Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Thị trường sữa khởi sắc sau sóng gió

Thị trường sữa khởi sắc sau sóng gió

Vụ sữa nghi nhiễm khuẩn clostridium botulinum


Thị trường sữa khởi sắc sau sóng gió











Theo thống kê, trên thị trường Việt Nam đang có gần 500 dòng sản phẩm sữa và thức ăn bổ sung dinh dưỡng. Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, khoảng 70% còn lại là nhập khẩu, trong đó 50% là sữa nguyên liệu và 20% là sữa thành phẩm. Rõ ràng, sữa thành phẩm có thị phần và khách hàng riêng, bởi nó có ưu thế về công nghệ và chất lượng. Vụ sữa nghi nhiễm khuẩn vừa qua đã chứng minh điều này, bởi ngay khi bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand khẳng định các lô protein cô đặc của Fonterra không chứa vi khuẩn clostridium botulinum, khách hàng đã nhanh chóng quay trở lại với thị trường sữa.


Sữa nhập khẩu vẫn có thị phần riêng


Theo báo cáo mới công bố của bộ Công thương, ngành sữa hiện vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức cao do nhu cầu về các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm khoảng từ 7 – 8%. Nhưng thực tế cho thấy, thị trường sữa ở Việt Nam vẫn đang phụ thuộc khá lớn vào hàng nhập khẩu. Lý do người tiêu dùng đưa ra là bởi các hãng sản xuất có bề dầy kinh nghiệm, chất lượng và an toàn sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và hơn thế nữa, họ luôn chú trọng vào nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm xây dựng một công thức sữa hoàn hảo nhất.


Không chỉ là chất lượng


Những ngày vừa qua, sau khi cơ quan chức năng khẳng định vi khuẩn được tìm thấy trong các lô đạm WPC chỉ là Clostridium sporogenes, một vi khuẩn lành tính, hoàn toàn không gây hại và có mặt phổ biến trong môi trường, thị trường sữa đã ghi nhận những tín hiệu khả quan. Một chủ cửa hàng kinh doanh sữa trên đường Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, hai tuần nay, khách hàng đã quay lại lựa chọn sữa nhập, trong đó có Similac GainPlus của Abbott. Sự trở lại này là kết quả tất yếu của cách ứng xử đầy tinh thần trách nhiệm của các hãng sữa, trong đó có Abbott, trong “sự cố” vừa qua. Từ những ngày đầu tháng 8, ngay khi nhận được thông báo từ New Zealand, Abbott Việt Nam đã chủ động phối hợp với cục An toàn vệ sinh thực phẩm phát đi thông báo và thực hiện đổi trả các lô sữa Similac GainPlus Eye-Q số 3 nghi ngờ nhiễm khuẩn. Thu hồi chỉ đề phòng ngừa, doanh nghiệp biết chắc rằng sẽ gánh chịu thiệt hại về kinh tế không nhỏ, nhưng với trách nhiệm trước cộng đồng của doanh nghiệp, chỉ trong vòng 48 giờ gần 90% sản phẩm Similac nằm trong diện nghi vấn đã được rút khỏi thị trường.

Tổng giám đốc Abbott Việt Nam, ông Jullian Caillet khẳng định: “Ưu tiên số một của Abbott luôn luôn là người tiêu dùng. Trách nhiệm của chúng tôi là cung cấp sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thích hợp để người tiêu dùng tin tưởng về sự an toàn của các sản phẩm của Abbott”.


Nhận xét về ứng xử của các hãng sữa trong sự cố vừa qua, ông Trần Quang Trung, cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết: “Mọi khuyến cáo tạm thời dành cho lô sản phẩm Similac Gain Plus nghi ngờ nhiễm khuẩn đã được cục An toàn vệ sinh thực phẩm thẩm định lại và gỡ bỏ hoàn toàn. Dù chưa biết thiệt hại nhiều đến đâu nhưng cách mà Abbott đã và đang thực hiện trong sự cố vừa qua đây là cần được ghi nhận và học tập”. Ông đã đánh giá cao sự nỗ lực hợp tác và làm việc nghiêm túc của công ty trong việc thu hồi sản phẩm có liên quan trong thời gian vừa qua. Thiết nghĩ, đây thực sự là giá trị cốt lõi và là điều kiện trọng yếu để một thương hiệu về giải pháp dinh dưỡng thật sự phát triển bền vững và chiếm giữ được lòng tin của khách hàng.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ