Quyền lợi người tiêu dùng
Nhà sản xuất giải thích, khách hàng chưa đồng ý
SGTT.VN - Bỏ ra hơn 1 tỉ đồng mua chiếc xe Toyota Camry 2.5Q cao cấp nhưng ông Võ Xuân Sơn (trú tại 500/19 Nguyễn Chí Thanh, phường 7, quận 10, TP. HCM) lại thấy mỗi lần chạy, điều hoà chiếc xe này thổi ra một luồng gió nóng... ran người. Khách hàng khiếu nại và cho rằng giải thích của nhà sản xuất là chưa thoả đáng.
Ảnh chụp chiếc xe của khách hàng, ở giữa hai ghế là hai họng gió của máy lạnh phía sau (trong phần nền đỏ). |
Cài đặt 240C ghi nhận 320C
Gửi đơn đề nghị trợ giúp đến báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Võ Xuân Sơn trình bày, chiếc xe trên ông mua tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Toyota An Thành (gọi tắt là công ty An Thành – số 606 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5) vào ngày 8.3.2013. Đây là loại xe cao cấp, dàn máy lạnh trong xe có thể cài đặt thành ba vùng nhiệt độ khác nhau. Chính vì có tính năng này nên gia đình ông mới quyết định mua xe.
Tuy nhiên, khi nhận xe về vào ngày 8.4.2013 và sử dụng sau một tháng, đến đầu tháng 5.2013, ông Sơn để ý gió thổi từ họng gió dành cho vùng hành khách phía sau rất nóng, nhiệt độ phía sau xe cũng rất nóng. Việc này lặp lại vài lần và thường xuyên hơn khi ông cài đặt nhiệt độ 240C cho vùng hành khách phía sau. Do vậy, ngày 31.5, ông Sơn mang xe đến công ty An Thành kiểm tra. Kết quả kiểm tra được ghi bởi nhân viên kỹ thuật của Toyota An Thành như sau: “Kiểm tra xe điều chỉnh của giàn lạnh phía sau 240C, có lúc lạnh tốt, có lúc hơi nóng tương đương 430C – 450C. Nhờ Toyota Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật” (trích lệnh sửa chữa chung ngày 31.5 của Toyota An Thành)
Tiếp đó, sáng 21.6, đại diện công ty An Thành, đại diện Toyota Việt Nam và gia đình ông Sơn tiến hành kiểm tra lại xe. Sau khi kiểm tra thực tế, tại biên bản kiểm tra, ông Trần Quốc Cường, trưởng phòng kỹ thuật của công ty An Thành xác nhận: “Khi yêu cầu lái xe cho hạ nhiệt độ vùng ghế lái xe xuống 200C thì họng gió phía sau khoang hành khách thổi ra gió nóng và dùng máy đo nhận thấy nhiệt độ tăng dần từ 270C – 410C (đo tại phía trong họng gió phía sau), nhiệt độ trong khoang hành khách phía sau tăng lên 310C – 320C đo tại tựa lưng ghế phía sau, nơi không có hành khách dựa lên”. Ông Sơn cho biết: “Thử đến đây thì nhân viên Toyota An Thành ngừng, nếu tiếp tục không biết sẽ nóng đến đâu”, ông Sơn nói.
Toyota Việt Nam: “Như vậy là bình thường
Ngày 4.7, ông Sơn đưa vụ việc ra hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) TP.HCM. Tại buổi hoà giải này, đại diện công ty An Thành cho rằng: “So sánh những xe Camry 2.5Q mới tại An Thành với xe của khách hàng, hiện tượng mà khách hàng phản ánh là hoàn toàn bình thường”. Đại diện công ty Toyota Việt Nam cũng xác nhận tình trạng hệ thống điều hoà ba vùng là bình thường. Ông Sơn không đồng ý, đề nghị thay máy lạnh khác cho xe. Vì thế, cuộc hoà giải bất thành.
Không hài lòng trước kết quả trên, ông Võ Xuân Sơn đã gửi đơn đến báo Sài Gòn Tiếp Thị phản ánh vụ việc. Ngày 1.8, trả lời báo Sài Gòn Tiếp Thị về vụ việc trên, bà Đặng Phan Thu Hương, phó tổng giám đốc công ty ôtô Toyota Việt Nam trả lời: “Hiện tượng khí ấm sẽ xảy ra khi người sử dụng đặt nhiệt độ ở vùng lái xe là 200C và vùng hành khách là 240C. Về cơ bản điều hoà tự động ba vùng sẽ hoạt động dựa vào nhiệt độ đặt ở mỗi vùng và nhiệt độ thực tế bên trong xe.
Khi nhiệt độ đặt thấp hơn nhiệt độ thực tế trong xe, gió mạnh với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đặt sẽ được thổi ra tại các cửa gió để làm giảm nhiệt độ trong xe, điều chỉnh nhiệt độ trong xe tới nhiệt độ đặt (200C) một cách nhanh chóng. Do đó, hệ thống điều hoà tự động sẽ điều chỉnh dòng khí thổi ra (cần khí mát để làm giảm nhiệt độ trong xe).
Nếu nhiệt độ thực tế của vùng hành khách phía sau thấp hơn nhiệt độ đặt 240C, do bị ảnh hưởng từ nhiệt độ thấp của vùng không khí lạnh từ vùng lái xe thổi tới, gió với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đặt của vùng phía sau (240C) sẽ được thổi ra từ cửa gió phía sau để đưa nhiệt độ phía sau về nhiệt độ đã đặt (240C). Do đó, hệ thống điều hoà tự động sẽ điều khiển dòng khí ra (cần khí ấm để làm tăng nhiệt độ trong xe). Từ phần giải trình nêu trên, một lần nữa, chúng tôi khẳng định hệ thống điều hoà ba vùng nhiệt độ trên xe Camry 2.5Q của khách hàng Võ Xuân Sơn hoạt động theo đúng nguyên lý hoạt động của điều hoà ba vùng áp dụng cho xe Camry 2.5Q của tập đoàn ôtô Toyota Nhật Bản”.
Chưa đồng ý với kết luận của hãng xe
Trước kết luận này của Toyota Việt Nam, ông Võ Xuân Sơn tỏ thái độ bất bình. Phản bác kết luận của Toyota Việt Nam, ông Sơn nêu: Trong công văn của Toyota có đoạn mô tả về việc nhiệt độ xe tăng lên trong lần kiểm tra ngày 31.5.2013 như sau: “sau một thời gian ngắn, họng gió khoang hành khách phía sau thổi ra khí ấm và nhiệt độ của luồng khí ấm này tăng dần từ 270C đến 410C (máy đo tại vị trí phía trong họng gió phía sau), lúc đó nhiệt độ vùng hành khách phía sau là 260C. Sau đó, do khách hàng yêu cầu gập cửa gió trung tâm phía trước xuống và hướng sang hai bên (phía người lái và hành khách phía trước) nên nhiệt độ của vùng hành khách phía sau tăng lên 320C”. Chi tiết này sai so với biên bản ngày 31.5.2013. Theo biên bản thì sau khi đo nhiệt độ ở khoang hành khách là 320C mới gập cánh hướng gió trung tâm. Trong trường hợp này, nhiệt độ mong muốn là 240C và nhiệt độ đạt được là 320C.
Và cũng theo ông Sơn: Nhiệt độ mong muốn là 240C, nhiệt độ cài đặt là 240C và 200C, nhiệt độ đạt được là 320C, đó là cái gì nếu không phải là lỗi?
Đào Lê
Nhận xét về vụ việc này, ông Đỗ Xuân Khương, kỹ sư chuyên ngành điện lạnh – chuyên giám sát hệ thống lạnh của công trình, thuộc công ty TNHH thương mại Văn Lang G. (địa chỉ 118, Nguyễn Minh Hoàng, P. 12, Q.Tân Bình, TP.HCM) cho rằng: Khi cả hai vùng đều để chế độ lạnh thì không thể xảy ra tình trạng nóng đến 320C đo sau ghế hay 410C đo tại họng gió. Nếu nói để cân chỉnh thì nó phải dung hoà trong hai nhiệt độ trên, còn xảy ra chuyện nóng đến mức như nêu trên là bất thường! |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét