Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Bài 2: Không bỏ ruộng thì đói

Bài 2: Không bỏ ruộng thì đói

Đằng sau chuyện nông dân bỏ ruộng


Bài 2: Không bỏ ruộng thì đói











Ông Nguyễn Văn Công, bí thư chi bộ thôn Thu Thừ, ứa nước mắt mỗi khi nói về đồng ruộng.



SGTT.VN - Ông Nguyễn Văn Công, bí thư chi bộ thôn Thu Thừ (Quảng Ninh, Quảng Bình) khi nói đến đất đai, đến nông dân là ông lại ứa nước mắt. Cuộc đời ông cũng xuất thân từ nhà nông mà ra, thành thử nhắc đến ruộng đồng, ông không khỏi xót xa khi chính trên mảnh đất làng đã từng nuôi nấng ông và bao nông dân khác, đang bị hoang hoá đến hàng chục hecta.


Làm đơn trả ruộng


Sau khi nhẩm tính, ông Nguyễn Văn Công nói: “Chỉ riêng đất ngày xưa cho trẻ em mượn, thuê để cha mẹ làm hơn 7ha thì nay người dân viết đơn trả đến 5ha đất. Đất cho cán bộ hưu trí về hưu mất sức, con em xa xứ không thành đạt, về quê đơn chiếc cho thuê 15ha thì nay, họ cũng viết đơn trả hơn 10ha. Họ viết đơn đưa đến thôn, tui với trưởng thôn ngồi mà nghệt mặt ra. Chao ôi, ngày trước, cha ông đấu tranh để được chia ruộng, được cày bừa, thì chừ ruộng bị trả ri, tui ứa nước mắt mỗi khi cầm lá đơn đề chữ đơn xin trả ruộng”.


Tại tỉnh Quảng Bình, việc nông dân bỏ ruộng đã lên đến con số hơn 750ha. Đó là theo thống kê sơ bộ, nếu điều tra chính thức, chắc chắn sẽ nhiều hơn con số đó. Tương tự, ở tỉnh Hà Tĩnh, có hơn 1.300ha ruộng bị bỏ hoang, hơn 1.000 hộ dân trả lại ruộng do họ chẳng muốn làm.


Ở huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), đã xuất hiện thêm một hình thức bỏ ruộng như: vào vụ hè thu, sau khi gặt vụ lúa chiêm xong, nông dân để ruộng nghỉ, họ không cày bừa, xới xáo và họ vứt ruộng cho trời. Ít tuần sau, những gốc rạ mọc ra lúa non, người dân địa phương gọi là lúa xép. 40 ngày sau, hơn 8.000ha lúa xép bị bỏ lại từ vụ chiêm được người dân ra mót lại. Đó là cách bỏ ruộng kỳ lạ, họ chẳng chăm sóc gì, khi lúa xép trổ đồng, chín hạt thì họ đi mót lúa. Hiện các nhà khoa học đang tranh cãi có nên để ruộng lúa tái sinh hay không, trong khi đó, giới nông dân do chán cảnh làm ruộng bị thất bát, nên họ chỉ làm một vụ lúa, vụ còn lại, họ cho lúa tự tái sinh để chờ gặt, gặt được bao nhiêu hay bấy nhiêu vì họ chẳng bỏ công cán, vốn liếng đầu tư nào.


May mà bỏ ruộng!


Một nông dân ở thôn Thu Thừ, xã An Ninh (Quảng Ninh) đề nghị giấu tên kể với chúng tôi: “Tui có một mẫu ruộng (10 sào), làm năm mô cũng lỗ sặc gạch. Mỗi sào đầu tư 1 triệu đồng mỗi vụ, cuối cùng thu vô chưa có năm mô ngang vốn, hoạ may lắm thì có một vụ lời mỗi sào 100.000 đồng, 10 sào được 1 triệu đồng. Nhưng đó chỉ tính phân giống, cày bừa, thuỷ lợi, nước nôi, còn công của cả nhà gồm năm người bỏ ra, nếu tính vô thì bị lỗ âm luôn. Làm lúa mà nói thiệt có khi còn đi vay gạo mà, vì nợ cứ trả gối đầu. Không bỏ ruộng càng đói. Tui quyết định bỏ ruộng, viết đơn cho thôn, thôn xã không ký, không nhận đơn, tui bỏ trắng ruộng cho ai mần thì mần, không mần để rứa. Tui đi Nam làm ăn, may mà, nhờ đi Nam mấy năm ni, tui về xây được nhà, trả được nợ ruộng của mấy năm trước”.


Ông Hồ Công Tất, 81 tuổi, cho biết: “Tui được cho thuê 6 sào lúa đất 5%, làm mấy năm nay có năm mô lời đâu. Năm ni chuột gặm thì 5 sào bị mất trắng, còn 1 sào bị mất 50%, nửa còn lại của 1 sào có lúa đưa về thì riêng tiền giống đã chưa bù được, chứ đừng nói đủ ăn. Rứa thì dân trả ruộng là phải. Tui viết đơn trả ruộng, nhưng xã không nhận đơn, họ sợ mất thành tích”.


Mảnh làng nhỏ Thu Thừ, theo ông Công, hiện nay, công việc làm ruộng là do phụ nữ, người trung niên đảm trách, còn cánh thanh niên thì chẳng có ai làm, trong đó có một ít đi học xa, còn phần lớn là họ đi lao động chân tay ở miền Nam với đủ nghề. Ông Công cũng cho biết hàng chục hộ dân ở làng ông trả lại ruộng là do họ tự nhẩm tính: mỗi ngày công họ đi làm thợ hồ cũng được 180.000 đồng, một tháng họ có hơn 5 triệu bạc, còn làm nông dân, họ chẳng làm gì ra tiền; nếu họ có sức khoẻ, ở nhà có nhiều người làm thợ hồ gom lại sẽ có dư tiền để mua gạo, do đó, họ bỏ ruộng hoang mà làm việc khác. Vậy nên, ở làng Thu Thừ, nông dân hiện nay chẳng còn mặn mà với công việc đồng áng nữa!.


Ông Hồ Công Tất cũng cho biết: “Nông dân cực đội sổ. Càng làm ruộng càng lỗ thì phải tính chuyện khác. Tính làm răng có lời, có lãi giữa thời buổi thị trường ni để còn sống, chứ lỗ mà để làm thành tích thì ai nghe”.










Hai năm qua, tại cánh đồng thôn Thu Thừ, nông dân đã bỏ ruộng không làm.



Cách nào để cứu nhà nông?


Ông Nguyễn Văn Đồng, chủ tịch xã An Ninh đề xuất: “Các nguồn lực Nhà nước hỗ trợ nông nghiệp là chủ trương đúng, nhưng phải về tận dân trực tiếp, không nên qua trung gian”.


Còn ông Nguyễn Văn Công cho biết: “Nghe Nhà nước hỗ trợ thuốc diệt chuột mỗi năm, nhưng thôn tui lại phải bắt dân góp tiền mua thuốc diệt chuột, chẳng thấy hỗ trợ về tay dân. Còn hỗ trợ giống lúa, phân bón, các vật tư khác thì thông qua công ty giống cây trồng, rồi công ty vật tư, tiền Nhà nước hỗ trợ qua đó họ thu hết, họ hét giá cao, sản phẩm giống chẳng đáp ứng nguyện vọng nông dân, nhưng vì độc quyền, dân phải lấy, phân bón cũng thế, hỗ trợ thuỷ lợi phí thì anh thuỷ nông lấy hết từ trên, nông dân chẳng thấy. Nên chăng, Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho dân, để dân so sánh giá giống, giá phân bón nơi nào tốt, rẻ, chất lượng mà mua. Làm thế, dân có khó khăn mấy thì cũng thấy Nhà nước hỗ trợ thật, chứ mãi qua trung gian, dân chẳng thấy Nhà nước hỗ trợ đâu cả”.


Ông Võ Doãn Dực nói thêm: “Đi biển, có bảo hiểm, Nhà nước hỗ trợ, còn dân bị lũ lụt, chuột phá, nhưng chẳng được hỗ trợ bảo hiểm ruộng. Nguồn lực của dân chẳng đủ sức đương đầu với những việc đó. Nhà nước cần chú trọng giúp dân bảo hiểm thiên tai”.


Từ vùng đất có nhiều hộ nông dân làm đơn trả đất, ông Công đề nghị: “Cần tạo điều kiện tích tụ ruộng đất để làm ăn lớn, không nên làm ăn manh mún. Có những vùng đất đáng ra làm hoa màu có lãi, thì lại chuyển sang làm lúa khiến nông dân bị lỗ mãi, cấp trên phải cho dân chuyển đổi giống cây trồng phù hợp để dân còn theo đuổi nông nghiệp”.


bài và ảnh: Quốc Nam






“Văn hoá già làng”

“Văn hoá già làng”

Rắc rối chuyện nhà


“Văn hoá già làng”


SGTT.VN - Những năm gần đây, xã hội Việt Nam nổi lên những vấn đề gay gắt về sự suy giảm các hệ thống giá trị xã hội: văn hoá, đạo đức, tập quán, truyền thống… trong đó có một lớp người tưởng có thể nằm ngoài các va đập dữ dội đó: người già. Nhưng phải chăng người già, người về hưu được nằm ngoài những biến động này hay chính họ cũng đang hàng ngày hàng giờ bị cuốn hút vào vòng xoáy?











Văn hoá nhân loại nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng có một nét đẹp: kính trọng người già, thậm chí có thể nâng vấn đề này lên thành cả một lý thuyết xã hội học, đạo đức học: “văn hoá già làng”.


Tình yêu không tuổi nhưng cách yêu thì có


“Văn hoá già làng” về đại thể, đưa người cao tuổi vào vị trí cao nhất trong thang bậc giá trị của tế bào xã hội – gia đình. Cơ sở của văn hoá này chủ yếu dựa vào những điều kiện sau: kinh nghiệm sống, sự từng trải, sự hiểu đời – gọi chung là văn hoá sống; công lao sinh thành và nuôi dạy con cái; quyền lực kinh tế. Khi trong quan hệ gia đình thiếu hụt một trong những cơ sở này, vị trí “già làng” sẽ không còn là tối cao, lúc đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, ứng xử hợp đạo đức, từ đó hình thành những mối giao tiếp thế hệ dựa trên những thoả hiệp. Nếu những thoả hiệp đó được cả hai phía chấp nhận, được kéo dài cho đến lúc chết thì đó là hạnh phúc viên mãn, nhưng khi những thoả hiệp này không còn có thể duy trì, dung hợp được nữa thì sẽ là bắt đầu của một sự khủng khiếp: xung đột thế hệ. Khi các quyền lực kinh tế không còn nữa, khi con cái không còn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt kinh tế thì cũng có nghĩa “quyền tối thượng” của cha mẹ đã không còn đầy đủ nữa. Tuy nhiên, việc mất đi một quyền tối thượng không đồng thời làm nảy sinh xung đột. Tình cha nghĩa mẹ và con cái là một thứ tình cảm máu thịt thiêng liêng không dễ gì xoá bỏ dù các quan hệ kinh tế đã hết. Nhưng cũng vì vậy, cả hai bên đều cần phải điều chỉnh. Thay cho quan hệ “ra lệnh – thi hành” thì nay phải là một quan hệ khác: thoả hiệp. Từ đây, mỗi bên đều có những quyền nhất định trong việc tìm chọn các phương thức tồn tại của mình.


Về đại thể, người già thường nhìn lại phía sau, còn người trẻ thì nhìn về phía trước. Nguyên tắc của sự thoả hiệp là nhường nhịn và tôn trọng lẫn nhau. Không có lý gì thế hệ già lại cứ bắt thế hệ trẻ phải sống theo cách của mình. Ngay cả tình yêu – dù là tươi mới như mùa xuân, nhưng mỗi lứa tuổi đều có sự thống khổ riêng của nó.


Không ai cấm người già yêu và được yêu, nhưng không thể buộc họ phải yêu theo cách của lớp trẻ và ngược lại, không thể buộc lớp trẻ yêu theo cách người già. Đã có quá nhiều bi kịch gia đình với những sự xung đột thế hệ xoay quanh cái chủ đề muôn thuở này.


Bi kịch của gia đình bạn tôi









Có một dạng xung đột thế hệ khác, dữ dội hơn, tàn khốc và đau xót hơn vì nó bùng nổ công khai bởi không đạt được sự thoả hiệp. Đó là khi giới hạn của sự âm thầm chịu đựng đã hết. Lúc đó, hết cả đạo lý, lòng hiếu thảo, sự yêu thương và quyền lực của kẻ sinh thành.



Tôi chơi thân với một người bạn tuổi đã thất tuần, nhưng khác tôi – còn yêu và thích được yêu, còn ông thì không còn yêu ai nữa ngoài những đứa con gái của mình. Các con của ông đều thành đạt, có việc làm và thu nhập cao, ổn định. Dù đã không còn quyền lực kinh tế – một trong ba cơ sở của “quyền tối thượng” tạo nên “văn hoá già làng”, ông không hề tỏ ra là “biết” để phải tự điều chỉnh. Nhân danh tình cha con và kinh nghiệm, vốn sống và những suy nghĩ thuộc thế hệ của mình, ông cố gắng phủ tình yêu của ông lên các con, nhưng đó là một thứ tình yêu khắc nghiệt và đầy ngộ nhận. Ông gán cho các con những danh vị tôn quý dù những gán ghép đó không hề dựa trên cơ sở có thể lượng hoá: số đo thẩm mỹ, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, tài sản của các con mình. Với những nhìn nhận theo kiểu “ở nhà nhất mẹ nhì con”, ông nghi ngờ tất cả các chàng trai đến với các con ông. Lúc thì ông đánh giá, cái thằng kia nó chỉ yêu cái ví của con thôi. Lúc thì ông bảo: nó chỉ yêu cái chức vụ của con. Cứ thế, ông dựng nên xung quanh các con của mình những vòng kim cô khó có thể gỡ, nếu họ không muốn tạo ra những xung đột thế hệ. Năm tháng qua đi, những bông hoa héo tàn, các con ông nay đã ngoại tam tứ tuần, nhưng ông cứ tin rằng họ vẫn còn mơn mởn… Ông cho rằng mình đã đúng, mình thương yêu con, nhưng ông đâu biết nỗi đau của các con. Ở trong họ đã hình thành, đã âm ỉ nuôi cả một cuộc chiến tranh. Một ngày nào đó, có thể các con ông sẽ trút lên nấm mồ cha mình nỗi oán hận. Vì ông mà họ đã trở thành những “bà cô” hiu quạnh lẻ loi giữa dòng đời hừng hực nhựa sống.

Đó chính là cuộc xung đột thế hệ ở dạng ngầm, cuộc chiến tranh lạnh…


Có một dạng xung đột thế hệ khác, dữ dội hơn, tàn khốc và đau xót hơn vì nó bùng nổ công khai bởi không đạt được sự thoả hiệp. Đó là khi giới hạn của sự âm thầm chịu đựng đã hết. Lúc đó, hết cả đạo lý, lòng hiếu thảo, sự yêu thương và quyền lực của kẻ sinh thành.


Đồng cảm mới có thể “đồng đường”


Vì những điều kiện kinh tế và tập quán văn hoá truyền thống do lịch sử để lại ở Việt Nam hiện nay, khi mà các thế hệ vẫn sống chung dưới một mái nhà, nguy cơ xung đột thế hệ chủ yếu chỉ xoay quanh lĩnh vực tình yêu hôn nhân. Trái tim có những lý lẽ riêng của nó. Không thể bỏ mặc con cái tự quyết định tình yêu và hôn nhân, nhưng sự can thiệp thô bạo vào lĩnh vực hết sức nhạy cảm này chỉ đem lại phản ứng tiêu cực, thậm chí sẽ gieo mầm hoạ vào trong trái tim người con dâu hoặc con rể của mình. Không thể tuyệt đối hoá quyền lực của “già làng” mà chỉ có thể thoả hiệp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đó là cái van an toàn để tránh xung đột thế hệ.


“Văn hoá già làng” vẫn có sức sống tiềm tàng của nó trong văn hoá truyền thống, trong trái tim mỗi người. Nhìn nhận những cơ sở hình thành văn hoá đó cũng là để tự điều chỉnh trong bối cảnh chúng ta đã và đang phát triển một nền kinh tế mở, với vô số các cơ hội cho phép con cái sớm có thể tự lập về kinh tế. Hy vọng rằng, khi các quyền lực kinh tế đã hết thì nó sẽ không đồng thời mở ra nguy cơ của sự xung đột thế hệ – như đã và đang xảy ra khá phổ biến ở những nước đang phát triển.


TS Hoàng Bình






Thêm nhiều sân chơi cho nhảy, múa

Thêm nhiều sân chơi cho nhảy, múa

Thêm nhiều sân chơi cho nhảy, múa


SGTT.VN - Sẽ có những chiếc máy nhảy của nhà tài trợ đặt tại TP.HCM và Hà Nội tự động quay lại và tải lên website những phần trình diễn nhảy hay nhất để tham gia cuộc thi nhảy Beyoncé Live For Now. Người chiến thắng còn được gặp Beyoncé tại Úc... Beyoncé Live For Now đang làm phong phú thêm “sân chơi” nhảy múa vốn đang tưng bừng ở Việt nam.










Thí sinh sáu tuổi tham gia Got to dance với tiết mục múa dân gian.



Các chương trình lớn vào Việt Nam


Kênh truyền hình MTV Việt Nam đã chính thức công bố cuộc thi nhảy dành cho tất cả các bạn trẻ mê nhảy múa và yêu thích nữ ca sĩ Beyoncé. Các thí sinh sẽ tranh tài với những điệu nhảy thương hiệu của Beyoncé trên mạng và sau đó là đối mặt trong đêm đấu giải trực tiếp vào ngày 8.10. Hai người chiến thắng cuối cùng sẽ được đài thọ toàn bộ chuyến đi sang Úc, để tham dự tour diễn vòng quanh thế giới The Mrs. Carter Show World Tour của Beyoncé.


Ở lĩnh vực nhảy múa, cách đây hai năm thảng hoặc mới có một cuộc thi nhỏ, một đêm diễn thì nay các cuộc thi trên truyền hình sản xuất từ các phiên bản quốc tế đã mang lại một sân chơi mới, đầy sinh khí.


Chương trình đình đám Got to dance đã được sản xuất ngay từ năm 2009 ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Đức, New Zealand, Hà Lan… sẽ được phát sóng trên VTV3 vào ngày 14.9 với phiên bản Việt mang tên Vũ điệu đam mê. Với thế mạnh là chấp nhận sự đa dạng của các thể loại, độ tuổi, mọi hình thức tham gia như nhảy đơn, đôi, nhóm, Got to dance lại giữ được sóng của giờ vàng, 21g tối thứ bảy hàng tuần nên chương trình mạnh dạn ra mắt, dù So you think you can dance – Thử thách cùng bước nhảy đang chiếm được rất nhiều cảm tình của khán giả trên kênh địa phương HTV7.










Thí sinh Y JelBong tham gia Thử thách cùng bước nhảy tiết lộ, anh thường đeo chì vào chân để tập nhảy múa.



Thể hiện đam mê chứ không chỉ là ngôi vị


Năm 2012, sau Thử thách cùng bước nhảy, hàng loạt những cái tên bước ra từ cuộc thi đã dần khẳng định được vị trí của mình như Lâm Vinh Hải, Quang Đăng, Hồng Nhung, Toàn Trung, Tuấn Đạt, Minh Hiền… Mức độ nhận biết và sự yêu mến dành cho các vũ công ngày càng cao hơn. Khán giả không đơn thuần chỉ quan tâm đến ca sĩ, diễn viên mà còn cả những vũ công tài năng. Vòng sơ loại của Got to dance tại Hà Nội đã chứng kiến rất nhiều thí sinh với lòng yêu nhảy múa tràn trề, có em nhỏ sáu tuổi đi múa dân gian, có cô 67 tuổi vẫn nhảy belly dance. Những câu chuyện cảm xúc trong Thử thách cùng bước nhảy như cô bé Tố Linh bị viêm não, liệt nửa người từ nhỏ nhưng có khả năng biên đạo và kỹ thuật tốt đã khiến giám khảo, khán giả bất ngờ.


Ở các cuộc thi nhảy múa như Thử thách cùng bước nhảy, khán giả mới có dịp cảm nhận những câu chuyện đẹp về lòng đam mê, yêu nghề. Lan Anh phải dừng bước tại vòng bán kết mùa thứ nhất vì bị viêm giác mạc vẫn miệt mài luyện tập để quay lại trong mùa hai. Hồ Minh Huyền, một du học sinh ngành múa tại Singapore, vẫn trở lại với múa cách đây hai tháng sau khi bị chấn thương nặng ở lưng trong quá trình luyện tập. Chấn thương khiến Huyền suy sụp, nhưng chính chương trình đã vực dậy niềm tin cho Huyền, giúp bạn bắt đầu tập vật lý trị liệu, dần lấy lại cảm giác trên sàn tập với hy vọng tìm lại điểm khởi đầu mới.


Có lẽ câu chuyện của Y Jel Brong sẽ khiến khán giả khó quên. Chàng trai dân tộc Ê-Đê này có một bí kíp luyện tập rất “khác người”: đeo chì vào chân. Y Jel chia sẻ, bằng cách này bạn có thể tăng khả năng khống chế của chân, khi tháo chì ra, cơ thể nhảy múa sẽ nhẹ nhàng hơn.


Trâm Anh









Thử thách cùng bước nhảy mùa hai được phát sóng lúc 21g thứ bảy hàng tuần từ 17.8 trên các kênh: HTV7, VCTV1 – Giải trí TV, DRT, HN1&2, CVTV1 và YanTV.


Vũ điệu đam mê sẽ phát sóng lúc 21g thứ bảy hàng tuần trên VTV3, bắt đầu từ 14.9, kéo dài ba tháng.







DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ