Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

“Tôi cứ thấy sông nước là… mê!”

“Tôi cứ thấy sông nước là… mê!”

KTS Khương Văn Mười, chủ tịch Hội KTS TP.HCM:


“Tôi cứ thấy sông nước là… mê!”


SGTT.VN - Cuộc trò chuyện của Kiến trúc & Đời sống với KTS Khương Văn Mười – chủ tịch Hội KTS TP.HCM cuối năm Tỵ đầu năm Ngọ diễn ra ngay lúc báo chí thành phố tràn ngập thông tin về “triều cường lịch sử cao nhất trong 61 năm”.


Thời sự ngập nước đan xen với thời sự năm 2013 của giới là quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 và quy chế quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị khu trung tâm hiện hữu TP.HCM rộng 930ha chính thức được ban hành. Một “Sài Gòn đặc thù sông nước” đang trở thành hiện thực với hàng loạt dự án, công trình đã và đang thực hiện hoặc bắt đầu được triển khai ở Thủ Thiêm, Thanh Đa, Nhà Bè và ở các hệ thống kênh rạch như Tàu Hủ – Bến Nghé, Tham Lương, Nhiêu Lộc – Thị Nghè…










Từ Thủ Thiêm nhìn về bến Bạch Đằng. Ảnh chụp tháng 10.2012.



KT&ĐS: Thưa ông, chúng ta đã có “Ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng khu trung tâm đô thị Thủ Thiêm” và “Ý tưởng thiết kế đô thị khu vực trung tâm hiện hữu mở rộng TP.HCM” đều là kết quả của các cuộc thi…


Có thể nói đó là nỗ lực rất lớn của TP.HCM, thể hiện tầm nhìn của các cấp lãnh đạo thành phố trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của chúng ta. Đây là quy trình làm quy hoạch thường thấy trên thế giới. So với các địa phương khác trong nước, có thể nói ít địa phương nào làm được những bước như vậy. Năm 2003, ở cuộc thi Thủ Thiêm, ta đã nhận được 29 phương án của mười đơn vị trong nước và 15 đơn vị nước ngoài. Năm 2007, ở cuộc thi Ý tưởng thiết kế khu trung tâm có 12 đơn vị tư vấn trong và ngoài nước tham gia dự thi. Các cuộc thi được tổ chức bài bản, nghiêm túc, đúng luật. Các cuộc thi rất tốn kém cả về tiền bạc, vật chất, thời gian nhưng dưới góc nhìn chuyên môn, tôi nghĩ cái giá bỏ ra là xứng đáng. Chúng ta đã có được những ý tưởng quy hoạch có thể nói là tập hợp trí tuệ, công sức của tập thể các kiến trúc sư hàng đầu về quy hoạch.


Nhưng dường như bà con còn chưa thấy được diện mạo đô thị từ các ý tưởng quy hoạch đã được duyệt. Thay vào đó là những bức xúc hàng ngày của một đô thị ngập nước…


Từ ý tưởng quy hoạch đến thực hiện là một quá trình, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Lấy ví dụ khu Thủ Thiêm, năm 2003 tổ chức thi, năm 2005 duyệt quy hoạch, năm 2012 điều chỉnh. Hiện nay ta vẫn đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư, xây dựng hạ tầng. Giữa khoảng thời gian đó là cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài. Ý tưởng quy hoạch chưa được thực hiện thì làm sao thấy được diện mạo đô thị.


Thưa ông, “Đó sẽ là thành phố nhiệt đới, thân thiện và có bản sắc, một thành phố mang đặc thù sông nước không giống với bất kỳ thành phố nào trong nước và trên thế giới”. Năm 2007, ông đã trả lời với KT&ĐS như vậy khi nhận xét về bản đồ án của Nikken Sekkei. Giờ đây, những ý tưởng đó đã được hiện thực hoá bằng quy hoạch chi tiết khu trung tâm hiện hữu 930ha đã được ban hành. Xin ông chia sẻ nhận xét của mình về “đặc thù sông nước” của Sài Gòn – TP.HCM.


Đặc thù sông nước trước hết là nằm trong lịch sử hình thành. Có thể nói thành phố này xuất phát từ sông nước, đã có thời giao thông thuỷ là chủ lực. Ghe hàng từ miền Tây đưa nông sản lên, đưa hàng thủ công nghiệp về.


Những chi tiết này các nhà nghiên cứu đã nói nhiều. Tôi chỉ phân tích hiện tại.


Hiện nay, giao thông đường bộ phát triển, giao thông thuỷ đã giảm đi vai trò của nó nhưng hệ thống sông rạch vẫn đang đóng vai trò quan trọng. Sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch từ Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến Tân Hoá – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé… vẫn kết nối với mạng lưới sông rạch chung của miền Đông và miền Tây, có cửa sông đổ ra biển, có chế độ thuỷ lưu ổn định, không quá khắc nghiệt. Việc phát triển trở lại giao thông thuỷ đã được đặt ra.


Về cấu trúc đô thị, sông rạch là những khoảng không gian mặt nước tạo tính chất vi khí hậu; về kiến trúc, đó là không gian cảnh quan tạo nên đặc thù riêng không có ở các đô thị khác, nhất là so sánh các đô thị miền Trung và miền Bắc.


Nhưng dù sao đó vẫn là hình ảnh trong tương lai. Ông có thể lấy ví dụ cụ thể về hình ảnh một đô thị kết hợp sông nước?


Ở chừng mực nào đó, có thể coi khu đô thị Phú Mỹ Hưng là hình ảnh cụ thể của đô thị kết hợp và tổ chức khai thác được cảnh quan sông nước. Đô thị Phú Mỹ Hưng do KTS John Kriken, công ty Skidmore Owings & Merrill thiết kế trên khu đất sình lầy ở phía nam TP.HCM. Thời chưa có Phú Mỹ Hưng, về đến quận 4, quận 8 là coi như tận cùng phía nam thành phố. Nhờ có đại lộ Nguyễn Văn Linh kết nối ba quận 4, 6, 8 thành vùng đô thị. Tính chất đô thị kết hợp sông nước thể hiện khá rõ ở đây. Ở khu A đã triển khai có dòng sông cảnh quan làm trung tâm. Phú Mỹ Hưng có mảng xanh phủ mát quanh năm. Các dải đất ven mặt nước được sử dụng làm nơi công cộng và không gian mở này được dành cho tất cả mọi người thưởng ngoạn. Nhiều công viên lớn, nhỏ được tổ chức để tạo không gian. Hình thái kiến trúc kết hợp được với các dòng sông tạo nên cảnh quan đặc thù.


Tuy vẫn còn những điểm phải hoàn thiện, nhưng những lợi ích mà đô thị Phú Mỹ Hưng mang lại hiện đã có thể thấy được: một cộng đồng dân cư với nếp sống văn minh đã hình thành tại đô thị Phú Mỹ Hưng; giá bất động sản ở Phú Mỹ Hưng và khu vực lân cận đã tăng.










Ảnh trên Chụp từ toà nhà Riveside Residen, Phú Mỹ Hưng tháng 12.2013.



Trở lại với cuộc thi Ý tưởng thiết kế khu trung tâm hiện hữu 930ha mà ông là một trong 11 thành viên Hội đồng tuyển chọn. Khi đó ông đã bỏ phiếu cho đồ án nào, vì sao?


Tôi đã từng nhiều lần làm thành viên các hội đồng tuyển chọn, chấm giải ở các mức độ khác nhau. Có những đồ án tôi đọc và quyết rất nhanh. Riêng với đồ án 930ha, tôi phải tập trung suy xét, cân nhắc cả tuần. Đồ án của Công ty RTKL (Mỹ) là một đồ án hay về kinh tế đô thị. Nhưng đồ án của Nikken Sekkei thuyết phục tôi bởi nó có điểm vượt trội hơn là những không gian hoạt động cộng đồng kết nối với bờ sông. Nhìn vào đồ án có thể thấy được cái hồn, thấy được nhịp sống đô thị trong tương lai. Dọc sông Sài Gòn hiện nay là Tân Cảng, Ba Son, bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng rồi tiếp theo là Cảng Sài Gòn, những khu công nghiệp này sẽ bị di dời. Tính chất đô thị kết hợp với sông nước thể hiện rõ trong đồ án. Sông nước hình thành cảnh quan. Hình thái kiến trúc hai bên bờ sông phong phú hình khối kiến trúc và thiết kế đô thị có cao thấp, có gần có xa, có tiếp cận bờ sông. Cũng là bờ sông nhưng vẫn có không gian công cộng. Kiến trúc là để phục vụ con người. Mình quy hoạch là để tạo ra không gian đó. Nhịp điệu sống của người dân đô thị hướng ra đó. Chính những không gian, chính không khí sinh hoạt tạo ra diện mạo đô thị. Từ văn hoá, truyền thống, sinh hoạt cộng đồng cũng đều hướng ra sông, ở bờ sông.









Cuộc thi Ý tưởng thiết kế đô thị khu vực trung tâm hiện hữu mở rộng TP.HCM


Ngày 15.7.2007 bắt đầu cuộc thi. Có tám đơn vị nộp đồ án dự thi. Giải nhất thuộc về công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản), giải nhì là công ty RTKL và giải ba là viện Quy hoạch đô thị và nông thôn. Sau nhiều lần được đóng góp ý kiến và chỉnh sửa, công ty Nikken Sekkei đã hoàn chỉnh bản quy hoạch và UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP.HCM và ban hành vào đầu năm 2013.


9 yêu cầu chủ yếu đối với sự phát triển của khu vực trung tâm thành phố mở rộng:


1. Tầm nhìn đối với khu vực trung tâm thành phố.

2. Phát triển cân bằng với Thủ Thiêm.

3. Bảo đảm tính khả thi và thu hút đầu tư.

4. Phát triển bền vững.

5. Củng cố và bổ sung thêm các chức năng.

6. Khai thác tốt cảnh quan sông Sài Gòn.

7. Quan tâm đến bảo tồn.

8. Tăng cường không gian công cộng và hệ thống cây xanh.

9. Tổ chức tốt hệ thống giao thông.


Giải nhất: ba yếu tố chủ đạo


Bản sắc: vừa bảo tồn công trình có giá trị kiến trúc vừa bảo tồn khu vực. Về phần phi vật thể, bảo tồn những hoạt động truyền thống như ngày lễ, hội của địa phương.

Sinh thái: tạo ra môi trường sống bền vững, không ô nhiễm, phủ xanh toàn khu trung tâm bằng mạng lưới xanh những con đường và bờ sông đầy cây cối. Những công viên lớn xây dựng từ thời Pháp thuộc và những công viên chạy dọc sông Sài Gòn đối diện khu đô thị mới Thủ Thiêm được gọi là vành đai sinh thái sẽ tạo thành một phần của mạng lưới xanh. Nhấn mạnh cảnh quan kết nối đô thị hai bên bờ sông để làm nổi bật đặc điểm đô thị đặc thù sông nước của Sài Gòn – TP.HCM. Làm sạch nước ô nhiễm của kênh Nhiêu Lộc, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, di dời các khu công nghiệp ở kênh Tham Lương… xử lý ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

Tiện nghi: xây dựng một thành phố hiện đại có hệ thống giao thông thuận tiện cho cuộc sống đô thị.



Nhìn qua Thủ Thiêm, ta thấy đó là một đô thị hiện đại, có bản sắc, bám vào bờ sông. Theo đồ án của Sasaki đã được phê duyệt, Thủ Thiêm có mật độ xây dựng thấp hơn khu trung tâm, có quảng trường thành phố, nhà hát giao hưởng, không gian sinh hoạt văn hoá công cộng dọc bờ sông.

Đồ án của Nikken Sekkei kết nối được khu trung hiện hữu với đô thị mới Thủ Thiêm. Từ trung tâm thành phố hiện nay sẽ có cầu đi bộ qua Thủ Thiêm, sẽ hình thành một quảng trường nước ngay trên sông Sài Gòn. Tôi cũng được biết chủ trương là lãnh đạo thành phố sẽ tổ chức thi tuyển phương án thiết kế cầu đi bộ là một công trình xứng tầm.


Ngập là thực tế mà nhiều người dân thành phố đã và đang phải đối mặt thường xuyên. Không kể những điểm yếu của công tác quản lý đô thị, dường như biến đổi khí hậu đã hiện diện trực tiếp chứ không còn ở trong dự báo nữa? Ông chia sẻ điều gì với bạn đọc?


Có ngập triều cường và ngập do nước mưa. Thành phố ta phát triển đô thị từ nền tảng đô thị cũ. Sự phát triển trên mặt đất nhanh hơn so với hệ thống hạ tầng, cống thoát đã quá cũ. Ở một số nơi có xây mới, làm mới thì lại không kết hợp được cũ – mới. Trên thế giới cũng có nhiều thành phố trải qua các thời kỳ phát triển, phải đan xen cũ – mới như ta. Họ cũng bị ngập và cũng đã có nhiều giải pháp chống ngập.


Tôi cũng nghe có ý kiến cho rằng “đừng lôi thế giới ra, cứ nói thế giới ngập thì mình cũng ngập như một sự đương nhiên; rằng nói chuyện ngập của thế giới để biện minh cho thực trạng của mình”. Tôi không nghĩ như vậy. Dẫn chứng thế giới để thấy đó là thực tế. Có nơi đã giải quyết được, giải quyết tốt hơn ta nhiều lần. Dẫn chứng để bàn bạc, nghiên cứu, tìm cách làm có hiệu quả như họ. Bức xúc thì ai cũng bức xúc, nhưng chung tay chia sẻ, giải quyết mới là chuyện đáng làm. Thấy yếu kém thì bức xúc, bức xúc thì chê trách, chê trách đến mức phủ nhận hoàn toàn mọi thứ kể cả những thứ đã làm được thì rõ ràng là thái độ tiêu cực. Người làm khoa học cần phải nhìn thẳng thực tế để thấy yếu kém. Nhưng thấy yếu kém để tìm cách vươn lên chứ không phải thấy yếu kém là phủ nhận hết cả mọi cố gắng. Ta phải khách quan với những điều làm được và chưa làm được. Chưa làm được không có nghĩa là không làm được. Ở ta hiện nay còn nhiều vấn đề tính toán chưa ra. Thấy triều cường thì nghĩ đến đê. Đê vừa làm sông mất cảnh quan, vừa khiến thành phố thấp hơn mặt nước chung, vậy là môi trường không tốt. Có thể là ngăn nước từ xa, như thế nào còn phải tính cụ thể. Ta phải cần rất nhiều nỗ lực và những bước đi cụ thể.


Ông sinh ở Cù Lao Phố, Biên Hoà. Ở cuộc thi Ý tưởng thiết kế trung tâm hiện hữu TP.HCM, ông là thành viên Hội đồng tuyển chọn. Dòng sông thời thơ ấu có tạo dấu ấn gì trong công việc của ông?


Nhà tôi nằm giữa vườn bưởi ven sông ở Cù Lao Phố, Biên Hoà. Sông là nơi sinh hoạt hàng ngày. Gia đình tôi và bà con làng xóm hàng ngày tắm giặt, câu cá, xách nước tưới cây… Mùa lũ, cây trôi về, chúng tôi ra kéo cây để làm chất đốt. Dòng sông gắn chặt với đời sống của người dân. Khi lớn hơn, tôi cũng có nhiều lần chèo xuồng dọc theo cù lao. Với cá nhân tôi, làm quy hoạch, thiết kế công trình, nơi nào có sông, có hồ, có mặt nước tôi đều rất thích, đều tìm cách khai thác lợi thế sông nước. Dòng sông không chỉ tạo cảnh quan, tạo nên một vùng vi khí hậu, giảm bớt bức xạ mặt trời mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng sống động, không gian văn hoá. Tôi cứ thấy sông nước là… mê!


thực hiện Hy Hưng, ảnh Thu Vân









- Cuộc thi Ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng khu trung tâm đô thị Thủ Thiêm

- Cuộc thi Ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng khu trung tâm đô thị Thủ Thiêm đã nhận được 29 phương án của mười đơn vị trong nước và 15 đơn vị nước ngoài.

- Ngày 24.6.2003, ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm đã chính thức công bố kết quả cuộc thi Ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Kết quả: không có giải nhất; giải nhì thuộc về công ty Sasaki Associates (Mỹ) với đồ án số 7; giải ba thuộc về đồ án số 6 của viện Quy hoạch đô thị nông thôn (bộ Xây dựng) phối hợp với Atelier Urban Design (Nhật Bản). Ngoài ra còn có bốn giải khuyến khích.

- Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích 770ha, trong đó diện tích mặt đất và sông rạch 640ha, diện tích mặt nước sông Sài Gòn bao quanh khu đô thị là 130ha. Đề án quy hoạch Thủ Thiêm khai thác triệt để thế mạnh sông nước và cây xanh của Thủ Thiêm và hướng đến một đô thị sinh thái.

- Công ty Sasaki Associates đã được chọn để hoàn chỉnh đồ án quy hoạch tổng mặt bằng khu trung tâm đô thị Thủ Thiêm. Năm 2004, Sasaki đã trình bày sản phẩm chính thức là thiết kế khu đô thị mới Thủ Thiêm trước UBND TP.HCM. Năm 2005, UBND TP.HCM đã duyệt quy hoạch này và năm 2012 đã có điều chỉnh.











Đại Lộ Đông Tây. Ảnh TL chụp tháng 4.2012.







Phú Quốc chính thức hòa vào điện lưới quốc gia

Phú Quốc chính thức hòa vào điện lưới quốc gia

Phú Quốc chính thức hòa vào điện lưới quốc gia


SGTT.VN - Sau 2 tháng rưỡi khởi công, ngày 2.2 (mùng 3 tết), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) cho biết đã cho đóng điện dự án cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên-Phú Quốc, chính thức đưa hệ thống điện ở Phú Quốc (Kiên Giang) hòa vào dòng điện lưới quốc gia.










Những công đoạn thi công sau cùng.



Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn đối với người dân Phú Quốc ngay dịp đầu năm mới 2014, chấm dứt tình trạng thiếu điện và dòng điện không ổn định bấy lâu nay.










Kiểm tra sau khi đóng điện dự án cáp ngầm xuyên biển Hà Tiên-Phú Quốc.



Theo kế hoạch, ngày 6.2, EVN SPC và UBND tỉnh Kiên Giang sẽ tổ chức lễ khánh thành tuyến cáp ngầm trên.


Theo Đình Tuyển/TNO






Người biểu tình Ukraine đòi thả người ngay lập tức

Người biểu tình Ukraine đòi thả người ngay lập tức

Người biểu tình Ukraine đòi thả người ngay lập tức


SGTT.VN - Theo AFP, Thủ lĩnh phe đối lập ở Ukraine Vitali Klitschko ngày 2.2 đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người biểu tình bị bắt giữ trong hai tháng biểu tình vừa qua.










Căng thẳng leo thang ở Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN



Ông Klitschko phát biểu với những người biểu tình ở thủ đô Kiev rằng luật ân xá được thông qua hồi tuần trước nên được bãi bỏ vì nó vẫn còn đặt điều kiện cho việc thả những người biểu tình với việc giải phóng cho các tòa nhà chính quyền bị chiếm giữ.


Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Ukraine Arseniy Yatsenyuk lại tuyên bố phong trào đối lập ở nước này đề nghị có sự hỗ trợ tài chính từ các cường quốc Phương Tây, là những nước đã cam kết ủng hộ phong trào biểu tình phản đối Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Ông nói: "Chúng tôi đã nói chuyện với các đối tác Phương Tây và yêu cầu họ rằng chúng tôi cần có sự hỗ trợ tài chính thực sự."


Ngoài ra, các thủ lĩnh đối lập còn yêu cầu có trung gian hòa giải quốc tế trong các cuộc thương lượng với Tổng thống Yanukovych.


Trong một diễn biến có liên quan, theo tuyên bố của Phủ Tổng thống Ukraine, ông Yanukovych sẽ quay trở lại làm việc vào ngày 3/2 sau khi một thời gian nghỉ ốm.


Theo TTXVN/AFP






Mắm chao cơm rượu ngã năm

Mắm chao cơm rượu ngã năm

Mắm chao cơm rượu ngã năm


SGTT.VN - Lấy chồng từ năm 17 tuổi, mẹ chồng Trịnh Thị Sâm đã có sẵn cách mua mắm về chao với cơm rượu để bán. Đến bây giờ, khi Kim Ly chọn nghề làm mắm, nhà đã ba đời làm mắm lóc chao cơm rượu. Không như bây giờ phải thay cá lóc bằng cá trắm cỏ, hồi xưa tát đìa là phải huy động người làm mắm, vừa để ăn vừa để biếu, cá sặt, cá rô, cá lóc… món nào ra món đó. Người ở Hồng Dân - Bạc Liêu hay đãi khách món mắm lóc với hẹ đồng, một loại hẹ chỉ mọc tự nhiên ở vùng trồng lúa mùa.










Mắm chiên tạo một mùi hương rất riêng.



Cô Kim Ly, con gái bà Ba chiên mắm và “lạ chưa”, mùi mắm thơm hơn, da cá màu cánh gián tươm nhựa, bóng mẩy... Có điều kỳ diệu nào khi muối cá lóc rồi ủ hai tháng liền, thắng đường, chao cơm rượu, tới khi con mắm có mùi thơm là chín. Thử chưng cá để đối chiếu, thật không thơm tho như vậy.










Kim Ly nối nghiệp mẹ chồng với món mắm có phần sáng tạo của chính bà.



Bà Ba nói: “Gia đình có tám người con, chỉ Kim Ly làm mắm để bán”. Nhưng cách của cô khác với mẹ khi chao nhiều đường hơn, còn mẹ rất hà tiện. Nhưng nhiều đường hơn, chiên không khét đen, khét đỏ thì cần bí quyết. Thừa kế bí quyết làm mắm chao cơm rượu từ mẹ chồng, bất ngờ trong cách chiên mắm khiến cô có thêm suy nghĩ về cách làm cho mắm ngon hơn. Thời buổi bây giờ, ít người chuộng cách ăn mặn hay ngọt quá, không phải mắm kiểu gì cũng bán được. Có lần làm 14 – 15 khạp, nhưng sức tiêu thụ tối đa 12 khạp, số còn lại quá hạn – mắm cứng và thịt đen. Lần bị “trở quẻ” này, Ly rút ra kinh nghiệm muối thính để lâu, nhưng đã chao đường, cơm rượu thì không để lâu được nữa.


Ly thừa nhận mắm lóc có bí quyết nhưng ở xứ này, mắm cá rô “biển” cũng có “công nghệ” tiêu xương.


Cá được ủ muối hột lâu năm, quết mật ong, ướp nước khóm? Đâu là bí quyết?


Đã tám năm kể từ ngày cô mở quán chiên mắm. Nhìn dĩa mắm chiên, con mắm như tươm mật, mùi mắm đặc trưng ăn với rau húng quế, chuối chát… có thực khách bất giác thò tay vắt một vắt cơm dẻo rồi từ tốn nhai.


Bà Ba nói người Việt và người Khmer làm mắm khác nhau ở chỗ người Việt luôn muối, trộn thính, còn người Khmer chỉ cần muối. Cách làm khác nhau nhưng cứ mỗi thế hệ tiếp theo, người ta làm cho nó ngon hơn một chút, độc đáo và tinh tế hơn.


bài và ảnh: Hoàng Lan









Bà Ba bưng dĩa mắm chiên để lên bàn. “Chiên mắm và chưng mắm là hai cách ăn khác nhau, một cách ăn với rau sống, một cách ăn với rau luộc”, bà Quách Thị Ba ở ấp 1, thị trấn Ngã Năm cắt nghĩa. Cô con gái bà, Kim Ly, lâu lâu lại nhắc: “Mẹ có nhớ không mà nói vậy trời”.







Toyoda eiji và cuộc trỗi dậy của Toyota

Toyoda eiji và cuộc trỗi dậy của Toyota

Toyoda eiji và cuộc trỗi dậy của Toyota


SGTT.VN - Báo chí và các đài truyền hình Nhật Bản đồng loạt đưa tin và bình luận về Toyoda Eiji, nguyên tổng giám đốc Toyota, sau khi ông mất vào sáng 17.9.2013, tròn 100 tuổi. Là công ty tư nhân nhưng với thanh danh và ảnh hưởng trên thế giới, Toyota đã thành niềm tự hào của cả xã hội Nhật nên dư luận quan tâm đến một người từng lãnh đạo công ty đó trong thời gian dài là hiện tượng tự nhiên. Nhưng Totoda Eiji còn đáng chú ý do đã đưa Toyota từ một công ty tương đối nhỏ và gặp nhiều khó khăn thành xí nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới.










Một lãnh đạo công ty được xem là người có tinh thần doanh nhân – luôn tìm cách cách tân công nghệ. Một buổi lễ mừng năm mới của người Nhật ở Mỹ. Ảnh: TLCK



Có thể nói Toyoda Eiji thành công là nhờ đã phát huy cao độ tinh thần doanh nhân (entrepreneurship), tố chất quan trọng nhất của nhà kinh doanh.


Thế nào là tinh thần doanh nhân?


Một lãnh đạo công ty được xem là người có tinh thần doanh nhân nếu có các đặc tính sau: trước hết, đó là nỗ lực tìm kiếm và áp dụng cái mới, tinh thần luôn đổi mới để khám phá và sử dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, sản xuất bằng phương pháp mới, tìm kiếm thị trường mới. Các hoạt động này được gọi chung là cách tân công nghệ. Đôi khi nhà doanh nghiệp biết biến những nghịch cảnh, những thách thức trên thị trường hay trong xã hội thành động lực để khám phá công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới.


Thứ hai là thái độ tích cực đầu tư, tinh thần mạo hiểm, sẵn sàng chịu đựng rủi ro. Thương trường vốn nhiều rủi ro, bất trắc, nhưng nếu không mạo hiểm thì không thể thành công. Tất nhiên, mạo hiểm không có nghĩa là làm liều, không tính toán. Phải có trí tuệ, có óc nhìn xa trông rộng về tương lai và dựa trên những phân tích có căn cứ mới có thể tránh hoặc giảm được rủi ro. Phát huy trí tuệ, tận dụng năng lực của nhân viên trong công ty cũng là biện pháp khám phá cái mới và tránh hoặc giảm các rủi ro.


Thứ ba, ý thức mưu tìm lợi nhuận (profit seeking), chứ không phải mưu tìm đặc lợi (rent seeking) cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tinh thần doanh nhân. Mưu tìm đặc lợi là lợi dụng cơ chế xin – cho để mua chuộc những người có chức có quyền, qua đó kiếm được những cái lợi lớn mà không mất nhiều công sức trong kinh doanh. Người có tinh thần doanh nhân chỉ mưu tìm lợi nhuận chân chính và do đó hàm chứa tính chất cao thượng trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận chân chính là thành quả của nỗ lực khám phá công nghệ, khám phá thị trường cho những sản phẩm mới, hoặc cải tiến quản lý, khám phá phương pháp sản xuất mới để giảm giá thành sản phẩm, mở rộng thị phần. Người có tinh thần doanh nhân không màng đến cái lợi trước mắt, có hoài bão, lý tưởng, quyết đem tài năng của mình góp phần biến cải xã hội, thay đổi được cuộc sống của mọi người. Khi đã thành công trong kinh doanh, nhà doanh nghiệp chân chính lại dùng một phần lợi nhuận vào sự nghiệp văn hoá, giáo dục, hay từ thiện.


Thứ tư, một khi kinh doanh mang đủ các yếu tố trên, nhất là yếu tố thứ ba, thì đồng thời nó thể hiện rõ tính chất đạo đức trong kinh doanh. Có thể nói, đạo đức kinh doanh là kết quả tổng hợp của ba yếu tố kể trên. Người có tinh thần doanh nhân do vậy được xã hội kính nể, công ty của họ được xã hội tin cậy và nhiều khi được xem là tài sản chung của cả xã hội.


Tất cả hội đủ ở Toyoda Eiji


Sau khi tốt nghiệp khoa cơ khí đại học Tokyo, Eiji vào làm việc trong công ty Toyoda Jido – Shokki. Năm 1937, bộ phận ôtô của công ty này tách ra thành công ty độc lập và là tiền thân của Toyota ngày nay. Theo yêu cầu của tổng giám đốc công ty mới là Toyoda Kiichiro (chú ruột của Eiji và là ông nội của Toyoda Akio, tổng giám đốc Toyota hiện nay), Eiji đã theo chú sang công ty mới. Từ đó, với kiến thức cơ bản ngành cơ khí có từ thời đại học, kinh nghiệm thực tập tại công ty Ford ở Mỹ năm 1950 và khảo sát thực tiễn ở hiện trường sản xuất của Toyota, Eiji trở thành cánh tay đắc lực của Kiichiro trong việc nghiên cứu và triển khai công nghệ để sản xuất xe nội địa.


Sau khi kinh qua các chức vụ như thành viên ban giám đốc và phó tổng giám đốc, vào năm 1967, Eiji được bầu làm tổng giám đốc, từ đó Toyota bước vào một kỷ nguyên mới, phát triển vượt bậc. Năm 1967 sản lượng ôtô của Toyota là 83 vạn chiếc. Đến năm 1982, khi Eiji thôi chức tổng giám đốc và trở thành chủ tịch công ty thì sản lượng đã tăng lên 328 vạn chiếc. Mười năm sau, khi Eiji rút lui khỏi các chức vụ có trách nhiệm trong kinh doanh và trở thành cố vấn công ty, thì sản lượng lên tới 470 vạn chiếc. Như vậy trong 25 năm Eiji làm tổng giám đốc và chủ tịch, sản lượng ôtô của Toyota tăng gần sáu lần. Nhưng quan trọng hơn, trong thời gian đó, Eiji đã xác lập triết lý, phương châm kinh doanh và phương thức sản xuất độc đáo trở thành nền móng để Toyota tiếp tục phát triển mạnh hơn ở giai đoạn sau.


Tinh thần doanh nhân của Toyoda Eiji thể hiện ở một số tình huống cụ thể sau.


Thứ nhất, tìm cách biến nghịch cảnh thành cơ hội. Năm 1964, Nhật Bản gia nhập tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), theo đó phải từng bước cho các công ty đa quốc gia vào đầu tư. Nhiều công ty trong nước lo ngại không cạnh tranh được vì mình còn nhỏ yếu. Nhưng Eiji cho rằng Nhật Bản đã bước vào thời đại cạnh tranh với thế giới nên chỉ còn cách là phải phấn đấu khám phá công nghệ, cải tiến quản lý, cải thiện phương pháp sản xuất để thắng lợi trong thời đại này. Và Toyota đã thành công. Ngoài ra, trong thập niên 1970 khí thải từ ôtô trở thành vấn đề xã hội và bị dư luận phê phán. Eiji đã biến thách thức đó thành cơ hội, đã khai thác công nghệ ứng phó với môi trường và sản xuất các loại xe tiết kiệm nhiên liệu. Kết quả là xe hơi tiết kiệm nhiên liệu ấy trở thành sản phẩm cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới sau hai cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu làm cho ôtô của Mỹ mất sức cạnh tranh.


Thứ hai, Eiji là người xác lập “phương thức sản xuất Toyota”, thường được gọi là “just-in-time”, nghĩa là sản xuất đúng thời hạn và vừa đúng số lượng. Phương thức này tiết kiệm được phí tổn tồn kho và quản lý chất lượng từ những khâu trung gian trong quá trình sản xuất. Cũng trong nỗ lực xác lập phương thức này, Eiji chủ trương phát huy sáng kiến, ý tưởng của từng nhân viên trong công ty, từng người lao động ở hiện trường công xưởng. Ngay cả từ khi trở thành tổng giám đốc, ông cũng thường xuống hiện trường khảo sát và hỏi chuyện nhân viên, lao động.


Thứ ba, với ý muốn đóng góp cho xã hội, vào năm 1974, lúc đang làm tổng giám đốc, Toyoda Eiji đã lập tài đoàn Toyota Foundation, với quỹ ban đầu 10 tỉ yen, nhằm tài trợ các hoạt động hoặc nghiên cứu văn hoá, xã hội, giáo dục... Eiji là giám đốc và chủ tịch của Toyota Foundation từ lúc thành lập cho đến năm 1998 (từ đó đến khi mất là chủ tịch danh dự). Trong thời gian lãnh đạo tài đoàn, ông xác lập mục tiêu, phương châm hoạt động của một tổ chức vô vụ lợi do một công ty sáng lập và tài trợ. Chẳng hạn những câu nói của ông luôn được những người kế tục nhắc lại là: “Công ty Toyota được lớn mạnh như hiện nay là nhờ ân huệ của môi trường xã hội, do đó công ty phải đền đáp ân huệ đó đối với xã hội”; “Vì là trả ơn cho xã hội nên hoạt động của tài đoàn không được kêu gọi xã hội phải có gì đền đáp lại cho công ty”; “Tài đoàn phải hoạt động cho xã hội, không được hoạt động vì lợi ích của công ty”.


Muốn xây dựng thành công một đất nước có nền công nghiệp hiện đại, cần phải có những người như Toyoda Eiji.


Trần Văn Thọ






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ