Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Bệnh suy giãn tĩnh mạch đã lan vào giới trẻ

Bệnh suy giãn tĩnh mạch đã lan vào giới trẻ

Bệnh suy giãn tĩnh mạch đã lan vào giới trẻ


SGTT.VN - Chị Nguyễn Thị Lệ, 45 tuổi, ngụ tại Củ Chi TP.HCM cho biết chị làm nghề bán càphê phải đứng gần hai giờ liên tục nên bị đau hai chân từ nhiều năm nay. Do cứ tưởng mình bị đau khớp, nên chị tự mua thuốc uống vẫn không khỏi. Gần đây, chị quyết định đi khám và chụp X-quang, kết quả cho thấy: chị không bị đau xương khớp mà bị suy giãn tĩnh mạch cả hai chân. Các bác sĩ của bệnh viện Nhân dân 115 đã phải phẫu thuật nối lại tĩnh mạch cả hai chân cho chị.










Bệnh nhân Nguyễn Thị Lệ đang điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tại bệnh viện Nhân dân 115.



Theo các bác sĩ, do bị suy giãn tĩnh mạch mãn tính, nhưng nhiều người cứ tưởng mình bị bệnh đau xương khớp, nên không đi khám và tự dán cao, chạy chữa lung tung. Hậu quả, bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí, có người còn bị tắc động mạch phổi và tử vong.


Nữ mắc bệnh gấp ba lần nam


PGS.TS.BS Cao Văn Thịnh, trưởng khoa lồng ngực – mạch máu bệnh viện Nhân dân 115, cho biết nhóm bác sĩ của khoa này đã thực hiện nghiên cứu với gần 1.500 người (trên 50 tuổi) sống ở các quận/huyện tại TP.HCM. Kết quả sau khám và đo doppler cho thấy, 40,6% số người mắc bệnh giãn suy tĩnh mạch mạn tính chủ yếu đang ở giai đoạn 1 và 2, trong đó nữ giới mắc bệnh gấp ba lần nam giới, tập trung ở những phụ nữ thừa cân và sinh nhiều.


Một nghiên cứu khác của hội Tĩnh mạch học TP.HCM gần đây cho thấy, có đến 75% những người trên 50 tuổi có các biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính, trong đó 2/3 là phụ nữ và 1/3 là đàn ông. “Ở TP.HCM, hiện nay, có khá nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính, nhưng họ không biết mình bị bệnh”, PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch hội Tĩnh mạch học TP.HCM nhận định. Bởi, theo một thống kê nghiên cứu do trường đại học Y dược TP.HCM chủ xướng, có tới 77,6% người không hề biết về bệnh giãn tĩnh mạch trước đó. Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý giãn tĩnh mạch ở nước ta, trong đó 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp, chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như: Aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc đông y.


Lan vào giới trẻ


BS Thịnh cho biết, nếu như trước đây bệnh chỉ tập trung ở những người già, phụ nữ thừa cân, mang thai trên sáu lần, thì hiện nay do hoàn cảnh xã hội, do tính chất công việc, người trẻ mắc bệnh ngày càng đông. Bệnh viện Nhân dân 115 vừa phẫu thuật tĩnh mạch cho một thanh niên 34 tuổi làm nghề đứng bán điện thoại, phải đứng liên tục từ 1 – 2 giờ. Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như: do chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều; mang thai; béo phì; chế độ ăn nhiều thịt và chất bột đường, ít ăn rau/trái cây; thay đổi về enzyme trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp, hoặc dùng giày không thích hợp… Theo thống kê của khoa ngoại lồng ngực – mạch máu bệnh viện Nhân dân 115, hiện nay cứ mười người đến khám, có đến năm người phải chỉ định phẫu thuật vì chân đã bị phù, biến đổi màu da và lở loét, năm người còn lại được chữa trị bằng phương pháp bảo tồn.


Theo BS Thịnh, khi chân bị phù nề, biến đổi màu da và bị lở loét tức là người bệnh đã bị biến chứng nặng. Vì một lý do nào đó, máu ở dưới chân đưa từ vùng ngoại biên về tim không được làm ứ trệ mạch máu, lúc đó, mạch máu bị mất chức năng giãn ra thành búi huyết khối. Máu đông lại tại chỗ, trầy xước vỡ ra chảy lênh láng dưới da. Nếu không chữa trị kịp thời, máu ở chân nối với hệ thống tĩnh mạch chủ dưới lên tĩnh mạch chủ trên, khi huyết khối theo tĩnh mạch đi lên đưa vào phổi để trao đổi oxy. Nếu thuyên tắc động mạch phổi, bác sĩ rất khó chẩn đoán, cứu không kịp, bệnh nhân sẽ tử vong nhanh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.


bài và ảnh Hoàng Nhung









Sử dụng phương tiện hiện đại


Hiện nay, trung tâm Y khoa Medic và bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM đã đưa máy laser nội tĩnh mạch điều trị cho bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính. Trước đây, khi bệnh nhân mắc bệnh này, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp bảo tồn (tập luyện, dùng thuốc và dùng vớ thun). Với bệnh nặng, bác sĩ sẽ mổ bằng cách gây tê, gây mê tuỷ sống để cột tĩnh mạch, hoặc cắt và lột ngược lại, quá trình mổ kéo dài bệnh nhân sẽ đau. Với phương pháp sử dụng kỹ thuật mới này, quá trình mổ sẽ được cải tiến, ít xâm lấn, vết mổ nhỏ, ít đau và thời gian phục hồi sau phẫu thuật hiệu quả tới 97 – 98%, bệnh nhân vẫn được chi trả bảo hiểm y tế. Bác sĩ sẽ sử dụng cơ chế nhiệt sóng siêu âm laser để tác động vào nội tĩnh mạch. Sau 1 đến 2 giờ mổ, bệnh nhân có thể xuất viện về nhà.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ