Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

“Hợp tác gì thì cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế”

“Hợp tác gì thì cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế”

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ


“Hợp tác gì thì cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế”


SGTT.VN - Trở về Việt Nam tham dự hội nghị Ngoại giao 28 và hội nghị Ngoại vụ 17, sáng ngày 15.12, đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đã có cuộc trao đổi với nhóm phóng viên tại Hà Nội về hợp tác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển.


Thưa ông, so với năm 2012, năm 2013 quan hệ Việt – Trung có những nét tích cực nổi bật nào?










Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ



Tôi cho rằng từ đầu 2013 quan hệ hai nước có những bước phát triển tích cực, đây là nhất quán của lãnh đạo Việt Nam, là mong muốn của lãnh đạo cũng như của nhân dân Việt Nam. Phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc, chúng ta không 2 lòng, đấy là lợi ích của nhân dân. Những bất đồng giải quyết trên cơ sở thương lượng, hữu nghị, trên cơ sở luật pháp quốc tế, không làm phức tạp thêm tình hình. Hợp tác toàn diện, góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.


Lãnh đạo cấp cao hai bên đã đạt được nhận thức quan trọng, làm sao thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác một cách ổn định và lành mạnh. Đáng chú ý, hai bên đã nhất trí thành lập 3 nhóm công tác, là nhóm Công tác trên biển, Nhóm công tác trên bộ và nhóm Công tác Tài chính – tiền tệ. Hai bên cam kết sẽ thúc đẩy, đặc biệt là nhóm Công tác trên bộ, làm sao Trung Quốc có các dự án đầu tư vào Việt Nam, kết nối hạ tầng giao thông, hợp tác tài chính.


Vấn đề trên biển, hai bên thống nhất duy trì hòa bình, ổn định trong khi đàm phán để tìm các biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề biển Đông. Hai bên không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thúc đẩy hợp tác các vấn đề ít nhạy cảm trên biển. Hai nước cũng tiến hành nhóm Công tác vịnh Bắc Bộ, làm sao thúc đẩy phân định cửa vịnh Bắc Bộ. Đồng thời tiến hành hợp tác cùng phát triển ở cửa vịnh.


Vấn đề biển Đông được xác định là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị. Chúng ta phải từng bước giải quyết trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, căn cứ luật pháp quốc tế, Công ước về Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS). Chúng ta tiếp tục tiến hành thương lượng với Trung Quốc trong vấn đề này.


Cụ thể thì nhóm Công tác trên biển làm việc với nhau thế nào, thưa Đại sứ?


Hai bên đã nhất trí thành lập nhóm Công tác hợp tác trên biển, trên cơ sở dễ trước khó sau, tiệm tiến tìm ra giải pháp quá độ mà hai bên có thể chấp nhận được. Trước tiên là phải thúc đẩy phân định cửa vịnh Bắc Bộ, ổn định khu vực ngoài cửa vịnh, đồng thời tiến hành hợp tác cùng phát triển, tìm ra điểm nào đó mà hai bên có thể chấp nhận được, chồng lấn để hai bên cùng phát triển, tăng cường hợp tác trong vấn đề nghề cá, du lịch, vấn đề nghiên cứu khoa học biển…Tuyên bố chung sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói rồi, tôi không nhắc lại.


Có ý kiến lo ngại với nhóm Công tác trên biển, Trung Quốc sẽ thúc đẩy chủ trương gác tranh chấp cùng khai thác?


Chúng ta nói hợp tác cùng phát triển trên biển Đông, nhưng hợp tác gì thì hợp tác cũng phải phù hợp với luật pháp của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, với Công ước 1982. Hợp tác gì thì hợp tác, cũng trên cơ sở quốc tế, hữu nghị, chứ không phải hợp tác chung chung.


Xin Đại sứ cho biết tiến độ của đường dây nóng về hoạt động nghề cá trên biển, một kết quả đạt được sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc?


Vấn đề nghề cá là vấn đề rất quan trọng, rất nhạy cảm, vì ngư dân Việt Nam đánh cá xa bờ. Trong khi đánh cá có những tranh chấp chủ quyền, hai bên lãnh đạo, đặc biệt sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhất trí thành lập đường dây nóng, trao đổi về nghề cá, giải quyết các vấn đề nổi lên trong quan hệ hai nước liên quan đến nghề cá. Cái này đang được thúc đẩy, sẽ góp phần làm sao tạo ngư trường thuận lợi cho ngư dân Việt Nam đánh bắt, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước khi ngư dân đánh cá ở vùng truyền thống của Việt Nam.


Số liệu mới đây cho thấy nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng đột biến, xin ông cho biết nguyên nhân?


Nguyên nhân Việt Nam nhập siêu cao một là do kinh tế thị trường, nhu cầu nhập khẩu – xuất khẩu tăng lên. Hai là cơ cấu thương mại của Việt Nam có cải thiện nhưng rất chậm. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu nên giá trị gia tăng thấp. Việt Nam nhập siêu rất nhiều, từ thiết bị máy móc, đến nguyên phụ liệu cho dệt may. Việt Nam nếu không cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu, thì nhập siêu sẽ tiếp tục.


Trong các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước, đặc biệt giữa lãnh đạo cấp cao, gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên cũng đề cập vấn đề này. Lãnh đạo Việt Nam rất thẳng thắn đề cập làm sao có những biện pháp để giảm nhập siêu.


Lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận tìm ra biện pháp để giảm dần nhập siêu với Trung Quốc. Việt Nam chủ động đưa ra các mặt hàng để Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện, để các mặt hàng đó sang Trung Quốc nhiều hơn, các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, như nông sản, thủy hải sản, giày dép, dệt may. Trung Quốc luôn nói sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu sang. Việc này cần làm nhiều hơn. Đây là thách thức lớn, đặc biệt sắp tới Việt Nam tham gia TPP. Theo tôi cái này phải từng bước, không phải một chốc một lát chúng ta có thể cân bằng được cán cân thương mại.


Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam những năm gần đây phát triển rất mạnh, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 60 tỷ USD vào 2015. Mục tiêu đó là hiện thực.


Những ưu tiên hợp tác trong 2014 là gì thưa ông?


2014 sẽ là năm chúng ta sẽ tiếp tục có những hoạt động quan trọng, một là làm sao tăng cường trao đổi cấp cao giữa hai nước, đây là một cơ chế rất quan trọng. Hai là tăng cường thực hiện chương trình hành động đã được thỏa thuận giữa hai nước về thực hiện quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Chương trình hành động rất toàn diện, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục – đào tạo, hợp tác giữa hai Đảng, an ninh quốc phòng….. Năm 2013 chúng ta đã bắt đầu triển khai rồi, năm 2014 tiếp tục triển khai, đặc biệt là quy hoạch hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung 5 năm. Đã thỏa thuận trong 2013, rất nhiều việc phải làm, đặc biệt kết nối giao thông, tăng cường hợp tác kinh tế…


Xin cảm ơn ông!


Việt Anh (ghi)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ