bà con gặp khó khăn, nhưng về phía UBND xã cũng chỉ biết động viên bà con về mặt tinh thần, tuyên truyền cho bà con về cơ cấu cây trồng làm sao cho hợp lý, trồng nhiều chủng loại rau, khác vụ. Còn hỗ trợ về vật chất thì xã không có nguồn kinh phí”, ông Long cho biết thêm.


Theo Infonet.vn






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ