Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

“Tiếp thị số” như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

“Tiếp thị số” như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

“Tiếp thị số” như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?


SGTT.VN - Trong tuần qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ – kỹ thuật số trong tiếp thị hay tung sản phẩm mới ra thị trường là đề tài của hai buổi toạ đàm đã được câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu và trung tâm BSA tổ chức với các diễn giả: (1) nhà nghiên cứu – tiến sĩ Mahender Singh, viện trưởng viện Nghiên cứu đổi mới sáng tạo chuỗi cung ứng Malaysia; và (2) nhóm doanh nhân – tiến sĩ Phan Quốc Công, tổng giám đốc công ty ICP và đại diện công ty Maxus Việt Nam đã mở thêm nhiều góc nhìn mới và giải pháp đáng quan tâm cho doanh nghiệp.










Tiến sĩ Mahender Singh, viện trưởng viện Nghiên cứu đổi mới sáng tạo chuỗi cung ứng Malaysia.



Sử dụng “sức mạnh số” một cách hiệu quả


Một trong những điểm nổi trội của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là khả năng thay đổi, thích ứng và tuỳ biến cao, hơn hẳn các công ty đa quốc gia vốn có quy mô kềnh càng, phải tuân thủ quy trình báo cáo ứng dụng toàn cầu. Vì vậy, có cơ hội để doanh nghiệp Việt vượt lên khi làm chủ các công cụ tiếp thị kỹ thuật số. Và đó cũng là lý do mà rất đông các chủ tịch, tổng giám đốc các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam yêu cầu LBC thực hiện chuỗi hội thảo về đề tài này.


Tại cuộc gặp với chủ đề “Từ tivi đến internet: tích hợp hiệu quả digital vào kế hoạch marketing” – ông Phan Quốc Công, một trong những doanh nhân luôn có những cải cách tiên phong trong điều hành doanh nghiệp cho biết: “Ngân sách tiếp thị của công ty được chia theo tỷ lệ 70 – 20 – 10. Tức là 70% được thực hiện trên các phương tiện đã làm rồi và đã chứng minh được hiệu quả, thông thường là truyền hình. 20% chạy trên các kênh mới và có thể đo lường được hiệu quả, và 10% còn lại là dùng cho các chiến dịch mới và chưa đo lường được”. Ông khẳng định, chỉ có tiếp cận với những giải pháp công nghệ thông tin mới nhất mới là cách để vượt lên trước. Bà Lê Hồ Mỹ Duyên, quản lý nhãn hiệu cấp cao của nhãn hàng ICP – X-men cũng cho rằng không có mô hình ứng dụng các giải pháp tiếp thị hoàn hảo mà phải thử để biết nó có phù hợp hay không. Đôi khi có thể thử rồi sai cũng là chuyện bình thường.


Chia sẻ thêm kinh nghiệm, ông Nguyễn Tiến Dũng, trưởng bộ phận digital của công ty Maxus Việt Nam – người triển khai trực tiếp các chương trình tiếp thị số của ICP cho biết, hiện có hơn 30 triệu người Việt Nam đang sử dụng internet, trong đó tới 86% sử dụng các mạng xã hội. Đây là một lượng khách hàng không hề nhỏ mà doanh nghiệp phải tiếp cận.


Cần chú ý là nhờ internet, doanh nghiệp đo được mức độ quan tâm của khách hàng đến các mẫu quảng cáo vì họ có thể tương tác trực tiếp đến mẫu quảng cáo qua click chuột, chạm màn hình để chia sẻ, nhấn like, để lại lời nhắn... điều này tốt hơn với quảng cáo trên tivi. Chẳng hạn, 81% những người sử dụng mạng xã hội thường có thói quen chia sẻ các hoạt động mua sắm hàng hoá của mình với bạn bè. Facebook đang là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với khoảng 14 triệu người dùng, trong đó có tới 80% người truy cập qua điện thoại di động. Trung bình mỗi người dùng bỏ ra khoảng 40 phút hàng ngày lưu lại trên Facebook. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết để đạt được hiệu quả của quảng cáo trên mạng xã hội và quảng cáo số là không dễ dàng và ở Việt Nam thì mới chỉ phát triển ở bước đầu. Lời khuyên ở đây: Không nên chỉ áp dụng riêng rẽ phương thức digital mà nên kết hợp với các hình thức khác nữa.


Đón đầu nhu cầu thị trường khi ra sản phẩm mới


Một cuộc gặp thân mật khác diễn ra tại hội trường BSA cũng thu hút sự quan tâm của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, là buổi nói chuyện của tiến sĩ Mahender Singh về các phương thức mới để tiếp cận nhu cầu của khách hàng khi muốn tung sản phẩm mới.


Ông cho rằng, công việc dự báo về nhu cầu sản phẩm mới rất thường bị sai. Điều quan trọng là người làm dự báo cần khiêm tốn, học hỏi và không nản chí. Tiến sĩ Singh phân tích, có bốn phương pháp để dự báo về sản phẩm mới như sau: đầu tiên là phương pháp áp dụng trong lĩnh vực công nghệ mới. Tức là dựa trên thị trường để chia thành hai nhóm. Sau đó sẽ phân ra nhóm thứ nhất biến đổi theo thời gian như thế nào và nhóm thứ hai cũng thế, từ đó người ta đưa ra các dự báo. Phương pháp thứ hai là mô phỏng lại hiện trường. Thứ ba là phương pháp trí tuệ nhân tạo, phương pháp này dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của người sử dụng, như tình hình kinh tế, tỷ giá hay dân số… Phương pháp này mang tính chất tự thích nghi, tức là nếu như dự báo sai thì sẽ điều chỉnh các hệ số, các yếu tố ảnh hưởng để dự báo kết quả tốt hơn lần trước. Cuối cùng là người làm dự báo phải thực sự hiểu chiến lược và các vấn đề của doanh nghiệp để đề xuất ra khoảng số an toàn.


Ông Mahender Singh nhấn mạnh, cần chú ý đến nhóm khách hàng có độ nhạy cảm về giá. Doanh nghiệp khi tung sản phẩm ra thì phải nghiên cứu kỹ điều này, có khi chỉ cần tăng lên khoảng 500 đồng thì nhiều người sẽ không mua sản phẩm.


BSA Media






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ