Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Chí phí tài chính vẫn là gánh nặng của doanh nghiệp

Chí phí tài chính vẫn là gánh nặng của doanh nghiệp

Chí phí tài chính vẫn là gánh nặng của doanh nghiệp


SGTT.VN - Mặc dù mặt bằng lãi suất tín dụng đã liên tục giảm với tốc độ khá nhanh thời gian qua, song chi phí vay vốn vẫn là một trong những áp lực lớn nhất trên vai nhiều doanh nghiệp, tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh.


Nợ “vượt mặt” vốn cả ngàn lần


Kết thúc quý 2/2013, công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn (niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, mã PSG) bước sang quý kinh doanh thứ bảy liên tiếp lỗ, tính từ quý 4/2011 đến nay, với khoản lỗ luỹ kế lên tới hơn 400 tỉ đồng, âm cả vào vốn điều lệ gần 50 tỉ đồng. Cụ thể, khoản lỗ ghi nhận tại thời điểm 30.6.2013 lên tới hơn 63,5 tỉ đồng. Báo cáo tài chính (BCTC) sáu tháng soát xét cũng cho thấy, doanh nghiệp đang phải cõng trên lưng khoản nợ phải trả tại thời điểm 30.6 tới hơn 1.000 tỉ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn hơn 962 tỉ đồng.










Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống và thị trường chứng khoán cũng theo đó tuột dốc. Ảnh: Lê Quang Nhật



Một trường hợp có kết quả kinh doanh bi đát tương tự khác, là công ty cổ phần Nam Vang (NVC). Chỉ riêng trong quý 2, NVC đã lỗ hơn 67,6 tỉ đồng, nâng khoản lỗ sáu tháng lên hơn 78,8 tỉ đồng và lỗ luỹ kế đến thời điểm 30.6 xấp xỉ 233 tỉ đồng, “ăn” cả vào vốn xấp xỉ 60 tỉ đồng. Nam Vang cũng đang chịu áp lực khoản nợ ngắn hạn hơn 885 tỉ đồng, trong đó vay và nợ ngắn hạn hơn 417 tỉ đồng. Khoản vay lớn nhất của Nam Vang tới hơn 269 tỉ đồng, tại công ty cổ phần Tài chính dầu khí (PVFC), còn lại dao động trên dưới 40 tỉ đồng, tại các ngân hàng như Agribank, BIDV, Techcombank, PVFC, ngoài ra còn một chủ nợ là công ty TNHH Trường Thành với hơn 5,5 tỉ đồng.


Công ty cổ phần xây lắp dầu khí miền Trung (mã chứng khoán PXM, niêm yết tại sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM) cũng chung tình cảnh. Tại thời điểm 30.6.2013, nợ phải trả của doanh nghiệp này là hơn 684,4 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 605,4 tỉ đồng. Cũng trong nửa đầu năm 2013, doanh nghiệp đã thua lỗ hơn 141,8 tỉ đồng và lỗ luỹ kế đến ngày 30.6 năm nay tới gần 250 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của PXM chỉ là 150 tỉ đồng…


Ba doanh nghiệp kể trên nằm trong số hàng ngàn doanh nghiệp đang phải nặng gánh nợ nần, trong đó hàng trăm doanh nghiệp rơi vào tình cảnh riêng khoản nợ ngắn hạn đã vượt xa vốn chủ sở hữu, như công ty GGG, vay và nợ ngắn hạn hơn 106 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ còn 65 triệu đồng (do kinh doanh thua lỗ kéo dài), nghĩa là vay nợ ngắn hạn gấp 1.635 lần so với vốn chủ sở hữu. Công ty BHV, vay và nợ ngắn hạn gấp 114 lần vốn chủ sở hữu; công ty FDG vay và nợ gấp 7,9 lần vốn chủ sở hữu; tỷ lệ này ở công ty FIT là 7,7 lần, của công ty PSD và VLF là hơn 6 lần, công ty HIS, LM3 hơn 4 lần…


Lãi vay cao hơn chi phí quản lý


Kết quả kinh doanh bi đát của những doanh nghiệp kể trên có nhiều nguyên nhân, song có thể nói, nợ lớn, chi phí lãi vay cao cũng là một áp lực không nhỏ. Lấy dẫn chứng như công ty PSG, tính từ đầu năm 2013 tới nay, chỉ riêng chi phí lãi vay doanh nghiệp này phải chi trả hơn 25,8 tỉ đồng, cao hơn hai lần so với chi phí quản lý doanh nghiệp (chỉ 9,67 tỉ đồng). Theo lãnh đạo công ty, quý 2/2013, mặc dù chi phí tài chính giảm được hơn 3,7 tỉ đồng do nợ gốc các ngân hàng giảm và lãi suất cho vay của một số ngân hàng giảm so với cùng kỳ, song doanh nghiệp cũng bị tăng chi phí khác hơn 16,8 tỉ đồng, do giá vốn hàng bán thanh lý tăng và lãi phạt nợ quá hạn của các ngân hàng tăng.


Hay công ty Nam Vang, trong quý 2/2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt hơn 101,6 tỉ đồng, song chỉ riêng chi phí tài chính đã lên tới hơn 28,8 tỉ đồng, trong đó chi phí lãi vay hơn 24 tỉ đồng. Luỹ kế sáu tháng đầu năm, chi phí tài chính và chi phí lãi vay của doanh nghiệp lần lượt là 40,5 tỉ đồng và 35,8 tỉ đồng, cao gấp gần hai lần chi phí quản lý doanh nghiệp (sáu tháng chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ hơn 28,1 tỉ đồng).


Tương tự, công ty PXM, sáu tháng đầu năm 2013, doanh nghiệp đã phải dành hơn 20,6 tỉ đồng chi phí tài chính, trong đó đại đa số là chi phí lãi vay (gần suýt soát chi phí quản lý doanh nghiệp là hơn 26 tỉ đồng)…


Mặc dù trong hai năm trở lại đây, đặc biệt là từ đầu năm 2013 đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay vốn liên tục giảm với mức giảm khá nhanh, song phần nhiều doanh nghiệp gia tăng nợ nần nên tính chung lại, chi phí lãi vay vẫn tăng lên, hoặc ở mức cao. Một thống kê gần đây về chi phí lãi vay của các doanh nghiệp niêm yết tại sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, cho thấy, trong quý 2/2013, các doanh nghiệp trên sàn này đã phải trả khoảng 970 tỉ đồng tiền lãi vay vốn. Mặc dù khoản chi phí này đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2012, song vẫn là một áp lực nặng nề trong bối cảnh doanh thu của hầu hết doanh nghiệp đều sụt giảm, tồn kho tăng cao. Cũng theo thống kê của cơ quan này, so với năm 2011, năm 2012, số lượng doanh nghiệp thua lỗ tăng gần 65%, giá trị khoản lỗ cũng tăng gần 63% (gần 3.500 tỉ đồng), số doanh nghiệp có lãi giảm gần 11%, song tổng giá trị lợi nhuận giảm trên 18%...


Thảo Nguyễn






Hưởng lãi suất cao đến 2.1%/năm khi gửi tiết kiệm đôla Úc

Hưởng lãi suất cao đến 2.1%/năm khi gửi tiết kiệm đôla Úc

Hưởng lãi suất cao đến 2.1%/năm khi gửi tiết kiệm đôla Úc


SGTT.VN - Tận dụng sự thay đổi tỷ giá của đôla Úc (AUD) vào thời điểm này để đầu tư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. So với các loại ngoại tệ khác, tiết kiệm có kỳ hạn bằng AUD có thể mang đến lợi nhuận cao hơn. Tai ANZ, bạn sẽ được nhận lãi suất cao tới 2.1%/năm (*) cùng kỳ hạn gửi linh hoạt từ 1 tuần đến 24 tháng.











Là ngân hàng Úc hàng đầu châu Á, mục tiêu của chúng tôi là đem lại sự thịnh vượng cho khách hàng. Hãy đầu tư tiền gửi tiết kiệm bằng đô la Úc tại ANZ ngay hôm nay.


(* )Lãi suất áp dụng cho kỳ hạn gửi 3 tháng và có thể thay đổi không báo trước.


P.A






Lũ lụt giúp dân diệt chuột

Lũ lụt giúp dân diệt chuột

Lũ lụt giúp dân diệt chuột


SGTT.VN - Bỏ qua những mất mát, nhiều người dân Quảng Bình cho biết, trận lũ mấy ngày qua đã giúp dân tiêu diệt hằng hà sa số chuột đang ngày đêm hoành hành trên các cánh đồng từ miền xuôi đến miền ngược.










Nông dân ở Bố Trạch, Quảng Bình ra đồng bắt chuột khi lũ lên.



Đi về phía vựa lúa hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ (Quảng Bình), vụ hè thu năm nay nhiều nhà mất trắng do chuột tàn phá. Đi đâu cũng gặp nông dân than trời vì chuột. Đứng trước cánh đồng nước, cụ ông Nguyễn Văn Hữu ở làng Hữu Tân (Tân Ninh, Quảng Ninh) nói: “Không có lụt coi như vụ đông xuân năm sau tiếp tục mất trắng. Lũ làm mất của nhưng cũng đủ giúp nông dân bọn tui rồi chú ơi”.


Ông Đoàn Công Bình, xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ nói vui: “Cả nhà phải lo chạy lụt, cũng vất vả lắm, nhưng nói thiệt có lụt trận ni tự nhiên lòng cũng khấp khởi, vì nông dân bọn tui không mất công diệt chuột. Chuột tự chết trong hang hốc, chết ngoài đồng nhiều vô kể”.


Ông Phạm Xuân Phồn ở thôn Đại Phong kể: “Nông dân mần đủ cách, từ đánh bẫy, đánh bã sinh học rồi đơm sập nhưng may lắm mỗi ngày cả xã cũng chỉ được vài tạ. Nhưng lụt vô một cái, chuột cha, chuột ông, chuột mới đẻ ở ngoài đồng sặc nước chết sạch, mấy chục, mấy trăm tấn chứ không chơi. Chúng chết thì triệt bớt được mầm mống đẻ ra con bầy, con đàn, cháu đống… Mừng là mừng ở chỗ đó chú ạ”.


Men theo quốc lộ 1A về Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, dọc các xã Gia Ninh, Hồng Thuỷ... thấy người dân chèo đò đi bắt chuột giữa đồng khá đông. Hai bên đường quốc lộ, chuột kéo về tránh nước bị người người hô hét đi bắt không còn đường chạy. Trên mặt đường, nhiều xác chuột bị xe cán còn tươi nguyên đủ biết chuột nhiều như thế nào. Trao đổi qua điện thoại, bí thư Đảng uỷ xã Tân Ninh, ông Nguyễn Văn Nhuận cho biết: “Làng tui ở Hữu Tân kế phá Hạc Hải, lụt sâu nhất, nông dân lo thì lo nhưng vẫn thầm cảm ơn ông trời cho cái lụt vì diệt được cơ man nào là chuột. Nếu không để chúng đẻ theo cấp số nhân thì chết”. Còn bí thư Đảng uỷ xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch ông Nguyễn Văn Hoà, cho biết: “Năm rồi không có lụt, chuột phá nát phá tàn từ đồng vô làng, chừ có lụt thì chuột chết hết 2/3, dân mừng”.


Chúng tôi về thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch (Bố Trạch), nam phụ lão ấu thấy chuột tràn vào làng đã vác gậy gộc đập chuột chết để trừ hoạ. Ông Nguyễn Chinh nói: “Tui già rồi cũng theo con nít, thanh niên đi đập chuột để góp sức sau ni đỡ mất hoa màu”.


Bác sĩ Lại Văn Hải ở trung tâm Y tế dự phòng Đồng Hới cho biết, từ đôi vợ chồng nhà chuột trong ba năm chúng sản sinh ra 20.000 con chuột các thế hệ. Từ đó chúng sinh đẻ theo cấp số nhân. Và chỉ có lũ lụt mới giảm rõ rệt đàn chuột.


Những thiệt hại của trận lũ sau cơn bão số 8 là có nhưng nông dân cũng thấy khuây khoả khi nói đến tính tích cực của nó là thau rửa các mầm bệnh hại mùa màng, cuốn trôi những rác rưởi tích tụ cả mùa năm trước lũ không về, đem lại cả phù sa bồi bổ cho các thửa ruộng. Và đặc biệt, lũ chuột đã bị chết một cách cơ bản – nhiều không tính hết, vì tại Quảng Bình, Hà Tĩnh có người ước tính cứ mỗi mét vuông ruộng lúa lúc cao điểm đến 40 – 50 con chuột.


Họ mừng là thế nhưng bấm xong đốt ngón tay vẫn thấy lo vì còn mấy trận lụt trong tháng 9 nữa, rồi trận ngày 3.10 theo cách tính dân gian nữa. Họ mong, mấy trận lụt đó là lụt đẹp đừng giết người dân theo nước bạc, đừng cuốn tài sản người dân theo lũ xiết mà đủ để giết tiếp bầy chuột phá hoại này!


bài và ảnh: Quốc Nam






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ