Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Bệnh nhân nghi truyền nhầm máu xuất viện

Bệnh nhân nghi truyền nhầm máu xuất viện

Bệnh nhân nghi truyền nhầm máu xuất viện


SGTT.VN - Chiều 15.11, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã làm lễ xuất viện cho sản phụ Nguyễn Thị Loan, 22 tuổi ở thị xã Sơn Tây Hà Nội. Sản phụ Loan từng bị nghi truyền nhầm máu trong quá trình mổ lấy thai.











Trước đó, sản phụ Nguyễn Thị Loan mang thai lần 1, đã được phát hiện rau tiền đạo trung tâm. Ngày 21.10, sản phụ Loan chuyển dạ đẻ và được chỉ định mổ cấp cứu tại bệnh viện Sơn Tây. Trong quá trình mổ lấy thai, sản phụ Loan mất máu nhiều nên đã được truyền 700 ml khối hồng cầu. Sau mổ, sản phụ Loan có chảy máu âm đạo nhiều, dẫn đến sốc mất máu phải truyền nhiều máu. Để cứu sống bệnh nhân, bệnh viện Sơn Tây đã phải khẩn cấp huy động thêm từ bệnh viện Huyết học Truyền máu trung ương và máu toàn phần của người nhà bệnh nhân – tổng số đã truyền 3000ml máu toàn phần (không tách huyết tương) nhóm B và 1000ml khối hồng cầu nhóm B.


Ngày 22.10 sản phụ Loan vẫn chảy máu nhiều buộc phải mổ lần 2 để cầm máu. Tuy nhiên, do tình trạng mất máu nhiều nên dẫn đến rối loạn đông máu nặng làm cho máu không cầm được mà tiếp tục chảy máu. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Xác định đây là ca bệnh nặng, không đủ phương tiện, thiết bị để cứu chữa, bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã nhanh chóng liên hệ và chuyển ngay đến khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai.


Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị sốc mất máu do rối loạn đông máu nặng biến chứng suy đa tạng, rau tiền đạo trung tâm (đã mổ lấy thai và cắt tử cung).


Các bác sĩ đã tích cực cấp cứu và điều trị, sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, tình trạng rối loạn đông máu đã được đẩy lùi, không còn chảy máu qua dẫn lưu, nên đã được rút ống nội khí quản, tự thở với ô xy liều thấp. Hiện bệnh nhân tỉnh, không sốt, thở khí phòng, không có biểu biện xuất huyết, ăn uống bình thường và đủ điều kiện xuất viện.


Lệ Hà






Bếp, trước tiên phải để nấu

Bếp, trước tiên phải để nấu

Bếp, trước tiên phải để nấu


SGTT.VN - Bếp, nhiều khi cũng được coi như một phòng khách thứ hai, thể hiện đẳng cấp của ngôi nhà, thể hiện tiềm lực của chủ nhà; và không ít gia chủ không tiếc tiền đầu tư cho bếp, với mục tiêu làm bếp để khoe, mà ai ngó vào cũng phải thèm muốn, trầm trồ xuýt xoa...










Hệ thống tủ bếp đẹp, thiết bị hiện đại, phụ kiện, đồ nấu bếp xịn... chưa phải là điều quyết định bữa ăn ngon.



Bếp để... khoe


Cách đây vài ba tháng, một nhà cung cấp thiết bị bếp đã khai trương “showroom nội thất bếp tiền tỉ” tại một trung tâm thương mại ngầm lớn nhất Đông Nam Á ở Hà Nội. “Bếp tiền tỉ” là cách gọi của chính nhà kinh doanh. Cái cụm từ này làm nhiều nhà nghèo, nhà không giàu đều... hoảng hốt; có lẽ chỉ có đại gia mới cảm thấy bình thường. Tất nhiên ai cũng hiểu đây là một cách nói quá lên; nhưng thực sự cũng làm nhiều người suy nghĩ!


Bếp trong những ngôi nhà hiện đại giờ khác bếp ngày xưa; từ cách tổ chức không gian, hệ thống tủ kệ, trang thiết bị, quy trình thao tác... Bếp là một không gian, một phòng công năng quan trọng trong ngôi nhà và được đầu tư tương xứng với vai trò của nó. Trong một ngôi nhà bình thường, nếu không tính những phòng có tính năng đặc biệt khác; thì chắc chắn phòng bếp có suất đầu tư cao nhất tính trên diện tích sàn (so với các phòng chức năng thông thường khác như phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng vệ sinh). Nhu cầu làm một gian bếp đẹp, tiện nghi là nhu cầu phổ biến và chính đáng. Với ngôi nhà hiện đại, với lối sống hiện đại, bếp – phòng ăn cũng là nơi sinh hoạt gia đình, không chỉ là cái “xưởng chế biến” thức ăn nữa. Trong xu hướng những năm gần đây, nhiều kiến trúc sư cùng chủ nhà kết nối không gian phòng sinh hoạt chung và phòng bếp – ăn; và phòng bếp là một không gian mở. Chính vì vậy, bếp cần phải đẹp, để còn... khoe!


Ở góc độ đầu tư, kinh tế, thì... vô cùng! Hoàn thiện một gian bếp thông thường có chi phí vài chục triệu, cho hệ thống tủ bếp (cùng phụ kiện), mặt đá, các trang thiết bị tối thiểu là bếp nấu (gas, điện, từ), máy hút mùi và chậu rửa. Với các loại bếp bình dân, chưa phải cao cấp, thì tủ lạnh (một thiết bị không thể thiếu khác) không được tính vào chi phí xây lắp; mà coi như đồ gia dụng mua sau. Tuy nhiên, trong thực tế thì có những gian bếp được đầu tư hoàn thiện, với đầy đủ thiết bị, phụ kiện, chất liệu... hiện đại, xịn; có thể lên tới hàng trăm triệu; và cá biệt cũng có những gian bếp tiền tỉ.


Bếp, nhiều khi cũng được coi như một phòng khách thứ hai, thể hiện đẳng cấp của ngôi nhà, thể hiện tiềm lực của chủ nhà; và không ít gia chủ không tiếc tiền đầu tư cho bếp, với mục tiêu làm bếp để khoe, mà ai ngó vào cũng phải thèm muốn, trầm trồ xuýt xoa...


Nhưng trước tiên phải để nấu


Có kiến trúc sư chuyên làm nhà ở chia sẻ rằng: làm nhà ở nhiều thấy nhiều cái thú vị, ví như cái bếp. Có người khi đặt nhiệm vụ thiết kế cho kiến trúc sư, đặt cái bếp lên hàng đầu, với đầy đủ những yêu cầu, nhu cầu tỉ mỉ rất thiết thực cho việc nấu bếp, từ vị trí nồi niêu, chai mắm lọ muối... Có người thì lại chỉ nhăm nhăm kiểu nọ, kiểu kia, với yêu cầu các loại thiết bị hiện đại, chất liệu... để làm sao cho nó “có chất”. Có người thì chỉ yêu cầu mỗi cái hướng bếp, còn lại những vấn đề khác thì hờ hững, phó mặc cho kiến trúc sư...


Phác hoạ sơ qua cũng thấy, người cần đầu tư cho bếp (theo cách riêng, không hẳn là đầu tư ở góc độ kinh tế, tiền bạc) vì nhu cầu nấu bếp thực sự, với họ, gian bếp, việc nấu nướng và bữa ăn là vô cùng quan trọng. Người thì đầu tư làm bếp đẹp, bếp xịn để khoe; cũng không thể phủ nhận rằng một gian bếp đẹp, một phòng ăn đẹp có làm sang thêm ngôi nhà. Và có người thì có lẽ chẳng cần tới bếp, với họ có lẽ gian bếp như là một thứ thủ tục cần phải có.


Xưa, ông cha ta quan niệm, một ngôi nhà đúng nghĩa, một không gian sống đúng nghĩa là phải có cái bếp; và bếp phải thường xuyên đỏ lửa như để khẳng định, và ước vọng về một sự an cư, hạnh phúc. Bây giờ trong xã hội hiện đại, cuộc sống công nghiệp, người ta ăn cơm văn phòng, ăn nhậu nhà hàng nhiều, cái bếp trong nhà nổi lửa ít đi cũng là điều dễ hiểu!


Bếp đẹp, bếp sang, bếp... nhiều tiền đều tốt cả. Nhưng bếp trước tiên phải để nấu. Đấy là chức năng thiêng liêng của nó, rồi mới đến chuyện bày hay khoe. Nhu cầu về một gian bếp, thiết kế một gian bếp cũng phải đặt điều đó lên hàng đầu, gắn liền với lối sống, nếp sinh hoạt của gia đình, trong ngôi nhà – là bữa ăn. Nếu điều đó chưa đủ đầy, trọn vẹn, thì bếp đẹp mấy cũng không có nhiều ý nghĩa. Có anh chủ nhà, khi trao đổi về bếp với kiến trúc sư, đặt ngay yêu cầu là phải có máy rửa bát. Tất nhiên chuyện đó đơn giản trong thiết kế. Nhưng thực tế, anh chẳng mấy khi dùng tới máy rửa bát, vì có mấy khi nấu ăn ra bữa đâu, thì làm gì có bát mà rửa?! Cũng có người khi làm việc với kiến trúc sư, cũng cẩn thận kỹ càng lắm, trong vấn đề cái bếp; nhưng rồi cũng chẳng bao giờ tự kiểm chứng sự tiện nghi, thuận lợi; mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng và thiết kế; bởi vì: bếp được khoán trắng cho người giúp việc.


Tới nhiều ngôi nhà mới, theo kiểu hiện đại; nếu thấy khu vực bếp, trên mặt tủ bếp ngổn ngang, thậm chí lộn xộn thì biết nhà này chăm chỉ nấu ăn, và có bữa ăn gia đình thường xuyên. Còn tới nhà nào mà bếp lại sạch sẽ, gọn gàng đến mức... trơn tuột, lạnh lùng thì cũng biết gian bếp này có chức năng trưng bày nhiều hơn là nấu nướng.


Bếp, trước tiên là phải nấu. Và quan trọng nữa là phải... nấu ngon. Bếp đấy là đẹp nhất!


KTS Nguyễn Trần Đức Anh


ảnh: thu vân






Nhà môi giới chi tiền để chủ đầu tư làm sổ cho khách hàng

Nhà môi giới chi tiền để chủ đầu tư làm sổ cho khách hàng

Vụ mắc cạn vì tin nhà môi giới


Nhà môi giới chi tiền để chủ đầu tư làm sổ cho khách hàng


SGTT.VN - Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 8.11 có bài Mắc cạn vì tin nhà môi giới phản ánh tình trạng nhiều khách hàng mua đất thông qua môi giới để rồi quyền lợi bị treo lơ lửng khi không lấy được sổ đỏ. Trao đổi với chúng tôi, bà Đặng Thị Kim Oanh, giám đốc công ty cổ phần dịch vụ thương mại và xây dựng địa ốc Kim Oanh – một trong những nhà môi giới được phản ánh trong bài báo, nói rằng “chính mình cũng là nạn nhân”.


Theo bà, có hay không tình trạng đã ba năm qua khách hàng mua đất tại dự án khu dân cư Bảo Cường (Biên Hoà, Đồng Nai) thông qua công ty Kim Oanh chưa được cấp chủ quyền?


Đúng là có sự việc trên nhưng chính công ty Kim Oanh cũng là một nạn nhân bị thiệt hại từ sự việc này. Trước khi ký hợp đồng phân phối dự án này, chủ đầu tư đã trưng ra quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 cho dự án của các cơ quan hữu quan, hạ tầng đã hoàn thiện khoảng 70%, đã có sổ đỏ toàn khu mang tên chủ đầu tư, và chủ đầu tư có nguồn thu nhập khác từ vài cây xăng đang hoạt động. Gần đến thời hạn ra sổ đỏ cho khách hàng, công ty Kim Oanh cũng đã liên tục liên lạc và gởi công văn cho chủ đầu tư để yêu cầu hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng. Hiện tại, công ty Kim Oanh được biết là số nợ về tiền sử dụng đất khoảng 8 tỉ đồng và chi phí hoàn tất hạ tầng ước tính hơn 1 tỉ đồng của chủ đầu tư thông báo chỉ chiếm một phần trong tổng số tiền thu được từ khách hàng.


Như bà nói, trách nhiệm phải thuộc chủ đầu tư nhưng vì sao bà lại đứng ra giải quyết sự việc này?


Tại dự án nêu trên, công ty Kim Oanh chỉ môi giới cho 20 khách hàng, hơn 80 khách hàng còn lại do công ty cổ phần bất động sản Nam Việt và công ty bất động sản Lạc Việt đồng phân phối. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, công ty Kim Oanh đã cùng khách hàng đấu tranh để đốc thúc, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ với khách hàng.


Bà có thể nói rõ hơn về phương án hỗ trợ khách hàng của công ty?


Theo tôi, nguyên nhân không ra được sổ đỏ là do chủ đầu tư gặp khó khăn về mặt tài chính, không có khả năng đóng 8 tỉ đồng tiền sử dụng đất. Do đó, trong cuộc họp giữa chủ đầu tư, đại diện khách hàng và công ty Kim Oanh vào ngày 23.10.2013, chúng tôi đã đồng ý như sau: chủ đầu tư nộp 600 triệu đồng vào tài khoản phong toả, khách hàng đóng toàn bộ số tiền còn lại khoảng 2 tỉ đồng. Sau khi số tiền này đã được nộp đầy đủ, công ty Kim Oanh sẽ hỗ trợ chủ đầu tư khoảng 10 tỉ đồng bao gồm 3,6 tỉ tiền hỗ trợ, khoảng 1,5 tỉ mua chín lô đất còn lại, 400 triệu mua 540m2 đất trường học và xoá nợ cho chủ đầu tư 4,4 tỉ đồng mà trước đây công ty Bảo Cường mượn của chúng tôi để làm dự án khác. Phần còn lại thì chủ đầu tư sẽ hoàn tất các thủ tục để cấp sổ cho khách hàng, vì nhà môi giới không được phép thực hiện những công việc này.


V. Nguyên






Tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang chậm dần

Tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang chậm dần

Tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang chậm dần


SGTT.VN - Theo số liệu của uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) mới công bố, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra với tốc độ giảm dần trong những năm gần đây.


Năm 2010 được đánh giá là năm diễn ra cổ phần hoá mạnh nhất với 4.959 tỉ đồng được đấu giá thành công. Tuy nhiên tốc độ cổ phần hoá đã giảm mạnh vào các năm tiếp theo. Năm 2011 chỉ đấu giá thành công 1.560 tỉ đồng trên 3.494 tỉ chào bán, chiếm 44,6%. Năm 2012 số lượng cổ phần được đấu giá thành công chỉ còn 356 tỉ đồng. Trong bảy tháng đầu năm 2013, doanh nghiệp nhà nước đã bán đấu giá cổ phần hoá được 822 tỉ đồng trong 1.319 tỉ đồng chào bán, tỷ lệ đấu giá thành công chỉ ở mức 62,3%.


Bên cạnh việc đấu giá cổ phần hoá khó khăn, việc chào bán chứng khoán của các công ty đại chúng cũng giảm dần theo các năm. Năm 2010 cũng là năm thành công nhất với các công ty đại chúng khi chào bán thành công 20.535 tỉ đồng trên tổng 75.000 tỉ đồng chào bán. Năm 2011 việc chào bán cổ phiếu các công ty đại chúng giảm cả về số lượng (6.510 tỉ đồng) và tỷ lệ chào bán thành công (24,5%). Năm 2012 các công ty đại chúng chào bán thành công 12.607 tỉ đồng.


Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng các nhà đầu tư không mặn mà với việc tham gia vào tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và mua cổ phiếu các doanh nghiệp đại chúng là do thị trường chứng khoán trong thời gian qua chưa hấp dẫn với các nhà đầu tư, nền kinh tế khó khăn, nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn chưa tiến hành đấu giá cổ phần hoá…


Quang Bách






Khoai mì ăn sao không độc?

Khoai mì ăn sao không độc?

Khoai mì ăn sao không độc?











“Mấy đứa con tôi rất thích ăn khoai mì. Đọc Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 4.11 tôi thấy có trường hợp trẻ ngộ độc do ăn khoai mì cao sản. Tôi nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khoai mì cho các con?


Bích Liên (TP.HCM)


TS Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Trong củ, lá khoai mì có chứa một lượng axít cyanhydric (HCN) đáng kể. HCN là một axít hữu cơ không bị phá huỷ bởi nhiệt độ sôi. Hàm lượng HCN phụ thuộc vào giống khoai mì (khoai mì đắng, khoai mì cao sản chứa HCN cao hơn khoai mì ngọt); HCN có nhiều ở vỏ củ, lõi củ (ở lá cao hơn củ 3 – 5 lần). Khi hàm lượng HCN cao trong thức ăn chế biến từ khoai mì vào cơ thể người sẽ gây ngộ độc thực phẩm.


Để phòng tránh ngộ độc: không sử dụng khoai mì đắng, khoai mì cao sản (cả củ và lá) để chế biến thức ăn. Khi nghi ngờ khoai mì độc hay thấy đắng, tuyệt đối không ăn. Trước khi ăn, cần gọt, bóc vỏ kỹ, rửa ngâm nước sạch, luộc mở vung và nấu chín kỹ; lá khoai mì cần ngâm nước, rửa sạch, muối chua hoặc luộc thật kỹ… Các biện pháp xay nghiền, lọc bột, ngâm, luộc kỹ, ủ chua có thể loại bỏ phần lớn HCN trong khoai mì.






Đổi khẩu vị bằng món chay

Đổi khẩu vị bằng món chay

Đổi khẩu vị bằng món chay


SGTT.VN - Ăn chay giờ như một cách “thanh lọc” cơ thể hoặc để thưởng thức hương vị lạ được nhiều thực khách chọn. Không phải cất công đi tìm quán, bạn có thể vào bếp tự làm đồ chay với nguyên liệu sẵn, có trên thị trường.


Cuốn diếp chay











Chọn nguyên liệu: cải bẹ xanh, tàu hũ, bún tươi, càrốt, giá sống, hành lá.


Cải bẹ xanh rọc lấy lá bỏ cọng, tàu hũ chiên vàng cắt sợi dài, càrốt xắt sợi nhỏ, hành lá trụng nước sôi. Trải lá cải bẹ xanh ra, xếp các nguyên liệu lên cuộn tròn lại, lấy hành lá cột ngang. Quậy chao với chanh, đường làm nước chấm.


Mì xào giòn











Chuẩn bị: mì sợi vàng, mì căn, đậu hoà lan trái, càrốt tỉa bông, bắp non, nấm đông cô, hành tây cắt miếng.


Chiên mì sợi ngập trong chảo dầu nóng cho giòn, vớt ra để ráo dầu. Mì căn xé sợi chiên vàng. Đậu hoà lan, bắp non, càrốt, nấm đông cô: trụng nước sôi. Xào nhanh củ hành tây cùng các loại rau củ với lửa lớn. Nêm đường, nước tương, hạt nêm. Xếp mì ra dĩa, cho hỗn hợp rau củ xào lên.


Tàu hũ om càri











Nguyên liệu chỉ có: tàu hũ, sả cây, bột càri.


Tàu hũ cắt khối vuông chiên vàng, sả bào khoanh phi vàng. Quậy đều hỗn hợp bột càri, nước sôi, nước tương, đường, hạt nêm. Cho tàu hũ, sả vào thố, rưới nước càri vào xóc đều tay. Đặt thố lên bếp om 10 phút.


Tàu hũ non xốt cà chua











Chuẩn bị: tàu hũ non, nấm mèo, cà chua, hành lá, bột năng.


Tàu hũ bóp nhuyễn trộn với nấm mèo cắt sợi, cho hạt nêm, bột năng vào trộn đều. Thoa ít dầu ăn vào chén, cho hỗn hợp tàu hũ vào ém chặt, đem hấp cách thuỷ 15 phút. Cà chua bằm nhuyễn xào với dầu, nêm nước tương, đường, hạt nêm, bột năng pha nước cho sệt lại. Úp tàu hũ ra dĩa, chan nước xốt cà lên, rắc hành cắt nhuyễn.


M. Cúc – Q. Tâm






Người đỡ chết nhờ heo bớt xài kháng sinh

Người đỡ chết nhờ heo bớt xài kháng sinh

Người đỡ chết nhờ heo bớt xài kháng sinh


SGTT.VN - Hàng tấn thuốc kháng sinh được sử dụng hàng năm cho heo và gà nuôi ở châu Âu làm dấy lên sự lo ngại lạm dụng kháng sinh. Đan Mạch đang đi tiên phong trong việc từ bỏ thói quen này.










Đan Mạch không cho sử dụng các loại kháng sinh thuộc thế hệ thứ ba và thứ tư trong chăn nuôi, loại thuốc rất quan trọng với con người hiện nay.



Trước khi Michael Nielsen vào chuồng heo của mình, anh cởi quần, áo, vớ và cả quần lót, khoác vào bộ áo liền quần khử trùng, mang ủng cao su và xoa tay vào thuốc sát trùng rồi mới kiểm tra từng con heo. Trong trại chăn nuôi gần thủ đô Copenhagen, Nielsen có 650 heo nái. Mỗi heo nái cho 30 heo con trong một năm, dự tính sau một năm, đàn heo của anh có hơn 20.000 con.


“Hàng ngày, chúng tôi phải kiểm tra từng con heo”, Nielsen cho biết. Bệnh dịch là điều không thể tránh khỏi trong các chuồng heo này. Heo con dễ bị tiêu chảy, heo lớn hơn thì dễ bị nhiễm trùng qua những vết thương hở do chúng cắn lẫn nhau. Trong những trường hợp như vậy, Nielsen tiêm mũi Duoprim trị tiêu chảy và Streptocilin trị nhiễm trùng cho heo. Nếu có đến 1/4 số heo trong một chuồng bị tiêu chảy, anh sẽ trộn thuốc kháng sinh vào nước uống cho heo.


Không như các đồng nghiệp khác ở châu Âu, Nielsen phải báo cáo từng ống thuốc anh sử dụng lên cơ quan quản lý chăn nuôi nhà nước. Đan Mạch giám sát rất chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp hơn bất kỳ quốc gia nào để tránh việc lạm dụng kháng sinh. Nếu liều dùng của Nielsen vượt quá một giới hạn, anh sẽ nhận thư từ cơ quan quản lý giống như “thẻ vàng” và nộp tiền phạt. Nặng hơn, anh buộc phải giảm số heo nuôi trong trại. Nặng hơn nữa, anh bị cấm hành nghề. Bất kỳ ai cũng có thể đọc tin Nielsen bị phạt do dùng quá liều thuốc cho heo trên website của cơ quan quản lý.


“Chúng ta càng sử dụng nhiều kháng sinh hôm nay thì ngày mai kháng sinh đó càng giảm hiệu quả”, ông Steven Solomon từ trung tâm kiểm dịch Mỹ cảnh báo. Mỗi liều kháng sinh được sử dụng sẽ góp phần tạo ra những loại khuẩn mới chống lại thuốc kháng sinh. Ai cũng biết điều đó nhưng hàng năm vẫn có 40.000 người ở Mỹ và EU chết vì nhiễm trùng được gây nên bởi những vi trùng lờn thuốc kháng sinh. Các nhà nghiên cứu bệnh dịch dự báo “kỷ nguyên hậu kháng sinh” đang tới. Họ tin rằng một phần trách nhiệm nằm ở sự dùng thuốc quá liều một cách cẩu thả của những người nông dân. Các bác sĩ cũng đang kê toa quá liều kháng sinh cho các bệnh nhân.


Đan Mạch là nước đầu tiên nhấn phanh trong việc lạm dụng này, từ cách đây 20 năm. Nếu những người chăn nuôi dùng quá liều thuốc, họ sẽ đối diện với hình phạt. Ở Đức, trái lại, cho đến tháng 9 năm ngoái vẫn chưa có số liệu cụ thể bao nhiêu kháng sinh được dùng trong ngành nông nghiệp. Theo cục Bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm Đức thì năm 2011, các công ty dược cung cấp cho các bác sĩ thú y 1.734 tấn kháng sinh dùng cho vật nuôi. Khoảng 800 tấn kháng sinh được dùng cho người trong cùng thời kỳ. Tháng 10 qua, cơ quan Y khoa châu Âu, đưa ra một khảo sát so sánh lượng kháng sinh cho vật nuôi được dùng ở 25 nước châu Âu. Theo đó, các nông dân Đức sử dụng 211 miligram cho mỗi ký thịt hơi. Trong khi Đan Mạch chỉ dùng 43 miligram, thấp nhất châu Âu.


Mỗi con heo đủ lớn trong trại của Nielsen đều được gắn chíp ở tai, ăn qua hệ thống máng tự động. Từ trung tâm điều hành, con nào biếng ăn, bỏ bữa sẽ được Nielsen biết ngay và đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Về thuốc dùng, bác sĩ thú y trong trại của anh chỉ được kê đơn, muốn mua nó anh phải chạy ra tiệm dược phẩm. Trước đây, các bác sĩ thú y ở Đan Mạch vừa được phép kê đơn vừa được phép bán thuốc nên họ thường kê quá tay để kiếm lời. Từ năm 1994, bác sĩ thú y ở đây không được phép bán thuốc nữa. Bên cạnh đó, Đan Mạch cũng không cho sử dụng các loại kháng sinh thuộc thế hệ thứ ba và thứ tư rất quan trọng với con người hiện nay. Sử dụng kháng sinh thế hệ cũ mà trị được bệnh cho gia súc tốt càng lâu bao nhiêu thì cả vật và người càng được nhờ nhiều bấy nhiêu.


Từ năm 2000, Đan Mạch cấm tiệt việc dùng thuốc để gia súc tăng trọng nhanh. Sáu năm sau, EU mới áp dụng lệnh cấm này. Ở Mỹ và châu Á, các nông dân vẫn được dùng. “Heo ở những nơi đó nung núc như khúc dồi đứng trên bốn chân. Nhưng đó không phải là loại thịt tôi muốn ăn”, Nielsen nói, heo của anh nhìn “xương xẩu” hơn.


Đinh Hiệp






Chương trình ngày mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 của thời trang Senti

Chương trình ngày mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 của thời trang Senti

Chương trình ngày mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 của thời trang Senti


SGTT.VN - Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2013 sắp đến , thời trang SENTI giảm gía tất cả sản phẩm mi 20% ( kể cả sản phẩm đã giảm giá), riêng thầy cô , ưu đãi giảm 25%.


Chương trình áp dụng trong tuần lễ từ 14-20.11.2013.






































Chúc quý thầy cô và các bạn chọn lựa được cho mình những sản phẩm thời trang thanh nhã – cao cấp với mức giá tốt nhất.


Website: www.senti.vn


Facebook: www.facebook.com/senti3004


Địa chỉ các cửa hàng SENTI


242A Nguyễn Đình Chiểu, Q.3


106 Hai Bà Trưng, Q.1


135, Nguyễn Huệ, Q.1, Lầu 2 – A7 Thương xá Tax.


P.a






Chữ tái và chữ tai một vần

Chữ tái và chữ tai một vần

Đồ dùng bếp bằng nhôm tái chế


Chữ tái và chữ tai một vần


SGTT.VN - Đa số người nội trợ vì mải lo đối phó với thực phẩm bẩn mà quên rằng các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo... cũng là những “sát thủ” lạnh lùng đang chễm chệ trên bếp nhà.










Ảnh: Lê Kiên



Miễn rẻ, đẹp là được?


Bà Trần Thị Mai ở quận 6, TP.HCM lôi ra cái chảo nhôm sáng bóng khoe với hàng xóm: “Thấy rẻ quá nên mua, vô cửa hàng hay siêu thị mua làm sao mua được giá này”. Cái chảo có đường kính 18cm, giá chỉ 20.000 đồng, không có tem hay thương hiệu. Trong khi đó, các loại chảo có thương hiệu cùng kích cỡ giá từ 80.000 – 145.000đ/cái. Không chỉ có chảo, tại các khu chợ còn bán các loại đồ bằng nhôm khác như thau, nồi, xửng hấp… giá chỉ từ 10.000đ/cái. Ngoài ra, còn có các loại chảo chống dính với giá chỉ từ 30.000đ/cái.


Khi các bà nội trợ đang cố gắng thắt chặt chi tiêu trong thời buổi khó khăn, thì chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm bằng nhôm giá rẻ bày bán trên thị trường càng ít được quan tâm. Một số bà nội trợ sau khi mua nồi, chảo nhôm mới còn truyền miệng nhau cách xào dầu ăn với hẹ để… khử độc.


Tác hại của nhiễm kim loại


Vừa qua, phòng khám đa khoa quốc tế Bác Ái đã tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm độc chì không rõ nguyên nhân. TS.BS Ciro Gargiulo, làm việc tại phòng khám này cho biết, nhiễm kim loại ngoài thông qua các loại thuốc, qua môi trường, còn có thể qua dụng cụ chế biến thức ăn. Chì có thể đến từ nhôm tái chế, gây tác động nguy hại nếu cơ chế đào thải thông thường của cơ thể bị suy giảm. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với chì vì có tỷ lệ tiêu hoá hấp thụ nhiều lần hơn so với người lớn và bộ não chưa phát triển hoàn toàn. Trường hợp bị nghi ngờ nhiễm độc kim loại nặng, cần phải đến bệnh viện để được điều trị (hiện bộ Y tế đã có phác đồ điều trị bệnh này). Kể từ khi nhận dạng và loại bỏ các nguồn gây phơi nhiễm thường xuyên, phương pháp điều trị duy nhất là bệnh nhân phải trải qua một khoảng thời gian thực hiện chế độ ăn uống, làm việc và giải trí một cách nghiêm túc.


Về cách sử dụng dầu ăn xào với hẹ để khử độc cho nồi, chảo bằng nhôm, TS.BS Ciro Gargiulo khẳng định: “Phương pháp này là phản khoa học”. Còn giảng viên Đỗ Thị Kim Quyên, bộ môn chế biến món ăn đại học Hoa Sen cho biết, bà chưa nghe qua chuyện dầu ăn xào với hẹ để khử độc nồi, chảo nhôm, mà chỉ có thể đun nóng một ít dầu ăn để khử mùi trước khi dùng nồi, chảo mới.


Chọn công nghệ, xài kỹ lưỡng


Về phía nhà sản xuất, bộ phận quản lý sản phẩm đồ bếp công ty TNHH Supor Việt Nam cho biết, hợp kim nhôm là nguyên liệu cơ bản để chế tạo dụng cụ nhà bếp. Ở Việt Nam hiện tại các sản phẩm được làm từ nhôm gồm có nhôm nguyên chất, nhôm đã qua xử lý (ôxy hoá mềm, ôxy hoá cứng), sản phẩm chống dính. Nhôm đã qua xử lý là nhôm thông qua công nghệ xử lý bề mặt hình thành lớp bảo vệ giúp thực phẩm tránh tiếp xúc trực tiếp với nhôm. Công nghệ ôxy hoá cứng hình thành nên lớp bảo vệ (có màu đen) có độ cứng cao hơn nhiều so với công nghệ ôxy hoá mềm (màu xám trắng), thậm chí còn cứng hơn inox, vì vậy có độ bền cao. Sản phẩm nồi chống dính đã được phủ một lớp chống dính trên bề mặt, người tiêu dùng khi chọn mua nên lưu ý chất này của sản phẩm có an toàn hay không.


Bất luận là nhôm cao cấp hay thấp cấp, nếu trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, đều không an toàn cho sức khoẻ. Khi chọn nồi, chảo nhôm cần chọn sản phẩm sử dụng công nghệ ôxy hoá mềm hoặc ôxy hoá cứng, tránh cho thực phẩm trực tiếp tiếp xúc với nhôm, an toàn hơn. Mua chảo chiên xào, càng nên chọn sản phẩm sử dụng công nghệ ôxy hoá cứng. Còn sản phẩm rẻ tiền làm từ nhôm tái chế thì dễ nhiễm tạp chất, đặc biệt là chì, cực kỳ nguy hiểm nếu vượt hàm lượng cho phép (xem box).


Bộ phận quản lý sản phẩm đồ bếp công ty TNHH Supor Việt Nam tư vấn thêm, đối với nhôm đã qua xử lý, khi bề mặt sản phẩm đã bị đen và lộ lớp nhôm ra ngoài có nghĩa bề mặt xử lý đã hỏng, nên đổi đồ mới. Đối với sản phẩm chống dính, khi lớp chống dính trên bề mặt bị tróc ra, cũng nên đổi nồi, chảo mới. Còn với sản phẩm nhôm thông thường, cần rửa sạch và lau khô bên trong và bên ngoài sau khi dùng. Đối với sản phẩm chống dính, hạn chế sử dụng sạn bằng sắt hoặc miếng cước để rửa, vì nếu làm tróc lớp chống dính dễ tạo cơ hội cho thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhôm. Khi vừa nấu xong, không dùng nước lạnh để rửa ngay.


Sa Đồng









Theo quyết định 46/2001 của bộ Y tế, hàm lượng chì cho phép trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg. Theo bảng kiểm tra giới hạn kim loại nặng trong dụng cụ chứa đựng, bảo quản và nấu ăn của bộ Y tế, chì là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, huỷ hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích vào trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính, dị hình xương, suy thoái não...







DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ