Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Sửa nhà từ nóc

Sửa nhà từ nóc

Ý kiến bạn đọc


Sửa nhà từ nóc


SGTT.VN - Chưa bao giờ như lúc này, ngành y nước nhà bệ rạc cả y đức lẫn nhân tài, từ người trực tiếp thăm khám bệnh nhân đến những phát biểu vô cảm của người đứng đầu.










Nhân bản kết quả xét nghiệm, một hành động không thể chấp nhận được. Ảnh: Nguoiduatin



Trăm ngàn thứ người dân chi trả cho cuộc sống, công nhân đầu tắt mặt tối với công việc, nông dân sớm hôm ruộng đồng không đủ sống nhưng khi nhập viện, đơn cử, điều đầu tiên là họ phải vay mượn để cứu thân, việc này không đơn giản chi trả thuốc men mà còn phải có tiền lót tay. Người ngành y không chỉ ăn từ cái phong bì mà còn “tiến hoá” đến việc ăn bớt vắcxin khi tiêm cho trẻ và tiến lên một "đỉnh cao đen tối” mới là nhân bản kết quả xét nghiệm. Sự việc gây bức xúc xã hội mạnh mẽ mà cao điểm là lời thốt lên “Tôi nghĩ phải mang ra bắn chứ không đùa” của phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn.


Mừng là phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng nhận ra thực tế “ăn của dân không từ cái gì”, nhưng cảm thấy quá bi quan bởi người cấp cao của Nhà nước như bà vẫn băn khoăn chưa có giải pháp hiệu quả cản bước đường “ăn bẩn” này, thì làm sao người dân phía dưới có thể làm được khi họ chỉ có hai bàn tay trắng.


Phát súng từ lời nói “mang ra bắn” phần nào an ủi tâm lý người dân trước sự bệ rạc của y tế nước nhà, nhưng ngoài ý nghĩa ấy, nó đáng ra là lời cảnh báo nghiêm khắc với người đứng đầu ngành như bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.


Nói “đáng ra”, là vì hình như nó chưa đạt được ý nghĩa ấy. Ngay sau những lời nhận xét và bày tỏ thái độ của các vị lãnh đạo cấp cao nói trên, người dân lại nghe những lời “đối đáp” của bà Tiến: “An sinh xã hội của ta cũng tốt hơn nhiều nước. Vì vậy cũng không nên kết luận bức tranh xám quá”.


Đúng là cái sự “không ai sợ nữa rồi” như hiện nay cần “phải xử”, như lời bà Doan. Trong lúc bà Doan chưa biết bắt đầu từ đâu, tôi nghĩ: sửa nhà từ nóc.


Quốc Nam






Bầu lọc nước tưới dạng đĩa

Bầu lọc nước tưới dạng đĩa










Bầu lọc nước tưới dạng đĩa


SGTT.Vn - Các nhà khoa học ở viện Nước, tưới tiêu và môi trường thuộc viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo thành công bầu lọc nước tưới dạng đĩa (filters brochure).


Đây là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tưới cho cây mía vùng sản xuất tập trung”, được sản xuất bằng nhựa PE 100%, có đường kính đầu vào/ra 40mm, công suất 10 – 18m3/giờ, độ bền cao, đảm bảo lọc sạch nước, thao tác đơn giản, giá chỉ bằng 50% sản phẩm cùng loại nhập khẩu.


tin, ảnh: Đa Nội






Bột dinh dưỡng thay thế bữa ăn phụ

Bột dinh dưỡng thay thế bữa ăn phụ










Bột dinh dưỡng thay thế bữa ăn phụ


SGTT.VN - Các nhà khoa học thuộc trung tâm Sinh học thực nghiệm, viện Ứng dụng công nghệ vừa cho ra mắt sản phẩm nghiên cứu là bột dinh dưỡng uống liền Tanuceb, giải pháp thay thế bữa ăn phụ cho mọi người, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên gồm: đậu tương, gạo lứt, hạt sen, tảo Spirulina…


Tanuceb cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng với hàm lượng cân bằng và khả năng phòng bệnh cao, giúp người dùng hấp thu tốt và dễ tiêu hoá nhờ nguồn chất xơ, vitamin và axít gama aminobutyric có trong gạo lứt. Các thành phần trong hạt sen có tác dụng an thần, giúp có giấc ngủ tốt. Tảo Spirulina chứa nhiều dưỡng chất giúp chống ôxy hoá, bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa tiểu đường, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể...


Xuân Bắc






Ngày 7.10: bắt đầu trao giải Nobel 2013

Ngày 7.10: bắt đầu trao giải Nobel 2013

Ngày 7.10: bắt đầu trao giải Nobel 2013


SGTT.VN - Trang web chính thức của tổ chức trao giải Nobel vừa có thông báo cho biết giải Nobel 2013 sẽ bắt đầu từ ngày 7.10, với phần công bố hạng mục Y học (sớm nhất vào lúc 16 giờ 30 phút).


Tiếp đó, ngày 8.10 (khoảng 16 giờ 45 phút) sẽ công bố chủ nhân giải Vật lý. Ngày 9.10 (khoảng 16 giờ 45 phút) công bố kết quả giải Hoá học. Riêng giải Nobel Văn học, viện Hàn lâm Thuỵ Điển thường chỉ thông báo trước vài ngày, theo thông lệ thì năm nay sẽ công bố vào khoảng 18 giờ ngày thứ năm trong tuần (tức 10.10). Ngày 11.10 (khoảng 16 giờ) công bố giải Nobel Hoà bình và ngày 14.10 (khoảng 18 giờ) sẽ là kết quả giải Nobel Kinh tế.


An Nhiên (theo nobelprize.org)






Phát triển nông nghiệp khu vực Nam Bộ: Tiến bộ kỹ thuật chưa gắn với hiệu quả

Phát triển nông nghiệp khu vực Nam Bộ: Tiến bộ kỹ thuật chưa gắn với hiệu quả

Phát triển nông nghiệp khu vực Nam Bộ: Tiến bộ kỹ thuật chưa gắn với hiệu quả


SGTT.VN - Vì sao thời gian qua, các sản phẩm ngành nông nghiệp ở Nam bộ, đặc biệt là vùng ĐBSCL luôn giữ vai trò chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong GDP cả nước mỗi năm nhưng người làm nông nghiệp vẫn nghèo? Có nhiều loại giống với những ưu thế cao, nhưng vẫn chưa có được giống lúa nào đột phá làm nên thương hiệu quốc gia?


Ngày 18.9, tại Hội nghị Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật nỗi bật phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực vùng Nam bộ (TP Cần Thơ), bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt vấn đề như vậy.


TS Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho rằng, khi xuất khẩu khó khăn hay nói về thương hiệu người ta hay đỗ lỗi do giống. Hoạt động xuất khẩu theo 3 hướng (gạo thơm, gạo chất lượng cao, gạo chất lượng trung bình thấp) nhưng chưa xác định đi theo hướng nào. Ông Bảnh dẫn chứng điển hình trường hợp thị trường xuất khẩu gạo thơm (nước ta đang chiếm 10-15% thị phần) nhưng cạnh tranh không lại Ấn Độ và Thái Lan. Sản xuất trong nước đang đi ngược thị trường thế giới: Ở nước ngoài, những doanh nghiệp xúc tiến thương mại sau khi tìm hiểu thị trường cần chất lượng gạo như thế nào, sau đó họ đặt hàng cho những người làm nghiên cứu. Còn tại Việt Nam, doanh nghiệp có đơn đặt hàng rồi mới quay qua thu mua, mối liên kết giữa doanh nghiệp và những người làm nghiên cứu từ vấn đề giống, chất lượng, yêu cầu thị trường rất lỏng lẻo. “Một nhà kiến trúc sư có thể thiết kế nhiều ngôi nhà đẹp nhưng giá trị của ngôi nhà là do doanh nghiệp xây dựng quyết định”, ông Bảnh nói.


Bà Nguyễn Giang Thu, phó vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ và môi trường cho rằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay còn chú trọng đến năng suất, chưa chú trọng chất lượng, nhất là giống lúa chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tính bền vững chưa cao.


Từ năm 2007-2012, số giống lúa được đưa vào sản xuất kinh doanh là 55 giống (24 giống chính thức và 31 giống dùng thử), hầu hết các giống lúa được nghiên cứu chọn tạo mang bản quyền Việt Nam có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 85-100 ngày), năng suất cao; 12 giống cây ăn quả mới, hàng trăm cây đầu dòng, 8 loại gốc ghép,…được nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo để áp dụng sản xuất.


Tuy nhiên, cũng theo bà Thu, tương tự hoạt động nghiên cứu giống lúa, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chưa gắn liền với nâng cao hiệu quả kinh tế, chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển giao kết quả nghiên cứu cho người sản xuất; một số kết quả nghiên cứu chưa bám sát với phát triển sản phẩm chủ lực của vùng.


NGỌC BÍCH






Co lại cho vừa sức

Co lại cho vừa sức

Công nghiệp tàu thuỷ


Co lại cho vừa sức


Sẽ có những thay đổi đáng kể về quy mô, mục tiêu phát triển đối với ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, theo tờ trình phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được cục Hàng hải Việt Nam trình bộ Giao thông vận tải.










Một cảnh hạ thuỷ tàu của Vinashin.



Theo tờ trình này, mục tiêu của ngành công nghiệp đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 là tổng sản lượng đóng mới toàn ngành sẽ đạt cột mốc 2 – 2,5 triệu DWT/năm. Trong đó xuất khẩu đạt 1,67 – 2,16 triệu DWT/năm và khối doanh nghiệp trong nước dự kiến góp 0,47 – 0,66 triệu DWT cho đóng tàu xuất khẩu, còn lại phần lớn “nhường” cho khối doanh nghiệp nước ngoài là 1,2 – 1,5 triệu DWT.


Ưu tiên cho sửa chữa


Cục này cho hay, với sản lượng xuất khẩu nói trên, đóng tàu Việt Nam sẽ chiếm khoảng 0,48% thị phần đóng tàu thế giới. Con số này quả là khiêm tốn nếu đem so sánh với mục tiêu trong đề án “Điều chỉnh phát triển tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng đến năm 2015” được Thủ tướng Chính phủ thông qua gần tám năm trước. Khi ấy, chỉ với công ty chủ lực này thôi, thì sản lượng đóng mới của Việt Nam từng được kỳ vọng sẽ đạt mức 5 triệu DWT vào năm 2015, chiếm khoảng 10% thị phần đóng tàu thế giới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nhật, cục trưởng cục Hàng hải, “mục tiêu này là vừa sức với năng lực sản xuất của 180 nhà máy hiện có và một số nhà máy đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên cả nước”.


Cụ thể, đối với việc phát triển mạng lưới công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2020, cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị hình thành nên một số trung tâm đóng tàu chuyên dụng. Theo đó, lĩnh vực chủ lực của ngành công nghiệp đóng tàu là đóng tàu vận tải. Trong khoảng thời gian này sẽ hình thành ba trung tâm, gồm: trung tâm đóng tàu phía Bắc đặt tại Hải Phòng, Quảng Ninh (trên cơ sở ba nhà máy đóng tàu hiện có là Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng) có khả năng đóng các loại tàu phức tạp đến 70.000 DWT; trung tâm đóng tàu miền Trung đặt tại Quảng Ngãi – Khánh Hoà (trên cơ sở ba nhà máy hiện có là Dung Quất, Hyundai – Vinashin, Cam Ranh và một nhà máy mới là Oshima – Cam Ranh) có năng lực đóng tàu trọng tải từ 30.000 – 300.000 DWT; trung tâm đóng tàu miền Nam với hai nhà máy hiện có là công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn và nhà máy đóng và sửa chữa tàu Long Sơn.


Đối với lĩnh vực sửa chữa, sẽ được ưu tiên nguồn lực để hình thành các trung tâm sửa chữa tàu quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển, các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, đáp ứng mục tiêu sửa chữa toàn bộ đội tàu biển quốc gia và tham gia vào thị trường sửa chữa đội tàu quốc tế hoạt động ở Biển Đông có trọng tải đến 300.000 DWT. Cụ thể, trung tâm lớn nhất về sửa chữa tàu biển sẽ được đặt tại khu vực miền Trung do hội tụ đủ các điều kiện tự nhiên, hàng hải với ba nhà máy: TVS Cam Ranh với chức năng sửa chữa tàu đến 200.000 DWT; Dung Quất sửa chữa tàu và phương tiện nổi đến 300.000 DWT, và Hyundai – Vinashin. Trong khi trung tâm sửa chữa đội tàu quốc gia khu vực phía Bắc với “đại bản doanh” đặt tại Quảng Ninh, Hải Phòng, mà mũi nhọn là nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines.


14.000 lao động phải rời Vinashin


Đối với Vinashin, giai đoạn từ nay đến năm 2015, cục Hàng hải kiến nghị giữ lại và tái cơ cấu tám doanh nghiệp mũi nhọn là Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Sông Cấm, Thịnh Long, Cam Ranh, công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn và công nghiệp hàng hải Sài Gòn. Rà soát, phân loại đánh giá để bán, giải thể, phá sản các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn dành quỹ đất để phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ khi có điều kiện thuận lợi.


Báo Giao Thông Vận Tải dẫn lời lãnh đạo Vinashin tại cuộc họp với bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ngày 13.9 cho hay: Tính đến 31.7.2013, tổng số lao động của Vinashin là 26.242 người. Trong đó có khoảng hơn 8.000 (chiếm 30%) người không có việc làm, lao động không có việc làm hàng tháng vẫn có chiều hướng tăng. Giải quyết vấn đề này, Vinashin đã xây dựng phương án tái cơ cấu lao động, giữ lại khoảng 8.000 người, cắt giảm và giải quyết chế độ cho gần 14.000 người theo hai giai đoạn (cắt giảm ngay 8.000 người không có việc làm sau đó tiếp tục cắt giảm cùng quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp).


Cuộc họp nói trên đã tập trung vào năm vấn đề lớn là tình hình thực hiện tái cơ cấu nợ; tái cơ cấu lao động; tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; và tình hình sản xuất kinh doanh tám tháng đầu năm 2013, dự kiến kế hoạch năm 2014. Theo báo này, dự kiến, cuối tháng 9.2013 sẽ thành lập tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, làm cơ sở xây dựng lại một ngành đóng tàu phát triển bền vững.


Trang web của bộ Giao thông vận tải ngày 16.9 dẫn lời thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết, đến nay, tập đoàn này đã thực hiện tái cơ cấu được 43 doanh nghiệp (bao gồm: rút vốn 14 đơn vị; giải thể 14 đơn vị; chuyển nhượng phần vốn góp, bán tài sản 12 đơn vị; bàn giao, chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn ba đơn vị).


bài và ảnh: Chí Hiếu






Đo lường sự hài lòng của người dân đối với giáo dục công

Đo lường sự hài lòng của người dân đối với giáo dục công

Đo lường sự hài lòng của người dân đối với giáo dục công


SGTT.VN - Bộ Giáo dục và đào tạo vừa phê duyệt đề án “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công” nhằm đánh giá một cách khoa học và khách quan chất lượng dịch vụ của các cơ sở giáo dục công.










Người dân cần được tham gia vào việc đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục công. Ảnh: Lê Hồng Thái



Theo bộ Giáo dục và đào tạo, từ kết quả đo lường, các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục sẽ nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của người dân để có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người dân. Đối tượng đánh giá là các cơ sở công lập trực tiếp cung ứng dịch vụ giáo dục gồm: trường, cơ sở, trung tâm…


Đối tượng khảo sát là học sinh, sinh viên và đại diện gia đình người học, gồm các dịch vụ: tiếp cận thông tin, các thủ tục khi nhập học, chuyển cấp và ra trường, chi phí và các chính sách hỗ trợ tài chính. Về trang thiết bị gồm các tiêu chí: phòng học, máy tính, trang thiết bị phục vụ dạy học, khu vui chơi, giải trí, khu vệ sinh, khu ký túc xá.


Đề án này được thực hiện từ năm 2013 – 2020.


Thiên Lam






Ô nhiễm không khí đang làm mưa axit gia tăng

Ô nhiễm không khí đang làm mưa axit gia tăng

Ô nhiễm không khí đang làm mưa axit gia tăng


SGTT.VN - Các nhà khoa học cho rằng, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động phát triển đô thị, giao thông, sản xuất khai khoáng, làng nghề…đang khiến mưa axit xuất hiện ngày một nhiều hơn.










Hình vẽ minh họa nguyên nhân hình thành mưa axit. Ảnh: MediaWiki



Tại một số khu vực phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai… các trận mưa có nồng độ axit cao xuất hiện khá thường xuyên mặc dù nguồn phát thải không đáng kể. Đây là cảnh báo được đưa ra tại hội thảo xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia 2013 – Môi trường không khí Việt Nam, do bộ Tài nguyên – môi trường tổ chức ngày 18.9.


Mưa axit là sự kết hợp của các oxit phi kim và nước. Phần lớn lượng oxit phi kim đến từ khí thải của các nhà máy công nghiệp. Các khí thải này ngưng tụ trong bầu khí quyển, khi gặp nước sẽ tạo ra những trận mưa chứa đầy chất axit. Độ chua trong mưa axit lớn, lại hòa tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì, tạo ra thứ nước cực kì độc với cây trồng, vật nuôi và cả con người, phá hủy cây trồng, ô nhiễm sông hồ và hệ sinh thái, phá hủy các công trình xây dựng…


Vẫn theo các nhà khoa học, mưa axit ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cả nguồn phát thải nội địa và lan truyền xuyên biên giới. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, toàn bộ miền Bắc và miền Trung Việt nam đều bị tác động đáng kể bởi các nguồn phát thải từ khu vực phía Đông, Đông Bắc, Đông Nam của Trung Quốc và Đài Loan.


Việt Nam hiện đã xây dựng được hệ thống 5 trạm đo mưa axit dặt tại Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số liệu quan trắc cho thấy, một số nơi ở Việt Nam đã có biểu hiện mưa axit rõ rệt với giá trị pH trong nước mưa thấp hơn 5,6. Trên tổng thể, khu vực miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa axit từ 15-85%. Trong đó, lượng mưa axit cao nhất đo được ở trạm Đà Nẵng (với tần suất hơn 83,1%), tiếp đó là Cúc Phương (Ninh Bình) với tần suất 55%, Hòa Bình (34,9%). Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nồng độ mưa axit thấp hơn nhiều so với các địa phương trên.


T.Tuyền






Bệnh viện Chợ Rẫy: Ca ghép gan thứ hai xuất viện

Bệnh viện Chợ Rẫy: Ca ghép gan thứ hai xuất viện

Bệnh viện Chợ Rẫy: Ca ghép gan thứ hai xuất viện


SGTT.VN - Ngày 18.9, TS-BS Phạm Hữu Thiện Chí, phó khoa ngoại gan mật tụy bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết một tháng sau khi được ghép gan, sức khỏe của ông H.C.T (50 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đang tốt dần và dự kiến sẽ được xuất viện trong tuần này.










Sau khi được ghép gan thành công, ông H.C.T (trái) có thể xuất viện.



Theo bác sĩ Phạm Hữu Thiện Chí, ông H.C.T bị xơ gan do rượu và viêm gan B. Bệnh nhân từng bị hôn mê ba lần và suy gan giai đoạn cuối. Ngày 15.8 ông được ghép gan và người cho gan là con trai ông. Được biết ông T. là ca ghép gan thứ hai tại bệnh viện Chợ Rẫy dưới sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia bệnh viện Asan (Hàn Quốc). Ca ghép gan đầu tiên được thực hiện vào tháng 10 năm qua, nhưng bệnh viện đã tử vong sau hai tháng.


Theo PGS-TS Nguyễn Tấn Cường, chủ nhiệm bộ môn ngoại đại học Y dược TP.HCM, ghép gan là một trong những kĩ thuật khó nhất về ghép tạng. Ông cho biết nhu cầu ghép tạng hiện nay rất lớn, nhưng đáp ứng không dễ vì nguồn cho tạng ở nước ta rất ít, bởi không chỉ bảo đảm chỉ số sinh học phù hợp, người cho tạng cần vượt qua được rào cản tâm lý.


Ở Việt Nam, ca ghép gan đầu tiên được thực hiện vào năm 2004 trên trẻ em. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 30 ca ghép gan, trên cả người lớn lẫn trẻ em.


Tin, ảnh: Bình Yên






123muanha.vn – trang thương mại điện tử bất động sản đầu tiên ở Việt Nam

123muanha.vn – trang thương mại điện tử bất động sản đầu tiên ở Việt Nam

123muanha.vn – trang thương mại điện tử bất động sản đầu tiên ở Việt Nam


SGTT.VN - Ngày 18.9.2013, tập đoàn Đất Xanh đã khai trương website 123muanha.vn.










123muanha.vn trang thương mại điện tử bất động sản đầu tiên tại Việt Nam.



Theo bà Đỗ Thị Loan, phó chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đây là trang thương mại điện tử bất động sản đầu tiên trên thị trường Việt Nam. Tập đoàn Đất Xanh đã kết hợp với cộng đồng môi giới hình thành kênh bán hàng mới này để cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ tính pháp lý của các dự án bất động sản trên cả nước và cho phép khách hàng giao dịch đặt chỗ, đặt cọc, thanh toán trực tuyến.


Với 123muanha.vn, khách hàng không cần đến các công ty bất động sản giao dịch trực tiếp, mà có thể truy cập để chọn lựa những dự án, giữ chỗ ngay và được tư vấn ngay sau khi thực hiện giao dịch trực tuyến.


T.Q






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ