Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Ký quỹ 100 triệu đồng: lao động đi nước ngoài có hết bỏ trốn?

Ký quỹ 100 triệu đồng: lao động đi nước ngoài có hết bỏ trốn?

Ký quỹ 100 triệu đồng: lao động đi nước ngoài có hết bỏ trốn?


SGTT.VN - Chính phủ vừa ra quyết định yêu cầu mỗi lao động đi Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng. Cách làm mới này có hạn chế được lao động bỏ trốn?


Trước việc lao động bỏ trốn khi gần hết hạn hợp đồng với tỷ lệ lên trên 50% tại Hàn Quốc, phía Hàn Quốc đã tạm dừng tiếp nhận lao động nước ta. Hệ quả là từ việc mỗi năm có tới hơn 10.000 lao động được đưa sang Hàn Quốc làm việc, tới nay số lượng đó giảm chỉ còn khoảng 20 – 25%. Hàng chục ngàn lao động trong nước đã mất thời gian, tiền bạc luyện thi, thi để có chứng chỉ tiếng Hàn. Giờ đây, chứng chỉ bị hết hạn.


Nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, nhiều giải pháp đã được đưa ra, kể cả việc tạm dừng xuất cảnh với những lao động ở các địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao, nhưng vẫn không có tác dụng. Trước đây, từ năm 2006, để ngăn ngừa lao động bỏ trốn, liên bộ Tư pháp và Lao động – thương binh và xã hội đã ký kết thông tư liên tịch về người bảo lãnh cho lao động. Theo đó, nếu lao động bỏ trốn hoặc vi phạm thì người bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí, thiệt hại… do người lao động gây ra. Kể từ khi ban hành thông tư đến nay, việc bảo lãnh cho người lao động chỉ là hình thức và chưa ghi nhận bất cứ vụ việc nào người bảo lãnh đền bù các thiệt hại này. Cụ thể, nếu người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc, thì tiền ký quỹ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh và không được hoàn trả. Tiền này sẽ được chuyển về cho quỹ giải quyết việc làm tại địa phương có lao động cư trú. Người lao động thuộc đối tượng vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu thì được vay 100% tiền ký quỹ từ ngân hàng này. Trong trường hợp vi phạm, tiền ký quỹ của người lao động sẽ bị sử dụng để trả khoản vay ngân hàng Chính sách xã hội.


Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động, việc Nhà nước chủ động cho vay để ký quỹ như vậy đặt ra nghi ngờ về tác dụng thực sự của biện pháp này. Người lao động chỉ có ý thức thực sự nếu đó là tiền của gia đình họ, cộng thêm với nhiều ràng buộc khác như: đặt sổ đỏ, có thân nhân bảo lãnh… Nếu ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, lao động bỏ trốn lại lấy tiền ký quỹ đó ra hoàn trả cho ngân hàng thì việc ký quỹ chỉ là hình thức.


Thị trường lao động Nhật Bản trước đây có tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn cao, cũng làm phía Nhật đau đầu. Phía Nhật Bản đã ra quy định các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam phải đóng tiền ký quỹ. Phía Nhật lập luận nếu quy định người lao động phải đóng thì chi phí trước khi đi của họ sẽ quá cao, khiến họ càng có động cơ bỏ trốn khỏi nơi làm việc để kiếm nhiều tiền.


Tây Giang






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ